Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục kiểm tra sau thông quan tổng cục hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ KHÁNH LY

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ KHÁNH LY

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN

Chun ngành: Chính sách cơng và phát triển
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG KHẮC LỊCH

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông
tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Khánh Ly


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình khóa học và đề tài luận văn, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên, chuyên
viên Khoa Kinh tế phát triển - Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội cùng các
giảng viên đang công tác tại các Khoa, Viện và các cơ quan, tổ chức ngoài
Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội tham gia giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ giảng viên, chuyên viên các Khoa,
Viện và phòng đào tạo - Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất, hỗ trợ nhiệt tình để học viên hồn
thành khóa học và thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt, tơi xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất
tới thầy TS Hoàng Khắc Lịch. Là giảng viên hƣớng dẫn luận văn, Thầy đã tận

tình chia sẻ kinh nghiệm, hƣớng dẫn phƣơng pháp và hỗ trợ rất lớn cho học
viên từng bƣớc từ lựa chọn đề tài, xây dựng đề cƣơng và hoàn thành các mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan
và đồng nghiệp đã nhiệt tình dành thời gian hỗ trợ, giúp đỡ học viên trong q
trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và nhất là các
thành viên lớp cao học Chính sách cơng và phát triển đã luôn ủng hộ, đồng
hành và hỗ trợ học viên trong suốt khóa học. Một lần nữa, học viên xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn

Vũ Thị Khánh Ly


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: VŨ THỊ KHÁNH LY
Chun ngành: Chính sách cơng và phát triển

Mã số: Thí điểm

Niên khóa: 2018 - 2020
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Khắc Lịch
Tên đề tài: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN TẠI CỤC KTSTQ - TỔNG CỤC HẢI QUAN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác QLRR ngày càng đƣợc chú trọng, mở rộng về phạm vi và chuyên
sâu về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải
quan, đặc biệt là việc áp dụng QLRR trong hoạt động KTSTQ nhằm hiện đại

hóa thủ tục hải quan và nâng cao hiệu quả quản lý của ngành Hải quan nói
chung. Tuy nhiên, tội phạm và các vi phạm trong lĩnh vực XNK đang diễn ra
rất phức tạp, ngày càng tinh vi. Có thể thấy, rủi ro trong KTSTQ là rất lớn,
xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy, tác giả chọn đề tài:
“Quản lý rủi ro trong hoạt động KTSTQ tại Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan”
làm đề tài luận văn thạc sĩ chun ngành chính sách cơng và phát triển.
2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, thu thập số liệu; phƣơng pháp phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luận về QLRR trong hoạt động KTSTQ;
sử dụng phƣơng pháp phân tích cây vấn đề đánh giá QLRR trong hoạt động
KTSTQ.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về QLRR trong hoạt
động KTSTQ; đánh giá thực trạng cơng tác này và đề xuất nhóm giải pháp tổng
qt nhằm nâng cao hiệu quả QLRR trong hoạt động KTSTQ tại Cục KTSTQ TCHQ thời gian tới.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN .......... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 4
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ....................................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................... 6
1.1.3. Đánh giá tổng quan ............................................................................. 8

1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan ........................... 9
1.2.1. Hoạt động kiểm tra sau thông quan ................................................... 9
1.2.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan .................. 13
1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan của hải quan
thế giới ............................................................................................................. 37
1.3.1. Kinh nghiệm của hải quan thế giới ................................................... 37
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................. 42
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 44
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 44
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................... 45
2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thơng tin ............................................... 46
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp.................................................. 46
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích cây vấn đề ................................................... 47


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN ................................................................. 48
3.1. Tổ chức quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục
Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ............................................... 48
3.1.1. Tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ..... 48
3.1.2. Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông
quan tại Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ....................... 51
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông
quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan .......................... 56
3.2.1. Kết quả và nguyên nhân .................................................................... 56
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 67
3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 71
3.3.1. Những thành công ............................................................................. 71
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại ...................................................................... 72

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC KIỂM
TRA SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN................................ 74
4.1. Một số yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan Việt Nam ...................... 74
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra
sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan ............... 75
4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý và quy trình quy định quản lý rủi ro
trong hoạt động kiểm tra sau thơng quan .................................................... 75
4.2.2. Nhóm giải pháp về cơng tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan và đánh giá rủi ro ................................................................................ 76
4.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng tổ chức và cán bộ, công chức kiểm tra
sau thông quan............................................................................................. 77


4.2.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý rủi ro
trong hoạt động kiểm tra sau thơng quan .................................................... 77
4.2.5. Nhóm giải pháp về hoạt động phối hợp nghiệp vụ giữa kiểm tra sau
thông quan với các đơn vị liên quan khác................................................... 78
4.2.6. Nhóm giải pháp hoạt động quan hệ, hợp tác hải quan với các tổ chức
quốc tế và các quốc gia khác ....................................................................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 82
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa


Ký hiệu

1.

