Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.83 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI
HỢP ĐỒNG

Đề tài: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích
thích gây ra

Người thực hiện: Nguyễn Đức Duy
MSSV: 2053801011056
Lớp: 114-TM45.1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

I.
II.
III.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................................3
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................4
IV. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................................4
V. Kết cấu đề tài ....................................................................................................................................4


CHƯƠNG I. TRÁCH NHIỆM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ........................................................5
I. Khái niệm .........................................................................................................................................5
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì ? .......................................................................................5
2. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...................................................................................5
II. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại .......................................................................................................5
1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật ......................................................5
2. Cách xác định nguyên tắc bồi thường thiệt hại .............................................................................6
III. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ..................................................................................7
1. Cơ sở bồi thường thiệt hại .............................................................................................................7
2. Thời hiệu, thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ..........................................................8
CHƯƠNG II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI DÙNG CHẤT KÍCH
THÍCH GÂY RA ......................................................................................................................................8
I. Khái niệm .........................................................................................................................................8
1. Chất kích thích là gì ? ...................................................................................................................8
2. Người sử dụng chất kích thích ......................................................................................................8
II. Nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra .................9
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra .................................9
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người bị ép buộc sử dụng chất kích thích gây ra .............10
3. Nguyên tắc bồi thường ................................................................................................................11
4. Thời hiệu, thời hạn khởi kiện bồi thường ...................................................................................11
5. Bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tinh thần bị xâm phạm ......................................................12
CHƯƠNG III. THỰC TIỄN, BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................12
I. Thực tiễn .........................................................................................................................................12
1. Nhận định và phân tích những bản án liên quan .........................................................................12
II. Bất cập và kiến nghị .......................................................................................................................15
1. Những bất cập còn tồn tại ...........................................................................................................15
2. Đề xuất kiến nghị ........................................................................................................................15
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................17



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt, ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

BLDS

Bộ luật Dân sự


3

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tất cả các chất kích thích đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu xét về mức độ nguy

I.

hiểm, rượu có khả năng gây chết người cao nhất. Theo một nghiên cứu mới đây được cơng bố trên Tạp
chí Khoa học Scientific Reports1, xét về mức độ nguy hiểm của tất cả các chất kích thích, rượu có khả
năng gây chết người cao nhất, thậm chí cịn cao hơn 114 lần so với “cần sa”.
Sở dĩ thông tin của nghiên cứu này được đưa vào đầu bài là vì nhiều năm trở lại đây, tình trạng tội
phạm về ma túy và người sử dụng trái phép chất kích thích ngày càng gia tăng về số lượng, tính chất,
mức độ. Tình trạng này ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm sốt hơn.
Trên thực tế, những người này là người có năng lực trách nhiệm hành vi dân sự, việc mất năng lực,
hạn chế năng lực do sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích là do họ tự đặt mình hoặc người khác đẩy
họ vào trong trường hợp đấy. Mặt khác, trên thực tế việc say rượu, bia hoặc chất kích thích là thói xấu
trong xã hội, việc người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm khi rơi vào trạng thái họ có thể lường trước
được cịn là biểu thị sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi này.

Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề cực kỳ đáng lưu tâm khi tồn tại mn vàn hình kiểu các sự
việc diễn ra như vậy, nhất là theo quan điểm pháp luật, những chủ thể sử dụng chất kích thích rồi sau
đó gây ra nhiều thiệt hại, hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ về tài sản, vật chất mà cả tính mạng, sức
khỏe của con người. hoặc thậm chí là cả bản thân mình.
Luật dân sự, hình sự đã có nhiều quy định và chế tài xử lý các vụ việc tương tự, trên thực tiễn cũng
đã có những bản án, sự việc xảy ra và cũng đã có quyết định, can thiệp, xử lý của Tịa án. Nhưng liệu
tất cả những điều trên đã đầy đủ để xác định và đánh giá chính xác cho vấn đề này ?
Vì cịn tồn đọng nhiều vướng mắc và thực tiễn cần được giải quyết thỏa đáng, nên đề tài được đưa
ra nghiên cứu trong bài hơm nay chính là ”Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích
thích gây ra “.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích để nghiên cứu đề tài này chính là tìm hiểu và “mổ xẻ” những quy định đã được đưa ra về
vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra trong BLDS 2015 cũng
như các luật liên quan, nhằm tìm ra và bổ sung thiếu sót hoặc kiến nghị những thay đổi cho hoàn thiện
hơn.

