Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

đề cương luận văn truyền hình với vấn đề ô nhiễm môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.83 KB, 21 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ơ nhiễm mơi trường là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế
giới, nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Ơ nhiễm mơi
trường sinh thái khơng chỉ tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của các thế hệ
hiện tại và tương lai. Ngày 01/08/2016, Tạp chí Forbes đã cơng bố kết quả
nghiên cứu về Chỉ số hiệu suất môi trường của Đại học Yale (EPI) nhằm
đánh giá và xếp hạng các quốc gia về các vấn đề môi trường thuộc hàng ưu
tiên trong hai lĩnh vực là bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ hệ sinh thái.
Năm vấn đề chính được đánh giá, xếp hạng gồm nước và điều kiện vệ sinh,
chất lượng khơng khí, ảnh hưởng tới sức khỏe, nông nghiệp, đa dạng sinh
học và môi trường sống. Nghiên cứu được thực hiện 2 năm một lần với dữ
liệu lấy từ các cơ quan chính phủ và các cơ quan nghiên cứu khác.
Tính tổng quát năm vấn đề được đánh giá, Việt Nam xếp hạng thứ
131 trên thế giới, thấp hơn Trung Quốc ở vị trí số 109, Syria xếp thứ 101,
Mỹ xếp thứ 26, đứng đầu bảng xếp hạng là quốc gia Bắc Âu - Phần Lan.
Trong đó, với xử lý nước thải, Việt Nam đạt số điểm 19,8/100, xếp hạng
124/139 quốc gia. Về mật độ che phủ rừng, Việt Nam đạt điểm 23,97/100,
xếp hạng 100/116 quốc gia. Khí hậu và Năng lượng, Việt Nam đứng gần
đáy 105/113 quốc gia.
Về chỉ số ảnh hưởng tới sức khỏe, Việt Nam đạt điểm 69,61/100 và
đứng thứ 93. Số điểm này được đo bởi chỉ số Mức độ Rủi ro do tiếp xúc
với Môi trường (ERE), dùng để đánh giá các mối nguy hiểm đối với sức
khỏe con người gây ra bởi 5 yếu tố môi trường gồm nguồn nước, vệ sinh, ơ
nhiễm chất dạng hạt, ơ nhiễm khơng khí trong gia đình và ơ nhiễm ozon.
Đáng chú ý nhất trong số 5 vấn đề được đánh giá, xếp hạng thì chất lượng
khơng khí ở Việt Nam đứng thứ 170/180 quốc gia được đánh giá, xếp hạng
với điểm số đạt 54,76/100. Trước đó, nghiên cứu của Forbes Việt Nam


cũng cho thấy, chất lượng khơng khí ở Việt Nam rất thấp khi gam màu đỏ


2

đậm, đỏ, vàng bao trùm khắp cả nước. Trong đó miền Bắc ơ nhiễm nặng
hơn miền Nam. Liệu khơng khí Việt Nam có thuộc nhóm ơ nhiễm nhất thế
giới? Điều này cho thấy, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro
sức khỏe từ môi trường, hay nói một cách khác, ơ nhiễm mơi trường đang
là là một trong những thách thức lớn nhất, ảnh hưởng lớn đến sự phát phát
triển kinh tế, xã hội của nước ta.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay, trên
cả nước có tới 283 khu cơng nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày
đêm; 615 cụm công nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý
nước thải tập trung; hơn 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu
xây dựng, hơn 4.500 làng nghề, lưu hành gần 43 triệu xe mô tô và trên 2
triệu ô tô.
Hằng năm, cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực
vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải
rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại. Hiện có 458 bãi chơn
lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chơn lấp khơng hợp vệ sinh.
Cùng với đó, tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khống sản,
xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu
hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa
dạng sinh học. Các vấn đề môi trường theo dịng chảy sơng Mekong, sơng
Hồng, các sơng xun biên giới ngày càng phức tạp.
Khu vực FDI hiện đóng vai trị chủ yếu trong xuất khẩu của Việt
Nam. Tuy nhiên, FDI có chiều hướng dịch chuyển dịng vốn vào các ngành
tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với mơi
trường… Tình trạng ơ nhiễm mơi trường diễn ra nhanh, phổ biến, phức tạp

hơn so với dự báo, tác động nhiều mặt đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
chính trị, văn hóa, giáo dục của đất nước.
Khơng những chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà ô nhiễm mơi
trường cịn làm giảm uy tín của nhiều cá nhân, tập thể, các cơ quan chức
năng liên quan. Nói vậy bởi, cách đây không lâu cả nước “sôi sục” trước sự


