Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

1 tiểu luận chuyên đề lóp biên tập viên trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo tồn văn hóa phi vật thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.39 KB, 21 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

LỚP: BIÊN TẬP VIÊN HẠNG 3
MÃ SỐ:

TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ
ĐỀ TÀI:
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG VIỆC BẢO TỒN DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CA TRÙ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Họ tên học viên :
Chức vụ :
Đơn vị công tác :

Hà Nội – 2020
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất
cao. Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã
hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định
hướng tư tưởng, định hướng thơng tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí
ln được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu. Theo Khoản b, Điểm 2, Điều
25, Luật Báo chí 2016 quy định: “Nhà báo được quyền khai thác, cung cấp
và sử dụng thơng tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật”.


Như vậy, quyền năng cơ bản của nhà báo được thể hiện ở 8 chữ “khai thác,
cung cấp, sử dụng thông tin”. Quyền khai thác thông tin là quyền phát hiện,
tìm hiểu, khảo sát, điều tra, thu thập nguồn tin. Quyền cung cấp thông tin là
quyền đưa ra những nội dung thông tin sau khi khai thác. Quyền sử dụng
thông tin là quyền thể hiện, thực hiện và công bố thông tin để hướng tới và
đạt được mục đích nhất định. Chính quyền năng cơ bản đó đã góp phần xác
lập vị thế nhà báo trong xã hội: Đó là người thu tin, đưa tin tới cơng chúng và
xã hội. Một thơng tin lành mạnh, hữu ích với công chúng và xã hội trước hết
phải là một thông tin khách quan và bảo đảm hợp pháp, hợp lý, hợp tình, hợp
thời. Hợp pháp nghĩa là tuân thủ đúng Hiến pháp, pháp luật. Hợp lý nghĩa là
đảm bảo tính xác đáng, lơ-gích, thực chất của vấn đề. Hợp tình nghĩa là phù
hợp với tình cảm lương tri con người và đạo đức xã hội. Hợp thời là đưa ra
đúng thời điểm được công chúng, dư luận xã hội quan tâm.
Với trách nhiệm xã hội của mình trong vấn đề bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa phi vật thể, trong thời gian qua các nhà báo đã có nhiều tác
phẩm báo chí kịp thời cảnh báo, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực,
đồng thời tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng có những hành động cụ thể cùng
chung tay gìn giữ di sản văn hóa. Qua đó cho thấy rõ vai trò, trách nhiệm
và hiệu quả của báo chí truyền thơng nói chung và trách nhiệm của nhà báo

3


nói riêng trong cơng cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở
nước ta hiện nay.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động báo chí và cơng
tác truyền thơng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước cũng bộc
lộ nhiều bất cập, hạn chế như: thông tin phần lớn vẫn ở dạng tuyên truyền, nội
dung, hình thức, và thời lượng dành cho vấn đề di sản văn hóa, nhất là văn
hóa phi vật thể cịn khiêm tốn, đôi khi phản ánh chậm, chưa cụ thể và nhiều

khi chưa đúng với bản chất vấn đề, còn chạy theo xu hướng giật gân, trong
khi kiến thức về lĩnh vực di sản của khơng ít nhà báo và phóng viên các báo,
đài cịn hạn chế... Để có những bài viết, đi vào bản chất trong vấn đề bảo tồn,
phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, nhà báo cần phải có kiến thức
và sự am hiểu sâu sắc về văn hóa di sản và phải có trách nhiệm, thái độ tôn
trọng cộng đồng, tôn trọng di sản. Chính vì vậy tơi đã chọn vấn đề “Trách
nhiệm của nhà báo trong việc bảo tồn di sản phi vật thể ca trù ở nước ta
hiện nay” để làm đề tài tiểu luận chun đề của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ trách nhiệm xã hội của nhà báo nói chung và trách nhiệm của nhà
báo trong việc bảo tồn di sản phi vật thể ca trù ở nước ta hiện nay nói riêng.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có trách nhiệm làm rõ cơ sở lý luận trách nhiệm của nhà báo
trong việc bảo tồn di sản phi vật thể ca trù ở nước ta hiện nay.
Đánh giá thực trạng trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo tồn văn
hóa phi vật thể ca trù.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà báo trong
việc bảo tồn văn hóa phi vật thể trong thời gian tới.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo văn hóa phi vật thể
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm của nhà báo
trong việc bảo văn hóa phi vật thể ca trù hiện nay

3. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
có kết cấu gồm 3 chương và 6 tiết

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG BẢO
TỒN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CA TRÙ
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm văn hóa phi vật thể
Theo UNESCO thì “di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là
những cơng cụ đồ vật, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa có liên quan mà
các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân
công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này
sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm
người khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua
lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong
họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối với
đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người” 1. Ngồi ra, các truyền thống
và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngơn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa
phi vật thể; nghệ thuật trình diễn; tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; tri
thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; nghề thủ cơng truyền
thống2 cũng được xem là các hình thức của di sản văn hóa phi vật thể. Như
vậy, trong khái niệm này, UNSECO đã cụ thể hóa tính trừu tượng của di sản
văn hóa phi vật thể bằng việc định dạng một số biểu hiện dạng tồn tại cụ thể
như tập quán, biểu đạt tri thức, kỹ năng, các công cụ đồ vật, đồ tạo tác, các
khơng gian văn hóa có liên quan… Đó cũng chính là phần cốt lõi bên trong, là

phần hồn của di sản văn hóa phi vật thể mà UNESCO ghi nhận dưới khía
cạnh ý nghĩa của di sản đối với đời sống cộng đồng.
Đối với Việt Nam, di sản văn hóa phi vật thể là bộ phận cấu thành
những giá trị di sản văn hóa dân tộc, nó được hiểu là “sản phẩm tinh thần
gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan,
1 Điểm 1, 2, khoản I, điều 2, Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;
2 Điểm 1, 2, khoản I, điều 2, Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;

6


có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không
ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” 3. Về cơ bản,
Việt Nam đã tiếp thu quan điểm của UNESCO về nội hàm của khái niệm di
sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, trong Luật Sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Di sản văn hóa, Việt Nam khơng liệt kê các hình thức của di sản
văn hóa phi vật thể như một số quốc gia khác trên thế giới mà việc này
được thể hiện trong Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 21/9/2010. Theo đó, 7 hình thức biểu hiện của di sản văn hóa phi vật
thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn
dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công
truyền thống; tri thức dân gian 4.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm, tính chất
của di sản văn hóa phi vật thể như sau: di sản văn hóa phi vật thể là những giá
trị tinh thần, có tính tiếp nối, kế thừa qua các thế hệ. Vì là sản phẩm của cộng
đồng nên di sản văn hóa phi vật thể cần được công nhận bởi cộng đồng sáng
tạo và thực hành di sản. Cộng đồng là một phần của di sản và do đó, khi đời
sống cộng đồng thay đổi thì những giá trị này cũng phải biến đổi cho thích
hợp với bối cảnh mới. Tính chất này làm nên sự khác biệt cơ bản giữa di sản

văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể vốn có tính cố định và ngun
trạng tương đối. Ngồi ra, di sản văn hóa phi vật thể cịn có khả năng gắn kết
các cá nhân trong xã hội, từ đó làm tăng tính cố kết cộng đồng xã hội, làm cho
mỗi cá nhân cảm thấy mình là một phần của xã hội. Bên cạnh đó, di sản văn
hóa phi vật thể phải đại diện cho bản sắc của dân tộc. Nó góp phần thể hiện
được những nét đẹp riêng có về văn hóa, lối sống, cách sống của một cộng
đồng dân cư, một tộc người nhất định. Đó là những nét đẹp nổi bật, riêng biệt
mà khó có thể tìm thấy ở cộng đồng khác.
1.1.2. Ca trù
3 Điều 1, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
4 Điều 2, chương 1, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP.

