Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc trưng văn hoá vùng miền trong các chương trình văn nghệ đài truyền hình thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.52 KB, 27 trang )

Đặc trưng văn hố vùng miền trong các chương
trình văn nghệ Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh

Hồng Thị Hồ

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số:60 32 01
Người hướng dẫn: PGS. TS Dương Xuân Sơn
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu nét đặc sắc, mang tính bản sắc văn hóa vùng miền Nam Bộ qua sự phân
tích nội dung, hình thức trong các chương trình truyền hình văn nghệ trên sóng HTV. Qua đó tìm
ra những nét đặc sắc về văn hóa Nam Bộ được thể hiện trong chương trình văn nghệ trên sóng
HTV. Khảo sát đối tượng cơng chúng truyền hình để đánh giá về nội dung cũng như hình thức
thể nghiệm văn hóa đặc trưng vùng Nam Bộ từ chủ thể truyền hình. Khảo sát đánh giá các kênh,
các chương trình truyền hình văn nghệ của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Và một số
đài truyền hình khác để so sánh, đối chiếu. Tổng kết và rút ra những bài học thực tiễn soi sáng
cho công việc của bản thân cũng như các đồng nghiệp.
Keywords: Báo chí học; Báo chí học; Văn hóa vùng miền.
Content:


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu………………………………………………………………….1
Chƣơng 1: ĐẶC TRƢNG VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ VÀ NGƠN NGỮ
TRUYỀN HÌNH……………………………………………………………8

1.1. Vùng văn hóa Nam Bộ trong khơng gian văn hóa Việt Nam……...8
1.2. Phản ánh vùng văn hóa Nam Bộ bằng ngơn ngữ truyền hình…….17


Tiểu kết chương 1……………………………………………………...26
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH BẢN SẮC VĂN HĨA VÙNG NAM BỘ TRONG
QUY

TRÌNH

TỔ

CHỨC

CHƢƠNG

TRÌNH

VĂN

NGHỆ

TRÊN

HTV………………………………………………………………………………27

2.1. Quy trình thực hiện các chương trình văn nghệ trên sóng HTV….27
2.2. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và các chương trình văn nghệ
mang bản sắc văn hóa vùng miền Nam Bộ……………………………..32
2.3. Bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ thể hiện qua nội dung và hình thức trong
các chương trình văn nghệ trên HTV……………………………42
2.4. Cơng chúng truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận các chương
trình văn nghệ trên HTV.......................................................................56
Tiểu kết chương 2...................................................................................64

Chƣơng 3: BÀI HỌC THỂ NGHIỆM BẢN SẮC VÙNG VĂN HÓA NAM
BỘ TRONG CHƢƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ CỦA HTV VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN............................................................................................66

3.1. Từ chương trình văn nghệ của HTV thể nghiệm sự bảo tồn và phát huy
bản sắc vùng văn hóa Nam Bộ...................................................................66
3.2. Hạn chế từ thể nghiệm bản sắc văn hóa vùng miền trong các chương
trình văn nghệ trên HTV……………………………………………..74
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình văn nghệ trên HTV...77
Tiểu kết chương 3……………………………………………………...84
Kết luận……………………………………………………………86

5


MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài:
Ở Việt Nam hiện nay, truyền hình nở rộ với hàng loạt đài truyền hình cũng
nhƣ mạng lƣới kênh truyền hình phủ sóng cả nƣớc. Ngƣời ta có thể xem truyền
hình ở bất cứ đâu, với nhiều lựa chọn khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn
nghệ, càng ngày càng có nhiều kênh và nhiều chƣơng trình xuất hiện thể hiện
phƣơng diện văn nghệ phong phú ở nƣớc ta. Tuy nhiên, những chƣơng trình
khai thác các khía cạnh văn hóa của vùng này khơng phải chƣơng trình nào
cũng thành cơng nhƣ mong muốn. Do vậy, đi tìm những vấn đề để khiến tính
đặc trƣng của văn hóa vùng Nam Bộ hiện rõ nét trong các chƣơng trình truyền
hình và cách thƣởng thức của cơng chúng thuộc vùng văn hóa Nam Bộ, để từ
đó tìm ra các phƣơng thức thực hiện hiệu quả hơn các chƣơng trình truyền hình
nhằm bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa bản địa, từ cả hai phía HTV và cơng
chúng HTV là điều cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Từ trƣớc đến nay, cơng trình nghiên cứu về văn hóa đặc trƣng Nam Bộ có
rất nhiều. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu về việc gìn giữ, phát huy văn
hóa truyền thống, văn hóa vùng miền cũng đã đƣợc đề cập đến trong một số
cơng trình đã đƣợc cơng bố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vùng văn hóa đặc
trƣng Nam Bộ trên các chƣơng trình truyền hình văn nghệ trên sóng HTV thì
đến thời điểm này chƣa có đề tài nào đề cập. Đây là luận văn lần đầu khảo sát
góc nhìn văn hóa đặc trƣng qua con mắt của những ngƣời làm truyền hình, của
cơng chúng tiếp nhận qua các chƣơng trình văn nghệ của HTV.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
- Mục đích của đề tài:
- Nghiên cứu nét đặc sắc, mang tính bản sắc văn hóa vùng miền Nam Bộ
qua sự phân tích nội dung, hình thức trong các chƣơng trình truyền hình văn
nghệ trên sóng HTV.
- Qua đó tìm ra những nét đặc sắc về văn hóa Nam Bộ đƣợc thể hiện
trong chƣơng trình văn nghệ trên sóng HTV.

