Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tieu luan môn dư luận xã hội sự chuyển biến từ tin đồn thành dư luận xã hội và những tác hại của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.76 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì thế con người vừa là
chủ thể cũng vừa là khách thể của mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Sự
ràng buộc gắn bó lẫn nhau của con người trong cộng đồng sẽ thúc đẩy quá
trình phát triển của xã hội. Con nguời có sự quan tâm đến những vấn đề diễn
ra trong xã hội mà những vấn đề ấy có tác động tích cực hay tiêu cực đến
cuộc sống của con người, những sự phán xét đánh giá của con người đã tạo
nên những dư luận xã hội và tin đồn.
Dư luận xã hội (DLXH) được đánh giá là có tầm quan trọng đối với mọi
hoạt động xã hội, khơng chỉ đơn thuần trong chính trị hay văn hóa, mà ngay
cả kinh tế, luật pháp cũng đều chịu ảnh hưởng của DLXH, và ngược lại,
những nhân tố này cũng ảnh hưởng trở lại đối với dư luận xã hội, và đóng vai
trị như là những cơ sở để hình thành nên DLXH.
Bên cạnh DLXH là tin đồn, tin đồn là sự truyền thông tin từ người này
sang người khác trong xã hội, tin đồn ấy có thể đúng sự thật hay không đúng
sự thật. Tin đồn thường gắn với những ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên trên thực
tế, tin đồn có thể mang ý nghĩa tiêu cực lẫn ý nghĩa tích cực tùy theo bối cảnh
và mục đích của nguời đưa tin.
Giữa tin đồn và DLXH có một khoảng cách nhất định, tuy nhiên khoảng
cách ấy rất mong manh, nhất là trong sự phát triển của trình độ cơng nghệ
thơng tin cao như hiện nay. Có một số người đã lợi dụng nhũng tin đồn từ đó
đưa ra những đánh giá, phán xét hết sức nguy hiểm vì lúc đó thì tin đồn đã
chuyển thành DLXH.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nguời viết đã quyết định
chọn đề tài “Sự chuyển biến từ tin đồn thành dư luận xã hội và những tác
hại của nó.” làm đề tài cho tiểu luận của mình


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Dư luận xã hội


1.1.1. Khái niệm
Phần đông các nhà nghiên cứu sư luận xã hội Liên Xô (cũ) định nghĩa
DLXH là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội
đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Theo B.K. Paderin: DLXH là tổng thể các
ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét, đánh giá, sự nhận
định (bằng lới hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của thực tế, quá trình,
hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ
cơng khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của
cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ.
Trong quyển giáo trình Nghiên cứu và định hướng DLXH do PGS. TS.
Lương Khắc Hiếu làm chủ biên thì: “DLXH là tập hợp ý kiến của cá nhân,
biểu thị trạng thái ý thức xã hội của cộng đồng người nào đó, là sự phán xét
đánh giá của cộng đồng người ấy đối với các sự kiện, hiện tượng quá trìnhn xã
hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định”
Như vậy, chủ thể của DLXH là một nhóm người, một cộng đồng người
và DLXH thực chất “là sự phán xét, đáng giá của cộng đồng người đối với
các sự kiện, hiện tượng mà họ quan tâm”. Phán xét, trước hết đó là cách nhìn
nhận chủ quan của con người về các sự kiện, hiện tượng, sự vật của thế giới
khách quan. Song, sâu xa trong đó chứa đựng những giá trị lý tính bởi sự
phán xét đó ít nhiều dựa trên thực tế khách quan. Nhận thức của con người
luôn xuất phát từ cái đã có, cái tồn tại trong hiện thực, gắn bó với những suy
luận cá nhân, theo lợi ích cụ thể và thời điểm nhận thức cụ thể. Những suy
luận ấy có thể đúng, có thể sai, có thể bị “chế tác” đi vì những định kiến thiên
lệch, thậm chí những vụ án kêu oan chỉ vì nhận thức và tâm lý hạn hẹp, khơng
đặt vào hồn cảnh cụ thể mà phán xét. Không thể đồng nhất DLXH với chân


lý, bởi con đường tạo ra DLXH rất khác nhau và “hàm lượng” định kiến, cảm
tính cũng khơng hề giống nhau.
Tuy nhiên, lợi ích và và nhận thức của các nhóm cá nhân, các cộng đồng

người trong xã hội có những điểm khơng đồng nhất. Việc duy trì các quan
điểm, đánh giá khác nhau trên cùng một vấn đề là điều dể hiểu… Sự trái
ngược trong cách thức đánh giá là bình thường, ngay cả khi trong xã hội
khơng tồn tại những đối kháng gay gắt, khơng có đấu tranh giai cấp một mất
một còn.
1.1.2. Đặc điểm của dư luận xã hội:
Chủ thể của dư luận xã hội không phải là các cá nhân mà là toàn thể xã
hội, là quần chúng nhân dân, các tổ chức của xã hội. Vì thế, lập trường giai
cấp được xem là cơ sở để xác định chủ thể của dư luận xã hội. Bản thân dư
luận xã hội phản ánh rõ nét vị thế xã hội trong mối tương tác giữa các cá
nhân, với các nhóm xã hội xuất phát từ lợi ích và tương quan xã hội giữa
người này với người khác. Thông thường, khi nghiên cứu về dư luận xã hội,
chúng ta thấy nổi lên các đặc điểm sau:
- Dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính
chất phán xét, đánh giá của nhiều người trước thực tế xã hội nhất định.
- Sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có những vấn đề
mang tính thời sự, liên quan đến lợi ích chung của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội.
- Vấn đề mang tính thời sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều
người, của đa số các thành viên trong xã hội.
- Dư luận xã hội phản ánh một cách tổng hợp ý thức xã hội nhưng dễ
thay đổi. Nó ln gắn liền với quyền lợi cá nhân và các nhóm xã hội.
1.1.3. Các bước hình thành dư luận xã hội:
Các sự kiện, các hiện tượng xã hội được dư luận xã hội phản ánh phải
diễn ra theo một quá trình khá phức tạp. Trong điều kiện bình thường, quá
trình hình thành dư luận xã hội có thể chia thành các bước (các giai đoạn) sau:
Bước 1. Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân.


Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, được trực
tiếp chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra

trong xã hội. Họ tìm kiếm, hoặc thu thập thêm thơng tin, trao đổi với nhau về
nó, từ đó nảy sinh những suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung,
tính chất của các sự việc, sự kiện. Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý
kiến bước đầu đó là thuộc về mỗi người, thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân.
Bước 2. Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi người.
Các ý kiến cá nhân được chia sẻ, trao đổi, bàn luận với nhau trong nhóm
xã hội. Cơ sở cho q trình thảo luận trong nhóm xã hội này là lợi ích chung
của cả nhóm và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các
khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi của các thành viên trong nhóm.
Thơng qua q trình trao đổi, bàn luận các suy nghĩ, các ý kiến xung quanh
đối tượng của dư luận mà ý kiến đã được trao đổi chuyển dần từ lĩnh vực ý
thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội.
Bước 3. Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng.
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp
hoặc những thông tin nhiễu về đối được sẽ bị lược bỏ. Các nhóm trao đổi,
tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các loại ý kiến khác
nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản, cùng tìm đến những
điểm chung trong quan điểm và ý kiến. Từ đó mà hình thành cách phán xét,
đánh giá chung, thỏa mãn được ý chí chung của đại đa số các thành viên trong
cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là lợi ích chung và
hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia
sẻ và thừa nhận. Ví dụ: như trên.
Bước 4. Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn.
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để
đấy, chẳng có vai trị, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện
tượng vô nghĩa.Trên thực tế, vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét,
đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống


nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ

trước thực tế cuộc sông nhất định.
Tóm lại, Dư luận xã hội là sản phẩm của q trình giao tiếp xã hội.
Khơng có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau
thì khơng thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người
chia sẻ, tán thành và ủng hộ. Tất nhiên, sự phân tích khách quan về mối tương
quan giữa ý kiến của tập thể, của cộng đồng cần phải được đặt vào cơ cấu xã
hội hiện hành, phải xem xét đến các yếu tố trình độ kinh tế, chính trị, tinh
thần, trình độ văn hóa, tính tổ chức...của tập thể cộng đồng ấy.
1.2. Tin đồn:
1.2.1. Khái niệm tin đồn
Tin đồn là sự suy xét một sự vật, sự việc trong quá khứ, trong hiện tại và
tương lai” - Robert L.Dilenschneider (Trong quyển PR theo kiểu Mỹ).
Tin đồn có thể chính xác có thể không. Nghiên cứu của nhà tâm lý học
Nicholas DiFonzo chỉ ra rằng, rất nhiều tin đồn liên quan đến công việc hóa ra
lại là sự thật.
Trong những tình huống ngày càng biến động và mơ hồ, thì tin đồn sẽ
xuất hiện ngày càng nhiều và càng có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn. Bất kỳ ai
cũng có thể bị cuốn vào vịng xốy ma lực của tin đồn, đây là điều phổ biến
đối với tồn nhân loại và càng có nhiều người khơng biết sự thật thì tin đồn
càng phát triển mạnh.
Theo quyển giáo trình nghiên cứu và định hướng dư luận xã hội do PGS.
TS Lương Khắc Hiếu làm chủ biên thì: “Tin đồn là những thơng tin được
truyền từ người này qua người khác chủ yếu bằng truyền miệng. Ngoài cách
truyền tin bằng miệng là chủ yếu, tin đồn còn lan truyền bằng thư (kể cả thư
điện tử email), fax, tin nhắn, chat, mạng xã hội,…”
Như vậy, tin đồn là sự khẳng định chung của một nhóm người về một
vấn đề nào đó của xã hội có thể có thực hoặc khơng có thực, nhưng khơng có
dữ liệu để kiểm chứng.



Tin đồn là phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra hàng ngày trong
đời sống, trong đó các thơng tin được truyền từ người này sang người khác.
Do mức độ thu nhận thơng tin, do cá tính và cách nhìn nhận vấn đề của các cá
nhân là khác nhau dẫn đến các đối tượng tiếp nhận nội dung thông tin theo
cách hiểu của mình, và do vậy thơng tin thường bị biến dạng, méo mó.
Theo các nhà tâm lý học, các cá nhân trong khi truyền đạt thông tin cho
người khác thường hay lồng vào đó ý kiến hay sắp xếp thơng tin theo thói
quen, sở thích của mình. Và để tăng tính "thuyết phục" của thơng tin mình
đưa ra họ sẽ đưa vào đó những tình tiết phụ để thơng tin đó trở nên hợp lý và
hấp dẫn hơn. Song ở tin đồn mới chỉ là sự phát ngơn thơng tin bình thường
chưa có hoặc ít có sự phán xét, đánh giá của chủ thể đối với vấn đề, hiện
tượng xã hội.
1.2.1.Chức năng của tin đồn
- Chức năng giải tỏa sự căng thẳng về tâm lý
Khi con người bị căng thẳng về tâm lý với những cảm xúc như buồn
phiền, tức giận, khơng hài lịng về một vấn đề gì đó hay một ai đó, người ta
thường tìm nơi để trút bớt căng thẳng, như thế thì căng thẳng cũng sẽ tạm thời
vơi đi thông qua các hành động như chửi bới, la hét, mắng mỏ người khác.
Ví dụ như vụ của bé Hào Anh ở Đầm Dơi – Cà Mau. Những người trong
xóm, nhất là những gia đình ở anh Giang khi nghe được tin bé bị bạo hành đã
vô cùng tức giận và đã chửi bới không tiếc lời với hai vợ chồng của chủ trại
tôm giống, làm như vậy người ta cảm thấy nỗi bực tức vơi đi và cũng là giải
thích cho sự vơ tâm của mình khi khơng phát hiện ra hành vi bạo hành của hai
vợ chồng nhà kia. Và họ đưa tin là mỗi khi đánh đập, hành hạ bé Hạo Anh thì
hai vợ chồng Giang, Thơm thường lấy khăn quấn miệng của em lại và cấm
không được la hét,…
- Chức năng thông tin