Dirk W. Lachenmeier & Jürgen Rehm, “Comparative risk assessment of alcohol, tobacco, cannabis and other illicit drugs using the
margin of exposure approach”, Scientific Reports, 2015, xem tại: />

4

Bên cạnh đó, mục đích nghiên cứu là để xem xét và nhìn nhận các bản án, sự việc tương tự đã diễn
ra ở thực tiễn, nhằm rút kinh nghiệm, nhận định lại những quyết định của Tòa án là hợp lý hay cịn bất
cập, để từ đó sửa đổi và áp dụng cho các vụ việc tương lai chính xác hơn.
Thực trạng về chất kích thích trong xã hội là rất đại trà, chúng có mặt ở khắp mọi ngóc ngách và
ảnh hưởng đến pháp luật dân sự nói riêng cũng như nhiều luật khác nói chung. Vì vậy, nhiệm vụ là cần
hệ thống hóa lại điều luật và đưa ra giải pháp khả thi, ý kiến bản thân cho vấn đề trên, định hướng phát
triển các chế định, chế tài bổ sung cho hợp lý. Từ đó giảm thiểu tối đa những sai sót trong việc giải
quyết vụ án cũng như hạn chế các vụ việc tương tự diễn ra trong xã hội.
III.


Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này được xác định như sau:
-

IV.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi sử dụng nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi khơng gian: tất cả nơi có diễn ra những sự việc liên quan đến sử dụng chất kích thích,
được quy định theo pháp luật dân sự và những luật khác;
- Phạm vi thời gian: từ thời điểm điều luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất
kích thích gây ra được quy định;
-

V.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS 2015 và các luật liên quan;
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra.

Phạm vi nội dung: gồm nội dung khái quát về quy định trong luật, xem xét cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn và đưa ra giải pháp, kiến nghị.

Kết cấu đề tài
Chương I. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Khái niệm
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
3. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Chương II. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Khái niệm

2. Nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra
Chương III. Thực tiễn, bất cập và kiến nghị
1. Thực tiễn
2. Bất cập
3. Kiến nghị.


5

CHƯƠNG I. TRÁCH NHIỆM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Khái niệm
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì ?
Bồi thường thiệt hại là một điều khoản quan trọng được quy định trong BLDS 2015. Đây là hình

I.

thức trách nhiệm dân sự được đề ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục
hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác”.
Thực tế ln tồn tại một quy luật khách quan của thực tiễn cho thấy rằng: khi một người nào đó gây
ra thiệt hại dù vơ tình hay cố ý thì phải chịu trách nhiệm đối với hành vi mình gây ra đối với người bị
thiệt hại. Cho tới hiện tại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng cịn là quy tắc đạo đức thơng
thường mà đã được luật pháp hóa, ghi nhận thành một chế định, điều luật quan trọng trong BLDS năm
2015.
Áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được lập ra nhằm khắc phục và đền bù
những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu từ hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản
gây ra thiệt hại, bồi thường thiệt hại là cơ sở nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng

trong mọi lĩnh vực của đời sống.
2. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm hai loại trách nhiệm sau đây: trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm mà các chủ thể gây ra thiệt hại bù
đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra. Bao gồm những tổn
thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần là chủ thể gây ra thiệt hại về tinh thần cho người
khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngồi
việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai thì cịn phải thực hiện việc bồi
thường một khoản tiền để nhằm mục đích bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
II.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật


6

Theo quy định của Điều 585 BLDS 2015 thì bồi thường thiệt hại được thực hiện dựa trên các
nguyên tắc sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi
thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương
thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi
hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có

-

quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần thiệt hại do

-

-

lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp
dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

