“ Muốn việc thành hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” (Chủ tịch
CHM). Từ ý nghĩa của câu nói trên, đồng chí hãy:
-Qua kiến thức về năng lực lãnh đạo, quản lý đồng chí làm rõ nội dung “
cán bộ tốt” và “ cán bộ kém”.
-Xuất phát từ cấu trúc, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp phịng, hãy trình
bày cách thức rèn luyện thành một cán bộ “ tốt” ?
-Từ thực tiễn cơ quan, đơn vị của đồng chí, hãy trình bày quan điểm của
mình về cán bộ “ cán bộ kém” và nhận diện yếu tố thuận lợi và khó khăn đẻ trở
thành một “ cán bộ tốt”.
Trả lời:
Năng lực công tác là tổng hợp quan điểm, kiến thức, kỹ năng và hành vi cần
thiết cho một loại chức trách nhất định, trong một hoàn cảnh nhất định để tạo ra chất
lượng làm việc như tổ chức mong muốn. Các yếu tố cấu thành năng lực cơng tác gồm
có nhận thức, quan điểm, kỹ năng và thái độ. Năng lực cơng tác địi hỏi sự vận dụng
nhuần nhuyễn các yếu tố trên thể hiện ở: Khả năng biết hành động; Khả năng biết tạo
ra kết quả như mong muốn hoặc yêu cầu. Điều này phản ánh các đặc điểm quan trọng
của năng lực công tác là: Mang tính cá nhân; Gắn với bối cảnh, hồn cảnh; Có tính
năng động. Trong khuyến nghị khung năng lực lãnh đạo, quản lý cho khu vực hành
chính cơng, cấu phần dầu tiên của năng lực, quản lý, điều hành chính là “ xã định
tầm nhìn và giá trị cốt lõi” Trong đó có cấp độ 5 cấp độ cao nhất chính là: Dẫn dắt
việc xây dựng tầm nhìn cho tổ chức; Định nghĩa và liên tục biểu đạt rõ ràng tầm nhìn
và chiến lượt trong bối cảnh có những ưu tiên lãnh đạo lớn hơn; Miêu tả tầm nhìn và
giá trị thông qua các ngôn từ giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức cũng như thúc đẩy
sự đồng thuận và cam kết của công chức, viên chức và các bên liên quan; Nhận diện
và đề xuất các khai niệm về xu hướng hay mối quan hệ mới giữa các vấn đè của tổ
chức và chuyển hóa chúng thành các ưu tiên của tổ chức.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần giỏi cả về năng lực chuyên môn lẫn năng lực lãnh
đạo, quản lý. Tuy nhiên, trọng tâm của phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế
cận cần năng lực lãnh đạo như: Tư lãnh đạo là quá trình và sản phẩm nhận thức của
lãnh đạo về bản chất, tính quy luật, các xu hướng của quá trình, cách thức và mục tiêu
lãnh đạo; Năng lực tổ chức cơng việc để triển khai và thực hiện hóa tầm nhìn, chiến
lươc, các mục tiêu lớn thành các kế hoạch hành động và thành hành vi cụ thể trong
đời sống làm viêc ở mọi cáp độ liên quan; Khả năng đa dạng trong ứng xử; khả nang
gây ảnh hưởng; Mức độ nhiệt tình, tâm huyết với cơng việc của tập thể;Tính kiên trì
mục tiêu và bản lĩnh; Thái độ kỹ luật và khả năng sáng tạo; Năng lực chuyên mơn;
cách ứng xử liên thế hệ;Tính cách con người; Cần lắng nghe nhiều chiều, nhiều luồng
ý kiến, cần có sự cân bằng, sàn lọc ý kiến đánh giá, không bị chi phối quá mạnh bởi từ
một phía.
Thực hiện lời dạy của Bác,Đảng ta luôn dành sự quan tâm to lớn cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và tiến Hành
thường xuyên, liên tục. Do vậy, tại hội nghị trung ương 7 đã tập trung thảo luận và
làm rõ việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến luowcjlaij được chú
trọng như hiện nay như: xác định cán bộ là vấn đề sông cịn, vì vây, CBH TW Đảng
ln tập trung chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán
bộ cấp lãnh đạo, quản lý. Việc tập trung nâng cao năng lực, chất lượng, trình độ trí tuệ
và trình độ liêm chính của đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại xây
dựng và bảo vệ đất nước chứ không đơn thuần là chỉ giải quyết những vấn đề tham
nhũng, lãng phí.Nhận định trong tình hình đất nước hiện nay, người cán bộ cần có đạo
đức,tài năng và bản lĩnh. Đồng thời, nhiều chuyên gia cũng khẳng định rằng “ Công
tác cán bộ là cơng tác lâu dài, do đó cần đầu tư thực sự vào lĩnh vực giáo dục để có
một nền giáo dục hiện đại, tạo ra con người thích ứng được với đời sống hiện nay, có
nhân cách đạo đức tốt, từ đó sẽ có những cán bộ tốt”.
Trong tất cả các lĩnh vực công việc, con người luôn giữ vai trò quyết định sự
thành bại, tồn tại, phát triển, là chủ thể quyết định hiệu năng của cơ sở vật chất kỹ
thuật và hiệu quả, tiến trình của mọi cơng việc.Sinh thời chủ tịch HCM luôn nhấn
mạnh “ cán bộ là cái gốc của mọi công viêc”, “ Muôn việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, việc nâng cao khả năng tự rèn luyện của cán bộ,
công chức trong hoạt động thực tiễn luôn là vấn đề cấp bách cả trước mắt và lâu dài.
Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có
tính tự giac cao. Đối với CBCC, tự rèn luyện được xác định như gắn kết giữa lý luận
và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí
tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực.
