Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy bài “sự truyền ánh sáng” – vật lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG

TRANG
Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
3
Nội dung sáng kiến
4


Cơ sở lí luận của sáng kiến
4
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
5
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
5
để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm vói hoạt động giáo dục,
11
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận, kiến nghị
13
Kết luận
13
Kiến nghị
13

0


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Mơn Vật lí là một bộ mơn khoa học thực nghiệm được tốn học hóa ở
mức độ cao với phương pháp nghiên cứu là đi từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng. Vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ
thơng khơng chỉ là cơng việc bắt buộc mà nó cịn là một trong những biện pháp
quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh. Một trong những tác dụng của thí nghiệm Vật lí là tạo ra
sự trực quan sinh động trước mắt học sinh và cũng chính vì thế mà sự cần thiết
của thí nghiệm trong dạy học Vật lí cịn được qui định bởi tính chất của q

trình nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua thí
nghiệm Vật lí có thể tạo ra những tác động có chủ đích, có hệ thống của giáo
viên đối với học sinh nhằm giúp học sinh có thể thu nhận được tri thức mới.
Ngồi ra, thí nghiệm Vật lí cịn góp phần giúp học sinh củng cố niềm tin khoa
học nhằm hình thành thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho học sinh.
Sử dụng một cách hợp lí các thí nghiệm vật lí là việc làm khơng thể thiếu được
trong mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy học. Đó chính là một trong những cách
thức để cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn và chính xác, làm
cho nguồn thơng tin học sinh thu nhận được trở nên đáng tin cậy hơn, cụ thể
hơn, từ đó học sinh tăng thêm khả năng tiếp thu về những thuộc tính bản chất
của các sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh
khó nắm vững được. Đó cũng chính là cách để rút ngắn thời gian lĩnh hội kiến
thức của học sinh, dễ dàng gây được cảm hứng và sự chú ý của học sinh.
Để thực hiện thành cơng một thí nghiệm Vật lí cho kết quả chính xác, có tính
thuyết phục cao trước hết địi hỏi cần phải có đồ dùng đúng, đủ số lượng, đảm
bảo chất lượng. Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng thí nghiệm hợp lí, sáng tạo,
đúng lúc, đúng chỗ để giúp học sinh tìm tịi, tiếp thu tri thức, khẳng định tính
khoa học, chính xác của tri thức mà các em tiếp thu được. Có được những điều
kiện như vậy thì thí nghiệm Vật lí mới phát huy được hết vai trị và ý nghĩa của
nó trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh.
Tuy nhiên, trường THCS ABC là một trường của xã vùng cao có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Cơ sở vật chất của nhà trường cịn nhiều thiếu
thốn. Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học được Nhà nước trang bị từ nhiều năm
trước đã bị hư hỏng nhiều, do đó đã làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng. Một số
các thiết bị còn sử dụng được nhưng thiếu chính xác hoặc có những thiết bị còn
xa rời với nội dung trong sách giáo khoa, làm giảm tính thuyết phục với học
sinh. Bên cạnh đó, nhà trường chưa có phịng học bộ mơn, đồ dùng thí nghiệm
cịn ít, phịng thiết bị nghèo nàn, đồ dùng đã bị hư hỏng nhiều, việc sắp xếp chưa
khoa học, gần như chỉ là kho chứa đồ dùng dạy học. Cũng do nhà trường chưa
có phịng học bộ mơn để tổ chức các giờ học Vật lí, nên việc di chuyển thiết bị

thí nghiệm từ phịng học của lớp này sang phòng học của lớp khác đã làm cho
giáo viên và học sinh vừa vất vả lại mất nhiều thời gian, công sức vào việc lắp
1


