Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận cao học phân tích đặc trưng ngôn ngữ báo chí trong các tác phẩm báo chí bình luận của nhà báo hồ quang lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.49 KB, 15 trang )

BÀI TẬP LỚN
Đề bài: Phân tích đặc trưng ngơn ngữ báo chí trong các tác
phẩm báo chí bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi


I/

Lý thuyết
1.Ngơn ngữ báo chí
1.1Khái niệm
Ngơn ngữ báo chí là hệ thống tín hiệu (từ ngữ, phi từ ngữ) mà các nhà

báo dùng để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí
1.2. Đặc trưng của ngơn ngữ báo chí
- Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ sự kiện
Ngơn ngữ sự kiện phản ánh nguyên trạng thực tế đang diễn ra (tấm
gương phản chiếu những gì xảy ra), nhà báo, ngược lại,chỉ được quyền
nói cái thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay
trong cuộc sống xung quanh họ. Nhà báo không được bịa ra sự thật hay
tưởng tượng ra sự thật. Đồng thời cái có thật mà mình phản ánh phải để
ngun dạng chứ khơng được thêm bớt hay tô vẽ. Sự thêm bớt hay tô
vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến tác phẩm của mình thiếu sức
thuyết phục. Ngơn ngữ muốn phản ánh đúng sự kiện thì phải phản ánh
đúng lát cắt của sự kiện ấy được gọi là sự kiện trung tâm (phản ánh lát
cắt sự kiện), ngôn ngữ sự kiện vệ tinh (ngôn ngữ lý giải sự kiện).
- Ngôn ngữ báo chí là siêu ngơn ngữ
Siêu ngơn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối
tượng. Nó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo. Hay nói
cách khác, ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí là siêu ngơn ngữ. Siêu
ngơn ngữ giúp nhà báo phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo yêu
cầu thông tin.


Không phản ánh thẳng vào sự kiện, mà bằng cách gián tiếp nhà báo vẫn
nói được điều mình cần nói. Cho nên nhà báo khơng thể ” nghe sao nói
vậy, thấy sao viết vậy được”. Một lời cảm ơn ở khơng gian-thời gian cụ
thể này thì mang ý nghĩa một sự liên kết chặt chẽ. Nhưng ở không gianthời gian khác thì chỉ có ý nghĩa của một ứng xử văn hóa…
- Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ của độ không xác định

2


Cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo
ra sự suy nghĩ khơng dứt trong lịng người đọc,người xem. Cách diễn
đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc,người xem nhờ
thế mà có được” cái bất ngờ ” làm bùng nổ thông tin. Cấu trúc mở, tạo
cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời gian. Ngơn ngữ của độ
không xác định là sự đồng hành với cấu trúc mở. Cơ sở của ngôn ngữ
của độ không xác định là cách phản ánh sự kiện trong trạng thái vận
động của nó. Có thể xem quy trình vận động của sự kiện là điều kiện
tiên quyết cho ngôn ngữ của độ khơng xác định.
- Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ định lượng
Ngơn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện. Chính lượng sự kiện sẽ khái
quát hiện thực. Ngôn ngữ sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện.
Tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện đều qua lượng sự kiện
mà có. Độ tin cậy của bài đều do lượng sự kiện ấn định. Lượng sự kiện
cấp cho nhà báo cách diễn đạt mới, độc đáo và đầy lượng thông tin,
giúp cho nhà báo cách diễn đạt đắt giá nhất. Nhà báo chỉ có thể làm
việc trên cơ sở ngôn ngữ định lượng, những cách diễn đạt theo ngơn
ngữ định tính khơng phù hợp với báo chí vì đó là ngơn ngữ của các nhà
chính trị, các nhà tư tưởng sử dụng để khái quát vấn đề, phát biểu chủ
đích của mình một cách trực tiếp.
2. Nhà báo Hồ Quang Lợi