7


Ca trù là một thể loại ca nhạc dân gian thịnh hành vào khoảng thế kỷ
XV. Ca trù còn được gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cơ đầu,
hát nhà tơ, hát nhà trị hay hát ca công.
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùng một số trò diễn và múa
dân gian. Chính vì vậy, ca trù là một bộ mơn nghệ thuật tổng hợp với nét độc
đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đơi
khi có cả múa. Trải qua q trình phát triển thăng trầm cùng với những biến
cố của lịch sử, cho tới nay, ca trù đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao.
Hát ca trù có 5 khơng gian trình diễn chính: hát cửa đình (hát thờ), hát
cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và
hát ca quán (hát chơi). Tham gia biểu diễn ca trù có ít nhất 3 người: một nữ ca
sĩ gọi là "đào nương" hay "ca nương" hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp;
một nam nhạc công gọi là "kép" đệm đàn đáy cho người hát; một người điểm
trống chầu gọi là "quan viên". Để trở thành một ca nương được mọi người
công nhận, người nghệ sỹ phải trải qua quá trình học hỏi, luyện tập, trau dồi

và vượt qua rất nhiều thử thách.
Nhiều người cho rằng hát ca trù là hát thơ với một hệ bài bản phong
luật quy định cho từng lối hát. Lời lẽ, ca từ của ca trù mang tính uyên bác, ít
lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng.
Kỹ thuật hát rất tinh tế, cơng phu, địi hỏi phải nắn nót, chau chuốt từng chữ.
Ca trù có nhiều điệu hát, thể hát sử dụng các thể thơ quen thuộc và
thuần Việt. Đặc biệt, thể hát nói (thơ 8 chữ) là thể thơ dành riêng cho ca trù.
Hát nói là một sáng tạo độc đáo của ca trù bởi trong các làn điệu dân nhạc
Việt Nam, chỉ có ca trù mới hình thành nên thể thơ này.
Trong hát nói, các yếu tố khn khổ, câu kết thúc, cách tổ chức vần
điệu được quy định rất chặt chẽ. Một bài hát nói khơng phụ thuộc vào bài
nhạc nhất định. Nghệ nhân hát nói, khi biểu diễn, hoàn toàn chịu sự chi phối
của lời thơ. Cùng với thơ, múa cũng là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của nghệ thuật hát ca trù. Có nhiều
điệu múa được sử dụng trong ca trù như: múa Bài Bông (thường được biểu

8


diễn trong hát cửa đình), múa Đại Thạch (thường được biểu diễn trong hát thờ
và hát thi), múa Bỏ Bộ và múa Tứ Linh (chỉ có trong hát thờ)...
Với giá trị văn hóa sâu sắc, ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam đã
chính thức được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được
bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
1.2. Trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo tồn văn hóa phi vật thể
1.2.1. Trách nhiệm
- Theo cách hiểu thông thường, trách nhiệm là đảm bảo làm tròn những việc
được giao cho, đã đảm nhận, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với đối
phương. Nếu kết quả khơng tốt thì người đảm nhận sẽ chịu hậu quả. Ví dụ:
trách nhiệm làm cha mẹ

- Trách nhiệm cịn được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác, hoặc phải nhận
lấy về mình. Ví dụ : Trách nhiệm của ngành giáo dục là phải đào tạo được các
cán bộ có chun mơn cao và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Tiếp cận theo 1 cách khác trách nhiệm còn được hiểu là sự ràng buộc về đạo
đức, hành vi của mình phải đảm bảo đúng đắn. Ví dụ : Chịu trách nhiệm về
lời nói của mình
Có nhiều kiểu trách nhiệm trong các mối quan hệ, môi trường , trường
hợp…khác nhau: trách nhiệm trong cơng việc, trong gia đình, trong tình u;
trách nhiệm trong lời nói, hành động; trách nhiệm của một công dân đối với
xã hội; trách nhiệm của con người với môi trường, thiên nhiên,…
- Trách nhiệm xã hội là một hệ chuẩn mực giá trị về đạo đức, theo đó, một thực
thể, có thể là một tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phải hành động để mang
lại lợi ích cộng đồng, xã hội.
1.2.2. Trách nhiệm xã hội của nhà báo
Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất
cao. Nghệ báo là nghề hoạt động xã hội, người làm báo là người hoạt động xã
hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định
hướng tư tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí
ln được coi là cơng cụ tun truyền hữu hiệu. Chính vì vậy, những người

9


làm nghề này trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu
sắc từng việc làm, cân nhắc kĩ lưỡng và cẩn trọng hậu quả có thể xảy ra đối
với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của nhà báo xã hội phải bỏ ra
gấp trăm nghìn lần để khắc phục hậu quả.
Mỗi khi cầm bút viết người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Vì ai
mà mình viết? Mục đích viết làm gì? Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế
nào?, Trả lời được đúng đắn, đầy đủ các câu hỏi ấy có thể đam bảo cho nhà

báo thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Khi thực hiện một tác phẩm
báo chí tác giả khơng thể khơng nghĩ tới người đọc, người nghe, khơng thể
khơng nghĩ đến mục đích của tác phẩm, tác động của nó tới những người tiếp
nhận thơng tin. Từ đó phải cân nhắc mình viết gì và sẽ viết như thế nào. Viết
khơng chỉ cho người đọc dễ hiểu, mà còn viết để đạt được mục đích bài viết,
khơng làm người đọc mất phương hướng đối với thông tin nhà báo cung cấp.
Trách nhiệm xã hội của nhà báo trước hết là trách nhiệm đối với tác
phẩm mà mình viết sau khi đến với bạn đọc. Người làm báo phải có trách
nhiệm đến cùng sảm phẩm mà mình tạo ra. Xác định được rõ ràng như vậy
nhà báo sẽ có trách nhiệm đầy đủ hơn trong tồn bộ quy trình sản xuất sản
phẩm. Trách nhiệm xã hội địi hởi nhà báo phải thơng tin trung thực, khách
quan. Khi có sai sót nhà bóa phải thẳng thắn nhận lỗi, chịu trách nhiệm và sửa
chữa kịp thời.
Trách nhiệm chính trị
Báo chí là phương tiện thơng tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội, là cơ quan ngôn luận của Ðảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị,
xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí nước ta đã làm tốt
nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đến với cơng chúng, góp phần tạo sự đồng thuận và xây dựng
quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh
thổ của Tổ quốc. Ðồng thời "là diễn đàn của nhân dân", báo chí cịn là kênh
10


cung cấp thơng tin cho các cơ quan Ðảng, chính quyền các cấp về các dư luận
trong xã hội, về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý của nhà báo chính là trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân của nhà báo trước Pháp luật. Luật pháp là những quy phạm hành vi do

Nhà nước ban hành mà người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội.
Trách nhiệm pháp lý mà nhà báo cần thực hiện ở việc thông tin mà nhà
báo chuyển tải tới độc giả, nhà báo sẽ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật
về tồn bộ thơng tin và hoạt động của mình theo quy định.
Hiện nay có hiện tượng một số bài báo, ấn phẩm phụ của một số báo có
biểu hiện xa rời tơn chỉ, mục đích; với cách viết đặt tít gây chú ý với những thị
hiếu tầm thường, kích động lối sống đồi bại, bạo lực; mơ tả chi tiết về những vụ
giết người, cướp của, gây tai nạn thương tâm... ảnh hưởng đời sống xã hội. Ðiều
6 Luật Báo chí đã xác định rõ, báo chí phải "thơng tin trung thực về tình hình
trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân". Một
số nhà báo không thực hiện đúng đó chính là vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm đạo đức
Trách nhiệm đạo đức của nhà báo hay còn gọi là đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là những nguyên tắc,
những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp
của nhà báo, khi đã được thể chế hóa, được các đồng nghiệp và dư luận xã hội
thừa nhận sẽ trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của những người
làm báo.
Đạo đức báo chí khơng chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh thuộc các
quy định của luật báo chí hiện hành mà cịn là tâm thức và phương châm hành
nghề của tất cả những người làm báo cách mạng. Thực hiện đúng quy định
đạo đức nghề nghiệp, người làm báo Việt Nam sẽ tránh được những biểu hiện
tiêu cực trong cơ chế thị trường, giữ vững lòng tin của nhân dân, của xã hội
11


đối với lực lượng báo chí cách mạng nói chung và đối với mỗi người làm báo
nói riêng.
Một tác phẩm báo chí có sức sống, có sức lay động dư luận xã hội,

