Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN NHẰM ĐỊNH HƯỚNG dư LUẬN xã hội TRƯỚC vấn đề DỊCH tả lợn CHÂU PHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.21 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dư luận xã hội là tập hợp ý kiến của các cá nhân, biểu thị trạng thái ý
thức xã hội của cộng động người nào đó, là sự phán xét đánh giá của cộng
đồng người ấy đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan
đến nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời gian nhất định.
Xung quanh một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội sẽ làm nảy sinh
nhiều luồng dư luận xã hội khác nhau, nảy sinh từ nhiều yếu tố trong đó yếu
tố có ảnh hưởng rất lớn có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của các nhóm người
khác nhau. Những luồng dự luận xã hội khác nhau đó có tác động ảnh hưởng
trực tiếp đến các tiến trình xã hội theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, với mức
độ ảnh hưởng rất khác nhau.
Truyền thông đại chúng phản ánh dư luận xã hội, nhưng sự phản ánh ấy
khơng thụ động mà có ý thức rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể. Mục tiêu
cuối cùng và cao nhất chính là định hướng dư luận xã hội. Góp phần hình
thành dư luận xã hội tích cực, phê phán những quan điểm lệch lạc, sai trái
trước một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã là yếu tố quan trọng của truyền
thơng đại chúng.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu phi, có rất
nhiều luồng dư luận khác nhau, tác động trực tiếp hoặc dán tiếp đến tâm tư,
tình cảm, thái độ và hành vi ứng xử và hành động của các tầng lớp nhân dân.
Những luồng dư luận ấy có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, tác động trực tiếp đến đời sống của
nhân dân.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dư luận xã hội, em xin
thực hiện đề tài: "Tuyên truyền định hướng dư luận xã hội trước tình hình
dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La".


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục địch nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nghiên


cứu và định hướng dư luận xã hội và thực tiễn những vấn đề dư luận xã hội
đặt ra trong cuộc sống, tiểu luận đưa ra những giải pháp nhằm định hướng dư
luận xã hội theo chiều hướng tích cực trước vấn đề cụ thể của đời sống xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, nắm bắt thực tiễn các luồng dự luận xã hội trước tình hình
dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng dư luận xã hội tích cực trước
tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu những luồng dư luận
xã hội trong nhân dân trước tình hình dịch tả lợn châu Phi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu tình hình dịch tả lợn
châu phi và các vấn đề dư luận xã hội đặt ra xung quanh vấn đề này trên địa
bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La trong thời gian từ tháng 3/2019 đến nay. Có
tham khảo thêm một số luồng dư luận xã hội chung trên cả nước trong thời
gian diễn ra dịch tả lợn châu phi từ tháng 2/2019 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Tiểu luận nghiên cứu, phân tích đánh giá dư luận xã
hội dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của các nhà khoa học mác – xít về dư luận xã hội và định
hướng dư luận xã hội.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu thực tiễn dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá vấn đề.
Về phương pháp nghiên cứu: Tác giả tiểu luận dựa trên phương pháp
phân tích – tổng hợp, điều tra xã hội học và phỏng vấn để khái quát, đánh giá
thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1



5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận: Tiểu luận làm rõ thêm
những vấn đề lý luận về dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội cũng
như tuyên truyền định hướng dư luận xã hội qua vấn đề thực tiễn đặt ra.
6. Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận
chia làm 2 chương.

2


Chương 1
DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ
CÁC LUỒNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRƯỚC VẤN ĐỀ NÀY
1.1. Tình hình dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện Bắc Yên
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, tới nay 17/6/2019 bệnh dịch tả lợn châu Phi
đã xuất hiện ở 262 bản, tiểu khu, 91 xã, phường, thị trấn thuộc 12 huyện,
thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy 9.774 con, trọng lượng gần 350
tấn. Dù đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm khống chế tình hình dịch bệnh,
tuy nhiên, nguy cơ lan rộng của dịch trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra. Có những
vùng dịch có dịch kéo dài 4 tháng chưa xử lý dứt điểm gây tốn kém công sức,
tiền của.
- Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn huyện từ ngày 13/3/2019 tại
bản Tra, xã Phiêng Côn với tổng số lợn mắc bệnh 24 con tại 04 hộ chăn ni, chết
09 con. Tính đến ngày 15/5/2019 tại bản Tra đã tiêu hủy 302 con của 48 hộ chăn
nuôi với tổng trọng lượng tiêu hủy là 5.965 kg.
- Ngày 27/3/2019, dịch bệnh xuất hiện tại bản En xã Phiêng Côn với tổng
số lợn mắc bệnh 12 con tại 01 hộ chăn ni, chết 03 con. Tính đến ngày
15/5/2019 đã tiêu hủy 12 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy là 163 kg.
- Ngày 28/3/2019, dịch bệnh xuất hiện tại Tiểu Khu 3, thị trấn Bắc Yên với
tổng số lợn mắc bệnh 16 con tại 01 hộ chăn ni, chết 03 con. Tính đến ngày
27/4/2019 đã tiêu hủy 16 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy là 1.139 kg.