Nhà báo Hồ Quang Lợi sinh năm 1956 tại Quỳnh Đơi, Quỳnh Lưu,
Nghệ An. Ơng nổi tiếng là cây bút chính luận, bình luận quốc tế sắc
sảo.
Năm 1979, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài,
chuyên ngành Văn học Pháp, Đại học Tổng hợp Bucarest (Romania),
ơng nhập ngũ và trở thành phóng viên chiến trường. Năm 1982, ông

3


chính thức trở về cơng tác tại phịng thời sự quốc tế của Báo Quân đội
Nhân dân.
Trong suốt nhiều năm gắn bó với nghề, nhà báo Hồ Quang Lợi đã đảm
nhiệm nhiều chức vụ, chức danh quan trọng như Tổng biên tập báo Hà
Nội Mới, Phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân, Trưởng Ban
Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội... Hiện tại ơng đang giữ chức Phó Chủ
tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khóa X (mới được bổ nhiệm
vào cuối năm 2015) và Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội (nhiệm
kỳ 2015 – 2020).
Tài năng của Hồ Quang Lợi thể hiện rõ rệt qua các tác phẩm của ông.
Trải qua chặng đường hơn 30 năm cầm bút, ông đã cho ra đời nhiều
cuốn sách hay, trong đó phải kể đến “Xung chấn kỷ nguyên đột biến”,
“Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc”, “Những chân trời cuộn sóng”,
“Hà Nội – Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”, “Thế sự và mắt
nhìn”.
Nhà báo Hồ Quang Lợi đã có 9 lần nhận giải Báo chí quốc gia, trong
đó có 5 giải A (các năm 1991, 1997, 1999, 2003, 2004, 2005, 2006,
2008, 2009).
II/


Khảo sát, phân tích tác phẩm

1.Tác phẩm: Con đường “đắt nhất hành tinh” nhắc ta điều gì?
Sự kiện trung tâm trong bài viết đó là: Đó là đường Kim Liên - Ơ Chợ Dừa Hồng Cầu ở quận Đống Đa, TP Hà Nội. Nó chỉ dài khoảng 1.500m, nhưng
ngốn tới gần 2.000 tỷ đồng. Thoạt nghe, chi phí khổng lồ này làm nhiều người
giật mình khi so sánh khoản chi này với khoản thu ngân sách một năm chưa
vượt qua 500 tỷ đồng của một tỉnh Tây Bắc. Hiện đại, quy mô lớn đến cỡ nào
mà đắt dữ vậy? Xin thưa, chỉ có hơn 10% tổng chi phí đó là để làm đường,
gần 90% cịn lại được dành để đền bù… giải phóng mặt bằng. Trong bài viết
tác giả đã phản ánh thực tế con đường đắt nhất hành tinh nằm tại thủ đô Hà
4


Nội cho mọi người hiểu rõ hơn về số tiền bỏ ra để thực hiện được con đường
này. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh giữa khoản thu ngân sách của một tỉnh
Tây Bắc và kinh phí làm đường để mọi người thấy được số tiền làm đường
lớn như thế nào. Tuy nhiên số tiền làm đường lớn như vậy nhưng chỉ 10%
trong đó để làm đường đã cho chúng ta thấy sự nghịch lý.
Sự kiện vệ tinh là: Trên thế giới, người ta đã thống kê những con đường được
gọi là "đắt nhất hành tinh", nhưng đó là những con đường có giá nhà cao nhất
- tức là sinh lợi nhiều nhất. Trước hết phải kể đến đường Severn ở Hồng
Cơng, giá nhà 54.523 euro/m2; tiếp đó là đường Kensington Palace Gardens ở
Luân Đôn, giá nhà 55.000 euro/m2; đứng thứ ba là đại lộ Princesse Grace ở
Monaco, giá nhà 50.000 euro/m2. Còn ở nước ta, con đường được mệnh danh
là "đắt nhất hành tinh" chính là con đường có chi phí xây dựng tốn kém
nhất. Sự kiện vệ tinh đã làm cho ta thấy rõ hơn về giá trị của con đường này
với các con số từ đó giải thích được vì sao con đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa
- Hoàng Cầu ở quận Đống Đa, TP Hà Nội lại là con đường đắt nhất hành tinh.
Trong bài viết có đoạn : “Có phải hồn tồn do "cái khó bó cái khơn"?
Cả thành phố chịu hậu quả nặng nề của một thời kỳ dài thiếu quy hoạch và kỷ