ráp thí nghiệm, giữ gìn, bảo quản dụng cụ thí nghiệm. Do đó cơng tác mượn đồ
dùng tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm gặp rất nhiều khó khăn và
gần như khơng thể thực hiện được. Hơn nữa một tiết dạy Vật lí có nội dung khá
dài, nếu làm thí nghiệm theo nhóm khó đảm bảo thời gian trong một tiết học.
Mặt khác, học sinh nhà trường chủ yếu có học lực trung bình, yếu cịn chưa quen
với việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm, các em thường tị mị khi được giao đồ
dùng thí nghiệm và đơi khi biến nó thành đồ chơi của riêng mình. Học sinh
thường chưa nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà nên khi giao thí nghiệm
cho từng nhóm, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc lắp ráp, tiến hành và
xử lí thí nghiệm và thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian hạn hẹp của một tiết
học do đó việc tiến hành thí nghiệm theo nhóm có khả năng thành cơng rất thấp.
…Tất cả những ngun nhân trên và một số các nguyên nhân khác làm ảnh
hưởng đến chất lượng và hiệu quả dụng cụ thí nghiệm Vật lí theo đúng chuẩn
kiến thức kĩ năng đã được định hướng theo sách giáo khoa. Học sinh ở trường
tơi ít khi có đủ đồ dùng và các điều kiện cần thiết để làm thí nghiệm theo nhóm.
Hầu hết các thí nghiệm mới chỉ dừng lại ở thí nghiệm biểu diễn và giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách làm, cách quan sát, thu thập thơng tin từ thí
nghiệm, xử lí số liệu để rút ra kết luận. Có một số thí nghiệm mà thiết bị nhà
trường đã hư hỏng hồn tồn thì đơi khi giáo viên cịn phải “dạy chay”.
Trước thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện khách quan khác của
nhà trường, sau nhiều năm công tác tại trường tôi luôn tự đặt ra câu hỏi cho
mình rằng: cần phải làm gì để có thể làm tốt được các thí nghiệm trên lớp góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy? Có thể cải tiến các thiết bị sẵn có
của nhà trường thay thế các thiết bị đã bị hư hỏng để phục vụ cho các tiết học
khác nhau được không?

Riêng trong bài “Sự truyền ánh sáng” – Vật lí 7, các đồ dùng thí nghiệm
tại trường tơi đã bị hư hỏng nhiều, khơng đảm bảo cho các em làm thí nghiệm
theo nhóm. Như vậy, nếu làm theo thí nghiệm hướng dẫn trong sách giáo khoa
thì chỉ có một số ít các em được quan sát hiện tượng còn phần lớn các em học
sinh sẽ khơng có đủ thời gian và điều kiện để quan sát hiện tượng để từ đó rút ra
kết luận. Từ thực tế như vậy tại đơn vị, tôi đã cải tiến các thiết bị sẵn có tại đơn
vị để thay thế các thiết bị đã bị hư hỏng tạo thành một bộ thí nghiệm mới. Từ thí
nghiệm theo sách giáo khoa, tơi đã chuyển thành thí nghiệm biểu diễn để tồn bộ
học sinh trong lớp có thể quan sát thấy hiện tượng xảy ra và tri thức được vấn đề
cần nghiên cứu cùng một lúc, góp phần tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh
từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy. Do đó, tơi chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng dạy
học khi dạy bài “Sự truyền ánh sáng” – Vật lí 7 tại trường THCS ABC, nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất phương án sử dụng đồ dùng
dạy học khi dạy bài “Sự truyền ánh sáng” – Vật lí 7 tại trường THCS ABC nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương án sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy bài “Sự truyền
ánh sáng” – Vật lí 7 tại trường THCS ABC, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a) Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
b) Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Để tiến hành được thí nghiệm theo dự kiến, giáo viên cần tìm hiểu trong phòng
thiết bị của nhà trường những đồ dùng nào cịn dùng được để phục vụ cho thí
nghiệm; ghi rõ số lượng, chất lượng đồ dùng. Tìm hiểu đồ dùng của các khối lớp

khác, các bộ mơn khác có thể sử dụng cho thí nghiệm. c) Phương pháp thống
kê, xử lí số liệu

