Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tài liệu Đề tài : Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.76 KB, 68 trang )



LUẬN VĂN
“Một số giải pháp nhằm tăng cường
thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt
Nam"

MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương I ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ CỦA EU, MỸ, NHẬT BẢN 5
TRONG LĨNH VỰC FDI 5
I. KHÁI NIỆM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5
1. Khái niệm 5
2. Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
2.1. Đối với nước chủ đầu tư 5
2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 7
2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế xã hội Việt Nam 8
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA EU, MỸ, NHẬT TRONG VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 9
1. Một số đặc điểm nổi bật của EU trong lĩnh vực FDI với Thế giới 9
2. Một số đặc điểm kinh tế nổi bật của Mỹ trong lĩnh vực FDI với Thế giới 10
2.1 - Quy mô vốn đầu tư 10
2.2 - Cơ cấu đầu tư 11
3. Một số đặc điểm kinh tế nổi bật của Nhật trong lĩnh vực FDI với Thế giới 13
3.1. FDI theo cơ cấu ngành: 13
3.2. FDI theo cơ cấu khu vực địa lý: 13
II. ĐẶC ĐIỂM FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM 13
1. Vị trí của EU trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam 13
2. Vị trí của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam 14
3. Vị trí của Nhật trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam 14


4. Nhân tố tác động đến thu hút FDI của EU , Mỹ, Nhật vào Việt Nam 14
Chương 2:THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT 16
VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 16
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1990 - 2002 16
1. FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 16
1.1. FDI của EU vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 16
1.2. FDI của Mỹ vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 18
1.3. FDI của Nhật vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư 20
2. FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam theo lãnh thổ 22
2.1. FDI của EU vào Việt Nam theo lãnh thổ 22
2.2. FDI của Mỹ vào Việt Nam theo lãnh thổ 23
2.3. FDI của Nhật vào Việt Nam theo lãnh thổ 24
3. FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 26
3.1. FDI của EU vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 26
3.2. FDI của Mỹ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 28
3.3. FDI của Nhật vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 29
II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ VÀ NHẬT VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 -
2002 31
1. FDI của EU vào Việt Nam, kết quả đạt được, tồn tại và những nguyên nhân 31
1.1. Tình hình đầu tư của Pháp vào Việt Nam : 32
1.2. Tình đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam : 34
1.3. Tình hình đầu tư của vương quốc Anh vào Việt Nam 34
1.4. Tình hình đầu tư của cộng hoà liên bang Đức 34
1.5. Tình hình đầu tư của các nước khác thuộc EU đầu tư vào Việt Nam 34
2. Kết quả đạt được, tồn tại và những nguyên nhân 35
2.1. Kết quả đạt được 35
2.2. Tồn tại 35
2.3. Nguyên nhân: 36
3. FDI của Mỹ vào Việt Nam, kết quả đạt được, tồn tại và những nguyên nhân 37

3.1. FDI của Mỹ vào Việt Nam 37
3.2. Kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân 40
4. FDI của Nhật vào Việt Nam, kết quả đạt được, tồn tại và những nguyên nhân 45
4.1. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm gần đây 45
4.2. Kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân 48
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU VÀO
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 50
I. NHU CẦU, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI 50
1. Nhu cầu: 50
1.1. Nhu cầu về vốn của Việt Nam 50
2. Mục tiêu 52
2.1. Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới : khoảng 12 tỷ USD 52
2.2. Vốn thực hiện : khoảng 11 tỷ USD 52
2.3. Đến năm 2005 đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng
thu ngân sách của cả nước (không kể dầu khí) 52
3. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam: 52
3.1. Hình thành thị trường vốn tại Việt Nam: 52
3.2. Phát triển khu chế xuất, mậu dịch tự do, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp kỹ thuật
cao 54
3.3. Thực hiện chiến lược "Săn bắt kỹ thuật và các tài nguyên kinh doanh khác": 55
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ , NHẬT
VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 56
1. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam trong
thời gian tới 56
1.1. Tăng cường các chính sách thu hút vốn đầu tư của EU, Mỹ, Nhật 56
1.2. Cải thiện môi trường đầu tư 57
1.3. Đẩy mạnh công tác vận động đầu tư nước ngoài 60
1.4. Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư và kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động kinh tế đối
ngoại 61
1.5. Đối với hoạt động của ngân hàng, phát triển ngân hàng liên doanh, mở chi nhánh ngân hàng

nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động của các công ty nước ngoài cổ phần 61
1.6. Đào tạo cán bộ 62
1.7. Tích cực tìm hiểu kỹ văn hoá, tập quán của các thành viên EU, Mỹ, Nhật 63
2. Một số kiến nghị 63
2.1. Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài 63
2.2. Về mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài 64
2.3. Hoàn thiện thêm một bước về luật pháp, cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài 64
2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 65
2.5. Cải tiến các thủ tục hành chính 65
2.6. Đẩy mạnh vận động, xúc tiến đầu tư 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu
tư nước ngoài năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm một
vị trí quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của nước ta. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp đáng kể cho ngân sách, giải quyết công ăn
việc làm, và đặc biệt chuyển giao cho Việt Nam những công nghệ hiện đại và
tương đối hiện đại so với khu vực và thế giới. Đây là khu vực năng động của
nền kinh tế nước ta, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của nước ta, nó cùng
với kinh tế quốc doanh đã tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Chính vì vậy, Việt Nam kể từ khi ban hành luật khuyến khích đầu tư nước
ngoài đến nay đã không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tạo điều kiện
tốt cho hoạt động FDI được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Việt Nam đã
không ngừng học hỏi kinh ngiệm FDI của các nước trên thế giới, tổ chức các
cuộc họp với các nhà đầu tư nước ngoài để giải quyết những khó khăn, vướng
mắc mà họ gặp phải. Tất cả những điều đó không ngoài việc nhằm tăng
cường thu hút FDI vào Việt Nam.
Trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ khó khăn cho Việt Nam trong việc thu hút
FDI, thời kỳ Trung Quốc được coi là: "thỏi nam châm thu hút vốn". Đối với

ta một nền kinh tế nhỏ và gần kề thì khó khăn trong hoạt động thu hút FDI là
điều tất yếu. Cộng thêm thời kỳ ảm đạm của kinh tế Nhật, một trong những
nhà đầu tư truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn của khu vực thì luồng vốn FDI
vào Việt Nam càng thêm khó khăn mặt khác các nước trong khu vực hiện nay
không ngừng thay dổi chính sách thu hút FDI của theo xu hưóng ngày càng
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vào. Do các nước này cần phải
thu hút FDI để khôi phục lại nền kinh tế kể từ sâu vụ khủng hoảng khinh tế tầi
chính năm 1997. Trong khi các nước ASEAN đang tích cực cải thiện môi
trường đầu tư thì Việt Nam vẫn có mức cước phí rất cao so với khu vực, đơn
cử: vấn đề về cước phí internet, cước phí vận tải . Điều đó khiến ta phải
tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới
đặc biệt là EU, Nhật và Mỹ Đây là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Vì
vậy, cần tăng cường khả năng thu hút FDI từ những khu vực này.
Trong khuôn khổ của đề tài này chỉ đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng
cường khả năng thu hút FDI từ EU, Nhật và Mỹ vào Việt Nam .
Nội dung của đề án bao gồm ba chương, được khái quát như sau:
Chương 1: Đặc điểm và vị trí của EU, Mỹ, Nhật Bản trong lĩnh vực FDI.
Chương 2: Thực trạng thu FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam thời gian
qua.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI của EU,
Mỹ, Nhật vào Việt Nam trong thời gian tới.
Chương I ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ CỦA EU, MỸ, NHẬT BẢN
TRONG LĨNH VỰC FDI
I. KHÁI NIỆM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng phát triển rất mạnh mẽ và trở thành
một trong những khuynh hướng chủ yếu của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do tính hiệu quả mà phương thức
kinh doanh đặc biệt này mang lại và do sự phát triển ngày càng tăng các mối

