Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 89 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS Mai Quỳnh Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
cho tôi những kiến thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến quý báu
giúp tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành tốt Luận văn Thạc sỹ.
Ban lãnh đạo Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên môi trường
đã đồng ý cho tôi sử dụng số liệu của cuộc Điều tra, khảo sát và đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường tại các điểm nóng về nhiễm chất độc
hóa học/Dioxin. Đề xuất giải pháp khắc phục làm cơ sở nghiên cứu cho Luận
văn.
TS. Bác sỹ Vũ Chiến Thắng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33,
Tổng biên tập Tạp chí Độc học; TS. Vũ Anh, Hội Y tế công cộng; Bác sỹ
Trần Hữu Hậu, trưởng phòng Y tế thành phố Biên Hòa và người dân ở
phường Trung Dũng và phường Tân Phong đã cung cấp thông tin, số liệu
trong quá trình thực hiện Luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và những người đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ, tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

1




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU, HỘP..................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................ 7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 9
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................. 13
3.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 13
3.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 14
4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.......................................... 14
5.1 Đối tượng ............................................................................................ 14
5.2 Khách thể............................................................................................ 14
5.3 Phạm vi ............................................................................................... 14
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 15
6.1 Câu hỏi ............................................................................................... 15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 16
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp ........................................... 16
7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................ 16
8. Khung phân tích ..................................................................................... 17
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 18
1.1 Các khái niệm ....................................................................................... 18
1.1.1 Dư luận xã hội ................................................................................ 18
1.1.2 Chất độc hóa học/dioxin ................................................................. 20
1.1.3 Nạn nhân chất độc màu da cam .................................................... 22
1.1.4 Truyền thông ................................................................................... 23
1.1.5 Truyền thông đại chúng ................................................................. 24
1.2 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ................................................ 25


2


1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 29
1.3.1 Thành phố Biên Hòa ...................................................................... 29
1.3.2 Phường Trung Dũng ...................................................................... 31
1.3.3. Phường Tân Phong ....................................................................... 32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC VÀ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TẠI
BIÊN HÕA ..................................................................................................... 34
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ......................................................... 34
2.2 Số lƣợng nạn nhân chất độc hóa học/dioxin ...................................... 38
2.3 Hoạt động truyền thông chất độc hóa học/dioxin ............................. 41
2.3.1 Hoạt động truyền thông về chất độc hóa học/dioxin qua các
phương tiện truyền thông đại chúng. ..................................................... 42
2.1.2 Hoạt động truyền thông trực tiếp về chất độc hóa học/dioxin ..... 44
2.3.3 Nội dung thông điệp người dân thường được nhận liên quan chất
độc hóa học/dioxin ................................................................................... 47
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ NHIỄM CHẤT
ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TẠI BIÊN HÕA .............................................. 50
3.1 Đánh giá của ngƣời dân về thực trạng nhiễm chất độc hóa
học/dioxin .................................................................................................... 50
3.2 Dƣ luận xã hội của ngƣời dân về các con đƣờng phơi nhiễm dioxin
trong môi trƣờng vào cơ thể con ngƣời ................................................... 53
3.3 Dƣ luận xã hội về ảnh hƣởng của chất độc hóa học/Dioxin đời với
đời sống của nạn nhân chất độc da cam .................................................. 58
3.3.1 Đời sống vật chất của nạn nhân chất độc da cam ........................ 58
3.3.2 Đời sống tinh thần của nạn nhân chất độc da cam ...................... 63
3.4 Dƣ luận xã hội về vai trò của chính quyền địa phƣơng và các đoàn

thể xã hội trong việc trợ giúp các gia đình nạn nhân chất độc dioxin .. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 82

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban chỉ đạo 33:

Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc
hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam

CĐHH/Dioxin:

Chất độc hóa học/Dioxin

GEF:

Quỹ môi trường toàn cầu

HĐKC:

Hoạt động kháng chiến

KAP:

Kiến thức, thái độ và thực hành


NNCDDC:

Nạn nhân chất độc da cam

TCDD:

2,3,7,8 – Tetrachlorodibenzo-dioxin

TEQ:

Nồng độ độc dioxin tương đương tổng số (Total
dioxin toxic equeivalence) (tính độc hại tổng thể của
một hỗn hợp được tính tương đương được quy cho
TCDD nguyên chất)

UNDP:

Chương trình phát triển liên hợp quốc

Ủy ban 10-80:

Ủy ban quốc gia điều tra các hậu quả chiến tranh
hóa học của Mỹ ở Việt Nam.

4


DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU, HỘP
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa

31

Hình 2.1: Máy bay quân đội Mỹ đang rải CĐHH xuống chiến

34

trƣờng miền nam Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dữ liệu phân tích dioxin tại Biên Hòa đƣợc thực

36

hiện từ năm 1995 tới năm 2010
Bảng 2.2: Mức độ theo dõi các phƣơng tiện truyền thông đại

42

chúng
Bảng 2.3: Các nguồn cung cấp thông tin về CĐHH/dioxin

45

trong các hoạt động truyền thông trực tiếp
Bảng 2.4: Mức độ tiếp nhận các nội dung về dioxin

47

Bảng 3.1: Đánh giá của ngƣời dân về sự quan tâm tới những


68

nạn nhân chất độc dioxin
Bảng 3.2: Đánh giá của ngƣời dân về các hoạt động hỗ trợ