3


2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Trong bài “Sự truyền ánh sáng”, sách giáo khoa trình bày thí nghiệm hình 2.1
sách giáo khoa cho học sinh quan sát dây tóc bóng đèn đang sáng bằng ống
thẳng và ống cong từ đó nhận xét về đường truyền của ánh sáng là đường thẳng.
Nhận xét này là căn cứ để tổng quát thành định luật truyền thẳng của ánh sáng,
đó là “Trong mơi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng”. Thí nghiệm này là tối ưu nếu có đủ đồ dùng để học sinh tiến hành theo
nhóm và đảm bảo tất cả các em đều được quan sát. Tuy nhiên, do điều kiện của
nhà trường khơng có đủ đồ dùng cho các em làm thí nghiệm theo nhóm và đảm
bảo tất cả học sinh đều được quan sát hiện tượng cùng một lúc nên tơi đã thay
thế thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng thí nghiệm biểu diễn đường đi của một
chùm sáng hẹp song song (coi như là tia sáng) qua làn khói hương trong mơi
trường khơng khí để tất cả học sinh có thể cùng quan sát thấy đường đi của tia
sáng.
Từ mục tiêu bài học, tìm hiểu đường truyền của tia sáng từ đó khái quát
thành định luật truyền thẳng của ánh sáng. Tôi đã xây dựng cơ sở lí thuyết như
sau: - Dùng nguồn sáng tạo ra chùm sáng hẹp song song, coi như là tia sáng.
Chiếu cho tia sáng truyền trong mơi trường khơng khí (qua làn khói
hương) để học sinh quan sát thấy đường truyền của tia sáng.
Dùng thí nghiệm để kiểm chứng đường truyền của tia sáng trong
khơng khí là đường thẳng, bằng cách: Đánh dấu ba điểm A, B, C trên đường
truyền của một tia sáng. Sử dụng sợi dây dù không dãn, kéo căng nối hai điểm
đầu và cuối A, C thấy dây đi qua điểm B nằm giữa hai điểm A và C thì kết luận

ba điểm A, B, C thẳng hàng hay ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường
thẳng.
Dùng nguồn sáng tạo ra các chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: Chiếu hai tia sáng song song.
+ Chùm sáng hội tụ: Chiếu hai tia sáng song song qua thấu kính hội tụ để
thu được chùm tia ló sau khi đi qua thấu kính là chùm tia hội tụ.
+ Chùm sáng phân kì: Chiếu hai tia sáng song song qua thấu kính phân kì
để thu được chùm tia ló sau khi đi qua thấu kính là chùm tia phân kì.
Như vậy, trong thí nghiệm thay thế thì tia sáng vẫn truyền đi trong mơi
trường khơng khí và bằng cách kiểm tra tia sáng có thực sự truyền đi theo đường
thẳng hay khơng như ở hình 2.2 sách giáo khoa ta vẫn có thể sử dụng thí nghiệm
này để kiểm chứng. Mặt khác, bằng cách sử dụng các đồ dùng sẵn có trong
phịng thiết bị là thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, ta cịn có thể làm được thí
nghiệm tạo ra chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì cho học sinh quan sát làm
tăng thêm tính trực quan, sinh động của tiết học.
4


Như vậy, thí nghiệm thay thế giúp tồn thể học sinh đều được nhìn thấy hiện
tượng cùng lúc, củng cố niềm tin vào bản chất sự việc của đối tượng đang được
nghiên cứu. Từ đó giúp các em tiếp thu bài dễ dàng và nhanh hơn, tri thức được
lưu giữ sâu hơn, tạo hứng thú học tập và niềm say mê nghiên cứu tìm tịi, sáng
tạo…do đó góp phần làm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc giảng dạy bộ mơn Vật lí 7 ở trường trung học cơ sở với chương
trình sách giáo khoa mới, tơi nhận thấy các thí nghiệm được trình bày trong sách
rất phù hợp với kiểu bài dạy khám phá tri thức mới, các thí nghiệm đơn giản,
nhìn thấy ngay được vấn đề mà học sinh cần nghiên cứu. Đồ dùng phục vụ cho
các thí nghiệm này cũng rất đa dạng và phong phú. Nếu đáp ứng đủ đồ dùng,
phịng học bộ mơn và người thầy biết khai thác hết tác dụng của đồ dùng thì giờ

