Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.28 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở
(cấp xã) là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài. Bởi lẽ,
đường lối, chủ trương của Đảng là đường lối chung, khái quát ở tầm chiến lược,
khi triển khai ở địa phương là ở cấp xã đòi hỏi một sự năng động sáng tạo thì kết
quả mới cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
cấp xã cũng phải có trình độ tư duy lý luận mới đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm
vụ trong giai đoạn hiện nay.
Nếu cho rằng, cấp xã chỉ là nơi triển khai nghị quyết của tỉnh, huyện nên yêu
cầu về năng lực tư duy lý luận không cao. Thực ra, việc triển khai nghị quyết, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương đòi hỏi một sự năng động
sáng tạo lớn ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Hơn nữa, chính ở địa phương là
nơi nảy sinh những mâu thuẫn, những vấn đề mới rất cần được giải quyết và khái
quát cho nên năng lực tư duy lý luận có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp cơ sở.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới vừa qua cho thấy, các cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp cơ sở đã năng động trong triển khai thực hiện nghị quyết của Trung ương,
tỉnh, huyện. Song cũng còn, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở vẫn thụ động
chờ sự chỉ đạo của cấp trên, chưa dám mạnh dạn đề xuất những biện pháp mới phù
hợp với địa phương, vì thế nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh chưa được giải quyết
kịp thời... Tình hình ấy phải chăng phản ánh năng lực tư duy lý luận của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp xã chưa cao, chưa đáp ứng được u cầu của tình hình.
Với mong muốn được đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu vấn đề này,
tơi chọn đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực tư duy lý
luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã…, huyện …, tỉnh … hiện nay”
làm nội dung của Tiểu luận.
2. Mục đích, ý nghĩa đề tài nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu, hạn chế trong năng lực tư duy lý
luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã xã…, huyện …, tỉnh …, để từ đó đưa
ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay


1


Ngồi phần Mở đầu và Kết luận đề tài thì phần Nội dung được kết cấu thành 2
mục:
Mục thứ 1: Năng lực tư duy lý luận và vai trò đối với hoạt động lãnh đạo
của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện.
Mục thức 2: Năng lực tư duy lý luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở
huyện …, tỉnh …- Thực trạng và Giải pháp.
Trong khi thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những mặt hạn chế,
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của q
thầy, cơ giáo, cùng tồn thể các đồng chí.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN NỘI DUNG
1. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ
CHỐT CẤP XÃ (CẤP CƠ SỞ)
1.1. Năng lực tư duy lý luận và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư
duy lý luận
Năng lực tư duy lý luận là một trong những phạm trù quan trọng của nhận thức
luận. Có thế hiểu năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể
đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh, nhạy, đúng đắn đối với hiện thực ở trình
độ lý luận, nhờ vậy, có những đề xuất sắc bén, sáng tạo thiết thực góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Năng lực tư duy lý luận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
Trước hết, năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, di truyền

của từng người. Đó là những yếu tố sinh ra đã có và do thế hệ trước di truyền lại
như cấu tạo của hệ thần kinh, gen... Những yếu tố này đóng vai trị chính trong
việc tạo ra năng khiếu thơng minh, trí nhớ, khả năng trực giác, nhạy cảm. Đó là cơ
sở, tiền đề, là điều kiện của năng lực trí tuệ nói chung và năng lực tư duy lý luận
nói riêng.
Thứ hai, q trình giáo dục, đào tạo, quá trình học tập rèn luyện một cách tự
giác để nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ có ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trị quyết
định đến năng lực tư duy lý luận. Trình độ tri thức, trí tuệ là điều kiện tiên quyết để
con người phát triển năng lực của mình về mọi mặt. Để đạt được một trình độ tri
thức, trí tuệ nhất định, ngồi việc phải thơng qua q trình giáo dục, đào tạo. Q
trình này mang lại cho con người không chỉ nội dung các tri thức mà còn là những
phương pháp tư duy khoa học ngày một hồn thiện hơn.
Thứ ba, mơi trường kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học có ảnh hưởng quan
trọng đến năng lực tư duy lý luận của con người. Sự phát triển về năng lực tư duy
lý luận phụ thuộc vào môi trường kinh tế - xã hội, mà trong đó chủ thể tư duy sống
và hoạt động. Đó là tồn bộ những điều kiện, hồn cảnh khách quan liên quan đến
đời sống, quá trình học tập, rèn luyện và công tác của mỗi người.
Thứ tư, hoạt động thực tiễn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến năng
lực tư duy lý luận của con người. Mọi tri thức, năng lực của con người, nhất là
3


năng lực tư duy lý luận đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hơn nữa, sự phát triển liên tục,
không ngừng của thực tiễn luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới địi hỏi con người
phải ln suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hình
thành những phương thức, nội dung mới trong năng lực tư duy hướng về việc phát
hiện và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn.
Thứ năm, nhu cầu và lợi ích là những yếu tố hình thành thái độ, động cơ cho
mọi hoạt động của con người. Trong đó, có hoạt động rèn luyện để hình thành và
phát triển năng lực tư duy lý luận. Xét cho cùng, mọi hoạt động của con người đều

nhằm đạt được một lợi ích nhất định nào đó về vật chất hoặc tinh thần để thỏa mãn
nhu cầu của mình.
1.2. Thực chất hoạt động lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt cấp xã (cấp
cơ sở)
Khái niệm "cán bộ lãnh đạo" nhìn chung là chỉ những người đứng đầu, phụ
trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định. Cán bộ lãnh
đạo có trách nhiệm đề ra những phương hướng, chủ trương, quyết định, trước hết
là những quyết định có tính chiến lược về đơn vị mình. Cán bộ lãnh đạo là người
có quyền lực, ra những quyết định có tính chất quan trọng nhất. Ngồi ra, cán bộ
lãnh đạo cịn là người dẫn dắt, tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thể; là
người điều hành, chỉ đạo bằng quyền hành qua các mệnh lệnh. Cán bộ lãnh đạo
còn là người điều chỉnh những quyết định cho phù hợp với sự thay đổi của điều
kiện, hoàn cảnh khách quan.
Đối tượng của chủ thể lãnh đạo, quản lý là những con người cụ thể có tri
thức, năng lực, có ý chí, mục đích và những ước vọng riêng nhất định. Vì thế, địi
hỏi chủ thể lãnh đạo một mặt phải hiểu biết công việc; mặt khác phải có những
hiểu biết nhất định về năng lực, về thể chất, về tâm tư và ước vọng riêng của các
đối tượng lãnh đạo. Từ đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lãnh đạo
làm việc đạt hiệu quả tối đa. Chính vì thế, hoạt động lãnh đạo nếu được nâng lên
trình độ nghệ thuật, khoa học làm việc với con người, tác động đến con người để
hình thành các quan hệ tốt đẹp giữa họ với nhau và với cơng việc thì hiệu quả lãnh
đạo sẽ cao hơn.
Hoạt động lãnh đạo có nhiều khâu, nhiều bước, có thể diễn đạt các khâu đó
cả hai trình độ; đó là, chủ thể lãnh đạo suy nghĩ, lựa chọn quyết định và điều hành
4