69

cụ thể
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Số liệu nạn nhân chất độc màu da cam theo báo cáo

40

tại hai phƣờng Tân Phong và Trung Dũng và số nạn nhân
của mẫu nghiên cứu
Biểu 2.2: Nhận thông tin về dioxin qua các phƣơng tiện

43

thông tin đại chúng
Biểu 2.3: Bàn bạc dioxin tại các cuộc họp tổ dân phố

46

Biểu 3.1: Đánh giá của ngƣời dân về việc nhiễm dioxin tại địa

50

5



bàn sinh sống
Biểu 3.2: Đánh giá của ngƣời dân về sự tồn tại của dioxin

53

trong môi trƣờng (năm 2007, 2009)
Biểu 3.3: Đánh giá của ngƣời dân về các con đƣờng xâm

54

nhập Dioxin (năm 2007, 2009)
Biểu 3.4 : Đánh giá của ngƣời dân về các biện pháp hạn chế

55

tác hại của dioxin
Biểu 3.5: Đánh giá của ngƣời dân đối với thực phẩm

56

Biểu 3.6: Ý định di dời

57

Biểu 3.7: Mức độ đến cơ sở y tế đề chạy chữa cho ngƣời bị

71


nhiễm chất độc hóa học/dioxin
Biểu 3.8: Đánh giá của ngƣời dân về các giải pháp nhằm

72

nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân chất độc dioxin
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Nạn nhân chất độc da cam gặp khó khăn trong việc
đề xuất đƣợc hƣởng trợ cấp

6

63


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chiến dịch dùng hóa chất trong chiến tranh ở Việt Nam của quân đội
Mỹ là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Từ năm 1961 đến năm
1971, quân đội Mỹ đã sử dụng gần 80 triệu lít chất độc hóa học ở miền nam
Việt Nam. Những chất độc hóa học đó bao gồm chất da cam, chất xanh da
trời (chứa cyanide để hủy diệt các cánh đồng lúa), chất xanh lá cây, chất
trắng, chất tím, chất hồng tùy thuộc vào loại sinh vật mà nó được chế tạo để
hủy diệt. Trong đó, độc hại nhất là chất độc da cam/dioxin (2,3,7,8 – TCDD).
Theo Stellman (2003) và NAS (2003) tổng số lượng Dioxin mà Việt Nam
phải hứng chịu là 366 kg và số người bị phơi nhiễm trong khoảng thời gian
chiến tranh vào khoảng 2,1 – 4,8 triệu người.
Sân bay Biên Hòa là một căn cứ chính của chiến dịch Ranch Hand tại
miền Nam Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ ô nhiễm
dioxin tại Biên Hòa là rất cao (Dự án Z1, Bộ Quốc Phòng, Công ty Hatfield

và Ban 10-80, 2007). Tại các khu vực trước đây là bồn chứa, chất đôc hóa
học/dioxin đã thấm sâu vào đất và có khả năng ảnh hưởng đến mạch nước
ngầm. Từ khu vực bồn chứa, việc nạp chất độc lên máy bay và việc rửa máy
bay sau khu phun rảỉ, chất độc hóa học/dioxin đã lan tỏa ra xung quanh theo
địa hình và dòng nước chảy, gây ô nhiễm trên diện rộng, nhất là các hồ xung
quanh mà trước đây người dân vẫn sử dụng cá, tôm đánh bắt được trong hồ
làm thực phẩm và chăn thả gia súc, gia cầm. Do đó dẫn đến khả năng phơi
nhiễm của người dân sống ở khu vực phụ cận sân bay Biên Hòa là rất lớn.
Theo cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), dường như không có mức độ
phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn. Hàm lượng gây dioxin gây chết ở
chuột là 0,0022mg/kg cân nặng, gây chết ở người là 0,1mg/kg cân nặng
[21,tr.117]

7


Nhận thức rõ được mối nguy hại của CĐHH/dioxin và các chất độc tồn
lưu sau chiến tranh đối với môi trường và con người, từ những năm 1970 các
nghiên cứu về CĐHH/dioxin tại miền nam Việt Nam đã bắt đầu được thực
hiện. Cho đến nay đã có rất nhiều dự án đã được tiến hành về điều tra, đánh
giá sự tác động tồn lưu CĐHH/dioxin, ảnh hưởng của chất độc đến sức khỏe
của người dân sống trong khu vực có điểm nóng; Nghiên cứu nhằm giảm
thiểu ô nhiễm và tẩy độc; Đánh giá mức độ ô nhiễm dioxin,.v.v. Các kết quả
nghiên cứu về ảnh hưởng của CĐHH/dioxin đối với sức khỏe của con người
đã cho thấy, những người mắc bệnh liên quan đến CĐHH/dioxin không chỉ là
những người sống và trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam mà nó
tích tụ trong mô của họ và sau đó chuyển sang các thế hệ tiếp theo. Không chỉ
vậy, những người chuyển từ nơi khác đến sinh sống tại những khu vực có tồn
lưu CĐHH/dioxin cao thì cũng có khả năng phơi nhiễm qua đường tiếp xúc
trực tiếp và qua đường ăn uống. Báo cáo: “Điều tra, khảo sát và đánh giá

thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường tại các điểm nóng về nhiễm chất độc
hóa học/dioxin, đề xuất giải pháp khắc phục” do Ban chỉ đạo 33 nghiên cứu
tại thành phố Biên Hòa năm 2008 đã chỉ ra rằng, trong số 10 gia đình có nạn
nhân chất độc da cam thì chỉ có 1 hộ gia đình cư trú tại địa bàn vào thời điểm
trước năm 1975. Có 7 hộ chuyển từ nơi khác đến địa bàn này trong thời gian
từ 1976 đến 1997 và có 2 hộ gia đình nạn nhân có thời gian cư trú tại khu vực
này từ năm 1998 đến thời điểm nghiên cứu [3].
Trong các lĩnh vực nghiên cứu nói trên thì việc nghiên cứu về đánh giá
của người dân của các khu vực bị ảnh hưởng CĐHH/dioxin nói chung và
người dân thành phố Biên Hòa nói riêng về tác hại và cách phòng tránh phơi
nhiễm CĐHH/dioxin còn rất hạn chế. Cho tới thời điểm này, tại sân bay Biên
Hòa phát hiện thêm nhiều điểm ô nhiễm mới với mức độ ô nhiễm vượt cao
hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Việc ngăn chặn lan tỏa dioxin tại sân

8


bay Biên Hòa ra môi trường xung quanh vẫn chưa được xử lý triệt để, do đó
nghiên cứu về đánh giá của người dân thành phố Biên Hòa về CĐHH/dioxin
trở nên đặc biệt cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố Biên
Hòa (Nghiên cứu trường hợp tại phường Trung Dũng và phường Tân
Phong) để tìm hiểu đánh giá của người dân mức độ ô nhiễm, con đường phơi
nhiễm dioxin và về đời sống của nạn nhân chất độc màu da cam. Thông qua
hệ thống chức năng của dư luận xã hội, các kết quả nghiên cứu có thể là
những gợi ý hữu ích trong việc nâng cao nhận thức của người dân về tình
trạng nhiễm CĐHH/dioxin tại Biên Hòa.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chiến dịch rải chất diệt cỏ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (Chiến
dịch Rank Hand) là cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất, quy mô nhất và kéo

dài nhất trong lịch sử. Việt Nam đã phải hứng chịu một khối lượng dioxin
khổng lồ trong một thời gian dài, liên tục, do đó Việt Nam phải gánh chịu hậu
quả nặng nề về môi trường và sức khỏe con người sau chiến tranh. Cố
GS.Tôn Thất Tùng là nhà khoa học đầu tiên ở Việt Nam nêu lên vấn đề tác
hại lâu dài của chất dioxin đối với sức khỏe của nhân dân. Năm 1970, giáo sư
Tôn Thất Tùng cùng với một phái đoàn khoa học của Việt tham dự hội nghị
Orsay- Paris đã tố cáo chất độc hóa học, dioxin đã gây ra ung thư, đột biến
gen dẫn tới dị tật bấm sinh và các tai biến sinh sản. [21]
Các nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm dioxin ở miền Nam Việt Nam đã
được thực hiện từ những năm đầu 70 của thế kỷ 20 (Papke và cs, 2003) bắt
đầu từ các nghiên cứu của Baughman và Meselson trong các năm 1973 -1974.
Họ là người đầu tiên phân tích dioxin trong các mẫu cá, tôm lấy ở các sông ở
miền nam Việt Nam. [3]

9


Ủy ban quốc gia điều tra các hậu quả của chiến tranh hóa học của Mỹ ở
Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm 1980, gọi tắt là Ủy ban 10-80
(nay là Ban 10-80). Uỷ ban 10 – 80 đã phối hợp cùng Công ty tư vấn môi
trường Hatfield, Canada do cố Giáo sư Hoàng Đình Cầu lãnh đạo đã tiến hành
nghiên cứu độ tồn lưu Dioxin ở khu vực ASo – ALưới thuộc tỉnh Thừa Thiên
Huế và đề ra những giải pháp khắc phục ô nhiễm Dioxin cho nhân dân sống
trong vùng. Đồng thời, xây dựng các bản đồ băng rải chất độc hoá học do Mỹ
sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Đây chính là một trong những công
trình đầu tiên nghiên cứu một cách có quy mô về độ tồn lưu Dioxin ở Viêt
Nam. Công trình nghiên cứu đã có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong
công tác khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam.
Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định thành lập Ban chỉ

đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh Việt Nam (gọi tắt Ban chỉ đạo 33) thay thế Ủy ban 10-80. Từ năm 1999
-2005, Nhà nước đã tổ chức và chi kinh phí cho 22 đề tài Khoa học và công
nghệ nhằm khắc phục hậu quả chất độc hóa học/Dioxin dùng trong chiến
tranh. Đây được gọi là Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ Quốc
gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, gọi
tắt là Chương trình 33. Chương trình 33 bao gồm 22 đề tài với tổng kinh phí
là 47 tỉ VNĐ (tương đương hơn 3 triệu USD). Các chương trình và đề tài
nghiên cứu nói trên đã tiếp cận dưới góc độ y học, di truyền hoc, sinh hóa học
và các dự án khắc phục hậu quả chất độc trong chiến tranh đối với môi
trường, các hệ sinh thái sức khỏe con người (Nguyễn Hữu Thụ, 2012). Điều
đáng lưu ý là ở nước ra, nếu hậu quả về môi trường và sức khỏe con người do
CĐHH/dioxin để lại đã và đang được nghiên cứu, làm sang tỏ thì hậu quả về
tâm lý ở các nạn nhận vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Có thể nói, cho