cương đô thị, nay lại chịu thêm sức tải lớn của cuộc hợp nhất trong một tình
trạng mất cân đối nhiều mặt, từ đó lĩnh vực nào, cơng việc gì, thậm chí khơng
ít dự án, cơng trình đều chịu những bất cập lớn. Khó khăn khách quan là một
thực tế, nhưng ngun nhân chủ quan khơng phải là ít, trong đó, ngồi sự non
yếu về trình độ, năng lực, cịn có cả sự thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm,
đây đó có hiện tượng bị lợi ích nhóm chi phối”. Khi tác giả đưa ra nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan làm cho quy hoạch kéo dài và
không có một kế hoạch tốt để thay thế chỗ ở một cách hợp lý cho người dân,
tác giả đã dùng từ “nhóm chi phối” vậy nhóm chi phối ở đây là ai? Khơng nói
ra một cách trực tiếp nhưng phải chăng ở đây muốn nói đến các cấp chính
quyền những người cấp cao đứng đầu trong việc thi công con đường nhưng
chưa hồn thành được nhiệm vụ của mình. Và khi làm con đường này nhóm
5


chi phối đó có được lợi ích gì khơng từ việc thiếu minh bạch, thiếu trách
nhiệm của mình.
Ngơn ngữ của độ khơng xác định: “Một nước vừa thốt khỏi nhóm các
nước nghèo mà lại có con đường "đắt nhất hành tinh". Thật khó tin, nhưng đó
là sự thật.” Tác giả sử dụng các câu văn ngắn tuy nhiên làm cho người đọc
cảm thấy bất ngờ, ngạc nhiên khơng tin đó là sự thật.
“Từ đó dẫn đến nhiều chuyện vơ lý đến mức nghịch lý. Chỉ nêu ra một việc:
Đó là ngôi nhà 2 tầng, dưới nhỏ, trên to, được gọi là "nhà 4 mặt phố" nằm ở
ngã sáu Ô Chợ Dừa như cái gai chọc vào mắt người qua lại. Người thì gọi là
nó "nằm chình ình", người khác nói là "nằm chênh vênh", lại có người nói là
"nằm ngang ngược"… Liệu nó cịn nằm ở đó bao lâu nữa? Trong khi đó, có
nhiều người dân lại than phiền rằng, do thành phố khơng có phương án sử
dụng miếng đất mỏng và méo cịn lại chứ họ đâu có muốn xây nhà siêu mỏng
siêu méo. Vậy thực sự lỗi do đâu?” và chỉ “riêng từ Ơ Chợ Dừa tới Hồng
Cầu dài 547m mà có tới 65 nhà "dị dạng" siêu mỏng siêu méo, thì xem ra thật

khó tìm được lời giải thích cho thỏa đáng” Đoạn văn gợi sợ liên tưởng cho
người đọc về những căn nhà siêu mỏng hay 4 mặt phố mà chỉ ở Hà Nội mới
có do cách quy hoạch và quản lý không được hợp lý cho nên nhưng căn nhà
như vậy vô tư mọc lên một cách khơng kiểm sốt.
Ngơn ngữ sự kiện trong bài thể hiện lượng sự kiện trong bài, phản ánh
một cách hiện thực thơng qua các con số: “Nó chỉ dài khoảng 1.500m, nhưng
ngốn tới gần 2.000 tỷ đồng”, “chỉ có hơn 10% tổng chi phí đó là để làm
đường, gần 90% cịn lại được dành để đền bù… giải phóng mặt bằng”. cho
thấy sự tốn kém khi làm con đường này. Dẫn chứng bằng số liệu khách quan,
sử dụng từ ngữ chính xác như “tổng chi phí”, “đền bù giải phóng mặt bằng”
giúp cơng chúng hiểu đúng về mục đích chi số tiền khổng lồ 2000 tỷ đồng cho
dự án đường.

