Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.14 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
CỦA MỘT MẶT HÀNG TIÊU DÙNG TRONG MỘT KHOẢNG
THỜI GIAN NÀO ĐÓ

TÊN NHÓM: NHÓM 1
LỚP HP: 2161MIEC0821
ThS.GVC: Hồ Thị Mai Sương

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Hồ Thị Mai Sương.
Trong q trình tìm hiểu và học tập bộ mơn Kinh tế học, chúng em đã nhận được sự
giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp chúng em tích lũy
thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà cơ truyền đạt, chúng em
xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài gửi đến cơ.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Kinh tế học của chúng em vẫn cịn những hạn chế
nhất định. Do đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình hồn thành bài thảo
luận này. Mong cơ xem và góp ý để bài thảo luận của nhóm chúng em được hồn thiện
hơn.
Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”. Kính
chúc cơ ln dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến
bờ tri thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

2



MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG HÀNG
HOÁ
1. CẦU HÀNG HOÁ
1.1
Khái niệm
Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và
sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
1.2
Hàm số cầu và đường cầu
1.1.1

Hàm số cầu

Hàm cầu là một biểu thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố
xác định cầu về một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.
Hàm cầu được trình bày dưới hai dạng:
Dạng hàm tuyến tính bậc nhất (Hàm cầu thuận): QX = f (PX), cụ thể:
QD = a – b.P (a > 0; b ≥ 0)

3


Dạng hàm cầu ngược PX = f(QX) :
P = a/b ₋ 1/b.QD
Trong đó:

QD: Lượng cầu của hàng hóa
P : Giá của hàng hóa
1.1.2
Đồ thị đường cầu

1.1.3

Hình 1: Đồ thị đường cầu
Sự di chuyển, dịch chuyển của đồ thị đường cầu

Di chuyển (trượt dọc) trên 1 đường cầu: Là sự di chuyển của 1 điểm trên cùng 1 đường
cầu do tác động thay đổi của giá hàng hóa đó làm thay đổi lượng cầu.
Dịch chuyển cả đường cầu: Là sự dịch chuyển của cả đường cầu sang một vị trí mới
(sang phải hoặc sang trái) do tác động của các yếu tố ngồi giá ( của hàng hóa đó) làm
thay đổi cầu.

1.1.4


Hình 2: Sự di chuyển, dịch chuyển của đồ thị đường cầu
Những nhân tố tác động đến đường cầu

Giá hàng hoá dịch vụ: Khi giá hàng hoá dịch vụ tăng lên, lượng cầu đối với hàng hoá
dịch vụ giảm xuống và ngược lại.

4





Giá của hàng hố liên quan: Có hai nhóm hàng hoá liên quan ảnh hưởng tới lượng

cầu về hàng hoá đang được nghiên cứu là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
a) Hàng hố thay thế: là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có
thể mức độ thỏa mãn là khác nhau). Thơng thường, hàng hóa thay thế là những loại
hàng hóa cùng cơng dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ
mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Nếu các yếu
tố khác là không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá
của mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), ví dụ như: chè và cà phê, rau muống và
rau cải, nước chanh và nước cam...
b) Hàng hoá bổ sung: là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung
cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Nếu các yếu tố khác khơng
đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng hóa bổ sung
của nó tăng (giảm), ví dụ như: chè Lipton và chanh, giầy trái và giầy phải, bếp ga và
bình ga...
 Thu nhập của người tiêu dùng:
 Những hàng hoá mà khi thu nhập tăng, lượng cầu về hàng hoá tăng lên; khi thu nhập


giảm, lượng cầu về hàng hoá giảm xuống được gọi là hàng hố thơng thường.
Những hàng hố khi thu nhập tăng, lượng cầu về hàng hoá giảm xuống; khi thu nhập

giảm xuống, lượng cầu về hàng hoá tăng lên được gọi là hàng hoá thứ cấp.
 Thị hiếu: Khi nhà sản xuất cung cấp tung ra sản phẩm đúng lúc thị hiếu về sản phẩm
xuất hiện, tức là nhà cung cấp đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng, thì lượng
cầu về sản phẩm sẽ tăng cao.
 Kỳ vọng của người tiêu dùng: Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến
quyết định mua hàng hóa và dịch vụ của họ. Cụ thể hơn, kỳ vọng của người tiêu dùng
về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua
hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng

trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên. Ngược lại, kỳ vọng về giá giảm trong
tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống. Ví dụ về
ngành cơng nghiệp ô tô, vài tháng trước khi tung mẫu xe mới ra thị trường, các nhà sản
xuất thường thông báo giá của mẫu xe năm sau sẽ tăng để kích thích cầu mua xe của
năm nay.
2. CUNG HÀNG HỐ
2.1.
Khái niệm
Cung là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán tại
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả định các nhân tố
khác không đổi.

