Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Tổng hợp những bài văn phân tích Ngữ Văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.36 KB, 93 trang )

Tự tình II
Xã hội phong kiến xưa ln tơn thờ chế độ “Trọng nam, khinh nữ” khiến cho cuộc
đời và số phận của những người phụ nữ vô cùng bấp bênh, đau khổ. Họ khơng có
quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, ln phải sống dưới cái bóng q lớn
của khn khổ “Tam tịng, tứ đức”. Tuy nhiên, trước số phận nghiệt ngã ấy, có
những người chọn cách im lặng, cam chịu, nhưng cũng có những người dám đứng
lên để đấu tranh cho khát khao hạnh phúc của bản thân. Hồ Xuân Hương là một
người như vậy. Bà là một trong số rất ít nhưng nhà văn nữ ở thời đại này nhưng ở
Hồ Xuân Hương lại nổi bật một cá tính riêng khơng trộn lẫn. Là một “nhà văn phụ
nữ viết về phụ nữ”, Hồ Xuân Hương đã dám cất lên tiếng nói để bộc lộ tâm sự,
suy tư thầm kín. Có lẽ cũng bởi cuộc đời long đong lận đận của mình mà các
sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu nói về người phụ nữ, nhất là những người
mang thân phận làm lẽ. Bài thơ “Tự tình II” như nói lên tất cả
Khơng chỉ sáng tác thơ chữ Hán, mà các sáng tác thơ Nôm của bà cũng vơ cùng
phong phú. Chính vì vậy, “ơng hồng thơ tình Xuân Diệu” đã ưu ái gọi bà là “bà
chúa thơ Nơm”. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chum ba bài “ Tự tình”, thể hiện rõ
tài năng cũng như phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đó là sự hịa quyện
giữa một chất thơ trữ tình cùng sự táo bạo, dí dỏm. Bài thơ “Tự tình II” chan chứa
nỗi đau thầm kín, bộc lộ cảnh ngộ, thân phận và nhân cách, bản lĩnh của Hồ
Xuân Hương.
Tâm trạng của Hồ Xuân Hương bắt đầu trong một không gian vô cùng đặc biệt:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.
“Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là
khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo để trở về với hạnh
púc gia đình, hạnh phúc lứa đơi. Nhưng với những người phụ nữ cơ đơn, thì “đêm
khuya” chính là lúc con người ta chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm
tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cơ đơn đến tột cùng. Hồ Xuân
Hương cũng vậy, khi màn đêm bao trùm lấy cảnh vật, cũng là lúc bản thân phải
tự đối diện với lịng mình. Trong cái khơng gian tĩnh mịch ấy, bỗng “văng vẳng”
tiếng “trống canh”. “Trống canh” là báo hiệu của thời gian, nay kết hợp với từ láy
tượng thanh “văng vẳng” khiến âm thanh như từ xa vọng về, đầy ma mị, rối bời.


Từ “dồn” như muốn nói lên sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật, như thúc giục
mọi người. Tuy nhiên, cấu trúc đảo ngữ đã khẳng định đây không chỉ là sự dồn
đuổi của thời gian lên cảnh vật mà còn là sự dồn đuổi của tuổi trẻ giữa cái vịng
tuần hồn ngày-đêm của tạo hóa. Nếu như thời gian của cuộc đời là vơ thủy, vơ
trung thì thời gian của đời người là hữu hạn. Giữa khơng gian n ắng ấy là hình
ảnh người phụ nữ lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”.
“Trơ” có nghĩa là trơ trọi, được đặt ở đầu câu gây ấn tượng mạnh. Người phụ nữ
trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo, yên ắng. Từ “trơ” cũng có nghĩa là tủi hổ, bẽ
bàng trước số phận lẻ loi, tình dun khơng trọn. Từ xưa đến nay, người ta dùng
từ “hồng nhan” để chỉ người con gái đẹp với hàm ý nâng niu, trân trọng. Nhưng
Xn Hương lại nói “cái hồng nhan” thì nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng
nhan” “trơ” với nước non khơng chỉ là dầu dãi mà cịn là cay đắng, gợi nên sự bạc
phận, xót xa. Tuy nhiên, “cái hồng nhan” khi đặt trong thế đối sánh với “nước
non” như một thoáng kiên cường, mạnh mẽ, như một sự thách thức, kiêu hãnh


của một tâm hồn đầy cá tính. Biện pháp đảo ngữ cho thấy bên cạnh nỗi đau
Xuân Hương còn là một bản lĩnh Xuân Hương.
Sau những giây phút cô đơn, lạc lõng là những bế tắc, tuyệt vọng:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn”.
Trong sự cơ đơn, người phụ nữ ấy tìm đến rượu để quên đi nỗi đau nhưng càng
uống thì lại càng như nuốt tủi, nuốt hận vào lòng. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra
một cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, khơng có lối thốt. Bà tìm đến vầng trăng-người
bạn tri kỉ muôn đời của những tâm hồn cô đơn với khao khát trăng sẽ chia sẻ nỗi
niềm cô đơn, buồn tủi ấy. Nhưng vầng trăng cũng “khuyết chưa tròn”. Bằng việc
sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã tạo nên sự đồng điệu giữa ngoại
cảnh và tâm cảnh. Vầng trăng đã ở phía bên kia bầu trời mà vẫn khuyết cũng
như tuổi xuân của con người đã trơi qua mà tình dun chưa trọn vẹn. Tất cả

những cố gắng thốt ra khỏi nỗi đau đều khơng thành, cuối cùng lại càng bế tắc
khôn nguôi.
Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất
ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.
“Rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, vô tri, không được coi trọng. Nữ sĩ sử dụng
hình ảnh của những sự vật bé nhỏ, hèn mọn, kết hợp với các động từ mạnh
“xiên’, “đâm” để nói lên sức mạnh phản kháng trào dâng. Biện pháp liệt kê một
lần nữa xuất hiện như muốn khẳng định thêm nỗi lòng phẫn uất của nhà thơ.
“Rêu xiên ngang mặt đất”, “đá đâm toạc chân mây” như vách đất mà hờn, vạch
trời mà oán. Ẩn sau những hình ảnh bình dị, giản đơn ấy, có lẽ chúng ta lại thấy
bóng dáng của những người phụ nữ. Xã hội phong kiến quá bất công, khiến
những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ. Qua cách miêu tả
đầy tinh tế, cảnh vật hình như đang cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong
bế tắc. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính và khát vọng
mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Đó là khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu
thương trọn vẹn.
Hồ Xuân Hương có thể nói là một người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ. Trước những
sóng gió cuộc đời, bà vẫn ln tự tin, kiêu hãnh. Tuy nhiên, dù tự tin, kiêu hãnh là
thế, những cuối cùng, bà vẫn khơng thể vượt qua thân phận mình trong vòng vây
của xã hội phong kiến. Sau tất cả sự cô đơn, tuyệt vọng, phẫn uất, đọng lại là
tâm trạng ngán ngẩm, chán chường:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Từ “xn” trong thơ Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất
trời, là mùa của vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng “xuân” cũng là tuổi
xuân của con người. Mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đi tới, tạo hóa vẫn tuần
hồn với mn ngàn hoa lá, cỏ cây. Chỉ có tuổi xuân của đời người qua đi mà vĩnh
viễn biến mất. Xuân đi rồi xuân lại, hai từ “lại” xếp cạnh nhau những mang hai ý

nghĩa. Từ “lạị” thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, còn từ “lại” tiếp theo


mang ý nghĩa là sự tuần hoàn, quay trở lại. Thời gian của cuộc đời cứ thế vơ tình
trơi qua, cứ mỗi mùa xuân trở lại là ngày xanh của tuổi trẻ lại lần lượt ra đi. Tổi
trẻ thì cứ lặng lẽ kết thúc, trong khi tình duyên vẫn mãi chẳng vẹn đầy:
“Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Nhịp thơ 2/2/1/2 và nghệ thuật giảm dần làm cho nghịch cảnh trở nên éo le. Mọi
người thường hay nói “mối tình”, “cuộc tình”, chứ “mảnh tình” thì nghe thật mâu
thuẫn. Cụm từ “mảnh tình” khiến người đọc liên tưởng đến điều gì đó nhỏ nhoi, ít
ỏi. Đau đớn hơn, “mảnh tình” đã bé, đã ít lại cịn phải đem ra san sẻ, cuối cùng
chỉ cịn lại “tí con con” xót xa, tội nghiệp. Lời thơ quả thực cất lên từ sâu thẳm
trong trái tim người đàn bà lẽ mọn với nước mắt đắng cay và tận cùng đau khổ.
“Tự tình II” thể hiện đặc sắc tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Tâm trạng
nhân vật được khắc họa thành công qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật,
ngôn từ tinh tế nhưng vẫn rất tự nhiên. Bài thơ là những lời bộc bạch vừa buồn
tủi, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên những vẫn rơi vào bi kịch.
Thế nhưng đó khơng chỉ là nỗi đau của riêng bà. Xn Hương ơm trong mình nỗi
đau của cả một thời đại. Nhà thơ cất lên tiếng nói nhân văn cho số phận, khát
khao của những người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà với họ, hạnh phúc là một
chiếc chăn qua hẹp Qua đó, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Có thể
nói, đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. Đó
là sự thống nhất giữa một trái tim yếu mềm, đa cảm, nhiều yêu thương và một
bộ óc mẫn tiệt, thơng tuệ. Trong dịng chảy của văn học trung đại Việt Nam, ta
thấy Xuân Hương nổi bật lên giữa tất cả các khuôn mẫu thông thường. Dù chỉ là
một người phụ nữ nhỏ bé nhưng dám cất lên tiếng nói địi quyền hạnh phúc, dám
nói lên khát khao được yêu thương.
Qua bài thơ “Tự tình II”, ta thấy được tài năng cũng như trái tim nhân hậu của
Xuân Hương. Dù cho có đau khổ, bế tắc thì vẫn ln kiên cường, mạnh mẽ. Hình
ảnh của Xn Hương như một tấm gương sáng ngời về một người phụ nữ mạnh

mẽ, thông minh, tài năng, nhân hậu mà những người phụ nữ ở thời đại trước hay
thời đại ngày nay đều nên học tập. Không chỉ “ Tự tình II” mà tất cả những sáng
tác của bà đều sẽ mãi in dấu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Bởi ở bà, ta
thấy được một con người mang đầy tinh thần nhân đạo, là một Xuân Hương “kì
nữ, kì tài”.


"Thu Điếu"

Mùa thu vốn là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang
đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa
xơi, đầy bí ẩn. Dường như khơng ai vơ tình mà khơng nói đến cảnh thu, tình thu
khi đã là thi sĩ…
Với Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Cảnh mùa thu trong thơ ông
không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông,
vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ. Chỉ với bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với
cái nước “trong veo” của ao cá (Thu điếu), và cái “lưng giậu phất phơ màu khói
nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” ( Thu ẩm). Nguyễn Khuyến đã làm say
đắm lòng bao thế hệ! Khi nhận xét về bải thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Xuân
Diệu có viết: “Bài thơ thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài
Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Vậy ta thử


tìm hiểu xem thế nào mà “Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng
cảnh Việt Nam”?
Nếu như ở Thu vịnh, mùa thu được Nguyễn Khuyến đón nhận từ cái khơng gian
thống đãng, mênh mơng, bát ngát, với cặp mát hướng thượng, khám phá dần
các tầng cao của mùa thu để thấy được:
“ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
thì ở Thu điếu, nhà thơ khơng tả mùa thu ở một khung cảnh thiên nhiên rộng rãi,

không phải là trời thu, rừng thu hay hồ thu, mà lại chỉ gói gọn trong một ao thu:
ao chm là đặc điểm của vùng đồng chiêm trũng, vùng quê của Nguyễn
Khuyến:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"
Câu thơ đầu tồn tại hai vần “eo”, câu thơ thể hiện sự co lại, đọng lại không nhúc
nhích, cho ta một cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh một cách lạ thường. Khơng có từ
“lẽo” và từ “veo” cũng đủ cho ta thấy cảnh tĩnh, nhưng thêm hai từ này lại càng
thấy cảnh tĩnh hơn nữa. Khung ao tuy hẹp nhưng tác giả lại không bị giới hạn mà
mở rộng ra nhiều chiều, trong cái khơng khí se lạnh đó dường như làm cho làn
nước ao ở độ giữa thu, cuối thu như trong trẻo hơn. Những tưởng trong “ao thu
lạnh lẽo” ấy, mọi vật sẽ không xuất hiện, thế mà thật bất ngờ: Khung ao không
trống vắng mà có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Có khung cảnh thiên nhiên
và có dấu vết của cuộc sống con người, khiến cảnh thu thêm được phần nào ấm
cúng. Chiếc thuyền “tẻo teo” trông thật xinh xắn. Câu thơ đọc lên, làm cho đối
tượng miêu tả trở nên gần gũi và thân mật biết bao!Với hai câu mở đầu, nhà thơ
sử dụng những từ ngữ gợi hình ảnh, tạo độ gợi cao: “lẽo”, “veo”, “tẻo teo” mang
đến cho người đọc một nỗi buồn man mác, cảnh vắng vẻ, ít người qua lại. Và rồi
hình ảnh:
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
Càng làm cho khơng khí trở nên tĩnh lặng hơn, nhà thơ đã dùng vcái động của “lá
vàng trước gió” để miêu tả cái tĩnh của cảnh thu làng quê Việt Nam. Những cơn
gió mùa thu đã xuất hiện và mang theo cái lạnh trở về, khiến ao thu khơng cịn
“lạnh lẽo”, khơng cịn tĩnh lặng nữa vì mặt hồ đã “gợn tí”, “lá vàng khẽ đưa vèo”,
cảnh vật dường như đã bắt đầu thay đổi hẳn đi! Cơn “sóng biếc” nhỏ “hơi gợn tí”
và chiếc lá “trước gió khẽ đưa vèo” tưởng như mâu thuẫn với nhau, nhưng thật ra
ở đây Nguyễn Khuyến đã quan sát kĩ theo chiếc lá bay trong gió, chiếc lá rất nhẹ
và thon thon hình thuyền, chao đảo liệng đi trong không gian, rơi xuống mặt hồ
yên tĩnh. Quả là phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật sâu

sắc thì Nguyễn Khuyến mới có thể cảm nhận được những âm thanh tinh tế, tưởng
chừng như chẳng ai để ý đến như thế! Như trên đã nói: mở đầu bài thơ, tác giả sử
dụng vần “eo” nhưng tác giả không bị giới hạn mà đã mở rộng không gian theo
chiều cao, tạo nên sự khoáng đạt, rộng rãi cho cảnh vật:
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"


Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những áng
mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà “lơ lửng”. Trước đây Nguyễn Du đã từng
viết về mùa thu với:
"Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng"
Nay Nguyễn Khuyến cũng thế. Mở ra không gian rộng, cảm hứng Nguyễn Khuyến
lại trở về với khung cảnh làng quê quen thuộc cũng vẫn hình ảnh tre truc, vẫn
bầu trời thu ngày nào, vẫn ngõ xóm quanh co…tất cả đều thân thương vè nhuốm
màu sắc thôn quê Việt Nam. Chỉ đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta mới thấy được
những nét quê tĩnh lặng, êm ả như vậy. Trời sang thu, không khí giá lạnh, đường
làng cũng vắng vẻ. “Ngõ trúc quanh co” cũng “vắng teo” khơng bóng người qua
lại. Sau này Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới cũng đã bắt đựơc những nét
điển hình đó của sơng nước ở vùng quê, khi trời đã bắt đầu bước vào những ngày
giá lạnh:
"Những luồng run rẩy rung rinh lá…
… Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò"
Cùng với: Cành biếc run run chân ý nhi (Thu)
Thế rồi trong cái khơng khí se lạnh đó của thơn q, những tưởng sẽ khơng có
bóng dáng của con người, ấy vậy mà thật bất ngờ đối với người đọc:
"Tựa gối buông cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."

Hai câu thơ kết thúc đã góp phần bộc lộ đôi nét về chân dung tác giả. Tôi nhớ
không lầm dường như đã có tài liệu cho rằng: “tựa gối, ôm cần lâu chẳng được”,
“ôm” chứ không phải là “bng”. Theo Việt Nam tự điển thì “bng” hay hơn,
phù hợp với tính cách của nhà thơ hơn. Trong những ngày từ quan lui về ở ẩn,
mùa thu câu cá, đó là thú vui của nhà thơ nơi làng quê để tiêu khiển trong cơng
việc, để hồ mình vào thiên nhiên, mà quên đi những bận lòng với nước non, cho
tâm hồn thanh thản. “Buông”: thả lỏng, đi câu không cốt để kiếm cái ăn (hiểu
theo đúng nghĩa của nó), mà để giải trí, cho nên “ơm” khơng phù hợp với hồn
cảnh. Từ “bng” mang đến cho câu thơ hiệu quả nghệ thuật cao hơn.
Tóm lại, qua Thu điếu, ta phần nào thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với thiên
nhiên, đối với cuộc sống: chỉ có những ao nhỏ, những “ngõ trúc quanh co”, màu
xanh của bầu trời, cũng đã làm say đắm lịng người. Thì ra mùa thu ở thơn q
chẳng có gì là xa lạ, mùa thu ở thơn q chính là cái hồn của cuộc sống, cái
duyên của nông thôn. Câu cuối này là thú vị nhất, vừa gợi được cảm giác, vừa
biểu hiện đựơc cuộc sống ngây thơ nhất với sự việc sử dụng những âm thanh rất
trong trẻo có tính chất vang ngân của những cặp vần, đã chiếm được cảm tình
của độc giả, đã đọc qua một lần thì khó mà qn được.


Thương vợ

Thơ văn Việt nam xưa và nay có những bài thơ thương vợ, khóc vợ rất cảm động.
Người ta cịn truyền tụng một bài thơ của Tự Đức khóc một bà phi có câu:


“Đập vỡ gương ra tìm thấy
Xếp tàn y lại để dành hơi”.
Nỗi nhớ nhung đau đớn, dữ dội ấy còn được Bùi Hữu Nghĩa, Nguyến Thượng Hiền,
Nguyến Khuyến thể hiện cảm động trong bài văn tế, câu đối khóc vợ sau này.
Cảm phục, xót thương, tự hào… trước tấm lịng, đức hi sinh của vợ bằng giọng

văn vừa có chút tính nghịch, vừa rất cảm động; giữa sự kết hợp giữa trào phúng
và trữ tình Tú Xương đã làm “giàu” thêm đề tài viết về bà Tú và kịp góp vào nền
văn học Trung đại Việt Nam một bài thơ về tình cảm thương vợ hay và sâu sắc.
“Thương vợ” là một bài thơ vừa cảm động, vừa dí dỏm của Tú Xương. Chỉ hai câu
đầu của bài thơ đã nêu bật lên được vai trị trụ cột gia đình của bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Ơng Tú tỏ lịng thương vợ bắt đầu bằng sự tính cơng. Đúng hơn là sự biết ơn sâu
sắc cơng lao của bà Tú. Có thời gian cụ thể: “quanh năm”; không gian cụ thể:
“mom sông” càng làm nổi bật lên sự lam lũ, vất vả quần quật của bà Tú. Nơi
buôn bán để kiếm miếng cơm manh áo của bà Tú là “mom sông”- là một chỗ đất
nơi ra ở bờ sơng, nơi ít người qua lại, sóng nước gập ghềnh gợi sự cheo leo,
chênh vênh, nhiều bất trắc. Thế nhưng “quanh năm” nghĩa là ngày này qua ngày
khác, năm này qua năm khác như một vịng tuần hồn khép kín, dù ngày nắng
hay mưa,ốm đau hay khỏe mạnh bà Tú lại quẩy quang gánh ra nơi “mom sơng”
ấy để bn bán. Cách nói như là sự xô bồ, cường điệu của chuyện văn chươn,
trong trường hợp này chính là sự bày tỏ lịng biết ơn đối với bà Tú về mặt thời
gian lao dộng. Và điều cảm động, đáng để khâm phục bà Tú là nhịp độ làm việc
không ngừng nghỉ tai một nơi làm ăn, bn bán khó khăn nhưng khơng phải chỉ
để ni thân mà “Nuôi đủ năm con với một chồng’. Đâu cịn thấy hình ảnh:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Mà trái lại đó là loại chồng: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm”, loại chồng “Thưng
đấu nhờ lưng một mẹ mày”. Người chồng là trụ cột của gia đình, gánh vác việc
nặng nhọc để cưu mang cuộc sống cho vợ con vậy mà ở đây, trong câu thơ này
ơng Tú cảm thấy mình như một người “thừa”, một kẻ vô dụng và như một “thứ
con” đặc biệt để bà Tú pahỉ nuôi riêng. Chế độ xã hội cũ đã sản sinh ra loại ông
chồng đoảng, loại ông chồng “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” như ơng Tú khơng
ít. Tốt lên qua hai câu thơ là một niềm htơng cảm của ông Tú dành cho vợ trước
đức hi sinh, tần tảo của bà; đồng thời là một lời tự trách mình vì thân làm chồng

mà để vợ gánh vác việc gia đình đồng thời cịn thấp thống niềm tự hào về vợ
của mình khi làm lụng vất vả để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Mặc dù, đó là
một ơng chồng khơng phải nhưng bằng lối văn dí dỏm, tình cảm chân thành,
nhận ra được sự vất vả của vợ, tỏ ra biết nhận lỗi, biết đền bù lại bằng cái tình,
bằng tấm lịng nên người đọc khơng hề trách mà ngược lại có chút thơng cảm đối
với “ơng chồng’ này.
Tình thương vợ được thể hiện trọn ven trong hai câu thơ 3, 4:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”.
Hai câu thơ gợi lên cảnh làm ăn vất vả, tội nghiệp cuat bà Tú. Chẳng hay, ơng Tú
đã đón nhận câu ca dao “Con cị lặn lội bờ sơng/ Gánh gạo ni chồng tiếng khóc
nỉ non”, từ bào giờ? Qua tiếng ru con cua một bà mẹ láng giềng hay chính trong
lời ru của bà cụ Nhuận đã đi vào tiềm thức của tế Xương? Chắc chắn từ “con cị
lặn lội bờ sơng”, hình ảnh những bà vợ Việt Nam ngàn xưa trong xã hội cũ, ngược
xuôi tần tảo, gian nan cực nhọc để nuôi chồng con cũng từ lâu đã đi vào hồn thơ
giàu rung động của Tú Xương với bao nhiêu xót xa, thương cảm. Để giờ đây,


trong lúc nghĩ đén bà Tú thì con cị ấy bỗng vụt dậy vỗ cacnhs bay vèo thi hứng
“Thương vợ” của Tú Xương. Phép đảo ngữ “lặn lội thân cò” càng khắc họa rõ nét
nỗi khổ cực, đức hi sin, sự chịu đựng của bà Tú. Hai từ “lặn lội” chen lên đứng đầu
câu. Cảnh lặn lội lại càng “lặn lội”. Ca dao nói “con cị”, Tú Xương nói “thân cị”. Ý
thơ cổ như xốy sâu vào sự cực khổ. “Thân cị” gợi thân phận lẻ loi, yếu ớt, cơ
đơn và nó lại càng cơ quạng, lạc lõng hơ khi đi cùng với từ “eo sèo”- một sự mặc
cả, nhỏ nhoi, cơ đơn, tội nhgiệp. Vì “năm con với một chồng”, vì “miếng cơm
manh áo” mà bà Tú phải chen chúc với nhau trên những chuyến đị đưa khách
sang sơng. Chật hẹp, bấp bênh, mỏng manh, chơi vơi đến quá chừng! Và dường
như sông nước càng mênh mông bao nhiêu thì cái độ chơi vơi, mỏng manh, bấp
bênh đó lại càng tăng lên bấy nhiêu. Từ đó càng làm nổi bật tấm lịng “thương
vợ” của Tú Xương và qua đó ông tỏ ra thấu hiểu hết những vất vả của bà Tú:

“Một duyên, hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản cơng”.
Câu thơ như nói lên ý nghĩ của bà Tú. Cuộc đời như thế là duyên, mà cũng là nợ,
dun một thì nợ hai, thơi đành chịu theo số phận, khơng giám nề hà, khơng kể
cơng gì nữa. Nhưng câu thơ còn làm nhứ đến câu ca dao:
“Một duyên, hai nợ, ba tình,
Chiêm bao lẩn khuất bên mình năm canh”.
Ngồi cái dun, cái nợ cịn có cái tình; cái tình nghĩa vợ chồng của bà Tú dành
cho chồng mình. Thành ra nói “nợ” mà thực ra là nói “tình”, mà đã là tình thì ai
lại kể cơng. Số từ tăng tiến: “một”, “hai”, “năm”, “mười” càng dồn nén sự chịu
đựng của bà Tú, càng làm trào dâng lên nỗi niềm xót thương, cảm thơng trước sự
hi sinh vất vả, tảo tần của bà Tú.
Bài thơ kết bằng một cấu chửi- một câu chửi yêu:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như khơng”.
Nhìn cck đời bà Tú như vậy có chửi cũng là lẽ tất yếu. Nhưng ở đây ai chửi?
chửi ai? Và chửi cái gì? Thì cũng chỉ là ơng Tú thương xót cho bà Tú mà chửi thay
cho bà Tú. Ông Tú đã tự chửi mát mình về cái thói “ăn ở bạc”, cái tội “làm chồng
mà hờ hững cùng như không”, làm chồng mà để vợ phải trăm cơ, nghìn cực như
thế. Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như là một lời chửi, vừa như là một lời than.
Nhà thơ tự phán xét chính mình, tự trách mình và tha cho hoàn cảnh của vợ. Câu
thơ cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của bà Tú là do “thói đời” bạc bẽo.
“Thói đời” bạc bẽo đã biến ơng Tú trở thành kẻ vơ tích sự, chính vì thế ông trở
thành gánh nặng cho vợ. Lời chửi vừa thể hiện nỗi niềm tâm sự cay đắng ch hoàn
cảnh của ơng Tú, vừa thể hiện nỗi xót thương, ngậm ngùi của ông Tú đối với vợ.
Bài thơ đã dựng lên hai bức chân dung: ông Tú và bà Tú. Bà Tú hiện lên phía
trước, ơng Tú khuất lấp phía sau. Vượt lên trên tất cả là tấm lobngf yêu thương,
q trọng và tri ân của ơng Tú đối với người vợ tần tảo. Nhà thơ Xuân Diệu đã
từng bình phẩm về bài thơ “Thương vợ” rằng: “ Thơ hay, hay ở ý tình; hay ở chữ,
tiếng, hay ở sự việc; hay ở nhạc điệu: lặn lộ, eo sèo, thân cị, mặt nước, qng

vắng, đị đơng, mỗi chữ đều tình cảm”. Qua đó, tấm lịng u thương, trân trọng
cũng như những trăn trở, day dắt đã tạo nên nhân cách cao đẹp của Tú Xương,
một con người dám sòng phẳng với bản thân, tự nhận ra thiếu sót của mình và
khơng trút bỏ trách nhiệm.