được đơng đảo bạn đọc đồng tình, trước hết tác phẩm đó đã đề cập đúng vấn
đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, với sự chắt lọc tư liệu trong q trình khảo
sát thực tiễn cơng phu, với sự đầu tư trí tuệ của tác giả bằng tất cả sự say mê
nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ cơng dân của nó. Nhà báo
ln phải có ý thức, cống hiến và cái tâm với nghề, phải không ngừng trau dồi
tri thức và rèn luyện bản thân.
1.2.3. Trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo tờn văn hóa phi vật
thể
Đề cập đến trách nhiệm của nhà báo trong việc bảo tồn văn hóa phi vật
thể là đề cập đến trách nhiệm xã hội và đạo đức nhà báo khi viết về bảo tồn
văn hóa dân tộc. Vì tính chất nghề nghiệp mà nhà báo trực tiếp hay gián tiếp
tham gia vào tất cả các lĩnh vực của xã hội thông qua hoạt động sáng tạo tác
phẩm báo chí.
Ngồi trách nhiệm thơng tin kịp thời tin tức, sự kiện liên quan đến các
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản văn hóa
được UNESCO vinh danh, nhà báo cịn phải có trách nhiệm phản ánh chân
thực, có chiều sâu nét đẹp văn hóa trong các phong tục, tập quán, lễ hội
truyền thống; các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc; các ngành nghề cổ truyền;
các nghi thức, nghi lễ truyền thống; các hương ước, quy ước của bản, làng,
dịng họ gắn liền với tín ngưỡng, tâm linh trong đời sống hằng ngày, mang
đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng dịng họ. Qua đó, đã góp phần khơi dậy
lịng tự hào, tự tơn dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong
việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó
có văn hóa ca trù, làm cho nét đẹp văn hoá truyền thống lan rộng trong đời
sống xã hội.

12


Chương 2

THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG BẢO TỒN
VĂN HĨA PHI VẬT THỂ CA TRÙ
2.1. Ưu điểm
Báo chí với vai trị là phương tiện thơng tin nhanh nhạy, kịp thời và
rộng khắp, công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về đề tài bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc được đẩy mạnh ở tất cả các
loại hình báo chí từ Trung ương đến địa phương. Các nhà báo thông qua hoạt
động sáng tạo của mình đã bám sát đời sống văn hóa của đất nước, phản ánh
tích cực, sinh động nền văn hóa dân tộc, giúp cho báo chí trở thành "cầu nối"
đưa những giá trị di sản văn hóa lan tỏa đến với đơng đảo cơng chúng, giới
nghiên cứu trong và ngồi nước, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản
như:
Thứ nhất, các nhà báo góp phần phát hiện, tôn vinh những người đang
lưu giữ, bảo tồn những loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một;
tôn vinh những cơ quan, tổ chức và cá nhân có những đóng góp quan trọng
vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển những loại hình nghệ thuật truyền
thống của dân tộc; phản ánh việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di
sản văn hóa, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân
trong và ngồi nước đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho
bảo tàng nhà nước.
Trong bài Về Ðông Môn nghe nhịp phách, trống chầu.., đăng tải trên
Báo Nhân dân ngày 29/07/2011của nhà báo Tiểu Phương đã góp phần nâng
cao nhận thức của người dân về giá trị quý báu của di sản ca trù, khơi gợi
niềm tự hào động viên các nghệ nhân, phường hát, để họ có thêm động lực
giữ nghề trước nguy cơ thất truyền di sản quý giá của một làng quê Việt Nam
có truyền thống văn hóa lâu đời...