3

việc ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng ở Vũng Áng (Hà Tĩnh)
làm cá chết hàng loạt, làm ngư dân, người nơng dân điêu đứng thậm chí
phá sản…
Tất cả những vấn đề nêu trên đã, đang góp phần làm cho mơi trường
nói chung, mơi trường sống ở Việt Nam nói riêng ngày một xấu đi và ảnh
hưởng khơng tốt tới sức khỏe con người và đời sống xã hội Việt Nam.
Ngày 24/8/2016, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ mơi
trường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc đã nhấn mạnh: “Thực
trạng ô nhiễm nguồn nước, đất, khơng khí ngày càng nghiêm trọng, nhất là
ở các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu đô thị, khu dân
cư tập trung ở nông thôn… diễn ra trên diện rộng buộc chúng ta phải thay
đổi tư duy phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững”. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Kiên quyết khơng vì lợi
ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi mơi trường, cuộc sống bình n của
người dân”… Mặc dù có chủ trương quyết sách từ Đảng, Nhà nước, các cơ
quan chức năng, nhưng để những chủ trương, nghị quyết về môi trường đi
vào cuộc sống, cần có sự tham gia của thêm nhiều các cơ quan chức năng
trong đó có báo chí.
Thực trạng mơi trường ơ nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ
yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về
môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm

vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã
hội, cả nhân loại trên toàn cầu. Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt
ra thì truyền thông về bảo vệ môi trường vẫn giữ một vai trị quan trọng, là
mắt xích khơng thể thiếu nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cộng
đồng ứng phó với ơ nhiễm mơi trường.
Với chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin, định hướng dư luận
xã hội, báo chí, truyền thơng nói chung, truyền hình nói riêng đã và đang
tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.


4

Truyền hình với vai trị là cơ quan thơng tin, tuyên truyền của Đảng,
Nhà nước và được đánh giá là một trong những công cụ truyền thông quan
trọng trong bảo vệ môi trường. Với những ưu thế như: Thông tin nhanh
chóng, cách thức thể hiện đa dạng, sinh động, phù hợp với nhiều nhóm xã
hội khác nhau… truyền hình có nhiều thuận lợi hơn các loại hình truyền
thơng khác trong thông tin, truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của
người dân trước vấn đề bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù có nhiều ưu thế như vậy nhưng
thời gian qua truyền hình vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của mình
trong việc phản ánh vấn đề ơ nhiễm mơi trường. Cụ thể, ý thức của cá
nhân, cũng như tập thể hay những cơ quan xí nghiệp liên quan nhiều đến
vấn đề xả thải, gây ơ nhiễm… trên truyền hình chưa được khai thác triệt để
và thể hiện một cách quyết liệt; khơng ít tác phẩm chất lượng chưa như
mong mỏi, khán giả chưa thật hào hứng đón đợi... Vậy làm thế nào để có
nhiều hơn nữa những chương trình về ô nhiễm môi trường được phân tích
một cách sâu sắc, thuyết phục; được thể hiện sinh động, dễ hiểu? Làm thế
nào để khán giả xem truyền hình đặc biệt là các cơ quan, xí nghiệp có nguy
cơ gây ơ nhiễm mơi trường hiểu nhiều hơn thực trạng và từ đó tự điều

chỉnh hành vi của mình, cơ quan mình nhằm giảm thiểu tình trạng này?...
góp phần trả lại sự trong lành của môi trường sống?
Trước thực tế này, tác giả đã chọn vấn đề: “Truyền hình với vấn đề
ơ nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn của mình
với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ trả lời một cách thấu đáo, toàn diện
những câu hỏi đã nêu ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, tôi
thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cụ thể việc
thông tin, tuyên truyền vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
trên truyền hình. Tuy nhiên, cũng có một số cơng trình nghiên cứu khoa