Từ thực tiễn cho thấy, để thở thành một người cán bộ tốt cần tập trung ở một
số yếu tố sau đây:
- Đội ngũ cán bộ phải có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có
đạo đức,lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỹ luật, ln tu dưỡng, rèn
luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, để phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải được được quan tâm
đúng mức gắn với công tác quy hoạch, Chủ trương luân chuyển kết hợp với bố trí một
số chức chức danh được triển hai theo lộ trình, khoa học và đáp ứng yêu cầu đặt ra và
tập trung xây dựng hồn thiện, nâng cao uy tín cho cán bộ, đảng viên đáp ứng với yêu
cầu hiện nay.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “ Xây dựng đội ngũ CBCC
trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mơi”.
Một là: phải trao dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và đây được xác
định là biện pháp quan trọng hàng đầu trong tu dưỡng phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng
viên. Vấn đè hàng đấu trong việc đổi mới, chỉnh đốn đảng, năng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng hiện nay là “ Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ
trí tuệ của Đảng”.
Hai là: nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế cho thấy,
ở bất cứ lĩnh vực nào, muốn nâng cao uy tín của mỗi cán bộ, đảng viên thì phải
thường xuyên nâng cao trình độ năng lực.
Ba là: tích cực rèn luyện tác phong công tác phù hợp, là cán bộ, đảng viên
nhất là cán bộ chủ chốt phải đảm nhận vị trí người đứng đầu, muốn hồn thành nhiệm
vụ có chất lượng hiệu quả thì cần phải có phong cách, tác phong cơng tác phù hợp,
đó là phong cách làm việc có kế hoạch, hiệu quả, chính xác, tủ mỹ, sâu sát, cụ thể
tránh đaqị khái, quoa loa, quan liêu, hình thức.
Bốn là: Tự giáo dục, tự rèn luyện, đây là giải pháp quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp trong việc hình thành và phát triển, hồn thiện nhân cách, nâng cao uy tín của
người cán bộ, đảng viên.
Tóm lại, muốn trở thành người cán bộ, đảng viên tốt việc nâng cao uy tín
trong tình hình hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần hồn thiện bộ máy
nhà nước, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.
Kết thúc bài làm
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HTCTCS BẮC TRÀ MY
d. Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.
Đội ngũ cán bộ công chức ở xã, thị trấn đều có trình độ từ Trung cấp trở lên,
có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp
luật của nhà nước, ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đáp ứng
được nhu cầu công việc được giao.
Tổng số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách xã, thị trấn
đến hết năm 2017 là 734 người, trong đó: Trình độ thạc sỹ: 01 người, đại học: 187
người, cao đẳng: 41 người, trung cấp 275 người và khác là: 230 người (những người
khơng có trình độ chuyên môn là cán bộ không chuyên trách ở thơn, tổ dân phố). Về
trình độ chính trị: Sơ cấp 163 người, trung cấp 336 người và cao cấp là 9 người.
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Bắc Trà My
quan tâm đã thực hiện tốt công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ trên các lĩnh
vực, lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, quản lý nhà nước trong cả hệ thống
chính trị đặc biệt là cán bộ cơ sở. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy hoạch,
thiếu cán bộ loại nào thì đào tạo cán bộ loại đó, tùy theo từng đối tượng, lĩnh vực
công tác và yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà tiến hành cử đi đào tạo bồi dưỡng theo
trình tự hợp lý đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Từ năm 2013
đến nay đã cử đi học sau đại học 1 người, đại học chuyên môn nghiệp vụ trên 12
người, cao cấp lý luận chính trị 9 người; phối hợp với Trường chính trị tỉnh mở 02 lớp
trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ cơ sở và cơng chức huyện tại
Trung tâm BDCT huyện. Ngồi ra đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
các lớp trong và ngoài tỉnh để nâng cao kỷ năng hoạt động và kiến thức quản lý cho
đội ngũ cán bộ thuộc huyện…
e. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện
chuyển đổi vị trí cơng tác.
Trong những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện thực hiện việc bổ nhiệm cán
bộ, công chức, viên chức đúng theo quy định. Việc bổ nhiệm vào ngạch, bậc công
chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày
15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Thông tư số 13/2010/TT-BNV, ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một
số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,
ngày 15/3/2010 của Chính phủ và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12/4/2012 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Việc bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thuộc huyện thực hiện theo đúng quy
trình thủ tục tại Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg, ngày 19/02/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức,
miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Thực hiện tốt Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy
định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán
bộ, công chức, viên chức; Quyết định số ......./QĐ-UBND, ngày 22/6/2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Nam quy định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển
đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành, UBND huyện,
thành phố thuộc UBND tỉnh Quảng Nam.
2.1.2.2. Về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
a. Về tổ chức cơ sở đảng.
- Về số lượng cơ cấu, mơ hình hệ thống tổ chức Đảng:
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên luôn
được coi trọng, xem đây là khâu then chốt để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Hiện nay, Đảng bộ huyện Bắc Trà My có 57 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 2.317
đảng viên, sinh hoạt ở 44 Chi (Đảng) bộ khối cơ quan Nhà nước và 13 Đảng bộ xã, thị
trấn. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có 41 đ/c, Ban Thường vụ Huyện ủy có 11 đ/c;
cán bộ, đảng viên thuộc diện Huyện ủy quản lý 175 đ/c. Hầu hết các Chi (đảng) bộ cơ
sở đã giữ vững và phát huy được vai trị hạt nhân chính trị ở cơ sở; lãnh đạo cán bộ,
đảng viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Về kết quả thực hiện quy chế làm việc của các cấp ủy, chi, Đảng bộ:
Các cấp ủy sau Đại hội đã tiến hành xây dựng quy chế hoạt động theo đúng
chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Ban Bí
thư Trung ương Đảng, đồng thời bổ sung kịp thời quy chế làm việc, thực hiện nhiệm
vụ luôn bám sát vào quy chế phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và chịu
trách nhiệm trước cấp ủy về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, duy trì tốt chế độ
sinh hoạt định kỳ đảm bảo hiệu quả.