13



Hay trong tác phẩm Người "thổi hồn" vào nghệ thuật ca trù trên báo
điện tử Hưng Yên ngày 28/11/2014 của nhà báo Vũ Huế đã khắc họa rõ nét
về hình ảnh người đã có cơng phục dựng, gìn giữ làn điệu ca trù - nét văn
hóa truyền thống của làng Đào Đặng. Trải qua nhiều gian khó, đến nay với
sự nhiệt tình đóng góp của những người u ca trù, câu lạc bộ ca trù Đào
Đặng đã tạo được chỗ đứng trong lịng cơng chúng. CLB Đào Đặng được
mời biểu diễn hát ca trù trong các dịp lễ, tết, lễ hội truyền thống của địa
phương; phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh và thành phố. Tại cuộc thi
Liên hoan hát ru, hát dân ca của tỉnh tổ chức năm 2014, Câu lạc bộ ca trù
Đào Đặng đạt giải Nhì và đạt giải Bạc tại cuộc thi Liên hoan hát ru, hát cổ
truyền khu vực phía Bắc.
Qua hai ví dụ trên cho thấy trách nhiệm của nhà báo trong nghiên
cứu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện đề tài có giá trị thực tiễn, thu thập
được những thơng tin trung thực để phục vụ cho tác phẩm.
Thứ hai, bên cạnh việc tuyên truyền giá trị của các di sản văn hóa, nhà
báo góp phần làm rõ những mặt trái, những nguy cơ đe dọa hủy hoại di sản
văn hóa; Kêu gọi cộng đồng bảo vệ, giữ gìn giá trị của di sản văn hóa cũng
như sự ứng xử của con người đối với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan
xung quanh di sản văn hóa; Kịp thời phát hiện, phản ánh những việc chưa tốt
trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; Lồng ghép
tun truyền bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa với việc xây dựng
nơng thơn mới; Tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn
hóa. Nhờ có nhà báo, lên tiếng kịp thời mà chính quyền, các cơ quan quản lý
về văn hóa quan tâm hơn đến việc bảo vệ, đầu tư phục hồi những di sản văn
hóa phi vật thể. Báo chí cũng lên tiếng phê phán mạnh mẽ những hiện tượng
lợi dụng lễ hội truyền thống để hoạt động mê tín, dị đoan, đồng thời tuyên
truyền, giải thích, hướng dẫn nhân dân tham gia lễ hội một cách lành mạnh,
bài trừ các tệ nạn xã hội trong các lễ hội.

14



Thứ ba, để có được một sự chuẩn mực và khách quan khi viết về bảo
tồn văn hóa dân tộc, ngồi trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cơng dân, đạo đức
nghề nghiệp, nhà báo đã trang bị cho mình một phơng văn hóa, kiến thức
chun sâu về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng nói chung và văn hóa, lịch sử, tín
ngưỡng, tập quán của từng vùng miền, đâu là bản sắc cội nguồn, đâu là giao
thao hội nhập để khi xuống bút thì khơng cịn bỡ ngỡ về ngơn từ cũng như ẩn
ngữ của loại hình văn hóa ấy
Cho nên trước một hiện tượng văn hóa người viết phải đắn đo, cân
nhắc, mình viết điều này vì ai? Vì cái gì? Và một khi nhà báo tham gia vào
việc bảo tồn văn hóa, có những điều cần phê phán hay phản biện, thì nhà báo
cũng phải khách quan để hướng tới phát triển, mở đường cho sự phát triển
văn hóa. Bảo tồn văn hóa có phát triển thì bảo tồn văn hóa mới thành cơng.
Bảo tồn những gì được gọi là văn hóa nhà báo phải lựa chọn một cách khoa
học. Nếu bảo tồn tràn lan thì ngay cả hiện tại cũng nguy khốn chứ chưa nói gì
đến tương lai. Bởi suy cho cùng giá trị cuộc sống đều do con người tạo ra và
vì con người mà thơi.
2.2. Hạn chế
Nhà báo có nhiệm vụ định hướng thơng tin qua tác phẩm của mình
nên nhà báo là người trước hết phải nhận thức về văn hóa dân tộc mình một
cách cơ bản và mạch lạc khi viết về vấn đề bảo tồn văn hóa phi vật thể.
Sống giữa thế giới quá thiên về vật chất, Nhà báo phải bảo vệ những giá trị
tinh thần và phát huy nên luân lý thuần túy Việt Nam. Tuy nhiên trên thực
tế các nhà báo viết vê nội dung bảo tồn văn hóa phi vật thể cũng còn những
hạn chế nhất định.
Một là, lĩnh vực di sản văn hóa là lĩnh vực rất đa dạng: vật thể, phi vật
thể, bảo tàng, di tích, có những vấn đề rất chuyên sâu nhưng các nhà báo
không được đào tạo chuyên sâu về vấn đề này mà chỉ tiếp cận kiến thức thông
qua các buổi hội thảo, sách báo nên nhận thức về di sản văn hóa đơi khi cịn

lệch lạc, thiếu khách quan.

