Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Viêm thanh quản cúm ở trẻ nhỏ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.05 KB, 5 trang )

Viêm thanh quản cúm ở trẻ nhỏ

Khám họng phát hiện bệnh cho trẻ.
Viêm thanh quản cúm là một bệnh rất thường gặp vào mùa lạnh,
chiếm tới 25% trong số các bệnh lý của thanh quản.
Viêm thanh quản cúm xuất hiện khi nào?
Bệnh xuất hiện đột ngột sau đi về khuya, mặc lạnh hoặc tiếp xúc với người
bị cúm, uống bia rượu lạnh Bệnh nhân thấy đau mình mẩy, nhức đầu, nuốt nước
bọt thấy khô rát và đau, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường
xuyên. Sau đó người bệnh bắt đầu có các triệu chứng của viêm thanh quản cúm.
Biểu hiện của viêm thanh quản cúm chủ yếu là sốt, ho và khàn tiếng. Số lượng
bệnh nhân bị viêm thanh quản cúm tăng đáng kể mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc
biệt là những người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, hay mẩn
ngứa da Bệnh diễn biến trong vòng 5-7 ngày rồi tự khỏi nếu không có biến
chứng sau cúm nhất là những trường hợp bội nhiễm dẫn đến những bệnh nhiễm
khuẩn khác như viêm tai sau cúm, viêm phổi Những biến chứng sau cúm thường
nặng nề do sức đề kháng của cơ thể giảm sút, chính vì thế cần phải theo dõi sát,
điều trị đúng và kịp thời, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của biến chứng như
đau tai, khó thở phải đưa người bệnh vào viện ngay.
Diễn biến bệnh viêm thanh quản cúm
Viêm thanh quản cúm ở người lớn diễn biến chủ yếu theo chiều hướng tốt.
Chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol, giảm ho, chống
phù nề Bệnh nhân dần dần hết sốt, không ho và tiếng nói trong dần trở lại.
Tuy nhiên viêm thanh quản cúm ở trẻ em diễn biến lại khá nguy hiểm do
đặc điểm của viêm thanh quản cúm ở trẻ em là hiện tượng phù nề dữ dội trong khi
kích thước đường thở của trẻ lại nhỏ chỉ bằng một phần ba người lớn, tổ chức liên
kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Phù nề thường khu
trú ở hạ thanh môn, có thể lan rộng xuống khí, phế quản. Niêm mạc thanh quản
màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Đôi khi quá trình viêm tạo nên những ổ áp - xe rồi vỡ
loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí, phế quản dẫn đến viêm khí phế quản.
Viêm thanh quản cúm ở trẻ biểu hiện triệu chứng chính là khó thở, còn


giọng nói hay tiếng khóc ít thay đổi. Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít. Khó thở xuất hiện
vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh cúm. Khó thở kiểu thanh quản tăng
nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Tiếng ho ông ổng. Thỉnh
thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi,
mặt và đầu chi tím.
Triệu chứng toàn thân xấu. Trẻ sốt cao 39o - 40oC, môi khô, lưỡi bẩn,
mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt. Lúc này soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc xuất tiết
nhày nhiều, hai dây thanh sung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình
thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn - đây chính là nguyên nhân gây khó thở. Bệnh
tiến triển bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau
vài hôm. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng và trẻ tử vong trong vòng
24 giờ nếu không được xử trí kịp thời.
Điều trị viêm thanh quản cúm có khó không?
Viêm thanh quản cúm ở trẻ em phải được điều trị tại các cơ sở có chuyên
khoa tai mũi họng và theo dõi chặt chẽ. Cho trẻ thở ôxy hỗ trợ; cụ thể: Nếu thấy
khó thở nặng phải mở ngay một lỗ thở ở bên dưới chỗ phù nề thanh quản (mở khí
quản); Sử dụng kháng sinh toàn thân đường tiêm nhóm bêta lactam hoặc phối hợp
với nhóm macrolid; Tiêm tĩnh mạch các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm
corticoid; Nếu có cơn co thắt phải sử dụng thêm thuốc chống co thắt như
salbutamol dạng khí dung hoặc tĩnh mạch; Sử dụng các thuốc an thần để tránh các
kích thích tạo cơn khó thở; Nâng cao thể trạng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ
chống đỡ lại bệnh.
Một số ít trường hợp trẻ dưới 1 tuổi, viêm thanh quản cúm sau đó bị bội
nhiễm liên cầu bêta tan huyết nhóm A hoặc tụ cầu trở thành viêm thanh - khí - phế
quản ngạt thở. Lúc này quá trình phù nề xuất phát từ hạ thanh môn sau đó lan
nhanh xuống khí - phế quản. Đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết
nhiều nhày đặc quánh làm tắc lòng khí - phế quản. Trẻ đột ngột sốt cao và khó thở
nặng, khó thở nhanh, thở ậm ạch, có ran ở phổi. Đối với người có thể trạng nhiễm
trùng, nhiễm độc: mạch nhanh, nhỏ, không đều, nhiệt độ lên cao 41oC hoặc hạ
xuống dưới 36,5oC, mặt xám chì, mắt lo âu và có quầng đen, chân tay lạnh và tím,

trẻ hay nôn nên mất nước nhiều và mệt lả. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường tử
vong sau 24 giờ. Vì vậy bệnh nhân phải được điều trị tích cực ngay từ đầu: mở khí
quản, cho thở ôxy, nhỏ thuốc tan đờm vào đường thở, hút dịch, chống nhiễm độc
thần kinh và trụy tim mạch, chống nhiễm khuẩn. Việc phòng tránh viêm thanh
quản cúm cho trẻ nhỏ là hết sức cần thiết do mức độ nặng nề của bệnh. Tránh
không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời sau 20 giờ. Không đưa trẻ đi chơi những
chỗ đông người nhất là khi đang có dịch cúm. Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho
trẻ trong mùa lạnh. Người lớn tránh đi uống bia rượu khuya khi thời tiết thay đổi.

×