Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Chặn đứng bệnh AIDS ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.28 KB, 3 trang )

Chặn Đứng bệnh AIDS ở trẻ em

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang)

“Ngày Thế Giới Bệnh AIDS”- World AIDS Day ra đời vào mồng 1 tháng 12 năm 1988
với mục đích nhắc nhở dân chúng về các hiểm họa do bệnh AIDS gây ra cho con người.
Mỗi năm, ngày này mang một chủ đề khác nhau như “Phụ nữ với bệnh AIDS”, “AIDS và
Gia Đình”, “Một Thế giới, Một Hy Vọng”, “Sự Tham Gia của Cộng Đồng”, “Kỳ Thị và
Đối Xử Khác Biệt”…
Dải nơ mầu đỏ là biểu tượng quốc tế của ngày này.
Chủ đề năm 2007 của Ngày Thế Giới AIDS là “Chặn Đứng bệnh AIDS ở trẻ em”
Cho tới cuối năm 2007, có khoảng 2.5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới đang sống
với HIV. Chỉ riêng năm 2007, có 420,000 em mới bị nhiễm. Đồng thời cứ mỗi 15 giây
đống hồ là có một em bị mồ côi cha hoặc mẹ chết vì HIV/AIDS. Chúng phải đối diện với
không có thực phẩm, thuốc men, phải bỏ học để tự lực cánh sinh, sống vất vưởng cô đơn.
Các em thường bị nhiễm HIV trong khi còn nằm trong lòng người mẹ mang bệnh, trong
lúc mẹ trở dạ sinh đẻ hoặc khi mẹ cho con bú sữa của mình.
Khi bú sữa mẹ, từ 10 tới 20% các em có nguy cơ bị nhiễm HIV, nhưng nếu không bú sữa
mẹ thì tỷ lệ tử vong vì bệnh tiêu chẩy và bệnh nhiễm hô hấp lại nhiều gấp 6 lần. Lý do là
sữa mẹ cung cấp cho con đầy đủ chất dinh dưỡng và khả năng miễn dịch với bệnh tật rất
cao. Do đó, các nhà chuyên môn khuyên các bà mẹ này nên cho con bú ít nhất là ba tháng
sau khi sanh để tạo sức mạnh cho con.
Ngoài ra, các em còn lây bệnh qua tiếp nhận máu nhiễm HIV, ống kim chích không khử
trùng, quan hệ tình dục trước khi tới tuổi hiểu biết hoặc bị cưỡng hiếp, lạm dụng. Tại vài
địa phương ở châu Phi, có một huyền thoại là nếu giao hợp với nữ giới còn trinh, HIV sẽ
được chữa khỏi. Do đó nhiều em bé đã bị hãm hiếp.
Tại các quốc gia có lợi tức cao, lây lan HIV từ mẹ sang con hầu như không còn nữa. Đó
là nhờ ở ý thức tự nguyện thử nghiệm HIV của các bà mẹ, sự sẵn có các dịch vụ tư vấn
chăm sóc và thuốc đặc trị, phương pháp sinh đẻ an toàn và dồi dào thực phẩm cho trẻ sơ
sinh.
Có thể ngăn chặn lan truyền bệnh từ mẹ sang con như sau:


