Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Giải nhiệt bằng thảo dược docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.75 KB, 6 trang )

Giải nhiệt bằng thảo dược

Có thể giải nhiệt trong người vào mùa nóng bức bằng các loại thảo dược
thiên nhiên dễ tìm, dễ sử dụng

Nóng trong người là hiện tượng tưởng chừng rất bình thường nhưng mang
những tác hại không lường, thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây: người
khô táo, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ; tiểu tiện khó khăn, tiểu ít; da khô nóng,
môi khô nứt nẻ; trẻ em nổi ban đỏ; chảy máu cam, tiểu tiện ra máu; mặt đỏ, đổ
nhiều mồ hôi; nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng; có thể sốt hoặc không sốt,
nhức đầu, choáng váng
Nguyên nhân gây nóng trong người
Theo y học cổ truyền, nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên
nhân sau:
- Nội nhân: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể
thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức
năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những
độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Ngoại nhân: do các yếu tố sau:
- Sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh).
- Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích).
- Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm,
thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng. Chính năng lượng thừa bị
đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào
hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.
- Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.
Hậu quả của nóng trong người
- Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ
bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu
hóa.


- Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng
huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn
thành mạch.
- Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn
chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh
có thể gây tử vong.
Điều trị nóng trong người

Ăn dưa hấu cũng giúp giải nhiệt

- Sử dụng các thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh
nhiệt, chống khô khát trong người, nhuận tràng, giải độc, mát gan như kim ngân,
sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề,
râu bắp, râu mèo, rong biển
Có thể phối hợp 5-6 vị thành một bài, liều lượng 10-12gr (khô) hoặc 30-
50gr (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500ml uống trong ngày.
- Dùng bài thuốc “trà tang cúc ẩm” (tang diệp và cúc hoa mỗi loại 10gr) rửa
sạch nấu với 300ml nước, lọc bỏ xác uống trong ngày giúp giải khát, làm mát cơ
thể; nếu cảm nắng thì có thể cho thêm bạc hà, lá tre (mỗi loại 5gr) sắc chung với
hai loại trên.
- Bài thuốc “trà song hoa ẩm” gồm kim ngân hoa và cúc hoa mỗi loại 10gr,
cũng sắc như trên, có thể hòa thêm một tí mật ong cho tăng tác dụng bổ phế tì.
- Bài nước sâm gồm thuốc giòi, mã đề, rễ cỏ tranh, râu bắp, mía lau, lá dứa
cho thơm, mỗi loại 100-200gr, nấu sôi lược lấy nước (1-2 lít) uống cả ngày, có thể
dùng cho nhiều người trong gia đình cùng uống.
- Dây lá sương sâm 100gr, khoảng 1 lít nước, hái lá già rửa sạch, vò nát
trong nước chín, vắt lấy nước lát sau sẽ đông đặc thành sương sâm; có thể ăn
không hoặc thêm tí đường, vừa thanh nhiệt giải độc, vừa nhuận trường.
- Nên ăn thêm các món canh như khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, bồ
ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi.

- Trái cây như dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long.
- Uống đủ nước để thanh lọc cơ thể và làm trẻ hóa tế bào.
Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng, hoặc người
tì vị yếu hay bị tiêu chảy, lạnh bụng, cảm lạnh, người già yếu không nên dùng các
thuốc mát.

×