2. Cách xác định nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Các nguyên tắc bồi thường đa phần chỉ áp dụng được đối với trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm, bởi vì bằng các cách thức khác nhau, giá trị của tài sản bị xâm phạm đều có thể được xác định cụ
thể bằng các đơn vị đo lường trên thực tế.
Đối với các trường hợp đối tượng bị xâm phạm là các giá trị nhân thân ví dụ như sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc xác định thiệt hại trên thực tế sẽ rất khó khăn, bởi vì các giá
trị nhân thân và tiền tệ không phải là các đại lượng ngang giá nên không thể dùng tiền để đo giá trị
nhân thân bị tổn hại. Khi các giá trị nhân thân bị các chủ thể hay các tổ chức xâm phạm, mức độ bồi
thường thiệt hại chỉ là tương đối chứ không thể tuyệt đối ví dụ như trường hợp xâm phạm tài sản rõ
ràng thấy.
Đối với nguyên tắc bồi thường thiệt hại kịp thời được hiểu là ngay khi thiệt hại được xảy ra, người
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền
thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đó. Trong quan hệ bồi

thường thiệt hại ngồi hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc cụ
thể như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Việc thỏa thuận này có thể
diễn ra trước, trong hoặc sau khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại đã được Tịa án có thẩm quyền giải
quyết.
Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận trước đó, các vấn đề pháp lý có liên quan đến bồi
thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.


7

III.

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Cơ sở bồi thường thiệt hại
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở cụ thể sau đây:
 Có hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với
người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng,
khơng đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật
xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người
không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:
+ Nghĩa vụ dân sự khơng thực hiện được hồn tồn do lỗi của người có quyền;
+ Nghĩa vụ dân sự khơng thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.
 Có thiệt hại xảy ra trong thực tế:
Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc
bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm
phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra,
những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

- Thiệt hại trực tiếp như:
+ Chi phí thực tế và hợp lý: là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt
hại phải bỏ ra ngồi dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa
vụ của bên kia gây ra;
+ Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
- Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính tốn kỹ mới xác định được mức
độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
 Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
Cụ thể hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là
hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi
thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra
để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.
 Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự


8

Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân
sự khi có lỗi do cố ý hoặc lỗi vơ ý, trừ các trường hợp đã có thỏa thuận trước đó hoặc pháp luật quy
định khác.
Khi áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là
vô ý hay cố ý nếu các bên khơng có thỏa thuận và khơng có quy định pháp luật khác.2
2. Thời hiệu, thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu, thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã được pháp luật quy định rõ ràng tại
Điều 588 và 593 BLDS 2015.3

CHƯƠNG II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI
DÙNG CHẤT KÍCH THÍCH GÂY RA
Khái niệm

1. Chất kích thích là gì ?
1.1. Chất kích thích trong đời sống xã hội
Chất kích thích (cũng thường được gọi là chất kích thích tâm lý) là một thuật ngữ bao quát bao gồm
nhiều loại thuốc làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể, thuốc tạo cảm giác đê
mê và tăng sinh lực, hoặc các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh giao cảm. Chất kích thích được sử
dụng rộng rãi trên tồn thế giới như là thuốc theo đơn cũng như khơng có toa thuốc (cả hợp pháp hoặc

I.

bất hợp pháp) như là thuốc tăng cường hiệu suất hoặc thuốc giải trí4
1.2. Chất kích thích theo quy định của pháp luật
Mặc dù hành lang pháp lý đã có những quy định về bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích
thích gây ra, nhưng khái niệm về chất kích thích chưa được chính thức ghi nhận trong BLDS 2015 nói
chung.
Dưới góc độ nghiên cứu, chất kích thích ở đây là những chất được đưa vào cơ thể con người, do con
người sử dụng. Những chất này có thể tác động lên hệ thần kinh làm thay đổi nhận thức, hành vi.
Những thay đổi về nhận thức, hành vi được xác định qua 2 yếu tố:
+ Loại chất kích thích sử dụng
+ Liều lượng sử dụng
2. Người sử dụng chất kích thích

Xem thêm tại Điều 585 BLDS 2015
Xem thêm tại Điều 588 và 593 BLDS 2015
4
Xem thêm tại: />2
3