- Cơng tác kiện tồn củng cố các tổ chức cơ sở Đảng:
Huyện ủy đã tăng cường trong việc luân chuyển, điều động cán bộ về xã. Biệt
phái 04 cán bộ từ huyện về xã đảm nhận chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện như: Trà Bui, Trà Giác, Trà Dương, Ka, Thị
trấn Trà My. Sau khi củng cố các tổ chức cơ sở đảng đã phát huy vai trị hạt nhân
chính trị, lãnh đạo địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo đảm trật tự, an tồn
xã hội trên địa bàn. Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng được quan tâm, góp phần
nâng cao nhận thức, tính chiến đấu cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất và đoàn
kết trong Đảng và xã hội.
- Chất lượng tổ chức cơ sở đảng: Cơng tác tổ chức đã cơ bản được kiện tồn,
khắc phục được những mặt trì trệ, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Hướng
dẫn 09- HD/BTCTW. Chất lượng đánh giá năm 2017 như sau: 27 tổ chức cơ sở đảng
đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” (06 tổ chức cở sở đảng "Trong sạch, vững
mạnh" tiêu biểu); 25 tổ chức cơ sở đảng “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”; 05 tổ chức cơ
sở đảng “Hoàn thành nhiệm vụ”.
b. Về đảng viên:
- Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ đảng viên hiện nay:
Số lượng đảng viên ở xã, thị trấn qua các năm tăng. Hầu hết đảng viên hiện naỵ
đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng, nhà nước, tự giác học tập nâng cao trình độ chun mơn, lý luận
chính trị, giữ gìn sự đồn kết thống nhất trong Đảng để hoàn thành tốt nhiệm vụ giao.
Đánh giá kết quả phân loại đảng viên năm 2017: Đảng viên có đến tại thời
điểm đánh giá là 2.295, trong đó: Đảng viên miễn đánh giá 208, đảng viên chưa
đánh giá 0, đảng viên được đánh giá 2.087 (90,94%). Trong các đảng viên được
đánh giá thì: Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 183 (10,91%), đảng viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ 1.677 (80,35%), đảng viên hoàn thành nhiệm vụ 191
(9,15%), đảng viên khơng hồn thành nhiệm vụ 36 (1,72%).
Kết quả tạo nguồn và phát triển đảng viên: Trong năm 2017 đã kết nạp được
148 đảng viên, quyết định công nhận 210 đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức.
Xố tên trong danh sách đảng viên 03 đ/c; triển trách 21đv, cảnh cáo 05đv, cách chức
01đảng viên; lập thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên theo đúng quy định,
trong đó chuyển ra ngồi huyện là 32, tiếp nhận 48 đảng viên.
Tóm tắt:
Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai
đoạn 2016-2020, cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng
tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng sản xuất mới có thể mang lại
cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời
cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Chúng ta cần tận dụng
những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc CMCN4, thúc đẩy
quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Để làm được điều này, cần hình
thành một tầm nhìn tồn diện và thống nhất mang tính tồn cầu về cách thức công
nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định hình lại mơi trường kinh tế, xã hội, văn
hóa và con người Việt Nam, đó là: (i) với các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung
ứng dụng KH&CN trong sản xuất, đổi mới sáng tạo trong mơ hình tổ chức và cách
thức kinh doanh của mình; (ii) với cơng tác quản lý khoa học cơng nghệ cần ban
hành các chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng KH&CN đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, để khai thác được cơ hội mở ra từ cuộc CMCN4; (iii) về mặt
Giáo dục và Đào tạo, cuộc cách mạng sản xuất mới sẽ đặt ra những yêu cầu mới và
cao hơn đối với người lao động; yêu cầu người lao động phải có đủ kiến thức và kỹ
năng để làm chủ được các công nghệ mới, làm việc trong thời cuộc mới. Để có thể
đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra đối với người lao động, bên cạnh các chính
sách về lao động, việc làm, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục cũng cần có
những điều chỉnh phù hợp./.
Khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN4) hay là Industry 4.0
(tiếng Đức là Industrie 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động
chiến lược cơng nghệ cao được Chính phủ Đức thơng qua vào năm 2012. Theo giáo
sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, CMCN4 là một thuật ngữ bao
gồm một loạt các cơng nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo.CMCN4
là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học,tạo ra
những khả năng hồn tồn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã
hội, kinh tế của thế giới. Khi đó, một thế giới chạy bằng robot và máy tính với trí tuệ
nhân tạo có thể phát triển tới mức thay thế con người trong việc phán đoán và quản lý
các hệ thống phức tạp.
II. Các xu hướng lớn trong cuộc CMCN4
Các xu thế lớn của công nghệ trong cuộc CMCN4 có thể được chia thành ba nhóm
chính: Vật lý, số hoá và sinh học. Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các
công nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của
từng nhóm.
2.1. Vật lýCó bốn đại diện chính trong nhóm vật lýlà:Xe tự lái, Cơng nghệ in 3D,
Robot cao cấp và Vật liệu mới.
Xe tự lái: Xe hơi tự lái đang ngày càng chiếm ưu thế bên cạnh nhiều kiểu phương
tiện tự lái khác như xe tải, thiết bị bay không người lái, máy bay và tàu thủy. Cùng với
quá trình phát triển của cảm biến và trí tuệ nhân tạo, khả năng của các phương tiện tự
hành này cũng được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.
Cơng nghệ in 3D:hay được gọi là chế tạo cộng, in 3D bao gồm việc tạo ra một đối
tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mơ hình 3D có trước.
Cơng nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đi các vật liệu thừa từ phôi ban
đầu cho đến khi thu được hình dạng mong muốn.
Robot cao cấp: Ngày nay, các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh
vực từ nơng nghiệp chính xác cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh
cơng nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực.
Hơn nữa, do tiến bộ công nghệ, robot đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn với
thiết kế cấu trúc và chức năng được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phức tạp.