Những tin đồn đa phần là do mọi người thêu dệt, tuy nhiên cũng có

những tin đồn là sự thật mặc dù mức độ chính xác đã giảm đi rất nhiều. Nhiều
khi chính nhờ những tin đồn ấy mà người ta mới bắt đầu đi vào tìm hiểu sự
thật và từ đó có những giải pháp kịp thời. Chẳng hạn như năm 2005 ở Sóc
Trăng nổi lên tin đồn là có người rồng xuất hiện. Theo lời đồn, "người rồng"
mọc sừng vảy khắp thân mình, mắt đỏ hoe khơng có tròng đen, trên đầu mọc
hai sừng. Nhưng thực chất, các bác sĩ chẩn đoán Som Nang(tên em bé) bị
viêm phổi nặng, vảy cá bẩm sinh và đa dị tật. Được điều trị ở khoa Hô hấp
một thời gian, mắt hết đỏ, da bớt vảy nên bé được đưa về nhà tiếp tục uống
thuốc và theo dõi. Gần đây, các triệu chứng bệnh của Som Nang trở nặng.
Một số người dân trong xóm đến xem và từ đó xuất hiện tin đồn thổi về
"người rồng", lan truyền khắp nơi. Khơng ít người đã lợi dụng tin đồn này để
làm thêm các dịch vụ kiếm tiền như xe ôm, giữ xe, bán hàng quán... đã xuất
hiện cả những tên lợi dụng chen lấn xơ đẩy để móc túi, giựt dọc tiền bạc của
người xem. Bên cạnh mặt tiêu cực trên thì tin đồn này cũng đồng thời gây sự
chú ý cho các nhà hảo tâm để kịp thời giúp đỡ gia đình trong khi bệnh tình
của bé Som Nang đang diễn biến xấu, cần chăm sóc đặc biệt thì gia đình anh
Lý Hòa Lân ngày càng khánh kiệt.
- Chức năng tư vấn
Tin đồn xuất phát từ trong nhân dân nên có những tin đồn trước những
bức xúc của mọi người mà đang cần được các cấp lãnh đạo quan tâm, giải
quyết. Ví dụ như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là những hoa quả
xuất xứ Trung Quốc làm cho người tiêu dùng khơng an tâm vì thế các cơ quan
chức năng tiến hành kiểm tra xát xao hơn nữa vấn đề này để tránh tình trạng
sức khỏe của người tiêu dùng bị đe dọa và người dân yên tâm sinh sống hơn.
Bên cạnh những chức năng tích cực thì tin đồn cũng mang nhiều chức
năng tiêu cực như: Gây mất ổn định về chính trị, an ninh trật tự; làm mất hoặc
suy giảm uy tín của cá nhân và tổ chức; tồn tại hoặc ảnh hưởng đến hoạt động


kinh tế của các doanh nghiệp và xã hội. Thị trường tài chính, chứng khốn đặc

biệt nhạy cảm với tin đồn. Tin đồn này có thể làm cho thị trường này xáo động.


1.3. Sự giống và khác nhau giữa DLXH và tin đồn
1.3.1. Những điểm giống nhau:
- Đều là những kết cấu tinh thần, tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã
hội nhất định. Trong cấu trúc của chúng đều có cả thành phần trí tuệ lẫn cảm
xúc và ý chí. Tuy nhiên, trong tin đồn yếu tố cảm xúc nổi lên hàng đầu, yếu tố
lý trí ít.
- Cả hai dường như có chung nguồn gốc. Từ một sự việc, sự kiện ban
đầu có liên quan đến lợi ích, cảm xúc của một số người, được tổ chức lại theo
những quy luật tâm lý xã hội nhất định. Các yếu tố như nhu cầu, lợi ích của cá
nhân, nhóm xã hội, giai cấp đều chi phối rất mạnh quá trình hình thành dư
luận xã hội và tin đồn.
- Đều lan truyền nhanh và dễ biến dạng. Trên thực tế có một số tin đồn
được chuyển thành dư luận xã hội, nếu như tin đồn đó là những sự kiện có
thật và đụng chạm đến lợi ích, hoặc sự quan tâm của nhiều người.
Như vậy, dư luận xã hội dễ bị nhầm lẫn với tin đồn.
1.3.2. Những điểm khác nhau
- Về nguồn gốc: DLXH xuất phát từ sự kiện có thật nên mức độ sự thật
trong DLXH nhiều hơn. Tin đồn xuất phát từ sự kiện có thật bị làm méo mó
đi, thật một phần hoặc hoàn toàn do chủ thể truyền tin tưởng tượng ra. Chẳng
hạn như mới đây ở Phong Nha – Kẻ Bàng xuất hiện tin đồn về loại gỗ sưa có
giá trị to lớn tuy nhiên theo nhận định của Ban quản lý vườn thì đây là tin đồn
thất thiệt, khơng có tính xác thực, vậy mà người dân đổ xơ nhau đi tìm gỗ sưa
là cho vấn đề an ninh trật tự không được bảo đảm và làm mất đi vẻ mỹ quang
nơi địa danh du lịch nổi tiếng này.
- Về cơ chế hình thành:
DLXH là sự phán xét, đánh giá chung được hình thành thơng qua giao
tiếp, qua trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân trong cộng đồng. Quan điểm cá

nhân chỉ là một ý kiến trong ý kiến chung.


