Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Lấy sỏi bàng quang qua đường niệu đạo tại bệnh viện đại học Y Dược pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.26 KB, 3 trang )

LẤY SỎI BÀNG QUANG QUA ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯC
Vũ Hồng Thònh*, Nguyễn Minh Quang**, Nguyễn Hoàng Đức*,
Trần Lê Linh Phương**, Nguyễn Tân Cương**
TÓM TẮT
Từ tháng 10-2002 đến tháng 10-2004, tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố HCM, chúng tôi thực
hiện 47 TH bóp sỏi bàng quang qua ngã niệu đạo dưới sự hướng dẫ của camera.
Mục đích: Đánh gía hiệu quả của phương pháp.
Kết qủa: Trong 47 TH sỏi bàng quang có: 19 TH kèm theo bướu lành tuyến tiền liệt; 1 TH hẹp cổ
bàng quang. Tỷ lệ 42,76%; 5 TH kèm theo sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, tỷ lệ 10,53%. Số lượng sỏi từ 1
viên đến 12 viên. Đường kính sỏi từ 1 cm đến 4 cm. Dụng cụ bóp sỏi có ống soi thấy rõ ràng bàng quang
khi đầy nước để tránh tổn thương bàng quang khi bóp sỏi. Không có biến chứng trong lúc thực hiện thủ
thuật. Thời gian nằm viện trung bình 2 ngày.
Kết luận: Sỏi bàng quang thường phối hợp với những bệnh đường tiểu dưới như bướu lành tuyến
tiền liệt, hẹp cổ bàng quang, hẹp niệu đạo... Chúng tôi giới thiệu phương pháp bóp sỏi bàng quang có
hướng dẫn của camera không có biến chứng, đồng thời giải quyết luôn bệnh kèm theo.
SUMMARY
FORCEFUL CRUSHING OF THE BLADDER STONES WITH ENDOSCOPIC
VISUALIZATION AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN HCM CITY.
Vu Hong Thinh, Nguyen Minh Quang, Nguyen Hoang Duc, Tran Le Linh Phuong, Nguyen Tan Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 108 – 110
From October 2002 to October 2004, we had 47 cases of bladder stones which were forced crushing
with endoscopic visualization at University Medical Center in HCM city.
Objective: To assess the efficacy of this method in the treatment of bladder stones.
Results: Of 47 cases, there were 19 cases with benign prostatic hyperplasia, 1 case with bladder neck
stricture (42,76%). The quantity of stones is from 1 to 12. The diameter is from 1 to 4 cm. Simple
mechanical crushing devices should be used to prevent bladder injury when the jaws are closed. It was
ensured full bladder with endoscopic visualization before forceful crushing of the stones. There was no
complication for this devices.The average duration in hospital was 2 days.
Conclusions: Bladder stones are associated with the diseases of the lower urinary tract such as
benign prostatic hyperplasia, bladder neck stricture, uretheral stricture... We introduced a devices for