6


Bằng những dẫn chứng xác thực củ thể ( thể hiện qua các con số) và lối
viết logic, tư duy, từ ngữ chân thực, khách quan của tác giả đã cho ta thấy
được cái nhìn rõ nét nhất về bài viết củ thể ở đây là con đường đắt nhất hành
tinh ở Hà Nội. Cuối bài viết tác giả mong muốn một Hà Nội phát triển hơn
với những con đường mới, hiện đại hơn xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn
hiến.
2. Tác phẩm Đảng và trận chiến chống “nội xâm”
Trong bài viết sự kiện trung tâm được tác giả nêu lên đó là tệ nạn tham nhũng
trong bộ máy công quyền cũng như trong Đảng ta và đây cũng đang là một
trong những nguy cơ lớn của đất nước, có thể trở thành quốc nạn nếu khơng
sớm bị loại bỏ.
Các sự kiện vệ tinh: “Tham nhũng đang là trọng bệnh. Bè lũ tham nhũng là
những con "siêu vi trùng" ngày đêm gặm nhấm, đục khoét cơ thể quốc gia.
Tác hại của tệ nạn này không chỉ dừng lại ở việc làm suy giảm kho của cải

còn nghèo, những nguồn lực vừa mới khơi mở của đất nước; nghiêm trọng
hơn, nó làm tổn hại uy tín của Đảng, thanh danh của Nhà nước, làm xói mịn
niềm tin của nhân dân vào chế độ XHCN”.
“Tham nhũng không đơn thuần là hiện tượng thuộc phạm trù kinh tế. Nó đang
phát triển thành một hiện tượng chính trị - xã hội có một sức tác động đáng sợ
đến thói quen ứng xử, có thể thay đổi cả nếp nghĩ, lối sống, làm đảo lộn các
giá trị. Ghê gớm hơn, nó có thể làm lung lay cốt cách của một nền văn hóa”.
“Tham nhũng không phải là một hiện tượng xã hội đơn lẻ, chỉ bó hẹp trong
một vùng miền, cộng đồng xã hội, một quốc gia; nó đang thành hiện tượng có
tính tồn cầu”.
Qua sự phân tích của tác giả cho thấy những hậu quả của tham nhũng gây cho
ra cho đất nước và khi đất nước càng phát triển thì lại càng có nhiều thành
phần tham nhũng hơn khơng chỉ trong một nghành mà tất cả mọi nghành đều
có thể tham nhũng nó đang trở thành hiện tượng có tính tồn cầu.

7


“tham nhũng ln gắn với quyền lực. Nói vậy khơng có nghĩa là bất cứ ai có
quyền lực cũng đều tham nhũng, nhưng quyền lực trong tay những kẻ hám
lợi, thối hóa biến chất sẽ là mảnh đất màu mỡ gieo mầm tham nhũng”. Siêu
ngôn ngữ được tác giả thể hiện trong bài tuy khơng nói trực tiếp ra nhưng có
thể hiểu ngụ ý của tác giả khi nói về tham nhũng đó là tham nhũng hay gắn
liền với quyền lực và những người có chức có quyền rất dễ bị tha hóa, biến
chất khi xã hội ngày nay người ta rất coi trọng đồng tiền và chỉ có những
người đó mới có “điều kiện” và “khả năng” tham nhũng.
Ngơn ngữ của độ không xác định là ngôn ngữ ngắn gọn hàm xúc, gợi nhiều
liên tưởng cho độc giả “Chống tham nhũng không thể chỉ bằng việc tổ chức
các phiên tịa xét xử, bởi nhìn tổng thể những sai phạm đưa ra xử lý tại các vụ
án có thể chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm”. Khi người đọc đọc đoạn