học sẽ trở nên sinh động, học sinh hứng thú chủ động và tích cực tìm tịi để phát
hiện kiến thức. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học do chất
lượng đồ dùng không cao, tuổi thọ đồ dùng thấp, khó sử dụng nên nhiều thiết bị
đã bị hư hỏng không sử dụng được hoặc có sử dụng thì hiệu quả khơng cao.
Thực tế trong những năm qua giảng dạy tại trường, nhiều thí nghiệm chỉ đủ
dùng cho giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn cho học sinh quan sát chứ ít khi
học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm. Đặc biệt một số bài do thiết bị hư hỏng,
mất mát không đủ điều kiện làm thí nghiệm, giáo viên phải sử dụng các bài
giảng trình chiếu powerpoint hoặc các thí nghiệm ảo để học sinh quan sát và rút
ra kết luận.
Với bài “Sự truyền ánh sáng” – Vật lí 7, qua khảo sát đồ dùng trong
phịng thiết bị cịn có thể phục vụ cho tiết dạy, giáo viên thu được kết quả như
sau:
+ Ống cong: 02 cái
+ Ống thẳng: 01 cái
+ Bóng đèn dây tóc: 01 cái
+ Đế lắp đèn dây tóc: 01 cái
+ Đèn pin: 0 cái
+ Màn chắn có đục lỗ: 0 cái
Như vậy, với số lượng thiết bị sẵn có tại phịng thiết bị của nhà trường thì
khơng đủ điều kiện để giáo viên có thể dạy bài “Sự truyền ánh sáng” theo
phương án thí nghiệm trình bày trong sách giáo khoa và khơng thể phân chia
nhóm học sinh làm việc sao cho đảm bảo toàn bộ học sinh trong lớp có thể cùng
lúc quan sát thấy hiện tượng tia sáng truyền đi theo đường thẳng. Nếu chỉ có một
số học sinh được quan sát và giáo viên mô tả hiện tượng thì tiết học trở nên
nhàm chán, giáo viên mất nhiều thời gian và khó khăn trong việc giảng giải hiện
tượng cho học sinh. Khi đó các khái nệm mới được hình thành trở nên trừu
tượng, khơng có tính thuyết phục, làm giảm niềm ham mê khám phá và được tận
5



mắt chứng kiến của học sinh. Các lí do trên gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến
hiệu quả giờ dạy và chất lượng học sinh.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
Trước thực trạng nêu trên của nhà trường, những khó khăn của giáo viên
và học sinh gặp phải trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Sau nhiều năm
giảng dạy tơi đã tìm tịi và khắc phục những khó khăn nêu trên tại đơn vị bằng
cách thiết kế một bộ thí nghiệm mới thay thế thí nghiệm hình 2.1 và hình 2.2
sách giáo khoa để dạy bài “Sự truyền ánh sáng” – Vật lí 7 bằng những dụng cụ
thí nghiệm sẵn có tại đơn vị. Bộ thí nghiệm mới có thể đáp ứng được mục tiêu
bài học là để cho tất cả học sinh trong lớp đều có thể quan sát thấy đường truyền
của tia sáng là đường thẳng; dùng thí nghiệm để kiểm tra đường truyền của tia
sáng là đường thẳng.
Những dụng cụ cần chuẩn bị cho thí nghiệm gồm:
+ 1 hình hộp chữ nhật trong suốt;
+ 1 bộ nguồn sáng laser phát ra chùm tia sáng gồm ba tia song song;
+ 1 thấu kính hội tụ;
+ 1 thấu kính phân kì;
+ 1 giá quang học;
+ 1 màn hứng ảnh;
+ 1 bút dạ;
+ 1 sợi dây dù không giãn;
+ 1 que hương;
+ 1 bật lửa.
Với những dụng cụ thí nghiệm như trên, tơi xin tóm tắt q trình lắp ráp dụng
cụ thí nghiệm và tiến trình dạy học tiết 2 – “Sự truyền ánh sáng” – Vật lí 7 khi
sử dụng thí nghiệm thay thế thí nghiệm trong sách giáo khoa như sau:
*
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học

tập
*
HOẠT ĐỘNG 2: Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền
của ánh sáng.
I. Đường truyền của ánh sáng
- Để quan sát đường truền của tia sáng trong khơng khí, giáo viên thay thế
thí nghiệm hình 2.1 sách giáo khoa bằng thí nghiệm do giáo viên bố trí