5


2.2.

Hàm số cung và đường cung

Hàm số cung
Hàm cung là một biểu thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và các yếu
tố xác định cung về một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.
Hàm cung được trình bày dưới hai dạng:
Dạng hàm tuyến tính bậc nhất (Hàm cung thuận): QX = f (PX), cụ thể:
QS = a – b.P (b ≥ 0)
Dạng hàm cung ngược PX = f(QX) :
P = -a/b + QS/b (b ≥ 0)
Trong đó :
QS: Lượng cung của hàng hóa
P : Giá của hàng hóa

2.1.2
Đồ thị đường cung
Đường cung là đường đi lên từ trái qua phải thể hiện mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá
và lượng cung.
2.1.1

Hình 3: Đồ thị đường cung
2.1.3
Sự di chuyển, dịch chuyển của đồ thị đường cung
Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau
trên cùng một đường cung
Sự dịch chuyển đường cung: Đường cung thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc
sang trái)

6


Hình 4: Sự di chuyển, dịch chuyển của đồ thị đường cung
2.1.4
Những nhân tố tác động đến đường cung
 Giá hàng hoá, dịch vụ: Khi giá hàng hoá dịch vụ tăng, người sản xuất sẽ sản xuất
nhiều hàng hoá hơn để tung ra thị trường nhằm thu lại nhiều lợi nhuận hơn và ngược
lại.
 Giá các yếu tố sản xuất: Giá của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí


sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hố mà người sản xuất muốn bán.
Chính sách của chính phủ: chính sách thuế, chính sách trợ cấp... Nhà nước sử dụng

thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Đối với các hãng, thuế là chi phí do vậy khi Chính

phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung.
Ngược lại, nếu Chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
 Cơng nghệ: Cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất
ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản
xuất ra. Ví dụ: sự cải tiến trong cơng nghệ dệt vải, gặt lúa, lắp ráp ô tô... Công nghệ
càng tiến bộ giúp các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào (ví dụ như lao động) ít hơn
nhưng lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
 Các kỳ vọng của người bán: Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng
đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất
kỳ vọng thời gian tới Chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước
ngồi – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng nâng cao
chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài.
 Số lượng người bán trên thị trường: Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng hoá
tăng lên khiến đường cung hàng hoá dịch chuyển sang phải và ngược lại.
3. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ
3.1
Trạng thái cân bằng cung cầu
Cân bằng cung cầu là trạng thái của thị trường mà tại đó lượng cung bằng với lượng
cầu. Là trạng thái lý tưởng của thị trường.

7


3.2

Hình 5: Trạng thái cân bằng cung cầu
Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường.

3.1.1


Trạng thái dư thừa (dư cung)

Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P1 lớn hơn giá cân bằng PE.
Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn hơn
lượng cầu (QS > QD) gây nên trạng thái dư thừa.

3.1.2

Hình 6: Trạng thái dư thừa
Trạng thái thiếu hụt (thiếu cầu)

Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P 2 nhỏ hơn giá cân bằng P E. Khi
mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng
cung (QD > QS) gây nên trạng thái thiếu hụt.

8


Hình 7: Trạng thái thiếu hụt
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CUNG, CẦU , GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA
TẠI VIỆT NAM
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỀ TRÀ SỮA TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam , thị trường trà sữa đang trở thành một cơn sốt khơng có dấu hiệu
hạ nhiệt khi những năm gần đây lượng cửa hàng liên doanh tăng nhanh . Càng ngày thị
phần của trà sữa ngày càng được mở rộng , nó trở thành một văn hóa mới trong xã hội
Việt với sự ra đời của hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ từ trong nước đến các thương
hiệu ngoại nhập . Chúng ta dễ dàng có thể kể đến những thương hiệu nổi tiếng của xứ
ngoại như Dingtea, Koi, Royal Tea, Gong cha đang là những thương hiệu có mức độ
phủ sóng mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt Nam cùng với một loạt các thương hiệu

Việt như: Chevi, Bobapop… cũng tham gia vào thị trường tiềm năng này.