9


Người sử dụng chất kích thích là các cá nhân, chủ thể sử dụng những loại chất kích thích vào trong
cơ thể với nhiều mục đích khác nhau, dẫn đến thay đổi về hành vi, nhận thức, khơng cịn tỉnh táo hoặc
thậm chí là mất năng lực hành vi dân sự tạm thời.
Khơng có quy định nào thực sự rõ ràng về cách xác định người sử dụng chất kích thích trong BLDS
2015, tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật này có quy định :” 1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích
thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự.”
Vậy, có thể thấy, khi một người sử dụng chất kích thích vào với nhiều mức độ khác nhau sẽ làm
thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức và hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình, khơng làm chủ được
bản thân cũng như cơ thể.
Nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người sử dụng chất kích thích gây ra
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thế nào là tự nguyện sử dụng chất kích thích ?
Rượu, bia và những chất kích thích khác là những chất tác động lên hệ thần kinh, khi sử dụng quá
sức chịu đựng cơ thể sẽ làm chúng sống trong ảo giác, khơng kiểm sốt được hành vi. Nếu một người
bình thường có nhận thức, có năng lực hành vi dân sự, khơng bị ép buộc bởi ai và biết được những tác

II.

hại nêu trên cũng như lường trước kết quả nhưng vẫn cố ý sử dụng rượu, bia và các chất kích thích thì
đó chính là tự nguyện sử dụng, tự nguyện đưa mình vào tình trạng đó.
1.1.2. Trách nhiệm bồi thường
“Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.” (Khoản 1 Điều 596 BLDS
2015)
Như vậy, nếu người gây thiệt hại tự đặt mình vào tình trạng khơng nhận thức và làm chủ hành vi
của mình. Hay nói một cách khác là người gây thiệt hại chủ động trong việc sử dụng rượu hoặc các chất
kích thích thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của hành vi đó.

Với một năng lực nhận thức bình thường; không mắc các bệnh về tâm lý, tâm thần dẫn tới mất năng
lực hành vi dân sự, thì người gây thiệt hại phải tự hiểu rõ việc dùng các chất kích thích có thể làm mất
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và dẫn tới việc gây thiệt hại về tài sản,... Do đó, trong trường
hợp này, chủ thể đã sử dụng chất kích thích phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.
Việc say rượu, bia hoặc các kích thích khác gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khơng phải là tình tiết
để miễn trừ trách nhiệm hay giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại, bởi lẽ hành vi của người này
đã xâm hại đến quyền lợi chính đáng của chủ thể khác. Để đảm bảo tính cơng bằng , bảo đảm quyền lợi


10

chính đáng của chủ thể về vật chất cũng như tinh thần, pháp luật buộc người say rượu, bia hoặc các
chất kích thích khác phải bồi thường tồn vẹn.5
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người bị ép buộc sử dụng chất kích thích gây ra
2.1. Khái niệm
2.1.1. Thế nào là bị ép buộc sử dụng chất kích thích ?
Trong nhiều trường hợp, người gây thiệt hại hiểu rõ việc dùng rượu, bia và các chất kích thích khác
có thể làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và họ khơng có mục đích muốn sử dụng
chúng. Tuy nhiên, do nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau tác động, họ bị ép buộc phải sử dụng kích
thích một cách cưỡng chế.
Một hoặc một nhóm người, một tổ chức có thể ép người khác sử dụng chất kích thích bằng cách như
đổ rượu, bia vào miệng, đe dọa tính mạng ép phải uống rượu bia, cưỡng bức hoặc lén lút tiêm vào
người khác các loại chất ma túy,….
2.1.2. Trách nhiệm bồi thường
“Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất
khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
(Khoản 2 Điều 596 BLDS 2015)
Ở đây, BLDS không cho biết sự cố ý cần được hiểu như thế nào, sự cố ý ở đây tồn tại khi có tính
chất đe dọa, cưỡng ép làm cho chủ thể bị lệ thuộc yếu thế hơn khơng cịn cách nào khác là phải sử
dụng.