5

học như sách, luận văn, giáo trình, bài giảng liên quan gần với đề tài, có thể
tham khảo, xin tóm lược như sau:
* Những vấn đề chung về nhiệm vụ, vai trị của truyền thơng, truyền
hình với ơ nhiễm mơi trường:
- Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị về
“Tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định rõ: Bảo vệ mơi trường là vấn đề sống
còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn
liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh
vì hịa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Quyết định số 256/2003/QĐTTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 về
việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, trong đó xác định:
“Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách
rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm

phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài
hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường
là đầu tư cho phát triển bền vững”.
- Nghị quyết 41NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Chính trị
về “Bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” đã nhấn mạnh vai trị của truyền thơng nói chung, báo chí
nói riêng trong cơng tác bảo vệ mơi trường. Đặc biệt, giải pháp đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ
môi trường cho quần chúng nhân dân” đã được đưa lên vị trí hàng đầu. Báo
chí truyền hình là một trong những phương tiện hữu hiệu để thực hiện
nhiệm vụ đó.
- Luật bảo vệ môi trường các năm 1994, 2005, 2014 của nước Cộng
Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều nêu rõ quy định về hoạt động bảo vệ
mơi trường, chính sách, biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền
và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.


6

Tất cả mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cơng dân trong nước, người Việt
Nam ở nước ngồi, tổ chức cá nhân nước ngoài sinh sống, hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Báo cáo “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 –
2020” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng tồn
quốc lần thứ XI.
Báo cáo trích dẫn nội dung Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống
thiên tai như một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, báo cáo nhấn
mạnh cần đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội

dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án. Đẩy mạnh xã hội hóa
cơng tác bảo vệ môi trường, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất
thải…12
- Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường giai đoạn 2012 – 2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường,
2012.
Mục tiêu tổng qt của Chương trình là khắc phục tình trạng ơ
nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại các khu vực bị ơ
nhiễm, suy thối; ngăn chặn sự phát sinh của các khu vực bị ơ nhiễm, suy
thối mới để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát
triển bền vững của đất nước, cụ thể: Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi
trường đối với 47 làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm
trọng; Cải thiện và phục hồi môi trường đối với 100 khu vực bị ô nhiễm
môi trường đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây
ra; 100% các dự án thu gom, xử lý nước thải từ các đô thị loại II trở lên, xả
trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông
Đồng Nai đã xây dựng dự án đầu tư được triển khai.


7

- Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn năm 2006, mục tiêu của Đề án là:
Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn
09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Y tế với số lượng 60
lít nước/người/ngày. Về vệ sinh mơi trường: 70% số hộ gia đình ở nơng
thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ nơng dân chăn ni có chuồng trại

hợp vệ sinh. Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các
cơng trình cơng cộng khác ở nơng thơn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ
sinh. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề chế biến lương thực, thực phẩm.
* Những nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Viết về vấn đề ơ nhiễm mơi trường có nhiều sách, luận văn, khóa
luận, bài viết, các đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài
nước đề cập. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan
hệ giữa truyền thông và vấn đề ô nhiễm môi trường. Qua khảo sát của tác
giả, những năm gần đây mới chỉ có một số nghiên cứu dưới dạng báo cáo
khoa học, khóa luận, luận văn thạc sỹ đề cập đến tới, tuy nhiên các nghiên
cứu này cụ thể hóa vấn đề ơ nhiêm mơi trường ở các mức độ khác nhau, có
thể kể đến một số cơng trình tiểu biểu như sau:
- Luận văn thạc sỹ “Đề tài mơi trường trên báo chí hiện nay” (2006)
của Mai Thị Dung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trong cuốn luận văn này, tác giả đã khái quát sơ lược về công tác
tuyên truyền về đề tài môi trường trên một số tờ báo in như: Báo Lao động,
Báo Nông thôn Ngày nay, Báo Tài Nguyên và Môi trường, đồng thời khẳng
định vai trò của báo in đối với bảo vệ môi trường tự nhiên. Trên cơ sở khảo
sát thực trạng phản ánh của cáctờ báo tuyên truyền về bảo vệ môi trường,
luận văn đã đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thơng tin báo chí viết về môi trường.