tổ chức hành động. Do đó, mặt hiện hữu của năng lực lãnh đạo là tổ chức hoạt
động thực tiễn, cịn mặt năng lực tư duy trí tuệ, lý luận là cái ẩn giấu vào bên trong.
Vì vậy, nhà lãnh đạo khác với nhà khoa học. Nhà khoa học hoạt động chính là

nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện, nêu ra lý thuyết, lý luận, vạch ra phương án
thực hành, ứng dụng. Người lãnh đạo cũng là người lao động trí óc dù ở họ khơng phải là
lao động tìm tịi, tạo ra lý luận khoa học mà chủ yếu là lao động cụ thể hóa, hiện thực hóa
lý luận. Nhưng để có thể hiện thực hóa lý luận đòi hỏi họ phải suy nghĩ, nghiên cứu phát
hiện các tình huống thực tiễn cụ thể, trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp giải quyết tình
huống, ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định thông qua hoạt động tập thể hoặc cá
nhân.
Ở nước ta, cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị được chia thành 04 (bốn) cấp là:
- Cấp trung ương;
- Cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cấp huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh/quận/ thị xã;
- Cấp xã / phường/ thị trấn (cấp cơ sở).
Trong đó cấp xã là một đơn vị hành chính độc lập. Trong số 713 huyện ( gồm 69
thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận, và 545 huyện) trong cả nước hiện nay thì cơ
sở chiếm tỷ lệ đa số. Có thể nói cấp cơ sở là khâu rất quan trọng trong hệ thống chính trị ở
nước ta. Đối với Việt Nam, hoạt động ở cấp cơ sở như thế nào sẽ ảnh hưởng phần nào trực
tiếp đến hoạt động của các cấp khác (cấp huyện, cấp tỉnh). Bởi thế, vai trò lãnh đạo của cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở có ý nghĩa vơ cùng to lớn đến chất lượng triển khai và thực hiện các
nghị quyết của tỉnh, huyện xuống cơ sở. Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước
có triển khai được ở cấp cơ sở hay không là tùy thuộc vào sự lãnh đạo của đội ngũ này.
Mặt khác, cấp xã là khâu đầu tiên tổng kết thực tiễn có quy mô nhằm phát hiện những vấn
đề nảy sinh để huyện, tỉnh nghiên cứu; bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương mới cho
phù hợp thực tiễn.
Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã là những người thuộc Ban chấp hành Đảng
bộ, họ giữ các cương vị chủ chốt ở cấp xã. Hoạt động lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt
cấp xã đòi hỏi phải ra được những văn bản, kế hoạch đúng đắn nhằm chỉ đạo kịp thời các
lĩnh vực phát triển theo đúng đòi hỏi của thực tiễn và phù hợp với địa phương. Điều đó địi
hỏi ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, một mặt phải nắm chắc, hiểu sâu sắc đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; mặt khác, phải trải qua tình hình thực tế
5



của địa phương về mọi mặt và xu hướng vận động của tình hình đó. Đồng thời, họ cịn
phải biết huy động sức mạnh trí tuệ của tập thể, của quần chúng. Đó chính là những điều
kiện để người lãnh đạo chủ chốt cấp xã xây dựng các chương trình, kế hoạch vừa phù hợp
với thực tiễn địa phương vừa cụ thể hóa sinh động, sáng tạo chủ trương đường lối chính
sách của cấp trên. Những quyết định, chương trình, kế hoạch hóa vừa mang tinh khái quát
chung, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội của toàn địa phương.
1.3. Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo của người
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
Năng lực tư duy lý luận bao gồm các yếu tố sau:
Một là, năng lực xác lập tri thức. Đó là khả năng tiếp nhận số lượng và chất
lượng tri thức lý luận để hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học
cho hoạt động lãnh đạo cũng như những kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động
đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng tiếp thu lý luận, đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, khả năng phát hiện những vấn đề mới, khả
năng tổng kết thực tiễn và học tập kinh nghiệm thực tiễn.
Hai là, năng lực xác lập quan hệ giữa các tri thức. Đó là khả năng liên kết
các loại tri thức ở các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn thành một tổng thể ở
mức độ khái quát cao, bao quát nhiều vấn đề ữên nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng
lớn. Đồng thời, cũng phân định được tính đặc thù giữa các loại tri thức. Từ đó, khi
vận dụng vào thực tiễn vừa phải bảo đảm nhìn nhận vấn đề trong tính nhiều mặt
như một chỉnh thể, vừa phải bảo đảm sự phù hợp với địa bàn cơ sở.
Ba là, năng lực hiện thực hóa tri thức. Đây là khả năng biến những tri thức đã
lĩnh hội được các chủ trương, chương trình, kế hoạch hành động làm biến đối trực
tiếp hiện thực. Điều này thể hiện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ
giữa lý luận với thực tiễn vận dụng cái chung một cách đúng đắn cho từng tình
huống. Đó là năng lực vận dụng, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng một
cách thiết thực, sáng tạo trên địa bàn mà mình phụ trách.
Bốn là, năng lực phát triển tri thức. Đó là khả năng phát triển những tri thức

cho phù hợp hơn nữa với sự phát triển của thực tiễn. Đây là thể hiện khả năng tư
duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Họ vừa vận dụng sáng tạo tri thức vào
thực tiễn. Vừa đề xuất, tổng kết những vấn đề nảy sinh từ địa phương kiến nghị lên