quan hệ giữa các quốc gia, kể cả giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác
nhau.
Do yêu cầu quản lý vĩ mô và nâng cao hiệu quả đầu tư, mỗi quốc gia đều có
văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ Đầu tư nước ngoài, trong đó có
đề cập đến khái niệm của lĩnh vực kinh tế này.
Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (Ban hành năm 1987, điều chỉnh năm
1990, 1992 và 2000) đã định nghĩa như sau: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổ
chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước
ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào khác được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để
hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh,
xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo qui định của Luật này". (Ở đây cần lưu ý
rằng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ trực tiếp điều chỉnh quan hệ
kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên định nghĩa trên cũng chính là định
nghĩa của Đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Từ đó, chúng ta có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu tư
(pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thái giá trị nào vào nước
tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nhằm thu lợi nhuận hoặc đem lại các hiệu quả xã hội.
2. Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1. Đối với nước chủ đầu tư
2.1.1. Các tác động tích cực
Đối với nước đầu tư, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn ở
trong nước. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Việc
đầu tư ra nước ngoài làm cho yêu cầu tương đối về lao động ở trong nước
giảm hay năng suất giảm. Ngược lại, tổng lợi nhuận thu được từ đầu tư ra
nước ngoài tăng, lợi suất đối với yếu tố lao động giảm và yếu tố tư bản tăng.
Như vậy, thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài có sự tái phân phối thu nhập
quốc nội từ lao động thành tư bản.
Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, Đầu tư trực tiếp nước ngoài kích thích
việc xuất khẩu trực tiếp thiết bị máy móc. Đặc biệt là khi đầu tư vào các nước

đang phát triển có nền công nghiệp cơ khí lạc hậu hoặc khi các công ty mẹ
cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài máy móc thiết bị, linh kiện, phụ
tùng và nguyên liệu. Nếu công ty của nước đầu tư muốn chiếm lĩnh thị trường
thì Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu các linh kiện
tương quan, các sản phẩm tương quan để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với nhập khẩu, nếu các nước đầu tư đầu tư trực tiếp vào ngành khai thác
của nước chủ nhà, họ có được nguyên liệu giá rẻ. Trong điều kiện nhập khẩu
ngang nhau, họ có thể giảm được giá so với trước đây nhập từ nước khác.
Nếu sử dụng giá lao động rẻ của nước ngoài để sản xuất linh kiện rồi xuất về
trong nước để sản xuất thành phẩm, họ có thể giảm được giá thành phẩm mà
trước đây họ phải nhập khẩu.
Trong dài hạn, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho
cán cân thanh toán quốc tế của nước đầu tư. Đó là do việc xuất khẩu thiết bị
máy móc, nguyên vật liệu cộng với một phần lợi nhuận được chuyển về
nước đã đem ngoại tệ trở lại cho nước đầu tư. Các chuyên gia ước tính thời
gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình là từ 5 đến 10 năm.
2.1.2. Các tác động tiêu cực
Như trên đã phân tích thì Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế của nước đi đầu tư nhưng đó là tác động tích cực trong dài
hạn. Trước mắt, do sự lưu động vốn ra nước ngoài mà việc đầu tư trực tiếp
này lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực tạm thời cho cán cân thanh toán quốc tế.
Nguyên nhân là do trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của
nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán
ngân sách. Vì vậy, nó khiến một số ngành trong nước sẽ không được đầu tư
đầy đủ.
Một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ
tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư. Hãy xem xét một trong những nguyên nhân
mà các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài là nhằm sử dụng lao động không lành
nghề, giá rẻ của những nước đang phát triển. Điều này tất yếu làm tăng thất
nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề của nước đầu tư. Thêm vào

đó, nước sở tại lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập
khẩu trước đây từ nước đầu tư, họ tự sản xuất được hàng hoá cho mình càng
làm cho nguy cơ thất nghiệp này thêm trầm trọng. Xu hướng giảm mức thuê
mướn nhân công ở nước chủ đầu tư và tăng mức thuê công nhân ở nước sở tại
dẫn đến sự đối kháng về lao động ở nước đầu tư và quyền lợi lao động ở nước
chủ nhà.
Tóm lại, có một số tác động không tốt tới cán cân thanh toán quốc tế hay làm
gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của việc các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài song
không vì thế mà khuynh hướng này có chiều hướng bị giảm sút. Để đáp ứng
yêu cầu thực tế và vì những lợi ích to lớn và lâu dài mà hình thức đầu tư này
mang lại, nhất định Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn sẽ ngày càng được phát
triển mạnh mẽ.
2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
2.2.1 Tác động tích cực
Đối với các nước đang phát triển, tác dụng chủ yếu của Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là làm tăng thêm tích luỹ và bù đắp vào lỗ hổng ngoại tệ. Do thu nhập
của các nước này còn thấp nên tích luỹ thấp trong khi tỷ lệ tư bản đầu ra lại
cao. Muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhất định (là tỷ lệ tích luỹ trừ đi
tỷ lệ tư bản đầu ra) thì một trong những biện pháp là phải hạ tỷ lệ tư bản đầu
ra. Biện pháp này yêu cầu phải nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý và Đầu
tư trực tiếp nước ngoài có thể đáp ứng được đòi hỏi này. Bên cạnh tỷ lệ tích
luỹ thấp, các nước đang phát triển còn thiếu nhiều ngoại tệ. Do vậy, không thể
đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu đầu tư thiết bị, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng lấp được lỗ hổng này.
Ngoài ra Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể kéo theo đầu tư trong nước.
Khi nước ngoài đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở, các ngành công
nghiệp sẽ thúc đẩy nước sở tại đầu tư. Như vậy, nó cũng làm tăng thêm việc
làm cho các nước này.
Lợi ích quan trọng mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại là công nghệ kỹ
thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật

trong các nước đang phát triển, góp phần làm tăng năng suất các yếu tố sản
xuất, khai thác và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay
đổi kết cấu sản phẩm, phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là các ngành có
hàm lượng công nghệ cao. Nó có tác động lớn lao đối với quá trình công
nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
2.2.2. Tác động tiêu cực
Như chúng ta đã phân tích thì không thể phủ nhận được ảnh hưởng tích cực
đối với thu chi quốc tế của nước sở tại mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem
lại, nhưng xét về lâu dài, việc các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đem vốn
đến đầu tư và hàng năm lại chuyển lợi nhuận về nước sẽ tạo ra gánh nặng
ngoại tệ đối với các nước này, đặc biệt là sau khi TNCs thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, vấn đề việc làm cũng phải lúc nào cũng đi theo chiều hướng
mong đợi của chúng ta, những nước tiếp nhận vốn đầu tư. Những năm gần
đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, lao động không lành nghề trở
nên có hiệu suất thấp. Thực tế cho thấy, các công ty có vốn FDI nhìn chung ít
sử dụng lao động tại chỗ (trừ những doanh nghiệp gia công xuất khẩu hoặc
doanh nghiệp chỉ sử dụng công nhân với lao động giản đơn, dễ đào tạo) và để
hạ giá thành sản phẩm, họ đã sử dụng phương thức sản xuất tập trung tư bản
nhiều hơn. Nó có tác động làm giảm việc làm, đi ngược với chiến lược việc
làm của các nước đang phát triển.
Mặt khác nữa, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước sở tại
còn phải chịu nhiều thiệt thòi. Các ngành công nghiệp mới mẻ, hiện đại của
các nước công nghiệp phát triển đã có điều kiện xuất hiện ở những quốc gia
này song chủ yếu lại bị các nước đầu tư kiểm soát, kết cấu kinh tế thì bị phụ
thuộc vào đối tượng ngành hàng sản xuất mà nước đầu tư quyết định kinh
doanh.
Không chỉ có vậy, sự dịch chuyển những kỹ thuật công nghệ kém tiên
tiến, tiêu hao nhiều năng lượng từ các nước đầu tư đã gây ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức
Tóm lại, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại vừa được

lợi lại vừa bị thiệt hại. Giải quyết vấn đề này hài hoà như thế nào hoàn toàn
phụ thuộc vào chính sách, sách lược và chiến lược thu hút Đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Nếu nước sở tại xây dựng được một kế hoạch đầu tư cụ thể và
khoa học thì việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư này sẽ mang lại
hiệu quả rất cao.
2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế xã hội Việt
Nam.
* Đầu tư nước ngoài đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường
quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất của Việt Nam. Không tính dầu khí, kim
ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH - HĐH. Theo thống kê từ cơ quan quản lý đầu tư nước
ngoài với đầu tư nước ngoài tập trung 50,5 % vào lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng, còn lại 45,5% vào dịch vụ. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ.
* Thông qua đầu tư nước ngoài đã hình thành các KCN và KCX
* Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho
gần 40 vạn lao động trực tiếp, không kể khoảng 1 triệu lao động gián tiếp
khác 9 theo cách tính của WB, cứ 1 lao động trực tiếp tạo ra việc làm cho
khoảng 2-3 lao động gián tiếp trong xây dựng và cung ứng các loại dịch vụ
khác).
* Đầu tư nước ngoài đã góp phần phá thế bao vây cấm vận của một số thế lực
phản động quốc tế, nâng cao quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường thế và lực
của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.
* Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện cơ sở
hạ tầng thuận lợi hơn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Lai đã góp
phần làm cho trọng điểm kinh tế có tác động tăng trưởng cao, tạo động lực lôi
kéo cho các vùng xung quanh phát triển theo.