CNH, HĐH

Công nghiệp hố, hiện đại hố

2.

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

3.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

4.

CSDL

Cơ sở dữ liệu

5.

DN


Doanh nghiệp

6.

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

7.

QLNN

Quản lý Nhà nƣớc

8.

QLRR

Quản lý rủi ro

9.

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

10.

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

11.

XNK

Xuất nhập khẩu

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1.

Bảng
Bảng 3.1

Nội dung
Số lƣợng doanh nghiệp ƣu tiên

Trang
62

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
1.


Hình
Hình 3.1

Nội dung
Số thuế truy thu nộp ngân sách Nhà nƣớc

Trang
63

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

1.

Sơ đồ 1.1

Ví dụ về Ma trận rủi ro (3x3)

22

2.

Sơ đồ 2.1

Các bƣớc thu thập thông tin


46

Nội dung

ii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, hoạt
động thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng giữa nƣớc ta với các nƣớc ngày
càng sôi động hơn thì vấn đề tạo sự thơng thống trong hoạt động thƣơng mại,
giảm thời gian thơng quan hàng hóa nhƣng vẫn bảo đảm các tổ chức, cá nhân
liên quan tới hoạt động thƣơng mại quốc tế tuân thủ pháp luật, chống thất thu
thuế và các hành vi vi phạm trong XNK là yêu cầu cấp thiết. KTSTQ là một
nghiệp vụ của cơ quan hải quan gắn kết trong tổng thể mối quan hệ của toàn
bộ hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, nhằm
chuyển từ hoạt động tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc kiểm tra tính xác
thực của các thơng tin (chứng từ thƣơng mại, ngân hàng, kế toán,...) do ngƣời
hoạt động kinh doanh XNK đã khai báo với hải quan. Trong khi đó, tội phạm
và các vi phạm trong lĩnh vực XNK đang diễn ra rất phức tạp. Tội phạm trốn
lậu thuế ngày càng tinh vi, ngồi các thủ đoạn thơng thƣờng thì có sự liên kết,
móc nối giữa các đối tƣợng trong nƣớc với nƣớc ngồi hình thành tổ chức tội
phạm ở mức độ cao, tính chất, hậu quả của tội phạm ngày càng nghiêm trọng,
có thể gây ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc
đối tác, đồng thời gây khó khăn cho cơng tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện,
điều tra của các cơ quan chức năng. Có thể thấy, rủi ro trong KTSTQ là rất
lớn, xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy, trong thời gian

tới, các cơ quan chức năng cần tiến hành thực hiện nghiêm các quy định của
pháp luật hải quan trong đó chú trọng QLRR trong KTSTQ nhằm phát hiện
kịp thời các sơ hở, thiếu sót trong các văn bản pháp quy, chủ động phát hiện
và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động XNK, đảm bảo
thu hồi tiền thuế cho Nhà nƣớc, bảo vệ kỷ cƣơng pháp luật và hoạt động XNK
lành mạnh. Thời gian qua, công tác QLRR của ngành Hải quan đã có những
1


bƣớc phát triển nhanh chóng, vai trị của cơng tác QLRR ngày càng đƣợc chú
trọng, mở rộng về phạm vi và chuyên sâu về nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ áp
dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, đặc biệt là việc áp dụng QLRR
trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tạo nền tảng quan
trọng cho sự đột phá trong cải cách, điện tử hóa, tự động hóa thủ tục hải quan
nói riêng cũng nhƣ cơng tác quản lý của ngành Hải quan nói chung.
Thực tiễn triển khai cơ chế QLRR trong hoạt động KTSTQ đã thu đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong q trình này vẫn cịn tồn tại
nhiều hạn chế nhất định, xuất hiện những lỗ hổng trong hoạt động KTSTQ,
rủi ro cao. Do đó, ngành Hải quan và các cơ quan ban ngành cần khơng
ngừng hồn thiện hệ thống văn bản pháp quy, cơ chế QLRR phù hợp, thích
ứng với thực tiễn, có các cơng cụ quản lý hiệu lực và hiệu quả hơn.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động
kiểm tra sau thông quan tại Cục kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải
quan” làm luận văn thạc sĩ chun ngành chính sách cơng và phát triển.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đánh giá tình hình thực tế về QLRR trong hoạt động KTSTQ tại Cục
KTSTQ - Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở đó đƣa ra giải pháp hồn thiện cơng
tác QLRR trong hoạt động KTSTQ tại Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan.
2.2. Nhiệm vụ