Tin đồn đề cao chính kiến cá nhân của người truyền tin. Thông tin của
tin đồn thường bị nhào nặn để phục vụ lợi ích chủ thể truyền tin, hoặc bị bóp
méo bởi khuynh hướng cá nhân người truyền tin. Nó mang nặng màu sắc chủ
quan của chủ thể truyền tin
-Về phương thức lan truyền: DLXH được lan truyền bằng cả lời nói và
chữ viết, bằng cả con đường chính thức và khơng chính thức, cả cơng khai và
bí mật
Tin đồn truyền đi bằng miệng chính, theo con đường khơng chính thức,
bí mật, ngấm ngầm, nửa kín nửa hở, rỉ tai, to nhỏ…Vì vậy có nhiều sự kiện có
thực xảy ra, qua sự đồn đại của tin đồn mà bị sai lạc hẳn so với bản chất ban
đầu của nó.
-Về bản chất: DLXH là sự phán xét đánh giá chung, biểu thị thái độ
đồng tình hay phản đối của đại đa số trong cộng đồng đối với sự kiện, hiện
tượng. Tin đồn chỉ là thông tin đơn thuần về sự việc, hiện tượng theo lối mô
tả, kể lại, chứa đựng nhiều thiên kiến, quan điểm cá nhân.


Chương II:
SỰ CHUYẾN BIẾN TIN ĐỒN THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ
NHỮNG TÁC HẠI CỦA NÓ
"Tin đồn là một lời truyền miệng không chắc chắn trong một trường hợp
lo âu hay nguy biến. Tin đồn phát khởi trong những trường hợp khơng có tổ
chức khi người ta cần đến tin tức, nhưng khơng có đường lối đáng tin cậy... Vì
tin đồn rất dễ bị tình cảm ảnh hưởng, nên chúng được lan tràn một cách mau
chóng; chúng lại hay xuyên tạc và sai vì nhận thức hẹp hịi trong trường hợp
đầy tình cảm. Nó trở nên sai lạc nhiều hơn vì truyền khẩu dễ bị sai lầm.
Ngay cả khi thiếu sót những yếu tố tình cảm, những tin tức thật sự càng

ngày càng trở nên ngắn và giản dị hơn, khi được truyền từ người này qua người
khác với những chi tiết bị xuyên tạc theo khuynh hướng cá nhân và văn hóa.
Dù trong bất kỳ trường hợp nào, sự thực hay sai lầm của tin đồn cũng
không quan hệ vì người ta nghe và tin câu chuyện khơng phải vì câu chuyện đó
thực hay có thể chứng minh là thực, nhưng vì câu chuyện làm thoả mãn nhu
cầu của người kể chuyện và của người nghe và làm cho họ trở thành người kể
chuyện. Đôi khi muốn đạt được địa vị đối với người nghe nên câu chuyện bị
xuyên tạc theo cách thức làm vui lòng người ấy. Câu chuyện có thể đại diện
cho sự suy nghĩ viễn vơng... hay là lối thoát cho sự căm hờn... Thường thường
mục đích khơng phải là truyền bá tin tức nhưng muốn truyền cho người nghe
một thái độ tình cảm tương tự đối với tin tức mà người kể đã có.
Nhà tâm lý học Mỹ P. Allport đã đưa ra công thức:
Cường độ tin đồn = Tính hấp dẫn + Tính khơng xác định
Đây cũng chính cơ chế biến đổi của tin đồn. Muốn hướng dẫn hay cải
chính tin đồn cần làm mất tính hấp dẫn và tính khơng xác định của nó bằng
cách đưa tin đầy đủ, cơng khai và có định hướng về sự việc, sự kiện.
2.1. Những mặt tích cực và tiêu cực của tin đồn trong đời sống xã hội
Trong đời sống xã hội, có những lúc tin đồn gây ra hệ lụy cho cá nhân và
nhóm người nào đó. Nói chung, tin đồn chủ yếu lây lan qua truyền miệng,


nhưng có có trường hợp tin đồn được lan truyền qua thơng tin báo chí. Ngày
nay với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, tin đồn có thể được truyền qua
điện thoại di động, qua Yahoo messenger, qua mạng xã hội với dạng thức
truyền thông trên mạng internet như weblog và qua nhiều dạng thức truyền
thông khác, ngày càng hiện đại hơn.
G.V.Osipov, nhà nghiên cứu dư luận xã hội và truyền thông của Mỹ cho
rằng, “Lời đồn đại là những thơng tin, tin tức mà khơng có được sự đảm bảo
các cơ sở khoa học khác nhau giải thích”. Còn nhà xã hội học Sibutani nhận
xét, “chức năng của tin đồn có lan tỏa tới truyền thơng; lời đồn đại liên quan

tới các hành vi của nhóm người - thường là tự phát và khơng có tổ chức.
Trong trường hợp này tin đồn trở thành phương tiện truyền thông như một
cách giựt gân; và trong tình huống đó ở một chừng mực nào đó tin đồn này
giải thích tình huống mà con người không hiểu và giúp họ chuẩn bị cho hành
vi ứng xử sắp tới”. Người Việt Nam có câu “tìm được vạ thì má đã sưng”,
hàm ý nói tác động xấu của những lời đồn thổi, chủ yếu bằng cách “rỉ tai”
khơng chính thức, khơng cơng khai, nhưng cứ ngầm ngầm lan truyền theo
nhóm và lan sang trong đám đông. Chủ yếu với dụng ý xấu. Trong điều kiện
dân trí thấp - nhiều người chưa có điều kiện tiếp cận thơng tin và phân tích
tình hình, khơng hiểu những người trục lợi bằng cách tung tin đồn thổi, nhất
là những kẻ tự xưng danh có “hàm cấp”.
Tốc độ lây lan của tin đồn phụ thuộc vào tính hấp dẫn, tầm quan trọng
của vấn đề đối với cá nhân hoặc mức độ mơ hồ của nó đối với cá nhân. Sự mơ
hồ này có thể là do việc tiếp nhận những thông tin mâu thuẫn nhau tà các
nguồn khác nhau mà ta không biết nguồn nào đáng tin hơn nguồn nào. Và
cũng có thể là kết quả của sự thất bại trong truyền thông hoặc của những vấn
đề thiếu thông tin xác thực.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã cho thấy: tin đồn là một q trình bóp
méo phức tạp mà trong đó có thể nêu rõ ba khuynh hướng liên kết với nhau,
đó là sự rút bớt chi tiết, sự nhấn mạnh và sự sắp xếp lại.