* Đầu tư nước ngoài đã phóp phần chuyển giao công nghệ sang Việt Nam
những công hiện đại và tương đối hiện đại so với khu vực và thế giới. Đây là
yếu tố rất quan trọng cho ta thực hiện CNH - HĐH đất nước.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA EU, MỸ, NHẬT TRONG VẤN
ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH
TẾ THẾ GIỚI
1. Một số đặc điểm nổi bật của EU trong lĩnh vực FDI với Thế giới
Khu vực EU có một vài đặc điểm quan trọng, trong lĩnh vực đầu tư EU cũng
là một trong ba nước trọng điểm trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy,
không ngừng các nước và vùng lãnh thổ nghiên cưú EU để mở rộng quan hệ,
để điều kiện thận lợi cho dòng FDI chẩy vào.
Đặc điểm nổi bật nhất của EU đó là sự liên kết kinh tế xã hội chặt chẽ. Đây là
khu vực duy nhất thế giới cho đến nay sử dụng đồng tiền chung Châu Âu
trong nội bộ khối, chính sách tiền tệ cũng được sử dụng chung chẳng hạn: vấn
đề về lãi suất, vấn đề về tỷ giái hối đoái điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư tham gia đầu tư từ ngoài khối đầu tư vầo khu vực và thậm chí ngay
cả các nhà đầu tư tại nội bộ khối cũng dễ dàng đầu tư trong khối. Bởi vì, các
nhà đầu tư dễ dàng chuyển tiền của mình sang các nước trong nội bộ khối do
không có tỷ giá hối đoái giữa các nước.
Khu vực EU có sức mạnh kinh tế lớn. Nếu GDP của EU cộng thêm NA UY,
THUỴ SĨ và ICELAND vào khoảng 8.000 tỷ $ gấp đôi khu vực ASEAN
cộng thêm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Trong khi dân số của
khu vực này nhỏ hơn rất nhiều so với khu vực Asean và Trung quốc. Điều đó
đã chứng tỏ khu vực EU có tiềm lực kinh tế mạnh như tthế nào. Tiềm lực kinh
tế mạnh cộng thêm sự năng động của khu vực này đã đóng góp rất lớn cho sự
tăng trưởng kinh tế của thế giới. Hiện nay, Việt Nam thu hút FDI của EU còn
rất hạn chế so với tiềm năng của hai khu vực, do đó chúng ta cần phải tăng
cường hơn nữa trong việc thu hút FDI của EU.
Công nghệ cao của thế giới được tập trung ở EU. Đây là khu vực công nghệ
nguồn của thế giới. Điều đó đặt ra cho phía Việt Nam là: để thu hút FDI của

EU thì ta cần phải có một đội ngũ trình độ kỹ thuật cao mới có đủ khả năng
để tiếp cận công nghệ hiện đại của khu vực này.
Sự phát triển cao về kinh tế xã hội , trình độ văn hoá, đầu tư rất lớn trong nội
bôi khối đó là những đặc điểm kinh tế xã hội nổi bật chung của EU. Ngoài
ra ta còn thấy đặc điển khinh tế riêng của từng nước ví dụ: đặc điểm kinh tế
Đức, nước có tiềm lực kinh tế mạnh thứ ba thế giới mà chủ yếu phát triển
mạnh về các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với quy mô của thế giới. Đây là điều
rất đáng chú ý của kinh tế Đức, nó đặt ra cho Việt Nam là: trong quá trình thu
hút FDI của Đức ta phải có các dự án có quy mô không quá lớn không phù
hợp với yêu cầu đặt ra đối với các nhà đầu tư. Có lẽ đây là khó khăn cho ta
trong việc thu hút FDI từ Đức bởi các nhà đầu tư có truyền thống đầu tư vào
các dự án có quy mô nhỏ thì rất hạn chế đầu tư sang các khu vực khác cách
quá xa.
EU bao gồm những nước có trình độ phát triển tương đối đồng đều nhau vào
loại cao nhất Thế giới. Vì vậy, cùng với xu hướng chung của Thế giới là đầu
tư phát triển giữa các quốc gia này chiếm trên 3/4 toàn bộ FDI trên Thế giới,
điều đó dễ hiểu khi ta thấy đầu tư nội bộ khối EU chiếm tỷ trọng lớn đồng
thời ngày càng gia tăng giữa các quốc gia tong nội bộ khối
Hiện nay khoảng một nửa dòng vốn đầu tư từ các nước EU được thực hiện
trong nội bộ khối EU ngày càng được gia tăng chiếm tỷ trọng từ 19,7% dòng
vốn FDI toàn cầu năm1995 tăng lên 48,1% năm 2000 đạt con số trên 550 tỷ $.
Đầu tư dưới hình thức mua lại và sáp nhập phát triển mạnh về quy mô, số
lượng và tố độ kể từ sau cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á năm1997. Tổng giá
trị mua lại và sáp nhập của EU trrong năm 1998 đạt 332 tỷ $ bằng 80% dòng
vốn FDI của EU, gấp 3,5 lần năm 1995. Tuy nhiên, hoạt động mua lại và sáp
nhập có xu hướng nước ngoài trững lại từ cuối năm 2001. Lý do, vì tình hình
kinh tế thế giới biến động phức tạp hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến những
tập đoàn kinh tế lớn do sự kém linh hoạt hơn các tập đoàn kinh tế hay các
công ty xuyên quốc gia (TNCs) có quy mô nhỏ hơn.
Mỹ là điểm đến chính trong dòng vốn đầu tư ra của EU. Trung bình thời kỳ

1995-2000, đầu tư của EU vào Mỹ chiếm khoảng 30% dòng FDI từ EU. Mỗi
năm đầu tư của EU vào Mỹ chiếm 60% tổng vốn FDI vào Mỹ Trong thời kỳ
1995-1997. Tỷ lệ này tăng nhanh từ 8,5% vào năm 1998 và 1999, giảm xuống
72% vào năm 2000.
2. Một số đặc điểm kinh tế nổi bật của Mỹ trong lĩnh vực FDI với Thế
giới.
Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia quy
mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Mỹ
đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động
có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Như vậy,
những nước có nền kinh tế càng phát triển càng thu nhận nhiều FDI. Và các
nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉ
hấp dẫn để thu hút FDI.
Đặc biệt FDI của Mỹ được phân bổ theo qui mô và cơ cấu nhằm tối đa hóa lợi
nhuận
2.1 - Quy mô vốn đầu tư
Cũng như đa số các nước tư bản khác, Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động xuất khẩu tư
bản dưới hỡnh thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ cuối thế kỷ 19 và nhanh
chóng trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,
trong khoảng vài chục năm đầu, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu
tư bản, sau hai cường quốc tư bản lúc ấy là Anh và Pháp. Kể từ sau cuộc
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến nay, Hoa Kỳ mới thực sự vươn lên trở
thành quốc gia đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế nói chung và trong lĩnh
vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng.
Bảng biểu 1 dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy rừ hơn tỡnh hỡnh đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Hoa Kỳ trong những năm gần đây.
(*) Tính đến hết quý II năm 2002
Nguồn: Viện phõn tớch kinh tế Hoa Kỳ (BEA)
Từ bảng biểu 1 bắt đầu từ năm 1989 đến hết năm 2001, trung bỡnh mỗi năm
Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khoảng 113,2 tỷ USD và liên tục giữ vị