văn gợi liên tưởng cho người đọc ngoài những cán bộ, đảng viên những người
tham nhũng bị xét xử cịn có một thế lực lớn hơn cũng dính vào tham nhũng
nhưng người ta không dám đưa ra xét xử. Đây là vấn đề mang tính chất thời
sự có ý nghĩa lâu dài, bài viết có cấu trúc mở tạo liên kết, tương tác với bạn
đọc nó phản ánh đúng thực tại và theo thời gian nó vẫn có ý nghĩa và phản
ánh đúng xã hội đương thời, bởi vì tham nhũng là vấn đề nhức nhối của xã hội
khơng dễ dàng loại bỏ.
Ngơn ngữ định lượng có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ sự kiện là linh
hồn của bài viết thể hiện ý tưởng của tác giả. Trong bài viết khơng có con số
củ thể chỉ ra mức độ tham nhũng cũng cho thấy tham nhũng nước ta ngày
càng nhiều ở nhiều cấp độ và được bao che, kho mà bị phát hiện nhưng thông
qua bài viết tác giả muốn gửi gắm thông điệp chống tham nhũng trước hết
trong nội bộ Đảng đây là cuộc chiến không chỉ là của một cá nhân hay tổ
chức mà là cuộc chiến toàn dân tộc để đẩy lùi tệ nạn tham nhũng làm cho đất
nước ngày một tốt đẹp hơn.
3.Bài viết “Sứ mệnh – chân lí lịch sử”

8


Nhà báo Hồ Quang Lợi đã có một bài bình luận đặc sắc về sứ mệnh –
chân lí lịch sử của thể chế chính trị ở Việt Nam.
Ngơn ngữ sự kiện trung tâm: “Các thế lực thù địch tìm mọi cách gieo
dắt vào suy nghĩ của người Việt Nam một luận điệu xuyên tạc: “Thể chế
chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị ”.
Các sự kiện vệ tinh: “Nhớ năm 2006, trong dịp diễn ra Hội nghị cấp
cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, một số kẻ tự xưng là “yêu nước”, là “nhà
hoạt động dân chủ” được sự trợ giúp của các thế lực từ bên ngoài, ra sức
quảng cáo ồn ĩ cho điều mà họ gọi là “cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do ở
Việt Nam”. Trên một số trang mạng, họ rêu rao “một liên minh dân chủ” đã

được thành lập ở một quán cà-phê nào đó, tuy trước mắt chỉ có… ba người
tham dự nhưng “triển vọng” sẽ mời được một số “nhân vật bất đồng chính
kiến nổi tiếng” tham gia! Om sịm hơn cả là nhóm người tụ tập trong tổ chức
có tên gọi bằng bí số như kiểu điệp viên, rồi tung lên in-tơ-nét “thư ngỏ” nói
là gửi tới các nhà lãnh đạo APEC”.
Sự kiện vệ tinh thứ hai là: “Năm 2015 - năm có ý nghĩa lịch sử trọng
đại đối với dân tộc Việt Nam - các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội
chính trị đang lặp lại giọng điệu cũ. Chỉ có điều, với sự phát triển như vũ bão
của in-tơ-nét và sự kết nối, tính tương tác của các mạng xã hội, tốc độ lan
truyền của mấy luận điệu này có vẻ nhanh hơn, dễ gây náo động hơn”.
Qua bài viết của tác giả đã cho ta thấy rõ được trong thời kì hiện nay
tuy đất nước đã được hịa bình nhưng vẫn bị các thế lực thù địch thực hiện
“Diễn biến hịa bình” về việc sẽ thành lập một “liên minh dân chủ” đấu tranh
cho dân chủ và tự do ở Việt Nam năm 2006. Và trên cả mạng xã hội, nơi mà
không được quản lý các thế lực thù địch, chống phá Đảng và nhà nước cũng
tuyên truyền lý luận phản động nhằm kích động lịng dân.