8

- Luận văn thạc sỹ Truyền thông đại chúng: “Báo chí Đồng Nai bảo
vệ lợi ích của người lao động trong các khu công nghiệp” (2007) của Đỗ
Thị Hải Yến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Luận văn tiếp cận vấn đề ở góc độ vai trị của các cơ quan báo chí –

truyền thơng, cụ thể là Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát
thanh – Truyền hình Đồng Nai với việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở
các khu cơng nghiệp, trong đó nhấn mạnh quyền lợi của người lao động là
được hưởng mơi trường làm việc trong lành. Qua đó, luận văn chỉ rõ thực
trạng ô nhiễm môi trường tại các khu cơng nghiệp của Đồng Nai được đăng
tải trên báo chí hiện nay.
- Luận văn “Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trên báo in hiện nay”
(2011) của ThS. Phạm Thị Minh Thắm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Qua khảo sát, luận văn đã tạo dựng bức tranh tổng thể về báo in với
vấn đề tuyên truyền về bảo vệ mơi trường. Trên cơ sở đó, tác giả tổng kết,
đánh giá q trình phản ánh của báo chí đối với vấn đề bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả tuyên truyền về hoạt động này trên báo in nước ta.
- Luận văn Thạc sỹ “Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai với vấn
đề mơi trường” (2014) của Thái Hồng Sơn, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
Luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng thơng tin của
các tác phẩm báo chí về vấn đề mơi trường đã được phát sóng trong các
chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai và mức độ hài
lòng của khán giả Đồng Nai khi xem các chương trình về mơi trường; đánh
giá khách quan về những thành công hạn chế của Đài Phát thanh – Truyền
hình Đồng Nai trong thơng tin về vấn đề mơi trường. Bên cạnh việc khẳng
định vai trị của báo chí trong truyền thông về vấn đề môi trường trên cơ sở
khảo sát thực tiễn, luận văn đã cung cấp những dữ liệu thực tế, xác thực, cụ
thể về vấn đề môi trường, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến


9

cách thức tổ chức thông tin về vấn đề môi trường đạt hiệu quả cao hơn cho

các cơ quan báo chí hiện nay.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu “Nhận thức và tiếp cận thơng tin về
biến đổi khí hậu của người dân hiện nay” do ThS. Dương Thu Hương, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2013.
Báo cáo dựa trên việc phân tích số liệu từ cuộc điều tra quy mơ tồn
quốc của Dự án Climate Asia thuộc Tổ chức BBC Media action với cỡ mẫu
được chọn là 3486 hộ gia đình tại 7 khu vực từ Bắc vào Nam. Kết quả phân
tích số liệu từ cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ người dân đã nghe đến cụm từ
BĐKH hoặc các thông tin liên quan chiếm 58%; gần ¼ số người được hỏi
trả lời chưa nghe và 16% số người nghe nhưng khơng hiểu gì. Cũng theo
tác giả, một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân
là tập trung ưu tiên chiến lược truyền thơng đến các nhóm hiện nay đang có
ít cơ hội được tiếp cận các thông tin về biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi
trường, địa phương hóa các chiến lược truyền thông, hướng tới truyền
thông thay đổi hành vi một cách bền vững.
- Cơng trình nghiên cứu “Thực trạng đưa tin về biến đổi khí hậu trên
truyền hình” của của khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
phối hợp với viện FES năm 2013.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong phân
tích nội dung văn bản, hình ảnh truyền thơng. Các tác giả đã chỉ ra việc
truyền hình phản ánh về biểu hiện, nguyên nhân của biến đổi khí hậu rất đa
dạng trong đó có ngun nhân từ ơ nhiễm mơi trường; đồng thời đưa ra
khuyến nghị đối với nhà báo, các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất
lượng tác phẩm truyền hình về biến đổi khí hậu nhằm giúp cơng chúng
nâng cao nhận thức và có hành vi đúng đắn ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Cơng trình nghiên cứu: “Thực trạng đưa tin về biến đổi khí hậu trên
truyền hình” của TS. Phạm Hương Trà và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Minh
thực hiện năm 2013 tại Học viện Báo chí và Tun truyền cũng có đề cập
đến vấn đề bảo vệ môi trường.