Do các địa phương lân cận tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên
đến ngày 21/5/2019, tại Tiểu khu Phiêng Ban 2, thị trấn Bắc Yên và bản Pắc Ngà,
bản Nà Sài xã Pắc Ngà lại xuất hiện những ổ dịch mới với tổng 30 con mắc bệnh
tại 17 hộ chăn nuôi.
- Ngày 04/6/2019, triển khai lấy 05 mẫu bệnh phẩm tại 03 xã: Tạ Khoa,
Xím Vàng, Pắc Ngà gửi đi xét nghiệm. Ngày 06/6/2019 kết quả 03/05 mẫu dương
tính với vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại bản Tà Đò B, xã Tạ Khoa và bản
Háng Chơ xã Xím Vàng.
3


- Ngày 06/6/2019, lấy 03 mẫu bệnh phẩm tại 2 bản chếu A, Chếu B xã
Làng Chếu gửi đi xét nghiệm. Ngày 8/6/2019 kết quả 02/03 mẫu dương tính với
vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại bản Chếu A xã Làng Chếu.
- Ngày 13/6/2019, lấy 06 mẫu bệnh phẩm tại xã Chim Vàn, Mường Khoa,
Tà Xùa gửi đi xét nghiệm. Ngày 16/6/2019 kết quả 04/06 mẫu dương tính với vi
rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại bản Suối Lẹ, Chim Hạ xã Chim Vàn và bản
Chẹn xã Mường Khoa.
- Ngày 17/6/2019, triển khai lấy 05 mẫu bệnh phẩm tại 03 xã: Song Pe,
Pắc Ngà, Hang Chú gửi đi xét nghiệm. Ngày 18/6/2019 kết quả 05/05 mẫu dương
tính với vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại bản Pe, xã Song Pe; bản Nà Sài xã
Pắc Ngà và bản Phình Hồ xã Hang Chú.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, dịch tả lợn Châu phi đã lan rộng ở
8/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Yên. Với tổng số 555 con lợn bị tiêu hủy
với trọng lượng 20.128 kg của 174 hộ chăn nuôi.
1.2. Những luồng dư luận xã hội về dịch tả lợn Châu phi:
Trong khi dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến khá phức tạp tại một
số địa phương thì thời gian qua, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện
khơng ít thơng tin sai lệch, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến
người chăn nuôi, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất.

1.2.1. Luồng dư luận kêu gọi tẩy chay thịt lợn
Những thông tin sai sự thật và sự thiếu hiểu biết liên quan đến dịch tả
lợn châu Phi đã đưa đến cái nhìn thiếu chính xác về dịch bệnh này; nhất là
việc cho rằng dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người. Chính những thơng
tin này đã tạo thành làn sóng “tẩy chay” thịt lợn ở số ít người tiêu dùng tại
một số địa phương.
Khi được hỏi về việc sử dụng thịt lợn trong thời gian gần đây, nhiều
người cho biết hồn tồn khơng mua và ăn thịt lợn kể từ khi có thơng tin dịch
tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta. Một người dân huyện Bắc n có quan
điểm: “Tơi cũng có biết về việc bệnh dịch tả lợn khơng lây nhiễm sang người,
4


nhưng nghe chị em trong cơ quan bàn tán nên tôi quyết định không mua hay
ăn bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn. Vì tơi có suy nghĩ nếu lợn nhiễm bệnh thì
sức khỏe người ăn cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng”. Thực tế cho thấy, không
chỉ riêng 1 ý kiến nêu trên mà hiện đang có khá nhiều người tiêu dùng có suy
nghĩ phịng cịn hơn chữa nên họ quyết định từ chối thịt lợn và các sản phẩm
làm từ thịt lợn.
Ngay cả đối với một số cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Sơn La và
huyện Bắc n, trong q trình phịng chống sự lây lan của dịch tả lợn châu
phi trên địa bàn đã cấm hoàn toàn việc giết mổ, tiêu thụ thịt lợn trong vùng có
dịch và vùng bị ảnh hưởng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất,
tiêu thụ và tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn.
Qua khảo sát tại thị trường huyện Bắc Yên, kể từ khi xuất hiện dịch tả
lợn châu Phi trên địa bàn, việc kinh doanh thịt lợn suy giảm nghiêm trọng.
Ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn trên
địa bàn.
1.2.2. Tâm lý thờ ơ, chủ quan trước sự lây lan của dịch tả lợn Châu
phi:

Theo Cục Thú y, tính đến 3/6, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 52 tỉnh,
thành. Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng
lượng gần 130.000 tấn; thiệt hại ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, bao gồm chi
phí hỗ trợ lợn tiêu hủy, mua hóa chất sát trùng. Trên địa bàn huyện Bắc Yên,
đến 30/6 đã có 8/16 xã, thị trấn có lợn nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, có một thực tế là trên địa bàn huyện Bắc Yên, đa số các hộ
chăn nuôi gia súc, gia cầm là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, đa số là chăn
nuôi theo kiểu thả rông gia súc. Một phần là do thiếu thông tin về dịch tả lợn
châu Phi, một phần do tâm lý chủ quan, vì cho rằng dịch tả lợn khơng có
đường lây nhiễm đến vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khi có dịch nhiều người dân
vẫn tỏ ra rất thờ ơ, chủ quan với vấn đề này. Trên thực tế cho thấy, ổ dịch
đầu tiên xuất hiện trên địa bàn huyện là tại Bản Tra – xã Phiêng Côn – một
5


bản vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Yên, cách khá xa so với các khu dân
cư khác.
Một số hộ dân khi phát hiện lợn nhiễm bệnh vẫn dấu dịch và vẫn giết
mổ, phát tán thịt lợn nhiễm bệnh trong cộng đồng. Do tâm lý cho rằng, dịch tả
lợn Châu phi không lây nhiễm và ảnh hưởng đối với người và các động vật
khác. Điều này, cũng làm gia tăng lây lan dịch bệnh và gây khó khăn cho
cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
Trước tình trạng kiểm duyệt gắt gao của các cơ quan có liên quan,
trước nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn, một số thương lái vẫn tiếp tục
lén lút giết mổ lợn, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn kể cả lợn trong vùng có dịch
để phân phối đến vùng chưa có dịch. Điều này khiến cho nhiều địa phương
trên địa bàn huyện sau khi công bố hết dịch đã tái xuất hiện dịch trở lại sau
30 ngày.
1.2.3. Tư thương ép giá, nông dân thiệt hại lớn
trước dịch tả lợn châu Phi

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu phi, giá lợn hơi
trên địa bàn huyện giao động rất phức tạp. Đã có hiện tượng tư thương lợi
dụng tình trạng này để ép giá trong khi thu mua, giết mổ lợn trên địa bàn, gây
bức xúc trong dư luận xã hội. Cũng do ảnh hưởng của dịch tả lợn, nhiều
người chăn nuôi đã chấp nhận bán lợn hơi với giá rẻ để "chạy dịch" gây thiệt
hại lớn cho chăn nuôi của nông dân.
1.2.4. Tái đàn để đáp ứng nguồn cung sụt giảm do
dich tả lợn châu Phi
Thời điểm này, mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng
thuyên giảm, giá thịt lợn trên thị trường cũng có nhiều biến động, Vì vậy,
nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đang có nhu cầu tái đàn để đầu tư phát
triển đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi nhằm mong đáp ứng được nguồn cung
thịt lợn sau dịch tả.

6


Đây là vấn đề hết sức phức tạp, vì theo chúng tơi, đã có một số hộ dân
tái đàn trong điều kiện dịch tả lợn châu phi chưa được kiểm sốt một cách
triệt để. Trên thực tế, đã có một số hộ tái đàn, tuy nhiên, do nhận thức rất hạn
chế về cơng tác phịng, chống dịch nên đã mất trắng do lợn bị nhiễm bệnh trở
lại, thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội. Đặc biệt là bà con nông dân mua lợn
giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, và vận chuyển qua các vùng có
dịch. Điển hình như một hộ gia đình tại xã Pắc Ngà, sau khi mua 12 con lợn
giống, trong quá trình vận chuyển đã bị lây nhiễm chéo tại vùng có dịch. Vơ
tình đã đưa dịch tả lợn châu phi làm lây nhiễm trên địa bàn.
Bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn huyện Bắc n cho biết: Do đây là bệnh đầu tiên xuất hiện tại Sơn
La cũng như trên địa bàn huyện Bắc Yên, lại chưa có vắc xin và thuốc điều trị
nên nguy cơ tái phát và tiếp tục lây lan ra diện rộng là rất cao. Ngồi các xã