15


Hai là, một số nhà báo khi viết về mảng đề tài này chưa chịu khó tìm
tịi tư liệu, phỏng vấn các chủ thể của văn hóa phi vật thể một cách khoa học
nên chất lượng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của độc giả
trong nước cũng như quốc tế.
Ba là, vẫn còn một số cơ quan báo chí chưa thực sự quan tâm đến chủ
đề này mà chạy theo những tin, bài về văn hóa “thời thượng” giật gân, câu
khách, những phát ngôn “sốc” về văn hóa... tác động xấu đến các giá trị
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Khơng ít phóng viên, nhà báo do
kiến thức, sự hiểu biết về văn hóa dân tộc cịn hạn chế nên khi viết các tin, bài
về chủ đề văn hóa dân tộc đã thơng tin sai lệch. Vơ hình trung, họ đã “tiếp
tay” cho việc làm mai một di sản văn hóa dân tộc, làm lu mờ bản sắc văn hóa
dân tộc. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý nghiêm khắc
một số cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí, đình bản một số tờ
báo, thu hồi thẻ nhà báo đối với một số phóng viên đã có những bài viết hoặc
cho đăng những bài viết về chủ đề văn hóa vi phạm đạo đức, lối sống, thuần
phong mỹ tục của dân tộc, bị dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ.

16


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
BÁO TRONG VIỆC BẢO TỒN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Thứ nhất, những bài báo có tính độc lập, có tính khai thác sâu về một

lĩnh vực thuộc di sản văn hóa phi vật thể như ca trù xuất hiện khơng nhiều. Để
khắc phục tình trạng này, mỗi nhà báo cần nâng cao trách nhiệm của mình
trong việc viết bài, đưa tin; bên cạnh đó, cần có lớp tập huấn cho các nhà báo
trước khi viết về di sản để nắm được những thuật ngữ chuyên ngành, có sự
am hiểu sâu về di sản đó, tránh tình trạng chạy theo sự kiện; từ đó nâng cao
chất lượng trong từng bài viết, tạo sự thu hút, lôi cuốn bạn đọc đến với những
giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, các nhà báo cần nắm vững luật di sản văn hóa của Việt Nam
cũng như quốc tế; được cung cấp thơng tin chính thống và có sự định hướng
cụ thể, chính xác; nếu khơng, sẽ xảy ra tình trạng vi phạm luật di sản hoặc sai
lệch thông tin theo dây chuyền của các bài đăng sau này. Vì vậy, các cơ quan
chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cần tăng cường sự chỉ đạo, định
hướng và cung cấp thơng tin để báo chí tun truyền, quảng bá, giới thiệu để
nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các ngành, các cấp và của
người dân đối với việc bảo tồn, giữ gìn, khai thác và phát huy giá trị tốt đẹp
của các di sản văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên
giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ
chức, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan có trách nhiệm
cung cấp thơng tin đầy đủ, khách quan cho báo chí những vấn đề, vụ việc liên
quan đến lĩnh vực di sản văn hóa được dư luận xã hội quan tâm để kịp thời
tuyên truyền, định hướng

17


Thứ ba, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan
quản lý về văn hóa, các cơ quan nghiên cứu về văn hóa, các hội văn hóa nghệ thuật chuyên ngành với các cơ quan báo chí và phóng viên, nhà báo về
các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc; các kết quả nghiên cứu về di sản văn hóa dân tộc; tơn vinh các nghệ