6


Hình 1: Thí nghiệm hình 2.1 sách giáo khoa
- Thí nghiệm do giáo viên bố trí như hình vẽ sau

Hình 2: Lắp ráp thí nghiệm
* Các dụng cụ dùng để làm thí nghiệm gồm:
+ Hình hộp chữ nhật trong suốt;
+ Giá quang học;
+ Bộ nguồn sáng laser phát ra chùm tia sáng gồm ba tia song song;
+ 1 que hương; + Bật lửa.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm biểu diễn:
+ Đốt cháy que hương đặt vào hình hộp chữ nhật trong suốt cho khói
hương lan tỏa trong hộp
+ Bật nguồn sáng laser chiếu chùm tia sáng song song vào hình hộp chữ
nhật có chứa khói hương.
- u cầu học sinh quan sát đường truyền của tia sáng và trả lời câu hỏi:
Qua thí nghiệm em thấy đường truyền của ánh sáng trong khơng khí là đường
gì?
7



Khi đó học sinh sẽ quan sát thấy được đường đi của tia sáng trong khơng
khí qua làn khói hương như hình sau và trả lời được câu hỏi của giáo viên là:
đường truyền của ánh sáng trong khơng khí là đường thẳng.

Hình 3: Chiếu chùm tia song song vào khối hình hộp trong suốt
bên trong có chứa khói hương
Như vậy, bằng thí nghiệm biểu diễn, giáo viên đã tổ chức để tất cả học
sinh cùng được quan sát thấy đường truyền của tia sáng trong khơng khí. Để
kiểm tra đường truyền của tia sáng có phải là đường thẳng hay khơng, giáo viên
thay thí nghiệm hình 2.2 sách giáo khoa bằng thí nghiệm của giáo viên tự tạo.

Hình 4: Thí nghiệm hình 2.2 sách giáo khoa
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy có thật sự ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng như các em quan sát thấy hay không? Làm thế nào để kiểm tra được nhận
xét trên của các em là đúng? Bằng các đồ dùng có trong bộ thí nghiệm, em hãy
trình bày phương án thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày các phương án thí nghiệm kiểm tra
đường truyền của tia sáng là đường thẳng.
Sau khi phân tích các phương án thí nghiệm khác nhau do học sinh đưa ra, giáo
viên đưa ra phương án thí nghiệm đúng, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
kiểm tra và thực hành thí nghiệm như sau:
+ Điều chỉnh công tắc để nguồn sáng laser chỉ phát ra một tia sáng
8


+ Chiếu tia sáng này đi là là trên một màn hứng ảnh
+ Gọi ba học sinh lên làm thí nghiệm, các học sinh khác quan sát: một học sinh
dùng bút dạ đánh dấu ba điểm lần lượt A, B, C trên đường truyền của tia sáng;
hai học sinh còn lại dùng sợi dây dù không giãn kéo căng nối hai điểm A và C.


A

C

B

Hình 5: Chiếu tia sáng trên màn hứng ảnh, đánh dấu ba
điểm
trên đường truyền của tia sáng

A

B

C

Hình 6 : Kiểm tra ba điểm A, B, C cùng nằm trên mộtđường thẳng
Học sinh cả lớp sẽ cùng quan sát thấy sợi dây đi qua cả 3 điểm A, B, C Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Sợi dây đi qua cả ba điểm A, B, C
trên đường truyền của tia sáng. Vậy ba điểm A, B, C có đặc điểm gì?
- Học sinh sẽ trả lời được: ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng
- Giáo viên hỏi: Vậy ánh sáng truyền đi theo đường gì?
- Học sinh trả lời được: Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
- Giáo viên kết luận và tổng quát thành định luật truyền thẳng của ánh sáng
“Trong mơi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng”
* HOẠT ĐỘNG 3: Nghiên cứu thế nào là tia sáng chùm sáng
II. Tia sáng và chùm sáng
1. Biểu diễn đường truyền của tia sáng
9