Vật liệu mới:Với thuộc tính mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn được coi là viễn tưởng,
những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. Về tổng thể, chúng nhẹ hơn, bền hơn,
có thể tái chế và dễ thích ứng. Hiện nay đã có các nhiều ứng dụng cho các vật liệu
thông minh tự phục hồi hoặc tự làm sạch, các kim loại có khả năng khơi phục lại hình
dạng ban đầu, gốm sứ và pha lê biến áp lực thành năng lượng và nhiều vật liệu khác
nữa.
2.2. Số hoáTrongcuộc CMCN4, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật
số là sự xuất hiện Internet vạn vật. Với mơ tả đơn giản nhất, có thể coi Internet vạn
vật là mối quan hệ giữa vạn vật (các vật thể, dịch vụ, địa điểm…) và con người thông
qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau.
Cảm biến và các giải pháp kết nối thế giới thực vào mạng không gian ảo đang phát
triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn
đang được lắp đặt trong nhà, quần áo, phụ kiện, các thành phố, mạng lưới giao thơng
và năng lượng cũng như các quy trình sản xuất. Ngày nay, có hàng tỷ thiết bị trên tồn
thế giới như điện thoại thơng minh, máy tính bảng và máy tính được kết nối Internet.
Số lượng thiết bị được dự kiến sẽ tăng đáng kể trong vài năm tới, ước tính vài tỷ đến
hơn một nghìn tỷ thiết bị. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức mà chúng ta quản
lý chuỗi cung ứng bằng cách cho phép chúng ta giám sát và tối ưu hóa tài sản và các
hoạt động đến một mức rất chi tiết. Trong quá trình này, Internet vạn vật sẽ tác động
làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng đến chăm
sóc sức khỏe.
2.3. Sinh họcNhững đổi mới trong lĩnh vực sinh học nói chung và di truyền nói riêng
thật sự đáng kinh ngạc. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang thành công
trong việc giảm chi phí và dễ dàng hơn trong việc giải trình bộ gen và mới đây là việc
kích hoạt hay chỉnh sửa gen. Tiếp theo là sự phát triển của sinh học tổng hợp. Cơng
nghệ này sẽ giúp chúng ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại DNA. Sự
phát triển hơn nữa của sinh học tổng hợp sẽ không chỉ tác động sâu và ngay lập tức về
không chỉ y học mà cịn về nơng nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học.
2.4. Dự báo những sản phẩm xuất hiện vào năm 2025
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9 năm 2015 đã xác định 21
sản phẩm cơng nghệ sẽ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối. Đó là
những sản phẩm mà mọi người kì vọng sẽ xuất hiện trong 10 năm bắt nguồn từ những
thay đổi sâu sắc của cuộc CMCN4. Các sản phẩm này được xác định thông qua một
cuộc khảo sát được tiến hành bởi hội đồng nghị sự toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế
giới, trong đó có hơn 800 giám đốc điều hành và chuyên gia từ các lĩnh vực thông tin
và công nghệ truyền thông tham gia. Sau đây là 21 sản phẩm được sắp xếp theo số
lượng ý kiến bình chọn giảm dần:
- 10% dân số mặc quần áo kết nối với Internet;
- 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu khơng giới hạn và miễn phí (có kèm quảng cáo);
- 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với Internet;
- Dược sĩ robot đầu tiên ở Mỹ;
- 10% mắt kính kết nối với Internet;
- 80% người dân hiện diện số trên Internet;
- Chiếc ô-tô đầu tiên được sản xuất hồn tồn bằng cơng nghệ in 3D;
- Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn;
- Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu tiên được thương mại hóa;
- 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D;
- 90% dân số dùng điện thoại thông minh;
- 90% dân số thường xuyên truy cập Internet;
- 10% xe chạy trên đường ở Mỹ là xe không người lái;
- Lần đầu tiên cấy ghép gan làm bằng công nghệ in 3D;
- 30% việc kiểm tốn ở cơng ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo;
- Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain[1];
- Hơn 50% lượng truy cập Internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng;
- Những chuyến đi du lịch hay công tác được thực hiện qua các phương tiện chia sẻ
nhiều hơn so với các phương tiện cá nhân;
- Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người khơng có đèn giao thơng;
- 10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain;
- Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty.
III. Tác động của cuộc CMCN4
Giống như các cuộc cách mạng trước đó, cuộc CMCN4 có tiềm năng nâng cao mức
thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới.
Cho đến nay, những người được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng có đủ khả
năng sử dụng và truy cập vào thế giới kỹ thuật số. Công nghệ đã giúp tạo các sản
phẩm và dịch vụ mới có thể gia tăng hiệu quả và thỏa mãn cuộc sống cá nhân của
chúng ta. Tất cả việc như gọi taxi, đặt vé máy bay, mua sản phẩm, thanh toán, nghe
nhạc, xem phim, hay chơi trị chơi hiện đều có thể được thực hiện từ xa thông qua
mạng Internet.
Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn từ phía nguồn
cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí giao thơng vận tải và
thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên
hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm, tất cả những điều đó sẽ giúp mở
rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3.1. Tác động đối với thị trường lao động
Như các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, cuộc cách mạng
này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường
lao động. Khi tự động hóa thay thế cho người lao động trong toàn bộ nền kinh tế, sự
thay thế rịng người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch
giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, quá trình
con người được thay thế bằng cơng nghệ này cũng có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng các
việc làm an toàn và thu nhập cao hơn.Vào thời điểm này, chúng ta không thể lường
trước được kịch bản nào có khả năng sẽ diễn ra và lịch sử cho thấy rằng đó có thể sẽ
là một sự kết hợp của cả hai kịch bản. Tuy nhiên, có thể thấy là tri thức, chứ khơng
phải là vốn, sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai. Điều này sẽ làm phát
sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương
thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó sẽ dẫn đến sự gia tăng bức xúc xã hội.