So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự
tình 2 của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế
Xương


“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ( một con trai xem như có, mười con gái
cũng như khơng) Mới nghe qua hẳn ai trong chúng ta cũng không khỏi phê phán
tư tưởng lỗi thời, lạc hậu chứa đựng trong câu nói trên, bởi một lí do đơn giản,
chúng ta đang sống trong một xã hội cơng bằng bình đẳng. Tuy nhiên, sẽ chẳng
có gì đáng nói nếu đây là một xã hội phong kiến bất công,khi mà quan niệm kia
vẫn còn phổ biến rộng rãi. Đã sinh ra làm kiếp con người, ai mà không phải trải
qua những thăng trầm, sóng gió, ai mà khơng nếm qua những cay đắng trong
cuộc sống để rồi mới đạt được tới chân của hạnh phúc. Nhưng xưa kia, khi hạnh
phúc đối với người đàn ông bao la rộng lớn bao nhiêu thì với người phụ nữ, người
vợ - những người đã hết mình cống hiến cho gia đình, xã hội lại hạn hẹp và thu
gọn bấy nhiêu. Những nỗi thống khổ ấy đã có rất nhiều thi sĩ thấu hiểu. Họ gửi
lịng cảm thơng, trân trọng, tiếc thương sâu sắc của mình qua nhiều tác phẩm và
cũng đã rất khéo léo khi xây dựng lên một hình ảnh người phụ nữa Việt Nam đảm
đang, khơng những đẹp về hình thức mà còn rất đẹp về tâm hồn, nhưng phải
chịu cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, thân phận trôi nổi, bèo bọt với bao oan
khiên trước sự vùi dập của xã hội phong kiến.
Một trong những tác phẩm ấy hẳn phải kể tới “Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương và “Thương vợ” của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương. Trong xã hội
phong kiến thối nát và hoang tàn, những người phụ nữ bé nhỏ không được coi

trọng, cuộc đời thì long đong lận đận, duyên tình trái ngang, có tài mà khơng
được coi trọng (Hồ Xn Hương), hay cũng như việc làm của người vợ “bà Tú” ít
được cảm thông dù cho quanh năm vất vả. Họ như những con thiêu thân, những
con thoi mải miết dệt hoa cho đời khơng ngừng nghỉ để đổi lấy gì? Chả là gì cả?
Họ chỉ đổi được nhiều thọt thịi , nhìu đau khổ bế tắc cho chính mình.Họ cống
hiến hết cho cuộc đời mà khồn hề đòi hỏi quyền lợi ngồi tấm lịng cảm thơng,
chia sẻ và chút hạnh phúc riêng của mình:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Giữa đêm thanh vắng, tiếng trống canh vang lên, xa dần, xa dần, xa dần… để lại
một người phụ nữ ngồi quạnh hiu, đơn lẻ, khung cảnh ấy mới chua xót làm sao!
Nửa đêm là thời gian sum họp vợ chồng, là thời điểm của hạnh phúc lứa đơi. Vậy
mà lại có 1 người phụ nữ tỉnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả
đêm người phụ nữ ấy đã khơng ngủ được. Vì thiếu vắng 1 điều gì đó, vì tâm trạng
đang mang nặng một nỗi niềm? Tiếng trống canh âm vang từ xa vọng lại như
đang thúc giục thời gian qua mau, gọi đến 1 điều vô cùng đáng sợ đối với 1 người
đàn bà vẫn còn thân đơn gối chiếc: Tuổi già - Tuổi già càng đến gần nghĩa là hi
vọng càng tuột xa, mọi mong mỏi, khát khao càng trở nên vơ vọng. Tiếng trống
dồn dập cứ xốy vào tâm can tác giả, nó âm vang, trong tâm tưởng, âm vang
trong suy nghĩ, không tài nào dứt ra được. Dồn dập, hối hả, tiếng trống không chỉ
bao trùm lên khơng gian mà cịn lên cả thời gian nữa, và ta tự hỏi, đây có thật là
tiếng trống hiện hữu trong đời sống thực tại hay phải chăng đó là tiếng trống cất
lên từ tấm lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về 1 bi kịch đang ngày
đến gần hơn với bà.
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập, thì cũng là lúc “cái hồng nhan"
ngày một “trơ” ra với đời. “Hồng nhan” là một từ dùng để chỉ nhan sắc, chỉ
gương mặt xinh đẹp của người phụ nữ. Đó là điều mà bất cứ người phụ nữ nào có



được. cũng phải hết sức tự hào, hết sức coi trọng và nâng niu. Nhưng từ “cái”
gắn liền với “hồng nhan” như một hòn đá kéo nặng cả câu thơ xuống, khi đập tan
bao nhiêu niềm tự hào, bao nhiêu trân trọng mà biến “hồng nhan” trở thành một
thứ đồ vật tầm thường không hơn không kém. Hồng nhan để làm gì khi nửa đêm
phải tỉnh giấc, trong cái trống trải lạnh lẽo đến đắng cay? Tác giả ý thức được
nhan sắc của mình nhưng cũng ý thức được những bất hạnh và chua xót mà
mình đã, đang và sẽ phải nếm trải. Hồng nhan để làm gì khi nó đâu phải là vĩnh
cửu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp trống dồn.
Và khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm, người phụ nữ sẽ trở nên “trơ” ra với “nước
non”, với cuộc đời. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự vô cảm,
lạnh lùng, thờ ơ trước những đớn đau đã trở nên quá quen thuộc. Cịn gì đau xót
hơn khi những bất hạnh lại trở thành một điều gì đó rất thường tình, cứ đeo đẳng,
bám lấy con người ta và thậm chí khiến người ta trở nên nhàm chán, mất hết
cảm xúc và trở nên trơ ra như gỗ đá? Chưa hết, từ “trơ” trong câu thơ còn mang
một nghĩa khác, một hàm ý cay đắng và chua xót khơng kém: Trơ trọi. Tác giả
nhận thấy mình khơng có gì cả, khơng có tình u, khơng có hạnh phúc, chỉ đơn
độc, lẻ loi một mình trong cuộc đời này.
Câu thơ như một lời đay nghiến, mỉa mai chính mình, có hồng nhan mà phải trơ
ra như thế. Thật đáng thương cho số phận của nhà thơ, đáng thương cho một
kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Và cũng thật đáng thương cho những người phụ
nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những hủ tục phong kiến đến mức xơ xác,
héo mòn cả một phận hồng nhan.
Nhưng, dù đáng thương, chua xót đến mức nào, chúng ta vẫn phải công nhận
một “bản lĩnh Xuân Hương” rất đáng nể phục trong hai câu thơ, khi mà “trơ”
không chỉ là một sự bẽ bàng hay vơ cảm mà cịn là thách thức. “Trơ” kết hợp với
“nước non” và “hồng nhan” đựoc xếp ngang tầm thiên nhiên vũ trụ đã cho ta
thấy sự can đảm, dám đương đầu với những gì lớn lao nhất, khó khăn nhất của
bà. Đó quả thật là một ý chí đáng nể phục, một bản lĩnh đáng ngưỡng mộ của Hồ
Xuân Hương.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn”
Hồ Xuân Hương uống rượu mà như uống bao giọt sầu giọt tủi, như nuốt từng giọt
đắng giọt cay. Chén rượu là chén sầu mà người uống chẳng thể đổ đi đươc mà chỉ
có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà
lại trở lại trong chính tâm trí mình. "Say lại tỉnh". Uống rượu có thể say, nhưng
sau cơn say người ta sẽ lại tỉnh. Những lần say và những cơn day ấy cư lối tiếp
nhau thành một vịng tuần hồn nghiệt ngã của số phận. Cố say, cố quên, vậy
mà lúc tỉnh dậy thì thấy bao nhiêu dối trá, hững hờ của người đời vẫn còn đó, và
nỗi đau khổ, bẽ bàng của mình cũng vẫn cịn ngun. Và ta chợt nhớ một hình
ảnh bẽ bàng. Tủi nhục của nàng kiều ngày nào:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Trăng vốn là một biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho cho những
ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, hạnh phúc của Hồ Xuân Hương cũng như bao
người phụ nữ khác lại xót xa đến mức khuyết chưa trịn”, một hạnh phúc khơng


hề trọn vẹn, một cuộc đời còn dang dở với những éo le, trắc trở trong tình duyên.
Hạnh phúc của bà chỉ như vầng trăng khuyết mà bà không thể biết ngày mai
trăng sẽ lại khuết tiếp hay sẽ tròn. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng khi ẩn
hiện trong nó một nỗi cơ đơn, trống vắng. Tuổi xn của Xuân Hương đang dần
mất đi mà tình duyên vẫn khơng được trọn vẹn. Và sâu thẳm trong tâm trí bà, dù
yếu ớt đến đâu vẫn ln lóe lên một ánh lửa khát khao, hy vọng, không chịu
khuất phục mà muốn vùng lên thay đổi cuộc sống của mình. Hai câu thơ tiếp
theo đã nói lên điều ấy:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn..”
Bà không buông xuôi, không đầu hàng mà luôn cố gắng tìm cách để thay đổi vận
mệnh, cho dù những cố gắng đó mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. những uất hận
ây bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến khơng chịu nổi chỉ chực vỡ ịa ra, bà khao

khát muốn đạp tung tất cả, muốn lật đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhường nào.
Nhưng dù sao, bà vẫn chỉ là một người phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi
cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì tất cả vẫn chỉ kết thúc trong giới
hạn ngơn từ. Bà khơng thể làm gì hơn được nữa.... Thế nhưng , những vần thơ
cuối bài lại là một mạch cảm xúc hoàn toàn mới, nêu lên một chân lí mới dù cho
vẫn cịn chứa đựng biết bao đau thương:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con..”
Những khát khao, vùng vẫy, nổi loạn cuối cùng cũng đã bị dập tắt trong sự chán
chường, bất lực. Hồ Xuân Hương đã không thể vượt khỏi thân phận mình, vị thế
nhỏ nhoi cơ độc của mình trong xã hội. Kết thúc bài thơ là một sự cam chịu được.
thốt lên trong một tiếng thở dài ngao ngán. Bà đã phát ngán, đã chán lắm rồi cái
vịng xốy luẩn quẩn của số phận. Càng cố bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu,
hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, càng chua xót. Bà chán ghét số phận
hẩm hiu của mình, chán ghét vịng tình dun ngang trái ln đeo đẳng, chán
ghét hạnh phúc ít ỏi đến nỗi gần như khơng tồn tại.
“Mảnh tình”, một cụm từ mang nặng nỗi trớ trêu của số phận. Tình u vốn là
một điều gì đó thật cao cả thiên nhiên, nhưng tình yêu của Hồ Xuân Hương lại
như một mảnh vỡ nhỏ bé được sẻ ra từ hạnh phúc của người khác. Tình yêu của
bà rẻ mạt như một sự bố thí, như một thứ đồ vật đã qua sử dụng người ta vứt lại
cho bà. Đau xót biết mấy, khi “mảnh tình” lại là một thứ được chia năm sẻ bảy
mà bà chỉ được nhận duy nhất một mảnh “tí con con”. Hạnh phúc ấy chẳng
những khơng trọn vẹn mà cịn nhỏ bé, ít ỏi đến mức tội nghiệp. Tình dun như
thế thì có để làm gì, chỉ càng thêm tủi nhục đắng cay.? Ấy thế mà, dù bị lãng
quên, người phụ nữ không bao giờ tuyệt vọng, đặt một dấu chấm hết cho cuộc
đời mình. Họ vẫn vẫn khao khát sống mạnh mẽ, ước ao hạnh phúc tròn đầy. Ý
niệm ấy thật đáng trân trọng và cao đẹp làm sao!
Trải qua tác phẩm Tự tình 2 thấm đượm nỗi chua xót, đắng cay trong cuộc đời
người phụ nữ của Hồ Xuân Hương, có lẽ bài thơ : “Thương vợ” của Trần Tế Xương
được coi là chân dung hồn chỉnh nhất về hình ảnh người phụ nữ VN trong xã hội

phong kiến, cam chịu số phận, vượt qua đắng cay để lo toan, gánh vác việc gia
đình. Và phải nói rằng, tình thương vợ sâu nặng của Trần Tế Xương thể hiện qua
sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao, và phẩm chất cao đẹp của người vợ:


"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ 5 con với một chồng"
Ngày xưa, theo nho giáo, người phụ nữ có bổn phận thờ chồng, ni con. Nhưng
thờ chồng với bà bao hàm cả việc nuôi chồng, mặc dù đúng ra, người đàn ơng là
người trụ cột trong gia đình về mọi mặt. Thương bà tú biết bao nhiêu khi bà xuất
thân từ một gia đình gia giáo, khá giả, khi ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh
một nắng 2 sương, vất vả sớm hôm. Làm vợ ông Tú lận đận đường khoa thi cử,
không nghề nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, cơ cực, nuôi
chồng, nuôi con.
“Quah năm” là suốt cả năm.không trừ ngày nào dù mưa hay nắng, quanh năm
còn là năm này tiếp năm khác đến rã rời, mệt mỏi chứ đâu phải là 1 năm. Địa
điểm bà tú buôn bán là mom sơng, như bối cảnh hiện lên hình ảnh bà tú tần tảo,
tất bật ngược xuôi , không kể tới gian nan, nguy hiểm đang rình rập để ni đủ
năm con với một chồng”. Từ đó có thể thấy: cuộc sống vất vả, gian truân càng
ngời lên phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ mà bà Tú là một ví dụ điển hình.
Bà thực là người phụ nữ đảm đang, tháo vát khi nuôi đủ cả con, cả chồng, đảm
bảo đến mức:
“Cơm hai nửa”: Cá kho, rau muống
Quà một chiều: Khoai lang, lúc ngô”
(Thầy đồ dạy học)
Thế nhưng để đạt được những điều đó, bà tú đã phải cố gắng, phải lo rất nhiều,
làm rất nhiều, nhẫn nhịn cũng rất nhiều:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”
Thấm thía nỗi gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cị trong ca dao để

nói về bà Tú đầy tội nghiệp, khơng biết tự lúc nào đã hố thành thân cị để lặn lội
nơi sông nước, eo sèo nơi quãng vắng thưa người, gợi lên một nỗi đau thân phận
không riêng của bà Tú mà là của biết bao người phụ nữ trong xã hội đương thời.
Trong ca dao người mẹ từng dặn con:
“Con ơi nhớ lấy câu này,
Sơng sâu chớ lội, đị đầy chớ qua”
“Buổi đị đơng” khơng chỉ có lời phàn nàn, cáu gắt, những sự chen lấn xơ đẩy mà
cịn chứa đựng đầy bất trắc hiểm nguy. Tất cả đó đã làm nổi bật lên hình ảnh bà
Tú đã vất vả, đơn chiếc lại thêm sự bươn chải trong làm ăn. Vậy mà bà chẳng
dám buông lấy một lời kể lể, thở than:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản cơng”
Như vậy có thể nói bà Tú đã chấp nhận, đã thuận theo lịng trời, hay nói đúng
hơn, buộc phải chấp nhận, thuận theo lòng người, bởi lẽ bà là người phụ nữ đảm
đang, nhưng cũng rất mực thuỷ chung. Bà châp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ
này, cũng như chấp nhận một ông đồ nho ngông:


“Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”
Và bà cũng đã chấp nhận ni chồng, ni con. Cịn nhà thơ thì chỉ biết tự trách
mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Ở cái thời mà xã hội đã có luật khơng thành văn bản đối với người phụ nữ “xuất
giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì “phụ
xương, phụ tùy” (chồng nói vợ theo), thế mà có 1 nhà nho giám sòng phẳng với
bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận mình là “quân ăn lương vợ”, “ăn ở bạc”.
Khơng những đã biết nhận ra thiếu sót mà cịn dám tự nhận khuyết điểm. Một
con người như thế chẳng đẹp lắm hay sao?
Như vậy, nói rằng bà Tú là hình ảnh rõ ràng nhất cho người phụ nữ trong xã hội

VN đương thời quả không sai, bởi lẽ thân phận người phụ nữ giai đoạn này là sự
éo le, trắc trở, khổ cực nhưng khơng có lấy một sự cảm thông, chia sẻ từ chồng,
từ con.
Ta thấy, 2 bài thơ trên thật là những vần thơ đáng quý của Văn Học VN trung đại.
Qua những vần thơ ấy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa kia hiện lên thật rõ nét,
thật đẹp đẽ, cao quí nhưng chứa đựng đầy chua xót, đắng cay. Tất cả đều nói
chung về thân phận bé nhỏ, số phận chìm nổi, bèo bọt, bị lệ thuộc vào XH của
người phụ nữ xưa kia. Phải nói, Hồ Xuân Hương va Trần Tế Xương đã đóng góp
khơng nhỏ vào tiếng nói, tiếng khóc chung để địi quyền sống, quyền tự do, hạnh
phúc cho 1 nửa nhân lọai, những con người gánh vác trọng trách duy sự sống lồi
người trên trái đất.
Từ đó, ta có thể khẳng định rằng: vai trò, vị thế của nguời phụ nữ XH ngày càng
nâng cao và có đóng góp ngày 1 lớn cho sự phát triển chung trên mọi lĩnh vực.
Song, không phải đến bây giờ, giá trị người phụ nữ mới được bộc lộ và tỏa sáng.
Nếu nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngay cả trong những thời kì đen
tối của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ cả 1 đời bị ràng
buộc bởi biết bao lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, họ vẫn là những viên ngọc
sáng lấp lánh trong con mắt dân gian


Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên đất nước.”
Vâng, có những bơng hoa khơng rực rỡ nhưng ngát hương, có những cuộc đời
thầm lặng nhưng cao cả. Tên tuổi, thể xác và linh hồn của các anh- những người
lính, người nghĩa sĩ đã hóa vào hồn thiêng sơng núi “ để lại dáng đứng Việt Nam
tạc và thế kỉ”, đã hóa thân vào những trang văn làm nên những bức tượng đài
bất tử. Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu mỗi người
đều xúc động trước hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ được khắc tạc dưới ngịi

bút chân thực, sinh động của nhà thơ. Có lẽ chăng xuất phát từ đó mà bàn về bài
văn tế sách văn 11 đã cho rằng:
“Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng
sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất ngoài đời của họ.”
Nguyễn Đỉnh Chiểu đã vận dụng thể văn tế theo đặc điểm của thể loại bốn
phần: phần lung khởi nêu khái quát về cuộc chiến đấu, hi sinh của nghĩa sĩ; phần


thích thực nêu lên những đóng góp, cơng lao của người nghĩa sĩ đối với nhân dân,
với đất nước; phần ai vãn thể hiện nỗi niềm tiếc thương của những người ở lại;
phần kết là lời hứa về những việc làm của người còn sống để đền ơn những người
đã khuất. Thế nhưng làm nên điều khác biệt ở đây là đối tượng trong bài văn tế
là những nghĩa sĩ Cần giuộc đã hi sinh trong trận chiến chống thực dân Pháp, đây
là một trong những yếu tố thể hiện quan điểm tiến bộ của ông để “ lần đầu tiên
trong lịch sử văn học dân tộc có một bức tượng đài nghệ thuật sừng sững về
người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngồi đời của họ.”
Đọc “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ta không chỉ thấy ở đó một tấm lịng cảm phục,
kính trọng đối với những nghĩa sĩ mà còn bắt gặp một bức tranh chân thực về
cuộc sống lao động và chiến đấu của họ- những người nơng dân khốc áo nghĩa
binh. Hơn bao giờ hết, hình ảnh những người nơng dân nghĩa sĩ, hình ảnh về cuộc
chiến đấu cam khổ của họ hiện lên chân thực đến sống động trước mắt người đọc
bởi nó được viết nên bằng chính xương máu và nước mắt của họ; được viết nên
bằng hồn thiêng sông núi; bằng tất cả niềm cảm phục, biết ơn của nhân dân đối
với họ… Xương máu, nỗi lịng kí thác cho đời của người đã khuất; nước mắt, niềm
đau của người ở lại; lòng biết ơn, nỗi quốc hận của nhân dân.. tất cả…tất cả đã
làm nên nghiên mực để Nguyễn Đỉnh Chiểu viết nên bài văn tế với tất cả tấm
lòng, tài năng khắc tạc vào lòng người một bức tượng đài bi tráng về người nông
dân nghĩa sĩ, một niềm xúc động đén nghẹn lòng, dội vào hậu thế một bài học
lịch sử khắc cốt ghi tâm… Sự sáng suốt của Nguyễn Đỉnh Chiểu là đã dồn bút lực,
tài hoa để ca ngợi những người anh hùng thất thế.

Trong tiếng hkóc cao cả của nhà thi sĩ, trong những giọt nước mắt thương tiếc
của nhân dân hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên rõ ràng:
“Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lịng dân trời tỏ.”
Hình ảnh đối lập trên đã diẽn tả được mâu thuẫn sâu sắc, quyết liệt của thời đại,
mâu thuẫn xâm lược và chống xâm lược, khẳng định vai trị người nơng dân trong
cơng cuộc bảo vệ đất nước. “Lòng dân” đã sáng rực lên trong lửa đạn, trong âm
vang của chiến tranh. Chỉ có nhà nghệ sĩ của nhân dân mới tạc tượng người nông
dân một cách thiêng liêng giữa trời cao đất rộng, trong thời đại bão táp như vậy.
Bức “ tượng đài nghệ thuật” còn được người nghệ sĩ của nhân dân dựng lên chi
tiết hơn với những nét hoành tráng, sống động. Họ vốn là những người nông dân
chất phác, hiền lành chỉ cần mẫn với gió sương:
“Trơng trười, trơng đất, trơng mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.”
Họ sinh ra là những người con của đất, chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời” để cày xới trên mảnh đất quên hương, làm lụng vất vả vì miếng cơm manh
áo để mưu sinh cuộc sống. Cái nghèo, cái khó đã khiến họ suốt cả một đời chỉ
biết lao động hăng say, không biết đến binh đao, chiên trận. Họ hiền lành, chân
thật đến mức:
“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong
làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập
súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”
Chân thực và giản dị người nông dân Nam Bộ đã hiện ra với những vè đẹp vốn có
của họ. Hình ảnh họ hiện lên- hình ảnh những người nơng dân chất phác với làn
da ngăm sạm vì dạn dày sương gió của đồng áng chứ khơng phải là nắng mưa



của thao trường; bàn tay họ chai sạn nhưng là do cầm cuốc, cầm cày chứ không
phải cầm khiên, cầm mác chiến đấu… Tất cả đã khẳng định một vẻ đẹp của họ,
tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam đó là: u lao động, u hịa
bình.
Khi thực dân Pháp kéo quân vào giày xéo đất nước ta, giết hại nhân dân ta tới
mức:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.”
thì thử hỏi lịng dân ai khơng ốn giận? Nhưng trong hồn cảnh ấy khơng phải ai
cũng có sức mạnh để đứng lên, ai cũng đủ dũng cảm để chiến đấu và hi sinh để
bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Chỉ có những người nơng dâ n vốn u
chuộng hịa bình họ bỗng “rũ bùn đứng dậy sáng lịa”, trở thành những nghĩa sĩ
kiên cường mang trên đôi vai sức vóc của cả dân tộc. Vẫn là người nơng dân ấy
nhưng trước họa xâm lăng Nguyễn Đình Chiểu đã nhận thấy ở họ một sức mạnh
chiến đấu, một sức sống tiềm tàng, khỏe khoắn, cương trực- một vẻ đẹp đặc
trưng của con người Nam Bộ: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Với lòng yêu
quê hương sâu sắc, với lịng căm thù giặc cao độ, những người nơng dân lương
thiện đã trở thành những nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, tuyệt vời:
“Bữa thấy bòng bòng che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy
đen sì muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt
chói lịa, đâu dung lũ treo dê bán chó.”
Chỉ đặt trong những hồn cảnh cam go thì sức mạnh tiềm tàng của họ mới tỏa
sáng để làm nên những điều kì diệu của cả dân tộc. Họ vốn là những người hiền
lành, mộc mạc, chấn chất, hoàn toàn xa lạ với việc quân “ chưa quen cung ngựa,
đâu tới trường nhung”, còn nói gì đến việc “ tập khiên, tập sung, tập mác, tập
cờ”, cịn nói gì đến “ mười tám ban võ nghệ”. Nhìn thấy những chiếc tàu Pháp
ngày càng nghênh ngang đi lại trên sơng ngịi q hương, chứng kiến cảnh nhân
dân lầm than, khốn khố dưới chế độ phong kiến thối nát, vua quan nhà Nguyễn

chỉ là một lũ bù nhìn, phát xít thực dân thì ra sức vơ vét, bóc lột, “quần ngư tranh
thực”… những người nơng dân u chuộng hịa bình ấy khơng khỏi căm phẫn. Họ
chỉ “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”- một lòng căm thù giặc sục sơi nhưng
vẫn cịn mạng đậm chất nông dân thật thà, chân chất, rất đời thường. Họ vẫn
ngày đêm trơng ngóng, hi vọng, hướng mắt về phương Bắc- nơi vẫn còn giữu chủ
quyền, nhưng càng hi vọng lại càng thất vọng:
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn
trông mưa.”
Biết tới khi nào “thánh đế soi ân thấu” để họ có thể đón lấy “một trận mưa
nhuần rửa núi sơng”. Bản chất hiền lành, mộc mạc, cần lao của những người
nông dân càng hiệnlên rõ nét qua những phép so sánh: “ trơng tin quan như trời
hạn trơng mưa”, “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”… rất thực, rất “nông dân’
nhưng cũng rất dầy đủ, rất sâu sắc khi lột tả niềm căm hận, phẫn uất của họ.
Thưong biết bao nhiêu những người nơng dân nghĩa sĩ ấy thì ta lại càng biết ơn,
cảm phục bấy nhiêu trước tinh thần, ý chí của họ; càng căm thù lũ bán nước và
cướp nước. Họ chỉ là những người nông dân nghèo khổ, họ khơng được học hành
tử tế, họ chẳng có của cải giàu sang, họ chỉ có tinh thần và đơi cánh sức mạnh.
Thế nhưng khi vận mệnh quốc gia dân tộc lâm nguy thì vua chẳng hay, quan
cũng chẳng màng… đó là những ngươi có thế lực, có nhận thức, được coi là cha
mẹ của nhân dân nhưng khi quân giặc giày xéo thì vua đâu? Quan đâu? Chỉ có
những người nông dân rũ bùn đứng lên chiến đấu. Hơn bao giờ hết họ đẹp một
vẻ đẹp sáng ngời cả dân tộc. Động lực nào đã khiến cho những con người nhỏ bé