10

Theo đó, các tác giả đã tìm hiểu thực trạng đưa tin về vấn đề biến đổi
khí hậu dựa trên phân tích 40 tác phẩm báo chí truyền hình của VTV1 và
Truyền hình Vĩnh Long 1. 40 tác phẩm xoay quanh đề tài Biến đổi khí hậu
với các chủ đề: Hội nghị của các cấp ngành về chống Biến đổi khí hậu; các
hoạt động chống biến đổi khí hậu trong cộng đồng; các mơ hình kinh tế cơng nghệ chống biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường; những kết quả và
báo cáo mới nhất về thực trạng biến đổi khí hậu; những thiệt hại do biến
đổi khí hậu gây nên… Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực trạng
và những hệ lụy của biến đổi khí hậu là vấn đề cần được tuyên truyền sâu
rộng để nâng cao nhận thức của người dân nhưng lại rất ít được chú trọng
trên truyền thông.
- Luận văn Thạc sỹ Xã hội học “Nhận thức nhu cầu thông tin về biến
đổi khí hậu của đội ngũ làm cơng tác truyền thơng hiện nay” của Nguyễn
Thị Xuân Nguyên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014.
Trong luận văn, tác giả đã làm rõ một số khái niệm: nhận thức, nhu
cầu, thông tin, truyền thơng, truyền thơng đại chúng, biến đổi khí hậu, môi
trường; khảo sát, mô tả được nhận thức, nhu cầu thông tin của đội ngũ làm
công tác truyền thông về biến đổi khí hậu; phân tích được các yếu tố tác
động đến nhận thức của đội ngũ làm truyền thơng. Từ đó đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ làm truyền thông về
vấn đề này.
- Luận văn Thạc sỹ “Truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ truyền thông
về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Thảo, Học
viện Báo chí và Tun truyền (2015).
Đề tài trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về vấn đề
biến đổi khí hậu; làm rõ thực trạng truyền thơng về vấn đề biến đổi khí hậu
trên truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ hiện nay; đánh giá những kết quả và
hạn chế trong công tác truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời

đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung, hình thức truyền thơng ứng phó
với biến đổi khí hậu. Thực chất, luận văn khơng phân tích sâu về thực trạng


11

ơ nhiễm mơi trường nhưng khi phân tích các tác phẩm về biến đổi khí hậu
được đưa trên truyền hình thì luận văn cũng đưa ra các biểu hiện về biến
đổi khí hậu có nhiều nét tương đồng với biểu hiện của ô nhiễm môi trường.
Từ việc khảo sát các đề tài nghiên cứu trên đây cho thấy, có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới đề tài bảo vệ mơi trường tự
nhiên. Tuy nhiên, các cơng trình đều nghiên cứu một cách chung chung về
vấn đề bảo vệ môi trường hoặc nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền
thơng với biến đổi khí hậu, có đề cập đến một phần về thực trạng vấn đề ô
nhiễm môi trường trên một loại hình báo chí, và cho đến nay, vẫn chưa có
một cơng trình nghiên cứu chun sâu nào về “Truyền hình với vấn đề ơ
nhiễm mơi trường ở Việt Nam hiện nay”. Đây là đề tài không trùng lặp
với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đã được công bố trước đây. Trong luận
văn, tác giả xin sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu đi trước và coi đó là
tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu, phân
tích, đánh giá cơng tác truyền thơng, nhu cầu của công chúng cũng như nhu
cầu được trang bị những kỹ năng truyền thông về ô nhiễm môi trường của
những người làm báo chí truyền hình.
Luận văn góp phần đúc kết về mặt lý luận, từ đó điều chỉnh hoạt
động thực tiễn, cụ thể là góp phần giúp cho cơng tác truyền thông về vấn đề
ô nhiễm môi trường trên truyền hình được thực hiện hiệu quả hơn. Bên
cạnh đó, việc đi sâu phân tích để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, đề xuất
của công chúng đối với hoạt động truyền thông về ô nhiễm môi trường,
giúp cho các nhà báo truyền hình, các cơ quan báo chí có thêm thông tin để

nghiên cứu, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào
nghiên cứu, dựng lên một bức tranh toàn diện, khái quát về thực trạng, làm
rõ những thành công, hạn chế trong việc thông tin về vấn đề ô nhiễm môi