- Luận giải cơ sở lý luận QLRR trong hoạt động KTSTQ tại Cục KTSTQ
- Tổng cục Hải quan
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLRR trong hoạt động KTSTQ tại Cục
KTSTQ - Tổng cục Hải quan
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLRR trong hoạt động KTSTQ
tại Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan
2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Phạm vi không gian: Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan
(2) Phạm vi thời gian: Đánh giá QLRR trong hoạt động KTSTQ tại Cục
KTSTQ - Tổng cục Hải quan từ 2015 (Luật Hải quan có hiệu lực và có phạm
vi liên quan đến hoạt động KTSTQ) đến năm 2019.
(3) Phạm vi nội dung: QLRR trong hoạt động KTSTQ
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia làm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý rủi ro
trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau
thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan
- Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động
kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan

3



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI
RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THƠNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Raus và các cộng sự (2009) xem xét sự phổ biến của đổi mới chính phủ
điện tử, một giải pháp tiêu chuẩn hóa hải quan điện tử phổ biến trong Liên
minh châu Âu. Nghiên cứu xác định ngƣời hỗ trợ và các rào cản có thể ảnh
hƣởng đến việc áp dụng các giải pháp hải quan điện tử đƣợc tiêu chuẩn hóa,
góp phần phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn của chính phủ điện tử cùng các
giải pháp hải quan điện tử tiêu chuẩn và tác động chính trị, xã hội của các
chính sách hải quan điện tử.
Biljan và Traijkov (2012) phân tích tầm quan trọng của phƣơng pháp
QLRR đối với việc thông quan hải quan chất lƣợng, hiệu suất, nhấn mạnh
kinh nghiệm của hải quan Macedonia. Nhận thấy vấn đề nan giải chính trong
quản lý hải quan là cân bằng giữa nhu cầu thƣơng mại thuận lợi với đơn giản
hóa q trình, tiêu chuẩn hóa và thống nhất các tài liệu, thủ tục trong chuỗi
cung ứng quốc tế với mức độ kiểm soát và can thiệp. Phƣơng pháp QLRR hải
quan là xác định ngƣời, hàng hóa, phƣơng tiện vận chuyển nào nên đƣợc kiểm
tra và những gì mở rộng.
Abesadze và Daushvili (2016) xác định những hạn chế trong lĩnh vực
thống kê hải quan của Georgia và xây dựng các bƣớc cụ thể cho sự điều
chỉnh. Nghiên cứu cho thấy dữ liệu thực nghiệm liên quan đến thống kê ngoại
thƣơng đƣợc đặc trƣng với một số lỗi nhất định vẫn chƣa đƣợc đăng ký, điều
này có nghĩa là giá trị đăng ký của xuất khẩu và nhập khẩu khơng đầy đủ
tƣơng ứng với giá trị của dịng chảy thực tế.

4



Pourakblar và Zuidwijk (2018) nghiên cứu phát triển mơ hình cho phép
hải quan tối ƣu hóa quy trình kiểm tra nhằm mục tiêu vào các container có rủi
ro cao mà khơng cản trở dịng chảy của các container an tồn vì sự chậm trễ
tại các cảng. Mơ hình đặc trƣng cho tỷ lệ kiểm tra thông tin và vật lý tối ƣu là
một hàm của các yếu tố rủi ro đƣợc quy cho các container.
Salimonenko và Stepanov (2018) cho rằng thay đổi trong các thủ tục hải
quan có thể ảnh hƣởng quan trọng đến kết quả kiểm soát, hiệu lực, hiệu quả
quản lý hải quan nhất là trong giai đoạn hiện đại hóa hải quan Liên bang Nga.
Phân tích các biện pháp cải tiến thủ tục hải quan cần phải cân nhắc và so sánh
khía cạnh tích cực và tiêu cực có thể phát sinh. Đồng thời cần phải coi hiệu
quả nhƣ là một sự cân bằng giữa các khía cạnh tích cực và tiêu cực đƣợc đánh
giá theo những cách khác nhau từ vị trí của Nhà nƣớc và từ vị trí của cộng
đồng doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt của những ngƣời tham gia
ngoại thƣơng và cần thiết phân chia những ngƣời tham gia ngoại thƣơng tốt
và những kẻ phạm tội tiềm năng để có hoạt động kiểm soát phù hợp.
Zhamaladen và các cộng sự (2019) nghiên cứu các cơ sở pháp lý và tổ chức
chiến thuật hoạt động của các cơ quan hải quan về phịng ngừa, đàn áp, tiết lộ và
điều tra bn lậu kinh về giao thông vận tải. Nghiên cứu phát triển các khuyến
nghị về tổ chức và chiến thuật nhằm tăng hiệu quả sử dụng của kết quả nghiên cứu
đó trong q trình cơng bố và điều tra bn lậu kinh tế giao thông vận tải.
Elliott và Bonsignori (2019) đánh giá vai trị của các quy trình hải quan
tập trung vào hàng hóa trong việc tạo điều kiện dịng chảy thƣơng mại và cách
thức chuyển phát nhanh quốc tế bằng đƣờng hàng khơng. Nghiên cứu xác
định 10 khía cạnh cải tiến quy trình hải quan có thể có đóng góp cho sự gia
tăng đáng kể dòng chảy thƣơng mại và cho thấy sự cải thiện quy trình hải
quan tập trung vào yêu cầu ngay lập tức hàng hóa cho thuê có tác động rộng
lớn hơn đối với thƣơng mại và kinh tế nói chung.
5