trí dẫn đầu thế giới về FDI. Giai đoạn 1994-2001, mức tăng FDI bỡnh quõn
hàng năm của nước này là 9,21%, trong đó tăng cao nhất vào các năm 1997-
1999 và sụt giảm trong hai năm tiếp theo , ứng với biểu đồ phát triển của nền
kinh tế Hoa Kỳ. Tuy giảm cả về tuyệt đối và tương đối (giảm tỷ trọng FDI so
với toàn thế giới) trong một, hai năm gần đây nhưng khoảng cách giữa Hoa
Kỳ và các quốc gia khác trong lĩnh vực FDI vẫn cũn tương đối lớn và nước
này vẫn tiếp tục duy trỡ vị trớ số 1 thế giới về FDI.
2.2 - Cơ cấu đầu tư
Cơ cấu theo thị trường đầu tư
Như đó phõn tớch ở trờn, luồng chảy chủ đạo của nguồn FDI toàn cầu là từ
các nước phát triển đến các nước phát triển. Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài
xu hướng này. Bảng 1.3 trỡnh bày chi tiết về cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị
trường từ năm 1994 đến hết quý II năm 2002.
Bảng 2: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trường giai đoạn 1994 - 2002
Đơn vị : triệu USD
Thị trường FDI Tỷ trọng
Canada 99447 10,09 %
Chõu Âu 533955 54,18 %
Mỹ Latinh 180574 18,32 %
Chõu Phi 12800 1,30 %
Trung Đông 8088 0,82 %
Chõu Á-TBD 147956 15,01 %
Quốc tế 2683 0,27 %
Tổng FDI 985521 100 %
(*) Tính đến hết quý II năm 2002 Nguồn: BEA
Châu Âu, nơi tập trung phần lớn các nước công nghiệp phát triển, là thị
trường FDI lớn nhất của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 1994-2002, hơn một nửa
lượng FDI của nước này đó đổ vào đây. Ngoài ra, chỉ riêng nước láng giềng
Canada, cũng là một quốc gia phát triển, đó thu hỳt 10,09% FDI của Hoa Kỳ.
Đó là chưa kể đến thị phần của các nước phát triển khác nằm rải rác ở những

khu vực cũn lại trên thế giới. Trong số những “khách hàng nhỏ”, các nước Mỹ
Latinh, vốn được coi là “sân sau” của Hoa Kỳ, và khu vực châu Á - Thái
Bỡnh Dương là những địa chỉ hấp dẫn hơn cả đối với nguồn FDI của Hoa Kỳ.
Điều này một lần nữa lại khẳng định sự vươn lên đầy năng động của các nước
châu Á - Thái Bỡnh Dương, mà đa số là các quốc gia đang phát triển, trong
việc thu hút FDI.
Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 3: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo lĩnh vực giai đoạn 1994 - 2002.
Đơn vị : triệu USD
Lĩnh vực FDI Tỷ trọng
Dầu mỏ 66800 5,18%
Sản xuất
Thực phẩm
Hoỏ chất
Luyện kim
Mỏy múc, thiết bị
Điện tử
Thiết bị vận tải
Cỏc ngành SX khỏc
280358 21,76%
21570 1,67%
82171 6,38%
16473 1,28%
36829 2,86%
68510 5,32%
28839 2,24%
48634 3,77%
Bỏn buụn 62975 4,89%
Tài chớnh, ngõn hàng 397579 30,85%
Dịch vụ 66912 5,19%

Cỏc lĩnh vực khỏc 110898 8,61%
Tổng FDI 1288548 100%
(*) Tính đến hết quý II năm 2002 Nguồn: BEA
Qua bảng 1.4 có thể thấy tài chính - ngân hàng là thế mạnh của Hoa Kỳ khi
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Lĩnh vực này chiếm trên 30% tổng FDI của
Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2002, lớn hơn tất cả các ngành sản xuất gộp lại. Tiếp
theo là lĩnh vực sản xuất, mà đứng đầu là ngành hoá chất và điện tử. Dịch vụ
và dầu mỏ cũng là những ngành chiếm tỷ trọng khá lớn. Có thể nói FDI của
Hoa Kỳ nói chung, cũng như các lĩnh vực là thế mạnh của nước này trong
FDI nói riêng, bao trùm một phạm vi lớn các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau,
từ dầu mỏ đến điện tử, từ hoá chất đến dịch vụ và tài chính - ngân hàng. Sự đa
dạng trong lĩnh vực đầu tư này là minh chứng sinh động cho một nền kinh tế
vững mạnh và toàn diện của Hoa Kỳ.
Như vậy, chúng ta đó phõn tớch những nột khỏi quỏt trong tỡnh hỡnh đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Với cơ cấu
FDI đa dạng về thị trường cũng như về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là với một
lượng vốn FDI khổng lồ qua các năm, có thể nói Hoa Kỳ đó khẳng định được
vị trí số 1 thế giới trong lĩnh vực FDI. Để đạt được và duy trỡ vị trớ này trong
một khoảng thời gian dài liờn tục, Hoa Kỳ đó và đang có những chiến lược
hết sức phong phú, đa dạng trong các hoạt động FDI của mỡnh trờn toàn cầu.
Cỏc chiến lược đó có thể được đề cập trên nhiều phưong diện khác nhau.Đó
là chiến lược trên tầm vĩ mô của chính phủ Hoa Kỳ và chiến lược trên tầm vi
mô của các công ty nước này khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
3. Một số đặc điểm kinh tế nổi bật của Nhật trong lĩnh vực FDI với Thế
giới.
Nhật là một trong những nước có tiềm năng kinh tế có thể nói ngang hàng với
Mỹ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cũng như các nhà đầu tư
khác, Nhật phân bổ nguồn vốn đầu tư của mình theo ngành, theo khu vực
nhằm thu được tối đa lợi nhuận.
3.1. FDI theo cơ cấu ngành:

Ngành công nghiệp khai khoáng ngày càng có xu hướng giảm,thay thế vào đó
là những ngành mang hình thức thương mại, tài chính, tiền tệ, dịch vụ bảo
hiểm, kinh doanh và một số dịch vụ khác. Riêng trong lĩnh vực đầu tư vào các
ngành chế tạo thì vẫn ở mức độ không cao lắm.
3.2. FDI theo cơ cấu khu vực địa lý:
Nhật vẫn ưu tiên hàng đầu cho các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, khu vực Châu Á luôn được Nhật tăng cường đầu tư thôn. Tuy
nhiên, Nhật cũng dang chuyển hướng đầu tư sang các nước có nền kinh tế
phát triển trong đó Mỹ có quan hệ đầu tư ra nước ngoài lớn nhất sau đó mới
đến các nước thuộc EU và Châu Á là khu vực được Nhật tập trung đầu tư.
II. ĐẶC ĐIỂM FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
VÀO VIỆT NAM.
1. Vị trí của EU trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt
Nam.
Đầu tư của EU vào Việt Nam trong chiến lược Châu Á mới của mình cũng
xác định Việt Nam là mũi đột để từ đó thâm nhập vào các thị trường khác ở
Châu Á, bởi EU đã tìm thấy ở Việt Nam nhiều lợi thế để chọn Việt Nam là
"địa bàn đầu cầu", địa điểm quan trọng chiến lược đối ngoại của mình. Tuy
nhiên, trong tình hình hiện nay do Trung Quốc đang là nước thu hút mạnh mẽ
FDI dồng thời những nhà đầu tư từ EU phần lớn là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ so với quy mô doanh ngiệp các nước phát triển của Thế giới.
2. Vị trí của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam
Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam vào ngày
3/2/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt nam đã có
bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt nam với mục
đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994 -
năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ - số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt
nam đã tăng vọt lên 120,310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí
thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam. So với cả giai
đoạn 1988-1993, khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào

Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3,34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước
khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào
đầu tư kinh doanh tại Việt nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của
Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các
công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh
cấm vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt nam, "mở
đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt nam". Chỉ vài
năm sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ
tại Việt nam đã tăng lên nhanh chóng.
3. Vị trí của Nhật trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam
Sau khi luật đầu tư của Việt Nam ra đời thì Nhật vẫn còn do dự chưa thực sự
đầu tư vào nước ta, một phần là do lệnh cấm vận của Mỹ tác động. Chỉ cho
đến ba năm sau kể từ 1 dự án duy nhất vào đầu năm 1990 với tổng vốn chỉ là
1 triệu USD, Nhật đã đầu tư vào ta tới 20 dự án vào năm 1991 và đứng thứ tư
trên thế giới với số vốn gấp nhiều lần so với năm 1991 là 791 triệu USD với
76 dự án. Đến năm 1995 Nhật đã đứng thứ ba sau Đài Loan và Hồng Kông
với tổng số vốn đầu tư lên xấp xỉ 2 tỷ USD.
1996-1997 là những năm khó khăn trong lĩnh vực đầu tư ra nức ngoài nói
chung do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, năm 1997
giảm xuống chỉ còn 54 dự án với tương đương 606 triệu USD. Đến đầu năm
1999 thì tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật ở Viêt Nam chỉ xấp xỉ 3.892
triệu USD với khoảng 300 dự án.
4. Nhân tố tác động đến thu hút FDI của EU , Mỹ, Nhật vào Việt Nam.
Ta nhận thấy tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là lợi nhuận. Tuy
nhiên, việc đầu tư vào đâu, vào quốc gia nào vào lĩnh vực nào lại ảnh hưởng
lớn bởi môi trường đầu tư trong nước và quốc tế. Dưới đây xin đề cập đến
một số nhân tố tác động đến thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam.
THỨ NHẤT: Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức WTO đồng thời nó đang là
nước thu hút FDI lớn nhất trong các nước đang phát triển, thì tác động khả
năng thu hút FDI của Việt Nam là không thể tránh khỏi . Đa số các nhà đầu tư

được hỏi, chiến lược Châu Á của họ là gì, chúng ta đều nhận được câu trả lời
rằng trước tiên đó là xen xét thị trường Trung Quốc sau đó mới đến các quốc
các quốc gia khác, trong Việt Nam được xem là quốc gia được đánh giá cao.
Mặc dù ổn định về chính trị và mức độ rủi ro của ta tốt hơn của Trung quốc.
Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều yếu tố kém Trung Quốc, đơn cử về vấn đề
thị trường, thị trường của ta tương đối lớn nhưng đó chỉ là thị trường tiềm
năng có nghĩa là dân số đông nhưng sức mua yếu do dân số có mức thu nhập
thấp chỉ bằng chưa được một nửa so với Trung Quốc.
THỨ HAI: Vấn đề về an ninh chí trị cả nước và khu vực, lấy Indonesia làm ví
dụ. Vụ khủng bố vừa qua ở Bali đã tác động trực tiếp đến môi trường đầu tư
của nước này. Kết quả hoạt động kinh doanh của nước này chắc chắn sẽ bị
ảnh hưởng mạnh, lĩnh vực trước tiên đó là du lịch sau đó là các lĩnh vực nhạy
cảm khác, tiếp đó sẽ là sự suy giảm hoạt động đầu tư.
THỨ BA: Việc xúc tiến đầu tư của Việt Nam. Để hình ảnh của Việt Nam trên
trường quốc tế có ấn tượng đẹp, chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn các
nước nhận đầu tư mà chúng ta cần phải tăng cường quảng bá về tính hấp dẫn
môi trường đầu tư Việt Nam. Vừa qua chúng ta đã có liên tiếp các cuộc viếng
thăm ở tầm nguyên thủ quốc gia sang các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật đi kèm
với nó là các hoạt động xúc tiến quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế
giới. Điều đó, sẽ ảnh hưởng lớn đến thu hút FDI của Việt Nam.
THỨ TƯ : Vấn đề về lao động .
Hiện nay đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất hiếm. Trong khi EU, Mỹ,
Nhật là nơi "công nghệ nguồn" của thế giới, công nghệ đứng vào hàng thứ
nhất thế giới thì khả năng tiếp nhận được công nghệ hiện đại là rất khó. Sự
chênh lệch quá lớn về công nghệ khi các nhà đầu tư vào, điều đó có nghĩa
phải đào tạo, do đó sẽ tăng chi phí cho các nhà đầu tư và đây cũng là điều rất
đáng quan tâm của nhà đầu tư .
THỨ NĂM: Một số yếu tố khác :
Vấn đề về thị trường: Đối với một số nhà đầu tư, mối quan tâm đầu tiên của
họ khi đầu tư vào quốc gia đó là quy mô thị trường, hơn thế nữa đây không

phải là thị trường tiềm năng với dân số cao, mà phải là thị trường thực tế với
số dân có thu nhập tương đối và có sức mua cao, đặc biệt nó phải được nghiên
cứu trong mối quan hệ mật thiết với môi trường đầu tư.
Về hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến khả năng
thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam mà ảnh hưởng đến toàn bộ kết
quả thu hút FDI các khu vực và các quốc gia khác.
Về cơ sở hạ tầng: Đây là một trong những yếu tố của môi trường đầu tư trong
nước.
Hiện nay ta là một quốc gia được đánh giá có cơ sở hạ tầng rất kém, có cước
phí cao, tốc độ sử lý của internet rất chậm, tốc độ truyền thông cũng vậy.
Chương 2:THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT
VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ,
NHẬT VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2002.
1. FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư.
1.1. FDI của EU vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư.
Các nhà đầu tư EU có mặt trong tất cả các ngành kinh tế tại Việt Nam.
Trong đó, hai lĩnh vực vốn FDI của EU tập trung lớn vào (thể hiện ở quy mô
các dự án), đó là ngành giao thông vận tải - bưu điện (chiếm 30,1% số vốn
với quy mô 1 dự án là 101,4 triệu USD) và ngành dầu khí (chiếm 6,7% về vốn
nhưng quy mô 1 dự án là 41,7 triệu USD). Điều đó chứng tỏ những ngành có
thế mạnh cùng với những kỹ thuật tiên tiến của Châu Âu đang có mặt tại Việt
Nam.
Tuy nhiên, nếu xem xét số dự án thì ngành công nghiệp nặng là ngành có số
dự án FDI nhiều nhất (56 dự án, chiếm 23,7%) với vốn đầu tư chỉ đứng thứ 3,
sau đó là ngành công nghiệp nhẹ (32 dự án, chiếm 13,5%), rồi đến ngành
nông - lâm (25 dự án, chiếm 10,5% số dự án). Tuy vậy, các dự án này lại có
quy mô nhỏ. Điều này có thể thấy rõ qua bảng dưới đây:
Bảng 1: Các dự án FDI đang hoạt động của 10 nước EU vào Việt Nam phân
theo ngành (1998 - 2002).

T
T
Ngành
Số dự án VĐT
Q.mô/1DA
(triệu
USD)
Số
DA
(%)
Giá trị
(triệu USD)
(%)
1 CN nặng 56 23,7 886,4 20,2 15,8
2 CN dầu khí 7 2,9 292,0 6,7 41,7
3 CN nhẹ 32 13,5 85,2 1,9 2,6
4 CN thực phẩm 16 6,8 302,8 6,9 18,9
5 Nông - Lâm - Ngư 25 10,5 337,7 7,7 13,5
6 Khách sạn - Du lịch 17 7,1 407,1 9,3 23,9
7 Dịch vụ 22 9,3 118,5 2,7 5,4
8 XD VP - Căn hộ 8 3,4 234,3 5,3 29,3
9 GTVT - Bưu điện 13 5,5 1.318,3 30,1 101,4
10 Xây dựng 17 7,2 177,7 4,1 10,4
11 VH - Y tế - Giáo dục 9 3,8 54,3 1,2 6,0
12 Tài chính - Ngân hàng 15 6,3 172,0 3,9 11,5
Tổng số 237 100 4.386,7 100
(Nguồn: Vụ quản lý dự án)
Chúng ta sẽ xem xét một số ngành nổi bật mà các dự án đầu tư của EU
đã tập trung với khối lượng vốn lớn, vì đây là những ngành đã chứng tỏ được
thế mạnh của các nhà đầu tư này, nhất là về kỹ thuật - công nghệ:

- Các nhà đầu tư của EU đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực dầu khí, nhất là
hai nước Anh và Hà Lan trong giai đoạn đầu. Trong tổng số các dự án đang
hoạt động và cả các hợp đồng đã hết hạn hoặc giải thể thì số dự án thăm dò
khai thác dầu khí ở Việt Nam đã có một nửa thuộc về các nhà đầu tư của EU,
với các "đối thủ" lừng danh thế giới như tập đoàn BP (Anh), Shell (Hà Lan),
Total (Pháp), Fina (Bỉ)
- Lĩnh vực giao thông vận tải - bưu điện chiếm tỷ lệ vốn lớn nhất.
Riêng trong lĩnh vực bưu điện, các tên tuổi nổi tiếng như Siemens (Đức),
Alcatel (Pháp), Kinnevik và Comvil (Thuỵ Điển) cũng trở nên quen thuộc với
thị trường Việt Nam. Hãng Siemens với 2 dự án liên doanh sản xuất cáp
quang, thiết bị viễn thông và hãng Alcatel cũng liên doanh sản xuất thiết bị
viễn thông là những hãng mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó,
nhiều hãng viễn thông của các nước khác chỉ thực hiện các hợp đồng thương
mại khai thác dịch vụ viễn thông.
- Lĩnh vực đứng thứ hai về vốn đầu tư là ngành công nghiệp, trong đó
công nghiệp nặng chiếm tỷ lệ vốn lớn nhất (69,5%). Các nhà đầu tư của EU
chủ yếu tập trung vào các ngành như điện tử, tin học; ô tô, xe máy; hoá chất
Đây là những lĩnh vực thuộc thế mạnh của các nhà đầu tư EU. Tuy nhiên, quy
mô mỗi dự án vẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của các nhà đầu tư này.
Ngành công nghiệp nhẹ có tỷ lệ vốn thấp nhất và cũng có quy mô dự án
nhỏ nhất nhưng chính các dự án này đã thu hút được một lượng lớn lao động,
tận dụng được giá nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ sản xuất do các nhà đầu
tư của EU sử dụng không phải là những công nghệ tiên tiến.
Mặc dù vậy, các nhà công nghiệp Châu Âu cũng đã mang đến nước ta
những kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong ngành công
nghiệp thực phẩm, đặc biệt là chế biến nông phẩm - một lĩnh vực đang được
nước ta kêu gọi đầu tư (quy mô của mỗi dự án này khá cao: 18,9 triệu USD).
Đáng kể nhất là dự án mía đường Bourbon của Pháp ở Tây Ninh với vốn đầu
tư 111 triệu USD; tiếp đó là dự án sữa Foremost của Hà Lan ở Sông Bé với

vốn đầu tư là 49,5 triệu USD; các dự án chế biến hạt điều, chè xuất khẩu; chế
biến cà phê ở Đắc Lắc; trong lĩnh vực đồ uống cao cấp, các hãng rượu, các
hãng bia nổi tiếng thế giới của Hà Lan, Đan Mạch cũng đã có mặt tại Việt
Nam
- Cũng giống như các nhà đầu tư của những nước khác, các nhà đầu tư
của EU rất chú ý vào lĩnh vực khách sạn - du lịch (quy mô mỗi dự án tương
đối lớn: 23,9 triệu USD). Sớm nhất và cũng thành công nhất cho đến nay phải
kể đến dự án liên doanh khách sạn Metropole vơí Công ty Feal International
(Pháp) và Societe de Development de Metropole B.V (Hà Lan); Công ty Feal
còn tham gia một dự án lớn khác về khách sạn, đó là khách sạn Cột Cờ Thủ
Ngữ 76 triệu USD Trên thực tế đây là lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn
tương đối nhanh. Hầu hết các dự án trong ngành được cấp giấy phép trong
giai đoạn 1989 - 1994. Thời gian này lưu lượng khách quốc tế, các đoàn
thương gia và du khách đến Việt Nam tăng nhanh, trong khi đó ở Việt Nam
có rất ít khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, do vậy đây là giai đoạn bùng nổ về
đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Nhưng gần đây, ngành này đã trở nên
bão hoà và các dự án của các nước EU cũng không còn coi đây là lĩnh vực
đầu tư "nóng" nữa.
- Một lĩnh vực đầu tư rất đáng chú ý ở đây, đó là nông - lâm. Đây là
lĩnh vực thường có lợi nhuận thấp, rủi ro nhiều nhưng cũng được các nhà đầu
tư EU dành 337,7 triệu USD để khai thác thế mạnh của nó. Quy mô 1 dự án
ngành này không cao lắm: 13,5 triệu USD nhưng cũng đã góp phần CNH -
HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta.
- Một lĩnh vực rất đáng quan tâm nữa đó là xây dựng - văn phòng với
08 dự án, nhưng chiếm 5,3% số vốn và có quy mô trung bình 1 dự án tương
đối lớn: 29,3 triệu USD. Trong đó đáng chú ý là 1 dự án liên doanh của Đức -
Công ty Badaco Wego ở TP. Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 109,4 triệu USD.
* Ngoài các lĩnh vực đáng chú ý trên, các nhà đầu tư của EU còn tham
gia đầu tư vào các lĩnh vực khác nhưng với số vốn ở mức thấp. Nói tóm lại,
các nhà đầu tư của EU tập trung vốn FDI nhiều vào các ngành giao thông vận

tải - bưu điện, dầu khí, công nghiệp, khách sạn - du lịch, từ đó đã chuyển
giao những công nghệ hiện đại vào quá trình CNH - HĐH của Việt Nam
thông qua các lĩnh vực này, nhưng sự chuyển giao về vốn và công nghệ đó
còn quá nhỏ bé so với tiềm lực của các nước đó.
Bên cạnh đó có thể thấy thế mạnh của các nước EU là kỹ thuật - công
nghệ, nhưng các lĩnh vực tập trung nhiều dự án FDI của EU lại có quy mô
một dự án tương đối nhỏ (như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông - lâm
nghiệp, dịch vụ, xây dựng ), điều đó chứng tỏ hàm lượng kỹ thuật trong các
ngành này là rất thấp, có khi sử dụng cả những công nghệ cũ và lạc hậu. Ở
đây có một mâu thuẫn là: chúng ta khuyến khích FDI có sự chuyển giao kỹ
thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhưng chỉ khi sử dụng những công nghệ
sử dụng nhiều lao động (thường là các công nghệ cũ, lạc hậu) thì các nước EU
mới có thể tận dụng được nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ của Việt Nam,
mà những công nghệ này các nước trong khu vực Châu Á đã chuyển giao
phần lớn thông qua FDI vào Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải có những chính
sách hấp dẫn để có thể khai thác được thế mạnh của các nước EU mà vẫn tận
dụng được mọi nguồn lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập và
phát triển.
1.2. FDI của Mỹ vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư.
Hoa Kỳ, trong giai đoạn 1996 - 2000 với trên 100 dự án và tổng vốn
đưng ký là 1.094.829.771 USD, chiếm 3,05% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã có đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh
tế nước ta, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng
lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin
học, công nghiệp chế biến dầu khí ) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660
triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhưng chiếm 62% về vốn đàu tư. Lĩnh vực
dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáo

dục, tài chính, Ngân hàng ) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275
triệu USD, chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn. Lĩnh vực nông lâm thuỷ
sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130,9 triệu
USD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn. Chi tiết được trình bày ở bảng
2.
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính theo ngành.
TT Ngành Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng
1 Công nghiệp nặng 12 11,81 % 359.017 30,37 %
2 Công nghiệp nhẹ 28 27,72 % 336.421 28,46 %
3 Y tế, văn hoá, giáo dục 17 16,83 % 116.215 9,83 %
4 Kinh doanh du lịch khách sạn 6 5,96 % 102.791 8,69 %
5 Xây dựng 7 6,95 % 87.259 7,38 %
6 Nông - Lâm 9 8,91 % 72.664 6,65 %
7 Vận tải 4 3,98 % 40.350 3,41 %
8 Dịch vụ 12 11,88 % 37.502 3,17 %
9 Dầu khí 4 3,98 % 19.200 1,62 %
10 Thuỷ sản 2 1,94 % 4.816 0,41 %
Tổng 101 100 % 1.176.236 100 %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chú ý: Các dự án trên đây không bao gồm các dự án bị giải thể hoặc hết thời
hạn hoạt động.
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp,
tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt trên 20%/năm, góp phần quan trọng
đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt trên
10%/năm. Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng
tăng lên, trong đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài về khách sạn, du lịch
giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông,
y tế, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh. Đây là dấu hiệu rất tích cực nhằm
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và nâng cao
hiệu quả đầu tư.