12

trường ở Việt Nam hiện nay; từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp nhằm
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thông tin về ô nhiễm môi
trường trên truyền hình trong thời gian tới ở Đài Truyền hình Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về
vấn đề ô nhiễm môi trường trên truyền hình.
- Thứ hai: Làm rõ thực trạng truyền thông về vấn đề ô nhiễm môi
trường trên truyền hình hiện nay.
- Thứ ba: Đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác truyền
thông về vấn đề ô nhiễm môi trường trên truyền hình.
- Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nhà báo, các cơ quan
báo chí nói chung và Đài THVN nói riêng có cách thơng tin đúng, trúng,
hấp dẫn về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trên truyền hình.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc thông tin về vấn đề ơ nhiễm mơi
trường trên truyền hình hiện nay.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Các tác phẩm về đề tài ô nhiễm môi trường trong các chương trình:

Chào buổi sáng, Thời sự 19h, Cuộc sống thường ngày, Vấn đề hôm nay,
Kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.
- Một số nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là các phóng viên
biên tập những người trực tiếp tham gia sản xuất các tác phẩm về ô nhiễm
môi trường ở Việt Nam hiện nay.
- Khán giả truyền hình - đây là những người đón nhận các chương
trình thời sự.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Chào buổi sáng, Thời sự 19h, Cuộc sống thường ngày,
Vấn đề hôm nay, Kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, thời gian từ
tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Vấn đề ô nhiễm mơi trường hiện nay được đưa trên truyền hình như
thế nào?


13

- Ưu điểm và hạn chế của các tác phẩm về ơ nhiễm mơi trường phát
sóng trong các chương trình truyền hình hiện nay là gì?
- Thơng qua các tác phẩm truyền hình, cơng chúng hiểu biết như thế
nào về vấn đề ô nhiễm môi trường?
Vấn đề đặt ra trong việc thông tin vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam trên truyền hình hiện nay?
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận về ơ
nhiễm mơi trường. Ngồi ra, cịn dựa trên cơ sở, quan điểm, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với truyền hình và vai trị, nhiệm vụ của
truyền hình nói chung; các Nghị quyết của Đảng, các Chương trình,

Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, ơ nhiễm
mơi trường của Nhà nước; những vấn đề lý luận về báo chí nói chung, báo
truyền hình nói riêng…
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Thơng qua việc phân tích những đề tài nghiên cứu đi trước, luận văn
có thể thiết kế được hướng nghiên cứu riêng, không trùng lắp về ý tưởng và
nội dung, đồng thời sử dụng các số liệu, kết quả nghiên cứu của các đề tài
khác có trích dẫn nguồn.
- Phương pháp phân tích nội dung
Dựa trên cơ sở phân tích các chương trình truyền hình (thời sự,
chuyên đề, chuyên mục) trên Kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam,
luận văn phân tích, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế trong nội dung,
hình thức, các thông thông tin về ô nhiễm môi trường hoặc liên quan đến
vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Thơng qua tiếp cận, mơ tả, phân tích các tác phẩm truyền hình tiêu
biểu về đề tài mơi trường, luận văn có thể phản ánh đầy đủ, chính xác cách
truyền hình đưa tin về vấn đề ơ nhiễm môi trường, đưa ra những chủ đề
quan trọng mà các nghiên cứu trước đó chưa khái quát được, đồng thời trả
lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.