đã cơng bố hết dịch, các xã còn lại vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn và có thể bùng
phát trở lại. Qua theo dõi, ở các xã trên, cứ khoảng 2 - 3 ngày lại có lợn ốm
được bà con đề nghị tiêu hủy nên chưa thể công bố hết dịch trên địa bàn toàn
huyện. Trước nguy cơ như vậy, huyện vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm các văn
bản chỉ đạo của các cấp, ngành về cơng tác phịng chống dịch. Ðồng thời,
thường xun kiểm tra, rà sốt các xã cịn dịch cũng như đã công bố hết dịch
để tránh việc dịch bệnh bùng phát trở lại. Hơn nữa, huyện cũng chưa khuyến
khích việc tái đàn, tăng đàn lợn trở lại. Bởi lẽ, người dân tái đàn vào lúc này
thì việc vận chuyển thực phẩm, thức ăn gia súc, phế phẩm nông nghiệp... giữa
các vùng với nhau rất dễ khiến cho dịch bệnh lây lan trở lại, khiến cho vốn
đầu tư, công sức của người dân trở nên lãng phí. Vào thời điểm này, người
dân cần thận trọng theo dõi tình hình dịch bệnh, khơng nên nơn nóng khơi
phục đàn lợn, có thể tạm thời chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm hoặc các
loại đại gia súc khác để tránh thiệt hại về kinh tế.
1.2.5. Dư luận nghi ngờ về việc công khai, minh bạch trong quá
trình tiêu hủy lợn nhiễm bệnh.
7


Gần đây, một số cơ quan báo chí phản ánh hiện tượng khai khống, gian
lận trong tiêu hủy lợn mắc bệnh nhằm trục lợi tại một số địa phương, gây bức
xúc trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bệnh Dịch tả
lợn châu Phi. Nhất là sau khi Thủ tướng chính phủ có Quyết định 793/QĐTTg ngày 27/6/2019 về cơ chế, chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ kinh phí
trong phịng, chống dịch tả lợn Châu phi, thay thế cho Nghị quyết số 16/NQCP, ngày 7/3/2019.
Tâm lý so bì giữa các hộ nơng dân khi áp dụng mức hố trợ từ 38.000
đồng/kg theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về
cơ chế, chính sách hỗ trợ hỗ trợ nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị
thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xuống còn 25.000 – 30.000 đồng/kg thịt lợn
hơi bị tiêu hủy.
Bên cạnh đó, với cơ chế TW hỗ trợ 80% kinh phí tiêu hủy lợn đối với

các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, việc bố trí ngân sách địa phương gặp nhiều
khó khăn, do đó việc hỗ trợ kinh phí triển khai chậm gây tâm lý hoang mang
cho người chăn nuôi trong quá trình tiêu hủy lợn bị dịch.
Giá hỗ trợ chỉ bằng khoảng 50% so với giá thực tế cũng đang là vấn
đề khó khăn trong việc tiêu hủy lợn và phịng chống dịch tả lợn Châu phi
trên địa bàn.
Ngoài những vấn đề dư luận nêu trên xung quanh vấn đề dịch tả lợn
châu phi trên địa bàn huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, trên quy mô cả nước đang
diễn ra một số luồng tâm trạng, dư luận xã hội như:
* Sáu tháng đầu năm, lượng thịt lợn nhập về Việt Nam qua các cảng của
TP.HCM tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cả nước đã chi 23,58 triệu
USD để nhập khẩu thịt heo trong 4 tháng đầu năm, tăng gần 7 lần so với cùng
kỳ 2018.
Cụ thể, tháng 1-2019, Việt Nam chi 3,23 triệu USD, xấp xỉ giá trị nhập
khẩu thịt heo trong 4 tháng đầu năm 2018 (3,51 triệu USD). Con số này trong
tháng 3 là 10 triệu USD, tháng 4 là 9 triệu USD khi dịch tả heo châu Phi
8


(ASF) lan rộng tại miền Bắc. Lo ngại về sự an tồn của nguồn thịt heo trong
nước, nhiều cơng ty chế biến thực phẩm, các bếp ăn công nghiệp, trường học
và người tiêu dùng đã chuyển qua sử dụng thịt heo nhập khẩu. Xu hướng này
còn tăng do nguồn cung heo đã giảm mạnh khi lượng heo tiêu hủy do ASF đã
trên 2,5 triệu con.
Giám đốc một công ty kinh doanh thực phẩm tại TP.HCM cho biết phần
lớn thịt heo nhập về để bán cho các công ty đưa vào chế biến thực phẩm và bếp
ăn cơng nghiệp, ít bán lẻ ra ngồi thị trường. Nếu có là thịt heo đặc sản hay thịt
heo cao cấp.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhập khẩu ồ ạt thịt heo sẽ gây khó
cho ngành chăn ni trong nước. Trong khi chất lượng thịt nhập khẩu cũng là