Ở một khía cạnh khác, dù các cuộc cách mạng cơng nghệ thường thổi bùng những lo
ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng các nhà nghiên cứu tin
rằng việc giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi siêu tự động hóa và siêu kết nối có
thể nâng cao năng suất những cơng việc hiện tại hoặc tạo ra nhu cầu về những cơng
việc hồn tồn mới. Có thể hiện nay chúng ta khó hình dung công việc trong tương lai
sẽ như thế nào, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng tự động hóa cực cao và khả năng
siêu kết nối trong ngắn hạn chắc chắn sẽ có tác động đối với lực lượng lao động. Theo
đó, một phần lực lượng lao động kỹ năng thấp (chẳng hạn các công nhân trong dây
chuyền lắp ráp) vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tự động hóa cơ bản trong cuộc
CMCN lần thứ Ba, nay có thể bị ảnh hưởng hơn nữa. Sự ra đời của "cobots", tức
robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp
đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực
lượng lao động có kỹ năng trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu
kết nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến bản chất của các cơng việc
tri thức.
Tự động hóa ban đầu sẽ ảnh hưởng đến cơng việc văn phịng, bán hàng, dịch vụ
khách hàng, và các ngành hỗ trợ. Quá trình robot tự động hóa, báo cáo tự động và trợ
lý ảo sẽ trở nên phổ biến. Những tuyên bố trong ngành bảo hiểm có thể khơng cần sự
can thiệp của con người, hầu hết truy vấn khách hàng được trả lời tự động... Trong tài
chính, "robot tư vấn" đã có trên thị trường. Trong ngành tư pháp, máy tính có thể
nhanh chóng "đọc" hàng triệu email và cắt giảm chi phí điều tra.
3.2. Tác động đối với kinh doanh Cuộc CMCN4 có bốn tác động chính đối với
doanh nghiệp: 1) về kỳ vọng của khách hàng, 2) về nâng cao chất lượng sản phẩm,
3) về đổi mới hợp tác và 4) về các hình thức tổ chức. Cho dù là người tiêu dùng hay
doanh nghiệp, thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế, tất
cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Hơn nữa, các sản
phẩm vật chất và dịch vụ đều có thể được tăng cường với cơng nghệ số hố để làm
tăng giá trị của chúng. Các cơng nghệ mới làm cho tài sản bền và linh hoạt hơn. Trong
khi đó, trong một thế giới mà khách hàng có thể trải nghiệm nhiều hơn, các dịch vụ
dựa trên phân tích dữ liệu người dùng địi hỏi phải có các hình thức hợp tác mới. Sự
xuất hiện của các nền tảng toàn cầu trong một thế giới phẳng và các mơ hình kinh
doanh mới dẫn tới hình thức tổ chức và văn hố phát triển của các doanh nghiệp cũng
sẽ phải được xem xét lại.
Các cơng nghệ là nền tảng cho cuộc CMCN4 đang có tác động lớn đến các doanh
nghiệp, trong đótốc độ của các đổi mới và các đổ vỡ kéo theo đã liên tục gây bất ngờ
ngay cả đối với các doanh nghiệp có liên kết tốt nhất và có được thơng tin tốt nhất.Về
phía cung, trong nhiều ngành cơng nghiệp, đang xuất hiện các cơng nghệ tạo ra những
phương thức hồn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi
giá trị công nghiệp hiện có. Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh sáng tạo,
nhanh nhạy, với việc tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển
khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những người đương nhiệm nhanh
hơn bao giờ hết bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung
cấp.
Những thay đổi lớn về phía cầu cũng đang xảy ra, như sự minh bạch ngày càng
tăng, sự tham gia của người tiêu dùng, và các hình mẫu mới về hành vi của người tiêu
dùng (ngày càng được xây dựng dựa trên sự truy cập vào các mạng di động và dữ
liệu) buộc các cơng ty thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ.Từ đó tạo ra sự phát triển của các nền tảng công nghệ mới, cho phép
kết hợp cả cung và cầu để phá vỡ cấu trúc ngành cơng nghiệp hiện có, chẳng hạn như
những nền tảng mà chúng ta thấy trong nền kinh tế "chia sẻ" hoặc "theo yêu cầu".
Những nền tảng công nghệ mới, dễ dàng sử dụng với các điện thoại thông minh, cho
phép tích hợp con người, tài sản và dữ liệu để tạo ra những cách thức tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ hoàn toàn mới. Ngoài ra, chúng giảm đi các rào cản đối với các doanh
nghiệp và cá nhân để tạo ra sự giàu có, làm thay đổi mơi trường cá nhân và chuyên
môn của người lao động. Các doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng mới này
đang nhanh chóng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới.
Một đặc điểm khác của CMCN4 là số vốn đầu tư ban đầu cho khởi nghiệp có thể
khơng lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao. Thí dụ trường hợp của WhatsApp, khởi đầu
với nhóm nhỏ nhà đầu tư, vốn bỏ ra cũng nhỏ nhưng đến nay được định giá rất lớn.
Tháng 2-2014, Facebook đã đồng ý chi 22 tỷ USD cho công ty có 55 nhân viên này.
Trong khi đó, hãng hàng khơng Hoa Kỳ United Continental có giá thị trường cũng 22
tỷ USD tính đến tháng 12-2015, nhưng có tới 82.300 nhân viên. Giá trị doanh nghiệp
lên đến 400 triệu USD cho mỗi nhân viên như ở WhatsApp là thí dụ về khả năng thu
lời lớn từ các mơ hình kinh doanh vốn thấp trong tương lai.Một thí dụ khác là Airbnb
và Uber. Việc phát triển ngày một rộng của internet vạn vật cho phép các công ty này
tiếp cận tốt hơn với từng đơn vị, từ đó có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của họ
trong thời gian thực. Như vậy, với CMCN4, các doanh nghiệp có thể khởi nghiệp dễ
dàng hơn, vốn ít hơn trong khi mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hơn. Tuy
nhiên, siêu kết nối cũng làm tăng rủi ro an ninh mạng. Theo Symantec, năng lượng
hiện nay là 1 trong 5 lĩnh vực bị tin tặc toàn cầu nhắm đến nhiều nhất. Năm 2012,
Saudi Aramco phải mất cả tuần để sửa chữa hệ thơng máy tính sau khi bị virus tấn
công. Trong năm 2013, nhiều lưới điện của Áo và Đức bị đe dọa sau khi bị xâm nhập
hệ thống mạng.