sĩ, nghệ nhân nắm giữ và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết
nghề nghiệp có giá trị đặc biệt; cơng tác xã hội hóa trên lĩnh vực bảo tồn di
sản văn hóa dân tộc... Chẳng hạn, đối với những di sản đang nghiên cứu, khảo
sát, thống kê, lập hồ sơ bảo tồn, nhất là đối với những di sản phi vật thể có
nguy cơ bị mai một hoặc liên quan đến những nghệ nhân cao tuổi, cần được
các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý về văn hóa thơng tin rộng rãi trên
báo chí để vận động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước cung cấp tư liệu, nguồn lực phục vụ cho công tác này.
Thứ tư, các nhà báo phải thường xuyên đổi mới nội dung thông tin,
tuyên truyền, quảng bá, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người xem, người
nghe hình thành nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử văn hóa đối với các di
sản văn hóa dân tộc, khơi dậy sức sáng tạo của nhân dân trong các hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của
văn hóa dân tộc trong từng gia đình, làng, bản, thơn, xóm. Đối với những địa
phương có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, các cơ quan báo chí địa phương
cần xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về
bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc; tuyên truyền cho đồng bào dân tộc
biết tự hào và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mình, phát huy các giá trị tốt đẹp đó trong cuộc sống; chú ý trong các bài
viết, các chương trình phát thanh, truyền hình ưu tiên sử dụng ngơn ngữ của
đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên các cơ
quan báo chí cần phải nắm vững các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo,
18


mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI
và các quy định trong Luật Di sản văn hóa. Cán bộ quản lý, phóng viên các
báo, đài cũng cần được trang bị đầy đủ những kiến thức, hiểu biết cơ bản về

các di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần tăng cường
phối hợp với cơ quan quản lý về văn hóa, các cơ quan nghiên cứu về văn hóa,
các hội văn hóa - nghệ thuật chuyên ngành, các chuyên gia đầu ngành về văn
hóa - nghệ thuật để tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ
quản lý, phóng viên, biên tập viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực văn
hóa nói chung và lĩnh vực di sản văn hóa dân tộc nói riêng.

19


KẾT LUẬN
Như vậy, trách nhiệm xã hội của nhà báo về bảo tồn di sản văn hóa địi
hỏi mỗi nhà báo trước hết phải đáp ứng những yêu cầu đặt ra và những ước
muốn nảy sinh để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nghề nghiệp. Ngày nay, khi
xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, các mối quan hệ xã hội ngày
càng đa dạng và phức tạp, báo chí ngày càng có vai trị to lớn trong việc tác
động tới con người, tới các tiến trình xã hội - càng đòi hỏi ý thức trách nhiệm
của người làm báo. Mỗi bài báo, mỗi hình ảnh có ảnh hưởng sâu rộng trong
dư luận xã hội, tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm, cũng như hành vi ứng xử
của con người.
Báo chí là một lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động báo chí cũng là
một lĩnh vực của hoạt động thực tiễn. Xã hội càng phát triển vai trị của báo
chí càng lớn, u cầu đối với báo chí càng cao, do vậy, làm nảy sinh nhu cầu
thường xuyên về đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp.
Nhà báo - là người làm việc ở một cơ quan báo chí cụ thể, đảm trách
một chức danh cụ thể trong cơ quan báo chí, coi báo chí là nghề nghiệp, là sự
nghiệp của cả đời mình. Nhưng nghề báo lại tác động thường xuyên và mạnh
mẽ tới tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhận thức của con người, của xã hội về
văn hóa nói chung, bảo tồn văn hóa nói riêng.
Việt Nam là một nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Đối với

con người Việt Nam từ ngày xưa đến nay không thể thiếu cái gọi là bản sắc
văn hóa dân tộc. Chính những bản sắc văn hóa đó làm cuộc sống con người
Việt Nam trở nên mới mẻ, phong phú hơn, không buồn tẻ. Hơn thế, từ những
bản sắc văn hóa đó con người Việt Nam có những suy nghĩ, hành động, cử chỉ
cao đẹp hơn.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Chính trị - Nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1998),
Nghị quyết Trung ương 5 khóa 8;
Bộ VH, TT & DL (2010), Thơng tư số 04/2010/TT-BVHTTDL Quy
định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn
hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Di sản văn hóa;
Quốc Hội (2001), Luật di sản văn hóa;
Quốc Hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa;
Quốc Hội (2003), Luật Thi đua khen thưởng;
Quốc Hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ;
Quốc Hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu
trí tuệ;
Thủ tướng Chính phủ (1993), Quyết định số 25-TTg Về một số chính
sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật;
Thủ tướng Chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm
2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 Về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020);

UNESCO (2003), Cơng ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

21



×