Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua Trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.05 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
HẾT HỌC PHẦN
MƠN:

Cơng Pháp Quốc Tế
ĐỀ BÀI 6
Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông
qua Trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác.
Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà
Việt Nam là một bên.

Họ và tên
Mã số sinh viên
Nhóm
Lớp

:
:
:
:

Hà Nội, 2021


Mục lục
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
1. Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế..........1


1.1 Tranh chấp quốc tế...........................................................................................1
1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay................................1
2. Khái quát chung về Trọng tài quốc tế................................................................2
2.1 Khái niệm.........................................................................................................2
2.2 Đặc điểm..........................................................................................................2
2.3 Phân loại...........................................................................................................3
3. Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông
qua Trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế khác....3
4. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc tế mà
Việt Nam là một bên..............................................................................................6
KẾT LUẬN..........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................11


MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển,
tiến bộ vượt bậc của các quốc gia trên thế giới thì vấn đề hợp tác cùng phát triển
giữa các quốc gia đã trở nên khá quen thuộc và cần thiết. Tuy nhiên, trong mỗi
mối quan hệ quốc tế nào cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn,
bất đồng và xảy ra tranh chấp. Cho nên việc giải các tranh chấp này cần được đặt
ra để đảm bảo lợi ích của các bên, tránh gây căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình
an ninh thế giới. Hiện giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình
là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Trong đó có các
biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp quốc tế mà các quốc gia có thể lựa chọn
để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để giải quyết và phân tích các vấn đề trên
em xin được chọn đề tài số 6: “Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải
quyết tranh chấp quốc tế thông qua Trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải
quyết tranh chấp quốc tế khác. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải
quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên”.
NỘI DUNG

1. Lý thuyết chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế.
1.1 Tranh chấp quốc tế.
“Tranh chấp quốc tế là hồn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có
những quan điểm trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn với nhau và có những u cầu
hay địi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự khơng thỏa thuận được với nhau về
quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lí
hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau”1.
1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay.
Có các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế sau:
1 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật Quốc tế, 2021, NXB Cơng An Nhân Dân.

1


- Giải quyết trực tiếp tranh chấp (Đàm phán trực tiếp).
- Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba (Trung gian, Hịa giải, Thơng qua
ủy ban điều tra, Ủy ban hịa giải).
- Giải quyết tranh chấp trong khn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu
vực (Liên hợp quốc, Tố chức quốc tế khu vực)
- Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán (Tòa án quốc tế; Trọng tài
quốc tế).
2. Khái quát chung về Trọng tài quốc tế.
2.1 Khái niệm.
Công ước La-Hay 1907 qui định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là
những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do
các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tơn trọng luật pháp”. Có
thể thấy, theo thời gian, cơ chế trọng tài được quy chế hóa nhiều hơn, tuy bản
chất không thay đổi nhưng phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối hơn.
Khái niệm Trọng tài quốc tế như sau: “Trọng tài quốc tế đôi khi được gọi là
hình thức lai giải quyết tranh chấp quốc tế, vì nó pha trộn các yếu tố của thủ tục

tố tụng dân sự và thủ tục luật chung, đồng thời cho phép các bên có cơ hội quan
trọng để thiết kế thủ tục trọng tài theo đó tranh chấp của họ sẽ được giải quyết.
Trọng tài quốc tế có thể được sử dụng để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào. Nó là
một đồng thuận, trung tính, ràng buộc, riêng tư và có hiệu lực phương tiện giải
quyết tranh chấp quốc tế, mà thường là nhanh hơn và ít tốn kém hơn tố tụng của
tòa án trong nước”2.
2.2 Đặc điểm.

2 />
2


Mặc dù cịn có những nhìn nhận khác nhau về trọng tài theo quan điểm riêng,
nhưng rõ ràng, có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của Trọng tài quốc tế như
sau3:
- Thứ nhất, quá trình trọng tài diễn ra trên cơ sở thoả thuận Trọng tài quốc tế
được thiết lập bởi các bên tranh chấp.
- Thứ hai, thủ tục trọng tài được xác định bởi các bên và thường là một thủ tục
xét xử
kín được điều khiển bởi hội đồng trọng tài gồm một hoặc một số lẻ các trọng tài
viên.
- Thứ ba, phán quyết của Trọng tài quốc tế về vụ tranh chấp là chung thẩm, buộc
các bên phải thực hiện.
2.3 Phân loại.
Hiện nay trong thực tiễn quốc tế có một số loại tịa trọng tài sau:1
- Căn cứ vào thành phần của toà trọng tài, toà trọng tài được chia thành Toà trọng
tài cá nhân và Toà trọng tài tập thể. Toà trọng tài cá nhân là tồ chỉ có duy nhất
một trọng tài viên. Tồ trọng tài tập thể là tồ có từ ba trọng tài viên trở lên.
- Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp, toà trọng tài được chia thành tồ
trọng tài có thẩm quyền chung và tồ trọng tài có thẩm quyền chun mơn. Tồ

