Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và sự vận dụng vào xây dựng, phát huy giá trị văn hóa ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.74 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của
văn hóa và sự vận dụng vào xây dựng, phát huy giá trị văn hóa ở nước ta
hiện nay”
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp: 70DC
MSV: 70DC
Chuyên ngành: Thương Mại Điện Tử

HÀ NỘI
Mục Lục
1


MỞ ĐẦU..................................................................................................3
PHẦN I: LÝ THUYẾT............................................................................4
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VĂN HĨA......................................................................................................4
1.QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA VÀ QUAN HỆ VĂN HĨA VỚI
CÁC LĨNH VỰC KHÁC...........................................................................................4
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa.........................................4
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh
vực khác..........................................................................................................5
2.1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng................6
2.2. Văn hóa là một mặt trận...................................................................8
2.3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân...........................................8


3. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI................9
I.XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NỀN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
...............................................................................................................................9
1. MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NỀN VĂN HÓA CỦA ĐẢNG TA HIỆN
NAY...................................................................................................................10
2. NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG...........................................................................11
II.TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA Ở VIỆT NAM...................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16

MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của
Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trải qua hành trình hơn 30
2


năm (từ năm 1911–1941) bôn ba các châu lục, lao động, học tập, tham gia hoạt
động cách mạng để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, quan điểm văn hóa
của Hồ Chủ tịch ln nêu cao tinh thần kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn hóa
dân tộc, học tập nhưng có tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Chính vì vậy, đối với Người, cần học cái hay trong từng nền văn hóa của các dân
tộc trên thế giới và phát huy giá trị truyền thống trong những làn điệu dân ca,
những vần thơ cổ của dân tộc là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của Người. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết
sức quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học
và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Được kết tinh và
chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Đông, phương Tây, của truyền thống
và hiện đại, của dân tộc và quốc tế. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vơ
cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Người: Văn hóa là một kiến

trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới
kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã
hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động
lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc
dân đi.
Có thể khẳng định rằng Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và chỉ đạo
xây dựng nền văn hố mới - văn hố cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hố là di sản có giá trị to lớn cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Hiện nay việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta là một nhiệm vụ to
lớn và cấp thiết. Vì vậy, trong học tập mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, em chọn
chủ này để viết bài tiểu luận kết thúc môn học.

3


PHẦN I: LÝ THUYẾT
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
VĂN HĨA
1.Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và quan hệ văn hóa với các lĩnh
vực khác
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận văn hóa: nghĩa rộng, hẹp, rất hẹp và
“phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
Trong mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 - 1943) lần
đầu tiên Hồ Chí Minh có nêu một định nghĩa về văn hố: "Vì lẽ sinh tồn cũng
như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hố là sự tổng hợp

của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn".
Người còn ghi thêm: "Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc: 1)
Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; 2) Xây dựng luân lý: biết hy sinh
mình, làm lợi cho quần chúng; 3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan
đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4) Xây dựng chính trị: dân quyền; 5)
Xây dựng kinh tế"
Như vậy văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là tồn bộ những
giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp
ứng lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích của cuộc sống lồi người. Và muốn
xây dựng nền văn hố dân tộc, thì phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội, đạo đức, tâm lý con người.

4


Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có
bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người,
thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù
chữ...
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực
khác
Quan hệ giữa văn hóa với chính trị, Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời
sống có bốn vấn đề cần phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những ở nước
Việt Nam thuộc địa, trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, xóa
ách nơ lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó chính là sự giải phóng
chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển. Tuy nhiên văn hóa khơng thể

đứng ngồi mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ
chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và chính trị phải có hàm lượng
văn hóa.
Quan hệ văn hóa với kinh tế: Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chính
Minh giải thích rằng, văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, những cơ sở
hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và phải có đủ
điều kiện phát triển được. Tuy nhiên văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở
trong kinh tế, nghĩa là văn hóa khơng hồn tồn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai
trị tác động tích cực trở lại kinh tế. Sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội đều có
sự khai sáng của văn hóa.
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội: Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải
phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn hóa
thế ấy. Văn học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong
chế độ nơ lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nơ lệ, khơng phát triển được. Vì
vậy phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân,
5


giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị
cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa.
Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại. Bản sắc văn
hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của
con người Việt Nam.
Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa.
Hồ Chí Minh chỉ roc mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn
hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ. Tiêu chí
tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy. Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt
cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc

làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa
2.1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Văn hóa là mục tiêu: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, đọc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của tồn bộ tiến
trình cách mạng.
Theo quan diểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu – nhìn một cách tổng
quát – là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc; là khát vọng của nhân dân về giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân
chủ - dân là chủ và dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân luôn luôn được quan tâm và khơng ngừng nâng cao, con ngưởi có điều kiện
phát triển tồn diện. Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho một xã hội phát triển bền
vững với ba trụ cột là bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Chúng ta có thể
nhận thức ở những mức độ khác nhau tong di sản Hồ Chí Minh về các mục tiêu