Hình 8 : Một số thương hiệu trà sữa ở Việt Nam
Tại một cuộc hội thảo về thị trường trà sữa và F&B, Lozi – đơn vị cung cấp ứng dụng
chia sẻ trải nghiệm về địa điểm ăn uống đã công bố một khảo sát cho thấy, cả nước có
khoảng 1.500 quán trà sữa với khoảng 100 thương hiệu đang cạnh tranh khốc liệt
.Theo nghiên cứu thị trường trà sữa hiện nay thì 73% người được hỏi phân biệt được
trà sữa so với các loại đồ uống khác trên thị trường. Hơn thế nữa những người thuộc
nhóm nữ giới, người từ 30-39 tuổi có tỉ lệ nhận biết cao hơn
Hình 9: Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết trà sữa theo cá nhân

9


( Nguồn : Theo Q&M -tổ chức nghiên cứu thị trường trực tuyến )
Hình 10: Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết trà sữa trên toàn quốc
( Nguồn : Theo Q&Me-tổ chức nghiên cứu thị trường trực tuyến )
2. VẤN ĐỀ CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA
Các cửa hàng trà sữa hiện nay
Thị trường trà sữa đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với sự vào cuộc của hàng
loạt các thương hiệu lớn nhỏ, từ trong nước đến các thương hiệu ngoại nhập. Trong
đó , Dingtea có lẽ là thương hiệu lớn hiện nay tại thị trường Việt Nam, mặc dù chỉ phủ
sóng ở Hà Nội với 89 cửa hàng toàn quốc. Xếp sau Dingtea là một loạt các thương
hiệu như Toco Toco (61 cửa hàng), Gong Cha (15 cửa hàng),… Thêm vào đó những
thương hiệu Việt cũng gia tăng sự cạnh tranh với sự xuất hiện của Phúc Long – một
thương hiệu Việt rất ưa chuộng (16 cửa hàng), Bobapop (49 cửa hàng)…
Bảng 1: Các cửa hàng trà sữa tại Việt Nam

2.1.


( Nguồn : Theo Q&Me-tổ chức nghiên cứu thị trường trực
tuyến )
Các yếu tố tác động đến cung
- Số lượng người bán và tiến bộ về công nghệ: Người bán càng đông, tiến bộ về công
nghệ càng tiên tiến thì cung cũng sẽ tăng. Theo thống kê năm 2018-2019 lượng quán
trà sữa tăng gấp 2,5 lần so sánh với số lượng quán trà sữa cùng kì 6 tháng cuối năm
2017.Từ cuối 2019 đến nay , đã có nhiều các thương hiệu nổi tiếng đã phải đóng cửa
các cửa hàng do tác động của dịch bệnh.
- Giá của yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất, lợi nhuận : Nguyên liệu để làm trà sữa
không quá phức tạp và ngày càng có nhiều nguồn cung khác nhau trên thị trường. Chất
lượng và giá cả chênh lệch khá lớn khi có một lượng lớn nguyên liệu để sản xuất trà
sữa khơng đạt tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm chỉ đạt 1/3 giá nguyên liệu đạt
chuẩn.
- Ngoài ra còn các yếu tố khác như: Kỳ vọng về giá cả, dịch bệnh, an toàn vệ sinh
….Như hiện nay đại dịch covid đã làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế và xã
hội tác động lớn tới chi tiêu của người mua với mặt hàng này.

2.2.

10


3. VẤN ĐỀ CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA
3.1

Tỷ lệ người từng uống trà sữa trước đây

Theo kết quả nghiên cứu thị trường trà sữa ở Việt Nam cho ta thấy, tỷ lệ người
từng sử dụng trà sữa chiếm 1 lượng lớn và tập trung hâù hết ở nhóm tuổi từ 15-22 tuổi
với 95% , nhóm tuổi từ 23-29 tuổi chiếm 89% chiếm tỷ lệ phần trăm tương đương với

nhóm tuổi từ 30-39 tuổi .Với 91% người được hỏi thì đã từng uống trà sữa trước đây.
Tỷ lệ nữ giới sử dụng trà sữa chiếm 91% cao hơn tỷ lệ phần trăm ở nam giới 1% . Qua
thống kê ta thấy giới trẻ là đối tượng sử dụng trà sữa nhiều nhất và là nhân tố ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nguồn cầu của thị trường trà sữa ở Việt Nam .
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người từng uống trà sữa