trọng tài có thẩm quyền chung là toả có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế. Toà
trọng tải có thẩm quyền chun mơn là tịa chỉ có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp trong một hoặc một số lĩnh vực hợp tác nhất định.
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, tồ trọng tài được chia thành tịa trọng tài
thường trực và toà trọng tài vụ việc. Đây là căn cứ phân loại thường được sử
dụng hiện nay. Tồ trọng tài thường trực (hay cịn gọi là Tồ trọng tài quy chế) là
3
/>
3


những toà được thành lập để giải quyết các tranh chấp một cách thường xun.
Các tồ này có quy chế hoạt động, thủ tục rõ ràng và có trụ sở. Tịa trọng tài vụ
việc (hay cịn gọi là Tồ trọng tài Ad hoc) là những toà được thành lập để giải
quyết một vụ tranh chấp cụ thể và sau khi vụ việc được giải quyết xong toả sẽ
chấm dứt hoạt động.
3. Phân tích ưu điểm, hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế
thông qua Trọng tài quốc tế so với các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc
tế khác.
- Ưu điểm.
+ Trước hết, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng Trọng tài quốc tế các bên tranh
chấp có quyền lựa chọn rất rộng các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp như quyền lựa chọn thủ tục tố tụng phù hợp với quy mô và mức độ phức
tạp của vụ việc, các bên có thể lựa chọn thủ tục trọng tài Adhoc; quyền lựa chọn
hội đồng trọng tài có thể có 1, 3, 5 trọng tài viên hoặc một con số khác theo thỏa
thuận của các bên tranh chấp; quyền thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ và địa điểm
tiến hành tố tụng trọng tài, thời hạn tiến hành tố tụng trọng tài không bị ràng
buộc; thời hạn Tố tụng có thể theo yêu cầu của các bên và nếu các bên khơng có
nhu cầu khác thì theo thời hạn của hội đồng trọng tài, tùy theo quy mô và mức

độ phức tạp của từng vụ việc. Vì vậy, trọng tài có thể theo dõi cuộc tranh chấp từ
đầu đến cuối, có thể xâu chuỗi mọi sự kiện và đưa ra cách giải quyết tốt nhất.
Ngoài ra các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên có đầy đủ kinh nghiệm và
năng lực trong lĩnh vực đang tranh chấp, đồng thời các bên cũng có quyền đề
nghị thay đổi Trọng tài viên do mình chỉ định trong q trình tố tụng nếu như
trọng tài viên đó có dấu hiệu khơng khách quan, vơ tư hoặc khơng đủ năng lực
cũng như khơng có trách nhiệm trong q trình giải quyết vụ việc. Ngồi ra giải
quyết bằng Trọng tài quốc tế cịn thể hiện tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo.
4


Đây là điểm ưu của hình thức trọng tài nói chung. Do đó các bên tham gia có thể
thoải mái mà khơng bị gị bó như xét xử tại Tịa án quốc tế (quy trình tố tụng
cứng nhắc, tính chủ động của các quốc gia tại Tòa án quốc tế không cao).
+ Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế sẽ tiết kiệm chi phí cho
các bên tranh chấp so với chi phí phải bỏ ra khi giải quyết các tranh chấp bằng
Tòa án quốc tế.
+ Thứ ba, thời gian giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể giống với thời
gian giải quyết tranh chấp trực tiếp; tranh chấp thông qua bên thứ ba; tranh chấp
trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp định khu vực đều nhanh hơn so
với Tòa án quốc tế (Trong suốt thời gian dài trong quá khứ cũng như hiện nay
Trọng tài quốc tế được coi như một phương thức giải quyết tranh chấp có tốc độ.
Q trình Trọng tài quốc tế có thể diễn ra rất nhanh trong vòng vài tuần hay vài
tháng nếu các bên muốn như vậy. Ngược lại, nếu so với Tòa án quốc tế, vụ việc
thường kéo dài bởi vì hệ thống Tịa án quốc tế được tổ chức theo các cấp xét xử
và thủ tục tư pháp phức tạp) nếu các bên tham gia có sự tỏ rõ thái độ hợp tác,
cùng nhau giải quyết mâu thuẫn nên từ đó sẽ tránh được những tác động chủ
quan và khách quan từ bên ngoài.
+ Thứ tư, hơn thế nữa, với cơ chế “giải quyết bí mật” Trọng tài quốc tế sẽ giữ
được bí mật cho các bên tranh chấp. Do đó, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

quốc tế sẽ bảo đảm được danh dự và uy tín của các bên tranh chấp (đặc biệt là
các bên thua kiện). Toàn bộ nội dung của vụ việc trong suốt quá trình tố tụng chỉ
được công khai nếu được sự đồng ý của các bên hoặc trong trường hợp việc công
khai nội dung để phục vụ cho việc giải quyết một vụ việc khác.
- Nhược điểm.

5


+ Thứ nhất, vì đẩy cao tính hợp tác của các bên nên kết quả của cuộc giải quyết
phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp. Nếu các bên quá cứng
nhắc, bất hợp tác thì rất khó để làm việc.
+ Thứ hai, Trọng tài quốc tế có thể gặp khó khăn trong q trình giải quyết tranh
chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp. Do Trọng tài quốc tế khơng có bộ
máy giúp việc, khơng có cơ quan thi hành, cưỡng chế như Tịa án quốc tế.
+ Thứ ba, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng Trọng tài quốc tế cũng có những
hạn chế về cơ chế đảm bảo thực thi, tuân thủ phán quyết của trọng tài không
mạnh như cơ chế thực thi tuân thủ phán quyết của Tòa án quốc tế (Phán quyết
của Tịa án quốc tế thường đảm bảo tính cơng bằng và khách quan đồng thời
tranh chấp quốc tế thường được giải quyết triệt để. Hơn thế nữa, cơ chế thực thi
tuân thủ các phán quyết của Tòa án quốc tế cao hơn các biện pháp khác vì các
phán quyết của Tòa án thường đảm bảo thực hiện bằng các cơ quan có thẩm
quyền của tổ chức quốc tế thành lập nên nó). Thực tế cho thấy, việc thực thi tuân
thủ phán quyết của Trọng tài quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự tận tâm, thiện
chí của các bên tranh chấp, bởi lẽ, Trọng tài quốc tế không phải là cơ quan tư
pháp của Liên hợp quốc nên hội đồng bảo an liên hợp quốc sẽ không thể bảo
đảm việc thực thi các phán quyết của Trọng tài quốc tế, đặc biệt là các phán
quyết của các trọng tài Adhoc.
+ Thứ tư, chi phí các bên phải bỏ ra khi giải quyết tranh chấp quốc tế bằng
Trọng tài quốc tế cũng cao hơn nhiều so với các phương thức giải quyết tranh

chấp như: Giải quyết trực tiếp tranh chấp; giải quyết tranh chấp thông qua bên
thứ ba; giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các hiệp
định khu vực; gây tốn kém tiền của cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp.

6


+ Thứ năm, do liên quan đến việc “thể hiện rõ sự nhất trí của các bên về việc giải
quyết tranh chấp thông Trọng tài quốc tế, nội dung của các điều ước quốc tế này
đồng thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập tồ Trọng tài, đối tượng tranh
chấp, thủ tục xét xử, nguồn luật được toà trọng tài áp dụng, thủ tục đưa ra phán
quyết và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ phán quyết Trọng tài trong một số
trường hợp…”1 nên sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng khi giải quyết tranh
chấp quốc tế bằng Trọng tài quốc tế không thể bằng các phương thức giải quyết
tranh chấp như: Giải quyết trực tiếp tranh chấp; giải quyết tranh chấp thông qua
bên thứ ba; giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và các
hiệp định khu vực.
4. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp quốc
tế mà Việt Nam là một bên.
- Dạo gần đây các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng
giềng Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam vốn đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nay
càng nóng lên, nhất là sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đơng là “lợi ích cốt
lõi” và sẵn sàng tiến hành chiến tranh để bảo vệ vùng chủ quyền mà nước này
yêu sách. “Những khẳng định này của Trung Quốc không gây ngạc nhiên cho
cộng đồng quốc tế bởi nó đi kèm với những việc làm của Trung Quốc và khuynh
hướng sử dụng xung đột để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thay vì các sáng kiến
giải quyết xung đột”4.
- Như vậy, có thể thấy rằng, “tranh chấp biển Đơng trở nên phức tạp và bị đẩy
lên mức độ ngày càng gay gắt trong những năm gần đây. Tranh chấp không chỉ
bắt nguồn từ mâu thuẫn hay tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh hải do lịch sử

để lại và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế, mà còn xuất phát từ
4 />
7


sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa chính trị, trước hết là quản lý, kiểm soát tuyến
hàng hải, hàng khơng chiến lược và nguồn tài ngun giàu có, đặc biệt là dầu mỏ
tại khu vực này. Vì vậy, tranh chấp biển Đơng ngày nay khơng chỉ cịn là xung
đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN, mà đã trở thành một vấn
đề quốc tế”5. Trong đó, tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu xoay
quanh các tranh chấp sau:
+ Thứ nhất, tranh chấp chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa.
+ Thứ hai, tranh chấp chủ quyền Quần đảo Trường Sa.
+ Thứ ba, tranh chấp nội vùng đường lưỡi bò.
- Đối với việc áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức
Trọng tài quốc tế liên quan về vấn đề biển đông giữa Việt Nam và Trung Quốc:
+ Nếu lựa chọn Tòa trọng tài thường trực La Haye (PCA). PCA là một trong
những thiết chế mà Việt Nam có thể xem xét lựa chọn để kiện các yêu sách, hành
vi của Trung Quốc. Nhưng xét về mặt bản chất, PCA là thiết chế giải quyết tranh
chấp hoàn toàn dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên có liên quan thơng qua
việc ký Thỏa thuận trọng tài. Vì vậy, để đưa tranh chấp này ra giải quyết trước
PCA bắt buộc giữa Việt Nam và các nước có liên quan trước tiên phải có thỏa
thuận lựa chọn, trao thẩm quyền giải quyết cho PCA. “Chúng ta sẽ vướng ngay
phải trở ngại trên vì một bên tranh chấp chính là Trung Quốc. Hơn nữa, PCA
cũng chưa có cơ chế đảm bảo thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp của mình
một cách hiệu quả. Do vậy PCA sẽ chỉ là thiết chế tài phán cuối cùng Việt Nam
có thể xét đến để áp dụng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trong bối cảnh
hiện tại”6.
5 />6 HƯỜNG, Đào Thị Thu. Việt Nam và phương án sử dụng Tòa trọng tài theo phụ lục VII Công ước luật biển
1982 trước những yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông. VNU Journal of Science: Legal Studies, [S.l.], v. 32,

n. 2, june 2016. ISSN 2588-1167.

8


+ Nếu lựa chọn Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS Tòa
trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS (sau đây gọi tắt là Tồ trọng
tài) sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích
hay áp dụng Công ước (trừ những vụ kiện thuộc thẩm quyền của Tồ trong tài
đặc biệt). Đây là Tịa trọng tài có cơ chế duy nhất mà một bên có thể đơn phương
khởi kiện, khơng cần sự chấp thuận của bên cịn lại. Đây có thể được coi là thiết
chế tài phán quốc tế mang tính khả thi nhất hiện nay mà Việt Nam có thể lựa
chọn cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến những yêu sách vô lý và
những hành vi trái pháp luật quốc tế của Trung Quốc , phù hợp với tích chất
phức tạp của các tranh chấp và phù hợp với lập trường không giống ai của Trung
Quốc (Trung Quốc từ chối tham gia Toà trọng tài và đang duy trì chính sách hai
khơng là: khơng đa phương hóa, khơng quốc tế hóa) tại khu vực biển này.
- Có một số cơng việc Việt Nam cần chuẩn bị, thực hiện để độc lập khởi kiện
Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế.
+ Xác định nội dung Tuyên bố khởi kiện phù hợp với thẩm quyền của Tòa trọng
tài.
+ Chuẩn bị hồ sơ pháp lý.
 Đây là một trong những công việc rất quan trọng. Về cơ bản, hồ sơ pháp lý
Việt Nam cần chuẩn bị bao gồm các tài liệu, văn bản sau đây6:
1. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong đơn cần thể hiện một cách cụ
thể các yêu sách của Việt Nam, phạm vi các vấn đề có tranh chấp cũng
như quan điểm của Việt Nam đối với các nội dung tranh chấp.
2. Bản bảo vệ yêu sách của Việt Nam. Đây là văn bản quan trọng nhất để
bảo vệ quan điểm của Việt Nam. Cần chú ý lập luận theo một trình tự,
định hướng nhất quán, tránh mâu thuẫn, xung đột giữa các quan điểm

bảo vệ cho các yêu sách khác nhau của Việt Nam.

9


3. Chứng cứ pháp lý chứng minh yêu sách của Việt Nam. Đây là những
cơ sở pháp lý chứng minh cho bản yêu sách ở trên vì vậy cần phải có sự
chuẩn bị đầy đủ và khoa học mọi chứng cứ có liên quan. Hiện nay “Các
bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc
dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam
đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và
chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII
đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện
Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như
Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp
Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848),
Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn
(1802-1945)...”7. Đây có thể coi là những chứng cứ vững chắc nhất của
Việt Nam.
4. Văn bản tranh luận phản bác lại quan điểm đối ngược của quốc gia
tranh chấp với Việt Nam. Trước khi đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết
tại bất cứ cơ quan tài phán quốc tế nào Việt Nam cần nghiên cứu các cơ
sở pháp lý mà các nước khác sử dụng để chứng minh cho yêu sách chủ
quyền của họ cũng như nghiên cứu những yêu sách đó trong tương quan
so sánh với những chứng cứ mà Việt Nam đang có để chuẩn bị trước
các lập luận phản bác. Văn bản này sẽ nộp cho Tòa trọng tài và gửi cho
Trung Quốc trong q trình Tịa giải quyết tranh chấp.
5. Ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề tranh chấp
mà Việt Nam đã tập hợp qua cơ chế tham vấn hoặc tư vấn (trong trường

hợp cần thiết). Những ý kiến này thường đến từ các hội thảo khoa học
7 />%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/tulieuvanban/cosophaplykhagndinhchuquy
en

10


quốc tế, các hội nghị quốc tế giữa các quốc gia có liên quan, các cơng
trình khoa học có liên quan đã cơng bố….
6.

Tùy từng trường hợp cụ thể có thể có thêm các tài liệu khác. Các tài
liệu này được tập hợp, sắp xếp lại thành hồ sơ pháp lý của vụ kiện.

- Từ phân tích trên ta có thể đánh giá khả năng áp dụng biện pháp giải quyết
tranh chấp
quốc tế bằng phương thức Trọng tài quốc tế liên quan về vấn đề biển đông giữa
Việt
Nam và Trung Quốc là hồn tồn có khả năng.
- Tuy nhiên, “Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực, có mối quan hệ trên
nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, thương mại, đầu tư. Chính vì vậy, mà hầu
hết các quốc gia khác đều có phần e dè khi có những hành động làm “phật lòng”
Trung Quốc. Trong vụ kiện Trung Quốc đối với tranh chấp ở Biển Đông,
Philippines đã chịu những đòn trừng phạt về kinh tế của Trung Quốc. Có thể dự
đốn, khi Việt Nam tiến hành khởi kiện, Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp
trả đũa trong lĩnh vực kinh tế, hoặc gia tăng quân sự leo thang căng thẳng ở Biển
Đông”8. Cho nên Việt Nam cần thận trọng trước khi áp dụng biện pháp giải
quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức Trọng tài quốc tế đối với Trung
Quốc.


KẾT LUẬN
8 />
11


Trong bối cảnh kinh tế, chính trị văn hóa xã hơi ở mỗi nước mỗi khu vực có
sự khác nhau nên trong quan hệ quốc tê thường phát sinh những bất đồng và mâu
thuẫn. Do đó muốn giữ gìn và bảo đảm hịa bình an ninh thế giới thì việc sủ dụng
những biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là hồn tồn hợp lí.
Việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài quốc tế đã
đảm bảo cho các nguyên tắc của luật quốc tế được thi hành, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của các chủ thể của luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết
tranh chấp thông qua Trọng tài quốc tế đã cho thấy những ưu điểm vượt trội của
phương thức này. Trong tương lai việc sử dụng phương thức giải quyết tranh
chấp thông qua Trọng tài quốc tế chắc chắn sẽ có những thay đổi rất tích cực để
đảm bảo cho biện pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được thực
hiện tốt nhất.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật Quốc tế, 2021, NXB
Cơng An Nhân Dân.
- Công ước La-Hay 1907.
- Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
- HƯỜNG, Đào Thị Thu. Việt Nam và phương án sử dụng Tòa trọng tài theo phụ
lục VII Công ước luật biển 1982 trước những yêu sách của Trung Quốc tại biển
Đông. VNU Journal of Science: Legal Studies, [S.l.], v. 32, n. 2, june 2016.
ISSN 2588-1167.

- />th
%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/tulieuvanb
an/cosophaplykhagndinhchuquyen
- />-

/>
arbitration
- />m-quyen-cua-trong-tai-quoc-te.aspx
- />- />ilippines-kien-trung-quoc-doi-voi-tranh-chap-o-bien-dong/

13



×