Việc xác định về trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại được chia làm hai trường hợp
như sau:
 Người gây ra thiệt hại bị ép buộc sử dụng chất kích thích dẫn đến mất năng lực nhận thức và
điều khiển hành vi
Nếu một người cố ý ép người khác dùng chất kích thích bằng những hành vi cưỡng ép, đe dọa…
khiến cho người sử dụng chất kích thích khơng thể có lựa chọn khác mà bắt buộc phải sử dụng chất
kích thích. Làm họ lâm vào tình trạng khơng cịn có thể nhận thức và làm chủ hành vi. Dẫn đến hậu quả
gây thiệt hại cho bên thứ ba thì người có hành vi cho người khác dùng chất kích thích phải bồi thường
thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp này, người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Mặc dù thiệt hại không trực tiếp do người ép buộc người khác dùng chất kích thích gây ra, nhưng
hành vi cố ý cho người khác sử dụng chất kích thích là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Nên
người có hành vi ép buộc người khác dùng chất kích thích phải có nghĩa vụ bồi thường.

Đỗ Văn Đại (c.b), Chế Mỹ Phương Đài, ... [et al.] (2017), ”Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, tr. 413
5


11

 Người gây ra thiệt hại bị ép buộc sử dụng chất kích thích nhưng vẫn cịn khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi
Ở trường hợp này, nếu người sử dụng chất kích thích vẫn cịn khả năng nhận thức để quyết định
việc có hoặc khơng sử dụng thì người sử dụng chất kích thích phải tự bồi thường thiệt hại do mình gây
ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định người sử dụng chất kích thích đã mất hoàn toàn khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi hay chưa là rất khó khăn. Bởi mỗi người khả năng chịu đựng, sử dụng
chất kích thích của mỗi người là khác nhau. Do đó, việc xác định dựa trên khả năng suy đốn, mang lại
sự chính xác khơng được tuyệt đối.
3. Nguyên tắc bồi thường

Dựa trên những quy định của Điều 585 BLDS 2015, có thể xác định như sau
Về nguyên tắc, bồi thường do sử dụng chất kích thích; phải được bồi thường nhanh chóng, kịp thời
và tồn bộ.
+ Bồi thường toàn bộ được hiểu là: thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy
nhiêu.
Các bên có thể bồi thường bằng tiền, hiện vật hoặc thực hiện một công việc-phương thức bồi
thường một lần hoặc nhiều lần.
Trong trường hợp, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại, nếu thiệt
hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn nhằm hạn chế thiệt hại cho
chính mình. Pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường.
Nếu mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế, hai bên khơng thể thương lượng thỏa thuận
được nữa, thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thay đổi mức bồi thường cho hợp lý.
4. Thời hiệu, thời hạn khởi kiện bồi thường
4.1. Thời hiệu
Về quy định thời hiệu khởi kiện việc bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
Điều 588 BLDS 2015 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người có quyền u cầu biết
hoặc phải biết quyển, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
4.2. Thời hạn
Về quy định thời hạn khởi kiện việc bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
Điều 593 BLDS quy định


12

“1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được
hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn

sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn
sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh
ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm
tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ ni sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng khơng có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi
chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh
ra và còn sống.”
5. Bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tinh thần bị xâm phạm
Dựa theo Điều 590 BLDS 2015 quy định bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm
sút của người bị thiệt hại.
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị.
Hơn nữa, sức khỏe được coi là vốn quý giá và quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Bởi vậy, khi một
người bị xâm phạm về sức khỏe thì bên cạnh những mất mát về vật chất thì họ cịn phải gánh chịu tổn
thất về mặt tinh thần.
Mức độ tổn thất về tinh thần có thể được xác định dựa trên căn cứ sau: tình trạng thể chất và tinh
thần của người bị thiệt hại, mức độ và tính chất nghiêm trọng của sự tổn hại về tâm lý và về thân thể,
lứa tuổi, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị thiệt hại và của người gây thiệt hại …
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì
Tịa án quyết định tối đa khơng quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

CHƯƠNG III. THỰC TIỄN, BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ
I.