ấy an đảm đứng lên chống lại một thế lực bạo tàn như thực dân Pháp? Đó là tình
u q hương,đất nước; đó là tình u hịa bình; là để gìn giữ từng tấc đất thớ
thịt mà cha ơng ta đã 4000 năm bảo vệ và xây dựng… Là nghĩa sĩ nhưng họ
không mang giáp trụ, không súng, không khiên, trến tâm thân ấy chỉ là một
manh áo vải- một manh áo vải màu đất, màu quê hương bền bỉ, đậm đà. Họ
mang cả hương lúa đượm nồng, mùi đất cày đất cấy quê hương cù với lòng yêu

nước sục sơi và lịng căm thù giặc tột cùng để làm động lực đem ra chiến trường:
“Ngồi cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm
một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm
đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai họ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc
cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn to đạn nhỏ,x ơ cửa xơng vào liều
mình như chẳng có.”
Một khí thế ào ào như thác đổ, mạnh mẽ như vũ bão khiến cho qn giặc
kinh hồng. Cịn thấy đâu hình ảnh một người nơng dân chỉ biết “ cui cút làm ăn,
toan lo nghèo khó” mà giờ họ là những người lính khốc áo vải. Chỉ bằng những
vật dụng thô sơ thường ngày: “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”…
họ đã xông lên đánh bại kẻ thù với những vũ khí tân trang, chẳng sợ “đạn to đạn
nhỏ” mà “liều mình như chẳng có”. Hàng loạt động từ mạnh đã bắt nhịp cho
dịng máu nóng đang sục sôi trong huyết quản của những người nông dân khốc
áo nghĩa binh: “đốt”, “chém”, “đạp rào lướt tới”, “xơ cửa xông vào”… Những màu
sắc, đường nét sắc sảo và hình khối gồ ghề khiến người đọc có thể hình dung
được những hành động quyết liệt, những âm thanh cuồng nộ của những người
nông dân vùng lên đánh giặc;
“Sống làm chi, theo quân tả đạo quăng vùa gươm, xô bàn độ, thấy lại thêm buồn
Sống làm chi ở lính Mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm
hổ.”
Với những đường nét hoành tráng, nhà nghệ sĩ nhân dân đã tạc nên “tượng
đài nghệ thuật” một cách hùng tráng. Hùng tráng vì đây là hànhđộng của những
anh hùng có nghĩa lớn. Hùng tráng vì ở lí tưởng tốt đẹp, phẩm chất cao cả của
những người nghĩa sĩ nông dân. Hùng tráng vì nó được dựng lên trong một thời
đại sóng gió, bão táp, trong những giờ phút nghiêm trọng của đất nước.
Hùng tráng mà bi thương vì họ là những anh hùng chiến bại. Bức tượng đài về
những người anh hùng cao cả ấy được dựng nên trong nước mắt, trong tiếng
khóc của nhà thơ và của nhân dân. Nhưng bi tráng mà không bi lụy, tuy họ là

những người chiến bại nhưng trong lòng nhân dần, trong quốc hồn quốc túy thì
họ là những người thắng trận, họ lag những anh hùng vĩ đại. Đó là tiếng khóc
dành cho người nơng dân nghĩa sĩ, là tiếng khóc cho một thời đại của tác giả, gia
đình, thăm quyến, dân tộc. Tiếng khóc mang tầm sử thi, tiếng khóc mang trọn
niềm kiêu hãnh, tự hào không phải của một người khóc cho một người mà của
sơng núi, cỏ cây, đất nước… đang ngưỡng vọng đối với linh hồn họ. Những người
con “ưu tú” của dân tộc ấy đã ra đi, đã chiến đấu để lại mẹ già, con thơ; để lại
gốc đa , sân đình và xả thân vì nghĩa lớn, thanh thản như cày xong một thửa
ruộng. Để rồi đằng sau sự ra đi ấy là niềm thương tiếc, đau buồn; nỗi mất mát
lớn lao khi con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con, gia đình mất đi trụ cột:
“Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm
phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
Đối sơng Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình,
già trẻ hai hàng lụy nhỏ.”
Họ sống mãi trong tình thương, trong trái tim của những người thân yêu, trong


lịng nhân dân:
“Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lịng son gửi lại bóng trăng rằm
Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước
đỏ.”
Họ đã trở thành người bất tử. tưởng chừng cuộc chiến đáu anh dũng của họ vẫn
tiếp diễn cùng với sự nghiệp giữ nước vĩ đại của dân tộc:
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, mn kiếp
nguyện được trả thù kia.”
Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ là một thành công lớn của Nguyễn Đình
Chiểu. Những người nơng dân ấy hiện lên rất gần gũi, thân thương mà lại lớn lao,
sừng sững. Nguyễn Đình Chiểu khơng viết về họ bằng những lời ngợi ca, những
hình ảnh bóng bẩy, ngơn từ trau chuốt mà ông chấm phá những nét vẽ mộc mạc,
gần gũi, giản gị thậm chí cịn có đơi chút q mùa nhưn chính người nơng dân

Nam Bộ để làm nên hình tượng người nơng dân “ tương xứng với vẻ ngồi vốn có
của họ”. Khi hịa bình họ là những người nơng dân hiền hòa như mảnh đát quê
hương, miệt mài, hăng say trong lao động để tô điểm cho đất nước, nhưng khi có
bóng quân thù họ với tay cày tay cuốc, với tâm hồn và tấm lòng, với tinh thần và
ý chí đã mạng trọn mùi mẫn chân quê ra chiến trường trận địa quyết dốc sức xả
thân để bảo vệ từng tấc đất thớ thịt của quê hương. Vẻ đẹp sức mạnh của người
nơng dân ít được khắc họa trong văn học cổ. Nếu như Nguyễn Trãi đã bộc lộc sự
tiến bộ trong tư tưởng của mình qua việc “lấy dân làm gốc” thì có lẽ Nguyễn Đình
Chiểu là người thứ hai sau Nguyễn Trãi đã phát hiện, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp
tiềm ẩn của người nông dân. Phạm Văn Đồng đã từng cho rằng: “Ngòi bút, nghĩa
là tâm hồn của Nguyễn Đỉnh chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm
tình của dân tộc đối với người nghĩa sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân,
xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước.”
Và rồi, chúng ta- mỗi người con Lạc cháu Hồng, mỗi người dân Việt Nam hôm nay
lại không khỏi xúc động, tự hào, biết ơn trước sự hi sinh quên mình của nững
người nơng dân nghĩa sĩ ấy. Chính họ đã góp phần làm ngời sáng thêm trang sử
vẻ vang của cách mạng dân tộc sau này. Hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ
trong tác phẩm còn gợi chúng ta nhớ về quá khứ với dáng vóc của vị vua áo vải
Quang Trung- Nguyễn Huệ; gợi mở trong lịng chúng ta về hình ảnh của người
nơng dân khốc màu áo lính trong thời hiện đại:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Chân không giày
Miệng cười buốt giá
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(“Đồng chí”- Chính Hữu)
Hay;

“Lũ chúng tơi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chư biết chữ
Quen nhau từ buổi một mai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.”
(“Nhớ”- Hồng Nguyên)


Đó đều là hình tượng người nơng dân trong chiến đấu được khắc họa thành công
và trở thành một đề tài trong văn học Việt nam thời kì kháng chiến cách mạng.
Gấp trang sách lại, hình ảnh về người nơng dân nghĩa sĩ trong tác phẩm “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” hiện lên trong lòng người đọc đầy dư ba, gợi ta nhớ về quá
khứ, nhắc nhở mỗi người về lịch sử, về cuộc sống hôm nay. Như con chim trước
lúc chết kịp để lại tiếng hót cho đời, bơng hoa trước lúc tàn cũng kịp để lại hương
sắc cho cuộc sống; họ- những người nông dân nghĩ sĩ đã cống hiến cho dân tộc,
cho nhân dântấm lòng yêu nước kiên trung, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự thành công trong việc khắc họa hình
tượng ấy lại một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên và khẳng định
tài năng của Nguyễn Đỉnh Chiểu- “một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt
Nam”, một nhà văn, nhà thơ, một nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc ta thời kì đầu
thực dân Pháp.


Chữ người tử tù

Nhà văn Nga Sê-khốp đã từng cho rằng, nếu tác giả không có lối đi riêng thì
người đó khơng bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh khơng có giọng riêng, anh khó trở
thành nhà văn thực thụ. Đúng như vậy, nghệ thuật nói chung và văn chương nói

riêng, là một bộ môn của dấu ấn chủ quan, của phong cách sáng tạo. Vì vậy,
thước đo để đánh giá, giá trị tác phẩm, cũng như tài năng của Nhà văn chính là
phong cách. Một tác phẩm có sức sống lâu bền, cũng như một nhà văn tài năng,
điều đầu tiên ảnh hưởng đến người đọc chính là dấu ấn cá nhân, phong cách.
Hay như Sê-khốp gọi là giọng riêng. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng:
Điều cịn lại với mỗi nhà văn chính là “cái giọng nói riêng” của mình. Minh chứng
rõ nhất cho điều đó chính là giọng riêng của Nguyễn Tuân thông qua truyện ngắn
“Chữ Người Tử Tù”.
Raxecn Gam ratop, nhà thơ Đaghextan từng viết:
“Qua giọng hát anh nhận ra người hát,
Qua nét Phác anh nhận ra người thợ bạc”.
Với âm nhạc Người ca sĩ để lại cho người đọc ấn tượng về mình bằng một giọng
hát, chỉ ở riêng mình. Với điêu khắc, mỗi người thợ có một cách khác riêng, mang
đậm tài năng và cái nhìn thẩm mỹ của họ. Cịn đối với văn chương, Nhà văn bộc
lộ dấu ấn của mình cho độc giả, bằng giọng nói riêng của mình. Đó chính là
phong cách, là sự sáng tạo riêng, khẳng định vị trí chỗ đứng của nhà văn. Như
vậy, điều còn lại với mỗi nhà văn, chính là “cái giọng riêng của mình”, là một ý
kiến thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách sáng tạo của một tác giả. Đó là thước
đo để đánh giá những nhà văn ưu tú, nhà văn thực thụ.
Văn học đề cao dấu ấn chủ quan, phong cách sáng tạo, bởi văn học là một bộ
môn nghệ thuật rất cần những cái mới mẻ, sáng tạo của mỗi tác giả. Muốn được
như vậy, mỗi nhà văn, nhà thơ phải cho mình một phong cách riêng, một ấn
tượng riêng để sáng tác tìm đến với văn chương. Đối với độc giả, lại tìm đến
những tác phẩm mà mình u thích. Đó cũng chính là sự lý giải phong cách, là
một yếu tố quan trọng góp phần làm nên tên tuổi và tài năng của nhà văn, và
khác với lao động của Nhà văn là lao động sáng tạo, nên dù muốn hay không,
mỗi nhà văn phải tạo cho mình một nét riêng, một phong cách nghệ thuật khơng
trộn lẫn. Do đó có thể coi phong cách là dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, in đậm
trong các sáng tác nghệ thuật của họ. Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, thể
hiện sự tương đối ổn định của hệ thống hình tượng. Các phương tiện biểu hiện

nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo, sáng tạo trong q trình sáng tác của nhà
văn. Giữa trào lưu văn học dân tộc, hay xuyên suốt dòng chảy thơ văn, cả một