Tin đồn có những tác dụng:
Điều khơng thể phủ nhận, dù đúng hay sai, tin đồn đã trở thành công cụ
khá hữu dụng trong nhiều trường hợp để người ta đạt được những mục đích
nhất định.
- Thu nhận thơng tin về cách mọi người đón nhận một kế hoạch: Đây là
cách thường được các nhà lãnh đạo áp dụng một cách bí mật nhằm điều tra ý
kiến của cơng chúng, mức độ ủng hộ và lường trước thái độ trước khi đưa ra
một quy định mới hay bổ nhiệm ai đó. Thủ thuật này được gọi là “tiết lộ

thơng tin” - một hành động chuẩn mực trong công việc liên quan đến sự nhẹ
dạ của con người, các quan điểm nhìn nhận và sự chú ý của giới truyền thơng.
- Đối phó với đối thủ cạnh tranh: Đây là cách được áp dụng như một vũ
khí chiến lược nhằm “đâm sau lưng” đối thủ. Những tin đồn này có thể đúng
hoặc không đúng nhưng thường sẽ gây tổn hại đến hình ảnh của đối thủ.
- Tạo ảnh hưởng hoặc điều khiển các sự kiện nhằm tư lợi cá nhân: Kỷ
nguyên Internet trở thành môi trường cực kỳ thuận lợi để tiếp tay lan truyền
tin đồn. Chúng ta có thể thấy rõ các chiều hướng hoạt động của thị trường
chứng khoán trước các tin đồn, việc hô hào về một tin tức liên quan đến một
công ty sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư chứng khốn của cơng ty đó. Cho
đến khi mọi chuyện sáng tỏ, những kẻ phao tin có thể đã kiếm chác được từ
tin đồn nói trên.
2.2. Sự chuyển biến từ tin đồn thành DLXH và những tác hại của nó
Khái niệm tin đồn và DLXH tuy giống nhau về mặt khách quan, thông
tin, song khác nhau lớn về độ xác thực và nguồn gốc thông tin. Từ sự khác
biệt này ta thấy rằng mối quan hệ của chúng không hẳn là mối quan hệ tương
hỗ mà còn loại trừ nhau ở một vài phương diện nhất định.
Tin đồn luôn xuất hiện trước dư luận xã hội. Ví dụ,trước mỗi thơng tin
giá xăng tăng, người ta đổ xơ đi mua xăng, thậm chí mang cả can để đựng dự
trữ... Đó là hiệu ứng của Tin đồn. Khi giá xăng đã được thơng báo chính thức
và niêm yết cụ thể, không ai làm vậy nữa. Lúc này sẽ có những ý kiến: nào là


giá xăng đắt hơn đợt trước, xăng bên Mỹ có giá thấp hơn ở Việt Nam... Đó là
dư luận xã hội.
Theo đó, mối quan hệ giữa Dư luận xã hội và Tin đồn vừa là quan hệ
cộng hưởng vừa mang tính loại trừ sâu sắc. Có tin đồn có thể đưa tới hay
không đưa tới Dư luận xã hội (tùy thuộc đối tượng khách quan ấy có xuất
hiện hay khơng, có được thực thi hay khơng?). Ví dụ, có tin đồn tuần này giá
xăng được điều chỉnh. Nếu điều này không thành hiện thực, mức xăng vần

giữ nguyên, tất nhiên khơng có Dư luận xã hội giá xăng đắt hay rẻ nữa (vì
mức giá vẫn giữ nguyên). Song, nếu giá xăng được điều chỉnh, tất yếu sau đó
sẽ có những Dư luận xã hội về giá xăng đắt hay rẻ... Và khi Dư luận xã hội đã
xuất hiện thì khi ấy Tin đồn sẽ bị loại trừ.
Xã hội học đưa ra điểm phân biệt dư luận xã hội và tin đồn như sau: tin
đồn là một dạng thông tin không chính thức, thơng thường là bịa đặt, phao tin,
đồn nhảm. Tin đồn chủ yếu dựa vào cảm xúc chủ quan nên tin tính tự phát
lớn, lan truyền nhanh. Tin đồn thường bị xuyên tạc bởi tính chủ quan của
người truyền tin.
Một đánh giá khác cho rằng, tin đồn là thông tin không được ai khẳng
định, thiếu những sự kiện cụ thể để kiểm tra tính chính xác. Tin đồn được chế
biến ngày càng xa tin gốc, mang đậm màu sắc cảm xúc cá nhân.
DLXH được xem là một tập hợp của các niềm tin, các thái độ, các quan
điểm của cá nhân về một chủ đề cụ thể, mang tính thời sự, được thể hiện ở đa
số trong một cộng đồng. Dư luận xã hội được xem như là một sự điều tiết các
mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, các nhóm với nhau (cả theo chiều
ngược lại). Bất luận cách xem xét dư luận xã hội dưới góc cạnh nào thì dư
luận xã hội đều được đánh giá là có tầm quan trọng đối với mọi hoạt động xã
hội, khơng chỉ đơn thuần trong chính trị hay văn hóa, mà ngay cả kinh tế, luật
pháp cũng đều chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội, hay ngược lại, những nhân
tố này cũng ảnh hưởng trở lại đối với dư luận xã hội, và đóng vai trị như là
những cơ sở để hình thành nên dư luận xã hội.