3.2

( Nguồn : Theo Q&Me-tổ chức nghiên cứu thị trường trực tuyến )
Tần suất sử dụng trà sữa

Được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển mạnh mẽ
ở Việt Nam , tần suất sử dụng trà sữa được phân bố rải rác qua từng mức thang đo
khác nhau giữa các nhóm tuổi 15-22 tuổi ; 23-29 tuổi và 30-39 tuổi. Theo nghiên cứu
thị trường tiêu thụ sản phẩm , nhóm tuổi từ 15-22 tuổi là nhóm đối tượng chiếm phần
lớn lượng tiêu thụ sản phẩm và chiếm tới 20% cao nhất ở tần suất 2-3 lần/tuần. Nhóm
tuổi 30-39 tuổi chiếm tới 39% ở mức không tiêu thụ thường xuyên , được đánh giá là
đối tượng khách hàng khó tiếp cận nhất trong thị trường sản phẩm mới này.
Hình 12: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng trà sữa

3.3

( Nguồn : Theo Q&Me-tổ chức nghiên cứu thị trường trực tuyến )
“Trà sữa” - loại thức uống được yêu thích ở Việt Nam

Trên thị trường tiêu dùng Việt Nam hiện nay, có rất nhiều loại nước giải khát
đang trên đà cạnh tranh mạnh mẽ như: đồ uống có ga, đồ uống đóng chai , cà phê , trà
pha sẵn, các loại đồ uống có cồn và không thể thiếu trà sữa. Theo kết quả khảo sát về
loại đồ uống yêu thích ở Việt Nam chỉ ra rằng chiếm 36% người tiêu dùng đánh giá đồ
uống đá xay là thức uống yêu thích nhất. Trà sữa đứng thứ hai với 23% người tiêu

dùng đánh giá , xếp sau đó là cà phê với tỷ lệ 19% và các loại đồ uống khác.
Hình 13: Biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa các loại đồ uống yêu thích
( Nguồn : Theo Q&Me-tổ chức nghiên cứu thị trường trực tuyến )

11


3.4

Các yếu tố tác động đến cầu

- Tiêu chí về sản phẩm : Không chỉ thỏa mãn thị hiếu , sở thích của người tiêu dùng ,
mức độ an tồn cũng như chất lượng của sản phẩm , nét đặc trưng riêng của từng
thương hiệu cũng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tăng giảm của cầu
- Gía cả của sản phẩm : Gía cả thị trường trà sữa càng được nâng cao thì càng dẫn đến
sự giảm sút ít nhiều của cầu. Sự tăng giảm giá thành sản phẩm cần đi cùng với các yếu
tố tài chính từ phía người tiêu dùng.
- Các yếu tố ngoại cảnh : Sự quảng bá của sản phẩm , thời tiết , mức độ phổ biến ,
cũng như yếu tố dịch bệnh. Hiện nay, với sự diễn biến phức tạp của dịch covid, trước
các chỉ thị dãn cách thành phố của Nhà nước việc kinh doanh của mặt hàng trà sữa bị
tổn thất ít nhiều khi khơng thể tiếp cận đến đối tượng người tiêu dùng.
- Các chính sách của chính phủ : Thuế , trợ cấp của Nhà nước, …
4. VẤN ĐỀ GIÁ CẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA Ở VIỆT NAM.
Khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019 có thể nói đây là thời kì “hồng
kim” của trà sữa. Giá của một ly trà sữa trung bình dao động từ 50,000 đến 90,000
đồng/ 1 ly. Mặc dù giá thành khá cao nhưng vẫn được phần lớn các bạn trẻ, nhân văn
phịng u thích. . Ngồi ra nhu cầu sử dụng trà sữa cũng tăng đáng kể hướng tới đối
tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi. Nhu cầu tăng cao thúc đẩy nguồn cung tăng.
Nhưng từ cuối năm 2019 cho đến hiện nay, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị
trường trà sữa Việt Nam trở nên ảm đạm. Theo một số báo cáo ngành thực phẩm và đồ