thời đại, phong cách đem đến cái nhìn mới mẻ, khác lạ của nhà văn trong việc
cảm nhận và phản ánh cuộc sống. Điều đó là sự đánh dấu trưởng thành và bản
lĩnh cá nhân của nhà văn, trong quá trình sáng tác. Song khơng phải nhà văn nào
cũng có một giọng nói riêng, một phong cách riêng, mà điều đó chỉ xuất hiện ở
những nhà văn có bản lĩnh và tài năng mới đủ sức sáng tạo ra nét riêng, độc đáo.
Giọng nói riêng, hay phong cách được thể hiện ở cách nhìn, cách cảm có tính
khám phá được thể hiện ở giọng điệu riêng, ở quan niệm về cuộc sống con người
thông qua đề tài, chủ đề, cách chọn nhân vật và cuối cùng phong cách thể hiện
qua các phương tiện nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn để tái hiện đời sống. Từ
cách dùng từ tổ chức, kết câu. Tóm lại phong cách văn học chính là dấu ấn riêng
biệt của tác giả về mặt tư tưởng, nội dung lẫn hình thức, nghệ thuật, để lại ấn
tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Là một cây bút tài hoa, uyên bác có đóng góp to lớn cho sự nghiệp văn học nước
nhà, có trước và sau cách mạng. Nguyễn Tuân được người đọc biết đến là một
phong cách văn học rất độc đáo, nhất riêng biệt, bởi một chữ “ngơng” ơng ln
nhìn mọi việc, mọi nhân vật, nhìn người ở phương diện cái đẹp, phương diện tài
hoa, nghệ sĩ. Đọc văn Nguyễn Tuân người ta đến được thế giới của cái đẹp, cái
tài, hiện ra một cách mới mẻ, rõ ràng, đặc biệt trước cách mạng do không bằng
lòng với xã hội “Tây tàu nhố nhăng” Nguyễn Tuân tìm lại quá khứ, trân trọng
những vẻ đẹp này chỉ cịn vang bóng, như chơi chứ, uống trà, ngâm thơ với tư
tưởng xưa mà không cũ ấy. Cùng với bút pháp nghệ thuật đặc biệt, Nguyễn Tuân
đã viết ra bộ truyện ngắn đạt gần tới sự hoàn thiện và toàn mỹ đó là tập “vang
bóng một thời”. Nổi bật lên trong đó có một truyện ngắn rất hay, đồng thời thể
hiện rất rõ phong cách sáng tác giọng nói riêng của Nguyễn Tuân chính là truyện
ngắn “Chữ Người Tử Tù”.
“Giọng nói riêng” của Nguyễn Tuân được thể hiện độc đáo và sâu sắc, thâu tóm

trong một chữ “ngơng”. Đó tức là thái độ khinh đời, ngạo đời, làm khác thường
dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn đời của mình. Điều đó được thể
hiện trước hết ở việc Nguyễn Tuân tiếp cận mọi sự vật ở một văn hóa thẩm mỹ,
để khám phá và khen chê “Chữ Người Tử Tù” bộc lộ rõ mặt đó của Nguyễn Tuân.
Đến với truyện ngắn này độc giả chắc chắn ai cũng nhận ra Nguyễn Tuân viết về
một thời kỳ xa xưa, nhưng nay chỉ cịn vang bóng, ơng trân trọng nâng niu và giữ
gìn, làm sống dậy trong lịng người đọc một thú chơi tao nhã của người xưa đó là
thú chơi chữ. Nguyễn Tuân đã cho ta rạo rực sống lại cái thuở còn kim Hán học,
với nghệ thuật thư pháp điêu luyện từng “vang bóng một thời”. Với những mảnh
lụa trắng, bút lông nghiêng mực, hai câu đối, hoành phi. Cái đẹp thanh khiết của
cả người cho chữ và người chơi chữ, tất cả cuốn người đọc về hồn dân tộc.
Nguyễn Tuân tha thiết với những giá trị văn hóa, tinh thần của cha ơng gửi gắm
một tấm lịng u nước thầm kín, một tinh thần dân tộc có màu sắc độc đáo.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét “lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền, là tư tưởng chủ đạo của Nguyễn
Tuân đã tạo nên giá trị chân chính và lâu bền cho tác phẩm của ông”. Đọc văn
Nguyễn Tuân, ta như luyến tiếc một thời đã qua và trân trọng những gì đang diễn
ra xung quanh cuộc sống.
Chưa dừng lại ở đó, giọng nói riêng của Nguyễn Tuân còn được bộc lộ qua việc
Nguyễn Tuân ln nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Để sáng
tạo nên những nhân vật tài hoa, nghệ sĩ đó là điểm riêng mà chỉ có ở Nguyễn
Tuân trong truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù”, hiện lên vẻ đẹp của nhân vật Huấn
Cao với ba phẩm chất hội tụ đó là, tài năng, khí phách và thiên lương. Huấn Cao
nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn, với cái tài viết chữ nhanh và đẹp được mọi người
biết đến và khao khát muốn có chữ của ơng Huấn, “có chữ đó mà treo trong nhà


chẳng khác nào có một báu vật ở trên đời”, “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”.
Ngay đến cả kẻ thù của ơng cũng khao khát, mơ ước có thứ báu vật q ấy. Như
vậy có thể thấy rằng, Huấn Cao là người có trí tuệ un thâm, tài năng siêu

phàm thì mới có thể viết ra những nét chữ “vng, tươi tắn, nói lên sự tung
hồnh của cả một đời người”, kia mà, ai ai cũng mong muốn sở hữu bên cạnh. Vẻ
đẹp của tài năng chính là vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, khí phách của một vị
anh hùng “đội trời, đạp đất” điều đó được thể hiện rõ qua lý tưởng về một cuộc
sống khơng có áp bức, bất cơng, vì thế Huấn Cao dám từ bỏ cơng danh đứng về
phía nhân dân, chống cảm, chống lại triều đình. Đối với chế độ phong kiến ơng là
một kẻ phản nghịch, một tử tù nguy hiểm, nhưng đối với nhân dân Ông là một vị
lãnh tụ được sùng bái, kính trọng, dám làm, dám chịu với những việc mình đã
làm. Trái với khí phách kiên cường, bất khuất của Huấn Cao còn được thể hiện
qua thái độ kinh miệt viên quản ngục nhà tù thực dân, thời gian sống của ơng chỉ
cịn được tính bằng giây, bằng phút thế nhưng ngay trong chốn lao tù ấy, ông
vẫn xem những kẻ đang nắm giữ mạng sống của ông chỉ là lũ tiểu nhân thi oai.
Ông xuất hiện trước viên quản ngục và bọn Cai tù bằng động tác “súc mạnh cái
gông nặng bẩy ,tám tấn”, khi nghe lời đe dọa lúc ở tù ông vẫn thản nhiên nhận
rượu, thịt coi đó như một việc đường hồng. Từ phong thái ung dung, đường
hồng Ơng dám nói những lời nói khó nghe với viên quản ngục. Đã chờ đợi một
sự trả thù của kẻ thù, tất cả cho thấy ông Huấn là một người hiên ngang, bất
khuất, không những là người có tài mà Huấn Cao cịn phát sáng vẻ đẹp của cái
tâm. “ông nhất sinh không bao giờ mất mình cho chữ vì vàng bạc hay quyền
thế”, “cả cuộc đời của ông, ông mới cho chứ vài ba người và tồn là chỗ tri kỷ.
Cái tâm của ơng cịn được hiện rõ qua việc cho chữ viên quản ngục và lời khuyên
chân thành về lẽ sống, ông cảm động trước tấm lòng của thầy quản, “thiếu chút
nữa ta đã phụ mất một tấm lịng trong thiên hạ”. Vì thế ông đã quyết định dành
cái đêm cuối cùng của cuộc đời mình để viết chữ tặng viên quản ngục, ở Huấn
Cao cái tài kết hợp với cái tâm đã tạo nên người anh hùng toàn diện, toàn mỹ.
Đây cũng là một điểm thể hiện rất rõ phong cách nhìn người của Nguyễn Tuân
trước cách mạng.
Giọng nói riêng biệt của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua việc vận dụng kiến
thức của nhiều ngành Văn hóa, nghệ thuật. Nhiều ngành khơng liên quan đến
nghệ thuật, để quan sát hiện thực và sáng tạo hình tượng, đối với “Chữ Người Tử

Tù” ta thấy tầm hiểu biết của Nguyễn Tuân về triều đại phong kiến nhà Nguyễn,
một chiều Đại mục rỗng, hỗn loạn, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân và người
anh hùng “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” Cao Bá Quát. Nhưng điều đó đã tạo nên
sức hấp dẫn của câu chuyện, đồng thời tô điểm thêm vẻ đẹp của nhân vật Huấn
Cao. Nguyễn Tuân còn tỏ ra rất kinh nghiệm khi cơng ra những hiểu biết về văn
hóa, xã hội hay cảnh cho chữ cuối cùng trong thiên truyện thể hiện rõ dấu ấn
điện ảnh của Nguyễn Tuân. Sự tương phản, đối lập rõ nét giữa ánh sáng và bóng
tối, cái đẹp rực rỡ của cảnh cho chữ, là cái xấu xa của nhà tù, “cái không gian đỏ
rực và màn khói trắng”. Mọi thứ, mọi tơng tơ đậm thêm cho “một cây bút tài hoa
nghệ sĩ”.
Bắt gặp khơng ít trong văn của cụ Nguyễn Chính, là sự tơn trọng cái phi thường
gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội. Nguyễn Tuân thường miêu tả những cảnh đẹp
tuyệt mỹ, tuyệt đỉnh cái đẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp khi bị trữ tình và cái vẻ
đẹp hồnh tráng, dữ dội đến dữ dằn. Ở “Chữ Người Tử Tù” ta bắt gặp một khơng
khí hừng hực lửa cháy và khói trắng trong đêm, qua cảnh cho chữ ở nhà tù tỉnh
Sơn đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Theo lẽ thường người ta cho chứ ở
thư phòng sang trọng, nghi ngút hương thơm, hay ít nhất phải có đầy đủ ánh
sáng. Thế mà ở đây, Nguyễn Tuân đã xây dựng một cảnh cho chữ trong lúc nửa


đêm, tại ngục tù hôi hám, bẩn thỉu “tường đầy mà nhện, đất bừa bãi phân chuột,
phân gian”. Chưa dừng lại ở đó, cái độc đáo của cảnh cho chữ còn được thể hiện
ở sự đảo lộn trật tự vị thế trong nhà tù. Kể tử tù ngày mai ra pháp trường Lãng ăn
thì đường Hồng Uy Nghi lẫm liệt. Người trong tù đại diện cho một chế độ thì
Cúm Núm với lại kẻ tử tù vẫn cao cổ đeo gơng chân vướng trường xích vẫn đang
cố gắng gian dạy quản cục tài khoản nên tìm về quê mà ở thầy Hãy thoát khỏi
cái nghề này đi rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chứ. Ở đây có giữ thiên lương cho
làng vững rồi nghe nước mất cả đời lương thiện”. Lời khuyên của Huấn Cao là lời
khuyên bất tử, là lời chứng minh rằng cái đẹp có thể sinh ra ở miền đất ác, nhưng
cái đẹp không bao giờ chịu sống chung với cái xấu và cái ác. Những lời khuyên