-Phòng tránh HIV ở những người sắp làm cha mẹ.
-Tránh có thai ngoài ý muốn ở người nhiễm HIV.
-Ngăn chận lan truyền HIV từ người mẹ bị nhiễm sang con trong khi có thai, khi sinh và
khi cho con bú sữa mẹ. Việc này có thể thực hiện được bằng cách cho người mẹ dùng
thuốc đặc trị HIV trong khi mang thai và cho thai nhi sau khi sinh.
Mẹ nhiễm HIV cần tránh và điều trị các vấn đề của nhũ hoa như nứt nẻ núm vú, viêm vú
hoặc đẹn nấm trong miệng con để giảm thiểu lây lan.
Tại các quốc gia đang phát triển, 90% phụ nữ có thai nhiễm HIV không nhận được thuốc
để ngăn chặn truyền bệnh từ mẹ sang con. Do đó, mỗi năm có cả nửa triệu trẻ em bị
nhiễm HIV và trên 330.000 em chết vì AIDS.
Nghiên cứu ở châu Phi cho hay một trong ba trẻ sơ sinh nhiễm HIV sẽ thiệt mạng trước 1
năm tuổi, quá nửa chết trước khi 2 tuổi và đa số chết trước khi lên 5.
Một khi đã bị nhiễm HIV, các em phải đối diện với nhiều loại bệnh trầm trọng và đi dần
vào tử lộ, trừ khi chúng nhận được điều trị. Thuốc sẽ trì hoãn sự tiến triển của nhiễm HIV
sang giai đoạn bệnh AIDS, giúp các em sống đời sống lành mạnh với tuổi thọ cao hơn.
Việc điều trị cho các em cũng gặp khó khăn và phải trải qua 3 giai đoạn: tìm ra các em bị
nhiễm, thử nghiệm để xác định bệnh và cung cấp thuốc. Mà thuốc lại thường là thuốc
viên, bẻ nhỏ rất bất tiện, mà các em cần thuốc bột hoặc thuốc nước mới dễ uống.
Tháng 8 năm 2007, Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận cho công ty Cipla
của Ấn Độ sản xuất một loại thuốc viên dành riêng cho trẻ em nhiễm HIV. Đây là một
hỗn hợp của ba thuốc lamivudine, stavudine và nevirapine, có thể hòa tan trong nước và
chỉ cần uống 2 lần mỗi ngày.
Tới cuối năm 2006, có 7.1 triệu người tại các quốc gia đang phát triển cần thuốc đặc trị
chữa AIDS, mà chỉ có 28% nhận được thuốc vì giá thành của thuốc quá cao.
Vài thắc mắc về HIV/AIDS
1-HIV là gì?
HIV viết tắt của chữ Human Immunodeficiency Virus, là một loại siêu vi trùng làm tiêu
hao hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người.
Siêu trùng này đặc biệt tấn công bạch huyết cầu T4 là loại giúp cơ thể phòng ngừa và
chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại.

2-Có gì khác biệt giữa HIV và AIDS?
HIV khác với AIDS.
Người có HIV dương tính là người có siêu vi HIV trong cơ thể. Bệnh nhân thường chưa
có dấu hiệu gì.
Sau một thời gian, tế bào T4 bị tiêu diệt gần hết, cơ thể trở nên suy yếu, nhiều cơ quan,
bộ phận dễ bị nhiễm độc đồng thời với vài bệnh ung thư. Đây là thởi kỳ bệnh AIDS, viết
tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrome
3-Có cách nào để biết một người bị nhiễm HIV hoặc AIDS?
Nhiễm HIV không có một dấu hiệu đặc biệt nào. Nhiều người nhiễm HIV vẫn sống như
thường cả vài năm nếu được điều trị. Khi chuyển sang giai đoạn bệnh AIDS thì họ mắc
một số bệnh có liên hệ tới HIV, như là lao phổi, nhiễm trùng máu, bệnh nấm, vài loại ung
thư…
4-Liệu tôi có bị lây HIV khi uống chung ly nước với người bệnh?
Rất khó bị nhiễm HIV khi ăn cùng mâm, bắt tay hoặc cùng cầm vào một vật. Chỉ có rủi
ro nhiễm khi tiếp cận với máu hoặc dịch nước từ người bệnh.
5-Có thuốc chữa dứt AIDS không?
Cho tới bây giờ, chưa có thuốc trị dứt bệnh AIDS, tuy nhiên có thuốc đặc trị để áp đảo
HIV, trỉ hoãn bệnh AIDS trong nhiều năm. Do đó, cần lưu ý tới các biện pháp phòng
tránh và tự bảo vệ.
6-Tại sao thuốc đặc trị không loại bỏ hết HIV ra khỏi cơ thể?
Siêu vi HIV rất tinh khôn, quỷ quyệt. Khi vào cơ thể, chúng hội nhập với gen trong tế bào
nạn nhân, tái tạo ra nhiều virus khác. Thuốc đặc trị có thể ảnh hưởng tới sự tái tạo này và
giảm số lượng HIV trong cơ thể. Tuy nhiên một số tế bào chứa virus “nằm im” nhiều
năm và thuốc đặc trị không ảnh hưởng tới được. Khi ngưng thuốc, các HIV này thoát ra
khỏi tế bào và tiếp tục tàn phá hệ miễn dịch của cơ thể.
7-Sâu bọ, côn trùng có truyền lây HIV được không?
Côn trùng không truyền HIV được. Khi hút máu, muỗi không truyền máu này váo người
khác mà chỉ nhả ra một chút nước bọt của chúng, như là một thứ dầu bôi trơn và làm tê
da, giúp chúng hút máu hữu hiệu hơn. Đôi khi trong nước bọt có vi sinh vật gây bệnh.
8-Vật gì giúp phòng tránh HIV hữu hiệu nhất?

Condom bao cao su là vật hữu hiệu nhất để bảo vệ cơ thể với HIV và các bệnh nhiễm
khác do sự giao hợp.
9-Người nhiễm HIV/AIDS có được nhập cảnh Hoa Kỳ không?
Người nhiễm HIV hoặc mang thuốc đặc trị AIDS không được vào nước Mỹ, dù là du lịch
ngắn hạn hoặc dài hạn.
10-Trong giao hợp lưỡng tính, ai là người dễ bị nhiễm HIV từ đối tượng?
Thường thường, người nữ bị rủi ro nhiễm hơn người nam trong quan hệ dị tính vì tinh
dịch người bệnh tràn ngập cơ quan sinh dục nữ.
11-Quan hệ tình dục giữa hai người nữ có bị HIV không?
Giao hợp giữa hai người nữ ít bị nhiễm HIV hơn, trừ khi máu hoặc dịch âm hộ người
bệnh xâm nhập cửa mình đối tượng qua ngón tay hoặc vật dụng kích dục. Nói vậy không
có nghĩa là họ không bị nhiễm HIV.
12- Khi đi du lịch, tôi có phải chích ngừa hoặc làm gì để khỏi bị nhiễm HIV?
Cho tới nay, chưa có thuốc chích ngừa cho HIV, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh
bằng các phương pháp tự bảo vệ.
Mặc dù HIV có trên khắp thế giới nhưng sự nhiễm bệnh không tùy thuộc vào quốc gia
người du lịch tới, mà tùy thuộc vào sinh hoạt, hành vi của người đó khi tới nơi này.
Khách du lịch sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đương sự làm tình với người nhiễm
HIV; dùng chung ống kim chích bị nhiễm trùng; xâm da, xỏ lỗ tai với dụng cụ không khử
trùng; tiếp nhận máu hoặc huyết tương của người mang bệnh.
Nhắc lại là HIV không lan truyền do ăn cùng bàn, ở cùng nhà, không do bắt tay, hôn má,
không có trong không khí, thực phẩm, nước uống. Nhưng có trong máu, tinh dịch và âm
dịch người bệnh.
Tóm lại, để cho bệnh có thể lan truyền: HIV phải hiện diện trong một số dung dịch chất
lỏng của cơ thể và sự lan truyền xẩy qua một vài hành động của người bệnh, người lành.
Trong dung dịch đó, số lượng siêu trùng này phải khá nhiều mới đủ để gây bệnh. Và HIV
chỉ gây bệnh khi nó vượt qua một hàng rào cản để xâm nhập vào dòng máu lưu thông.
Kết luận
“Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc chữa trị, ảnh hưởng của HIV đối với trẻ em và
thiếu niên vẫn còn đáng quan ngại. Các em vẫn còn ở trong tình trạng rất khó khăn.

Chúng ta phải cố gắng giúp các em có cơ hội tiếp tục việc học, tiếp nhận được sự điều trị
chăm sóc. Chúng ta cũng cần giúp đỡ những người cao tuổi, các gia đình cộng đồng đang
nuôi nấng chăm sóc các em.” Đó là lời kêu gọi của chuyên gia Tom Franklin, cố vấn về
HIV/AIDS của Quỹ Nhi Đồng Thế Giới-UNICEF.
Xin hãy “Cùng nhau cứu giúp trẻ em”, “Cùng nhau chống lại bệnh AIDS”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
Texas-Hoa Kỳ


×