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức
100% vốn nước ngoài với 61 dự án (chiếm 60% số dự án), tổng vốn đầu tư
đăng ký là 503,6 triệu USD (chiếm 47%); 31 dự án liên doanh (chiếm 31%),
tổng vốn đầu tư đăng ký 516 triệu USD (chiếm 48%), 9 dự án hợp doanh
(chiếm 9%) với vốn đăng ký 45,5 triệu USD chiếm 5%.
1.3. FDI của Nhật vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư.
Nền kinh tế Nhật Bản có đặc thù là một nền kinh tế hướng ngoại với cơ
cấu công nghiệp hoàn chỉnh. Vì vậy, FDI của Nhật có mặt trong tất cả các
ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta từ công nghiệp, nông, lâm, ngư
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nhưng tập trung chủ yếu vẫn là trong lĩnh vực
công nghiệp. Công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành
(chiếm 39% xét về số dự án). Sau công nghiệp nặng là công nghiệp nhẹ
(chiếm 19,7% tổng số dự án).
Thời gian đầu, Nhật Bản quan tâm nhiều đến các dự án khai thác tài nguyên
thiên nhiên và các dự án phát triển dịch vụ. Như đã nói ở trên, Nhật Bản là
một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, đây là lý do quan thúc đẩy các
công ty Nhật Bản thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại trên cơ sở nhập
nguyên liệu. Thêm vào đó, từ thập kỷ 70 - 80; Nhật Bản vấp phải tình trạng ô
nhiễm môi trường do hậu quả của quá trình công nghiệp hoá rút ngắn theo
phương thức cổ điển (khai thác tài nguyên đồng thời tàn phá thiên nhiên). Vì
vậy, chiến lược đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á từ cuối thập niên 80 đến nay
vẫn là nhằm vào khai thác nguyên liệu từ bên ngoài và đồng thời bắt đầu chú
trọng chuyển giao những ngành mà Nhật mất lợi thế cạnh tranh và gây ô
nhiễm môi trường. Ngoài ra cũng từ thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
ở Việt Nam giai đoạn này, đó là các ngành thuộc cơ sở hạ tầng, các ngành
công nghiệp yếu kém, có nhu cầu thu hút FDI. Điều này góp phần lý giải tại
sao cơ cấu đầu tư theo ngành của Nhật Bản trong giai đoạn đầu khi đầu tư vào
Việt Nam lại diễn ra như vậy.
Bảng 3: Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành tính hết năm 1994.
Đơn vị: triệu USD

Số dự án
Tổng số vốn đầu

Tỷ lệ của Nhật
trong tổng vốn
đầu tư theo
từng ngành
(%)
Tổng
Dự
án
Phần
của
Nhật
Phần
chung
Của Nhật
Công nghiệp 492 40
3.838,
2
175,4 4,6
Dầu khí 25 4
1.284,
9
121,4 9,4
Nông-lâm-ngư
nghiệp
75 5 385,8 7,7 2,6
Ngư nghiệp 20 - 60,4 - -
GTVT-Bưu điện 21 - 636,8 - -

Khác sạn du lịch 104 5
1.954,
1
184,6 9,4
Dịch vụ 127 12 729,6 34,6 4,7
Tài chính-Ngân hàng 15 - 176,6 - -
Các ngành khác 51 - - - -
Tổng số 930 66 9066,4 523,7 30,7
Nguồn: Uỷ ban Hợp tác và đầu tư
Ở giai đoạn sau, FDI đã có sự cải thiện theo hướng đa dạng hoá các
lĩnh vực đầu tư. FDI đã được phân bố vào các lĩnh vực: công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, công nghiệp chế
biến, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm và các ngành
khác. Có thể nói, sự đa dạng hoá này là một bước tiến thực sự của hoạt động
đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, phù hợp với lợi ích của phía Nhật
Bản và nhu cầu của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá nước nhà.
Bảng 4. Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo ngành
(Tính đến hết 20/12/2002)
Đơn vị tính: triệu USD
Ngành
Số
dự án
Vốn đăng ký
(triệu $)
Vốn thực
hiện
Vốn thực
hiện/vốn
đăng ký
Công nghiệp nặng 117 1.846,8 954 51

Công nghiệp nhẹ 59 341,1 231,8 68
Xây dựng 18 423,6 295 70
Công nghiệp thực phẩm 18 122,9 74,8 60,8
Công nghiệp dầu khí 4 131 434 -
Nông, lâm nghiệp 17 53,5 30,9 57,8
Thuỷ sản 5 20 14,5 72,5
Khách sạn, du lịch 8 142,9 84 58,8
Xây dựng hạ tầng KCX 3 53,2 14 26,3
Tài chính - Ngân hàng
Văn hoá - Y tế - giáo dục
4
7
56
35,9
49,2
20
87,9
55,7
Xây dựng văn phòng, căn hộ 13 173 133 76,9
Dịch vụ 20 29 4,5 15,5
Tổng số 310 3.941,9 2.664 67,6
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT
Nếu tính chung cả toàn bộ lĩnh vực công nghiệp thì FDI đã chiếm tới
65% số dự án, 61% tổng số vốn cho tới thời điểm cuối năm 2000. Trong lĩnh
vực công nghiệp thì công nghiệp nặng có 117 dự án với vốn đầu tư 1.876,8
triệu USD; công nghiệp nhẹ có 56 dự án với 341,1 triệu USD; công nghiệp
thực phẩm có 18 dự án với 122,9 triệu USD; và công nghiệp xây dựng cũng
có 18 dự án với 423,6 triệu USD. Có thể nói những lĩnh vực mà Nhật Bản đầu
tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực mũi nhọn mà nước ta còn yếu và
đang chú trọng phát triển, đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản

xuất Robot, điện tử, vật liệu xây dựng
Sau công nghiệp, một số lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật ưu tiên đầu
tư theo thứ tự: dịch vụ với 20 dự án chiếm 6,5% tổng số dự án, 0,7% tổng vốn
đăng ký; giao thông vận tải, bưu điện có 17 dự án, chiếm 5,4% số dự án, 7,3%
vốn đăng ký; xây dựng chiếm 5,8% trong tổng dự án, 10,7% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Như vậy, mặc dù số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đứng vị trí
thứ hai sau công nghiệp về số dự án nhưng lượng vốn đăng ký lại không đáng
kể chiếm 0,7% tổng vốn FDI. Ngược lại, ngành giao thông vận tải, bưu điện
và xây dựng xếp vị trí sau dịch vụ về số dự án nhưng lại có vốn đăng ký
chiếm tới 7,3% và 10,7% tổng vốn đăng ký.
Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đến nay có 17 dự án với tổng số vốn
là 53,5 triệu USD chiếm 5,5% số dự án và 1,4% tổng số vốn đầu tư. Nhìn
chung số dự án trong lĩnh vực này tăng chậm, nguyên nhân chính là việc đầu
tư vào lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn về cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản
phẩm, về giải quyết đất đai, chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu
Rõ ràng là những biến động trong quy mô và tốc độ thực hiện của dự
án FDI tiến triển theo chiều hướng tích cực. Thực tế cho thấy, đối với ngành
công nghiệp nặng, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2001 tỷ lệ vốn thực
hiện/vốn đăng ký đạt khoảng 51%; công nghiệp nhẹ 68%; công nghiệp thực
phẩm 60,8%; xây dựng 70% văn phòng, xây dựng văn phòng và căn hộ cho
thuê là 70%; riêng ngành dầu khí, khi triển khai thực hiện dự án, phía Nhật
Bản đã tăng vốn đầu tư đưa trị giá thực hiện lên đến 434 triệu USD gấp 9,2
lần so với vốn đăng ký ban đầu.
Nhìn chung tiến độ thực hiện đầu tư là khá nhanh so với các đối tác
nước ngoài khác. Điều đó thể hiện tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư
Nhật Bản đạt hiệu quả cao hơn cả. Tỷ lệ vốn thực hiện trung bình đạt 67,6%
tổng số vốn đăng ký.
2. FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam theo lãnh thổ.
2.1. FDI của EU vào Việt Nam theo lãnh thổ.
Đến ngày 31/12/1999, đầu tư của các nước EU đã có mặt ở 35 địa