forceful crushing of the stones with endoscopic visualization without complication.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi bàng quang là một bệnh ít gặp hơn sỏi thận
và sỏi niệu quản. Thông thường sỏi bàng quang đi
kèm theo những bệnh lý của đường tiểu dưới như
bướu lành tuyến tiền liệt, xơ chai cổ bàng quang, hẹp
niệu đạo...
* Bệnh viện ĐHYD TP HCM.
** Phân môn Niệu, bộ môn Ngoại - ĐHYD TP HCM.
108
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Chẩn đoán sỏi bàng quang dễ dàng dựa vào triệu
chứng lâm sàng, siêu âm, X quang. Điều trò sỏi bàng
quang tại nước ta cũng rất đơn giản, đa phần là mổ
hở hoặc lấy sỏi bàng quang qua da trên xương mu.
Đôl lúc sỏi bàng quang cũng được lấy qua đường niệu
đạo bằng bóp sỏi mù hay tán sỏi bằng thủy lực vào
những thập niên 1980s (máy Urate) của Liên Xô cũ.
Từ tháng 10-2002 đến tháng 10-2004, tại bệnh
viện Đại Học Y Dược Tp HCM, chúng tôi có 47 trường
hợp sỏi bàng quang được lấy qua đường niệu đạo
bằng phương pháp bóp sỏi với sự hướng dẩn của
camera. Chúng tôi đúc kết kinh nghiệm qua 47 TH
để đánh gía phương pháp và có một số nhận xét
nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trò cho
bệnh nhân.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang từ tháng 10-2002
đến tháng 10-2004 tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp
HCM.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các bệnh nhân
được chẩn đoán là sỏi bàng quang.
Không chọn những sỏi bàng quang có kích thước
quá lớn đường kính trên 5 cm.
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm lâm sàng chính:
Phái tính
Nam: 43 (91,48%)
Nữ: 4 (8, 52%)
Tuổi
20t - 50t 51t - 60t 61t - 70t 71t - 80t
12 9 9 17
Các bệnh kèm theo
Bướu lành tuyến tiền liệt: 19 TH
Hẹp cổ bàng quang: 1TH, tỷ lệ 42,76%
Sỏi thận hoặc sỏi niệu quản: 5
TH
, tỷ lệ 10,53%
Lâm sàng
Tất cả các bệnh nhân nhập viện vì đi tiểu khó
không có trường hợp nào bò bí tiểu.
Các bệnh nhân được xác đònh chẩn đoán qua siêu
âm, X quang.
Kích thước sỏi từ 1cm đến 4cm
Số lượng sỏi từ 1 viên cho đến 12 viên.
Trong đó có 1 viên sỏi bao chung quanh dò vật
không xác đònh được và 1 viên bao chung quanh dò

vật là giấy bạc 50 Ria.
Phương pháp
Tất cả bệnh nhân đều được gây tê tủy sống. Nằm
tư thế sãn phụ khoa.
Nong niệu đạo bằng thông Béniqué đến số 30F.
Đặt máy bóp sỏi bàng quang 26F với ống soi 70
0
.
Cho nước muối sinh lý vào bàng quang và quan
sát toàn bộ thành bàng quang.
Tiến hành bóp vụn sỏi bàng quang thành những
mãnh nhỏ.
Sau đó xúc rửa bàng quang cho đến hết sỏi vụn.
Soi bàng quang kiểm tra lần cuối và đặt thông
Foley 20F 2 chạc dẩn lưu bàng quang.
Thông Foley được rút sau 24 giờ hoặc 48 giờ.
Thời gian thao tác trung bình 30 phút.
Trong 19 TH có kèm theo bướu lành tuyến tiền
liệt và 1 TH hẹp cổ bàng quang, chúng tôi bóp sỏi
trước rồi sau đó cắt đốt nội soi hay xẽ rộng cổ bàng
quang sau.
Kết quả
Không có biến chứng trong 47TH sỏi bàng quang
của chúng tôi.
Thời gian nằm viện trung bình là 2 ngày.
BÀN LUẬN
Sỏi bàng quang được phát hiện cách nay
4800BC. Vào thời Hypocrate đã cảnh báo cắt mở
bàng quang lấy sỏi gây ra chết người. Mổ lấy sỏi
qua đường tầng sinh môn được thực hiện tại Arabs