10


đến thời điểm hiện tại thì chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu một
cách hệ thống và chuyện sâu về các vấn đề sức khỏe tâm lý ở nạn nhận
CĐHH/dioxin hay ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh đối với sức khỏe tâm lý của con người.
Năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban tư tưởng
Văn hóa trung ương đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận xã hội về Khắc
phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Mục đích của cuộc thăm dò này là thu thập thông tin về quy mô và mức độ
ảnh hưởng của chất độc mầu da cam ở 2000 người được hỏi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, có 98% người được hỏi biết về chất độc mầu da cam, 94% số
người được hỏi trả lời là các nguyên nhân chính làm gia tăng các hiện tượng
tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh và các loại bệnh nan y là do chất độc hóa

học, 95% người trả lời biết về đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm chất độ hóa
học là những người trong thời gian chiến tranh sống và chiến đấu ở những
vùng bị Mỹ rải chất độc hóa học [12]. Đây là một trong số ít các nghiên cứu
về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam từ hướng tiếp cận Dư luận xã hội.
Năm 2003, một trong những cuốn sách đầu tiên về chất độc da cam của
tác giả Lê Kế Sơn đã làm rõ nhiều vấn đề quan trọng: Lịch sử chiến tranh da
cam ở Việt Nam, ảnh hưởng của chất độc da cam đến môi sinh và sức khỏe
con người, tình hình khắc phục hậu quả của chất da cam ở Việt Nam,v.v.
Năm 2006, Lê Cao Đài công bố kết quả nghiên cứu “Chất da cam trong
chiến tranh Việt Nam: tình hình và hậu quả”. Một nghiên cứu khác của nhóm
tác giả Lê Quang Bách, Đoàn Huy Hậu, Hoàng Lương (2006) làm rõ mối liên
hệ rõ ràng giữa CĐHH/dioxin và một số bệnh tật cơ thể.
Năm 2008, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 đã phối hợp với Viện Nghiên
cứu và Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ thuộc Viện Khoa học xã hội Việt

11


Nam và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai tiến hành Điều tra, khảo sát
và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường tại các điểm nóng về
nhiễm chất độc hóa học/Dioxin và đề xuất giải pháp khắc phục. Báo cáo đã
chỉ ra rằng: “Nhận thức về tác hại và khả năng phòng chống phơi nhiễm
dioxin, hành vi để hạn chế ảnh hưởng dioxin còn là một khoảng trống trong
nhận thức và hành vi của người dân, kể cả cán bộ các ban ngành liên quan,
cán bộ chính quyền. Họ chỉ biết mình đang sống trong môi trường ô nhiễm
dioxin do những thông báo trên phương tiện truyền thông nhưng không có
nguồn thông tin cụ thể cũng như chưa được cung cấp kiến thức để có thể
“sống chung” với dioxin như thế nào” [3]. Như vậy, có thể thấy rằng cả người
dân, chính quyền và đoàn thể ở địa phương cũng chưa hiểu rõ về mức độ ô

nhiễm, cách phòng chống phơi nhiễm và mối nguy hại của Dioxin tới sức
khỏe con người (sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần).
Hội Y tế công cộng đã tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành
vi (KAP) của người dân thành phố Biên Hòa trước (năm 2007) và sau khi tác
động (năm 2009). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến thức của người dân về
sự tồn tại dioxin trong môi trường và con đường xâm nhập dioxin từ môi
trường vào cơ thể đã được nâng lên đáng kể.
Báo cáo “Đánh giá mức độ ô nhiễm dioxin trong môi trường và sức
khỏe con người tại sân bay Biên Hòa và vùng phụ cận” (2011) do Văn phòng
ban chỉ đạo 33 và công ty Hatfield đã trình bày những kết quả, kết luận của ba
nghiên cứu gần đây do Hatfield và Chính phủ Việt Nam thực hiện (1.Ủy ban
10-80 năm 2004 -2005, 2. Trung tâm nhiệt đới Việt Nga năm 2008, Văn
phòng 33 chịu trách nhiệm nghiên cứu hiện tại) nhằm xác định phạm vi và
mức độ ô nhiễm dioxin trong môi trường và trong nhóm dân cư sống trong và
xung quanh khu vực sân bay Biên Hòa, Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra rằng:
“Kể từ năm 2010, dioxin vẫn tiếp tục gây ô nhiễm cho hệ sinh thái nước, môi

12


trường và chuỗi thức ăn ... Những người bi ̣ảnh hưởng nhấ t khi phơi nhiễm
trực tiế p với dioxin từ các điể m nóng trong sân bay Biên Hòa là những người
đánh bắ t cá và canh t ác thủy canh và nông nghiệp ở Hồ Z 1, và các hồ Paer
Ivy, và các hồ ao ở hữu tư nhân nằm trong sân bay

(và các vùng nước mở

rô ̣ng của các thủy vực trên ). Những người khác có thể bi ̣ảnh hưởng do ăn cá ,
các động vật thủy s inh đươ ̣c đánh bắ t từ Hồ trong sân bay , mă ̣c dù con số
chính xác vẫn chưa được biết”. [5]

Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề dioxin nói chung và vấn đề
nghiên cứu dioxin ở Biên Hòa nói riêng đã cung cấp cho chúng tôi một bức
tranh tổng thể về nguyên nhân, thực trạng và hậu quả mà dioxin tác động lên
môi trường sống và con người ở Biên Hòa. Nhưng người dân sống ở khu vực
phơi nhiễm cao chưa chủ động phòng/tránh phơi nhiễm dioxin. Và nếu không
có biện pháp can thiệp kịp thời thì dioxin vẫn còn tiếp tục gây ô nhiễm cho
môi trường và ảnh hưởng sức khỏe của con người.
Xuất phát từ sự thiếu hụt nghiên cứu về Dư luận xã hội của người dân
về tình trạng nhiễm chất độc hóa học/Dioxin tại khu vực họ đang sinh sống,
đồng thời với mong muốn làm sáng tỏ hơn kết luận: “Nhận thức về tác hại và
khả năng phòng chống phơi nhiễm dioxin, hành vi để hạn chế ảnh hưởng
dioxin còn là một khoảng trống trong nhận thức và hành vi của người dân, kể
cả cán bộ các ban ngành liên quan, cán bộ chính quyền” trong báo cáo “Điều
tra, khảo sát và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và môi trường tại các điểm
nóng về nhiễm chất độc hóa học/dioxin. Đề xuất giải pháp khắc phục” chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học ở chỗ nó cho thấy khả năng vận
dụng lý thuyết của dư luận xã hội để tìm hiểu sự đánh giá của người về vấn đề

13


nhiễm chất độc hóa và các tác động xã hội, môi trường ảnh hưởng đến đời
sống của người dân sống trong khu vực bị ô nhiễm.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua tìm hiểu dư luận xã hội của người dân thành phố Biên Hòa, có thể
biết được thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm dioxin và
hiệu quả truyền thông. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần

nâng cao nhận thức của người dân về cách phòng tránh phơi nhiễm dioxin.
4. Mục đích nghiên cứu
- Hiệu quả hoạt động cung cấp thông tin cho người dân của chính
quyền địa phương, của các tổ chức, đoàn thể xã hội đối với vấn đề
nhiễm CĐHH/dioxin tại địa phương.
- Nghiên cứu những đánh giá của người dân về mức độ và các con
đường xâm nhập dioxin.
- Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của CĐHH/dioxin đến đời
sống của họ và những gia đình có nạn nhân chất độc màu da cam.
- Đề xuất các chính sách nhằm nâng cao nhận thức cho người dân để
họ phòng tránh phơi nhiễm một cách hiệu quả.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng
Dư luận xã hội của người dân thành phố Biên Hòa về vấn đề nhiễm
chất độc hóa học/Dioxin (Nghiên cứu trường hợp phường Trung Dũng và
phường Tân Phong)
5.2 Khách thể
Đại diện hộ gia đình tuổi từ 25 – 65 tuổi
Các bộ các cấp (cán bộ chính quyền, đoàn thể)
5.3 Phạm vi
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 - 2014

14


- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại phường Trung
Dũng và phường Tân Phong của thành phố Biên Hòa. Đây là 2 phường
có vị trí nằm gần với sân bay Biên Hòa và đã được xác định là địa bàn
nằm trong vùng nhiễm chất độc hóa học của thành phố Biên Hòa.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi
Chính quyền và các tổ chức, đoàn thể xã hội đã có những hoạt động
truyền thông về vấn đề CĐHH/dioxin không? Hiệu quả của các hoạt động đó
như thế nào?
Người dân tại khu vực nghiên cứu có đánh giá như thế nào về tình
trạng nhiễm CĐHH/dioxin tại khu vực mình đang sinh sống?
Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của CĐHH/dioxin đến đời sống
của họ và những gia đình có nạn nhân chất độc màu da cam như thế nào?
6.2 Giả thuyết
Phương tiện truyền thông và các tổ chức, đoàn thể xã hội đã có vai trò
nhất định trong việc nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng nhiễm
chất độc hóa học/dioxin. Tuy nhiên thông tin cung cấp cho người dân chưa
sâu và bị hạn chế bởi nó liên quan đến lợi ích của địa phương.
Phần lớn người dân biết về khu vực mình đang sinh sống có nhiễm chất
độc hóa học, tuy nhiên mức độ hiểu biết là không đồng nhất. Người dân biết
sự xâm nhập dioxin từ môi trường vào cơ thể con người thông qua đường ăn
uống.
Tình trạng ô nhiễm dioxin tại Biên Hòa sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân nơi đây, đặc biệt các gia
đình có nạn nhất chất độc da cam là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

15


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Luận văn này được thực hiện từ các nguồn dữ liệu sau
7.1.1 Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Điều tra, khảo sát và đánh giá thực
trạng kinh tế - xã hội và môi trường tại các điểm móng về nhiễm chất độc hóa
học/Dioxin, đề xuất giải pháp khắc phục” do Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ

Tài Nguyên và Môi trường tiến hành năm 2007 – 2008.
Kết quả xử lý số liệu 400 bảng hỏi của hộ gia đình tại phường Trung
Dũng và phường Tân Phong.
Đối tượng điều tra là đại diện hộ gia đình có độ tuổi từ 25 - 65 tuổi.
7.1.2 Sử dụng kết quả nghiên cứu của dự án: “Đánh giá sự thay đổi kiến thức,
thái độ và thực hành của người dân phường Trung Dũng và Tân Phong,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về dự phòng phơi nhiễm Dioxin qua thực
phẩm, sau 1 năm can thiệp”. Khảo sát sau can thiệp 2009 được tiến hành với
426 người trong độ tuổi 16 – 60 tuổi.
7.1.3 Sử dụng một số số liệu thống kê, báo cáo của địa phương và các tài liệu
có sẵn liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Ấn phẩm, tài liệu hội thảo, luận văn
Thạc sỹ và các tư liệu về vấn đề nhiễm chất độc hóa học đã công bố trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, v.v.
7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi đã tiến hành thêm các phỏng vấn sâu để bổ sung cho nghiên
cứu định lượng được sử dụng trong luận văn này. Chúng tôi tiến hành 5
phỏng vấn sâu vào tháng 8 năm 2013 và 4 phỏng vấn sâu vào tháng 9 năm
2014. Cụ thể như sau:
PVS lãnh đạo Phòng y tế:

1 người

PVS cán bộ trạm y tế phường/Dân số:

2 người (1người/địa điểm)

PVS hộ gia đình:

6 hộ (3 hộ/địa điểm)


16


8. Khung phân tích

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG

TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHIỄM
CĐHH

DƢ LUẬN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI DÂN
VỀ VẤN ĐỀ NHIỄM CĐHH

Thực trạng
ô nhiễm dioxin

Con đường xâm
nhập dioxin vào cơ
thể con người
- Đường ăn uống
- Đường hô hấp
- Da, niêm mạc
- Sữa mẹ

17

Ảnh hưởng đến
đời sống vật chất

Ảnh hưởng đến

đời sống tinh thần


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Dư luận xã hội
Định nghĩa
Thuật ngữ dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà
nước người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu vào thế kỷ 12 (năm 1159). Tuy
nhiên, chính Jean – Jacques Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng
nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Pháp.
Dư luận xã hội (công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen
thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia) trong cuộc sống hàng
ngày, thường phải quan tâm và tính toán đến. Phần đông các nhà nghiên cứu
dư luận xã hội Liên – xô (cũ) định nghĩa dư luận xã hội là sự phán xét, đánh
giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội với các vấn đề họ quan tâm.
Theo B.K.Paderin: “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu
là các ý kiến thể hiện sự phán xét, đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc
không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự
kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc
che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã
hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ”. [25]
Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đưa ra nhận định tương tự. Ví dụ “Công luận
là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm
quan trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai” (Young,
1923). Nhà nghiên cứu Mỹ khác lại định nghĩa: “Công luận là kết quả tổng
hợp các ý kiến trả lời của mọi người đối với các câu hỏi nhất định, dưới điều
kiện của cuộc phỏng vấn” (Warner, 1939). Có những định nghĩa rất đơn giản,
nhưng rất phổ biến trong giới nghiên cứu Mỹ: “Công luận là các tập hợp ý


18


kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà người người nghiên cứu có thể tìm được”
(Childs, 1956) [25]
Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về dư
luận xã hội. Tuy nhiên có thể tựu trung lại, dư luận xã hội là ý kiến có tính
chất đánh giá về các vấn đề mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ
hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa dư luận xã hội
như sau: “Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh
giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại
diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn
tại”[29].
Quan điểm này cho thấy, sự phản ánh trong dư luận xã hội trước hết có
tính chất đánh giá, từ sự đánh giá các hiện tượng xã hội để xác định hành vi
ứng xử của con người. Tính đặc thù của dư luận xã hội thể hiện ở chỗ: nó
không chỉ thuần túy tinh thần mà nó là cấu trúc tinh thần – thực tế. Tính đặc
thù này của dư luận xã hội chỉ ra mức độ xem xét sự thể hiện của dư luận xã
hội. Dư luận xã hội chín chắn phải được thể hiện đầy đủ ở mức độ lời nói và ở
mức độ hành vi. Vì vậy, dư luận xã hội được xem là một hiện tượng tâm lý xã
hội, là cầu nói giữa ý thức xã hội và hành động xã hội.
Khách thể dƣ luận xã hội
Khách thể của dư luận xã hội có thể là những sự kiện hết sức khác nhau
trong đời sống xã hội. Lợi ích chung được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xác
định khách thể của dư luận xã hội. Cần nhận thấy rằng, trong mối quan hệ với
ý thức, lợi ích có thể tồn tại ở ngoài dư luận xã hội, chẳng hạn, lợi ích được
phản ánh dưới dạng các học thuyết, các cương lĩnh, nhưng chính bản thân dư
luận xã hội lại chỉ tồn tại trên cơ sở lợi ích chung. Lợi ích chung là cơ sở để