1


- Mang đến cho công chúng những đặc trƣng văn hóa vùng Nam Bộ qua
từng chƣơng trình văn nghệ và tiếp tục thúc đẩy việc gìn giữ, bảo tồn và phát
huy văn hóa đặc trƣng vùng Nam Bộ của những ngƣời thực hiện chƣơng trình.
- Nhiệm vụ của đề tài:
Về mặt thực tiễn, với tƣ cách là một biên tập viên của HTV, ngƣời trực tiếp
viết tin dựng bài cho các chuyên mục, việc thực hiện luận văn về đề tài đã nói ở
trên, cũng là một cơ hội để ngƣời viết luận văn nghiên cứu vấn đề thể nghiệm bản
sắc Nam Bộ trong tác nghiệp truyền hình để từ đó tổng kết và rút ra những bài học
thực tiễn soi sáng cho công việc của bản thân cũng nhƣ các đồng nghiệp.
- Khảo sát đối tƣợng công chúng truyền hình để đánh giá về nội dung
cũng nhƣ hình thức thể nghiệm văn hóa đặc trƣng vùng Nam Bộ từ chủ thể

truyền hình.
- Khảo sát đánh giá các kênh, các chƣơng trình truyền hình văn nghệ của
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Và một số đài truyền hình khác để so
sánh, đối chiếu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tổ chức của các chƣơng trình văn nghệ về bản sắc văn hóa Nam
Bộ qua các kênh: HTV9, HTV7; HTVC Thuần Việt; HTVC Ca nhạc.
Cơng tác thể nghiệm đặc trƣng văn hóa vùng Nam Bộ qua ngơn ngữ truyền
hình trong các chƣơng trình văn nghệ trên HTV.
Công chúng đặc thù tại khu vực Nam Bộ tiếp nhận, thƣởng thức các chƣơng
trình văn nghệ trên HTV.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các chƣơng trình văn nghệ trên sóng HTV trong thời gian 2 năm
(từ tháng 4.2010 đến 2012) và sự tiếp nhận, thƣởng thức của cơng chúng HTV
dành cho các chƣơng trình văn nghệ trên HTV.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu.
- Phƣơng pháp tiến cận vấn đề bằng văn hóa học.
- Phƣơng pháp ứng dụng lý thuyết về văn hóa vùng để giải quyết vấn đề
văn hóa vùng Nam Bộ.
2


- Phƣơng pháp ứng dụng lý thuyết về ngôn ngữ truyền hình vì nghiên cứu
văn hóa vùng trong ngơn ngữ truyền hình, do loại hình truyền thơng truyền hình
chiếm ƣu thế hơn cả trong việc thể hiện các chƣơng trình văn nghệ.
- Phƣơng pháp điều tra và khái quát để làm rõ tác động của văn hóa vùng miền
Nam Bộ đối với cơng chúng tiếp nhận qua các chƣơng trình văn nghệ trên HTV.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở đƣờng lối quan điểm chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng sở tại.
6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nghiên cứu Đặc trưng văn hóa vùng miền trong các chương trình văn
nghệ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện từ góc nhìn của
báo chí, từ ngơn ngữ của loại hình truyền hình nhằm xác định sự tác động của
văn hóa bản địa trong các chƣơng trình văn nghệ trên sóng HTV, với việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập văn hóa
với tồn cầu.
Từ những nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đƣa ra những ƣu điểm, hạn
chế và khuyến nghị giúp HTV – cơ quan báo chí của Đảng bộ thành phố Hồ
Chí Minh có thêm cơ sở và định hƣớng trong tổ chức nội dung thông tin, nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thơng về gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa
bản địa.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm:
 PHẦN MỞ ĐẦU
 PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ VÀ NGƠN
NGỮ TRUYỀN HÌNH
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH BẢN SẮC VĂN HĨA VÙNG NAM BỘ
TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TRÊN HTV
Chƣơng 3: BÀI HỌC THỂ NGHIỆM BẢN SẮC VĂN HĨA VÙNG
NAM BỘ TRONG CHƢƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ CỦA HTV VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN
 PHẦN KẾT LUẬN
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC
3



