Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.37 KB, 5 trang )
Nguyên nhân và pháp khắc phục bệnh
đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
Thế nào là mồ hôi trộm?
Tuyến mồ hôi (MH) được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần
kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến MH thải ra nhiều MH.
Nhưng khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào,
đặc biệt là ban đêm mà đổ MH thì dân gian gọi là MH trộm.
MH thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi
có nhiều tuyến MH nằm dưới da.
Thành phần MH được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất
cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài
Khi MH ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự
mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn.
Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị
suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của trẻ để tìm cách khắc
phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ tắm nắng để cung cấp vitamin D.
Nguyên nhân ra MH trộm
Chứng ra MH trộm này thường hay gặp ở những trẻ con thiếu vitamin D trong giai
đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc
hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra MH ở
trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều MH lúc ngủ (MH trộm) nên trẻ
hay rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là
giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh
nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương…
Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có
chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó