Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp chương trình phát thanh sóng trẻ số 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 60 trang )

BÁO CÁO
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 17, chủ đề: “Bằng đại học
trong nước - bạn có tự tin” phát sóng ngày 26/4/2016
trên sóng FM của Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội

1


MỤC LỤC


I. MỞ ĐẦU
1. 1 Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng
nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân
gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành".
Việc gắn lý thuyết với thực tiễn cũng trở thành yêu cầu chung đối với
bất cứ ngành học nào và mơn học nào. Bởi vậy, có khơng ít các trường đại
học cao đẳng bên cạnh hình thức tốt nghiệp là tổ chức thi, làm khóa luận tốt
nghiệp thì cịn tiến hành thêm một hình thức mới, đó là thực hiện tác phẩm tốt
nghiệp. Khoa Phát thanh - truyền hình là một khoa thuộc khối nghiệp vụ của
trường. Khoa luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trau dồi kiến thức và kĩ
năng rèn nghề với các chuyên ngành phong phú và đa dạng : Truyền hình
,Quay phim, Phát thanh, Báo mạng điện tử, Báo đa phương tiện.
Từ năm 2010, Khoa Phát thanh truyền hình đã áp dụng hình thức sản
xuất chương trình phát thanh vào để sử dụng, giúp cho sinh viên theo học
chuyên ngành phát thanh có nhiều lựa chọn hơn cho hình thức tốt nghiệp của
mình. Sở dĩ, tôi quyết định lựa chọn thực hiện một sản phẩm tốt nghiệp thay
cho việc làm khóa luận là vì một số lý do sau đây:
- Thứ nhất, tác phẩm tốt nghiệp rất thực tế và lí thú đối với sinh viên


học khối nghiệp vụ.
Trong quá trình học tập tại Học viện Báo chí và tuyên truyền và trải qua
hai kì thực tập tơi đã rút ra bài học và kinh nghiệm vơ cùng bổ ích. Nếu chúng
ta chỉ học những kiến thức mà khơng áp dụng nó vào thực tiễn thì nó chỉ là lý
thuyết sng và kéo theo hệ lụy mai này bạn ra trường sẽ chẳng làm được gì
cả.
Theo tơi nghĩ, với sinh viên theo học ngành báo chí việc rèn luyện kĩ
năng viết bài, làm tác phẩm hay thực hiện sản xuất chương trình có vai trò rất
3


quan trọng. Nó giúp cho các bạn sinh viên vận dụng được những kiến thức,
kỹ năng được học từ những bài giảng của thầy cơ, từ đó áp dụng vào thực tế
kết hợp tư duy nhạy bén, nắm bắt và tiếp cận những vấn đề mới thì các bạn
mới có những tác phẩm hay và phản ánh đúng thực tế của xã hội.
Hơn nữa, học báo chí có lẽ rất khác so với những ngành khác. Bởi bạn
không thể áp đặt làm theo một khn mẫu có sẵn. Hay nói chính xác, học báo
là một nghề mà ở đó từ lý thuyết và thực hành tác động hai chiều với nhau.
Từ lý thuyết phải lí thuyết để dẫn ra thực hành tốt và thực hành tốt ta sẽ hiểu
sâu và rõ hơn về những lý thuyết. Và tác phẩm tốt nghiệp là câu trả lời cho
những kiến thức đã được học.
Việc lựa chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp là cơ hội tốt để sinh viên
tự tìm đề tài phù hợp với năng lực cá nhân từng người, được nghiên cứu tìm
tịi, nghiên cứu đề tài, thực hiện tác phẩm với sự sáng tạo của bản thân. Việc
tập làm những tác phẩm, những chương trình phát thanh là một quá trình học
và rèn nghề cho sinh viên
Khơng những thế, trong q trình thực hiện tác phẩm, bản thân tơi cũng
là người được trực tiếp tiếp cận với vấn đề và xây dựng tác phẩm với những
thông tin thời sự liên quan đến chủ đề của chương trình đã lực chọn. Đây
chính là một cơ hội để tơi thể thiện kỹ năng của bản thân đồng thời rút ra

được những bài học quý giá về kỹ năng làm báo trong quá trình tốt nghiệp.
- Thứ hai, tác phẩm tốt nghiệp thể hiện năng lực của sinh viên trong
quá trình sản xuất tác phẩm.
Với chuyên ngành mình học là Báo phát thanh, tôi càng thấy việc làm
tác phẩm tốt nghiệp càng hữu ích hơn. Bởi xã hội ngày phát triển, các loại
hình truyền thông ngày càng đa dạng phong phú. Báo phát thanh có một thời
gian được coi là lép vế đối với các loại hình báo chí khác như: truyền hình,
báo mạng điện tử…. Tuy nhiên, với những sáng tạo đổi mới dần dần phát
thanh lấy lại được vị thế của mình trong lịng cơng chúng. Sự thay đổi đó,
4


khơng ai khác chính là ở đội ngũ những nhà báo trẻ, những sinh viên báo phát
thanh. Yêu cầu đặt ra với mỗi nhà báo phát thanh hiện đại là phải trang bị cho
bản thân kiến thức phong phú, kỹ năng nghề ổn định cùng với bản lĩnh vững
vàng để có thể vượt qua khó khăn, hồn thành tốt nhiệm vụ.
Nhà báo phát thanh hiện đại khơng chỉ cần có kỹ năng viết bài, bên
cạnh cần phải có kỹ năng biên tập, giọng đọc tốt, khả năng dựng âm thanh
hay việc sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật như máy ghi âm, phần
mềm cắt dựng…
Bởi vậy, việc tập làm những tác phẩm, những chương trình phát thanh
là một quá trình học và rèn nghề cho sinh viên. Ở đó, người học sẽ được thể
hiện hết năng lực làm báo phát thanh của mình. Lựa chọn hình thức tác phẩm
tốt nghiệp, tơi tự tin rằng tơi có thể thực hiện được nhiều vai trị khác nhau
trong q trình sản xuất tác phẩm như: xây dựng kịch bản, phỏng vấn, biên
tập, dẫn chương trình và sản xuất hậu kỳ, cắt ghép file âm thanh tiếng động…
Bên cạnh việc thực hiện năng lực của bản thân trong quá trình thực hiện tác
phẩm, tơi cịn có cơ hội được trải nghiệm thực tế, mỗi lần đi lấy tin, rồi kinh
nghiệm rút ra trong quá trình phỏng vấn, cách biên tập tin bài, cách dẫn
chương trình.

- Thứ ba, chương trình Sóng trẻ trẻ trung, gần gũi với các bạn sinh
viên
Chương trình phát thanh Sóng trẻ được lên sóng từ năm 2010 và nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành
Phát thanh tại khoa Phát thanh – truyền hình. Chương trình được phát sóng
trên tần số FM 90 MHz của Đài phát thanh – truyền hình Hà Nội với thời
lượng 30 phút/chương trình.
Chương trình với mục tiêu cung cấp những thơng tin mới mẻ bổ ích và
lý thú dành cho các bạn sinh viên học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng
trên địa bàn Hà Nội. Những người thực hiện chương trình chính là các bạn
5


sinh viên, do vậy chủ đề lựa chọn cho mỗi số phát sóng của chương trình rất
gần gũi thiết thực với các bạn trẻ. Góc độ tiếp cận vấn đề và lực chọn thông
tin được những người thực hiện chương trình đặc biệt chú ý, ln tìm tịi sáng
tạo ra những chủ đề nội dung mới, được các bạn trẻ quan tâm.
Trong những năm qua, chương trình khơng ngừng đổi mới, từ giờ phát,
các chuyên mục trong chương trình, rồi âm nhạc sao cho phù hợp với chương
trình. Có thể thấy được sự quan tâm của ban chỉ đạo sản xuất và sự tâm huyết
cũng như sáng tạo của những sinh viên thực hiện chương trình đang ngày
càng trau dồi và tiếp thu để đáp ứng sự yêu thích của các thính giả nghe đài.
Với 30 phút của chương trình, tôi nghĩ đây thực sự là một sân chơi bổ ích và
thuận lợi cho sinh viên lựac chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp.
1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tơi nghĩ vấn đề này hoàn toàn mới và rất cần thiết, khi mà hiện nay ở
nước ta, tình trạng có bằng cử nhân, nhiều người vẫn thất nghiệp. Có người
học hết trường này, trường khác, cầm cả sấp bằng trên tay nhưng vẫn thất
nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều gia đình định hướng cho con em mình

sau khi học xong cấp ba có thể đi du học nước ngồi với lí do: học ở nước
ngồi sẽ thơng thạo ngôn ngữ bản địa, sau này về nước khả năng xin được
việc làm cao hơn.
Vậy cịn những bạn có bằng đại học trong nước thì ra sao, các bạn có tự
tin khi đi xin việc, liệu phải chăng các bạn chưa học hành một cách nghiêm
chỉnh. Nhằm làm rõ vấn đề việc bằng cấp chỉ là một phần trong quá trình xin
việc, cái cốt lõi vẫn là do năng lực của chính bản thân mỗi người.
Tơi quyết định chọn đề tài “Bằng đại học trong nước bạn - có tự tin”,
tơi muốn các bạn sinh viên có cách nhìn nhận đúng đắn về quan niệm bằng
cấp. Đó chỉ là một phần trong thước đo giá trị năng lực của các bạn. Nhưng

6


cái chính là do năng lực bản thân của mỗi người. Cơ hội việc làm ln rộng
mở chào đón ai khi biết cố gắng chính phục.
1.2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với đề tài “ Bằng đại học trong nước - bạn có tự tin ” tơi đã tìm hiểu
rất nhiều những tác phẩm liên quan đến vấn đề câu chuyện bằng cấp thông
qua các bài báo như:
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ : Mục tiêu của giáo dục không phải là bằng cấp
( đăng tải ngày 10/4/2016 – Báo VN Express) ; Thất nghiệp : Cử nhân thạc
sĩ chiếm 20% ( đăng tải ngày 25/12/2015 – Báo Tuổi trẻ Oline) ; Bằng cấp để
làm gì, có làm nên trí thức? ( đăng tải ngày 24/12/2015 – Báo Đại đoàn kết).
Đến các diễn đàn bàn luận sơi nổi trên truyền hình như chương trình Cuộc
sống thường ngày: Tình trạng thất nghiệp ở lao động có trình độ Đại học,
Cao đẳng ( phát sóng ngày 29/3/2016 – VTV ) , hay chương trình Kỹ năng
sống: Sinh viên mới ra trường kinh nghiệm ở đâu ( Phát sóng ngày 26/2/2016
– VTV ) ; Chương trình Chuyển động 24h : Sinh viên ra trường thất nghiệp,
bố mẹ “ còng lưng ” trả vốn ưu đãi ( Phát sóng ngay 25/12/2015 – VTV )

Đồng thời, quá trình thực tập ba tháng ở Đài Phát thanh – truyền hình Hưng
n, tơi cũng nhận được rất nhiều ý kiến của các anh chị làm báo đi trước,
góp ý với đề tài này.
Khi nghiên cứu đề tài tác phẩm tốt nghiệp cũng như tìm hiểu qua các
tác phẩm trên, bản thân nhận thấy vấn đề cử nhân của các trường đại học ra
trường tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao, đồng nghĩa việc sinh viên ra nước
ngoài du học ngày càng nhiều với mong muốn về nước sẽ xin việc dễ hơn. Đa
số các sinh viên của chúng ta còn quan trọng câu chuyện về bằng cấp, rằng
học ra trường với tấm bằng đẹp hay oai hơn là tấm bằng học ở nước ngồi về
là ta có thể đi xin việc dễ dàng. Bản thân tác giả cũng là sinh viên năm cuối
cũng chuẩn bị ra trường, tôi muốn các bạn cần tỉnh “ giấc mộng ”. Hãy bắt
đầu đi tìm nguyên nhân vì sao các bạn lại có suy nghĩ như vậy. Tất cả các
7


phương tiện đều nói rất nhiều về tình trạng thất nghiệp, những nguyên nhân
gây ra thất nghiệp. Chủ đề đó được nói đi nói lại rất nhiều lần. Nhưng chưa có
ai đi ngược lại vấn đề rằng trong những sinh viên kia cũng có rất nhiều bạn tự
tìm cho mình một công việc phù hợp xứng đáng. Tôi chưa thấy ai nói đến sự
tự tin và năng lực của các bạn sinh viên năng động hiện nay của chúng ta. Tôi
muốn làm đề tài này, cùng với hai vị khách mời, sẽ cho các bạn thấy được sự
tự tin của đội ngũ tri thức, cơ hội việc làm luôn chào đón các bạn, chỉ cần các
bạn cố gắng chinh phục nó.
1.3. Khái quát về tác phẩm tốt nghiệp
1.3.1 Khát quát về chương trình Phát thanh Sóng trẻ
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ là kết quả của sự phối hợp sản
xuất giữa khoa Phát thanh truyền hình, Học viện báo chí và tuyên truyền
với Đài Phát thanh – truyền hình Hà Nội, phục vụ đối tượng chính là
sinh viên thủ đơ.
Tổng thời lượng chương trình là 30 phút với khung chương trình

như sau:
Phần 1: Nhạc hiệu chương trình + lời giới thiệu ( 30 giây)
Lời giới thiệu chương trình đọc trên nhạc nền
Phần 2: Bản tin sóng trẻ ( khoảng 5 phút)
Các thông tin về mọi mặt hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên
Hà Nội và cả nước. Trong mỗi bản tin phải có ít nhất 3 đến 4 tin vắn và 2 tin
sâu có âm thanh gốc ( 2 tin có tiếng động) được đưa lên đầu. Bản tin được thể
hiện với 2 giọng nam nữ.
Nhạc cắt
Phần 3: Diễn đàn sóng trẻ ( 15 phút)
Là cuộc trao đổi về những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống của
giới trẻ và học đường hiện nay. Cuộc trao đổi giữa Biên tập viên và khách
mời sẽ bàn sâu về chủ đề và làm nổi bật thông điệp mà chương trình hướng
8


tới. Hình thức các cuộc trao đổi linh hoạt và có thể thực hiện bên ngồi studio.
u cầu trong Diễn đàn Sóng trẻ phải có những mục sau:
*Phóng sự ( bài phản ánh ) thời sự ( khoảng 3 – 4 phút): Đề tài về sinh
viên và đời sống sinh viên, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm trong đời sống
sinh viên hiện nay. Phóng sự giúp khách mời và thính giả có cái nhìn sâu hơn
về vấn đề mà cuộc trao đổi hướng tới.
* Tiến hành cuộc trò chuyện phỏng vấn trao đổi với chuyên gia hoặc
những người có liên quan về những vấn đề mà phóng sự trên đã đề cập ( 10 11 phút). Cuộc trao đổi sẽ làm rõ vấn đề thông qua ý kiến và quan điểm của
các khách mời làm rõ thông điệp mà chương trình hướng tới.
Nhạc quảng bá chương trình
Phần 4: Quà tặng âm nhạc ( khoảng 5 phút): Phát ca khúc theo yêu
cầu của các bạn trẻ.
Phần 5: Lăng kính sinh viên ( khoảng 5 phút)
Những tư vấn của chương trình về các nhu cầu thu hút sự quan tâm của

giới trẻ như ăn gì, chơi gì. Cách phịng tránh các dịch bệnh giao thông, hoặc
các tấm gương về giới trẻ. Trong mục này có thể thay đổi linh hoạt bám sát
chủ đề làm cho chương trình sinh động hơn.
Phần 6: Chào kết chương trình ( 30 giây)
1.3.2 Khái quát về chương trình phát thanh sóng trẻ số 17
Chương trình Sóng trẻ số 17 – chủ đề “ Bằng đại học trong nước bạn có tự tin ” Tác phẩm tốt nghiệp của tơi được phát sóng vào lúc 10h05’ và
phát lại 16h05’ ngày 26/4/2016 trên tần số 90Mhz của Đài Phát thanh - truyền
hình Hà Nội.
Chủ đề xuyên suốt chương trình đó là “Bằng đại học trong nước bạn có tự tin.” Thời lượng chương trình chỉ có 30 phút nên tôi cố gắng
truyền tải các thông tin một cách ngắn gọn nhất để người nghe có thể tiếp
nhận một cách đầy đủ. Chương trình bao gồm phần tin tức, âm nhạc, lăng
9


kính sinh viên và phần Diễn đàn Sóng trẻ là mảnh đất để tôi thể hiện rõ
nhất ý tưởng của đề tài.
Mở đầu chương trình là Bản tin Sóng trẻ với những tin tức xoay quanh
các hoạt động và đời sống của sinh viên diễn ra trong tuần và sắp diễn ra
trong tuần tới. Ở mục này, tôi đã sản xuất 5 tin, trong đó có 2 tin có lời nhân
chứng và 3 tin chay và được sắp xếp theo thời gian và tính thời sự. Bản tin
được thể hiện bởi giọng đọc của người dẫn nam và nữ để tạo nên sự hấp dẫn
cho chương trình.
Tin 1: Chương trình Chung kết cuộc thi hùng biện Socrates 2016 diễn
ra tại Đại học Luật. Đây là cuộc thi cho sinh viên thể hiện tài hùng biện của
mình. Và kết quả là bạn Phạm Thị Như Quỳnh đến từ Đại học kinh tế quốc
dân trở thành quán quân.

(Ảnh 1: Vòng chung kết cuộc thi hùng biện Socrates 2016)

10



Tin 2: Khai mạc Hội sách chào mừng Ngày sách Việt Nam diễn ra tại
công viên thống nhất.

( Ảnh 2: Khai mạc Hội sách lần thứ 3)
Tin 3: Buổi hòa nhạc Sợi chỉ vơ biên của nhóm nhạc mới Hà Nội.
Tiếp đó là 2 tin về hoạt động đó là Chung kết cuộc thi Marketing on air
2016: content wanted. Và Quy chế cơng tác sinh viên đại học chính quy do
Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.
Diễn đàn sóng trẻ: Trong diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Bằng đại học
trong nước - bạn có tự tin” bàn về vấn đề các bạn sinh viên sau khi tốt
nghiệp đại học cầm tấm bằng có tự tin để đi xin việc hay không.
Cuộc trao đổi giữa Biên tập viên với anh Trần Cơng Kiên trưởng phịng
truyền thơng Trung tâm thanh toán điện từ VTC Pay và bạn Khuất Thanh Sơn
sinh viên năm cuối trường Đại học Công nghệ ( Đại học quốc gia Hà Nội).
Tập trung làm rõ vấn đề việc bạn có tấm bằng ở trong nước hay nước ngồi
thì cơ hội tuyển dụng xin việc của các bạn là ngang nhau. Hãy cứ tự tin vào
trình độ năng lực của mình.

11


(Ảnh 3: Anh Trần Công Kiên ( bên phải) –Trưởng phịng truyền thơng Cơng
ty VTC Pay)

(Ảnh 4: Bạn Khuất Thanh Sơn – sinh viên năm cuối Đại học Công nghệ - Đại
học quốc gia Hà Nội)

12



Bài phản ánh : “Bằng ngoại cho yên tâm” là những chia sẻ của những
bậc phụ huynh và suy nghĩ của các bạn trẻ về việc lo ngại với tấm bằng trong
nước ra trường đi xin việc rất khó. Từ đó để dẫn dắt và nêu ra vấn đề cho cuộc
trao đổi giữa hai vị khách mời.
Trao đổi với 2 khách mời: Cuộc trao đổi làm rõ vấn đề mà bài phản ánh
đặt ra, những chia sẻ của hai vị khách mời sẽ là câu trả lời cho vấn đề bằng
đại học trong nước bạn có tự tin hay khơng?
Q tặng âm nhạc : Ca khúc theo yêu cầu của các bạn gửi về cho
trường trình thể hiện tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc.
Vì số phát sóng của chương trình gần với ngày kỉ niệm Giải phóng miền
Nam 30/4. Cho nên tác giả lựa chọn lá thư của bạn trẻ gửi về phù hợp với
tính thời sự.
Ca khúc: Thành phố tình u và nỗi nhớ sáng tác: Phạm Minh Tuấn, Do ca sĩ
Noo Phước Thịnh thể hiện.
Lăng kính sinh viên: Tác giả giới thiệu về một tấm gương vượt khó
để học giỏi của một bạn sinh viên người dân tộc Hà Nhì của trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Tác giả viết tấm gương sinh viên nghèo vượt khó học giỏi
để muốn các bạn trẻ thấy rằng, cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều những
khó khăn, nhiều bạn sinh viên con nhà khá giả đi học khơng phải lo điều gì
nên thấy việc đi học quá dễ dàng, nhưng hãy nhìn vào thực tế vẫn còn
những sinh viên nghèo ham học để vươn lên hoàn cảnh số phận. Đi học
bằng sự quyết tâm và mong muốn thay đổi số phận, thì tơi tin rằng với ý
chí nghị lực mà bạn trẻ nào cũng có được như chàng sinh viên Hà Nhì thì
khơng cớ gì ra trường cầm tấm bằng đại học mà bạn lại khơng thể tìm cho
mình một cơng việc phù hợp.

13



(Ảnh 5: Bạn Sờ Có Suy – Sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội)
1.4. Mục đích và nhiệm vụ của tác phẩm tốt nghiệp
1.4.1 Mục đích
* Mục đích cá nhân tác giả đề ra:
Thực hiện tác phẩm tốt nghiệp thay cho luận văn tốt nghiệp tác giả đặt
ra những mục đích sau:
Vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để thực hiện một chương
trình Sóng trẻ thể hiện được phong cách năng lực cá nhân, đem những bài học
trên giảng đường áp dụng vào thực tế trong một chương trình Phát thanh,
đúng với ngành đào tạo. Điều này giúp bản thân đánh giá tổng hợp những
kiến thức đã học, trau dồi và rút kinh nghiệm bổ sung cho những bài học ở
giảng đường, trau dồi những kỹ năng tác nghiệp hoàn thiện bản thân.
Rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, vận dụng kiến thức
đã học để phân tích giải quyết các vấn đề thực tiễn hoạt động báo chí. Trong
q trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp, tác giả tự nghiên cứu, thu thập những
tài liệu có liên quan đến đề tài thực hiện, từ đó ứng dụng những kiến thức đã
học để giải quyết vấn đề đưa ra.
14


Sản phẩm của quá trình làm tác phẩm tốt nghiệp là cách phân tích tổng
hợp đánh giá và giải quyết những tình huống phát sinh, hồn thiện các kỹ
năng tác nghiệp, tạo tiền đề cho việc phát triển nghề trong tương lai.
*Mục đích đặt ra khi thực hiện tác phẩm:
Với thời lượng 30 phút phát sóng của chương trình, mỗi mục, mỗi phần
nhỏ lại có một mục đích cụ thể khác nhau.
Bản tin sóng trẻ: sẽ cung cấp cho đối tượng tiếp nhận là sinh viên trên
địa bàn thủ đô Hà Nội những tin tức cập nhật thời sự về mọi mặt trong đời
sống sinh viên. Tác giả đã có sự lựa chọn thông tin sao cho đa dạng về các

mặt và mục đích chính là thơng qua chương trình các bạn sinh viên có thể biết
đến hoặc tham gia các hoạt động bổ ích dành cho chính mình.
Diễn đàn sóng trẻ: với sự tham gia trao đổi của hai khách mời cùng với
biên tập viên, sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về với tấm bằng đại học trong nước,
các bạn có thể tự tin tìm cho mình một công việc phù hợp. Hãy cứ cố gắng học
tập và rèn luyện thật tốt cơ hội việc làm luôn rộng mở chào đón các bạn.
Quà tặng âm nhạc: là cầu nối yêu thương dành cho các bạn sinh viên
thể hiện tình cảm của mình với người thân yêu hoặc bạn bè. Đó là mục đích
tạo ra khoảng thời gian thư giãn cho thính giả nghe chương trình.
Lăng kính sinh viên: Giới thiệu về tấm gương sinh viên “ Chàng sinh
viên Hà Nhì vượt khó học tốt ”.
Tất cả các phần được tác giả xây dựng sao cho phù hợp với tâm lý của
đối tượng tiếp nhận là những người trẻ tuổi và đúng với khn mẫu của
chương trình, mục đích cuối cùng là tạo nên một chương trình phát thanh
hồn chỉnh, trọn vẹn, gửi tới thính giả nghe đài.
1.4.2 Nhiệm vụ
Để có được một chương trình hồn thiện, có chất lượng, trong suốt q
trình thực hiện ngồi việc vạch ra những mục đích để đạt được, tơi cũng đặt ra
những nhiệm vụ khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp.
15


Đầu tiên là phải thường xuyên bám sát thực tế cuộc sống, theo dõi báo
đài xem có liên quan tới vấn đề mình đang làm hay khơng, tìm tịi tài liệu và
lưu trữ cũng như phân tích tổng hợp tài liệu biến nó thành thơng tin có ích cho
tác phẩm của mình. Cần nghiên cứu cặn kẽ, đa dạng với chủ đề tác giả làm.
Mở rộng đối tượng ra để tìm hiểu khơng chỉ riêng với giới trẻ, cịn phải để ý
tìm hiểu những ý kiến của người trung tuổi, đặc biệt là các chuyên gia, nhà
nghiên cứu….
Phải xây dựng đề cương tác phẩm, xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng,

chi tiết trước khi bắt tay vào thực hiện. Theo đó, q trình thực hiện, tơi ln
đặt ra u cầu tuân thủ theo đề cương đã vạch ra, đồng thời khơng ngừng tìm
tịi sáng tạo, bổ sung những ý tưởng mới và cập nhật những thông tin mới tạo
nên tính hấp dẫn và thời sự cho chương trình.
Theo dõi sát những chương trình Sóng trẻ đã phát sóng để ln giữ tác
phẩm của mình theo đúng khn mẫu, khơng đi sai định hướng và đủ tiêu
chuẩn để phát sóng.
1.5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng của chương trình là “Bằng đại học trong nước - bạn có

tự tin” , trong đó cụ thể là:
-

Thực trạng sinh viên ra trường thất nghiệp và việc các bạn ra nước

ngồi du học ngày càng tăng.
-

Ngun nhân vì sao dẫn đến tình trạng đó.

-

Câu chuyện bằng cấp và cơ hội việc làm.

-

Hãy tự trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ năng lực cá nhân.


-

Bạn hãy tự tin với tấm bằng đại học trong nước bạn vẫn đi xin được

việc khi mà bạn có trình độ và năng lực chun mơn.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Giới trẻ nói chung và các bạn trẻ tại thủ đô Hà Nội nói riêng.
16


- Tài liệu, những con số về tỉ lệ việc du học của giới trẻ.
- Sinh viên với tấm bằng đại học trong nước tự tin khi đi xin việc
- Các tác phẩm báo chí về vấn đề nguyên nhân vì sao sinh viên khơng
tự tin khi đi xin việc.
1.6. Phương thức thực hiện Sóng trẻ số 17
Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 17 với chủ đề : “ Bằng đại học
trong nước - bạn có tự tin ” được thực hiện theo phương thức thu thanh
truyền thống. Các phần mục trong chương trình được thu thanh trước tại
Studio và chỉnh sửa, biên tập, ghép nối, dàn dựng hoàn thiện trước khi phát
sóng.
Fomat chương trình:
*Nhạc hiệu + Mở đầu: Thu âm tại phòng thu.
*Bản tin: Thực hiện thu nội dung bản tin tại phịng thu.
*Diễn đàn sóng trẻ:
-

Phóng sự ( bài phản ánh) : Thực hiện và thu âm trước, phát lúc diễn


ra cuộc trao đổi
-

Tọa đàm: Thực hiện thu âm tại phòng thu

*Quà tặng âm nhạc: Thu âm lời dẫn q tặng âm nhạc tại phịng thu.
*Lăng kính sinh viên: Hồn thiện bài viết, thu âm tại phịng thu.
* Chào kết thúc chương trình: Thu âm tại phịng thu.
Để xây dựng được chương trình Sóng trẻ số 17, sau khi nghe những gợi
ý từ giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Văn Trường, bản thân tôi đã tự tìm
tài liệu liên quan tới chủ đề trên sách báo, mạng internet, truyền hình và
những nguồn thơng tin đáng tin cậy. Sau khi có được những hiểu biết cơ bản
về nội dung, tôi tiến hành xây dựng đề cương sơ lược, lên ý tưởng cho từng
phần trong tổng thể chương trình. Sau khi kịch bản chương trình được hồn
tất, khi các chuyên mục được thực hiện xong ngoài hiện trường cũng như
trong phịng thu thì bắt đầu cơng đoạn cuối cùng đó là biên tập cho hồn
17


chỉnh. Vì thời lượng chỉ có 30 phút, tác giả phải biên tập sao cho vừa đủ thời
lượng mà vẫn chứa được lượng thông tin hiệu quả nhất.
Các phương pháp tác giả sử dụng trong quá trình xây dựng tác phẩm
tốt nghiệp bao gồm:
Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp được tơi sử dụng rất
nhiều. Vì trong bài phản ánh cần quan sát để có được những chi tiết hay, làm
cô đọng cho bài phản ánh. Mặt khác đối với phong cách viết cho báo phát
thanh là phải viết để người nghe hình dung được sự việc, hình dung con người
ra trước mắt họ. Muốn miêu tả được thì người viết cần phải quan sát rất nhiều.
Việc quan sát giúp nắm bắt được tâm lý của nhân vật, từ cử chỉ, hành động,

ánh mắt để thể hiện thành công cho tác phẩm.
Phương pháp phỏng vấn: Khi làm tác phẩm tốt nghiệp, tôi đã cố gắng
vận dụng những kiến thức đã được học và những lần thực hành để áp dụng
phỏng vấn để có được những thơng tin cho bài viết của mình. Đây là phương
pháp xun suốt tồn bộ chương trình.
Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu mà tôi tiếp cận và thu thập
chủ yếu qua báo mạng điện tử, và các chương trình phát thanh, các chương
trình truyền hình…
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Khi đi phỏng vấn và thu
thập tài liệu từ các nguồn về, tơi tiến hành phân tích, tổng hợp các ý kiến,
và khái quát để nó trở thành những ý kiến, thơng tin hữu ích cho tác phẩm
của mình.
Phương pháp chọn lọc: Phương pháo này được sử dụng chủ yếu trong
việc cắt gọt để lấy tiếng động và lấy lời nhân vật. Trong tác phẩm, tơi có rất
nhiều tiếng động phỏng vấn nhiều người, đặc biệt là chùm ý kiến. Sau khi thu
phỏng vấn xong, tôi phải dải băng và chọn lọc ra những chi tiết đắt và lời
nhân chứng phù hợp để sử dụng.
18


1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp
1.7.1 Ý nghĩa lý luận
Chương trình Sóng trẻ số 17 với chủ đề “ Bằng đại học trong nước bạn có tự tin” đã đưa ra nguyên nhân mà các bạn đi du học và câu chuyện
bằng cấp, và đưa ra giải pháp cho vấn đề đó là cái cốt lõi vẫn là do năng lực
và trình độ chuyên môn của từng người. Đồng thời tác phẩm cũng góp phần
bổ sung lý luận về một vấn đề được quan tâm trong đời sống xã hội.
Tác phẩm sẽ giúp sinh viên chuyên ngành phát thanh nói chung và sinh
viên báo chí nói riêng áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn một cách
hiệu quả nhất. Đồng thời, chương trình sẽ là một cơ sở để các sinh viên khóa
sau có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu khoa học hoặc thực tiễn sản xuất.

1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Với mục đích thơng qua thơng tin chương trình cung cấp, khi được phát
sóng, chương trình sẽ có ý nghĩa thực tiễn, có thể giúp giới trẻ thay đổi tư duy
và nhận thức của một số giới trẻ hiện nay, rằng học xong ra trường cầm tấm
bằng cũng thất nghiệp. Các bạn phải cố gắng trau dồi kiến thức và năng lực
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có như vậy sau này các bạn mới tự
tin khi đi xin việc.
Bên cạnh đó, những tin tức trong Bản tin Sóng trẻ có thể áp dụng được
trong thực tế, việc nêu rõ ngày giờ và địa điểm diễn ra các sự kiện sẽ giúp
sinh viên theo dõi và đăng kí tham gia nếu muốn.
Những chia sẻ của hai vị khách mời trong Diễn đàn Sóng trẻ sẽ là
những kinh nghiệm và lời khuyên cho các bạn trẻ, sẽ giúp các bạn tự tin hơn
và định hướng như thế nào trong quãng thời gian sinh viên.
Đối với Lăng kính sinh viên, tơi đã có những trải nghiệm thú vị khi
được gặp và trị chuyện với bạn Sờ Có Suy, tôi càng hiểu được cuộc sống vất
vả mà bạn phải trải qua và tơi thấy mình cịn may mắn rất nhiều. Tôi viết tấm
gương về bạn Suy mong muốn các bạn trẻ hay biết trân trọng những gì mình
đang có, hãy biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống của như trong học tập.
Bởi quanh ta còn nhiều bạn thiệt thòi hơn.
19


II. NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 17, phát sóng ngày 26/4/2016 bao gồm
những nội dung chi tiết sau:

Chương trình phát thanh
Tên chương trình: “Sóng trẻ”
-Số: 17
-Ngày phát: 26/4/2016

-Thời lượng: 30 phút
Chủ đề: Bằng đại học trong nước - bạn có tự tin
-Số lượng tin: 05 tin
-Số lượng bài: 02 bài
-Tên bài 1: Bài phản ánh “ Bằng ngoại cho yên tâm”
-Tên bài 2: “Chàng sinh viên Hà Nhì vượt khó học tốt”
-Tên diễn đàn: Diễn đàn Sóng trẻ
Chủ đề: Bằng đại học trong nước - bạn có tự tin
Thời lượng: 14 phút
-Tên tiết mục: Quà tặng âm nhạc
Ca khúc: Thành phố tình yêu và nỗi nhớ - Sáng tác: Phạm Minh Tuấn, thể
hiện: Noo Phước Thịnh
-Tên tiết mục: Lăng kính sinh viên
Chủ nhiệm chương trình
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang

20


*Nội dung kịch bản chương trình

KỊCH BẢN SĨNG TRẺ 17
Chủ đề: Bằng đại học trong nước - bạn có tự tin.
Ngày phát sóng: 26 tháng 4 năm 2016
1. Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu (30s):
2. Lời mở đầu (2’): (dẫn trên nền nhạc)
*MC nam:
Thành Đạt và Thanh Bình xin chào các bạn thính giả đang nghe đài!
*MC nữ:
Một tuần nữa trơi qua nhanh chóng, rất vui được gặp lại q vị trong

chương trình Sóng Trẻ, phát sóng vào lúc 10 giờ 05 phút, sáng thứ 3 hàng
tuần trên tần số 90MHz của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Chương
trình của chúng tơi sẽ được phát lại vào 16giờ 05 phút cùng ngày.
*MC nam:
Các bạn thân mến, hiện nay việc các bạn trẻ thích được ra nước ngồi
du học, sau đó trở về nước với tấm bằng nước ngồi, sẽ có cơ hội tìm kiếm
việc làm dễ dàng hơn. Vậy cịn những bạn có bằng đại học trong nước, liệu có
tự tin khi đi xin việc.
*MC nữ:
Nhằm làm rõ vấn đề việc bằng cấp chỉ là một phần trong q trình xin
việc , cái cót lõi vẫn là năng lực chính bản thân của mỗi người. Chương trình
hơm nay sẽ dành phần lớn thời gian để bàn về vấn đề này. Sau đây là phần
giới thiệu những nội dung chính sẽ có trong chương trình:
*MC nam:
15 phút “Diễn đàn Sóng trẻ” ngày hơm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ hai vị
khách mời đặc biệt: anh Trần Công Kiên – Trưởng phịng truyền thơng trung
tâm thanh tốn điện từ VTC Pay và bạn Khuất Thanh Sơn – sinh viên năm
21


cuối Đại học công nghệ ( Đại học quốc gia Hà Nội). Xoay quanh chủ đề
“Bằng đại học trong nước - bạn có tự tin ”
*MC nữ:
Món quà âm nhạc nào sẽ được gửi tặng trong tuần này, chúng ta hãy
cùng chờ đón trong chuyên mục “ Qùa tặng âm nhạc” của chương trình nhé.
*MC nam:
Trong chun mục “Lăng kính sinh viên” tuần này sẽ giới thiệu đến
các bạn về hành trình vượt khó, vươn lên số phận của chàng sinh viên giỏi
người dân tộc Hà Nhì của trường ĐH Văn hóa Hà Nội.
*MC nữ:

Nhưng trước hết, hãy cùng Thành Đạt và Thanh Bình điểm qua một số
tin tức nổi bật trong tuần với “Bản tin Sóng trẻ”.
(Nhạc cắt)
3. Bản tin Sóng Trẻ (5’):
*MC nam:
- Chung kết cuộc thi Hùng biện Socrates 2016 đã diễn ra thành công
tại ĐH Luật vào tối 19/4 vừa qua. Vòng chung kết diễn ra kịch tính và nóng
bóng với sự thể hiện đầy tự tin của 8 thí sinh đến từ 4 trường đại học: Đại học
Luật, Học viện Thanh thiếu niên, Đại học Lao động xã hội và Đại học Kinh tế
quốc dân. Để thể hiện tài năng của mình, các thí sinh phải trải qua hai phần
thi là Hùng biện đối kháng và Hùng biện đỉnh cao.
*MC nữ:
Ở phần thi hùng biện đối kháng, từng cặp thí sinh sẽ nêu quan điểm
của mình và phản biện quan điểm của đối phương về cùng một vấn đề với vai
trò ủng hộ và phản đối. Khép lại phần thi hùng biện đối kháng, 5 thí sinh xuất
sắc được lọt vào phần thi Hùng biện đỉnh cao.
Bạn Hồng Tuyết Mai thí sinh đến từ trường ĐH Lao động xã hội cho biết:

22


Băng: Vừa rồi mình mới trải qua vịng thi đối kháng, tâm trạng của
mình lúc này rất là vui vì mình lọt vào top 5 và chuẩn bị bước vào vòng thi
cuối cùng. Và ngay lúc này, hơn lúc nào hết mình lên sân khấu để bước ngay
vào vịng thi, được bày tỏ suy nghĩ quan điểm với các bạn trẻ.
*MC nam:
Với tổng số điểm 2 vòng thi cao nhất cùng phần hùng biện đỉnh cao
xuất sắc đã thuyết phục hồn tồn ban giám khảo, thí sinh mang số báo danh
09 Phạm Thị Như Quỳnh đến từ Đại học kinh tế quốc dân đã chính thức trở
thành quán quân của Cuộc thi Hùng biện Socrates 2016.

*MC nữ:
- Ngày 20 – 24/ 4 vừa qua , Hội sách chào mừng Ngày sách lần thứ 3 –
2016 đã khai mạc tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Đây là sự kiện điểm
nhấn nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày sách Việt Nam .
*MC nam:
Tham dự Hội sách năm nay có khoảng 87 đơn vị xuất bản, phát hành
trên cả nước, trong đó có nhiều nhà xuất bạn được các bạn sinh viên yêu thích
như: NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, Alphabooks, Thaihabooks, Nhã Nam… cùng
các đơn vị kinh doanh sách cũ như Sách cũ Hà thành, Sách cũ Vì dân, Sách cũ
Bạch Mai... với khoảng 30.000 đầu sách được mang đến phục vụ độc giả, với
mức ưu đãi từ 10-50% cùng các khu vực đồng giá 5.000 – 10.000 – 20.000
đồng… cùng 36 cuộc giao lưu, tọa đàm, hội thảo... thu hút hàng nghìn độc giả
thuộc nhiều lứa tuổi đã có mặt tại đây để tìm kiếm những cuốn sách u thích
của mình.
Bạn Bùi Thị Hiền – sinh viên trường ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết:
Băng: Mình tham gia hội sách lần này là lần thứ 2. Nói chung năm nay
các loại sách rất đa dạng , phong phú, được giảm giá nhiều. Và có rất nhiều
bạn sinh viên như mình đến đây tìm mua cho mình cuốn sách u thích.
*MC nữ:
23


-Với những bạn trẻ u thích dịng nhạc thính phịng thì đừng bỏ lỡ
buổi Hịa nhạc “Sợi Chỉ Vơ Biên” của Nhóm nhạc mới Hà Nội diễn ra vào
ngày 26/4.
Nhóm nhạc mới Hà Nội – Hanoi New Music Ensemble (HNME) thành
lập năm 2015 bởi sáng kiến của nhạc sĩ Vũ Nhật Tân, nghệ sĩ đàn violin Phạm
Trường Sơn và nhạc trưởng người Mỹ Jeff von der Schmidt. Nhóm nhạc mới
này được thành lập với mục tiêu đưa âm nhạc đương đại Việt Nam và thế giới
tới với công chúng Việt. HNME được phát triển bởi Trung tâm âm nhạc và

nghệ thuật thể nghiệm Đom Đóm tại Hà Nội.
Chương trình hịa nhạc thính phịng “Sợi Chỉ Vơ Biên” gồm các tác
phẩm sáng tác bởi các nhạc sĩ đương đại Việt Nam và thế giới qua các thời
kỳ: Từ Tứ tấu “Tây Nguyên” của Đỗ Nhuận – nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên
của âm nhạc cổ điển đương đại Việt Nam qua “Mưa” của Vũ Nhật Tân và
“Một chuyến đi” của Trần Kim Ngọc tới “Khám Phá” của Nguyễn Minh Nhật
– một nhạc sĩ trẻ triển vọng.
*MC nam:
Ngồi ra, hịa nhạc cũng bao gồm ba tác phẩm đương đại của ba nhà
soạn nhạc châu Âu quan trọng: “Syrinx” của nhà soạn nhạc trường phái ấn
tượng người Pháp Claude Debussy; tứ tấu cho kèn clarinet, violin, cello và
piano của nhà soạn nhạc người Đức thuộc chủ nghĩa Tân Cổ Điển Paul
Hindemith và “Vầng trăng ốm” – khúc nhạc sáo song tấu và giọng người
được biểu diễn lần đầu năm 1912 tại Berlin.
*MC nữ:
- Tối nay, tại Hội Trường Cung Văn Hóa Thể Thao Thanh Niên Hà
Nội, sẽ diễn ra đêm chung kết cuộc thi MARKETING ON AIR 2016:
CONTENT WANTED

24


Marketing On Air là cuộc thi học thuật về marketing dành cho các sinh
viên đam mê và yêu thích ngành nghề này, được tổ chức bởi CLB Marketing
MGC - NEU. Năm đầu tiên, “Marketing On Air” 2016 được tổ chức với chủ
đề: “Content Wanted” - tìm kiếm ý tưởng độc đáo về Content Marketing.
Đêm chung kết sẽ hứa hẹn là cuộc tranh tài cân sức của 4 đội thi xuất sắc.
Cùng đếm ngược và chờ đợi đến đêm chung kết đầy đột phá và bùng nổ giữa
những ý tưởng tuyệt vời và chiến lược xuất sắc nhất cuộc thi này nhé!
*MC nam :

- Thông tin cuối cùng trong bản tin ngày hơm nay, mình nghĩ nó sẽ rất
thiết thực với các bạn sinh viên của chúng ta. Bộ GD –ĐT vừa ban hành quy
chế công tác sinh viên đại học chính quy, thay cho quy chế ban hành từ năm
2007. Theo đó, quy chế mới có hiệu lực từ ngày 23/5/2016.
Quy chế Cơng tác sinh viên đại học chính quy nêu rõ 10 hành vi sinh
viên không được làm. Trong đó, đáng chú ý là việc cấm đăng tải, bình luận,
chia sẻ bài viết có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh
quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy
tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet
*MC nữ:
Sinh viên không được tổ chức hoặc tham gia tụ tập đơng người, biểu
tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự;
thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật. Cấm
sinh viên gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử. Những sinh viên vi phạm thì
tùy tính chất, mức độ, hậu quả có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu
thức kỷ luật.
*MC nam:
25


×