9


Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ được biểu hiện qua từ: “các thế lực
từ bên ngồi”. Tác giả khơng nói“thế lực ấy” là ai nhưng người đọc vẫn ngầm
hiểu là bọn phản động ( tàn dư của chế độ cũ ở miền nam trước năm 1975)
đang chống phá Đảng và nhà nước ta.
Ngôn ngữ của độ không xác định: “Điều đó cho thấy họ đang cố tình
bơi ngược trên dịng sơng đất nước”, “Bất chấp thực tế đất nước đã vượt qua
muôn trùng thử thách và đang phát triển mạnh mẽ, được thế giới nể trọng, họ
vẫn đeo cặp kính đen đầy thiên kiến, lệch lạc để phán xét tình hình Việt Nam,
về vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS Việt Nam)”. Cho thấy
theo dòng lịch sự đất nước tồn tại và phát triển như một quy luật của tạo hóa,

nhưng vẫn cịn có những thành phần cố tình phá hoại, phủ nhận sử lãnh đạo
của Đảng ta.
Cấu trúc mở trong bài viết này được thể hiện rõ qua tính thời sự có ý
nghĩa dài lâu. Đảng cộng sản Việt Nam không phải là độc Đảng, tồn trị mà
Đảng ln đấu tranh cho nền dân chủ, tự do. Từ ngày có Đảng đến nay trải
qua hơn 80 năm tồn tại và phát triển Đất nước trải qua bao nhiêu biến cố,
thăng trầm của lịch sử nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng là cánh chim đầu
đàn đưa đất nước ta vượt qua khó khăn này đến khó khăn khác để đi tới thắng
lợi hồn tồn cho đất nước phát triển tươi đẹp như ngày nay.
Tác giả đưa ra những sự kiện tiêu biểu nhất vừa tố cáo bọn phản động
có những luận điệu xuyên tạc vừa khẳng định vai trò to lớn của Đảng cộng
sản trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.
“Trước năm 1930, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiến hành hai
cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh bại các thế lực xâm lược hùng mạnh trong thế
kỷ 20, góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giải phóng hồn tồn
miền nam, non sơng thu về một mối năm 1975, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam
năm 2013”.

10


Việc đưa vào bài viết điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khiến
người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những lập luận của tác giả về việc Hiến
pháp Việt Nam thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, cho
thấy rõ được nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
4.Bài viết “Dân chủ, nhân quyền – Đâu phải giấc mơ xa”
Tiếp nối bài một “Sứ mệnh – Chân lí lịch sử”, bài viết thứ 2 này nhà
báo Hồ Quang Lợi đã “đánh tan” luận điệu xuyên tạc, xảo trá mà các thế lực
thù địch,khi nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam kìm hãm tự do, dân chủ, vi
phạm nhân quyền, chia rẽ dân tộc”.