CHƢƠNG 1: ĐẶC TRƢNG VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ VÀ NGƠN NGỮ
TRUYỀN HÌNH
1. 1. Vùng văn hóa Nam Bộ trong khơng gian văn hóa Việt Nam
1.1.1. Khơng gian văn hóa và Lãnh thổ văn hóa Việt Nam
1.1.1.1. Khơng gian văn hóa
Để xác định vị trí của một đất nƣớc, ngƣời ta cần định vị của quốc gia đó
nằm trên tồn cảnh trái đất. Cịn để xác định vị trí của một nền văn hóa của một
quốc gia, ngƣời ta khơng chỉ xác định tọa độ, ranh giới giữa các quốc gia, mà
cịn phải xác định nó dƣới góc nhìn ba chiều: Chủ thể văn hóa – Khơng gian
văn hóa – Thời gian văn hóa.
1.1.1.2. Lãnh thổ văn hóa
Qua từng thời kỳ lịch sử, lãnh thổ Việt Nam đƣợc mở rộng theo hƣớng từ
Bắc vào Nam. Trên bản đồ lãnh thổ Việt Nam hiện nay có hình dáng chữ S
chạy dài theo hƣớng Đông Nam của bán đảo Đông Dƣơng, từ Hà Giang đến Cà
Mau, diện tích khoảng 322.885km2.
1.1.2. Vùng văn hóa Nam Bộ trong 6 vùng văn hóa Việt Nam
Cách phân thành 6 vùng của Trần Quốc Vƣợng đƣợc xem là khách quan
và hợp lý hơn cả, bao gồm: “Vùng văn hóa Tây Bắc, Vùng văn hóa Việt Bắc,
Vùng văn hóa Bắc Bộ, Vùng văn hóa Trung Bộ, Vùng văn hóa Tây Ngun và
Vùng văn hóa Nam Bộ.
Khơng gian văn hố Nam Bộ là phần mở rộng của khơng gian văn hoá
Việt Nam trên một vùng đất mới mà ở đó, chung tay khai phá với ngƣời Việt
cịn có các tộc ngƣời bản địa và các tộc ngƣời di dân. Vì vậy, trên vùng đất
này, ngay từ đầu văn hố của cƣ dân Việt, mà trong đó đã có sẵn yếu tố Chăm,
đã giao lƣu mật thiết với văn hoá của các cƣ dân Khmer, Hoa... Trong thời cận
đại và hiện đại, trong suốt một thời gian dài vùng đất này lại chịu ảnh hƣởng
của văn hoá Pháp rồi tiếp đó là văn hố Mỹ. Và từ năm 1975, nơi đây cũng trở
thành một địa bàn biên đông manh me vê thanh phân tôc ngƣơi không kém Tây
́
̣

̣
̃ ̀ ̀
̀
̣
̀
Nguyên. Vì vậy, Nam Bộ cung la một vùng đất mà giao lƣu , tiêp biên văn hoa
̃
̀
́
́
́
đã và đang diên ra vơi tôc đô rât nhanh. Hệ quả là hầu nhƣ khơng có hiện tƣợng
̃
́ ́
̣ ́
văn hố nào ở nơi đây cịn ngun chất thuần Việt mà ln có bóng dáng của
những nền văn hố khác, đã hội tụ nơi đây trong hơn ba thế kỷ qua. Cho nên, có
4


thể nói, giao thoa văn hoa c hính là mơt trong những bản sắc của văn hoa Nam
́
̣
́
Bơ. Nó khiến cho văn hoá Nam Bộ vừa tƣơng đồng, lại vừa khác biệt với cội
̣
nguồn của nó là văn hố Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
1.1.3. Thành phố Hồ Chí Minh trong vùng văn hóa Nam Bộ
Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc coi là “trung tâm” của Nam Bộ ở tất cả các
phƣơng diện sinh hoạt văn hóa.

Cùng là sự hội tụ tinh hoa của nhiều nguồn văn hố, nhƣng TP Hồ Chí
Minh và Hà Nội lại có sự khác biệt rõ rệt. Nếu Hà Nội là một đơ thị mang tính
hƣớng nội, văn hố Hà nội là sự chắt lọc tinh hoa văn hoá của mọi miền đất
nƣớc thì văn hố TP Hồ Chí Minh vừa mang trong mình gam màu đa sắc hiện
đại hƣớng ngoại, lại vừa kín đáo, gìn giữ đƣợc những dấu xƣa trầm tích trong
từng góc phố, từng mái nhà và trong nếp sinh hoạt của ngƣời dân.
Một nét văn hoá cũng rất nổi tiếng tại thành phố này chính là nghệ thuật
tài tử, cải lƣơng - thính phịng.
TP HCM đƣợc coi là một Nam Bộ thu nhỏ, một tiểu vùng đẹp nhất của
khơng gian văn hóa vùng Nam Bộ, hội tụ đầy đủ các yếu tố của bản sắc văn hóa
vùng Nam Bộ. Chính vì thế, nhƣng ngƣời thực hiện các chƣơng trình văn nghệ
trên sóng HTV đã cố gắng phản ánh đầy đủ các khía cạnh văn hóa đặc trƣng
của tiểu vùng TP HCM, mở rộng ra là của vùng Nam Bộ.
1.2. Văn hóa vùng Nam Bộ đƣợc thể hiện qua ngơn ngữ truyền hình
1.2.1. Lý luận chung về ngơn ngữ truyền hình
1.2.1.1. Đặc trƣng ngơn ngữ truyền hình
Nói đến ngơn ngữ truyền hình nghĩa là nói đến cả hình ảnh và âm thanh.
Tính đặc trƣng cơ bản nhất là sự thống nhất biện chứng giữa âm thanh, hình ảnh
và văn bản. Trong đó, hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố quan trọng nhất, khi văn
bản bổ sung cho cả hình ảnh và âm thanh và đƣợc sử dụng với mức độ vừa phải.
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành ngơn ngữ truyền hình
Ngơn ngữ truyền hình đƣợc hình thành trên cơ sở âm thanh và hình ảnh,
thì tất nhiên nó phải dựa trên yếu tố cơ bản của hai thành phần này.
Về hình ảnh, ngơn ngữ truyền hình sử dụng hình ảnh động, hình ảnh tĩnh. Về
âm thanh, truyền hình sử dụng lời nói, âm nhạc, tiếng động để cùng hình ảnh
mang lại cho khán giả những hiệu quả nhất.
5