vấn đề vì có loại giá về cảng Việt Nam chỉ xấp xỉ 30.000 đồng/kg, thấp hơn cả
giá heo hơi trong nước. Một khi thịt nhập chiếm lĩnh thị trường trong nước,
ngành chăn nuôi sau dịch bệnh rất khó hồi phục. "Việt Nam khơng thiếu thịt nếu
Nhà nước có chính sách điều tiết hợp lý. Trong khi thịt heo đang thiếu thì thịt
gà, vịt và trứng nuôi trong nước lại đang thừa khiến nông dân lỗ nặng".
* Trước tình hình dịch tả lợn châu phi nhanh chóng lây lan ra 62/63 tỉnh,
thành phố, giải pháp khẩn cấp được coi là "nhất cử tam tiện" là thu mua, cấp
đơng, tích trữ thịt lợn để giảm thiệt hại cho hàng triệu nông dân, giảm tổn thất
cho ngân sách. Tuy nhiên, nỗi sợ lớn nhất của doanh nghiệp khi tham gia cấp
đơng dự trữ là chi phí cho thịt đơng lạnh cao hơn nhiều so với thịt nóng (dùng
cho đông lạnh, hao hụt, nhân công). Và không biết khi nào thì có thể giải
phóng hàng tồn kho, nếu đến cuối năm nguồn thịt nóng nhiều, mà người tiêu
dùng lại chỉ thích mua thịt nóng. Liệu tới cuối năm, thịt heo có thiếu để doanh
nghiệp tung hàng cấp đơng ra. Điều này rất cần khả năng dự báo chính xác
của các cơ quan nhà nước. Ông Nguyễn Ngọc An đề xuất, Nhà nước phải xác
định lãi suất cho vay bằng 0, tiến độ trả nợ ngân hàng phải trên cơ sở tiến độ
giải phóng hàng tồn kho của doanh nghiệp, Nhà nước cam kết có kênh tiêu
thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp…
9


* Một vấn đề nữa cũng đang hết sức bức xúc trong dư luận xã hội đó là
một số trang trại chăn ni lợn có quy mơ rất lớn, mặc dù khi đã có test thử
âm tính với dịch tả lợn châu phi, nhưng vẫn không được cấp phép giết mổ,
vận chuyển, tiêu thu trong khi muốn bán thịt ra thị trường thì phải có chứng
nhận kiểm dịch đầu vào gây khó khăn cho doanh nghiệp và nơng hộ.
Trên đây là một số luồng dư luận xã hội trước tình hình dịch tả lợn
Châu phi đang ảnh hưởng rộng khắp trên quy mô cả nước. Để khống chế dịch
bệnh, giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp và ngân sách nhà nước, cũng
như ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh cần có các giải pháp tuyên truyền,

định hướng đúng dư luận xã hội trước vấn đề hết sức phức tạp này.

10


Chương II
TUYÊN TRUYỀN, ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRƯỚC TÌNH HÌNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
2.1. Tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng đắn về bệnh
dịch tả lợn Châu phi và tình hình dịch tả lợn châu phi
Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi chỉ ảnh hưởng đến tất cả các loại lợn, ở tất
cả các giống và độ tuổi. Nó xuất hiện trong trại chăn ni heo và heo hoang
dã (như heo rừng châu Phi), heo rừng, heo ven sơng châu Phi, heo rừng to
châu Phi, lợn lịi Trung và Nam Mỹ.
ASF được mô tả lần đầu tiên vào năm 1909 tại Kenya (Montgomery,
1921) và lây lan trong nội bộ khu vực châu Phi cho đến năm 1957 – thời điểm
có báo cáo xuất hiện dịch ở Bồ Đào Nha. Vào những năm 1970, ASF xuất
hiện ở khu vực Ca-ri-bê và Brazil nhưng cũng được dập tắt thành công. Năm
2007, bệnh lại một lần nữa vượt ra khỏi biên giới châu Phi, xuất hiện ở khu
vực Cáp-ca-dơ và ở Nga (OIE, 2013). Năm 2014, bệnh đã xâm nhập vào khu
vực Đơng Âu như Cộng hịa Séc, Bun-ga-ri và Ba Lan… Theo báo cáo mới
nhất của OIE vào giai đoạn từ ngày 01/02/2019 đến 14/02/2019 thì đã gây
chết 5672 lợn ở châu Á (4776 ca thuộc về Trung Quốc và 896 ca thuộc về
Mông Cổ). Tại châu Âu (Estonia, Italia và Lithuania) số lợn chết hoặc tiêu
hủy vì ASF là 196 trong lúc tại châu Phi, số lợn bị chết là 156 (nước
Zimbabwe).
Ngày 19/2/2019, Cục Thú y chính thức công bố dịch tả lợn Châu Phi tại
Việt Nam. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh ở lợn và có khả
năng gây chết lợn với tỷ lệ 100%. Và cho đến nay, bệnh chưa có vacxin để
phịng bệnh.