- Giáo viên làm thí nghiệm chiếu một tia sáng đi là là trên mặt một màn hứng
ảnh, dùng phấn đánh dấu mũi tên chỉ chiều truyền của tia sáng từ S tới M
và thông báo SM là một tia sáng. Thơng báo quy ước biểu diễn tia sáng

S

M

Hình 7: Đường truyền của tia sáng SM trên màn hứng ảnh
2. Ba loại chùm sáng
- Giáo viên thông báo cách vẽ chùm sáng là chỉ vẽ hai tia sáng ngoài cùng của
mỗi chùm sáng
- Giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn các thí nghiệm sau cho học sinh cả lớp cùng
quan sát và tìm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C3.
+ Chùm sáng song song: Điều chỉnh công tắc của nguồn sáng laser để
nguồn sáng phát ra hai tia sáng tạo chùm sáng song song đi là là trên mằn hứng
ảnh cho học sinh quan sát.
Yêu cầu học sinh: Nêu đặc điểm của chùm sáng song song?

Hình 8: C hùm sáng song song
Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời được: Chùm sáng song song gồm các tia
sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
+ Chùm sáng hội tụ: Điều chỉnh công tắc của nguồn sáng laser để nguồn
sáng phát ra hai tia sáng tạo chùm sáng song song, chiếu chùm tia song song này
10


đi qua thấu kính hội tụ, cho chùm tia ló đi là là trên mằn hứng ảnh cho học sinh

quan sát.
Yêu cầu họ c sinh: Nêu đặc điểm của chùm sáng hội tụ?

Hình 9 : Chùm sáng hội tụ
Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời được: Chùm sáng hội tụ gồm các
tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
+ Chùm sáng phân kì: Điều chỉnh cơng tắc của nguồn sáng laser để nguồn
sáng phát ra hai tia sáng tạo chùm sáng song song, chiếu chùm tia song song này
đi qua thấu kính phân kì, cho chùm tia ló đi là là trên màn hứng ảnh cho học sinh
quan sát.
Yêu cầu học sinh : Nêu đặc điểm của chùm sáng phânkì?

Hình 10 : Chùm sáng phân kì
Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời được: Chùm sáng phân kì gồm các
tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng – Củng cố.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
11


Sau khi áp dụng đồ dùng tự tạo vào tiết dạy, tôi nhận thấy đã thu được một số
hiệu quả sau:
Bộ thí nghiệm đã khắc phục được vấn đề thiếu trang thiết bị dạy
học bộ môn tại đơn vị. Bộ thí nghiệm đảm bảo tính khoa học, chính xác khi mô
tả sự vật hiện tượng cần nghiên cứu.
Về mặt trực quan sinh động, bộ thiết bị thí nghiệm đã đáp ứng được
mục tiêu bài học đó là tất cả học sinh của lớp đều quan sát thấy hiện tượng.
Bộ thiết bị thí nghiệm đã trợ giúp cho tơi trong q trình giảng dạy
bài học, giúp truyền tải nội dung bài học tới học sinh một cách trực quan, gần