6


cấp trên để góp phần bổ sung, phát triển hồn thiện chủ trương, đường lối, chính
sách.
Như vậy: năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
có giá trị định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của
họ. Vai trò chủ yếu của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ
lãnh đạo chủ chốt trong giai đoạn hiện nay.
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nâng cao khả
năng nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiếp thu những tri thức khoa học.
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nâng cao
năng lực nhận thức thực tiễn và vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong việc triển khai những nghị quyết, chủ trương, chính
sách cụ thể trên địa bàn mà mình phụ trách.
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nâng cao
năng lực xử lý thơng tin để trên cơ sở đó đề ra được các chương trình, kế hoạch
đúng, chính xác, kịp thời.
- Năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nâng cao
khả năng nắm bắt, đánh giá tình hình thực tiễn, tìm ra nguyên nhân của thành công
và thất bại, đúc rút bài học kinh nghiệm, định hướng cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn tiếp theo. Do vậy năng lực tư duy lý luận có tác dụng giúp họ nâng cao
năng lực tổng kết thực tiễn.
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nâng cao
năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát trong nhận thức và góp phần nâng cao năng

lực tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó nâng cao năng lực dự báo, định hướng trong
hoạt động lãnh đạo của họ.
- Năng lực tư duy lý luận cịn có vai trị giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt
nâng cao năng lực tổ chức, động viên, giáo dục, thuyết phục, tập hợp cán bộ cấp
dưới và quần chúng để tạo thành phong trào cách mạng rộng rãi. Trên cơ sở đó mới
đưa được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống trên địa
bàn.
Như vậy, năng lực tư duy lý luận có vai trị hết sức to lớn đối với hoạt động
lãnh đạo của cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Có năng lực tư
7


duy lý luận, hoạt động chỉ đạo thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo vừa ở tầm khái
quát, hệ thống, vừa cụ thể, vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo sinh động. Đối với thực tiễn
đổi mới ở nước ta hiện nay, vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ nói
chung, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã nói riêng lại
càng quan trọng do phải đáp ứng những u cầu của sự nghiệp đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính chất khó khăn, phức tạp và bề rộng, chiều sâu của
công cuộc đổi mới cùng với những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực
ln đặt ra những vấn đề mới địi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải biết phân tích lý
giải để nhận thức và lãnh đạo quần chúng đạt hiệu quả. Muốn vậy, người cán bộ
lãnh đạo cùng với việc rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng thì phải nâng cao
năng lực tư duy lý luận - một trong những yếu tố nền tảng cơ bản nhất của năng
lực lãnh đạo.Vì vậy, cán bộ lãnh đạo nếu khơng nâng cao năng lực tư duy lý luận
thì cũng khó mà nâng cao được năng lực lãnh đạo đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ cách
mạng mới.
2. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO CHỦ CHỐT Ở XÃ ... - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng năng lực tư duy lý luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt xã ..., huyện ..., tỉnh ...

* Đặc điểm tình hình chung: Xã ... là 01 xã đặc biệt khó khăn của huyện ...,
tỉnh ..., cách trung tâm hành chính huyện 15km về hướng Đơng. Trung tâm hành
chính xã đặt tại thôn 1 xã ..., huyện ..., tỉnh ....
Về vị trí địa lý:
- Phía Đơng giáp với huyện …., tỉnh ...; giáp với xã …., huyện ….., tỉnh
Quảng Ngãi
- Phía Tây giáp với xã ….., huyện ...
- Phía Nam giáp với xã …., huyện ...
- Phía Bắc giáp với xã …., huyện ...
Diện tích tự nhiên: 4583.49 ha. (Trong đó: Đất sản xuất nơng nghiệp
2493,36 ha; Đất phi Nơng nghiệp 71,7ha; Đất ở 9,69ha; Đất chưa sử dụng
2008,74ha, còn lại là các loại đất khác)
Giao thông: nằm ở vùng Đơng của huyện và cách trung tâm hành chính
huyện 15 km; cách tỉnh lỵ tỉnh ... khoảng 115km, hiện nay các tuyến đường trên
địa bàn xã như sau Tuyến đường liên xã Trà Mai – Trà Vinh (ĐH5): Đoạn qua địa
8


bàn có xã chiều dài khoảng 5,9 km. Tuyến Đường ... – Đông Trường Sơn: là tuyến
đường nối từ đường ĐH5 đi vào chiều dài tuyến đường khoảng 15 km kết nối nối
đường Đông Trường Sơn đi Quảng Ngãi.
Thổ nhưỡng: đất đai, thổ nhưỡng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng đặc trưng
của khu vực vùng núi cao Miền trung tây nguyên (>700m so với mực nước biển)
Khí hậu, thời tiết: Chịu ảnh hưởng của 2 miền khí hậu: khí hậu của khu vực
duyên hải Nam Trung bộ và khí hậu Bắc Tây nguyên nên lượng mưa trong năm rất
lớn, chủ yếu tập trung vào những tháng cuối năm; Khí hậu trong năm chia làm 2
mùa rõ rệt:
+ Mùa khô: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8.
+ Mùa mưa: kéo dài từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình khoảng 23oC (nhiệt độ thấp nhất là 10 oC và cao

nhất là 38oC); độ ẩm trung bình là 80% (cao nhất là 96%, thấp nhất là 68%); lượng
mưa bình quân hằng năm xấp xỉ 2.015mm, lượng bốc hơi trung bình xấp xỉ 80%.
Thủy văn: Hệ thống sơng suối trên địa bàn xã có mật độ khá dày nhưng do
ở vùng đầu nguồn nên hệ thống sông suối trên địa bàn xã ngắn
và có độ dốc lớn, vì vậy về mùa mưa thường gây ra hiện tượng lũ
quét, sạt lỡ đất, sạt lỡ bờ sông, bờ suối và sạt lỡ núi. Mùa khô
thường khô hạn, thiếu nước.
Tài ngun Nước: Do địa hình chia nhiều sơng, suối và lượng mưa phong
phú nên nguồn nước trên địa bàn xã rất dồi dào, đảm bảo cung cấp nước phục vụ
sinh hoạt, nước tưới cho sản xuất cây lúa nước, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt.
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất Nơng nghiệp 2493,36 ha, chiếm 54,4%
tổng diện tích đất tự nhiên.
Rừng sản xuất: 1110,48ha, độ che phủ đạt 24,23%
Rừng phòng hộ: 1199,48ha. Rừng phòng hộ chủ yếu các loại cây tạp và cây
bụi rác, đường kính cây bình quân 40-50 cm, độ che phủ đạt khoảng 62,15%
Dân số và lao động: Tồn xã có 644 hộ với 2637 nhân khẩu; dân tộc Kinh
chiếm 2.38%; dân tộc Ca dong chiếm: 97.62 %;
- Trong đó:

9


+ Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
chiếm 85.75%.
+ Lao động TTCN, XD chiếm 10.77%
+ Lao động TMDV chiếm 3.47%
Nhìn chung trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu lao động có
những chuyển biến tốt, tuy nhiên so với yêu cầu thì chưa đạt, lao động trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp vì vậy

chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung chưa ổn định
Đơn vị xã …, huyện … hiện nay có 3 thơn và là xã, thơn thuộc diện đặc biệt
khó khăn thuộc diện các huyện huyện nghèo của cả nước được thụ hưởng chương
trình 30a của Chính phủ); hiện nay có hơn 140 đảng viên. Tổng số cán bộ nhân
viên là trên 65 người (tính cán bộ thơn)
Người dân xã …, huyện … vốn giàu lòng yêu nước, mang đậm bản sắc
văn hóa độc lập tự chủ. Để phát huy hơn nữa những truyền thống quê hương và
phát triển kinh tế - xã hội, đây là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, quân và dân xã …,
huyện…., của mọi người và mỗi người, nhưng trước hết là sự điều hành của đội
ngũ cán bộ chủ chốt. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã xã …, huyện….,
tỉnh….hiện nay là lực lượng nịng cốt chỉ đạo q trình phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương. Họ là những người đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai, vận
dụng đường lối chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện vào
địa bàn xã. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã … là những người có độ tuổi hợp
lý vừa có kinh nghiệm sống, cơng tác vừa đang ở độ chín của tư duy sẽ góp phần
phát huy tác dụng to lớn trong công tác lãnh đạo.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã …, huyện … có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm
16,67 %; từ 35 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ 66,67%; từ 55 đến dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ
16,66%. Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này được thể hiện chủ yếu ở: năng
lực tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; năng
lực suy nghĩ, tìm tịi phát hiện những vấn đề mới trong thực tiễn ở địa phương;
năng lực vận dụng linh hoạt sáng tạo lý luận, đường lối để xây dựng các phương
hướng, các mơ hình, chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tế địa phương; năng
lực hoạt động thực tiễn sáng tạo cũng như tổng kết kinh nghiệm rút ra các bài học
để góp phần xây dựng, bổ sung cho đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước;
năng lực xử lý thông tin, dự báo về sự phát triển của địa phương. Đó cũng chính là
10


những tiêu chí có thể căn cứ vào để đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế về năng

lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã …., huyện … có những ưu điểm về
năng lực tư duy lý luận chủ yếu sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có sự nhạy cảm chính trị nhất
định. Khả năng đó được nâng lên thành năng lực định hướng chính trị trong hoạt
động nhận thức và tổ chức thực tiễn.
Trong tổng số 15 ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã, số có trình độ học vấn từ
đại học trở lên chiếm 80%, trung cấp chính trị 40%. Do được nâng cao về trình độ học
vấn, trình độ lý luận, do rèn luyện phấn đấu nên các cán bộ lãnh đạo chủ chốt có khả
năng nắm bắt được thực chất quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong quan hệ khăng khít với bản chất của các vấn đề đặt ra ở
địa phương. Từ đó họ biết huy động kiến thức vốn có của mình để làm sáng tỏ con
đường, phương thức để giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề nảy sinh ở địa
phương.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đi lên từ thực tiễn nên có phần
năm bắt được tình hình thực tế. Bởi thế, họ ln đắm mình trong phong trào quần
chúng, hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, hiểu rõ đặc điểm thực tế của địa
bàn mình phụ trách.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có năng lực nhất định trong việc
vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào việc triển khai các chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn. Biểu hiện rõ nét là họ rất mau
chóng trong việc chuyển đổi tư duy kinh tế, sớm thích nghi với nền kinh tế sản
xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, có tính năng động, sự nhạy bén
trong các hoạt động chỉ đạo phát triển kinh tế .
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo chủ chốt có năng lực nhất định trong việc tổng kết
việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện. Trên cơ sở đó họ cũng đề ra được những phương hướng cho phát triển kinh
tế - xã hội của xã nhà trong những năm tới. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều
sâu và mở rộng quy mơ càng địi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở không chỉ
biết triển khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của huyện ở xã mà còn

đòi hỏi ở họ khả năng dự báo xu hướng phát triển của địa phương. Khả năng dự
11


báo có chính xác hay khơng là tùy thuộc vào khả năng nắm bắt thực tế địa phương,
khả năng tổng kết thực tiễn ở địa phương và khả năng vận dụng, chỉ đạo sáng tạo
chủ trương đường lối của cấp trên và địa phương.
Bên cạnh mặt tích cực, thì nhìn chung, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta còn hạn chế. Biểu hiện là còn kinh
nghiệm, chủ quan, tư duy lơgíc cịn hạn chế. Người cán bộ lãnh đạo xã ..., huyện ...
cũng ở trong thực trạng chung đó, tuy nhiên có thể khác về mức độ, về cách thức
biểu hiện. Dưới đây là một số đánh giá cụ thể về tình hình đội ngũ cán bộ chủ chốt
xã …:
Trước hết, cần thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã có sự phát triển nhất
định về năng lực tư duy lý luận nhưng cấp độ đạt được cịn thấp, tư duy lơgíc yếu mới chỉ bước đầu làm quen với tư duy khoa học.
Thứ hai, trong chỉ đạo thực tiễn, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cịn biểu
hiện rập khn, máy móc, thiếu thực tiễn.
Thứ ba, cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn nặng ở việc triển khai nghị quyết chưa
coi trọng đúng mức khâu tổng kết thực tiễn để cùng cấp trên giải quyết những vấn
đề mới nảy sinh.
Thư tư, năng lực chỉ đạo điều phối các ban ngành, xã chưa thật nhịp nhàng,
hiệu quả chưa thật cao còn thiếu trọng tâm, trọng điểm.
Những yếu kém nêu trên của người cán bộ lãnh đạo đã và đang tiếp tục được
khắc phục, sửa chữa đã có sự chuyển biến tích cực nhất định. Thực tiễn địa phương
cũng như yêu cầu của nhiệm vụ đang địi hỏi họ phải có tư duy khoa học, phải
nâng cao năng lực tư duy lý luận để lãnh đạo địa phương phát triển tương xứng với
tiềm năng và lợi thế.
2.2. Những yêu cầu về nâng cao năng lực tư duy lý luận của người cán
bộ lãnh đạo chủ chốt xã xã…, huyện …, tỉnh …hiện nay
Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của thực tiễn đổi mới đất nước, từ những hạn

chế, yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đang đặt ra những
yêu cầu đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ này. Dưới đây xin đề
cập một số yêu cầu cơ bản nhất đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của người
cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã xã…, huyện …, tỉnh …hiện nay.