* Đặc điểm trung của bệnh: Đây là một loại bệnh gây ra bởi một loại
vi rút có ADN phức hợp của dòng vi rút họ Asfarviridae. Vi rút này có đặc
tính đặc biệt đề kháng với mơi trường mà khơng có biện pháp điều trị cũng
11


như tới nay chưa có vắc xin phịng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất
cả các trại heo. Với lý do này, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện dẫn đến
những vấn đề nghiêm trọng đối với giới chức y tế và ngành công nghiệp về
thịt heo.
Vi rút dịch tả lợn Châu phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được
ở nhiệt độ thấp: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ khơng cao vi rút có
thể tồn tại được 3-6 tháng; ở nhiệt độ 56 oC tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ
60% trong 20 phút; trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô
được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt
độ 4 oC được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39 oC được 150
ngày, trong giăm bông được 140 ngày.
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hơ hấp và tiêu hóa,
thơng qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như:
Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút
và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh.
* Triệu trứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi: Bệnh có thời gian ủ
bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.
Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng lâm
sáng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
Thể cấp tính: Lợn sốt cao (40,5- 42°C). Trong 2-3 ngày đầu tiên lợn
không ăn, lười vận động, ủ rũ , nằm chồng đống, lợi thích nằm chỗ có bóng
rẫn hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất
thường, một số vùng da trắng chuyển sang mầu đỏ, đặc biệt là ở vành tai,
đuối, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có mầu sẫm xanh

tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di
chuyển khơng vững, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt,
nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phấn có chất nhầy và
máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể
sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm
12


vi rút thể mãn tính thường khơng có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ
mang vi rút dịch tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời.
* Bệnh tích của bệnh dịch tả lợn châu Phi: Lợn bị bệnh xuất huyết
nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá
lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất
huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trọng xoang ngực hoặc xoang bụng,
có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ
quan bên trong, túi mật sưng.
Hiện nay chưa có vắc xin phịng và thuốc điều trị được bệnh Dịch tả
châu Phi, vì vậy để ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa
bàn cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
a. Đối với các xã chưa xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn
ni là giải pháp phịng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên
vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện
vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các
sản phẩm của lợn bằng vơi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người
tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi
buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.
- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, bn bán, giết mổ, tiêu thụ
lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả
hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới; kịp

thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật,
sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời
phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển
buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.
13


- Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào
giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi
nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho
cơ quan chuyên mơn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.
b. Đối với các xã, thị trấn có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Thơng tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, thị trấn, chính quyền và
cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn
nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu,
nghi nhập lậu.
- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ
nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .
- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể
và phù hợp cho từng vùng.
- Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
- Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay
các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định
của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng
việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín
từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn
Châu Phi.
Mặc dù chưa có vắc xin phịng bệnh, nhưng chúng ta có thể thấy, có thể

làm giảm nguy cơ lây nhiễn dịch tả lợn châu phi nếu chúng ta tuân thủ
nghiêm các biện pháp phòng, chống. Nếu chúng ta ngăn chặn dịch bệnh lây
lan trên địa bàn, sẽ góp phần làm giảm tác hại của dịch bệnh đối với người
chăn nuôi, ngân sách nhà nước và những luồng dư luận nêu trên.
Từ những số liệu nêu trên có thể suy luận ra 02 vấn đề gồm: (1) Bệnh
lây lan mạnh và gây thiệt hại nặng nề do đặc điểm tính mới của ổ dịch kèm
theo việc khơng có vacxin phịng bệnh; (2) Bệnh đã từng được kiểm sốt
thành cơng ở nhiều vùng trên thế giới đặc biệt là trên lợn ni. Do đó, bệnh
14


dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam mặc dù gây thiệt hại nặng nề nhưng vẫn có
khả năng kiểm sốt ở đối tượng lợn ni.
2.2. Tun truyền cho nhân dân hiểu rõ và khơng có tâm lý quay
lưng lại với thịt lợn.
Tuy gây ảnh hưởng mạnh đối với lợn (100% lợn bị chết khi nhiễm
virus), nhưng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và
Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội, người dân không nên q hoang
mang, vì bệnh tả Châu Phi khơng lây sang người. Trường hợp không may ăn
phải con lợn nhiễm tả cũng không sao. Do lợn nhiễm bệnh tả Châu Phi khi
thịt được nấu chín (luộc, xào, nướng…) ăn vẫn an tồn. Bệnh tả lợn Châu Phi
khơng lây truyền bệnh sang người, khác với lở mồm long móng (gia súc) hoặc
H5N của gà. “Ăn thịt bị mắc bệnh tả Châu Phi sẽ nguy hiểm trong trường hợp
con lợn đã bị chết các vi sinh khác phát triển gây ra những độc tố. Do khi lợn
đã chết sẽ phát sinh ra các loại vi khuẩn và bệnh khác không phải là tả
lợn. Nếu ăn phải nhẹ có thể bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn tiêu hóa, nặng có thể
ngộ độc”, PGS.TS Thịnh khuyến cáo.
2.3. Một số giải pháp định hướng dư luận xã hội trước tình hình
dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện
Để thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên

địa bàn huyện, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật nêu trên, cần thực hiện tốt các
giải pháp định hướng dư luận xã hội, để hạn chế các luồng dư luận xã hội tiêu
cực như đã phân tích ở trên.
2.3.1. Về nội dung tuyên truyền dịnh hướng dư luận xã hội: cần tập
trung nâng cao nhận thức của người dân về dịch tả lợn Châu phi, các biện
pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu phi trong nước và trên thế giới để người
dân hiểu và chủ động ứng phó; các quy định của pháp luật liên quan đến vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 317 BLHS 2015 (sửa đổi) về tội Vi phạm quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm nêu rõ, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi
15


phạm quy định về an tồn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng
hoặc phạt tù từ 1-5 năm:
Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy
theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực
phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động
vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10-dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến
điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực
phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây
ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 5-20 người hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Làm chết người;
Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc
động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100-300 triệu đồng…thì bị phạt tiền từ 200-500
triệu đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 3 người trở lên;
Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh
hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500 triệu đồng trở lên… thì bị phạt tù từ
12-20 năm.
"Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý nhà nước
về ATTP và sức khỏe của người tiêu dùng. Người thực hiện hành vi phạm tội
với lỗi cố ý"
Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 178/2013/NĐ-CP xử phạt vi
phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm thì tùy theo
16


tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu
quả theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa với hành vi vi phạm an toàn vệ
sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là 200 triệu đồng.
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Cung cấp đầy đủ thơng tin về các chế độ, chính sách của Nhà nước đến
các tầng lớp nhân dân về cơng tác phịng, chống dịch tả lợn Châu phi và các
bệnh dịch khác.
Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường thực phẩm nói chung, thị
trường, nhu cầu tiêu thu thịt lợn nói riêng.
Bên cạnh việc tuyên truyền các giải pháp sản xuất, kinh doanh thịt lợn
an toàn, đã được nhiều địa phương áp dụng thành cơng, cần có biện pháp
tuyên truyền, vận động nhân dân đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh

thịt lợn và chuyển sang chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác khi chưa
ngăn chặn triệt để dịch tả lợn châu phi để giảm thiệt hại.
2.3.2. Cần đa dạng hóa các hình thức tun truyền
- Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng như Đài Truyền thanh – Truyền hình; cổng thơng tin điện
tử huyện, các trang mạng xã hội của các cơ quan như Trung tâm Khuyến nơng
huyện; các tổ chức chính trị - xã hội, cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức
tun truyền như:
Tuyên truyền qua các cuộc họp chi bộ, họp bản, tiểu khu, sinh hoạt
thường xuyên định kỳ hàng tháng của các tổ chức chính trị - xã hội. Tuyên
truyền cho học sinh tại các trường học…
Đặc biệt chú trọng vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là
bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng dịng họ, già làng, người có uy tín trong
cộng động. Hiện nay, tồn huyện có 109 bản, thì có 152 người có uy tín.
17


Những người này có tiếng nói rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận
động, giáo dục, thuyết phục người dân thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có thể sử dụng chính những gia đình đã có lợn mắc dịch bệnh để tun
truyền, chia sẻ những mất mát, khó khăn, cũng như những kinh nghiệm của
họ trong việc phịng, chống và kiểm sốt dịch tả lợn châu Phi.
Bên cạnh đó, cần tạo dư luận phê phán các quan điểm, những nhận thức
sai lệch về tình hình dịch tả lợn châu Phi để hình thành dư luận đúng đắn
trước vấn đề này. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể,
cá nhân thực hiện tốt, có những cách làm sáng tạo trong đầu tranh phòng
chống dịch bệnh.
Cần đứng trên quan điểm lợi ích để giải thích, phân tích cho người dân
hiểu rõ những lợi ích khi chủ động, tích cực tham gia vào cơng tác đấu tranh