phương trong tổng số 61 tỉnh thành có vốn FDI của cả nước. Các dự án tập
trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Các tỉnh phía Bắc các dự án của EU chủ yếu tập trung ở Hà Nội -
là nơi đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh, sau đó là Hải Phòng. ở miền Trung
cũng có dự án tập trung nhiều ở Quảng Nam - Đà Nẵng, ngoài ra chỉ còn có ở
Thừa Thiên Huế và Nghệ An. Các dự án khác tập trung rải rác ở các tỉnh
thành khác ở phía Nam và Bắc với số vốn phần lớn là nhỏ. Ta có bảng sau:
Bảng 5: Các dự án FDI đang hoạt động của 10 nước EU ở một số địa phương
tiêu biểu của Việt Nam (từ 01/01/1998 - 13/12/1999).
T
T
Địa phương
Dự án Vốn đầu tư
Số DA (%) Triệu USD (%)
1 TP. Hồ Chí Minh 86 36,2 1.832,2 41,8
2 Hà Nội 53 22,4 1.198,4 27,4
3 Đồng Nai 19 8,1 289,5 6,5
4 Bình Dương 13 5,5 95,9 2,2
5 Quảng Nam - Đà Nẵng 8 3,3 52,7 1,2
6 Hải Phòng 5 2,2 55,8 1,3
7 Các địa phương khác 53 22,3 862,2 19,6
Tổng số 237 100 4.386,7 100
Nguồn: Vụ quản lý dự án
Theo số liệu tổng hợp của bảng trên, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước
về số dự án lẫn số vốn đầu tư: 86 dự án, chiếm 36,2% và vốn đầu tư là
1.832,2 triệu USD, chiếm 41,8% tổng số vốn. Trong đó, các nước đầu tư chủ
yếu là Pháp, Anh, Hà Lan, Đức có số dự án chiếm 87,2% và chiếm 98,8% vốn
ở đây.
Hà Nội đứng thứ hai cả về số dự án lẫn vốn đầu tư: 53 dự án, chiếm
22,4% và vốn đầu tư là 1.198 triệu USD, chiếm 27,4% vốn. Trong đó, các dự

án cũng tập trung chủ yếu vào các nước trên.
Các dự án vào Đồng Nai chủ yếu từ các nước như Pháp, Đức, HàLan.
Như vậy các dự án của EU tập trung chủ yếu vào các thành phố, các
trung tâm đô thị phát triển - là những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển như cơ sở hạ tầng tốt, có sức mua lớn, đó là những điều kiện thuận lợi
hấp dẫn bất cứ một nhà đầu tư nào chứ không phải riêng EU.
2.2. FDI của Mỹ vào Việt Nam theo lãnh thổ.
Về địa bàn đầu tư, cũng như các quốc gia khác, đầu tư trực tiếp của Mỹ
tập trung vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Riêng 5 tỉnh này đã chiếm
62% về số dự án và 12% tổng số vốn đầu tư. Chi tiết xem ở bảng 6.
Bảng 6: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo lãnh thổ.
TT Địa bàn Số dự án Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng
1 TP. Hồ Chí Minh 29 28,71 % 351.111 29,7 %
2 Đồng Nai 08 7,92 % 250.909 21,22 %
3 Hà Nội 22 21,78 % 196.118 16,59 %
4 Hải Dương 01 0,99 % 102.700 8,69 %
5 Bà Rịa Vũng Tàu 05 4,95 % 100.432 8,5 %
6 Bình Dương 11 10,89 % 50.910 4,31 %
7 Đà Nẵng 04 3,96 % 35.093 2,97 %
8 Hà Tây 01 0,99 % 20.000 1,69 %
9 Đak Lak 03 2,97 % 12.035 1,02 %
10 Quảng Nam 01 0,99 % 11.283 0,95 %
11 Các địa phương khác 16 15,84 % 46.645 4,37 %
Tổng 101 100 % 1.176.23 100 %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chú ý: Các dự án trên đây không bao gồm các dự án bị giải thể hoặc hết thời
hạn hoạt động.
Xét trên quan điểm về phân bổ đầu tư trực tiếp việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế được thể hiện như sau: Tại vùng Bắc Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập

trung vào ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng 63,8%, ngành công nghiệp
nặng chiếm 12,2%, ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 9,3%; Tại vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các ngành công
nghiệp nặng chiếm 23,3%, ngành khách sạn du lịch chiếm 22,6% và ngành
giao thông vận tải bưu điện chiếm 13%. Tại vùng kinh tế trọng điểm Trung
Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp thực phẩm
chiếm 24%, ngành xây dựng chiếm 19,7%, ngành khách sạn du lịch chiếm
36,7% và ngành công nghiệp nhẹ chiếm 10,5%; Tại vùng kinh tế trọng điểm
Nam Bộ, đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng chiếm
22,8%, ngành công nghiệp nhẹ chiếm 19,4%, ngành xây dựng văn phòng,
trang trí nội thất chiếm 15,4%; tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đầu tư
trực tiếp của Mỹ tập trung chủ yếu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 55,3%,
trong khi ngành lớn thứ 2 là ngành công nghiệp nhẹ chỉ chiếm 14,2% và
ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 12,4%.
2.3. FDI của Nhật vào Việt Nam theo lãnh thổ.
Cơ cấu FDI theo vùng, lãnh thổ đã có chuyển biến tích cực. Thời gian đầu,
FDI chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, đến nay đã có sự quan tâm hơn
đối với khu vực miền Bắc; có tới 28/61 tỉnh thành trong cả nước có các dự án
đầu tư của Nhật Bản đang được tiến hành thực hiện. Đây là những tỉnh thành
có cơ sở hạ tầng (cả cứng và mềm) thuận lợi tương đối hơn so với các địa
phương khác và có nguồn lực được đào tạo có tay nghề như ở Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai ; Riêng TP. Hồ Chí Minh tập trung được
nhiều dự án cũng như vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 90 văn phòng đại diện
của các hãng và ngân hàng Nhật Bản; Cao nhất là Hà Nội với 59 dự án với số
vốn là 867,933 triệu USD chiếm 19,7% tổng dự án và 22,5% tổng số vốn; TP.
Hồ Chí Minh có 118 dự án chiếm 39,5% với số vốn là 45,141 triệu USD
chiếm 19,3 % tổng số vốn; tiếp đến là Đồng Nai 28 dự án với số vốn là
729,929 triệu USD; Thanh Hoá chỉ có 2 dự án nhưng vốn chiếm tới 373,6
triệu USD Tuy nhiên gần đây có nhiều dự án đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng
như khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, dự án Bắc Nhà Bè - Nam Bình

Chánh, dự án đô thị mới Nam Sài Gòn và dự án nhà máy nước Bình An.
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo vùng lãnh thổ.
(Tính đến năm 2000 - Chỉ tính dự án còn hiệu lực)
Đơn vị: triệu USD, %
Địa phương
Số dự
án
Vốn đầu tư
đăng ký
Vốn đầu tư
thực hiện
Vốn thực hiện/Vốn
đăng ký
Hà Nội 59 867,93 319,08 37,8
TP. Hồ Chí Minh 118 745,14 358,19 48,1
Đồng Nai 28 729,93 304,53 41,7
Thanh Hoá 2 373,60 235,35 63,0
Bình Dương 17 295,43 94,74 32,0
Vĩnh Phúc 6 220,67 165,40 75,0
Bà Rịa Vũng Tàu 7 169,26 159,32 94,1
Bắc Ninh 1 126,00 126,00 100
Hải Phòng 18 108,00 57,45 52,0
Quảng Ninh 5 22,34 21,54 96,4
Hà Tây 3 19,48 15,37 74,0
Khánh Hoà 3 18,94 17,72 94,0
Lâm Đồng 6 17,44 3,16 18,1
Đà Nẵng 5 16,35 13,15 80,4
Bình Định 1 14,12 14,62 103,6
Thái Nguyên 4 9,33 0,60 6,4
Bạc Liêu 1 8,96 9,78 109,1

Thừa Thiên Huế 2 8,75 4,90 56,0
Hải Dương 1 8,00 6,00 75,0
Bình Thuận 2 4,88 0,79 16,0
Nghệ An 1 4,51 1,89 42,0
An Giang 1 4,50 1,60 35,6
Hưng Yên 1 4,44 3,78 84,2
Cần Thơ 2 3,80 0,87 23,0
Hoà Bình 2 2,38 0,86 36,2
Thái Bình 1 0,90 - -
Hà Tĩnh 1 0,53 0,87 164,5
Tổng số 298 3.805,61 1.937,56 50,9

×