DLXH là phản ứng của dư luận, các nhóm xã hội khác nhau trước những
sự kiện, vấn đề thời sự. Những sự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phản ánh
của báo chí. Cho nên, trong xã hội hiện đại, phần lớn DLXH được châm ngịi
từ báo chí. DLXH cũng là một sản phẩm cơ bản, quan trọng của báo chí khi
tác động vào các thiết chế và nhận thức xã hội.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, nhiều tác

phẩm báo chí của các nhà báo quốc tế đã đem đến những thông tin nóng hổi,
khách quan về tội ác của đế quốc Mỹ, làm bùng lên làn sóng phản chiến ngay
trong lịng nước Mỹ và lan ra khắp thế giới. Chính cuộc chiến thứ hai này từ
phía dư luận quốc tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy cuộc chiến chính nghĩa
của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán và
rút quân về nước.
DLXH là một hiện tượng có ý nghĩa trong đời sống xã hội, do đó nó
cũng là một đối tượng quan trọng để báo chí phản ánh. Đây là cách lý giải
đúng nhưng chưa phản ánh hết tầm mức của vấn đề. Bởi vì DLXH khơng chỉ
thuần túy là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa. Sâu xa hơn nó gắn bó chặt chẽ
với dịng thơng tin thời sự , gắn bó với những sự kiện nóng bỏng của đời sống
xã hội. Đó là đối tượng trung tâm mà báo chí có dịp phản ánh. Mặt khác,
DLXH biểu lộ thái độ, tình cảm, nhận thức của công chúng trong xã hội về
những vấn đề cụ thể. Báo chí chính là kênh thơng tin có thẩm quyền, có khả
năng và lãnh trách nhiệm chuyển tải thái độ, nhận thức, tình cảm ấy đến bộ
máy công quyền nhằm phát ra thông điệp cần thiết, giúp bộ máy về điều
chỉnh, xử lý những vấn đề dư luận quan tâm. Về bản chất, bộ máy công quyền
tuân theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ xử lý mọi vấn đề. Xã hội càng
hiện đại thì việc “thượng tôn pháp luật” càng được đề cao. Công quyền khơng
thể xử lý cơng việc chỉ vì áp lực của DLXH. Thế nhưng, trên thực tế, DLXH
lại có sức mạnh to lớn. Nó thể hiện lý trí và tình cảm, thái độ và quyết tâm
của cả một cộng đồng to lớn trước những sự kiện quan trọng, những vấn đề
nhạy cảm của đời sống xã hội. Không cơ quan công quyền nào dám làm ngơ


trước một sức mạnh lớn lao như vậy. Báo chí khi chuyển tải các sự kiện này
cũng không bỏ qua cơ hội đặt vấn đề lân đúng tầm vóc của nó bằng cách nhấn
mạnh vào sự quan tâm của DLXH, coi đó như một tiêu chí, một ngun nhân
chính đáng để báo chí phản ánh sâu hơn, kỹ lưỡng hơn một hay một vài vấn
đề nào đó phát sinh trong thực tiễn.

Có thể nói, báo chí phản ánh mọi nội dung, khía cạnh của DLXH. Cũng
bởi DLXH thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng trong
đời sống xã hội; sự kiện đã đa dạng, cách đánh giá còn đa dạng hơn nữa, cho
nên việc phản ánh DLXH trên báo chí cũng hết sức phong phú, sinh động với
nhiều cấp độ khác nhau.
DLXH là thước đo nhịp đập, chính kiến và tâm lý xã hội ở những điểm
khác nhau, trước những sự kiện khác nhau. Báo chỉ phản ánh đời sống xã hội,
phản ánh các sự kiện nóng bỏng trong đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu thơng
tin đa dạng của xã hội, trong đó có cả nhu cầu thông tin phục vụ việc xây
dựng và đề ra chính sách các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, không phải luồng dư luận xã hội nào cũng là chính xác và
đúng đắn. Song, khi mở rộng nhiều cánh cửa với sự nhạy cảm và trách nhiệm
của nhà báo và cơ quan báo chí, thì dư luận xã hội chính là nguồn sinh lực cần
thiết để thổi vào sự kiện những góc cạnh mới mẻ, làm sống dậy những suy tư,
trăn trở, những tranh luận có trách nhiệm và lý trí, nhằm lột tả đầy đủ tầm
vóc, quy mơ sự kiện. Từ đây, các giải pháp được đưa ra, các xu hướng được
dự báo và ý thức cộng đồng, ý thức tuân thủ các giá trị chuẩn mực đạo đức
đích thực được đề cao. Nhà báo khơng phản ánh DLXH một cách thuần túy
mà còn tạo động lực thúc đẩy hướng dẫn DLXH theo hướng tích cực, phù
hợp, tránh hững xáo trộn, đổ vỡ, mất phương hướng.
Cùng với DLXH, hiện nay cũng có một số tin đồn được chuyển tải qua
báo chí - mà chính là do phóng viên không kiểm chứng nguồn tin, biên tập
viên do không kiểm sốt và thẩm định được thơng tin - dữ liệu cho những


phán đốn khoa học cho nên vơ tình tiếp tục đồn thổi một “sự việc” không
xác thực trong công chúng nhằm giật gân câu khách.
Ở các nước phát triển, theo dõi trên báo chí có thể thấy nhiều chuyện liên
quan đến tin đồn ở khu vực kinh tế, chính trị, nhưng thời gian “sống” của nó
khơng q lâu, và tác động xã hội của nó vào đám đơng khơng q lớn. Trong

khi ở Việt Nam có những tin đồn ngớ ngẩn như hiện tượng mê tín dị đoan, về
nhưngx cách chữa bệnh kì tài, và hàng trăm hàng nghìn người dân tứ xứ đổ về
ăn chực nằm chờ để đòi chữa bệnh... Nếu chưa xác định được thực hư thế nào
mà báo chí đã góp phần vào đưa những tin như thế thì cực kỳ nguy hiểm,
khiến càng đơng người kéo đến đấy để chưa bệnh, dẫn đến tiền mất tật mang,
thậm chí nguy hiểm đến tính mạng…
Ở nước ta, báo chí ngày càng làm đình làm đám trong xã hội với công
nghệ cao. Tuy nhiên những tin tức đưa lên có đáng tin cậy hay khơng đó cịn
là một vấn đề, bởi hiện nay có nhiều trang báo chủ yếu để câu khách nên
dựng nên những câu chuyện từ những tin đồn thậm chí đã rất lâu rồi, sau đó
thì đưa ra những phán xét, đánh giá sai sự thật làm cho nguời tiếp nhận rất
khó phân biệt thực hư là đâu.... Một khi đã lên báo chí thì sẽ góp phần những
tin đồn ấy thành dư luận xã hội, từ đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư
của người bị đưa tin…Nhất là đối với giới nghệ sĩ, họ là đối tượng bị “theo
dõi” chặt chẽ. Thực chất, nghệ sĩ cũng là một nghề và họ có quyền sống bình
thường như bao cơng dân khác, những tin tức lá cải như vậy góp phần làm
ảnh hưởng đến cuộc sống và cả sự nghiệp của họ…
Mang tính quy luật, tin đồn thường ăn theo các sự kiện thời sự nóng
bỏng, được dư luận đặc biệt chú ý ở nhiều phương diện: chính trị, khoa học,
cơng nghệ, các vấn đề kinh tế - xã hội… như khi hiện tượng nhật thực, nguyệt
thực xảy ra thì có nhiều tin đồn là sắp đến ngày tận thế, khiến cho cả thế giới
xơn xao
Hay gần đây, vụ án của Dương Chí Dũng đang là điểm nóng của những
lời đồn đại, thêu dệt, năm 2012, trên hàng loạt trang mạng, tin ông Dương Chí