gũi và sinh động nhất, góp phần làm nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy.
Khi làm bộ thí nghiệm đã phát huy sự sáng tạo vốn có trong mỗi người giáo
viên, khả năng vận dụng các đồ dùng sẵn có hoặc tự làm để phục vụ tốt nhất cho
tiết dạy.
Học sinh có kĩ năng quan sát hiện tượng, kĩ năng xây dựng phương
án thí nghiệm kiểm tra sự vật hiện tượng một cách chính xác, khoa học. Vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Kích thích hứng thú khám phá khoa học ở học sinh, u thích bộ
mơn và muốn chiếm lĩnh các kiến thức đó bằng chính năng lực của mình dưới
sự dẫn dắt của giáo viên, để từ đó sử dụng hiệu quả các kiến thức đó vào thực tế
cuộc sống.
Các giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái hơn, khơng cịn gị bó ép buộc. Hiệu
quả tiếp thu bài học được nâng cao.
Khảo sát sau giờ dạy với đề bài như sau:
Câu 1: Em hãy phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Câu 2: Trong một buổi tập đội ngũ, chi đội trưởng hơ: “Đằng trước
thẳng”, em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đứng
thẳng hàng hay chưa? Giải thích cách làm?
Kết quả thu được:
NĂM HỌC 2015 – 2016
(Khi chưa áp dụng đề tài)
TT Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
1 7A 36
03 8,3 06 16,7 17 47,2 10 27,8 0

0
2
7B 33
01 3,0 02 6,0 18 54,6 12 36,4 0
0
NĂM HỌC 2016 – 2017
(Sau khi áp dụng đề tài)
TT Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
SL
% SL % SL %
1 7A 31
05 16,1 10 32,2 14 45,3

Yếu
SL %
02 6,4

Kém
SL %
0
0
12


2
3


7B
7C

32
33

02
04

6,3
12,1

06
09

18,8
27,3

17
15

53,0
45,4

07
05

21,9
15,2


0
0

0
0

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
+ Sáng kiến của tơi đã góp phần giải quyết những khó khăn tại đơn vị khi
khơng có đủ đồ dùng và phịng học bộ mơn để học sinh có thể học theo nhóm.
Sáng kiến này cũng có thể áp dụng cho các đơn vị bạn cũng thiếu thốn cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học như đơn vị tôi đang công tác.
+ Phát huy khả năng sáng tạo, thiết kế đồ dùng dạy học phục vụ cho công
tác giảng dạy.
+ Qua việc áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy đã mang lại những
hiệu quả đáng kể. Bộ thí nghiệm của tôi đã giúp cho học sinh được trực tiếp
quan sát hiện tượng và làm thí nghiệm kiểm tra, do đó học sinh tiếp thu bài
nhanh, kiến thức được khắc sâu, củng cố niềm tin vào tri thức mà mình tiếp thu
được, kích thích hứng thú học tập từ đó làm nâng cao hiệu quả của giờ dạy.
3.2. Kiến nghị
Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp, nâng cao chât
lượng dạy học đặc biệt là với môn Vật lí tơi có một số kiến nghị sau:
+ Để các thí nghiệm Vật lí đạt hiệu quả cao trước hết cần có đầy đủ đồ
dùng dạy học, một phịng học bộ mơn thích hợp theo tiêu chuẩn quy định. Đảm
13


bảo cho học sinh có thể quan sát và đặc biệt là được trực tiếp làm thí nghiệm vì
đây là con đường nhanh nhất, tối ưu nhất để các em tiếp nhận tri thức.
+ Các đồ dùng dạy học khi trang bị cho các trường cần sát với sách giáo

khoa hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chuẩn bị và làm các thí
nghiệm.
+ Cần tổ chức cho giáo viên dạy Vật lí được học các lớp bồi dưỡng sử
dụng thiết bị Vật lí ngay từ đầu năm học.
+ Khi dạy học, đặc biệt với mơn Vật lí chúng ta khơng tránh khỏi các thí
nghiệm khó, vậy cần tổ chức tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về các thí
nghiệm này để các giáo viên cùng tháo gỡ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Sách giáo khoa Vật lí 7, tác giả: Vũ Quang, Nguyễn Đức Thắm,
Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Phương Hồng – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm
2011
2.
Sách giáo khoa Vật lí 9, tác giả: Vũ Quang, Đồn Duy Hinh,
Nguyễn Văn Hịa, Ngơ Mai Thanh, Nguyễn Đức Thắm – Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam năm 2011.
3.
Quản Văn Ánh, giáo viên trường THCS Việt Hùng – Vũ Thư – Thái
Bình, “Sử dụng đồ dùng dạy học với bộ mơn Vật Lí 7 phần Quang học” –
SKKN năm học 2010 – 2011.

14



×