Sự kiện trung tâm trong bài viết đó là quyền tự do, dân chủ của đất
nước ta từ nhiều năm nay các thế lực thù địch đã dựa vào vấn đề này để tuyên
truyền, chống phá đất nước một cách sai trái.
Các sự kiện vệ tinh: “Các thế lực thù địch và mấy nhóm người cơ hội
chính trị không tiếc lời ca tụng, khuếch trương quan điểm dân chủ, nhân
quyền của phương Tây, đồng thời trắng trợn vu cáo, xuyên tạc tình hình dân
chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.
Ngôn ngữ siêu ngôn ngữ: “Một số giới ở phương Tây được sự tiếp tay
của một số kẻ cơ hội chính trị thường thiếu thiện chí khi nói về Việt Nam”.
“Một số kẻ cơ hội chính trị”. Người đọc có thể ngầm hiểu là những thành
phần chống phá nhà nước ta ở nước ngoài được một số thành phần thù địch
với Việt Nam giúp đỡ để xuyên tạc, vu khống làm cho mọi người hiểu sai
quyền tự do, dân chủ ở Việt Nam.
Sự ngắn gọn, logic của bài viết chính là đặc trưng ngơn ngữ của độ
khơng xác định. Từ ngữ: “sa mạc về nhân quyền”, “diễn viên” vốn được xếp
hạng trong “gánh hát nhân quyền”, tác giả gợi cho người đọc nhiều liên tưởng
về sự giả tạo của những thế lực thù địch.

11


Ngơn ngữ định lượng địi hỏi phản ánh cụ thể, chân xác về sự kiện có
thật thơng qua những con số. Trong bài viết này, tác gia đã đưa ra dẫn chứng
bằng những con số biết nói: “Việt Nam chúng tôi thực hiện nhân quyền trong
điều kiện thu nhập quốc dân tính theo đầu người chưa đạt 3.000 USD, nếu
chúng tơi có được 40.000 - 50.0000 USD như của các ngài thì bước tiến về
nhân quyền ở Việt Nam sẽ khác xa”. Với 2 đất nước với 2 nền kinh tế phát
triển kém xa nhau, thì nhân quyền Việt Nam khác xa ở Mỹ,tuy nhiên không
phải như vậy mà nhân quyền ở nước ta không được đảm bảo, Đảng và nhà
nước ta ln cố gắng hết sức có thể chăm lo đời sống người dân ngày càng

được cải thiện, xã hội càng phát triển để quyền con người ngày càng nâng
cao.
5.Bài viết: “Đổi mới: Cây đời xanh tươi”
Bài viết thứ 3 khép lại chùm bài viết về Đảng cộng sản Việt Nam. Sự
kiện trung tâm của bài: “Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề vì chiến tranh
xâm lược, bị các thế lực thù địch điên cuồng chống phá, bao vây, cấm vận, lại
phải chịu nhiều tổn thất do thiên tai khắc nghiệt gây ra, Việt Nam đã đứng
vững và đi lên. Trong một thế giới đang toàn cầu hóa mạnh mẽ, cuồn cuộn
bão giơng thế sự, đan chéo cực kỳ phức tạp các mối quan hệ để đuổi bắt lợi
ích quốc gia - dân tộc, con tàu Việt Nam vẫn kiên gan vượt qua bao thác
ghềnh, hướng tới chân trời tươi sáng”.
Để vượt qua được khó khăn và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước
đã quyết tâm thực hiện phương án chiến lược đề ra trong thời kì này qua đó
cũng thể hiện được bản lĩnh của Đảng ta vượt qua thời kì khó khăn trong lịch
sử, đưa đất nước tiến lên sánh vai các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sự kiện vệ tinh: “Đảng ta đã sớm đề ra đường lối đổi mới phù hợp với
lợi ích tối cao của đất nước, của dân tộc”.

12


Sự kiện vệ tinh thứ hai: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.
Ngồi ra các có các sự kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại
giao cho thấy sự đổi mới về mọi mặt của đất nước ta, mở ra đất nước thời kì
phát triển mới, nền kinh tế thị trường, giao lưu, buôn bán cũng như hợp tác
với các nước trên khu vực.
Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ hiện diện ngay đoạn văn đầu tiên:
“Có khơng ít kẻ đã hăm hở mơ về một ngày “đắm thuyền” không xa ở Việt