1.2.2. Đặc trƣng vùng miền văn hóa trong ngơn ngữ truyền hình của HTV

1.2.2.1. Sử dụng hình ảnh và âm thanh
Hình ảnh là âm thanh là hai yếu tố khơng thể tách rời vì “Hãy hình dung
chúng nhƣ một chuỗi các bánh răng ăn khớp và nối tiếp nhau một cách liên tục,
nhuần nhuyễn”.
Thƣờng mối quan hệ này sẽ không có sự cố định, có lúc là 30% -70%
nghiêng về hình ảnh khi hình ảnh ấn tƣợng mạnh, mà ở đó ngƣời xem khơng
cần đến nhiều lời bình cũng có thể hiểu đang xảy ra chuyện gì.
1.2.2.2. Giọng nói, âm sắc của giọng nói và tốc độ của giọng nói
Giọng nói : Hiện nay, trong việc sử dụng giọng nói trên truyền hình ở
mỗi đài truyền hình có một giọng đặc trƣng khác nhau. Ở khu vực miền Nam
thì lấy giọng của Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gịn cũ) làm giọng chuẩn.
Ngồi việc sử dụng chất giọng thì việc sử dụng đơn giọng, đa giọng cũng
là một yếu tố cấu thành nên thành cơng của chƣơng trình.
Âm sắc của giọng nói:
Âm sắc lời nói là chất giọng riêng của từng
ngƣời, giống nhƣ khuôn mặt riêng của từng ngƣời vậy, không âm sắc của ngƣời
nào giống ngƣời nào, đôi khi có sự gần giống nhƣng thực ra khơng thể giống
100% đƣợc. Sử dụng âm sắc lời nói của các BTV, PTV trên sóng HTV thƣờng
có điểm chung là thanh hơn so với các đài truyền hình khu vực miền Bắc và
Miền Trung.
Tốc độ của giọng nói: Tốc độ nói cũng là một phần rất quan trọng, có
ảnh hƣởng khá nhiều đến sự thành cơng của chƣơng trình truyền hình. Tốc độ
nói của mỗi MC, BTV, PTV, PV khác nhau. Có ngƣời nói với tốc độ bình
thƣờng, có ngƣời nói với tốc độ nhanh, có ngƣời nói chậm, thậm chí có ngƣời
nói với tốc độ cực nhanh hoặc rất chậm. Đây cũng là một cách để tạo nên
phong cách cho từng ngƣời.
Tiểu kết Chƣơng 1
Nam Bộ là một trong 6 vùng của Việt Nam đƣợc phân chia theo cách của
GS Trần Quốc Vƣợng, có bản sắc văn hóa riêng, khác biệt với các vùng văn
hóa khác trong đất nƣớc. Văn hóa Nam Bộ là sự giao thoa của văn hóa Việt,

văn hóa Khơme, văn hóa Chăm, văn hóa Trung Hoa và phƣơng Tây. Cộng
thêm với điều kiện tƣ nhiện là khí hậu nóng quanh năm, nắng lắm mƣa nhiều,
6


với mênh mông sông nƣớc, kênh rạch chằng chịt, trời đất bao la, ruộng cò bay
thẳng cánh, tạo cho ngƣời dân Nam Bộ có cái nhìn phóng khống hơn, cách nói
thẳng thắn, thật thà, tình u q hƣơng đất nƣớc.
Trong đó, TP HCM lại là tiểu vùng mang đầy đủ bản sắc văn hóa vùng
Nam Bộ, do đó có thể coi TP HCM là một Nam Bộ thu nhỏ.
Với sự đặc sắc trong thể hiện âm thanh và hình ảnh, các chƣơng trình văn
nghệ của HTV mang đến cho cơng chúng “cái nhìn” thật nhất, rõ nét nhất và
phong phú nhất, từ Lễ hội độc đáo vùng sông nƣớc; Sân khấu với các nét đặc
trƣng về vọng cổ - cải lƣơng – đơn ca tài tử…; Nghề truyền thống; Ngôn ngữ;
Kiến trúc; Văn chƣơng; Tín ngƣỡng, tơn giáo; Phong tục tập quán…
Từ đó có thể tác động vào nhận thức với lớp cơng chúng xem truyền hình
trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ.

7


Chƣơng 2: PHÂN TÍCH BẢN SẮC VĂN HĨA VÙNG NAM BỘ TRONG
CÁC CHƢƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TRÊN HTV
2.1. Quy trình thực hiện các chƣơng trình văn nghệ trên sóng HTV
Nói đến các chƣơng trình văn nghệ phát sóng trên HTV trƣớc hết phải nói
đến đội ngũ tạo ra những tác phẩm ấy. Chƣơng trình truyền hình là kết quả hoạt
động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật,
bộ phận nội dung chƣơng trình, bộ phận hậu cần,… Để xây dựng một chƣơng
trình truyền hình ở HTV qua các bƣớc nhƣ sau: Lập kế hoạch tuyên truyền; Bố
cục chƣơng trình; Phân định thời gian phát sóng có thời lƣợng đƣợc xác định;

Thực hiện nội dung chƣơng trình.
Ý đồ sản xuất các chƣơng trình văn nghệ mang bản sắc văn hóa vùng
miền Nam Bộ khơng nằm ngồi ý nghĩa bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị
di sản văn hóa vùng mà tất cả nhân lực thực hiện phải nắm rõ.
Lấy chƣơng trình ca nhạc dân tộc “Đờn ca tài tử - Hồn quê Nam Bộ”, do
Ban Văn nghệ phát sóng trên HTV9 vào ngày 20 tháng 8 năm 2011, phân tích
để thấy rõ hơn ý đồ thực hiện của chủ thể những ngƣời thực hiện của HTV.
2.2. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và các chƣơng trình văn
nghệ mang bản sắc văn hóa vùng miền Nam Bộ
2.2.1. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là đài truyền hình do nhà nƣớc
Việt Nam quản lý, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tên
viết tắt của đài là HTV lấy từ tiếng Anh Ho Chi Minh City Television và tên
này có trong biểu trƣng của đài.
Đối tƣợng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận. Hiện tại HTV đang thực hiện việc mở rộng vùng phủ
sóng ở các tỉnh, thành nhằm phục vụ đông đảo nhân dân tất cả Việt Nam. So
với các đài truyền hình trung ƣơng, HTV có lợi thế là nắm chắc hồn cảnh cụ
thể, phong tục tập quán địa phƣơng, đi sâu vào từng đối tƣợng riêng biệt, từ đó
thơng tin gần gũi, góp phần tác động vào tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời dân địa
phƣơng một cách trực tiếp.
2.2.2. Giới thiệu các chƣơng trình văn nghệ trên HTV góp phần bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa Nam Bộ

8


Nhắc đến các chƣơng trình văn nghệ trên HTV trƣớc tiên phải kể đến
kênh truyền hình Thuần Việt trên hệ thống truyền hình cáp HTVC, kênh HTVC
ca nhạc.

Ngồi các kênh truyền hình có tính chất phản ánh chun về mảng văn
nghệ trên HTV, thì trên sóng HTV cịn có những chƣơng trình riêng lẻ về đề tài
này ở nhiều kênh khác nhau, gồm: Ca nhạc truyền thống: Phát sóng trên HTV9,
HTV7; Ca nhạc trẻ: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Ca nhạc; Ca nhạc dân
tộc: Phát sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Thuần Việt; Tài tử cải lƣơng: Phát
sóng trên HTV9, HTV7, HTVC Thuần Việt; Vầng trăng cổ nhạc: Phát sóng
trên HTV9, HTV7, Thuần Việt; Chng vàng vọng cổ: Phát sóng trên HTV9,
HTV9, Thuần Việt; Giao lƣu âm nhạc: Phát sóng trên HTV9.
2.3. Bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ thể hiện qua nội dung và hình thức
trong các chƣơng trình văn nghệ trên HTV
2.3.1. Về nội dung
Xây dựng nội dung chƣơng trình: là yếu tố đầu tiên trong việc thực hiện
một quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình. Trƣớc hết, ngƣời biên tập hay
phóng viên phải tìm ra đƣợc đề tài cho chƣơng trình. Chƣơng trình văn nghệ ở
truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là đài mang tính chất địa phƣơng, nên cái
nhìn ban đầu cũng do tính bản địa chi phối. Cơng tác tổ chức chƣơng trình ở đài
địa phƣơng phải bảo đảm tính đại chúng – dân tộc, vừa phải đáp ứng nhu cầu
bản địa của tỉnh thành đó. Do vậy, vấn đề xây dựng kịch bản, xây dựng đề
cƣơng từ những chất liệu cuộc sống thƣờng ngày phải đáp ứng đƣợc yêu cầu:
thỏa mãn nhu cầu và trong tầm hiểu biết ƣa thích của khán giả. Vì thế kịch bản
chính là xƣơng sống cho một tác phẩm, một chƣơng trình truyền hình. Mỗi một
tác phẩm chƣơng trình đều phải có đặc trƣng riêng của mình, phải có bản sắc
riêng, khơng chƣơng trình nào giống chƣơng trình nào để tránh gây nhàm chán
cho khán giả xem đài. Cho nên, nét văn hóa riêng ở mỗi nơi đã là một mảng
màu cho chƣơng trình truyền hình. Khơng thể chối cãi khác đi trong cái mạch
văn hóa bản địa ấy.
Chúng tơi có khảo sát mức độ trung thành của khán giả TP HCM về nội
dung các chƣơng trình văn nghệ trên HTV so với các đài truyền hình khác, để