Thực tiễn
1. Nhận định và phân tích những bản án liên quan



13

 BẢN ÁN 39/2021/HS-ST NGÀY 24/09/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH THAM GIA
GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ6
 Tóm tắt sự việc:
Vào khoảng 10 giờ ngày 28/3/2021, Đoàn Văn L điều khiển xe mô tô ba bánh (loại xe ba gác)
không biển kiểm sốt, chở ơng Phạm Văn T (phụ giúp L bắt heo) chạy từ xã A, huyện T đến huyện T
để chở heo thịt về lò giết mổ tập trung thuộc ấp U, xã P, huyện T. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, Đoàn
Văn L và T bắt heo tại T xong, L điều khiển xe về tới xã A thì dừng xe cho ơng T xuống, rồi tiếp tục
điều khiển xe chạy đến lò giết mổ tập trung giao heo.
Khoảng 16 giờ cùng ngày, lúc này tại lò giết mổ có tổ chức uống rượu nên L có xin vào uống
khoảng 3 đến 4 ly rượu thì nghỉ, rồi điều khiển xe môtô ba bánh lưu thông trên đường tỉnh lộ ĐT 844
hướng xã P đi xã A để về nhà. Khoảng 17 giờ 30 phút, khi đến cầu Kênh 2/9 thuộc ấp 3, xã P, do mệt
và trong người có rượu nên L ngủ gật, đến giữa cầu Kênh 2/ 9 thì khơng làm chủ được tay lái, xe đâm
qua phần đường bên trái hướng đi va chạm với xe môtô nhãn hiệu HONDA, loại xe Wave, màu sơn
đen - đỏ, biển số 66G1- 305.17, do anh Lâm Thanh H điều khiển chở cá theo chiều ngược lại, làm
người và phương tiện ngã trên mặt cầu. Hậu quả vụ va chạm làm ông H tử vong tại hiện trường.
 Quyết định của Tòa án
Về trách nhiệm dân sự:
-

-

-

-

Buộc bị cáo Đồn Văn L có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị hại gồm: Tiền mai táng

phí, tiền tổn thất tinh thần, tiền cấp dưỡng ni 02 con của ông H với tổng số tiền là 450.000.000
đồng (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).
Bà Huỳnh Bảo M (vợ ông H) được đến Chi cục thi hành án dân sự huyện T để nhận số tiền
20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng) bị cáo Đoàn Văn L nộp khắc phục hậu quả (do Huỳnh
Trung C nộp thay) theo phiếu thu tiền ngày 27/8/2021.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải
trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu
khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 khoản 2
Điều 468 của BLDS năm 2015.
 Nhận định, đánh giá bản án
 Đồng quan điểm với Tòa trong việc:
Căn cứ khoản 1 Điều 585 BLDS 2015, buộc bên gây ra thiệt hại là bị cáo L bồi thường toàn bộ
và kịp thời

Xem tại: />6


14

-

Căn cứ khoản 2 Điều 585 BLDS 2015, trong quá trình điều tra và tại phiên tịa, bị cáo thành
khẩn khai báo, đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả, bản thân bị cáo là thành phần lao
động nghèo, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nên cần xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt
cho bị cáo là phù hợp.

-

Căn cứ Điều 591 BLDS 2015, yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do tính


-

mạng bị xâm phạm, bồi thường số tiền đầy đủ và kịp thời.
 Định hướng hoàn thiện:
Mặc dù đã giải quyết thỏa đáng, Tòa vẫn chưa áp dụng Điều 596 BLDS 2015 vào xét xử, chỉ

-

mới nêu ra những căn cứ ở các bộ luật khác.
Chưa nêu rõ vấn đề cấp dưỡng cho 2 con của người bị hại, xét thấy bị cáo L là người có tình
trạng kinh tế khó khăn nhưng theo Điều 591 BLDS 2015, bị cáo phải cấp dưỡng cho con ông H
khi đã xâm phạm đến tính mạng ơng H. Tịa vẫn chưa nêu rõ hoặc chưa đề cập đến vấn đề này.