3.3. Tác động đối với chính phủ
Khi thế giới vật lý, thế giới số và thế giới sinh học đang tiếp tục xích lại gần nhau
hơn thì cơng nghệ và thiết bị sẽ ngày càng cho phép người dân tiếp cận gần hơn tới
chính phủ để nêu ý kiến, để cùng phối hợp hoạt động. Đồng thời, các chính phủ cũng
sở hữu sức mạnh về công nghệ để tăng cường sự lãnh đạo của mình đối với người dân
dựa trên những hệ thống giám sát rộng rãi và khả năng điểu khiển hạ tầng số. Tuy
nhiên, xét về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực phải thay
đổi cách thức tiếp cận hiện nay của họ đối với sự tham gia của công chúng và quy
trình đưa ra quyết định khi vai trị trung tâm của họ trong việc thực thi chính sách suy
giảm trước sự xuất hiện của các nguồn cạnh tranh mới, sự phân phối lại và phân bổ
quyền lực dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ.
Khả năng các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội có thể thích ứng sẽ quyết định sự
tồn tại của họ. Nếu chứng minh được khả năng có thể bắt kịp một thế giới với những
thay đổi đột phá, cải thiện cơ cấu để đạt mức minh bạch và hiệu quả để cho phép họ
duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình, họ sẽ tồn tại. Ngược lại, nếu khơng thể cải
thiện, họ sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề.
Điều này đặc biệt đúng trong hệ thống điều hành. Các hệ thống chính sách cơng và
quy trình ra quyết định hiện nay được phát triển cùng với cuộc CMCN lần thứ Hai,
khi các nhà hoạch định chính sách có thời gian để nghiên cứu một vấn đề cụ thể và
đưa ra cách ứng phó cần thiết hoặc khn khổ quy định phù hợp. Tồn bộ q trình
này được vận hành trơn tru và có hệ thống, theo mơ hình chặt chẽ từ cao xuống
thấp.Tuy nhiên, một cách thức như vậy hiện nay khơng cịn khả thi. Trước tốc độ thay
đổi nhanh chóng và tác động sâu rộng của cuộc CMCN4, các nhà lập pháp và điều
hành đang bị thử thách ở một mức độ chưa từng có tiền lệ và phần lớn trong số đó
chưa cho thấy khả năng ứng phó tốt.
Để có thể vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơng chúng nói chung lại vừa tiếp
tục hỗ trợ cho sáng tạo và phát triển cơng nghệ, các nhà lập pháp phải khơng ngừng
thích nghi với mơi trường mới và biến đổi nhanh chóng, đồng thời phải trau dồi bản
thân để thực sự hiểu rõ họ đang điều hành cái gì. Để làm được vậy, các chính phủ và
cơ quan lập pháp cần có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và cơng dân của
mình.
3.4. Tác động đối với người dân
Cuộc CMCN4 sẽ thay đổi không chỉ những gì chúng ta làm mà cả ngay chính con
người chúng ta. Nó sẽ làm thay đổi bản sắc của chúng ta và tất cả những vấn đề liên
quan tới bản sắc đó, bao gồm: Sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, phương thức tiêu
dùng, thời gian chúng ta dành cho cơng việc, giải trí và cách thức chúng ta phát triển
sự nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người và củng cố các mối quan hệ. Nó đã và
đang làm thay đổi sức khỏe của chúng ta, dẫn tới một cái tơi nhất định, và có thể dẫn
tới sự gia tăng dân số nhanh hơn chúng ta nghĩ.
Một trong những thách thức mang tính cá nhân lớn nhất mà các công nghệ thông tin
mang lại là sự riêng tư. Thông tin về cá nhân sẽ dễ dàng để tra cứu và tìm kiếm vì
chúng ta buộc phải kết nối với các hệ thống điện tử. Tương tự, các cuộc cách mạng
diễn ra trong lĩnh vực công nghệ sinh học và trí thơng minh nhân tạo giúp định nghĩa
lại con người là gì bằng cách hạ thấp những giới hạn hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe,
nhận thức và năng lực. Chúng buộc chúng ta phải định hình lại những ranh giới về
đạo đức xã hội.
3.5. Tác động đối với giáo dục
Cuộc CMCN4 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những kỹ
năng của người lao động có thể được phân thành 3 nhóm: (1) Các kỹ năng liên quan
đến nhận thức; (2) Các kỹ năng về thể chất; và (3) Các kỹ năng về xã hội. Các kỹ
năng liên quan đến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình (self-reflection); khả năng sáng tạo tri thức, hay
chiến lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về
cuộc sống, kỹ năng số. Các kỹ năng về xã hội bao gồm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và
tạo lập quan hệ, ứng xử.
Trong cuộc cách mạng sản xuất mới, khi tri thức tồn tại khắp nơi, xuất hiện trong mọi
mặt của cuộc sống và hoạt động sản xuất, việc áp dụng những kiến thức chúng ta
được học trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân những kiến thức đó. Ngồi
ra, khi hàng ngày hàng giờ đều có những thay đổi về mặt cơng nghệ, ảnh hưởng đến
đời sống thì khả năng thích ứng và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt,
sáng tạo là những chìa khóa để người lao động thành công trong thời đại mới.