9



thấy đƣợc khán giả TP HCM thực sự mong muốn đƣợc xem các nội dung gì,
u thích các nội dung gì.
2.3.2. Về hình thức
Những phong tục tập quán, những ngày lễ hội tƣng bừng, những ký ức
lịch sử không thể phai mờ, những loại hình nghệ thuật độc đáo..v..v…rất cả là
những chất liệu quý báo cho các chƣơng trình văn nghệ sẽ đƣợc xây dựng trên
truyền hình. Dựa vào chất liệu ấy, ekip thực hiện sẽ lựa chọn cách làm, thể loại
báo chí nào phù hợp với nội dung để truyền tải đến ngƣời xem những gì đang
diễn ra xung quanh họ. Tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc lúc này
đƣợc thể hiện rõ nét và thuyết phục nhất. Nó thuyết phục cơng chúng ở phƣơng
diện nội dung là có thật, song hành cùng cuộc sống hàng ngày của họ. Hơn thế
nữa, vì là chƣơng trình về văn nghệ nên nó sẽ gần gũi hơn với khán giả thông
qua cách thức thể hiện mềm mại, uyển chuyển, khơng khơ cứng, dễ đi vào lịng
ngƣời xem hơn. Nhƣng bên cạnh đó, nhu cầu của khán giả ngày càng cao, cho
dù là những thứ ở xung quanh vẫn diễn ra hàng ngày, họ vẫn muốn đƣợc nhìn
thấy nó dƣới nhiều hình thức thể hiện trên truyền hình. Do vậy, cách thức thể
hiện vừa phải mang tính đại trà gần gũi lại phải mang tính sáng tạo, thu hút
khán giả.
Các chƣơng trình văn nghệ trên HTV đƣợc thể hiện dƣới khá nhiều hình
thức phong phú, từ phóng sự, ký sự, phim tài liệu, ca nhạc, gameshow, truyền
hình thực tế..v..v..
2.4. Cơng chúng TP HCM tiếp nhận các chƣơng trình văn nghệ trên HTV
2.4.1. Khảo sát cơng chúng TP HCM
Để tìm hiểu công chúng Nam Bộ tiếp nhận đặc trƣng về văn hóa vùng
miền trong các chƣơng trình văn nghệ trên HTV ra sao, chúng tôi đã tiến hành
hỏi và phỏng vấn sâu đối với cƣ dân nội thành TP HCM. Cụ thể nhƣ sau:
Điều tra bằng bảng hỏi đối với 1000 cƣ dân, gồm các nhóm:
- Các quận nội thành cũ: quận 3,5,8,10,11, Phú Nhuận.

- Các quận mới đơ thị hóa: quận 9, 12, Tân Phú
- Các huyện ngoại thành: huyện Nhà Bè, Hoc Môn
Chúng tôi cho rằng, ở các quận huyện trên điển hình cho cơ cấu dân cƣ
của TP HCM, từ trung tâm đến các vùng lân cận, phản ánh rõ nét và là điển
hình các tập quán sinh hoạt của ngƣời dân Nam Bộ chung chung. Tuy vậy, với
10


1000 ngƣời của Nam Bộ thì những số liệu này khơng mang tính chất đại diện
cho tồn bộ dân cƣ của khu vực Nam Bộ.
Phƣơng pháp tiến hành:
Cuộc điều tra đƣợc tiến hành ở 11/24 quận, huyện với tổng số ngƣời đƣợc
hỏi là 400 theo phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên, phân tần kết hợp với việc phỏng
vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu xin ý kiến.
Về phƣơng pháp xử lý: Thơng tin đƣợc xử lý trên máy vi tính bằng
chƣơng trình SPSS ( Là một chƣơng trình phần mềm dùng để sử lý số liệu
thông kê.)
Nội dung trong bảng câu hỏi và phỏng vấn, bao gồm về:
Độ tuổi, Giới tính, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Các chƣơng trình
truyền hình thƣờng xem, Kênh truyền hình thƣờng xem, Chƣơng trình - kênh
u thích nhất, Thói quen theo dõi các chƣơng trình truyền hình văn nghệ trên
HTV so với các đài khác, Các chƣơng trình ca nhạc u thích nhất, Độ tuổi theo
dõi các chƣơng trình văn nghệ, Nhóm nghề nghiệp của khán giả theo dõi các
chƣơng văn nghệ, Các chƣơng trình văn nghệ đƣợc u thích nhất, Mức độ u
thích các chƣơng trình văn nghệ ở các kênh của các đài truyền hình trong khu
vực Nam Bộ.
Thời gian tiến hành từ ngày 12/6/2011 đến hết tháng 6/2012.
Qua khảo sát, có thể thấy chân dung khán giả xem truyền hình của TP
HCM là những cƣ dân còn khá trẻ, chiếm 56,4% trong độ tuổi từ 16 -45 tuổi.
Và đây cũng là độ tuổi có nhiều sự lựa chọn trong việc thƣởng thức các chƣơng

trình truyền hình. Từ đó có thể có thể mở ra một cái nhìn mới đối với cơng
chúng trẻ thơng qua việc lựa chọn các chƣơng trình và kênh truyền hình mà
mình u thích.
2.4.2. Mức độ theo dõi của khán giả TP HCM về các chƣơng trình
văn nghệ của HTV
Kết quả bảng hỏi cho thấy các kênh truyền hình mà khán giả TP HCM
thƣờng xem thì HTV vẫn đứng đầu danh sách, với lần lƣợt HTV7 là 51,55%;
HTV9 với 41,21%; rồi mới tới các kênh của đài truyền hình trung ƣơng VTV.
Biểu đồ này cũng cho thấy, các khán giả của TP HCM dành ít thời gian cho các
kênh truyền hình của các đài truyền hình khác ( ngồi HTV và VTV) với các %
khơng đáng kể.
11


Điều này chứng minh, HTV vẫn là đài truyền hình đƣợc ƣa thích nhất
trong khu vực Nam Bộ. Dẫn đến, các chƣơng trình của HTV, đặc biệt là các
chƣơng trình về văn hóa văn nghệ cũng sẽ đƣợc chú ý nhiều hơn so với các đài
truyền hình khác.
Các chƣơng trình có nội dung về văn hóa – văn ghệ ( bao gồm: ca nhạc,
sân khấu – kịch, cải lƣơng, chèo, hát bội ) đạt tỷ lệ ở mức trung bình so với các
chƣơng trình có nội dung khác. Các chƣơng trình ca nhạc trẻ vẫn dành đƣợc
lƣợng khán giả cao hơn cả. Nhƣng kế tiếp đó là chƣơng trình “Vầng trăng cổ
nhạc”, một loại hình ca cổ cũng chiếm ƣu thế so với các loại hình ca nhạc dân
tộc khác. Chỉ số này cũng chứng minh, các nét văn hóa đặc sắc mang tính đặc
trƣng của vùng Nam Bộ đƣợc thể hiện qua các chƣơng trình truyền hình trên
HTV vẫn có vị trí ổn định trong khán giả. Đây cũng là điều quan trọng để HTV
tiếp tục thực hiện các chƣơng trình nhƣ thế để phục vụ nhu cầu của khán giả
trong vùng.
Ngay cả với những chƣơng trình về văn nghệ của các đài truyền hình
trong khu vực, vẫn có tỷ lệ cách xa so với các chƣơng trình của HTV. Khán giả