 BẢN ÁN 47/2021/HS-ST NGÀY 12/05/2021 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH7
 Tóm tắt sự việc:
Nguyễn Khánh L là bạn gái của Đặng Quốc T, có mượn của Nguyễn Phương D là bạn gái của
Bùi Minh P số tiền 500.000 đồng nên vào ngày 03/9/2017, D đã gọi điện cho L yêu cầu L trả số tiền
trên nên giữa hai bên phát sinh mâu thuẫn. Đến khoảng 6 giờ 30 phút cùng ngày, P qua phòng trọ của L
tại phường X, thị xã L gây gỗ và đánh L nên L gọi điện cho T biết. Sau đó, T có kể cho Lê Trần Anh D
nghe và cả hai đi về nhà Anh D trên đường Trần P lấy 2 cây mã tấu tự chế dài khoảng 60cm cất giấu
trong người. T tiếp tục gọi điện cho Vũ Quang T nhờ T đi đánh nhau với P, T đồng ý. Do T đang đi
cùng với Nguyễn Ngọc Phú Q nên T rủ Q đi cùng, Q đồng ý và cả hai về nhà của Q lấy 2 cây mã tấu tự
chế dài khoảng 60cm cất giấu trong người rồi đi ra bến xe L tại phường X gặp T, D, Nguyễn Thanh B
cùng một số đối tượng khác. Đặng Quốc T gọi điện cho anh P và biết được anh P đang hát karaoke tại
quán Phồn Hoa trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Xuân An, thị xã L nên tất cả cùng đi đến
quán karaoke Phồn Hoa. Khi đến quán, Đặng Quốc T và Trần Lê Anh D, Nguyễn Thanh B cầm mã tấu
xơng vào phịng số 1 chém nhiều nhát vào người anh P; còn Q, T và một số đối tượng khác cầm mã tấu
đứng ngoài hỗ trợ. Sau khi anh P bỏ chạy ra ngồi thì tất cả bỏ trốn. Đến ngày 20/9/2018, Trần Lê Anh
D tiếp tục dùng dao chém ông Phan Văn L tại xã B, thành phố L thì bị Cơng an xã B bắt theo lệnh truy
nã. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội (ngày 03/9/2017), Trần Lê Anh D bị hạn chế khả năng

nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh rối loạn nhân cách và hành vi do sử
dụng chất kích thích (F15.71 - ICD10).
 Quyết định của Tòa án:
Về trách nhiệm dân sự:
7

Xem tại: />

15

-

Quá trình điều tra gia đình bị cáo đã tự nguyện bồi thường 20.000.000 đồng (hai mươi triệu
đồng) cho anh Bùi Minh P. Khơng ai có ý kiến gì thêm nên không xem xét.
 Nhận định, đánh giá bản án
 Đồng ý với quan điểm của Tòa trong việc:

-

Buộc gia đình bị cáo bồi thường cho anh Bùi Minh P

-

 Định hướng hồn thiện:
Tịa đã khơng áp dụng các điều luật về dân sự trong xét xử, mặc dù đây là bản án thuộc lĩnh vực
hình sự nhưng trách nhiệm cần phải bồi thường về mặt dân sự là cần thiết.

-

Xét thấy, bị cáo trong quá trình gây án đã có sử dụng chất kích thích, vậy căn cứ theo điều 596

BLDS 2015 phải có những áp dụng cho việc đền bù, bồi thường thiệt hại dân sự.

Bất cập và kiến nghị
1. Những bất cập còn tồn tại
Tại khoản 2 Điều 596 cũng có quy định “Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác

II.

làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
+ Điều khoản trên không đề cập đến trường hợp một người “vô ý” dùng chất kích thích làm cho
người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi gây thiệt hại
VD: Bác sĩ kê đơn nhầm thuốc cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị rối loạn nhận thức gây thiệt hại
cho người khác. Trong trường hợp này, ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Rõ
ràng theo quy định tại Điều luật này, người sử dụng chất kích thích có lỗi vơ ý nên không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 596 BLDS 2015. Đối với người gây thiệt hại,
bản thân họ khơng có nhận thức tại thời điểm gây thiệt hại, đồng thời họ khơng có lỗi trong việc sử
dụng chất kích thích dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, nên nếu buộc họ phải bồi
thường cũng không phù hợp và hiện tại cũng khơng có cơ sở. Tuy nhiên, nếu người bị thiệt hại
không được bồi thường sẽ không phù hợp với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 cũng như các nguyên tắc chung của Luật dân sự.
+ Cũng trong điều khoản trên, việc xác định người bị ép uống rượu, bia hoặc chất kích thích khác
gây thiệt hại là say hay chưa say để dẫn đến mất khả năng nhận thức là một điều rất khó khăn, bởi
thể trạng của mỗi người là khác nhau, người uống được nhiều, người uống được ít. Khơng những
vậy mà việc dùng chất kích thích dẫn đến làm mất khả năng nhận thức cũng khác nhau, phụ thuộc
vào sức khỏe người đó trong từng thời điểm, nồng độ cồn,…
+ Bên cạnh đó, ai là người có thẩm quyền xác định người bị ép buộc dùng chất kích thích đó mất
khả năng nhận thức, trình tự thủ tục thế nào vẫn cịn là một vấn đề pháp lý chưa rõ ràng
2. Đề xuất kiến nghị