Dũng bị bắn chết đã chính thức được tung ra. Thậm chí, việc ơng Dũng bị bắn
như thế nào, ở đâu, ai giúp đỡ chạy trốn cũng được miêu tả khá tỉ mỉ nhằm
lừa bịp dư luận trong và ngoài nước, bơi nhọ tính nghiêm minh của pháp luật
Việt Nam. Sau đó trên hàng loạt các mặt báo lớn ở Việt Nam, thơng tin ơng

Dương Chí Dũng đã bị bắt tại một nước thuộc khối ASEAN đã được công bố.
Đây được coi là sự kiện quan trọng bởi không những đã thể hiện sự kiên
quyết của cơ quan công an Việt Nam mà cịn xóa đi hàng loạt những tin đồn
thất thiệt xung quanh việc ông này bỏ trốn, trong đó có tin đồn ơng Dũng đã
bị bắn chết.
Và hàng loạt tin đồn khác gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự, tạo
ra tâm lý hoang mang trong dư luận.
Do tính thời sự nóng bỏng (gồm tính thời sự thế giới và thời sự trong
nước) đã hút lượng người quan tâm vơ cùng lớn, nó cũng gây tị mò đặc biệt
với người tiếp nhận tin đồn, bất luận độ tuổi, giới tính, vùng miền. Trước đây,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tin đồn thất thiệt chỉ dễ lây lan ở vùng lạc hậu,
người dân nhận thức kém. Nhưng ngày nay, qua hàng loạt tin đồn nóng bỏng
cho thấy, tin đồn thậm chí cịn gây sốt mạnh ở vùng đơ thị, làm chính những
người có nhận thức cũng dễ rơi vào tâm lý hoang mang không rõ thực hư.
Trước đây, tin đồn chủ yếu qua truyền miệng, thường chỉ lây lan trong
phạm vi hẹp làng xã, vùng miền. Do tính truyền miệng, tốc độ tán phát cũng
chậm. Nhưng cơng nghệ số đang làm điên đảo tin đồn, kiểu tán phát bằng
chat, điện thoại khiến kể cả người không mấy quan tâm, khơng tị mị cũng bị
tấn cơng bằng phương thức tung tin nhắn tự động. Hàng loạt máy điện thoại
trong buổi sáng nhận được vô số tin nhắn "cảnh báo nguy hiểm", và phương
thức này cùng với truyền miệng, nó nhanh chóng tạo thành "bão tin đồn".
Trong thực tế cuộc sống có những thơng tin khơng được ai khẳng định,
thiếu những sự kiện cụ thể để kiểm tra tính chính xác, nó chỉ là tin đồn nhưng
lại được báo chí phản ánh và nó trở thành dư luận xã hội, và có những người
lợi dụng dư luận xã hội kiểu chung chung, không xác thực để hướng công


chúng vào những con đường hẹp của nhận thức, đề cao khuynh hướng cực
đoan, ngụy biện chỉ có lợi cho cá nhân một số người… Có thứ “dư luận xã
hội” được ngụy tạo để “bắt bí”, vùi dập người lương thiện. Tất cả những hiện

tượng đó đều cho thấy dư luận xội có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời
sống xã hội với sự “nối dài” của báo chí, sự bùng nổ của nó cịn mạnh mẽ hơn
nữa, ghê gớm hơn nữa… Phản ánh dư luận xã hội, người làm báo phải có
trách nhiệm với ngịi bút của mình, phải có thêm những cơng cụ khoa học cần
thiết để làm sáng tỏ và khai thác dư luận xã hội với tư cách là “trí tuệ, nhận
thức” chứ khơng phải là một tập hợp khó xác định và hồn tồn chỉ đo đếm
bằng cảm tính giản đơn.


Chương III.
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.1. Về phía người đưa tin, những người lãnh đạo và những người có
vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí
Nhận thức của những người đưa tin (nhất là của những nhà báo), người
lãnh đạo, những người có vị trí quan trọng trong cơ quan báo chí đối với tầm
quan trọng của dư luận xã hội và vai trò của việc định hướng dư luận xã hội
sẽ quyết định hình thức và nội dung thơng tin báo chí. Vì vậy, một tờ báo, một
cơ quan báo chí muốn phát triển và hoạt động theo đúng tơn chỉ, mục đích của
Đảng thì khơng thể tách mình ra khỏi mục tiêu hướng tới một dư luận xã hội
tích cực, lành mạnh.
Dù thế nào đi nữa, việc báo chí góp phần đưa tin đồn thành dư luận xã
hội là góp phần gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hoang mang trong dư
luận là điều không thể chấp nhận đối với một nhà báo chân chính.
Những người có trách nhiệm cần có sự giám sát chặt chẽ việc đưa tin của
các tờ báo, tránh tình trạng những tin tức vốn chỉ là những tin đồn thất thiệt
được thêu dệt, bóp méo được đưa lên trở thành DLXH làm ảnh hưởng đến các
lĩnh vực của xã hội và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
Đối với những người làm báo nên xây dựng ý thức đối với nghề, có trách
nhiệm đối với nghề và đối với người và ngay cả đối với bản thân mình, phải
thật sự dùng ngịi bút của mình phản ánh đúng sự thật để góp phần thúc đẩy