TP HCM vẫn lựa chọn nhiều khi xem văn nghệ trên các kênh HTV7, HTV9 và
HTVC Thuần Việt. Rõ ràng, nội dung hay và phong phú, hấp dẫn mới có thể lơi
cuốn đƣợc khán giả duy trì mức độ xem các chƣơng trình này.
Tiểu kết chƣơng 2
Hàng loạt các số liệu mà qua khảo sát đã chỉ ra rằng, các chƣơng trình về
văn nghệ trên sóng HTV ln đƣợc khán giả ở Thành phố Hồ Chí Minh – tiêu
biểu cho khán giả vùng Nam Bộ, yêu thích.
Các loại hình nghệ thuật khơng thể thiếu trong món ăn tinh thần của
ngƣời Việt Nam. Các chƣơng trình này vì thế cũng khơng thể thiếu ở các đài
truyền hình. Thể hiện đƣợc nội dung này làm nổi bật lên vấn đề đặc trƣng của
vùng miền là nhiệm vụ và là thành cơng của các đài truyền hình địa phƣơng.
HTV đã làm đƣợc điều đó qua hàng loạt chƣơng trình nhƣ: Vầng trăng cổ nhạc,
Tài tử cải lƣơng, Ca nhạc dân tộc..v…và trong các trị chơi, cuộc thi nhƣ: Trúc
xanh, Chng vàng vọng cổ..
Chƣơng trình văn nghệ giúp ngƣời xem tìm hiểu rõ nét hơn văn hóa đặc
trƣng từng vùng miền, khơi gợi trong họ cách thƣc tiếp nhận văn hóa bản địa.
Các chƣơng trình này khơng chỉ mang lại sự giải trí đơn thuần cho khán giả,
12


mà cịn có tác dụng cung cấp thơng tin, tác động vào mỗi khán giả về tính bảo
tồn, phát huy các loại hình văn hóa vốn có của vùng đất Nam Bộ.
Những nét văn hóa ấy hiện lên trong mỗi chƣơng trình văn nghệ của
HTV7, HTV9, HTVC Thuần Việt và HTVC Ca nhạc.
Bên cạnh những nội dung hiện hiện rõ nét, phải nói đến việc những ngƣời
làm chƣơng trình đã có sự xây dựng hình thức các chƣơng trình đó để nó đạt
đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Ngồi việc lựa chọn các thể loại báo chí, hình
thức cấu trúc của chƣơng trình thì ngơn ngữ của Nam Bộ cũng là một yếu tố lớn
tác động vào quá trình này. Với tính nói ngắn gọn, xúc tích mà dễ hiểu đã mang
đến cho các chƣơng trình của HTV một dọng điệu khác biệt so với các đài

truyền hình trung ƣơng và các đài truyền hình miền Bắc, miền Trung. Tính bản
địa quy định rất rõ cách thức chọn từ ngữ, cách thức chọn hình ảnh, cách thức
thể hiện tác phẩm thông qua giọng đọc, giọng hát, trang phục. Trong bối cảnh
ấy, cơng việc của những ngƣời làm truyền hình khơng chỉ là tác nghiệp đơn
thuần. Nó đƣợc đẩy lên thành một nghệ thuật làm truyền hình. Đó là sự lựa
chọn khéo léo của đội ngũ biên tập viên, những ngƣời trực tiếp “nấu nƣớng” tác
phẩm truyền hình. Họ phải trộn lẫn, lắp ghép làm sao cho phù hợp với dân xem
đài bản địa nhƣng lại không xa vời với sự phổ thơng của truyền hình. Tùy thuộc
vào sự kiện, hồn cảnh cụ thể mà từng tác phẩm nghệ thuật ấy đƣợc đẩy lên ở
một cung bậc nhất định nào đó. Việc tác nghiệp của các phóng viên ở Nam Bộ
về mảng văn nghệ khi xét từ góc độ nào đó đƣợc xem nhƣ là một nghệ thuật.
Bởi cách lựa chọn nội dung, cách xây dựng hình thức là yếu tố kết hợp trọn
vẹn, để làm sao mang đến một cái nhìn trọn vẹn cho khán giả trong mỗi chƣơng
trình.
Bản sắc văn hóa vùng Nam Bộ là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm đan
xen và đa dạng. Vì thế các chƣơng trình truyền tải về lĩnh vực này, bên cạnh nội
dung tƣ tƣởng cịn cần có sự linh hoạt uyển chuyển phong phú và đa dạng trong
việc vận dụng kết hợp với các yếu tốt nghệ thuật, thể hiện tác phẩm.
Là một ngƣời trực tiếp thực hiện các chƣơng trình truyền hình trên sóng
HTV, những yếu tố trên sẽ là cơ sở để chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm
quý báu, từ đó đề xuất những biện pháp những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát
triển của ngành truyền hình hiện đại nhƣng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