14

- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Thông qua việc thu thập và thống kê dữ liệu bằng số, luận văn khái
quát hóa kết quả trong mẫu nghiên cứu, đưa ra những phân tích, đánh giá
khoa học cho tồn bộ tổng thể nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi

Thu thập ý đánh giá, nhận xét của cơng chúng về hiệu quả, tác động
của các chương trình truyền hình về vấn đề ơ nhiễm mơi trường hiện nay.
Đối tượng phỏng vấn được xác định là: 1. Đối tượng công chúng bao gồm
nam – nữ nông dân, công nhân viên chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý, học
sinh, sinh viên…; 2. Đối tượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của
Đài Truyền hình.
-Phương pháp phỏng vấn sâu
Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu một số thành viên Ban biên tập,
biên tập viên, phóng viên của Kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam;
lãnh đạo các cơ quan thơng tấn, báo chí nói chung; các nhà khoa học,
chun gia nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận
và thực tiễn về báo chí – truyền thơng, cụ thể là truyền thơng về vấn đề ơ
nhiễm mơi trường trên sóng truyền hình tại các cơ sở đào tạo báo chí –
truyền thơng. Qua đó làm nổi bật vai trị của truyền hình trong truyền thông
về vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời cung cấp thêm những luận giải
khoa học cho việc đánh giá thơng điệp về ơ nhiễm mơi trường trên truyền
hình hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn liên quan đến công
tác truyền thông về vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ quan báo chí nói
chung và các đài truyền hình nói riêng, góp phần xây dựng các chương
trình truyền hình phong phú hơn, hấp dẫn và lơi cuốn khán giả hơn. Qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông và định hướng dư luận xã hội.


15


- Giúp các nhà báo nói chung, các nhà báo truyền hình nói riêng xã
định được những kiến thức và kỹ năng viết và sản xuất chương trình truyền
hình về ô nhiễm môi trường hiện nay.
- Giúp cho các cơ quan báo chí nói chung, các đài truyền hình nói
riêng nắm được nhu cầu của cơng chúng, từ đó sản xuất các chương trình
truyền thơng về vấn đề ơ nhiễm môi trường phù hợp với từng đối tượng
khán giả.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần bảng mã các từ viết tắt, mở đầu, kết luận, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thông tin vấn đề ơ nhiễm mơi
trường trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng thông tin vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam trên truyền hình hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng việc
thơng tin về vấn đề ơ nhiễm mơi trường trên truyền hình

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN VẤN ĐỀ
Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG TRÊN TRUYỀN HÌNH


16

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Ơ nhiễm mơi trường
1.1.2. Truyền hình
1.1.3. Ơ nhiễm mơi trường trên truyền hình
1.2. Vai trị của truyền hình trong thơng tin về ơ nhiễm môi trường
1.3. Yêu cầu trong thông tin về ô nhiễm mơi trường trên truyền hình

Tiểu kết chương 1

Chương 2
THỰC TRẠNG THÔNG TIN VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY

2.1. Vài nét về các chương trình khảo sát
2.1.1. Chương trình thời sự
2.1.2. Chương trình chuyên đề
2.1.3. Các chương trình khác đề cập đến vấn đề ơ nhiễm mơi trường
2.2. Phân tích thực trạng thơng tin vấn đề ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam trên truyền hình
2.2.1. Về tần xuất phát sóng
2.2.2. Về nội dung
2.2.3. Về hình thức thể hiện
2.2.4. Về nhu cầu của cơng chúng với vấn đề ô nhiễm môi trường
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Thành công và nguyên nhân của thành công
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế


17

Tiểu kết chương 2

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN TRUYỀN HÌNH

3.1. Vấn đề đặt ra trong việc thơng tin vấn đề ô nhiễm môi

trường ở Việt Nam trên truyền hình hiện nay
3.2. Giải pháp chung
3.3. Các kiến nghị cụ thể
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


18

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ mơi
trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Anya Schiffrin và Amer Bisat (2004), Sổ tay phóng viên kinh tế
đưa tin thời tồn cầu hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
3. Bộ Tài ngun và Môi trường – Cục bảo vệ môi trường (2004),
Nghiên cứu các quy định pháp luật về môi trường trong tiến trình hội nhập
với các tổ chức quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội.
4. Brian Horton (2003), Ảnh báo chí, Trần Đức Tài dịch, Nxb Thông
tấn, Hà Nội.
5. Brigtte Besse Didier Desormeaux (2004), Phóng sự truyền hình,
Đồn Văn Tần dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
6. Các văn bản pháp luật liên quan đến Bảo vệ mơi trường (1993),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đặng Thị Thu Hương (2006), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và Xu hướng phát
triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
9. Đỗ Thị Hải Yến (2007), Báo chí Đồng Nai bảo vệ lợi ích của
người lao động trong các khu công nghiệp, Luận văn Thạc sỹ truyền thông