phịng chống dịch, chuyển đổi mơ hình sản xuất, kinh doanh… để người dân
có nhận thức, thái độ và có phương án sản xuất hiệu quả nhằm cải thiện đời
sống trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, tránh các rủi
ro không đáng có, cũng như đình trệ trong sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn
như, qua tình hình cho thấy, để phát triển kinh tế bền vững, cần chuyển đổi
mơ hình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu thả rông gia súc theo tập quán
truyền thống, bà con nhân dân nên chuyển đổi sang mơ hình ni nhốt, ứng
dụng khoa học – kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hoặc cũng nhân dịp này, vận động nhân dân chuyển sang chăn nuôi đại
gia súc, một lợi thế lớn cần khai thác cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí
hậu và trình độ sản xuất hiện nay. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân
Cường cho biết dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại ở mức chưa từng thấy
trong lịch sử ngành chăn nuôi. Số lượng lợn đã tiêu hủy đã chiếm 10% tổng
đàn lợn cả nước. Đây cũng là dịch bệnh buộc Bộ NN-PTNT phải nhìn lại
chiến lược chăn ni trong 10 năm tới để có tính tốn, tái cơ cấu phù hợp
khơng để xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm.
18


KÊT LUẬN
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội, xuất hiện và tồn tại cùng với
xã hội loại người và đóng vai trị quan trọng đối với tiến trình phát triển xã
hội. Ngay trong xã hội cộng sản ngun thủy, khi chưa có nhà nước và pháp
luật thì dư luận xã hội đã đóng vai trị vừa là phương tiện giáo dục, vừa là
cơng cụ có tính quyền lực để định hướng, điều chỉnh hành vi của con người.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, theo đó, nhà nước và pháp luật xuất hiện,
dư luận xã hội vãn giữ được vai trị của nó đối với sự phát triển xã hội.
Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa XI nhấn mạnh: Phát huy sức
mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quản lý của Nhà
nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận và các

đoàn thể nhân dân. Trong công tác tư tưởng, cần đặc biệt coi trọng việc điều
tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội và tình hình tư tưởng. Dư luận xã hội,
tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân là một
trong những căn cứ để xác định, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chủ
trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước.
Từ thực tiễn cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện và
các kiến thức lý luận về khoa học dư luận xã hội qua môn học "Nghiên cứu và
định hướng dư luận xã hội", tác giả phân tính, nắm tình hình dư luận và một
số giải pháp định hướng dư luận xã hội trước một vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua
đó, nhằm làm sâu sắc thêm những kiến thức đã được nghiên cứu về Dư luận
xã hội

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS. TS Lương Khắc Hiếu (Chủ biên) – Nghiên cứu và định hướng
dư luận xã hội – Sách chuyên khảo – NH 2014.
2. Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ
chế, chính sách hỗ trợ hỗ trợ nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh
3.Quyết định số: 793/QĐ-TTg – về cơ chế, chính sách, mức hỗ trợ, đối
tượng hỗ trợ kinh phí trong phịng, chống dịch tả lợn châu Phi.
4. PGS. TS Nguyễn Bá Hiên - Dịch tả lợn châu Phi: Nhận thức và kiểm
soát bệnh – Tạp chí chăn ni Việt Nam 26/3/2019.
5. UBND huyện Bắc Yên: Báo cáo tình hình dịch tả lợn châu phi trên
địa bàn huyện Bắc Yên – 30/6/2019.
6. UBND tinh Sơn La: Báo cáo tình hình dịch tả lợn Châu phi trên địa
bàn tỉnh – 30/6/2019.
7. Diệp Chi – Không nên tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi – Báo Điện

Biên phủ điện tử - 4/7/2019.

20


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................1
Chương 1: DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀCÁC LUỒNG DƯ
LUẬN XÃ HỘI TRƯỚC VẤN ĐỀ NÀY......................................4
1.1. Tình hình dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện Bắc
Yên.....................................................................................4
1.2. Những luồng dư luận xã hội về dịch tả lợn Châu phi:.....5
Chương II: TUYÊN TRUYỀN, ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ
HỘI TRƯỚC TÌNH HÌNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI............12
2.1. Tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng đắn về
bệnh dịch tả lợn Châu phi và tình hình dịch tả lợn châu phi
.........................................................................................12
2.2. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ và khơng có tâm
lý quay lưng lại với thịt lợn..............................................16
2.3. Một số giải pháp định hướng dư luận xã hội trước tình
hình dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện..................16
KÊT LUẬN..............................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................21

21



×