12


Thứ nhất, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp xã. Thực tiễn đất nước sau đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
nhưng cũng đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức, đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ,
phức tạp địi hỏi người cán bộ lãnh đạo nói chung, cấp xã nói riêng phải có năng lực tổng
kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, phát triển lý luận cũng như triển khai các chủ trương,
đường lối, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, hịa mình vào thực tiễn tăng cường tổng kết
thực tiễn để chỉ đạo lại thực tiễn vừa là địi hỏi vừa là điều kiện, mơi trường tốt
nhất để người cán bộ lãnh đạo nâng cao năng lực tư duy lý luận của mình.
Thứ hai, nâng cao năng lực nắm bắt bản chất đích thực của lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và năng lực
vận dụng lý luận đó để hoạch định các phương hướng, giải pháp phù hợp với thực tế địa
phương. Đây là mặt thể hiện cụ thể của năng lực tư duy lý luận và cũng là một yêu cầu cơ
bản đối với hoạt động lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở hiện nay.
Thứ ba, nâng cao năng lực thuyết phục, tập hợp, động viên quần chúng thực
hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện để phát triển
kinh tế - xã hội. Công tác lãnh đạo nói chung, lãnh đạo cấp xã nói riêng thực chất
là hoạt động thuyết phục, động viên quần chúng nhân dân với tư cách là đối tượng
lãnh đạo tin tưởng và làm theo đường lối, chủ trương do người lãnh đạo với tư
cách là chủ thể lãnh đạo đưa ra. Bởi thế, nâng cao năng lực thuyết phục tập hợp,
động viên quần chúng của người cán bộ lãnh đạo là nhiệm vụ thường xuyên không
thể thiếu được của người lãnh đạo chủ chốt.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ,
khả năng nắm bắt và xử lý thông tin một cách chính xác, kịp thời cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt. Nếu trình độ học vấn, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ cao thì
hoạt động của con người sẽ có cơ hội đạt kết quả cao hơn. Hoạt động lãnh đạo cấp
cấp là hoạt động tác động, định hướng cho hoạt động của người khác trên mọi lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục... tổ chức, định hướng, quản lý một
lượng người đông đảo ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, nhiều dân tộc phân bố rải
rác khắp trong địa bàn.

13


2.3 Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
tư duy lý luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở xã…, huyện …, tỉnh
…hiện nay
2.3.1 Phương hướng nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp xã
Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã trong
giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, vừa thường xuyên vừa
liên tục. Quá trình ấy phải bám sát các phương hướng nhằm bảo đảm cho việc
nâng cao năng lực tư duy lý luận không tách rời thực tiễn; bảo đảm nâng cao năng
lực tư duy lý luận gắn liền với việc trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng. Từ đó
tạo ra sự thống nhất giữa lý luận cách mạng và tình cảm cách mạng, hình thành nên
năng lực lãnh đạo, phong cách lãnh đạo một cách khoa học và đúng đắn. Dưới đây
xin đề cập một số phương hướng cơ bản trong quá trình nâng cao năng lực tư duy
lý luận của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở.
Thứ nhất, Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp cơ sở phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí cho
cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã.
Năng lực tư duy lý luận tuy bị chi phối bởi yếu tố bẩm sinh, di truyền nhưng

chủ yếu là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch
sử cụ thể. Do đó, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo phải gắn
liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí cho cán bộ và nhân
dân trên địa bàn. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước phát triển kinh
tế - xã hội. Đây là tiền đề quan trọng để rèn luyện phát triển năng lực tư duy, trí tuệ
của con người.
Kinh tế xã hội phát triển sẽ tác động tích cực, to lớn và trực tiếp đến hoạt
động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều
kiện để cán bộ lãnh đạo có điều kiện học tập, rèn luyện, phát triển nâng cao về mọi
mặt một cách có hệ thống. Mặt khác, kinh tế- xã hội phát triển đặt người cán bộ
trước yêu cầu phải nắm chắc thực tiễn đang phát triển, đòi hỏi cần phải lãnh đạo
đúng hướng. Từ đó mà họ có cơ hội trau dồi, rèn luyện phát triển năng lực tư duy
lý luận của mình. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện vật chất cần thiết để cán

14


bộ lãnh đạo có thể tham quan, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng giao lưu góp phần
phát triển năng lực tư duy lý luận.
Kinh tế - xã hội phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để nâng cao dân trí cho cán
bộ và nhân dân. Khi đời sống được nâng lên, con người sẽ có điều kiện phát triển
cả về thể chất và trí tuệ. Như thế, kinh tế - xã hội phát triển là điều kiện khách quan
để phát triển, hoàn thiện cơ sở sinh học của tư duy, tạo tiền đề cho việc phát triển
năng lực trí tuệ, tư duy của chủ thế. Nếu nhân dân toàn xã được nâng lên về trình
độ học vấn thì đó là cơ sở để cán bộ lãnh đạo nâng năng lực tư duy lý luận lên.
Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho lãnh đạo làm
công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng cho nhân dân. Bởi vì kinh tế phát triển, xã
hội ổn định đời sống của cán bộ, nhân dân được nâng lên thì đường lối, chủ trương
của Đảng sẽ được nhân dân tin tưởng và tự giác chấp hành. Kinh tế - xã hội phát
triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ thơi thúc người cán bộ lãnh đạo

phải trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, tri thức quản lý, tri thức lý luận.
Từ những điều trình bày trên đây chúng ta thấy, phát triển kinh tế - xã hội
theo đường lối đổi mới của Đảng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao
năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Ngược lại, chính
việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở lại
làm cho tư duy lý luận của chúng ta thêm sắc bén, năng động và sáng tạo hơn trong
quá trình phản ánh hiện thực, kịp thời phát hiện những vấn đề đặt ra và có những
đề xuất sắc bén, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.
Chính vì những lẽ trên mà nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí cho cán
bộ và nhân dân trên địa bàn là một trong những phương hướng cơ bản không thể
thiếu được.
Thứ hai, Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
cơ sở phải kết hợp chặt chẽ với việc tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng cho
họ.
Năng lực tư duy lý luận có vai trị to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của người
cán bộ nói chung, đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt nói riêng. Tuy nhiên, năng lực tư
duy lý luận mới chỉ là một trong những phẩm chất mà người cán bộ lãnh đạo cần phải
có. Những phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo được biểu hiện cụ thể ở nhiều góc
15