1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Nguyễn Viết Tƣờng (2007) phân tích hiện tƣợng gian lận thƣơng mại và
cùng yêu cầu đặt ra đối với nghiệp vụ KTSTQ, kiểm toán hải quan đối với các
thủ đoạn gian lận trị giá hải quan. Bài viết nêu lên 11 trƣờng hợp gian lận trị
giá hải quan điển hình và phƣơng pháp kiểm tốn cụ thể. Bùi Thu (2007) trình
bày quy trình KTSTQ đối với thủ tục hải quan điện tử và một số kết quả về
công tác KTSTQ của ngành hải quan năm 2007.
Thu Hƣơng (2008) nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động
KTSTQ, chuyển hẳn từ phƣơng thức kiểm tra hải quan từ tiền kiểm sang hậu
kiểm, xây dựng một quy trình chuẩn hóa trên cơ sở sử dụng CNTT, phân loại
phần lớn doanh nghiệp XNK, ngăn chặn đƣợc tình trạng gian lận trốn thuế.
Đồng thời, chỉ ra vấn đề cần quan tâm tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực.
Nguyễn Thị Kim Long (2010) nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về
hiệu quả QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, từ đó đề xuất giải pháp,
kiến nghị nâng cao hiệu quả QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại
Quảng Ninh. Nguyễn Thị Kim Oanh (2010) đƣa ra khái niệm quy trình
KTSTQ, phân tích, đánh giá thực trạng công tác KTSTQ sau 1 năm triển khai
với những thành tựu đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất giải pháp
cải tiến quy trình KTSTQ.
Bạch Nhật Quang (2012) đề xuất các quan điểm, giải pháp góp phần
hồn thiện về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác QLRR tại địa bàn Cục
Hải quan Hà Nội quản lý.
Phạm Thị Bích Ngọc (2013) nêu lên vị trí, tầm quan trọng của kiểm tra
trị giá hải quan trong hoạt động KTSTQ. Bài viết khái quát những kết quả đạt
đƣợc và hạn chế sau 10 năm triển khai thực hiện KTSTQ về trị giá hải quan.
từ đó nêu ra giải pháp phát huy kết quả hoạt động KTSTQ về trị giá hải quan
6



thời gian tiếp theo.
Đồn Tiến Đạt (2015) hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về QLRR đối với
doanh nghiệp XNK, khảo sát thực trạng QLRR đối với doanh nghiệp XNK tại
Cục Hải quan Quảng Ninh và đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện
QLRR đối với doanh nghiệp XNK tại Cục Hải quan Quảng Ninh. Nguyễn
Thành Biên (2015) khái quát, làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế KTSTQ cùng
kinh nghiệm tổ chức KTSTQ của một số nƣớc; đánh giá thực trạng cơ chế
KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu của Cục Hải Quan tỉnh Hà Giang; đề
xuất phƣơng hƣớng và một số hàm ý chính sách hồn thiện cơ chế KTSTQ
đối với hàng hóa nhập khẩu của Cục Hải Quan tỉnh Hà Giang.
Phạm Thị Nguyệt Minh (2016) nghiên cứu khái niệm về QLRR nói
chung và lĩnh vực hải quan nói riêng, phân tích đánh giá kinh nghiệm QLRR
của một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu
thực trạng quản lý rủi ro nhằm chống trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu trong
hoạt động KTSTQ tại Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan từ đó đề ra một số
giải pháp nâng cao hiệu quả QLRR trong KTSTQ của Hải quan Việt Nam.
Hoàng Trung Dũng (2017) nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý
KTSTQ của một số nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc,... từ đó tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào quản lý
KTSTQ tại Việt Nam.
Nguyễn Thu Thủy (2018) góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận,
thực tiễn về rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK, đánh giá
thực trạng và phân tích tác động của việc áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro đối
với hàng hóa XNK, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hạn chế rủi ro trong
quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK của Hải quan Việt Nam thời gian tới.
Cao Thị Thu Huyền (2019) hệ thống hóa lý luận về rủi ro và QLRR, tìm
hiểu mơ hình QLRR của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), phân tích, đánh
7