xuất hiện các tranh luận tập thể. Dấu hiện thứ hai để xem xét khách thể dư

19


luận xã hội là tranh luận, những tranh luận này gắn với lợi ích xã hội được
mọi người cũng có nhu cầu quan tâm.
Chủ thể dƣ luận xã hội
Chủ thể dư luận xã hội là toàn thể xã hội nói chung, là quần chúng nhân
dân, là các tổ chức đảng hoặc các tổ chức đoàn thể xã hội. Lập trường giai cấp
được xem là cơ sở để xác định chủ thể của DLXH, vì giai cấp là vật mang của
dư luận xã hội được hình thành với những lợi ích và mục đích giai cấp. Do
đó, khi xem xét DLXH, người ta không chỉ đặt nó trong cấu trúc ý thức xã hội
nói chung, mà phải phân tích nó trong cấu trúc các quan hệ xã hội, vì bản chất
của dư luận xã hội phản ánh vị thế xã hội trong sự tương tác với các cá nhân
và các nhóm xã hội được tạo nên bởi quan hệ xã hội và các lợi ích của họ.
[29]
1.1.2 Chất độc hóa học/dioxin
Chất độc hóa học dùng để chỉ các chất độc hóa học mà Mỹ đã sử dụng
trong chiến tranh tại Việt Nam trong chiến dịch Rank Hand. Chất độc hóa
học/dioxin là cụm từ chỉ các chất độc hóa học có chứa Dioxin như
Poiclophenon và các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam như da cam, đỏ, trắng, xanh, xanh lá mạ. [8, tr.17]
Dioxin
Dioxin là một hợp chất hữu cơ không mùi, không màu, chứa Cacbon,
Hyđro, Oxy và Chlorin. Dioxin được Kraus G (1941) tình cờ phát hiện ra
trong một thí nghiệm. Đây là những hormone có khả năng làm ngưng trệ sự
tăng trưởng của cây cỏ. Một trong những loại hormone này là chất 2,4D khi
phun lên cây, nó sẽ làm trụi lá trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ rồi
sau đó, cây sẽ chết. Chất 2,4D đã được người Mỹ dùng để tiêu diệt cỏ dại mọc

hai bên đường giao thông, đường xe lửa.

20


Năm 1950, những nhà nghiên cứu Bộ Quốc phòng Mỹ đã trộn lẫn chất
2,4D với chất 2,4,5 T để cho ra một chất diệt cỏ nhanh hơn, mạnh hơn. Đó
chính là Dioxin, với công thức hóa học 2,3,7,8 Tetrachlorodibenzo-p-dioxin.
Có đến 210 hợp chất Dioxin khác nhau, nhưng chỉ có 17 hợp chất là độc.
Dạng Dioxin độc hại nhất và được nghiên cứu rộng nhất là Dioxin 2,3,7,8 –
Tetrachlorodibenzo-p-dioxin viết tắt 2,3,7,8 – TCDD được đo bằng phần
nghìn tỉ (ppt). [21]
Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công
nghiệp liên quan đến Clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và
thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy và nhiều công đoạn
khác.
Hiện nay, dioxin được dùng để chỉ hàng trăm chất hóa học có mặt trong
môi trường. Các hợp chất xếp trong lớp các chất tương tự dioxin (Dioxin –
like Compounds) được xếp vào ba nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm các Polychlorinated Dibenzo-p-dioxin (PCDDs)
- Nhóm 2: Bao gồm các Polychlorinated Dibenzofuran (PCDFs)
- Nhóm 3: Bao gồm các Polychlorinated Biphanyls (PCBs)
Nhóm 1 và nhóm 2 thường là sản phẩm biến đổi các chất khi con người đốt
chất thải công nghiệp hay nông nghiệp, cháy rừng, sử dụng khí đốt. Trong khi
nhóm 3 (các PCB và các PCB giống dioxin) lại thường được sản xuất có chủ
định, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Dioxin là một loại chất cực độc, độc nhất trong số các chất độc ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người. Dioxin nguy hiểm đối con người bởi vì:
(1) Một khi vào cơ thể thì Dioxin sẽ được thu gom trong mô mỡ của người và
động vật, gây ra 18 loại bệnh, nếu hàm lượng là 0,1mg/kg cân nặng thì có thể

gây chết người [19,tr.17], (2) Những người bị phơi nhiễm dioxin có thể để lại
dấu vết và truyền sang thế hệ tiếp theo, (3) Dioxin có thể thâm nhập và gây

21


nguy hại thông qua tất cả các điểm tiếp xúc trực tiếp qua da, qua đường hô
hấp, qua nước uống, qua thức ăn có hàm lượng Dioxin cao.
Chất độc hóa học/dioxin khi đi vào cơ thể người có thể gây ra 17 bệnh:
1/Ung thu phần mềm, 2/U lympho không Hodgkin, 3/U lympho Hodgkin,
4/Ung thư phế quản, phổi, 5/Ung thư khí quản, 6/Ung thư thanh quản, 7/Ung
thư tiền liệt tuyến, 8/Ung thư gan nguyên phát, 9/Bệnh đa u tủy xương ác
tính, 10/Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tinh, 11/Tật gai sống
chẻ đôi, 12/Bênh chứng cá do clo, 13/Bệnh đái tháo đường type 2, 14/Bệnh
Phophyrin xuất hiện chậm, 15/Các bất thường sinh sản, 16/Các dị dạng, dị tật
bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm CĐHH/Dioxin), 17/Rối loạn tâm
thần. [9]
1.1.3 Nạn nhân chất độc màu da cam
Trong chương 2, Mục 8, Điều 26, khoản 1 Pháp lệnh ưu đãi người có
công với Cách mạng số 26/2005/PL – UBTVQH, ngày 29/6/2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: “Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH/dioxin là người được
cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ
chiến đấu tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐHH/dioxin, bị mắc bệnh làm
suy giảm khả năng lao động, sinh con bị dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu
quả của CĐHH/Dioxin”. Cũng ở chương 2, Mục 8, Điều 27, Khoản 1 của
Pháp lệnh này lại quy định: “Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm CĐHH/Dioxin là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị
dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu
quả của CĐHH/dioxin”