đó dường như đã thấm sâu vào thầy quản, khiến con người vừa đáng trọng, vừa
đáng thương này quỳ gối nói trong nước mắt nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin
bài lĩnh”. Cảnh cho chữ đã gợi ra khơng khí của một thời tiền sử, một cảnh thơ ảo
nhưng cũng rất huyền bí ẩn, chứa sức mạnh tiềm tàng.
Cuối cùng giọng nói riêng biệt của Nguyễn Tn cịn được thể hiện qua những bút
pháp nghệ thuật đặc sắc, điển hình là việc sử dụng ngôn từ. Nguyễn Tuân biết
đến là bậc thầy của ngôn từ, là chuyên gia của tiếng Việt. Ơng có một vốn từ hết
sức phong phú. Trong “Chữ Người Tử Tù” vốn từ đó thể hiện rất rõ, hàng loạt
những từ Hán Việt được sử dụng công phu như khí phách, thiên lương, tử tù…
Góp phần làm nên màu sắc của thiên truyện, đưa người đọc về cõi xa xưa về một
thời vang bóng. Tiếp đó là sử dụng thành công biện pháp so sánh, đặc sắc của
ơng. Khi nói về viên quản ngục, Nguyễn Tn đã ví von như “mặt nước ao Xuân
bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”, hay nói về tính cách ơng đã viết “như một thanh
âm trong trẻo, chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.
Rồi cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống
truyện độc đáo, một thủ pháp nghệ thuật độc lập, tương phản, độc đáo, dựng
khơng khí cổ xưa cho câu chuyện…Có thế thấy rằng “Chữ người tử tù” đã bộc lộ
hội tụ những vẻ đẹp nghệ thuật và Nguyễn Tuân hay sử dụng tạo nên một thiên
truyện mang đậm phong cách của ông.
Một truyện ngắn sáng tác trước cách mạng “Chữ người tử tù” đã bộc lộ rõ được
tài năng cũng như “giọng nói riêng biệt” của Nguyễn Tuân. Qua đây ta cũng thấy
“điều còn lại với một nhà văn là giọng nói riêng của mình”, là ý kiến, thước đo
đánh giá hoàn toàn đúng đắn. Khơng chỉ có vai trị như vậy, Ý kiến cịn đặt ra vai
trò, trách nhiệm của nhà văn, độc giả và lịch sử văn học. Đối với nhà văn, phong
cách ln là điều cần thiết họ phải tạo cho mình một giọng nói riêng biệt thì mới
có thể in đậm dấu ấn chủ quan trong lịng người đọc bằng chính tác phẩm của
mình. Đối với độc giả, khi tiếp nhận một văn bản văn học, cần cố gắng tìm ra
giọng nói phong cách riêng của từng tác giả, tiếp thu hết những cái hay, cái đẹp
mà tác giả đó đem đến. Đối với lịch sử văn học, chỉ tiếp nhận những nhà văn
thực sự có giọng riêng, có phong cách riêng, đem lại sự phong phú cho nền văn

học nước nhà.
Ivan tuốc ghê nhép đã từng quan niệm “cái quan trọng trọng tài năng văn học và
tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kỳ tài năng nào, là cái mà tơi muốn gọi là
tiếng nói của riêng mình”. Văn chương cũng như bao môn nghệ thuật khác, điều
quan trọng chính là cái dấu ấn riêng, cái giọng nói riêng biệt. Đó chính là, những
gì cịn lại sau dịng chảy của thời gian. Với một nhà văn tài hoa, uyên bác như
Nguyễn Tuân điều đó lại càng đúng hơn nữa, phong cách riêng của cây bút độc
đáo này thể hiện rõ qua từng tác phẩm mà “Chữ Người Tử Tù” là một minh chứng
điển hình. Chính vì điều đó nên tác phẩm xứng đáng tồn tại mãi với thời gian,
đến với người đọc cả hôm nay và mai sau.




Hạnh phúc của một tang gia

Đất nước hôm nay tươi đẹp, phát triển thay đổi từng giờ, song ta vẫn khơng thể
qn một thời kì đen tối nhất trong lịch sử nước nhà. Thời kì dân tộc ta chìm
trong bóng tối chế độ thực dân nửa phong kiến, vô số kẻ khoác lên những “tấm
áo” giả dối, lố lăng, đồi bại cùng nhau tạo nên một bức tranh ghép của xã hội
thối nát. Với ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã đả kích sâu cay cái
xã hội tư sản thành thị chạy theo lối sống nhố nhăng, bịp bợm đương thời qua
“Số đỏ”. Có ý kiến cho rằng “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một “tấn trị đời” của
xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến. Quả vậy, xã hội được phản ánh
và quy mô và thi pháp trong “Số đỏ” tuy chưa thể ngang tầm với “Tấn trò đời”
(Balzac) nhưng mức độ phản ánh hiện thực và ảnh hưỏng sâu rộng của tác phẩm
với cộng đồng cũng không hề thua kém.
Honoré de Balzac – được xưng tụng như một “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”
(Engles) đã để lại một cơng trình ván học đồ sộ: bộ “Tấn trò đời” với 97 tiểu
thuyết được sáng tác từ 1829 đến 1850. Tuy chưa được hồn thành, “Tấn trị đời”

vẫn là một bức tranh hiện thực rộng lớn, mô tả những mâu thuẫn gay gắt trong
xã hội tư sản Pháp nửa đầu thế kỉ 19. Balzac gọi những cuốn tiểu thuyết của ông
là những “bi hài kịch”. Và đây cũng chính là điểm chung khiến ta liên hệ “Số đỏ”
của văn xuôi Việt Nam với “Tấn trò đời” của nền văn học cổ điển Pháp.
“Số đỏ” (1936) là tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ Trọng Phụng và vào loại xuất
sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Dùng tiếng cười làm vũ khí, “Số đỏ” đã
vạch trần thực chất thối nát của các phong trào “Âu hóa”, “thể thao”… được bọn
thống trị khuyến khích, phát triển rầm rộ cuối những năm 30. Với một loạt những
chân dung biếm họa phong phú, “Số đỏ” giúp ta hình dung cái xã hội thành thị
nhố nhăng, đồi bại thời trước. “Hạnh phúc của một tang gia”- một chương tiêu
biểu trong “Số đỏ” thông qua cái chết và đám tang của cụ cố tổ, tác giả đã dựng
lên một màn hài kịch, nêu bật nhiều mâu thuẫn hài hước đủ các cung bậc. Xuyên
suốt chương truyện là một bút pháp trào phúng độc đáo trong việc thể hiện niềm
vui sướng hả hê của những thành viên trong đại gia đình cụ cố Hồng trước cái
chết cụ cố tổ và những kẻ đưa đám ma như trẩy hội.
Trong “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng
cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…
toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng
thương”. Nếu Nam Cao đến với số phận con người bằng một tấm lòng nhân đạo,
nâng đỡ con người khiến chính người đọc cũng ngậm ngùi bên từng trang viết,
thì Vũ Trọng Phụng lột trần cái “hạnh phúc” đáng khinh bỉ, lũ con cháu bất hiếu,
lố lăng đã khô héo cả những tình cảm máu mủ thiêng liêng nhất.
“Hạnh phúc của một tang gia”, nhan đề này thực sự mới lạ, giật gân khiến ngươi
đọc phải chú ý. Tuy nhiên, đây không phải là một sự giật gân dễ dãi, vô lý mà đă
phản ánh đúng cái sự thật mỉa mai: con cháu của đại gia đình này thật sự sung
sướng, thậm chí “hạnh phúc” khi cụ tổ chết một cái chếtdđược mong đợi từ lâu.
Chứng phấn khởi, những niềm phấn khởi muôn màu, muôn vẻ. Ta không khỏi cười
thầm khỉ “cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm…”, nhưng đó nào
có là niềm vui sướng thầm kín, ” tưng bừng, vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi
phường kèn, thê xe đám ma…”. Đấy chỉ mới là niềm vui chung mà thôi. Vũ Trọng

Phụng đã cố tìm mà hiểu cáỉ đại gia đình này qua từng con người. Ta thương hại
cho thói hiếu danh, thích được chú ý của cụ cố Hồng, “mơ màng cho đến cái lúc


cụ mặc đồ xổ gai, lụ khụ chống gậy…”, thương thay cho một “ước mơ” nhỏ nhoi
là tự biến mình thành trị xiếc để “thiên hạ chỉ trỏ khen…”.Rồi ơng phán mọc
sừng cảm thấy hạnh phúc vì được thêm một sơ tiền, ơng Văn Minh “thích thú vì
cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành”, cậu Tú Tân ” sướng điên người vì có dịp
thi thố tài năng chụp ảnh”. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một màn kịch từ
những “mơ ước” thầm kín đến niềm vui sướng dâng trào, tồn cảnh “tang gia”
tuyệt nhiên khơng gợn một chút thương tiếc nào. Phũ phàng hơn “bầy con cháu
chỉ nóng ruột đem chơn cho chóng cái xác chết của cụ tổ, ơng Văn Minh “thầm
biết ơn Xn Tóc Đỏ vì tình cờ gây ra cái chết kia của cụ già”.
Balzac từng miêu tả cái chết trong nghèo nàn về cả vật chất lẫn tinh thần cùa lão
Gôriô một cách mỉa mai. Song, dù sao chăng nữa “những nghĩa vụ cuối ấy cùng
được thực hiện tận tình bởi hai người thanh niên xa lạ. Có thể nói, ma của cụ cố
tổ trong “Số đỏ” hoàn toàn tương phản với những gam màu buồn trong “Nghĩa
vụ cuối cùng”(Lão Gôriô). Nghệ thuật châm biếm sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã sử
dụng những chi tiết chọn lọc nhằm khắc họa thật sắc nét bình ánh cái đám tang
lộ rõ lối đua địi, “văn minh rởm”. Ta không thể nhận ra liệu đây là đám ma hay
đám rước bởi cái hổ lốn, tạp nhạp “Ta, Tàu, Tây…”, “lợn quay”, “vòng hoa”, “câu
đối”. Bọn con cháu thì khơng cịn lời gì để tả, Tuyết “mặc bộ… Ngây thơ… hở cả
nách, nửa vú…” với khuôn mặt mang “một nét buồn lãng mạn rất đúng mốt”.
Cậu Tú Tân thì hào hứng “chỉ huy chụp ảnh… như ở hội chợ” những gì gọi là to
tát, long trọng, danh giá của cái đám ma ấy chi là sự phô trương giả dối, sự rởm
đời lố lăng, thể hiện tâm lý háo danh đến kì quặc qua những hình thức nghi lễ
đưa tang hổ lốn hết sức buồn cười. Tác giả đã hạ một câu văn mỉa mai cực độ
“thật là một đám ma¬ có thể làm cho người chết trong quan tài cũng phải mỉm
cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu”.
Không chỉ sử dụng các yếu tố mâu thuẫn từ những cái bình thường, thậm chí tầm

thường để trào phúng: Vũ Trọng Phụng còn xây dựng nên vô số những nhân vật
phụ làm nền cho bức tranh biếm họa ít nhiều có nguồn gốc từ chính hiện thực,
những nguyên hình trong xã hội dâm loạn, giả dối đương thời. Từ những ông bạn
thân của cụ cố Hồng… đeo đầy những huân chương… đến “giai thanh gái lịch”
đất Hà thành đang Âu hóa “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê
bai nhau, ghen tng nhau…” đã biểu lộ mọi góc cảnh của cái tính vơ văn hóa,
vơ đạo đức của bọn cặn bã mang những chiếc mặt nạ bịp bợm. Những hành động
của ông Phán mọc sừng đối với Xuân Tóc Đỏ ở cuối đoạn trích là những chi tiết
trào phúng đặc biệt chua chát góp phần khơng nhỏ tơ dậm sự lố lăng, vơ đạo đức
của xã hội thượng lưu thời đó. “Ơng Phán cứ oặt người đi, khóc mãi khơng thơi”
nhưng vẫn khơng quên bí mật “dúi vào tay Xuân một tờ giấy bạc gấp tư”. Những
nhà trí thức chân chính của Việt Nam, khơng ít người đã từng du học Pháp, nhưng
họ đã đau vì nỗi đau nơ lệ, họ từng đau vì lịng tự ái dân tộc bị tổn thương dưới
gót giày xâm lược của quân viễn chinh Pháp và họ bỏ hết những tiện nghi và lợi
ích cá nhân để vào chiến khu “theo chân Bác”. Ta hãy nghe một đoạn nhật kí của
Giáo sư Hồ Đắc Di (người thầy của Bác sĩ nổi tiếng — Tôn Thất Tùng) “Ai đã từng
sống kiếp đọa đày trong đêm trường nô lệ; hay chí ít đã trải qua những nhọc
nhằn, day dứt lương tâm, nhân phẩm, ắt sẽ lao theo cơn lốc cách mạng, một khi
ánh sáng của nó soi rọi tâm hồn”. Trí thức chân chính Việt Nam cùng nhân daan
lao động làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám, quét sạch những trò ma mãnh, lọc
lừa của thứ văn minh giả dối, bịp bợm và tình trạng số đỏ của xã hội Việt Nam
khơng cịn chỗ đứng trong “cơn lốc cách mạng”.


Từ cách đặt nhan đề chương truyện, đặt tên nhân vật, đồ vật, cách so sánh, cách
dùng hình ảnh, đến cách đặt câu, cách tạo giọng điệu., đều thể hiện đậm nét
chất trào phúng, châm biếm, mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Sau cái hài
buồn cười ấy là cả một bi kịch đáng “buồn”, đó chính là bi kịch của cả xã hội khi
mà đạo đức con người xuống cấp, nhân cách băng hoại: sau tiếng cười ta thấm
thía xót xa cho xã hội Việt Nam thời ấy. “Số đỏ” thực xứng đáng là một “Tấn trò

đời” của xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến thối nát. Đọc Số đỏ nói
chung, và chỉ cần một chương XV “Hạnh phúc của một tang gia”, ta cũng đã bật
cười và rồi xót xa muốn khóc cho những giá trị truyền thống cao đẹp nhất của
dân tộc ta đã bị chà đạp đến tan nát làm não lòng tâm hồn Việt. Vũ Trọng Phụng
đã đưa chúng ta vào chứng kiến một thế giới “phi nhân loại” mà thế lực đồng
tiền và thực dân đã trình làng bằng khẩu hiệu ngụy trang “văn minh- khai hóa”.
Trước đó khơng lâu, Trần Tế Xương ũng từng khóc – cười cho xã hội truyền thống
Việt Nam điên đảo qua bài thơ “Mồng hai tết viếng cơ Kí”. Sau đó, Vũ Trọng
Phụng ghi lại như một trang phóng sự, chính xác và sinh động đến khơng ngờ
bằng nịi bút nhưu chảy máu từ một trái tim thắm nồng tình yêu dân tộc. Thông
điệp từ trang “Số đỏ” ngày trước nhắc nhở mỗi chúng ta hôm nay một ý thức
trách nhiệm với đát nước. Để tình trạng “Số đỏ” sẽ mãi chỉ là “phút lỡ nhịp ngang
cung” trong toàn bộ trang sử hào hùng của một dân tộc tự cường và giàu lòng tự
trọng.


Chí phèo

Bình luận về nhân vật Chí Phèo một nhà phê bình văn học viết: “Khi chị Dậu, anh
Pha xuất hiện trên những trang sách của dòng văn học hiện thực phê phán,
người ta cứ nghĩ nỗi khổ của người nông dân ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến đến như thế là cùng. Nhưng khi Chí Phèo khật khưỡng bước ra từ những
trang sách của Nam Cao, người ta liền mới nhận ra rằng đây là hiện thân của
những gì khốn khổ, tủi nhục nhất”. Chị Dậu phải bán chó, bán con, bán cả dịng
sữa ngọt ngào của đời mình nhưng dầu sao chị vẫn được gọi là người. Cịn Chí
Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ của
làng Vũ Đại. Và khi ý thức nhân phẩm được trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự
tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương. Tấn bi kịch thê thảm và độc đáo của
nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên được Nam Cao diễn tả thấm thía và
cảm động là ở chỗ đó.

Lai lịch = đoạn đời 1 – xuất thân của Chí Phèo là một người nơng dân lương thiện.
Lai lịch của Chí Phèo là một số khơng trịn trĩnh. Hắn là một thằng khơng cha,
khơng mẹ, khơng bà con thân thích, khơng một tấc đất cắm dùi. Ngay từ khi mới
sinh ra, hắn đã bị vứt bên cái lị gạch cũ bỏ khơng. Hắn được một người thả ống
lươn mang về ni, sau đó cho người đàn bà goá mù. Và người đàn bà goá mù
bán cho bác Phó Cối. Suốt quãng đời niên thiếu, Chí Phèo khơng có tuổi thơ. Hắn
phải sống kiếp bơ vơ đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ. Đến tuổi trưởng thành,
Chí Phèo làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến, một tên địa chủ kiêm cường hào
khét tiếng độc ác, gian hùng. Tuy phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức bóc lột thậm
tệ nhưng đã có một thời Chí Phèo là người nơng dân lương thiện, khoẻ mạnh về
thể xác, lành mạnh về tâm hồn.
Bi kịch 1 = đoạn đời 2 – Chí Phèo đặt ra vấn đề xã hội: người nơng dân bị tha
hố, đầy đoạ, lăng nhục…
Nhưng quãng đời lương thiện của Chí Phèo đã bị chấm dứt nhanh chóng bởi bàn
tay độc ác của giai cấp thống trị. Chỉ vì một cớ ghen tng vu vơ, Bá Kiến đã đẩy
Chí Phèo vào tù. Mỉa mai thay, nhà tù, cái công cụ cải tạo con người của chế độ


thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào phong kiến để giết chết phần người
trong Chí Phèo. Từ làng Vũ Đại vào tù, Chí Phèo là một con người; ở tù ra, về làng
Vũ Đại, Chí Phèo là một con quỷ. Sau bảy, tám năm biệt tích trở về, Chí Phèo
xuất hiện trước mắt dân làng với một bộ dạng rất kì qi: “cái đầu trọc lóc, cái
răng cạo trắng hớn, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết. Nhìn mặt hắn
người ta nghĩ là mặt của một con vật lạ”.
Nam Cao vốn là một nhà văn chú trọng đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật hơn
là chú trọng vẻ bề ngoại, rất ít khi ơng tả ngoại hình nhân vật kĩ lưỡng như tả Chí
Phèo lúc này. Bởi một khi đã trở thành quỷ dữ, Chí Phèo không thể mang khuôn
mặt khoẻ mạnh và lành như đất của anh Chí ngày nào. Q trình tha hố, lưu
manh hố của hắn là q trình diễn ra trên cả hai phương diện: ngoại hình và
tính cách, nhân hình và nhân tính. Trên đường đến nhà Bá Kiến, tay cầm cổ chai,

Chí Phèo vừa đi vừa chửi bới, nguyền rủa nhưng dường như đằng sau tiếng chửi
lảm nhảm của Chí Phèo là ý thức mơ hồ về bi kịch về cuộc đời mình, là nỗi căm
phẫn vật vã, tuyệt vọng của một con người thèm khát được giao tiếp với đồng
loại. Mà tội nghiệp thay, khát khao được giao tiếp của Chí đơn giản chỉ là có được
một tiếng người chửi lại hắn. Làng Vũ Đại để mặc hắn trong sự im lặng đáng sợ.
Trong nỗi cô đơn, đáp lại hắn hoạ may chỉ có mấy con chó. Thành ra Chí Phèo
cũng chỉ là một con vật sống giữa sự lạnh nhạt của xã hội loài người.
Giờ đây, để tồn tại với bọn cường hào (ăn thịt người không biết tanh), Chí Phèo
khơng thể hiền lành nhẫn nhục như trước nữa. Bởi càng hiền lành, nhẫn nhục thì
càng bị nhấn xuống bùn. Muốn sống phải gây gổ, cướp giật, ăn vạ, muốn thế
phải liều lĩnh, mạnh mẽ, những thứ ấy Chí Phèo tìm thấy ở rượu. Cho nên, cuộc
đời Chí Phèo giờ đây được tính bằng những cơn say, những tội ác. Đó là một cuộc
đời sống vơ thức, một công cụ tội ác trong tay bọn thống trị… “Hắn say thì hắn
làm bất cứ việc gì người ta sai hắn làm… Hắn tác oai tác quái cho bao nhiêu dân
lành, phá bỏ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao
nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương
thiện”. Mọi hành động, tội ác của Chí Phèo là sự phản ứng gay gắt, quyết liệt của
người nông dân lương thiện bị dồn tới bước đường cùng. Nhưng tính chất tha hố,
lưu manh của Chí Phèo đã làm cho những phản ứng đó trở nên mất phương
hướng, tiêu cực, rất nguy hiểm, dễ bị kẻ thù mua chuộc, lợi dụng. Càng ngày, Chí
Phèo càng rơi sâu vào vực thẳm của đau thương và tội lỗi, trượt dài trên con
đường tha hố, lưu manh khơng lối thốt. Hắn lâm vào một tấn bi kịch đầy
nghịch lí: vừa là nạn nhân đau thương của giai cấp thống trị, vừa là con quỷ dữ
đối với dân làng Vũ Đại. Mọi người đều sợ và tránh mặt Chí Phèo mỗi lần hắn đi
qua.
Như vậy, đẻ ra người nông dân lương thiện là một bà mẹ hiền lành, tội nghiệp
nào đó lén lút vứt đứa con vào một cái lị gạch bỏ khơng. Nhưng đẻ ra một thằng
Chí Phèo lưu manh, tha hố bị đầy đoạ, lăng nhục, bị cướp cả nhân tính và nhân
hình, bị đối xử như một con vật là tồn bộ xã hội thực dân phong kiến bất cơng,
tàn bạo, vô nhân đạo thời bấy giờ.

Bi kịch 3 = đoạn đời 3: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Nhưng bi kịch của Chí Phèo khơng chỉ dừng lại ở đó. Chí Phèo cịn lâm vào một
tấn bi kịch đau đớn hơn: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Giữa bóng tối mênh
mơng của cuộc đời, vào một đêm trăng thơ mộng, Chí Phèo được gặp Thị Nở, một
người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Được sự săn sóc giản dị bằng tình u
thương mộc mạc, chân thành khơng tính tốn của người đàn bà khốn khổ là Thị
Nở, bản chất người nông dân lao động lương thiện trong Chí Phèo đã thức dậy.
Nam Cao đã giành cho Chí Phèo những trang văn xi cảm động đầy chất thơ để
miêu tả tình yêu và qúa trình thức tỉnh chất người trong hắn. Lần đầu tiên tỉnh


dậy sau những cơn say vơ tận, Chí Phèo lắng nghe từng âm thanh náo nức của
cuộc sống vang động vào tâm hồn mình: những âm thanh quen thuộc như tiếng
chim hót, tiếng gõ mái chèo anh thuyền chài đuổi cá trên sơng, tiếng chuyện trị
của mấy người đàn bà đi chợ về… Đó là âm thanh cuộc sống gia đình hạnh phúc
ngày nào cũng diễn ra nhưng chỉ hơm nay Chí Phèo mới nghe thấy. Bởi sau một
thời gian dài, Chí Phèo bị xã hội thực dân phong kiến với bọn cường hào độc ác,
nhà tù tàn bạo làm cho mù điếc tâm hồn. Giờ đây tâm hồn hắn đã được Thị Nở
với bát cháo hành chứa đựng bên trong hương vị của tình yêu chân thành và
hạnh phúc giản dị thấm thía làm cho sáng tỏ. Lần đầu tiên hắn biết buồn vì sự cơ
độc; cũng là lần đầu tiên hắn biết nhớ, biết hồi tưởng về quá khứ với ước mơ một
gia đình hạnh phúc, yên vui, bình dị. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở có ý nghĩa như một
tia chớp loé lên trong cuộc đời tăm tối triền miên của Chí Phèo. Nó giúp Chí Phèo
nhận ra tình trạng bi đát và tuyệt vọng của số phận mình:
“Nhìn phía trước người thân chẳng có
Ngó sau lưng quá khứ rợn ghê người”
Tình yêu thương đã thức tỉnh con người, khơi dậy trong hắn nỗi khát khao lương
thiện. Chí Phèo rưng rưng cảm động. Chí Phèo muốn làm hồ với mọi người biết
bao, nghĩa là hắn vơ cùng tha thiết muốn kết nạp trở lại cái xã hội bằng phẳng
của những con người lương thiện. Thị Nở là cái cầu đưa Chí Phèo trở về cuộc sống

lương thiện và câu trả lời của Thị Nở quyết định số phận của Chí: được kết nạp
trở lại xã hội lồi người hay vĩnh viễn bị đầy đoạ trong kiếp sống thù hận. Chí
Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh cửa hi vọng vừa hé mở thì lại bị đóng sầm
ngay lại vì bà cơ của Thị khơng cho Thị đâm đầu đi lấy một thằng chỉ có một
nghề là rạch mặt ăn vạ. Nhưng trách gì bà cơ – bà cô là hiện thân của thành kiến,
định kiến bất công, vô nhân đạo của làng Vũ Đại, của xã hội cũ. Lâu nay, mọi
người trong làng quen coi hắn là quỷ dữ mất rồi! Chí Phèo đã sống những giây
phút hạnh phúc nhất của cuộc đời trong tình yêu, lại rơi vào những giây phút đau
đớn nhất của tấn bi kịch tinh thần. Rượu không thể làm hắn say… “hắn cứ
thoang thoảng thấy hơi cháo hành” – cái hương vị của tình người, tình thương
u mà Chí khơng thể qn được dù chỉ nếm trải trong một lần ngắn ngủi; hắn
ơm mặt khóc rưng rức. Giọt nước mắt của Chí Phèo là sự thể hiện cao nhất đỉnh
điểm của nỗi đau đớn khi nhận ra mình đã bị cự tuyệt quyền làm người.
Chí Phèo lại uống rượu và xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở
như dự định ban đầu mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn đau khổ và tuyệt
vọng, Chí Phèo trở thành người nơ lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng suốt nhất làng
Vũ Đại, hắn hiểu ra, thấm thía tội ác của kẻ đã cướp cả hình người và hồn người
của mình là Bá Kiến. Chí Phèo lần này quyết đến để trả thù. Đứng trước Bá Kiến,
Chí Phèo đã chỉ tay vào mặt lão và dõng dạc đòi quyền làm người, địi được làm
lương thiện. Chí Phèo đã vung dao lên giết chết Bá Kiến. Giết xong Bá Kiến, Chí
Phèo quay lại tự giết mình. Chí Phèo chết vì khơng tìm được lối thốt, vì xã hội
khơng cho hắn sống. Ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo khơng bằng lịng kiếp
sống thú vật nữa nên đã tìm đến cái chết. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về
cuộc sống và cái chết của Chí cũng là một cái chết thê thảm của một con vật. Nó
có ý nghĩa tố cáo xã hội một cách sâu sắc và mãnh liệt.
Trước đây để bám lấy cuộc sống, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm. Giờ đây ý thức
nhân phẩm đã trở về thì Chí Phèo lại phải thù tiêu cuộc sống của mình. Gấp
trang sách lại ta cịn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi của Chí Phèo: “Ai cho tao
lương thiện?”. Đó là một câu hỏi chứa chất phẫn uất đau đớn làm day dứt hàng
triệu trái tim người đọc: làm thế nào để cho con người được sống cuộc sống con

người trong cái xã hội tàn bạo vùi dập nhân tính ấy? Câu hỏi của Chí Phèo là
“Một câu hỏi lớn. Khơng lời đáp” thật ai ốn, tuyệt vọng! Đấy cũng chính là bi


×