giá tồn diện thực trạng cơng tác áp dụng phƣơng pháp QLRR và đƣa ra giải
pháp nâng cao chất lƣợng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan
TP Hồ Chí Minh.
1.1.3. Đánh giá tổng quan
Trên cơ sở tổng quan và phân tích kết quả nghiên cứu từ các cơng trình
trong và ngồi nƣớc, luận văn đúc rút những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu có
liên quan nhƣ sau:
(1) Những đóng góp về mặt lý luận: Các nghiên cứu đã hệ thống hóa
QLRR, QLRR trong hoạt động KTSTQ; khái quát thực trạng rủi ro và QLRR
trong nghiệp vụ hải quan nói chung và trong hoạt động KTSTQ; Đề xuất
đƣợc một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan, quy trình
KTSTQ và QLRR trong hoạt động KTSTQ tại một số đơn vị hải quan Việt
Nam; phƣơng pháp nghiên cứu mà các nghiên cứu đã sử dụng là phù hợp, khá
tồn diện góp phần giải quyết khá tốt mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
(2) Những đóng góp về mặt thực tiễn: Khái quát kinh nghiệm thực tiễn
QLRR, quản lý KTSTQ của một số nƣớc tiên tiến trên thế giới và rút ra bài
học kinh nghiệm KTSTQ cho Việt Nam.
(3) Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn địi hỏi luận văn giải
quyết: Các cơng trình khoa học trƣớc đã luận bàn khá sát về quy trình KTSTQ
và QLRR, đã tiếp cận tới vấn đề QLRR trong hoạt động KTSTQ nhƣng chỉ
mới dừng lại ở những mục tiêu, lĩnh vực cụ thể. Đây chính là cơ sở để luận
văn khái quát, hệ thống hóa QLRR trong tồn bộ quy trình KTSTQ; luận văn
vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu cây vấn đề gắn với các phƣơng pháp
chung mà các nghiên cứu trƣớc đã sử dụng; hệ giải pháp mà luận văn đƣa ra
trên cơ sở khái quát hóa, hệ thống hóa và mở rộng hơn đối với quy trình
nghiệp vụ KTSTQ tại Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan.
Kết quả đánh giá tổng quan cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định
8



cơ sở lý luận, thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình và khung lý luận
nghiên cứu của đề tài.
1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
1.2.1. Hoạt động kiểm tra sau thông quan
(1) Khái niệm kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra hải quan là một hệ thống tổng thể bao gồm các biện pháp kiểm
tra khác nhau nhƣ kiểm tra hải quan trƣớc thông quan, kiểm tra hải quan trong
q trình thơng quan hàng hóa XNK và KTSTQ. Từ những năm 60 thế kỷ
XX, Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan thế giới ngày nay, gọi tắt
là WCO) đã nghiên cứu các biện pháp quản lý hải quan tiên tiến trong đó có
biện pháp tiến hành kiểm tra sau khi hàng hóa đã đƣợc thơng quan. Cơ sở
kiểm tra của biện pháp này là các chứng từ khai hải quan, sổ sách kế tốn và
các loại giấy tờ khác cịn lƣu lại tại cơ quan Hải quan, tại doanh nghiệp và các
bên liên quan khác về hàng hóa đã thơng quan. Hoạt động này đƣợc gọi bằng
thuật ngữ chuyên môn khác là “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán”.
Thuật ngữ “Kiểm tra sau thơng quan” (Post clearance audit - PCA) hay
cịn gọi là “Kiểm toán hải quan” hay “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là một
vấn đề mới trong lĩnh vực nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, là một mắt
xích trong chuỗi các hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm bắt buộc
ngƣời khai hải quan tuân thủ các quy định của pháp luật, KTSTQ là khâu
cuối cùng trong chuỗi quy định đó. Kết quả của KTSTQ là tiền đề xem xét
xây dựng các tiêu chí đánh giá ngƣời khai hải quan có chấp hành tốt pháp
luật hay không, phục vụ công tác quản lý của hải quan theo nguyên tắc đánh
giá QLRR khi lựa chọn phƣơng pháp kiểm tra hải quan trong q trình thơng
quan hàng hóa, làm cơ sở định hƣớng kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm
trƣớc khi thông quan. Các khâu liên hồn trong cơng tác kiểm tra gắn kết với
nhau một cách logic. Tùy theo đặc điểm hoạt động và biện pháp quản lý tại
9