độ, nhiều lĩnh vực và rất phong phú, có thể khái quát ở các vấn đề như: tri thức, năng
lực trí tuệ, tình cảm, niềm tin, ý chí cách mạng và khả năng hoạt động thực tiễn...
Trong đó tình cảm, niềm tin, ý chí cách mạng là động cơ thơi thúc bên trong khiến
người ta biến những tri thức, trí tuệ thành hành động thực tiễn. Như vậy, năng lực tư
duy lý luận hiện diện ở người cán bộ lãnh đạo mới chỉ là khả năng, là tiền đề, nó có
được phát huy hay khơng và phát huy theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực
phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo. Hồ
Chủ tịch đã từng chỉ rõ: "Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn

thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân"
[11, tr. 252-253], Trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng trong điều kiện ngày nay
phải tập trung vào việc bảo vệ, kiên trì và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước; xây dựng động cơ hành động vì lý tưởng cách mạng, vì sự nghiệp xây
dựng một xã hội mới theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh". Cán bộ lãnh đạo chủ chốt là những người đảm trách các cương vị trọng
yếu. Cho nên, quyết định vấn đề gì cũng phải xuất phát từ thực tế nhu cầu, tâm tư
nguyện vọng của nhân dân hài hòa với nhiệm vụ cách mạng là điều cần thiết.
Trong điều kiện thông tin phát triển rộng khắp hiện nay, sự gương mẫu trong
đạo đức, lối sống của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt có ảnh hưởng tới uy tín lãnh
đạo và hiệu quả công việc. Bởi thế, giữ vững, phát huy đạo đức cách mạng trong
sáng, sự kết hợp với nâng cao dần năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt sẽ thúc đẩy sự phát triển tồn diện của địa phương, góp phần thành
cơng của sự nghiệp đổi mới trên cả nước.
Phương hướng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở ở trên, cũng chính là phương hướng để nâng cao năng lực tư duy lý luận
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã …, huyện ….
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã …, huyện … hiện nay.
Từ thực trạng về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt ở xã…, huyện …đã trình bày ở trên, cho thấy họ cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
Những hạn chế đó cần phải được khắc phục kịp thời và triệt để nhằm đáp ứng
16


những yêu cầu của sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương trong điều
kiện đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để góp
phần vào việc nghiên cứu, chúng tơi xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cần trau dồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng cho cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở nói chung và ở xã ..., huyện ... nói riêng.
Muốn nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thì
phải từng bước khắc phục được bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan duy ý chí và
nâng cao phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Để trau dồi, rèn luyện tư duy biện
chứng duy vật nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận trước hết cần tăng cường nghiên
cứu lịch sử triết học thời trước. Bởi lẽ: Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới
dạng năng lực của người ta mà có thơi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện
và muốn hồn thiện nó thì cho tới nay, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu
toàn bộ triết học thời trước như C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định.
Để rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật cần:
Trước hết, bằng con đường học tập, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt có thể
rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng. Đó là q trình học tập, nghiên cứu các
chuyên ngành khoa học Mác - Lênin và những mơn khoa học liên quan- trong đó
phải đặc biệt quan tâm tới lịch sử triết học và lơgíc học.
Mặt khác, muốn có được phương pháp tư duy khoa học, chúng ta cịn phải
chú ý đến các ngành học có liên quan đến tư duy như lơgíc học, tâm lý học, lý
thuyết, ở đây có một vấn đề cần phải nhấn mạnh là: cán bộ lãnh đạo được học
chương trình lịch sử triết học rất sơ sài; Thực tế cho thấy, nếu con người biết học
tập những kinh nghiệm lịch sử thì hoạt động lý luận cũng như thực tiễn sẽ tránh
được những vịng vo khơng cần thiết. Nghiên cứu lịch sử triết học cũng chính là
nghiên cứu lịch sử phát triển của tư duy, sẽ giúp con người học tập, rèn luyện và
trau dồi phương pháp tư duy khoa học, qua đây mà phát triển năng lực và trình độ
tư duy của mình. Điều đó lý giải, khơng phải ngẫu nhiên mà những bộ óc bách
khoa của mỗi thời đại đều là những nhà nghiên cứu lịch sử triết học một cách
nghiêm túc, cơ bản, hệ thống và sâu sắc.
Việc học tập và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật phải hết
sức sáng tạo và biện chứng; bởi vì, bản chất của phương pháp tư duy ấy là khoa
học sáng tạo và biện chứng. Nói theo cách nói của Hồ Chủ tịch là phải học "cái
17



tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình" [11, tr. 292],
Nghĩa là phải học phương pháp tư duy chứ không đơn thuần là học thuộc những
khái niệm phạm trù, nguyên lý của phép biện chứng duy vật.
Thực tế cho thấy, coi nhẹ việc học tập, nghiên cứu hệ thống lý luận Mác Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng, hoặc là học tập, nghiên cứu theo
lối chủ quan, tùy tiện, giáo điều, chắp vá thì sẽ khơng thể nắm được bản chất khoa
học sáng tạo, linh hồn sống của phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Trong
tình hình hiện nay, đã đến lúc chúng ta cần khắc phục triệt để tình trạng học tập,
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tùy tiện, chắp
vá và thiếu hệ thống.
Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng, chỉ có thể nắm được bản chất, linh hồn sống
của phương pháp tư duy biện chứng duy vật trên cơ sở của sự chăm chỉ học tập,
nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong học thuyết Mác - Lênin. Nghiên cứu, tổng
kết thực tiễn là quá trình bằng tư duy khoa học với phương pháp duy vật biện
chứng đế phân tích, đánh giá, khái quát thực tiễn nhằm rút ra những bài học cho
chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như lý luận tiếp theo.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới cơng tác đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo
chủ chốt ở cơ sở nói riêng, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
đội ngũ này trong việc tự phấn đấu rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lý luận.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở có vị trí quan trọng khơng chỉ
đối với địa phương mà cịn là một khâu quan trọng liên kết với các cấp. Mọi sự
lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân và mọi sự phản hồi của nhân dân đối với Đảng
đều phải qua cấp cơ sở. Có thể nói, chất lượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lãnh đạo của Đảng.
Theo chúng tôi, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở nhất thiết phải có trình
độ đại học, trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc hơn nữa. Trong những năm qua,
cơng tác đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã có nhiều cố gắng nhưng
thực tế cho thấy chất lượng đào tạo chưa cao. Chương trình, nội dung, phương pháp
đào tạo chưa được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của tình hình. Nên chăng, có

chương trình đào tạo lý luận riêng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, ở
đó sẽ kết hợp giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chuyên sâu với
việc cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương đặt ra. Mặt khác, cán bộ
18