uống (F&B) năm 2019, thị trường trà sữa tại Việt Nam sẽ giảm tốc độ tăng trưởng
trong thời gian tới và dự đốn sẽ chỉ duy trì ở mức tăng trưởng tự nhiên
5,7%/năm. Tức là tốc độ tăng trưởng chỉ còn 1/4 so với giai đoạn đỉnh điểm như 2
năm trước, khi tốc độ tăng trưởng lên đến 200%.
Đại dịch COVID 19 đã ảnh hưởng sâu rộng nặng nề đến đời sống kinh tế xã hội của
người tiêu dùng. Nhất là những tác động của những đợt bùng dịch mạnh gần đây, xuất
hiện nhiều ổ dịch mới và giãn cách xã hội. Việc này đã ảnh hưởng đến sức mua trà sữa
của người tiêu dùng giảm mạnh. Sức mua của người tiêu dùng giảm dẫn đến doanh thu
giảm, cộng thêm chi phí vận hành, mặt bằng, lương cho nhân viên cao khiến nhiều
doanh nghiệp “đau đầu” tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Bên cạnh đó, có phần ít người tiêu dùng có khả năng chi trả và mua các mặt hàng trà
sữa thông qua việc giao dịch mặt hàng qua các app như: Baemin, Gojeck... để phục vụ
nhu cầu về trà sữa của mình. Nhưng điều này cũng rất hạn chế vì giãn cách xã hội
trong mùa dich nên việc vận chuyển sản phẩm của các hãng có nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG, HẠN CHẾ, GIẢI PHÁP CHO NGÀNH TRÀ SỮA
1. TRIỂN VỌNG
Thị trường trà sữa Việt Nam trước tác động của Covid-19

12


Việt Nam là một thị trường lớn với cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu tiêu thụ trà sữa
sẽ rất cao. Một thị trường béo bở cho các nhà kinh doanh sản xuất và cung cấp trà sữa.
Tuy nhiên, nếu 2018 là năm hồng kim của trà sữa thì năm 2020 và đến đầu năm 2021
dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 lại khá ảm đạm.
Trước hết, có thể bạn không tin, nhưng theo nghiên cứu khảo sát đồ uống năm 2018 thì
trà sữa là thức uống được yêu thích thứ 2 sau đồ uống đá xay và trên cả cafe tại Việt
Nam. Tuy chỉ mới bắt đầu du nhập vào Việt nam từ 10 năm trước và chỉ thực sự phát
triển và bùng nổ từ năm 2013 đến nay nhưng nó đã trở thành món đồ uống giải khát
khoái khẩu và được ưa chuộng sử dụng với 23%, tập trung hầu hết vào đối tượng là nữ

giới (53%) và người trẻ từ 15-22 tuổi(35%) . Ngoài ra còn kể tới nhân viên văn phòng
độ tuổi từ 18-39 cũng sử dụng với số lượng lớn. Cho đến nay, cả nước đang có
khoảng 1500 quán trà sữa với khoảng 100 thương hiệu cạnh tranh khốc liệt. Đó là
những con số ấn tượng chứng tỏ đây là một ngành hết sức tiềm năng phát triển mạnh
mẽ ở các trung tâm thành phố và cả một số vùng trên cả nước, đem lại lượng người sử
dụng rất cao, đánh bật những sản phẩm có tuổi thọ “lâu đời” hơn hẳn.
“Trà sữa là chân ái”- mỏ vàng khổng lồ
Trước khi bùng dịch Covid-19, các quán trà sữa thương hiệu tại TP.HCM và
Hà Nội ln tấp nập khách ra vào, đó có thể là dân văn phịng, sinh viên, học sinh,
đơng nhất vẫn là shipper với màu áo xanh lá, xanh dương, đỏ, vàng liên tục đến nhận
đơn. Đại diện Grab cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, thống kê sơ bộ của hãng cho thấy, trà sữa là món được người dân order
nhiều nhất trên app.
Trà sữa liệu có cịn là mỏ vàng khổng lồ trong thời kì Covid hiện nay ?
Với nhiều mức giá, hương vị, giao hàng tận nơi, trà sữa đang ngày càng thu hút nhiều
người. Tuy nhiên, việc kinh doanh mặt hàng này liệu "ngọt ngào" dành cho tất cả trong
thời gian dịch bệnh diễn ra?
Thực tế hiện nay cho thấy, thị trường trà sữa Việt Nam được cho là bão hòa và giảm
tốc độ phát triển, mức tăng trưởng sẽ duy trì ở khoảng 5-7%/năm trong thời kì dịch
bệnh. Nhiều qn trà sữa phải đóng cửa vì khơng có khách trong khi chi phí duy trì
cửa hàng lại cao. Do vậy, số lượng cửa hàng đang ngày càng có xu hướng giảm đi và
chuyển sang kinh doanh một mặt hàng khác để thay thế. Tuy nhiên cũng không phủ
nhận rằng những tiệm trà sữa lâu đời và có chất lượng vẫn hoạt động và phát triển
cách bình thường. Một thị trường đầy sự cạnh tranh và cần những luồn gió mới đến từ
các thương hiệu Việt Nam và cả ngoại nhập. Có thể nói rằng, đây chính là lúc các
doanh nghiệp cần nắm bắt tình hình để tạo ra lợi nhuận cho riêng mình ở giai đoạn khó
khăn thách thức này.