mỗi khu vực, mỗi quốc gia khác nhau dẫn đến có nhiều quan niệm khác
nhau về KTSTQ.
Theo cơng ƣớc Kyoto sửa đổi của Tổ chức Hải quan thế giới, KTSTQ
hay cịn gọi là kiểm sốt trên cơ sở kiểm tốn (audit-based controls) là biện
pháp do Hải quan thực hiện nhằm kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc
kê khai hải quan thông qua kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán, hệ
thống kinh doanh, số liệu thƣơng mại do các cá nhân có liên quan cất giữ [48].
KTSTQ là quá trình kiểm tra của hải quan dựa trên kiểm toán (audit-based) diễn
ra sau khi hàng hóa đã đƣợc thơng quan tại các cửa khẩu hải quan. Hoạt động
kiểm tốn này có thể diễn ra tại trụ sở của tổ chức XNK hoặc bất cứ khâu nào
trong q trình thơng quan. Vì vậy, hoạt động này cịn gọi là kiểm tốn “dựa
theo q trình” hoặc kiểm tốn “dựa theo cơng ty” [49, tr.1]. Hoạt động
KTSTQ là một biện pháp kiểm soát quan trọng của cơ quan hải quan và các cơ
quan quản lý cửa khẩu trong việc kiểm soát theo cách tiếp cận hạn chế rủi ro và
nhiều nấc bằng cách chuyển từ một trƣờng kiểm sốt nghiêm ngặt theo quy trình
sang kiểm sốt dựa trên thế mạnh của kiểm toán. Trong khi kiểm soát theo quy
trình là biện pháp áp dụng với từng giao dịch khi qua các cửa khẩu hải quan,
bao gồm kiểm tra vật lý hàng hóa, kiểm tra tính chính xác của giá trị, nguồn gốc
xuất xứ và loại hàng hóa, các giấy tờ cấp phép có liên quan... Điều này làm cho
q trình thơng quan diễn ra dài và bị hạn chế bởi các biện pháp và đội ngũ nhân
viên kiểm soát tại cửa khẩu. Theo Tổ chức Hải quan, việc kiểm soát tại cửa
khẩu nhƣ vậy dễ dàng tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật của đội
ngũ nhân viên hải quan. Trong khi đó KTSTQ sẽ làm cho việc kiểm tra thông
quan chỉ giới hạn ở những hàng hóa cần thiết và tính hợp pháp của hàng hóa
(hàng hóa bị cấm hay khơng).
Ở Việt Nam. Theo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, KTSTQ là
hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm: Thẩm định tính chính xác,
10



trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, ngƣời đƣợc chủ hàng ủy
quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất
trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đƣợc
thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. KTSTQ đƣợc thực hiện trong
các trƣờng hợp: Có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thƣơng mại, vi phạm quy
định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; đối với trƣờng hợp không thuộc quy
định nêu trên thì căn cứ vào kết quả phân tích thơng tin từ cơ sở dữ liệu, từ
trinh sát hải quan, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hải quan nƣớc ngoài để
quyết định KTSTQ… (Khoản 20, Điều 1 Luật Hải quan 2005).
Luật Hải quan 2005 quy định mục đích KTSTQ khơng chỉ là nhằm phát
hiện, xử lý các dấu hiệu vi phạm, mà còn nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật
của doanh nghiệp; không chỉ KTSTQ đối với trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm,
mà cịn bao gồm các trƣờng hợp khác trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro. Từ
tháng 01/2015, hoạt động KTSTQ thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan số
54/2014/QH13 ngày 23 - 6 - 2014 (có hiệu lực thi hành từ 01 - 01 - 2015),
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 - 01 - 2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan, Thông tƣ số 38/2015/TT-BTC ngày 25 - 3 - 2015 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tại các điều từ 77 đến 82 Luật Hải quan 2014 quy định rõ về KTSTQ tập
trung vào một số nội dung: Các trƣờng hợp KTSTQ, địa điểm kiểm tra; nội
dung kiểm tra, cách thức xử lý kết quả kiểm tra; thẩm quyền quyết định
KTSTQ; quyền, trách nhiệm của cơ quan hải quan, của trƣởng đoàn kiểm tra;
quyền, nghĩa vụ của ngƣời khai hải quan. Theo khoản mục 1, điều 77, mục 9
Luật Hải quan 2014 quy định “KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải
11



quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác,
tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong
trƣờng hợp cần thiết và cịn điều kiện sau khi hàng hóa đã đƣợc thơng quan”.
Việc KTSTQ nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các
chứng từ, hồ sơ mà ngƣời khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan
hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của
pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của ngƣời khai hải
quan”. KTSTQ là cụm từ chỉ hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với
doanh nghiệp và hàng hóa XNK cả trong khi thơng quan và sau khi hàng hóa
đƣợc thơng quan, bao gồm hoạt động kiểm tra mang tính chất kiểm tốn và
hoạt động kiểm tra mang tính chất kiểm tra thêm/ kiểm tra lại kết quả đã kiểm
tra trong thơng quan. Các hoạt động kiểm tra đó có thể do lực lƣợng KTSTQ
thực hiện hoặc do đơn vị thông quan thực hiện một phần, tùy theo quy định
của pháp luật.
Hiện nay, các nguồn thông tin thu thập đƣợc trong toàn ngành hải quan
hầu hết đều đƣợc tập trung về một đầu mối là QLRR để phân tích, đánh giá,
đƣa ra những tiêu chí đảm bảo chính xác để cung cấp cho khâu thơng quan
hàng hóa thực hiện một cách nhanh chóng và minh bạch.
Kiểm tra sau thơng quan là một khâu nghiệp vụ của cơ quan hải quan mà
các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng. KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ
trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học của các ngành khoa học khác nhƣ
kiểm toán, xác suất thống kê, QLRR, điều tra, giám định. Theo Tổ chức Hải
quan thế giới, hoạt động KTSTQ nhằm đạt năm mục tiêu chủ yếu sau: (i) đảm
bảo việc kê khai hải quan đƣợc thực hiện đúng với các quy định của Hải quan
thông qua kiểm tra hệ thống, hồ sơ kế toán và tài sản của tổ chức thực hiện
thủ tục hải quan; (ii) kiểm tra giá trị kê khai đã đƣợc xác định và thực hiện
đúng các nghĩa vụ tài chính; (iii) tạo điều kiện cho các lĩnh vực thƣơng mại
12



hợp pháp và đúng quy định phát triển; (iv) đảm bảo những hàng hóa thuộc
những lĩnh vực có kiểm tra đặc biệt phải đƣợc khai báo chính xác (nhƣ những
hạn chế, lệnh cấm, giấy phép, quota...); (v) đảm bảo các điều kiện liên quan
đến những thủ tục phê duyệt theo đặc thù đƣợc giám sát (thủ tục tiền kiểm
dịch quá cảnh, chứng chỉ ƣu đãi, quota, giấy phép, kho bãi, các hoạt động đơn
giản hóa thủ tục khác) [49, tr.6].
Bên cạnh những mục tiêu trên, KTSTQ sẽ hỗ trợ các cơ quan hải quan
khai thác bố trí, sắp xếp nhân lực và phƣơng tiện kiểm tra hiệu quả, hạn chế
đƣợc những sai sót, gian lận của các khâu trƣớc, từ đó đảm bảo nguồn thu
ngân sách từ hoạt động XNK.
(2) Quy trình kiểm tra sau thơng quan
Hoạt động KTSTQ thực hiện theo quy trình đƣợc quy định tại Quy trình
Kiểm tra sau thông quan (Ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-TCHQ
ngày 21 - 3 - 2019 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan). Theo Quy trình
này, KTSTQ gồm các bƣớc: (i) Thu thập, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ
(Mục 1 - Chƣơng II); (ii) Xác định đối tƣợng, quyết định kiểm tra (Mục 2 Chƣơng II); (iii) Thực hiện kiểm tra (Mục 3 - Chƣơng II); (iv) Xử lý kết quả
kiểm tra (Mục 4 - Chƣơng II); (v) Theo dõi, báo cáo, phản hồi, cập nhật thông
tin và lƣu trữ hồ sơ (Mục 5 - Chƣơng II).
1.2.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
1.2.2.1. Khái niệm chung về rủi ro
Theo tƣ điển Tiếng Việt, rủi ro có nghĩa là điều khơng tốt lành, tai họa bất
ngờ xảy đến cho con ngƣời. Nhƣ vậy, rủi ro có thể đƣợc hiểu là sự kiện không
may xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trƣờng sống của con ngƣời.
1.2.2.2. Khái niệm chung về quản lý rủi ro
Con ngƣời vốn có bản năng hành động tự vệ trƣớc những tác động của tự
nhiên và xã hội nhƣng ít khi nhận ra những hành động này. Thông thƣờng,
13