Như vậy có 3 tiêu chí xác định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
CĐHH/dioxin, đồng thời cũng là 3 tiêu chí xác định người được gọi là nạn
nhân CĐHH/dioxin Việt Nam như sau:

22


(1) Do bị hậu quả CĐHH/dioxin mà mắc bệnh hiểm nghèo làm suy
giảm (hoặc mất hoàn toàn) khả năng lao động;
(2) Do hậu quả CĐHH/dioxin mà sinh con dị dạng, dị tật;
(3) Do hậu quả CĐHH/dioxin mà vô sinh
Đối với con đẻ của những người vừa nêu trên cũng có 2 tiêu chí xác
định là nạn nhân CĐHH/dioxin:
(1) Do bị di chứng CĐHH/dioxin mà ngay từ lúc sinh ra đã bị dị dạng,
dị tật;
(2) Do bị di chứng CĐHH/dioxin mà mắc bệnh hiểm nghèo làm suy
giảm (hoặc mất hoàn toàn) khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao
động. [22]
Như vậy, cụm từ “Nạn nhân CĐHH/dioxin Việt Nam” được hiểu là
những người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm CĐHH/dioxin và con cái
của họ bị di chứng bởi chất độc này từ lúc mới sinh ra. Theo cách định nghĩa
này đã bỏ sót rất nhiều người là nạn nhân CĐHH/dioxin bị ảnh hưởng bởi
chất độc này sau chiến tranh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cụm từ “Nạn nhân
CĐHH/dioxin” bao gồm những người được xác nhận theo quy định của nhà
nước và cả những người bị phơi nhiễm do sống tại khu vực tồn lưu dioxin
cao.
1.1.4 Truyền thông
Khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Theo nghĩa
rộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất

sự sống hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa
học, các trường lực vật lý, các quá trình tâm lý mà con cho các phương thức
hành vi trong xã hội.

23


Quá trình truyền thông nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh
nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các
hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thông
báo.
M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thông như là phương tiện của
tương tác xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động
xã hội và bên kia là định hướng xã hội.
Theo thống kê có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật ngữ
truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo cấu trúc: loại có cấu
trúc một chiều, truyền thông như là truyền dẫn, như là hành động kích thích
phản ứng. Loại có quá trình cấu trúc đối xứng, truyền thông như là thông
hiểu, như là trao đổi, như là tham gia, như là quan hệ. Ở đây vấn đề tương tác
rất được coi trọng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm truyền thông như
sau: Truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ thống xã hội được
hình thành và phát triển. Do có truyền thông mà các thành tố xã hội, hệ thống
con người, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con, hệ thống lớn liên
tiếp được cải biến và phân hóa. [35]
1.1.5 Truyền thông đại chúng
Thuật ngữ truyền thông đại chúng lần đầu tiên được dùng trong Lời nói dầu
của Hiến chương Liên hiệp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục
(UNESCO) năm 1946. Thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển

các phương tiện truyền thông đại chúng để các kênh này trở thành một trong
những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống xã hội hiện đại. Người ta nhận rõ
ý nghĩa cơ bản của nó, đối với quá trình xã hội hóa con người cũng như việc
hình thành và phát triển các cộng đồng người. Nó giống như những cánh cửa

24


để nhìn ra thế giới. Nó tạo nên sự phụ thuộc và liên kết xã hội không chỉ trong
khu vực quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế. [33]
Truyền thông đại chúng là toàn bộ những kỹ thuật lan truyền thông tin
tới những nhóm công chúng lớn, chủ yếu bằng báo viết, phát thanh, truyền
hình, Internet…Sibermann (1981) định nghĩa đó là sự truyền bá với số lượng
lớn những nội dung giống nhau cho những cá nhân và những nhóm đông
người trong xã hội dựa trên kỹ thuật truyền bá tập thể. Media là những vật
truyền, những kênh để truyền đi thông điệp khác nhau. [37]
Khi phân tích về hiệu quả của truyền thông đại chúng, chúng ta cần
phải quan tâm đến hệ thống các chỉ tiêu. Việc sử dụng các chỉ tiêu nói trên ở
mức độ cá nhân cần tính đến các đặc điểm về tình cảm và đạo đức của người
nhân. Ở mức độ nhóm thì phải tính đến dư luận xã hội và tâm trạng xã hội.
[37]
1.2 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
Dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhất của ý thức xã
hội, nó phụ thuộc vào những quy định của các quan hệ xã hội cụ thể. Nguyên
lý lý luận của chủ nghĩa duy vật chỉ rõ: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội. Dư luận xã hội là một bộ phận cấu thành hệ thống tinh thần xã hội, do đó
nó được quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng nó lại tác động trở lại một cách
tích cực với tồn tại xã hội. Đặc điểm của dư luận xã hội là một cấu trúc tinh
thần – thực tế đã chỉ rõ mối quan hệ này.
Việc tìm hiểu bản chất dư luận xã hội cũng phải được xuất phát từ việc

nghiên cứu các quy luật chung của sự phát triển xã hội loài người và quy luật
nhận thức. Chủ nghĩa Mác đã khám phá ra quy luật này, điều đó cho phép mở
đầu những nghiên cứu bản chất của dư lunạ xã hội một cách khoa học. Cụ thể
hóa những vấn đề cơ bản của triết học ứng dụng trong xã hội, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác nhận thấy rằng: ý thức xã hội chính là sự phản ánh

25


×