13



2. HẠN CHẾ
Thị trường trà sữa ảm đạm vì dịch Covid-19
Với sự xuất hiện của dịch Covid-19 vào cuối năm 2019, thị trường trà sữa cũng
có những sự biến động không hề nhỏ. Theo một số báo cáo ngành thực phẩm và đồ
uống (F&B) năm 2019, thị trường trà sữa tại Việt Nam sẽ giảm tốc độ tăng trưởng
trong thời gian tới và dự đốn sẽ chỉ duy trì ở mức tăng trưởng tự nhiên
5,7%/năm. Tức là tốc độ tăng trưởng chỉ còn 1/4 so với giai đoạn đỉnh điểm như 2
năm trước, khi tốc độ tăng trưởng lên đến 200%.
Nếu trước khi dịch chưa tái phát, các tiệm trà sữa hoạt động tập nập và nhộn nhịp thì
giờ đây lại hoạt động một cách yên tĩnh và im lặng. Ví dụ ở những "con phố trà sữa"
như Ngơ Đức Kế, Hồ Tùng Mậu quận 1, TP. HCM - nơi từng xuất hiện đủ các thương
hiệu trà sữa nhộn nhịp đã xuất hiện tình trạng nhiều mặt bằng bị bỏ trống.
Có thể thấy đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tồn diện, sâu rộng đến mọi mặt đời
sống kinh tế - xã hội và ngành trà sữa cũng không phải là ngoại lệ. Do chịu các tác
động trực tiếp từ yêu cầu giãn cách xã hội nên sức mua của người tiêu dùng sụt giảm
đáng kể. Ngoài ra, tại thời điểm dịch bệnh đang gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý
người tiêu dùng: ngại đi mua sắm, ngại tiếp xúc. Trong khi những chi phí chi trả cho
hoạt động kinh doanh như tiền thuê nhà, chi phí lương nhân viên, tiền điện, tiền nước
vẫn không giảm nhưng vắng khách hàng.
Sức mua của người tiêu dùng giảm dẫn đến doanh thu giảm, cộng thêm chi phí vận
hành, mặt bằng, lương cho nhân viên cao khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu” tìm
cách tháo gỡ khó khăn. Và cuối cùng, các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định đóng
bớt cửa hàng ở các quận trung tâm.
2.2.
Cạnh tranh để tồn tại
Mặc dù các thương hiệu trà sữa quen thuộc đã có mạng lưới cửa hàng rộng và
chỗ đứng vững trên thị trường, nhưng những thương hiệu trà sữa mới vẫn tiếp tục xuất
hiện với sự nở rộ của nhiều xu hướng trên thị trường để phục vụ nhu cầu ngày càng
lớn của các “tín đồ” trà sữa. Bên cạnh các thương hiệu trà sữa đối thủ thì vẫn cịn mối

lo ngại với việc cạnh tranh cả những cửa hàng bán đồ uống khác lần lượt xuất hiện như
trà chanh và sữa chua trân châu. Tuy sự thu hút và là fan của các hãng trà sữa quen
thuộc nhưng xu hướng của giới trẻ là ln thay đổi, kém trung thành, thích trải nghiệm
mới nên sự trung thành đối với thương hiệu cũng không cao. Do đó, việc đầu tư lớn
cho chuỗi các cửa hàng trà sữa có thể gặp rủi ro rất lớn tại thời điểm này và cũng có
nhiều khó khăn trong việc níu giữ và xây dựng khách hàng trung thành cho quán trà
sữa.
2.1.

