Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nấc kéo dài, làm sao hết? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.42 KB, 5 trang )

Nấc kéo dài, làm sao hết?

Cơ chế gây nấc.
Theo thời gian diễn biến, nấc được chia thành các thể cấp tính (diễn
biến dưới 48 giờ), mạn tính kéo dài (từ 48 giờ đến 2 tháng) và dai dẳng (trên 2
tháng). Nấc mạn tính thường gây ra do các tổn thương bệnh lý khác.
Rất nhiều loại thuốc có khả năng gây nấc, gặp nhiều nhất là nhóm
corticosteriod (prednisolone), benzodiazepine (diazepam), thuốc điều trị
parkinson, các hoá chất chống ung thư, kháng sinh (như nhóm macrolid,
fluoroquinolon), thuốc trợ tim (digoxin) và một số dẫn xuất thuốc phiện (như
hydrocodone), cần lưu ý là các thuốc chữa nấc cũng có thể gây nấc. Các nguyên
nhân gây nấc khác có thể gặp là do tổn thương thần kinh trung ương (chấn thương
sọ não, viêm não), yếu tố tâm lí (lo lắng, sang chấn tâm lí), sau phẫu thuật bụng,
nhồi máu cơ tim, một số trường hợp nấc không xác định được căn nguyên.
Mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể đem lại khá
nhiều phiền toái cho người bệnh. Nấc sau mổ có thể gây đau đớn, làm nứt vết mổ
và giảm sút thể lực của người bệnh. Những trường hợp nấc kéo dài thường làm
cho người bệnh bị mệt mỏi, mất ngủ, mất nước và kiềm hô hấp do tăng thông khí.
Điều trị nấc: điều trị nguyên nhân là biện pháp quan trọng nhất, trước tiên
cần xác định tất cả các tác nhân gây nấc hoặc làm nặng tình trạng nấc để loại bỏ
hoặc sửa chữa nếu có thể. Trong những trường hợp không xác định được hoặc
không thể điều trị được nguyên nhân, có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp
điều trị triệu chứng.
Điều trị bằng thuốc:
rất nhiều loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nấc theo những cơ chế
khác nhau. Baclofen - một chất có cấu trúc giống GABA có tác dụng hoạt hoá một
chất dẫn truyền thần kinh ức chế, từ đó ngăn chặn được các kích thích nấc. Đây là
một trong những thuốc hiệu quả nhất trong điều trị các trường hợp nấc mạn tính
do nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh lý ở dạ dày - thực quản, tổn thương
thân não hoặc nấc vô căn, kể cả những trường hợp không đáp ứng với nhiều loại
thuốc khác. Thuốc có thể gây buồn ngủ, mất ngủ, yếu cơ, lú lẫn Các loại thuốc


liệt thần như chlorpromazine, promethazine, prochloperazine và haloperidol đều
có tác dụng giảm nấc thông qua việc ức chế cạnh tranh với dopamin ở vùng dưới
đồi. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc này là gây buồn ngủ, khô miệng
và dấu hiệu ngoại tháp Do nhiều tác dụng phụ nên hiện nay nhóm thuốc này ít
được sử dụng trong điều trị giảm nấc. Metoclopramide - một thuốc thường dùng
để chống nôn cũng có tác dụng giảm nấc thông qua việc làm giảm cường độ co
bóp của thực quản. Các thuốc ức chế bơm proton (như omeprazole) có thể giảm
triệu chứng nấc thông qua việc giảm tiết dịch vị và giảm tình trạng đầy trướng hơi
của dạ dày. Nifedipine - thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi thường dùng với mục
đích hạ huyết áp cũng có thể giúp giảm nấc thông qua việc đảo ngược quá trình
khử cực bất thường trong cung phản xạ nấc. Trong khi đó, sertraline tác dụng
chống nấc thông qua các receptor 5HT4 ở ống tiêu hoá, gây giảm các nhu động bất
thường ở thực quản, dạ dày và cơ hoành hoặc qua các receptor 5HT1A và 5HT2
gây ức chế cung phản xạ nấc. Nhiều loại thuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ trong
việc giảm nấc ở một số trường hợp như nefopam, lidocaine tiêm tĩnh mạch,
amitriptyline, amantadine, acid valproic, gabapentin, clonazepam, cisapride, một
số thuốc gây mê và chống co giật (như phenytoin). Trong những trường hợp nấc
dai dẳng không đáp ứng với một loại thuốc, việc phối hợp đồng thời nhiều thuốc là
cần thiết. Phác đồ phối hợp thường được sử dụng và đã chứng minh được hiệu quả
là cisapride + omeprazole + baclofen, có thể dùng thêm gabapentin.
Điều trị không dùng thuốc:
Một số nghiệm pháp mang tính cơ học có thể được thử nghiệm trước khi
quyết định dùng thuốc như hít sâu và nín thở, kích thích vào vùng hầu họng,
ngoáy mũi gây hắt hơi, ép mạnh vào vùng cơ hoành bằng tay, xoa bóp vùng hậu
môn, uống nước thật chậm và bịt mũi trong khi nuốt, uống một cốc nước lạnh và
bịt tai trong khi uống, uống một cốc nước ấm có pha một thìa mật ong, nuốt
nhanh một thìa đường hoặc mật ong Riêng ở trẻ nhỏ có thể điều trị nấc bằng
cách gây động tác mút ở trẻ (cho trẻ bú mẹ, bú bình hoặc núm vú giả ). Một
phương pháp khác có thể được sử dụng là hít thở vài lần vào một túi kín (thở lại
khí giàu carbonic), đây là phương pháp khá mạo hiểm vì có thể gây tăng nồng độ

carbonic trong máu dẫn đến toan máu và cần được thực hiện dưới sự giám sát của
người khác và phải có ôxy dự phòng. Nói chung, hiệu quả của các biện pháp cơ
học này thường chỉ mang tính tạm thời. Một số phương pháp phức tạp hơn có thể
được thử nghiệm như châm cứu, gây tê ngoài màng cứng ở cột sống cổ, phong bế
thần kinh hoành Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng, chỉ
dùng trong những trường hợp nấc nặng, dai dẳng và không đáp ứng với các biện
pháp điều trị khác vì có nguy cơ gây suy hô hấp.
Có khoảng gần 100 nguyên nhân khác nhau gây ra nấc, thường gặp nhất là
do các bệnh lý ở đường tiêu hoá gây kích thích các đầu dây thần kinh phế vị và
thần kinh hoành (như bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày,
viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tụy, dạ dày trướng hơi). Các rối loạn chuyển
hoá do thuốc và độc chất (như tăng urê máu, ngộ độc rượu, sau dùng một số
thuốc) cũng là nhóm nguyên nhân thường gặp.

×