6


của Chương trình nghị sự XXI1, một phần quan trọng của chiến lược phát triển
bền vững.
Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Di sản Hồ
Chí Minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm
động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại
lực. Tất cả quy tụ con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa.
Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể xong tư tưởng Hồ Chí Minh,
động lực có thể tiếp nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:
Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho
quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Tư duy

biện chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn
dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách
mạng.
Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lịng u nước, lý tưởng, tình cảm cách
mạng, sự lạc quan, ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách
mạng.
Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu hết quy luật
phát triển của xã hội. Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con
người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách
mạng.
Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con
người, hướng con người đến giá trị chân, thiện, mỹ. Theo quan điểm của Hồ Chí
Minh, đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.
Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước.
2.2. Văn hóa là một mặt trận
Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan
trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Nói mặt trận văn hóa là nói
đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các
lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn
7


hóa. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa – tư
tưởng.
Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, lối sống...của các hoạt động văn nghệ, báo chí, cơng tác lý luận, đặc biệt là
định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững
vàng; ngịi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệ “phị chính trừ tà”. Phải bám sát
cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng để phê bình nghiêm khắc những thói

xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca tụng chân thật những
người tốt việc tốt để làm gương cho chúng ta ngày nay và con cháu đời sau.
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời
đại vẻ vang. Vì vậy, chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với
dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang.
2.3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc nhân dân. Tư tưởng văn
hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Theo Người, mọi hoạt động
văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh đc tư tưởng
và khát vọng của quần chúng.
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân phải viết cho hay, cho thật, cho hùng
hồn; phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu
mà viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết rau muống
mà ham dùng chữ. Nói cũng vậy. Nói ít nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc
chắn thì quần chúng thích hơn. Tóm lại “từ trong quần chúng ra. Về sâu trong
quần chúng”. Trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng.
Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Quần chúng là
những người sáng tác rất hay. Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa
những tư liệu q. Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung
thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ. Nhân dân phải là những người được
hưởng thụ các giá trị văn hóa.
8


3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra quan
niệm về ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn
hóa dân tộc với năm nội dung. Xây dựng tâm lý: Tình thần độc lập tự cường.
Xây dựng ln lí: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Xây dựng xã hội:
Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân. Xây dựng chính trị: dân

quyền. Xây dựng kinh tế.
Trong kháng chiến chống thực dân pháp, khi cả dân tộc bước vào cuộc
kháng chiến trường khơngỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm
của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây
dựng nền văn hóa mới. Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học,
đại chúng.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội: Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xd nền văn hóa mới Việt Nam,
đó là một nền văn hóa tồn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo
đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân dân.
PHẦN II. LIÊN HỆ
I.XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NỀN VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Mục tiêu xây dựng và phát huy nền văn hóa của Đảng ta hiện nay
* Mục tiêu chung
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng
đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. *
Mục tiêu cụ thể

9


1-

Hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam,

tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực
sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân

thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm
của mỡi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
2-

Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu
phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trị của gia
đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho văn
hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
3-

Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm

xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
4-

Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển cơng

nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
5-

Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành

thị và nơng thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy
lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
2. Nhiệm vụ của Đảng
-


Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện: Chăm lo xây

dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Gắn xây dựng,
rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
cơng dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập. đón nhận cơ hội phát triển, vượt
qua các thách thức để giữ gìn, hồn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc
10


phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Xây dựng
cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỡ trợ quảng bá nghệ thuật quốc
gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngồi.
-

Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh: Mỗi địa phương, cộng

đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một mơi trường văn hóa lành mạnh, góp
phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Phát huy giá trị
truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng; khuyến
khích các hoạt động tơn giáo gắn bó với dân tộc
-

Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: Chú trọng chăm lo xây

dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây

là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Phát huy ý thức và tinh
thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây
dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước
và quốc tế.
-

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa: Huy động sức

mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,
khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
làm giàu văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu
số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa
tích cực trong tơn giáo, tín ngưỡng. Khuyến khích nhân dân sáng tạo, trao truyền
và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
-

Phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị

trường văn hóa: Phát triển cơng nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy
những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất
khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đổi
mới, hồn thiện thể chế, tạo mơi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển
thị trường văn hóa và cơng nghiệp văn hóa.
11


II.TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN
VĂN HĨA Ở VIỆT NAM
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, là

một sinh viên ta phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức
tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước
phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? Để trả lời được câu hỏi
nêu trên, mỡi sinh viên chúng ta phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi
cho bản thân những kỹ năng cần thiết, khơng ngừng nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, nỡ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự
phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn
hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt
động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, sinh viên Việt Nam nói chung cần tiếp tục đẩy
mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây
là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của
đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ
chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên
tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu
hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.Ngoài ra, cần
tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi
và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh
viên khác đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong
đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Bản sắc văn hóa ví như “bộ gen” phản ánh đặc trưng riêng biệt, độc đáo và giàu
giá trị nhất của một nền văn hóa. Để rồi, đặt vấn đề bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn
12


hóa trong thời hội nhập, cũng chính là bảo vệ những “giá trị gốc” hay phần giá

trị tinh hoa nhất của nền văn hóa dân tộc. Bởi đó cũng chính là “cái vé” thông
quan hay là sợi neo giúp con thuyền dân tộc trôi vững vàng giữa “biển” hội
nhập. Là một sinh viên đang được thoe học và tiếp xúc với tư tưởng của chủ tịch
Hồ Chí Minh tơi ln ý thức sâu sắc về trách nhiệm giữ gìn và phát huy nền văn
hóa dân tộc.
Để thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân, tôi cần phải học tập và rèn
luyện thật tốt, đặc biệt là trau dồi hiểu biết về nét đẹp văn hóa nước nhà. Đất
nước ta có được ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của những thế hệ ông cha
ta, tất cả đều được khắc ghi trong những trang lịch sử hùng hồn của dân tộc. Đó
là lí do tơi cần phải tham khảo và tìm hiểu những tài liệu nhiều hơn để càng
thêm trân trọng nên lịch sử Việt Nam giống như đạo lí Người đã dạy “Uống
nước nhớ nguồn”. Khơng chỉ đề cao việc đọc sách mà tơi cịn chú trọng vào sự
trải nghiệm thực tế. Chính vì thế, tơi ln mong muốn bản thân đi đến thật nhiều
nơi để tiếp xúc với hiều nét văn hóa ở các vùng miền trong nước một cách chân
thực nhất, và tăng ý thức trách nhiệm giữ gìn bản sắc dân tộc. Bên cạnh “giữ
gìn” ta cần phải biết “bảo vệ” văn hóa khỏi những tư tưởng, phản động. Đó là
hành vi trái với đạo đức cần lên án và phê phán gay gắt tránh tiếp xúc với nền
văn hóa độc hại làm ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa
dân tộc.
Ngồi ra, việc tham gia các hoạt động tình nguyện, tổ chức giao lưu giữa các
nền văn hóa là hết sức cần thiết để tôi phát triển bản thân nói riêng và mọi người
con Việt Nam thêm yêu dân tộc, nâng cao ý thức và trách nhiệm bản thân nhằm
khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc với các nước bạn.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước.
Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, vì một quốc
gia dân giàu nước mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu.

13



KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh nêu văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh
tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.
Có thể khẳng định, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc đã, đang và tiếp tục trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho Đảng
và Nhà nước ta trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, nhưng ln có sự hội nhập và giao lưu với nền văn
hóa tiến bộ của các nước trên thế giới để hướng tới một “nền văn hóa của tương
lai” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lớp lớp thế hệ Việt Nam chúng ta.
Trong đó, cần xác định rõ văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Như vậy, con đường đi từ chính trị đến với nhân dân là con đường văn hóa - con
đường vừa thuyết phục bằng trí tuệ và tình cảm để thu phục nhân tâm, vừa khích
lệ được tính tích cực, chủ động của các đối tượng khác nhau tự vươn lên tham
gia vào đời sống chính trị. Nhận thức sâu sắc và tồn diện tư tưởng về văn hóa
trong chính trị ở Hồ Chí Minh giúp chúng ta có phương hướng và giải pháp cụ
thể để xây dựng văn hóa trong chính trị ở thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư về xây dựng Đảng hiện nay.

14


Tài liệu tham khảo
[1] Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
[2] Lênin, toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ Matxcơva 1978 (Tiếng Việt)
[3] Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, H.2002

[4] />[5] />[6] />
15



×