sự phát triển xã hội.
Những người lãnh đạo phải kịp thời nắm bắt tình hình để tìm ra những
giải pháp ngăn chặn những thông tin sai trái, gây ảnh hưởng đến lợi ích của
nhân dân.
3.2. Về phía người tiếp nhận thơng tin
Nhân dân vừa đóng vai trị là chủ thể vừa đóng vai trị là khách thể trong
mọi vấn đề vì thế phải thật sự là người sáng suốt trong việc tiếp nhận các
thông tin, biết sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy, tránh tình


trạng dao động trước những tin đồn sai trái làm mất đi lập trường của bản
thân trước sự biến động của xã hội.
Bên cạnh đó, chúng ta phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt tình hình
đang diễn ra trong nước và quốc tế để tránh tình trạng lạc hậu trước những
thơng tin mà những phần tử phản động có thể lợi dụng điều đó để xun tạc,
đã kích chế độ.
Một điều quan trọng là người tiếp nhận nên phân biệt rõ đâu là DLXH và
đâu là tin đồn để dễ dàng nhận biết những thông tin một cách đúng đắn nhất,
tránh tình trạng đưa ra những phán xét, những đánh giá vội vàng, phiến diện
về các vấn đề đang diễn ra trong xã hội
Đặc biệt là phải thường xuyên hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc
phát hiện những thông tin sai trái để điều chỉnh kịp thời những thơng tin đó.
3.3. Bài học đối với bản thân
- Phải ra sức trau dồi phẩm chất chính trị, giữ vững lập trường, kiên định
mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết
cho bản thân
- Phải biết chọn lọc thông tin và phổ biến cho mọi người cùng hiểu, cùng
biết về những tin đồn thất thiệt nhằm củng cố niềm tin cho những người thân
của mình
- Khơng được tạo ra những tin đồn cho những nguời xung quanh mình

cũng như phải nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, kịp thời ngăn
chặn những biểu hiện tiêu cực trong tư tưởng của những người xung quanh
mình trước những tin đồn sai trái…


KẾT LUẬN
DLXH bao giờ cũng xuất phát từ những sự kiện và vấn đề xác thực trong
đời sống xã hội, liên quan mật thiết đến đời sống và lợi ích của nhóm lớn xã hội
hay thậm chí của cộng đồng. Đó là những sự kiện bản chất, xuất hiện tất yếu.
Còn tin đồn phần nhiều là do bịa đặt hay tưởng tượng bởi chủ kiến cá nhân, vì
mục đích cá nhân - nếu có xuất phát từ sự kiện thì sự kiện đó đã được khuếch đại
lên, đồn thổi hoặc đã được vo mịn, bóp méo, xun tạc, bị “mơng má” để cố
làm người ta tin là thật, làm cho nổi bật hay “lạ tai” để lan truyền nhanh với dụng
ý nào đó - trục lợi, mua vui, nói xấu sau lưng, khơng vì lợi ích chung.
Tin đồn được lan truyền chủ yếu bằng con đường khơng chính thức,
phần lớn là truyền miệng với nguồn tin không được bảo đảm. Do đó phạm vi
ảnh hưởng của tin đồn thường khơng lớn và thường gây ra tác động nhất thời.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số tin đồn được chuyển tải qua báo chí - mà
chính là do phóng viên không kiểm chứng nguồn tin, biên tập viên do không
kiểm sốt và thẩm định được thơng tin - dữ liệu cho những phán đốn khoa
học cho nên vơ tình tiếp tục đồn thổi một “sự việc” không xác thực trong
công chúng nhằm giật gân câu khách.
Trong xã hội mà trình độ dân trí cao, văn minh thơn dã, văn minh nơng
nghiệp chiếm ưu thế và mơi trường pháp lý cịn chưa nghiêm minh, nhất là
trong môi trường kinh doanh, các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội đích thực
ít được tơn trọng và bảo vệ thì tin đồn có nhiều cơ hội sinh sơi nảy nở. Do đó,
hạn chế sự phát tán tin đồn và ảnh hưởng xấu của nó, chủ yếu bằng và thơng
qua hai phương thức quản lý xã hội - đức trị và pháp trị; tức là bằng pháp luật,
đạo đức và nâng cao trình độ dân trí.
Sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, với lợi ích của các tầng

lớp dân cư, các tổ chức chính trị mà nó là đại diện. Để làm tốt nhiệm vụ là
tiếng nói của tổ chức chính trị đó, báo chí có vai trị khơng thể thoái thác là
nắm bắt, tạo dựng và định hướng dư luận xã hội.


Dư luận xã hội là thành tố của ý thức xã hội, đi liền với ý thức lịch sử văn hóa và nhân sinh quan, thế giới quan. Đây là bộ phận dễ bị tác động nhất
và khi bị tác động, dễ tạo nên những chuyển biến và hành động xã hội có tính
thức thì. Do đó, tác động đúng mức, đúng cách, hợp lý vào dư luận xã hội có
thể giúp tạo nên các phong trào xã hội, giải quyết các nhiệm vụ xã hội cấp
bách cũng như lâu dài. Ngược lại, tác động không đúng, đưa thông tin sai lạc,
có thể dẫn đến hiểu lầm, ngộ nhận tai hại.
Do tính chất lan truyền rộng rãi, do ảnh hưởng và uy tín đã được xác lập
trong cộng đồng của cơ quan truyền thơng, nên những thơng tin khơng chính
xác, thiếu thận trọng, non yếu về chính trị có thể gây thiệt hại khó lường cho
cộng đồng và xã hội. Mỗi người chúng ta nên có trách nhiệm với xã hội để
góp phần làm cho đất nước giàu đẹp và văn minh hơn,


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên): Nghiên cứu và định hướng dư
xã hội, 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2. PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao
động, Hà Nội, 2011
3. TS. Hoàng Quốc Bảo: Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt
Nam hiện nay, Hà Nội 2010
4. Nguyễn Quý Thanh: Xã hội học về Dư luận xã hội, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, 2006
5. Báo mạng Internet.



MỤC LỤC


×