vào 200BC. Tiếp theo sau đó, vào thế kỷ đầu tiên
Celsus vàSusruta đã có bài viết về lấy sỏi bàng
quang qua đường mổ tầng sinh môn. 1500s Pierre
109
France lấy sỏi bàng quang trên xương mu. 1800s
bắt đầu đã tránh mổ hở và lấy sỏi bàng quang qua
niệu đạo. Sir Philip Crampton lần đầu tiên giới
thiệu phương pháp lấy sỏi bàng quang qua ngã
niệu đạo cũng bóp sỏi rồi xúc rửa bàng quang tại
Dublin (1834) nhưng không được chú ý. Henry J
Bigelow (1876) phổ biến phương pháp này tại
Harvard và tồn tại đến 1960s, 1970s. Biến chứng
rất nhiều vì chưa có kháng sinh, dụng cụ còn thô
sơ nên dể thủng bàng quang, nhiễm trùng huyết,
xuất huyết.
1950s phát minh máy tán sỏi bằng thủy lực ở
Liên Xô cũ dùng để tán sỏi bàng quang mà tại nước ta
có sử dụng năm 1980 tại Hải Phòng đầu tiên.(2).
Ngoài ra bóp sỏi bàng quang mù cũng được áp dụng
tại nước ta nhưng để lại nhiều biến chứng tổn thương
niêm mạc bàng quang, thủng bàng quang, xuất huyết
và dễ nhiễm trùng niệu.
Qua 4 thập niên sự phát triển khoa học kỹ thuật
tiến bộ nhanh chóng, nhiều phát minh về dụng cụ
cho phép tán sỏi bàng quang qua ngã niệu đạo bằng
siêu âm, hơi, thủy lực, thủy lực kết quả tốt 92%-
100%
(2,4)
Đối với trẻ em có thể tán sỏi bàng quang qua da
trên xương mu thay vì phải mổ hở

(3)
.
Sỏi bàng quang rất dễ chẩn đoán khi dựa trên
lâm sàng, bệnh nhân thường tiểu khó, ngập ngừng,
ngưng tiểu giữûa dòng. Hiện nay khi kết hợp với siêu
âm chẩn đoán ngay khi cho bệnh nhân thay đổi tư
thế. Trong 47 TH của chúng tôi không có khó khăn
khi chẩn đoán là sỏi bàng quang.
Chúng tôi trong 2 năm vừa qua sau khi có dụng
cụ bóp sỏi bàng quang qua ngã niệu đạo với ống soi
70
0
đã thực hiện an toàn cho bệnh nhân, không có
một biến chứng nào xãy ra như xuất huyết, nhiễm
trùng, tổn thương niệu đạo do đặt máy soi, và thời
gian nằm bệnh viện ngắn nhất trung bình 2 ngày.
Trong 20TH vừa có bướu lành tuyến tiền liệt và hẹp
cổ bàng quang, qua nội soi chúng tôi xử lý luôn
nguyên nhân. Một số tác giả dùng đến phương pháp
lấy sỏi qua da trên xương mu nếu sỏi quá lớn sau khi
cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt
(1)
. Chúng tôi chưa áp
dụng phương pháp này.
KẾT LUẬN
Sỏi bàng quang dù ít gặp hơn sỏi thận và sỏi niệu
quản nhưng thương đi kèm theo bệnh lý đường tiểu
dưới như hẹp cổ bàng quang, bướu lành tuyến tiền
liệt, hẹp niệu đạo... mà sau khi giải quyết sỏi bàng
quang chúng ta phải xử lý nguyên nhân gây ra sỏi.

Chúng tôi giới thiệu một phương pháp đơn giản, ít
xâm lấn và có kết quả tốt và biến chứng hầu như
không có. Qua đó kết hợp giải quyết luôn nguyên
nhân gây ra sỏi bàng quang có kết quả tối ưu cho
người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aron M., Agarwal MS, Goel A.. Comparision of
percutaneous with transurethral cystolithitripsy in
patients with large prostates and large vesical
calculs undergoing simultaneous transurethral
prostatectomy. BJU International (Feb,2003),
91,3.
2 Stoller ML.. Urinary stones disease in Smith’s
Genreal Urology 16
th
ed.The Mc Graw Hill
companies, 2004, 284
3 Salah MA., Holman E., Toth C.. Percutaneous
suprapubic cystolithotripsy for pediatric bladder
stones in a developing country. Eur Urol 2001 Apr,
39, 4: 466-470
4 Stoller ML, Gentle DL. Trasurethral
cystolithopaxy in Glenn’s Uro Sur 5
th
ed
Philadephia 1988, 979-983
5 Basler J. Bladder stones. emedicine.com Nov 10,
2004.

110

×