được cử đi học phải học tập hăng say, nghiêm túc để đạt kết quả tốt. Đối với người
cán bộ lãnh đạo, khi đã vững vàng về tư duy khoa học, thì khả năng loại bỏ lối tư duy
phiến diện, một chiều càng cao, việc khắc phục tư duy giáo điều, kinh nghiệm càng có
hiệu quả. Chính vì thế, đào tạo nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo là vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực tư duy lý luận.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng chất lượng đào tạo cán bộ, cả về mặt
trình độ và năng lực tư duy lý luận, không chỉ phụ thuộc vào bản thân hoạt động
đào tạo, mà còn phụ thuộc vào ý thức tự giác và phương pháp học tập của chính
đội ngũ cán bộ. Chính vì thế, q trình đào tạo cần phải làm thế nào để hun đúc
cho người học ý thức tự giác học tập, nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành tự
đào tạo. Phải phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt trong việc tự học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực tư duy lý
luận. Muốn vậy, trước hết, phải động viên, cổ vũ, khơi dậy được ở đội ngũ này tình
cảm, nhiệt tình cách mạng, cũng như nâng cao ý chí phấn đấu vươn lên; thứ hai,
phải hình thành được cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích, thúc đẩy họ tích
cực, chủ động nhạy bén sáng tạo trong học tập cũng như hoạt động chỉ đạo thực
tiễn; thứ ba, từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân với tư cách là nhân tố "thúc đẩy, gây áp lực" và tạo nền tảng xã hội để
phát triển năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Điều này
sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp thôi thúc cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải chủ động, tích
cực, sáng tạo tự học tập, rèn luyện nâng cao mọi mặt, trong đó có năng lực tư duy
lý luận. Đồng thời, phải cung cấp cho người học phương pháp học tập, nghiên cứu
một cách khoa học để họ tránh được lối học tập khuôn sáo, học vẹt, thuộc lịng câu
chữ mà khơng nắm được bản chất của lý luận.

Những tri thức lý luận có tính chất trừu tượng cho nên để hiểu sâu sắc những
tri thức ấy, người học phải liên hệ với thực tiễn nhất là thực tiễn địa phương mình.
Đó là cách học tập đúng đắn, tích cực nhất để vừa hiểu được các khái niệm,
nguyên lý, phạm trù một cách chính xác, khoa học lại vừa lý giải được nó trong
thực tiễn sinh động ở địa phương. Trong học tập phải tranh luận sôi nổi mọi vấn
đề, nhất là những vấn đề chưa rõ hoặc những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Làm
được như vậy học viên sẽ hứng thú học tập hơn và tự họ đã biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo.
19


Thứ ba, Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động đối với cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp cơ sở nói chung và ở xã ..., huyện ... nói riêng.
Trước đòi hỏi của thực tiễn đổi mới đất nước cũng như yêu cầu đổi mới
phương thức lãnh đạo của cán bộ ở nước ta hiện nay, tiếp tục đổi mới phương thức
hoạt động đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở là một giải pháp quan trọng không
thể thiếu được, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này.
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, chúng ta cần tiếp tục đổi mới
theo hướng khuyến khích mọi người thường xuyên phấn đấu, học tập và rèn luyện
để không ngừng nâng cao đạo đức, phẩm chất cách mạng, trình độ văn hóa, khoa
học nói chung. Đã đến lúc chúng ta cần kiên quyết, dứt khốt khơng chấp nhận
những cán bộ có năng lực và trình độ chun mơn cũng như phẩm chất đạo đức
chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mà lại không chịu học tập, rèn luyện để
vươn lên.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với việc đề
cao phẩm chất đạo đức, chúng ta cần hết sức coi trọng năng lực, trình độ trí tuệ của
đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở nói riêng.
Trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như năng lực vận dụng
những tri thức đó vào lĩnh vực công tác thực tiễn phải trở thành một trong những
tiêu chí cơ bản và quan trọng khi sắp xếp, bố trí cán bộ, cũng như trong chính sách

đãi ngộ đối với họ.
Thực tế chứng tỏ, giữa phẩm chất và năng lực, đức và tài trong mỗi con
người luôn hòa quyện với nhau, tác động ảnh hưởng nhau một cách biện chứng.
Do đó trong xem xét, đánh giá con người nói chung, cán bộ nói riêng, khơng được
tách rời một cách máy móc, siêu hình giữa các mặt ấy. Phải thấy rằng, trong giai
đoạn cách mạng hiện nay, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng
lực cơng tác thực tế cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động của phẩm chất,
đạo đức cách mạng. Chính vì vậy, chúng ta kiên quyết khơng sử dụng những cán
bộ có biểu hiện kiêu ngạo, tự cao, tự đại, dấu dốt, lười học tập. Phải tạo nên dư
luận xã hội trên cơ sở hình thành và thực hiện nguyên tắc coi những đảng viên, cán
bộ mắc những sai phạm như trên là vi phạm tư cách đảng viên. Chúng tơi nhất trí
với ý kiến của một nhà nghiên cứu rằng, lười học tập lý luận khoa học là một trong
những biểu hiện quan trọng nhất của sự mất phẩm chất cộng sản.
20