Nam”. “Kẻ” mà tác giả nói đến ở đây là ai? “Ngày đắm thuyền” là ngày như
thế nào?. Không thể chạm ngưỡng, tôn trọng ngưỡng nên nhà báo đã sử dụng
ngơn ngữ siêu ngơn ngữ. Khơng khó để người đọc hiểu được ý nghĩa của
những từ ngữ bài viết. “Kẻ” mà tác giả nói đến chính là những thế lực thù
địch, những kẻ phản động trong và ngoài nước đang ngày đêm mong ngóng
một ngày khơng xa, Việt Nam cũng sẽ “đắm thuyền” như Liên Xô và Đông
Âu. “Đắm thuyền” chính là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa, là con
đường mà Việt Nam đã lựa chọn để xây dựng đất nước Việt Nam. Tuy nhiên
những kẻ đó lại khơng được vui mừng vì đất nước ta vượt qua được khó khăn
như “Ngàn cân treo sợi tóc” để đưa đất nước phát triển như ngày nay.
Ngôn ngữ của độ không xác định là một đặc trưng khơng thể thiếu của
ngơn ngữ báo chí bình luận. Bài viết càng ngắn gọn, hàm súc, càng dễ tiếp thu
và đi sâu vào lòng độc giả. Bài viết này, tác giả đã dùng những lời lẽ thẳng
thắn, phản ánh chân thực vấn đề, phân tích rõ ràng sự lớn mạnh theo thời gian
của nước ta nên đã thỏa mãn đặc trưng ngôn ngữ của độ không xác định.
Ngôn ngữ định lượng về kinh tế: “Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996),
đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; sau 25 năm đổi mới
(1986 - 2010), đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước

13


vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Và trong giai đoạn 2001 - 2010, kinh
tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân là 7,26%/năm. Trong 5 năm 2011 2015, do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thối kinh tế tồn
cầu, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng GDP bị giảm sút.
Năm 2014, trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi vững chắc, kinh
tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 5,98%, năm 2015 dự kiến đạt 6,5%.
GDP của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người
khoảng 2.200 USD (trước đổi mới, chỉ đạt chưa tới 200 USD/người). Hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện có mặt trên thị trường 220 nước và vùng

lãnh thổ. Nước ta được xếp vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng
đầu thế giới. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong 14 năm thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, với 3/8 mục tiêu hoàn
thành trước thời hạn. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng từ 58,1% năm 1993
xuống còn 9,6% năm 2012 và năm 2014 cịn 6%. Từ chỗ thường xun thiếu
đói, phải nhập khẩu lương thực, nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và
khoảng 10 mặt hàng khác hàng đầu thế giới”.
Về ngoại giao: “Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 nước
(trong đó xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương
mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song
phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Năm 2006, Việt
Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);
năm 2007, Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc với số phiếu cao rất ấn tượng: 183/190 phiếu”.
Khép lại chùm 3 bài viết về những vấn đề của Đảng và Nhà nước. Nhà
báo Hồ Quang Lợi đã có một bài viết vô cùng xuất sắc, lối viết cô đọng, hàm
súc lôi cuốn người đọc, mở ra cho người đọc một các nhìn nhiều chiều hơn về
vấn đề này. Tuy trong thời bình nhưng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để

14


khơng bị kích động, lơi kéo bởi các thế lực thù địch, làm cho đất nước ta ngày
một phát triển hơn.
III/ Phụ lục:
1. Tác phẩm: Con đường “đắt nhất hành tinh” nhắc ta điều gì? Đăng
trên báo Hà nội mới ngày 11/8/2014
2. Tác phẩm Đảng và trận chiến chống “nội xâm” Đăng trên báo Lao
Động 1/2/2014
3. Sự thật không thể xuyên tạc: Bài 1: Sứ mệnh – chân lý lịch sử. Đăng

trên báo nhân dân 10/8/2015
4. Bài 2: Dân chủ, nhân quyền: Đâu phải giấc mơ xa. Đăng trên báo
nhân dân 13/8/2015
5. Bài 3: Đổi mới: Cây đời xanh tươi. Đăng trên báo nhân dân
18/8/2015

15



×