14


Cuộc chiến về chất lượng
Trên thị trường, có khoảng 100 thương hiệu, không dễ để phân biệt đâu là trà
sữa chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra. Giá cả cũng rất đa dạng tùy theo loại, nhãn
hiệu và chất lượng.
Về nguyên liệu sử dụng cho trà sữa trên thị trường cũng có nhiều loại với nhiều mức
giá. Nhưng điều đáng nói là bên cạnh những nguyên liệu chất lượng và được kiểm
chứng an tồn thì tại thị trường Việt Nam, vẫn có những cơng ty, doanh nghiệp đã thực
hiện hình thức cạnh tranh “bẩn” như mua những loại nguyên liệu giá rẻ này trộn thêm
với vài vi chất rồi đóng gói thật đẹp để bán. Nhận thấy rõ, trong thời gian dịch bệnh sẽ
không tránh khỏi việc tận dụng thời cơ của các cá nhân hay một nhóm người để tổ
chức sản xuất các loại trà sữa không rõ nguồn gốc .
Trên thực tế ta thấy trong thời gian dịch Covid 19 diễn biến phức tạp đặc biệt là sau
khi dịch bệnh được kiểm sốt thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh
là vô cùng mạnh mẽ, ln có hiện tượng giả nhái với phương thức vi phạm tinh vi hơn
để rao bán nguyên liệu trên kênh online hoặc thơng qua các đại lí cửa hàng nội trội
trên thị trường nhằm gây tiếng xấu giữa các thương hiệu với nhau.
2.4.
Sự an toàn bị đe dọa

Trong thời gian dịch bệnh, chúng ta thấy có khơng ít cơ sở kinh doanh trà sữa
phải đối mặt với nhiều trường hợp vượt ngồi tầm kiểm sốt . Ví dụ như trường hợp kể
từ khi phát hiện BN10584( chủ quầy trà sữa ‘Cơ chủ nhỏ”) ở tỉnh Bình Dương thì đã
có nhiều ca mắc COVID-19 liên quan tại nơi bệnh nhân này cư trú. Điều này chắc hẳn
sẽ đưa cửa hàng gặp phải những tình huống khi bị giảm lượng khách mua vì sợ mắc
Covid cũng như lượt tiếp cận đến tiệm trà sữa này dường như trở nên hạn chế hơn tại
thời điểm đó.
Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh như thế đòi hỏi các đơn vị kinh doanh cần phải có
sự đổi mới. Tích cực nắm bắt tâm lý khách hàng, tạo sự an toàn khi mua sắm. Nắm bắt
được nhu cầu của khách hàng thì mới có thể vượt qua khó khăn kinh doanh trong lúc
này.
3. GIẢI PHÁP
2.3.

Đại dịch COVID-19 diễn ra khiến người tiêu dùng toàn cầu ngày càng quan
tâm hơn đến vấn đề tăng cường miễn dịch, nhu cầu sử dụng các đồ uống là hoàn toàn ở
mức độ cao và phải đạt với yêu cầu cao hơn ở một số tiêu chuẩn so khoảng thời gian
trước đó. Do vậy, đây cũng được coi là thời gian thử thách lịng can đảm của các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trà sữa nói riêng, những khó khăn, thách
thức, nhưng cũng là cơ hội để các thương hiệu củng cố tiếng nói và ghi dấu ấn trong
tâm trí người tiêu dùng thơng qua những hành động thiết thực. Vậy làm cách nào để
các thương hiệu trà sữa có thể tồn tại được trong giai đoạn này?