Hơn nữa, xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tồn cầu cũng u cầu người lao
động có những kỹ năng mang tính tồn cầu hơn. Cụ thể, để cạnh tranh trong thời đại
mới, người lao động cần sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ, những kỹ năng xúc
cảm cũng cần được phát triển để người lao động có thể làm việc trong mơi trường đa
quốc gia với các đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Như vậy, cuộc CMCN4 cũng có những hàm ý nhất định đối với việc thay đổi chính
sách giáo dục của chúng ta. Thứ nhất, trình độ chun mơn kỹ thuật cao hơn đồng
nghĩa với kỹ năng cao hơn. Những kỹ năng được tích lũy thơng qua q trình học tập.
Mỗi cấp học khác nhau sẽ tập trung vào từng nhóm kỹ năng khác nhau. Do đó, để có
thể nâng cao kỹ năng của người lao động, cách trực tiếp nhất là tăng số năm đi học
của người lao động. Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu phức tạp hơn,
cần một chương trình đào tạo phức tạp hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu
thế tất yếu với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những vấn đề kinh tế - xã hội trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng đến nhiều hơn một
quốc gia và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia để giải quyết. Để người lao động
có thể thích nghi trong bối cảnh hội nhập khu vực, chương trình giảng dạy trong nhà
trường cần tích hợp được các vấn đề toàn cầu để trang bị cho người học những kiến
thức, kỹ năng cần thiết. Thứ ba, cách nâng cao kỹ năng về công nghệ tốt nhất là thông
qua việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Trong bối cảnh cuộc cách mạng sản xuất
mới, sự phát triển của công nghệ là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời
sống và sản xuất. Người lao động làm việc trong thời đại của cuộc Cách mạng sản
xuất lần thứ Tư này cần thành thạo sử dụng các công nghệ. Cách thức để nâng cao kỹ
năng về công nghệ tốt nhất là thông qua việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy.
Công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận với các tri thức thơng qua các hình
thức khác nhau, giúp việc chia sẻ kiến thức giữa các giáo viên với nhau, giữa giáo
viên với học viên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ
thường xuyên trong quá trình học tập cũng hình thành và bồi dưỡng những kỹ năng về
công nghệ cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.
3.6. Tác động đối với an ninh, quốc phòng
Cuộc CMCN4 cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế, tác
động tới cả bản chất và khả năng xảy ra xung đột. Lịch sử chiến tranh và an ninh quốc
tế là lịch sử của sự sáng tạo về công nghệ, ngày nay cũng không phải ngoại lệ.
Các cuộc xung đột hiện nay giữa các quốc gia đang ngày càng "lai tạp" về bản chất,
kết hợp các kỹ năng chiến đấu truyền thống với các yếu tố có liên quan trước đó với
các đối tượng phi nhà nước. Ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến binh
và dân thường, thậm chí là giữa bạo lực và phi bạo lực (chẳng hạn như chiến tranh
mạng) đang trở nên ngày càng mong manh.Khi quá trình này diễn ra và các cơng nghệ
mới như vũ khí tự động và vũ khí sinh học trở nên dễ dàng sử dụng hơn, từng cá nhân
và các nhóm nhỏ sẽ sở hữu khả năng gây ra những tổn thương hàng loạt khơng thua
kém các quốc gia. Nguy cơ đó sẽ dẫn tới những nỗi sợ hãi mới. Tuy vậy, những tiến
bộ về công nghệ cũng đồng thời tạo ra tiềm năng giúp làm giảm quy mô và tác động
của bạo lực bằng cách phát triển các phương thức bảo vệ mới, chẳng hạn như độ
chính xác cao hơn trong ngắm bắn mục tiêu.
Ngoài mối quan tâm kinh tế, bức xúc xã hội là mối quan tâm lớn nhất gắn liền với
cuộc CMCN4. Những người hưởng lợi lớn nhất của sự đổi mới có xu hướng là các
nhà cung cấp vốn trí tuệ và vật chất - những nhà sáng tạo, các cổ đông và nhà đầu tư.
Điều này giải thích chênh lệch tăng lên về sự giàu có giữa những người phụ thuộc vào
vốn và với lao động. Do đó cơng nghệ là một trong những lý do chính giải thích tại
sao thu nhập đã chững lại, hoặc thậm chí giảm, đối với phần lớn dân số ở các nước có
thu nhập cao: nhu cầu lao động có tay nghề cao đã tăng trong khi nhu cầu đối với
người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp đã giảm. Kết quả là một thị trường
việc làm với nhu cầu cao ở hai đầu cao và thấp, nhưng trống rỗng ở khúc giữa. Điều
này giúp giải thích tại sao rất nhiều người lao động đang thất vọng và sợ rằng thu
nhập thực tế của họ và của con cái họ sẽ tiếp tục bị đình trệ. Nó cũng giúp giải thích
tại sao tầng lớp trung lưu trên thế giới đang ngày càng phổ biến cảm giác bất mãn và
bất cơng.
Bức xúc xã hội cũng có thể gia tăng bởi sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số
và các động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội. Hơn 30
phần trăm dân số thế giới hiện nay sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để kết
nối, học hỏi và chia sẻ thông tin. Trong một thế giới lý tưởng, những tương tác này sẽ
cung cấp cơ hội cho sự hiểu biết và liên kết liên văn hóa. Tuy nhiên, chúng cũng có
thể tạo ra và tuyên truyền những kỳ vọng không thực tế như những gì tạo nên thành
cơng cho một cá nhân hoặc một nhóm, cũng như mở ra các cơ hội cho sự lan truyền
những ý tưởng và ý thức hệ cực đoan.
IV. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai
đoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng
tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng sản xuất mới có thể mang lại
cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời
cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển.
4.1. Cơ hội
Cuộc CMCN4 đã mở ra những cơ hội có thể tranh thủ để thúc đẩy sự phát triển của
của Việt Nam. Cụ thể là:
- Cuộc CMCN4 có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với các
nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mơ cồng kềnh, qn tính lớn; tạo điều
kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát
sau;
- Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo
khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân;
- Khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong
nước;
- Trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, những phát triển về cơng nghệ có thể rút ngắn
(cũng có thể gia tăng) khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực các quốc
gia khác nhau.