đại chúng, Hà Nội.
10. Đỗ Thị Thu Hằng, (2012), PR – Cơng cụ phát triển báo chí, Nxb
Trẻ, Hà Nội.
11. Đức Dũng (1998), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hóa – Thơng tin,
Hà Nội.
12. Dương Thu Hương (2013), Nhận thức và tiếp cận thông tin về
biến đổi khí hậu của người dân hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
13. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng,
Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
14. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí Truyền hình, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.


19

16. G.V. Ladutina (2003), Hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb
Thông tấn, Hà Nội.
17. G.V. Ladutina (2004), Những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề
nghiệp nhà báo, Hoàng Anh biên dịch, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
18. Grabennhicop (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb
Thơng tấn, Hà Nội.
19. Hà Thị Thành (Chủ biên), Hà Thị Minh Thu (2008), Môi trường
và phát triển bền vững, Nxb Giao thơng vận tải, Hà Nội.
20. Hồng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo
chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
21. Hoàng Thế Liên, Trần Hồng Hà (đồng chủ biên, 2003), Những
nội dung cấm vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường,

Tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
22. Lưu Đức Khải (2005), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
23. Mai Đình n (1997), Mơi trường và con người, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
24. Mai Thị Dung (2006), Đề tài mơi trường trên báo chí hiện nay,
Luận văn Thạc sỹ Truyền thơng đại chúng, Hà Nội.
25. Nguyễn Đình Hòe (2008), Phát triển du lịch vùng bờ Bà Rịa –
Vũng Tàu với nguy cơ biến đổi khí hậu tồn cầu, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, Hà Nội.
26. Nguyễn Đình Khoa (1987), Môi trường sống và con người, Nxb
Đại học, Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Khắc Hiếu (2008), Báo cáo tại Hội nghị tồn cầu về ứng
phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Hà Nội.
28. Nguyễn Kim Anh (1999), Viết về môi trường – Cẩm nang cho
các nhà báo, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
29. Nguyễn Minh Thông, Vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (2007), Tạp chí Lý luận
chính trị, Hà Nội.
30. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường phát triển bền
vững, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.


20

31. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2015), Truyền hình các tỉnh Tây Nam
Bộ truyền thơng về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, Luận văn thạc sỹ
truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thu Hương (2003) , Những quy định về môi trường
đô thị, Nxb Lao động, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Xuân Nguyên (2014), Nhận thức nhu cầu thông tin
về biến đổi khí hậu của đội ngũ làm cơng tác truyền thơng hiện nay, Luận
văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà
Nội.
34. Nguyễn Văn Dững – Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông –
Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Dững (2006), Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và Dư luận xã hội, Nxb Lao
động, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động,
Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Dững, Trần Thế Phiệt (2000), Báo chí – Những
điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.
39. Phạm Hương Trà, Nguyễn Thị Tuyết Minh (2013), Thực trạng
đưa tin về biến đổi khí hậu trên truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Viện FES, Hà Nội.
40. Phạm Thị Minh Thắm (2011), “Vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên trên báo in hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng, Hà
Nội.
41. Phạm Thị Ngọc Trâm (1997), Mơi trường sinh thái: Vấn đề và
giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
42. Thái Hoàng Sơn (2014), Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai
với vấn đề mơi trường, Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng, Hà Nội.
43. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb
Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.


21


44. Trần Văn Tùng (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm mơi trường ở
một số khu cơng nghiệp phía bắc tới sức khỏe cộng đồng, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
45. Trần Việt Phương (2009), Đánh giá tác động của báo chí đối với
vấn đề bảo vệ mơi trường ở Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Truyền thông
đại chúng, Hà Nội.
46. Trung tâm Tự điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà
Nẵng.
47. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, IX, X, XI, Nxb
Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Viện Nghiên cứu quyền con người – Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Đề dẫn Hội nghị tập huấn “Cách tiếp
cận quyền con người trong bảo vệ môi trường”.
49. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trung tâm
Từ điển học Hà Nội.
50. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.



×