15


3.1

Xu hướng là nhất thời, sự phù hợp và chất lượng mới là mãi mãi


Gần đây, việc kinh doanh trà sữa gặp phải khó khăn khi rộ lên những tin đồn về
trà sữa kém chất lượng. Nhiều mơ hình lao đao vì khơng có khách và thậm chí đóng
cửa. Chỉ số ít trụ lại được nhờ đổi hướng marketing dựa vào nền tảng trà sữa chất
lượng, tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến
hương vị trà thơm ngon mà cịn khó tính hơn khi địi hỏi nguồn nguyên liệu sạch và an
toàn, chú trọng về chất lượng. Theo đó, để tìm được vị trí trên thị trường, nhà kinh
doanh cần quan tâm nhiều hơn đến nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng, nhất là trong
bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan.
3.2
Tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn
Các cửa hàng kinh doanh phải tuân theo các biện pháp vệ sinh để đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm cũng như tránh việc lây nhiễm dịch bệnh. Ngồi ra khơng gian
sạch sẽ cũng sẽ tạo được cái nhìn thiện cảm, thu hút được khách trải nghiệm không
gian và thoải mái sử dụng đồ uống. Đây cũng chính là bước đầu tạo sự kết nối tiền đề
để họ trở thành khách hàng trung thành trong và sau dịch bệnh.
3.3
Chọn hướng đi phù hợp cho nguyên liệu
a) Tìm kiếm nơi bán nguyên liệu pha chế giá bình ổn
Hiện nay, do dịch bệnh hàng hóa nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm dẫn đến việc
“vật giá leo thang”, nguyên liệu đột ngột tăng giá. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá cả
bình ổn là cực kỳ khó khăn trong khi đó thị trường nguyên liệu trà sữa ngập tràn trên
khắp cả nước nhưng chất lượng lại có sự khác nhau. Vậy nên các cửa hàng nên chọn
cơng ty uy tín chất lượng được đảm bảo 100%, nguồn hàng và giá cả ổn định, hàng
nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Nói khơng với hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
b) Giải pháp tránh tồn đọng nguyên liệu trong thời gian dài

-


Đầu tiên, nên chọn mua và dự trữ những hàng hóa dễ bị đứt hàng, hết hàng. Tiếp
theo, khi mua hàng nên chú ý xem kỹ hạn sử dụng để tránh tình trạng hàng hết hạn sử
dụng.
Nguyên liệu pha chế mặc dù gần hết hạn nhưng thật ra vẫn đảm bảo chất lượng dinh
dưỡng, khơng ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng thì các cửa hàng nên có một
số cách giải quyết như:
Làm các hoạt động marketing các chương trình khuyến mãi cà phê và trà sữa như: mua
1 tặng 1 , hoặc giảm giá 30-50 %
Nghiên cứu các thị trường khác: chuyển hàng hóa đến thị trường khác
Liên hệ với nhà sản xuất về việc tái sản xuất hàng gần hết hạn

16


3.4

Tạo ra sự khác biệt

Nắm bắt được xu hướng, các doanh nghiệp kinh doanh trà sữa cũng có thể mạnh
dạn đầu tư vào các sản phẩm mới cũng như tiếp tục phát triển các sản phẩm hiện có.
Bởi nhu cầu của người tiêu dùng dành cho mặt hàng đồ uống này chưa bao giờ giảm.
Ngoài những hương vị trà sữa quen thuộc, các cửa hàng nên kết hợp nhiều nguyên liệu
để tạo nên hương vị mới lạ hon so với hương vị truyền thống.
3.5
Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh truyền thông
Trong thời đại công nghệ, việc đẩy mạnh công tác truyền thông online đang
mang đến những cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp.Truyền thông mạng sẽ giúp tăng
độ nhận biết thương hiệu, mức độ lan tỏa thông tin và tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến
công chúng rộng rãi và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng và sử dụng

chương trình khuyến mãi phù hợp cũng là một cách quảng bá thương hiệu.Các doanh
nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mà thương hiệu của mình nhắm đến từ đó
lựa chọn chương trình khuyến mãi phù hợp nhất, giúp mang lại kết quả cho thương
hiệu.
3.6
Kết hợp bán hàng online trên các ứng dụng và các dịch vụ giao hàng
Các cửa hàng phải nhanh chóng đẩy mạnh nền tảng bán hàng online, bổ sung
hình thức bán mang đi giao hàng tận nơi để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng đặc
biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 sẽ giúp doanh số online của các cửa hàng trà
sữa tăng hơn gấp nhiều.
4. KẾT LUẬN

17


Đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng vượt qua thách thức, đón bắt các cơ hội của thị
trường. Khi làm được những vấn đề trên doanh nghiệp sẽ trụ vững trong lúc thị trường
ảnh hưởng bởi dịch và sẽ phục hồi nhanh hơn trong giai đoạn sau dịch.

18



×