Một vấn đề quan trọng cần phải nhấn mạnh là: cán bộ lãnh đạo chủ chốt là
những người ưu tú được bầu ra từ Đại hội Đảng bộ. Họ chịu trách nhiệm tồn bộ
trước nhân dân, trước Đảng bộ. Vì thế vai trò của họ tại địa phương là rất lớn.
Như vậy, trước đòi hỏi của thực tiễn đổi mới đất nước, trước yêu cầu nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, chúng ta mới hy vọng
có thể từng bước xây dựng một đội ngũ lãnh đạo vừa có năng lực, trình độ chun
mơn, vừa có phẩm chất, đạo đức cách mạng để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của nhiệm vụ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên đây là những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở nước
ta hiện nay. Hệ phương hướng và giải pháp ấy phải được tiến hành động bộ và nhất
qn, nếu khơng thì khó có thể đạt được chất lượng và hiệu quả cao trên thực tế.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, giải quyết tốt những yêu cầu trên cũng mói chỉ tạo ra
những điều kiện khách quan, nhũng tiền đề cần thiết cho việc nâng cao năng lực tư

duy lý luận mà thôi. Thiếu sự nỗ lực cá nhân thì khơng thể nâng cao được năng lực
tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Vì vậy, ngồi việc tun
truyền, giáo dục, thì cịn phải có được một cơ chế trên thực tế để hướng được tất cả
mọi cán bộ lãnh đạo vào quỹ đạo học tập và rèn luyện, trong đó, tự học tập, tự rèn
luyện là quan trọng nhất để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho mình. Có như
vậy thì chủ trương nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt, mới không dừng lại trên lý thuyết sách vở, thực sự đi vào cuộc sống.
Đồng thời, phải không ngừng trau dồi, rèn luyện đạo đúc cách mạng cho đội ngũ
cán bộ này.

21


PHẦN KẾT LUẬN
Năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy về những vấn đề chung tổng
thể toàn vẹn, nắm bắt đối tượng trong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và
phát triển; là khả năng tiến hành các thao tác tư duy; là khả năng tích lũy vốn tri
thức và nghệ thuật sử dụng vốn tri thức, xử lý thông tin và phương pháp tư duy
một cách khoa học, hiệu quả. Năng lực tư duy lý luận có cơ sở là yếu tố bẩm
sinh di truyền, nhưng chủ yếu và quyết định vẫn là sản phẩm của lịch sử - xã
hội. Đồng thời, giúp họ nâng cao năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn,
cũng như vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đề ra được những chương trình, kế hoạch về các mặt, các lĩnh vực, phát
triển đời sống xã hội và tổ chức thực hiện trên địa bàn. Năng lực tư duy lý luận
còn giúp cán bộ lãnh đạo nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tìm ra ngun nhân của
thành cơng và thất bại, đúc rút bài học kinh nghiệm, định hướng cho hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn tiếp theo.
Năng lực tư duy lý luận được biểu hiện cụ thể ở người cán bộ lãnh đạo
chủ chốt là năng lực nắm bắt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước... trong quan hệ với

nhiệm vụ của mình; là khả năng chỉ đạo và tổng kết thực tiễn nơi mình phụ trách
từ đó mà có những điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình thực tế; là năng lực đề
xuất những vấn đề mới nảy sinh. Đó là yêu cầu cơ bản đối với hoạt động lãnh
đạo. Đây là biểu hiện cụ thể của năng lực tư duy lý luận. Dựa vào đó để đánh giá
thực trạng đội ngũ này, có thể nhận định rằng, năng lực tư duy lý luận của đội
ngũ này còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đổi mới đất
nước nói chung và địa phương nói riêng. Do đó, việc nâng cao năng lực tư duy
lý luận là một yêu cầu cấp bách và quan trọng đối với người cán bộ lãnh đạo chủ
chốt.
Để có thể nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở cần phải thực hiện đồng bộ các phương hướng và giải pháp như đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân
trong địa bàn; rèn luyện đạo đức cho họ; trau dồi và rèn luyện phương pháp tư
duy biện chứng duy vật thông qua học tập và tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo. Xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở có đầy
đủ phẩm chất đạo đức, năng lực tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo để chỉ đạo
công cuộc đổi mới ở địa phương cũng như cả nước nhằm đáp ứng mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Bình (1992), "về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay",
Tạp chỉ Cộng sản, (6), tr. 7.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam '.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, VII, VIII,IX, X, AINxb Sự thật, Hà Nội.
3. Tiến Hải (1989), "Năng lực lãnh đạo", Tạp chí Cộng sản, (10).
4. Trần Hậu (1990), "Chủ nghĩa quan liêu - căn bệnh nguy hiểm làm suy yếu
sức chiến đấu và vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản", Thơng tin lý luận, (11).
5. Dương Phú Hiệp (1987), "Quán triệt tư duy biện chứng là nội dung quan

trọng của việc đổi mới tư duy", Triết học, (2).
6. Trần Đình Huỳnh (1995), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của năng
lực trí tuệ và lý luận của Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền", Xây
dựng Đảng, (2).
7. Vũ Nhật Khải (1996), "Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn mới", Nghiên
cứu lý luận, (4).
8. Nguyễn Thế Kiệt (2001), "Thực trạng tư duy lý luận của cán bộ lãnh
đạo, quản lý nước ta hiện nay", Trong sách Học tập phong cách tư duy Hồ Chỉ
Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Long (1987), "Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi
mới tư duy", Tạp chỉ Cộng sản, (10), tr. 47-51.
10. Nguyễn Ngọc Long (1984), "Kinh nghiệm và lý luận", Nghiên cứu lý
luận, (1).
11. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 5,6,9,1 lNxb CTQG, Hà Nội.
12. Hồ Bá Thâm (1995), Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý chủ chối cấp xã hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
13. Lê Thi (1988), "Thực trạng tư duy của cán bộ, đảng viên ta và căn
nguyên của nó", Triết học, (3)


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
01
PHẦN NỘI DUNG
03
1. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ VAI TRỊ CỦA
03
NĨ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH

ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP XÃ (CẤP CƠ SỞ)
1.1. Năng lực tư duy lý luận và những yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực tư duy lý luận
1.2. Thực chất hoạt động lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt cấp xã
(cấp cơ sở)
1.3. Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo của
người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
2. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

03
04
06
08

LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT Ở XÃ … -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
2.1. Thực trạng năng lực tư duy lý luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt xã xã…, huyện …, tỉnh …
2.2. Những yêu cầu về nâng cao năng lực tư duy lý luận của người
cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã …, huyện … hiện nay
2.3 Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng
lực tư duy lý luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở xã …, huyện
… hiện nay
2.3.1 Phương hướng nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý
luận đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở xã …, huyện … hiện nay.
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


08
12
14

14
16
22
23



×