4.2. Thách thức
Cuộc CMCN4 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, cụ thể là:
- Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc
CMCN4 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố cơng nghệ, phi
cơng nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc;
- Để gia nhập vào xu thế CMCN4 đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền
tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực KH&CN
đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công
nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá;
- Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển
kinh tế - xã hội;cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất;
- Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động
lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội;
- Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội,
rủi ro cơng nghệ;
- Thêm vào đó, cuộc CMCN4 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt Việt
Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị
động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này.
V. Đề xuất, kiến nghị
Việt Nam cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào
cuộc CMCN4, thúc đẩy q trìnhcơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Để làm
được điều này, cần hình thành một tầm nhìn tồn diện và thống nhất mang tính tồn
cầu về cách thức cơng nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định hình lại mơi trường
kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc CMCN4, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung ứng dụng
KH&CN trong sản xuất, đổi mới sáng tạo trong mơ hình tổ chức và cách thức kinh
doanh của mình. Cụ thể:
- Tích hợp cơng nghệ số hố: cần thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh
doanh dựa trên số hố; tích hợp với các hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng
truyền thông để kinh doanh và chăm sóc khách hàng; lưu trữ và sử dụng hiệu quả các
dữ liệu lớn dựa trên điện toán đám mây; thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để tạo
ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh; phân
tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập được từ máy móc và cảm biến
để nhanh chóng đưa ra quyết định cải thiện an tồn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm
việc, dịch vụ và bảo trì;
- Tối ưu hóa mơ hình kinh doanh: Các doanh nghiệp cần phát triển các kỹ năng mới
cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức; tham gia và sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng
thông minh được tạo ra từ cuộc CMCN4, gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách
hàng; xây dựng và sử dụng các q trình hậu cần thơng minh trong mạng lưới chuỗi
giá trị tồn cầu, bao gồm cả hai q trình quản lý cung ứng vật tư và phân phối sản
phẩm;
- Quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả: Cần phải có những giải pháp tốt hơn để quản lý tài
sản trí tuệ trong thời đại số, phù hợp với những mô hình kinh doanh và các mơ hình
hợp tác mới;
- Thích ứng với các mơ hình thuế mới: Cơng nghệ in 3D trong tương lai sẽ cho phép
sản xuất trên khắp các quốc gia và châu lục, làm mờ khái niệm biên giới quốc gia
trong sản xuất, dẫn tới các nhu cầu về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới.
Về mặt KH&CN, cần ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng
dụng KH&CN đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để khai thác được cơ hội mở ra từ
cuộc CMCN4, cụ thể:
- Chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và ứng dụng
một số công nghệ mới trong cuộc CMCN4;
- Chính sách khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý, quản trị theo xu thế của cuộc
CMCN4;
- Chính sách thúc đẩy ứng dụng thành tựu công nghệ mới vào giáo dục nhằm đào tạo
con người có tư duy và kỹ năng phù hợp với xu thế của cuộc CMCN4;
- Chính sách nhằm góp phần khắc phục những mặt trái của cuộc CMCN4 như ô
nhiễm môi trường, vấn đề thất nghiệp, gia tăng bức xúc xã hội, suy thoái đạo đức, lối
sống, những rủi ro gắn liền với an ninh thông tin, sự cố hạt nhân.
- Chính sáchvà chiến lược mới về phát triển ngành tự động hóa và cơng nghệ cao, cụ
thể nhữnglĩnh vực chuyên sâu như vật liệu nano, năng lượng và tính tốn lượng tử, trí
tuệ nhân tạo.
Về mặt Giáo dục và Đào tạo, cuộc cách mạng sản xuất mới sẽ đặt ra những yêu cầu
mới và cao hơn đối với người lao động; yêu cầu người lao động phải có đủ kiến thức
và kỹ năng để làm chủ được các công nghệ mới, làm việc trong thời cuộc mới. Để có
thể đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra đối với người lao động, bên cạnh các
chính sách về lao động, việc làm, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục cũng cần có
những điều chỉnh phù hợp./.
[1]Blockchain, thường được mô tả như là một "đầu mối phân phối", là một giao thức
an tồn trong đó một mạng các máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch trước khi
được lưu trữ và chấp thuận. Công nghệ làm cơ sở cho blockchain tạo ra sự tin tưởng
bằng cách cho phép những người không biết nhau (về căn bản không thể tin tưởng)
cộng tác với nhau mà không cần phải thông qua một nhà chức trách trung tâm trung
lập - nghĩa là một người ủy thác hoặc đầu mối trung tâm. Về bản chất, blockchain là
giao thức có khả năng chia sẻ, lập trình, mã hóa an tồn do đó trở nên đáng tin cậy bởi
khơng có bất kì người dùng nào có thể điều khiển được và có thể được kiểm tra bởi tất
cả mọi người. Cho đến nay Bitcoin vẫn là ứng dụng blockchain nổi tiếng nhất nhưng
công nghệ này sẽ sớm có thêm nhiều ứng dụng khác. Nếu tại thời điểm này,
blockchain được dùng để ghi lại các giao dịch tài chính được thực hiện với các tiền tệ
kỹ thuật số như Bitcoin, trong tương lai công nghệ này sẽ được dùng loại giao dịch
khác nhau như giấy khai sinh, giấy chứng tử, chức danh, tước vị sở hữu, giấy đăng ký
kết hôn, các bằng cấp giáo dục, bồi thường bảo hiểm, thủ tục y tế và phiếu bầu cử.
Một số quốc gia hoặc tổ chức đang điều tra tiềm năng của cơng nghệ blockchain. Ví
dụ, Chính phủ Honduras sử dụng công nghệ này để xử lý quyền sử dụng đất trong khi
quốc gia Isle of Man đang thử nghiệm việc sử dụng nó trong việc đăng ký công ty.