16

Nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có lỗi vơ ý dùng chất kích thích làm cho
người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại.
Tức là khoản 2 Điều này nên được sửa đổi theo hướng bỏ hai từ “cố ý” để đảm bảo sự phù hợp với
căn cứ chung được quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
Nên có một khung chuẩn dùng để xác định thế nào là đã lâm vào tình trạng say dẫn đến mất khả
năng nhận thức. Đề ra quy định về hạn mức nồng độ vào cơ thể, từ đó có thể áp dụng linh hoạt cho
từng hồn cảnh cụ thể
Xác định rõ ràng người có thẩm quyền nhận định người bị ép buộc dùng chất kích thích đó đã mất
khả năng nhận thức hay chưa, ví dụ là bác sĩ, người có chun mơn về y học,…

KẾT LUẬN
Ở Chương I đã khái quát và thể hiện nội dung thế nào là bồi thường thiệt hại, phân loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, giải thích các nguyên tắc và quy định căn bản để dẫn nhập và đưa trực tiếp
vào nội dung chính của đề tài.
Tiếp đó Chương II đã đi sâu và phân tích cụ thể về chủ đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người sử dụng chất kích thích gây ra trong luật Dân sự, thể hiện chi tiết các nội hàm, những khái niệm,
nội dung quy định có trong luật. Ở chương này cũng đã làm rõ về các trường hợp nào cần phải bồi
thường hoàn toàn, những chủ thể nào được miễn giảm trách nhiệm và các tình huống có thể xảy ra,
cũng đã phân tích về nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn khởi kiện đối với loại thiệt hại này và làm rõ những
yêu cầu về vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại.
Cuối cùng là Chương III đã nêu ra những vụ việc và các bản án xảy ra ở thực tiễn đời sống,
mang lại cái nhìn chính xác về những trường hợp hoàn toàn xảy ra ở đời thực, từ đó có thể nhìn nhận
hướng giải quyết của Tịa và rút ra được kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Bên cạnh đó chương này
đã nói rõ những bất cập và những kiến nghị cho bất cập đó, để có hướng thay đổi và chỉnh sửa cho thật
phù hợp và đầy đủ. Tổng kết đã thể hiện quan điểm, những ý kiến cá nhân và ý chí mong muốn sửa đổi
và bổ sung để hoàn chỉnh một cách toàn diện nhất vấn đề
Tựu trung lại, đề tài này là một vấn đề vừa cũ vừa mới, có nhiều cho tiết và khía cạnh để tìm

hiểu và khai thác, và tính thực tế là rất cao vì có thể bắt gặp ở mọi ngóc ngách xã hội, BLDS 2015 đã
nhận định rất đầy đủ và chính xác chế tài này, từ đó xác lập những điều luật và quy định. Vẫn còn một
vài điểm vướng mắc nhưng chắc chắn trong thời gian khơng xa, vấn đề này sẽ cịn được điều chỉnh và
hoàn thiện hơn nữa, khắc phục hoàn toàn những điều chưa thỏa đáng và chỉn chu một cách toàn diện
các nội dung.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bộ luật Dân sự 2015 do Quốc Hội ban hành
2) Đỗ Văn Đại (c.b), Chế Mỹ Phương Đài, ... [et al.] (2017), ”Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.
3) Dirk W. Lachenmeier & Jürgen Rehm, “Comparative risk assessment of alcohol, tobacco, cannabis and
other illicit drugs using the margin of exposure approach”, Scientific Reports, 2015, xem tại:
Bản án 39/2021/HS-ST ngày 24/09/2021 về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ, xem
tại: />5) Bản án 47/2021/HS-ST ngày 12/05/2021 về tội cố ý gây thương tích , xem tại:
/>6) Một số tài liệu tham khảo khác từ nhiều nguồn.



×