chúng ta chỉ tập trung vào những hành động mang tính chủ ý, nhƣng bản chất cả
hai loại hành động trên đều hƣớng tới đối phó với những sự kiện bất lợi đối với
mình, là việc xử lý đối với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tức là QLRR.
Khi đối mặt hoặc có khả năng đối mặt với rủi ro thƣờng xuất hiện tâm lý
lựa chọn phƣơng pháp xử lý rủi ro có hiệu quả bao gồm việc lựa chọn các
biện pháp thích hợp để ngăn chặn không cho rủi ro xuất hiện, giảm thiểu khả
năng và hậu quả của rủi ro có thể xảy ra, né tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro,
chấp nhận rủi ro. Việc lựa chọn biện pháp và hình thức nào là tùy thuộc vào
điều kiện, môi trƣờng thực tế và năng lực của ngƣời lựa chọn. Tóm lại, quản
lý rủi ro nói chung có thể đƣợc hiểu là hành động để nhận diện về khả năng
và mức độ xảy ra của rủi ro, qua đó áp dụng các biện pháp để kiểm sốt thích
hợp đối với rủi ro đó.
1.2.2.3. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan
Trong những năm gần đây, mức độ phức tạp, tốc độ và lƣu lƣợng thƣơng
mại quốc tế đang tăng nhanh chóng do tác động bởi sự tiến bộ của kỹ thuật đã
cách mạng hóa các thơng lệ thƣơng mại tồn cầu, làm ảnh hƣởng đáng kể đến
phƣơng pháp quản lý của hải quan. Nhiều cơ quan hải quan đã chuyển đổi
phƣơng thức quản lý bằng cách áp dụng một loạt các kỹ thuật QLRR, hƣớng
các nguồn lực vào các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, đồng thời qua đó hỗ trợ tối
đa hóa tính hiệu quả và hiệu lực của tổ chức. Mặc dù đã rất nỗ lực trong thực
hiện các kỹ thuật QLRR, kể cả những kỹ thuật tiên tiến và đã đạt đƣợc những
hiệu quả nhất định nhƣng những kết quả đạt đƣợc chƣa đáp ứng mục tiêu đặt
ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chuyển đổi nhanh chóng của môi trƣờng
cùng với những áp lực gia tăng từ cộng đồng thƣơng mại quốc tế đòi hỏi hải
quann phải tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại hơn nữa, trong khi phải
bảo đảm nguồn thu ngân sách, an ninh, an toàn cộng đồng... Các yêu cầu trên
là cơ sở cho việc hình thành một phƣơng pháp luận về quản lý hải quan hiện
14



đại, trong đó cách tiếp cận mang tính hệ thống, logic và dựa trên kỹ thuật
QLRR đã đƣợc Tổ chức Hải quan thế giới phát triển thành chuẩn mực chung
và khuyến nghị hải quan các nƣớc thành viên áp dụng nhằm đạt đến sự hài
hòa, thống nhất và thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển.
Nhƣ vậy, quản lý rủi ro tiếp cận theo phƣơng pháp quản lý hải quan hiện
đại đƣợc hiểu là việc ứng dụng có hệ thống các chính sách, thủ tục và thơng lệ
vào các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về hải quan nhằm tạo ra cơ chế hoạt động
đồng bộ, hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm, qua đó tạo ra
môi trƣờng và các điều kiện cho việc tự nguyện tuân thủ, hạn chế tối thiểu các
vi phạm pháp luật hải quan.
1.2.2.4. Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan
Quản lý rủi ro là một biện pháp quản lý hải quan hiện đại và theo xu
hƣớng hội nhập thế giới. Ở Việt Nam, việc áp dụng QLRR trong quản lý hải
quan nói chung, KTSTQ nói riêng phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính,
tạo thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động thƣơng mại; phù hợp với quy định
của pháp luật về nguyên tắc ngƣời khai hải quan tự khai, tự chịu trách nhiệm;
phù hợp với các chuẩn mực 6.2, 6.3, 6.4 Phụ lục tổng quát Công ƣớc Kyoto.
Hoạt động KTSTQ là một hoạt động QLNN có liên quan đến các quy
định của pháp luật, đến các quyền lợi và nghĩa vụ quan trọng của đối tƣợng
kiểm tra và các bên có liên quan nên đòi hỏi các quy định về hoạt động
KTSTQ phải có tính chuẩn mực cao. Quy trình nghiệp vụ KTSTQ của Hải
quan Việt Nam đƣợc quy định tại Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21 - 3 2019 của Tổng cục trƣởng TCHQ gồm 3 chƣơng, 3 phụ lục và các mẫu biểu
kèm theo, trong đó, chƣơng II Quy định cụ thể gồm 5 mục: Thu thập, phân
tích, xử lý thông tin phục vụ KTSTQ; xác định đối tƣợng, quyết định kiểm
tra; thực hiện kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra; theo dõi, báo cáo, phản hồi,
cập nhật thông tin và lƣu trữ hồ sơ.
15



×