13


Chƣơng 3: BÀI HỌC THỂ NGHIỆM BẢN SẮC VĂN HÓA VÙNG NAM
BỘ TRONG TRƢƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ CỦA HTV VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN
3.1. Mặt tích cực đối với cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa TP

HCM trên các chƣơng trình truyền hình HTV
3.1.1. Thể nghiệm tích cực từ phía chủ thể truyền hình
Với việc thƣc hiện các chƣơng trình về văn nghệ trên HTV, các biên tập
viên, phóng viên và ekip thực hiện chính là những ngƣời đang góp phần bảo tồn,
gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của vùng Nam Bộ. Ngồi việc
tác động đến khán giả, thì những chƣơng trình này cũng có tác động tích cực trực
tiếp đến những ngƣời làm truyền hình. Văn hóa Nam Bộ giúp họ có một kho tàng
lớn để khai thác. Với đề tài phong phú ở nhiều khía cạnh khác nhau, tạo đƣợc hiệu
quả nổi bật và chuyện sâu với các chƣơng trình đầy màu sắc.
Chính những vốn có sẵn do tác động từ xã hội vào những ngƣời làm
truyền hình sẽ làm tác động tích cực cho khán giả xem truyền hình. Bởi những
gì ngƣời làm truyền hình có ln cố gắng để đƣa vào các chƣơng trình truyền
hình,qua đó mà nó có tác động ngƣợc trởi lại vào xã hội. Và nhƣ thêm ngƣời
làm truyền hình lại tiếp tục tiếp nhận những nhân tố, những nhân tố tích cực
giúp ích cho một ý tƣởng nào đó của chƣơng trình truyền hình tiếp theo.
Trên cái nền văn hóa bản địa có sẵn đó, phóng viên truyền hình cứ dựa
vào đó xi theo dòng mạch ấy mà khai thác và xây dựng chƣơng trình.
Ở khía cạnh khác, mặt tích cực của tác động văn hóa bản địa đối với
ngƣời làm truyền hình chính là: ngƣời làm truyền hình là một ngƣời gìn giữ,
bảo bảo tồn và phát huy đƣợc đầy đủ nhất giá trị của văn hóa.
Có nhiều nghề để có thể gìn giữ, bảo tồn đƣợc nét văn hóa đặc trƣng vùng
Nam Bộ, ví nhƣ ngƣời làm lịch sử, cơng tác bảo tàng, nhà văn, nhà thơ, nhạc
sỹ, họa sỹ, nhiếp ảnh,.v..v..những tác phẩm của họ cũng góp phần phát huy
những giá trị văn hóa này. Nhƣng nhƣ đã nói ở trên, truyền hình là loại truyền
thơng mang đầy đủ các yếu tố của các thể loại truyền thông khác, do đó, sức
mạnh của truyền hình tác động rất lớn đến ý thức và sự lan truyền trong xã hội.

14



3.1.2. Thể nghiệm tích cực từ phía khán giả xem truyền hình
So với các đài, báo Trung ƣơng và của ngành, báo đài địa phƣơng có lợi
thế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phƣơng, đi sâu vào
từng đối tƣợng riêng biệt, từ đó thơng tin gần gũi, góp phần tác động vào tƣ
tƣởng, tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng một cách trực tiếp.
Khán giả - những ngƣời vốn có trình độ văn hóa nhất định để tiếp nhận
chƣơng trình, hiểu chƣơng trình và u thích chƣơng trình. Nếu văn hóa bản địa
bồi đắp cho ngƣời làm truyền hình chất liệu để xây dựng tác phẩm truyền hình
thì đối với khán giả, văn hóa bản địa cũng có tác động tích cực thơng qua các
chƣơng trình đó. Tác động đó chính là thái độ, là nhận định sau khi khán giả
theo dõi xong chƣơng trình.
Qua đó, mỗi chƣơng trình truyền hình lại có sự tác động hiệu quả khác
nhau đối với từng vùng khán giả. Các chƣơng trình truyền hình về văn nghệ của
HTV cũng vì thế mà nhận đƣợc sự đón tiếp nhiệt tình hơn từ phía khán giả của
Nam Bộ. Bởi khán giả ở đây dễ dàng hiểu những gì chƣơng trình truyền tải cho
họ, tiếp nhận và sử dụng những thông tin đó cho cuộc sống hàng ngày.
Từ những gì mà khán giả nhận thức đƣợc thơng qua các chƣơng trình văn
hóa – văn nghệ sẽ khiến cho khán giả đồng tình với thơng điệp chƣơng trình
đƣa ra.
3.2. Hạn chế từ thể nghiệm bản sắc văn hóa vùng miền trong các chƣơng
trình văn nghệ trên HTV
3.2.1. Hạn chế từ những ngƣời thực hiện chƣơng trình
Mặc dù các BTV, PV của HTV sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nhƣng chiếm đến gần 50% nhân lực nằm trong nhóm cƣ dân di cƣ vào
Nam sau năm 1975. Vì thế, văn hóa đặc trƣng của Nam Bộ chƣa phải là lớp văn
hóa thấm nhuần từ thủ lọt lịng. Do đó, ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến tính bản
địa của những ngƣời làm truyền hình này.
Bên cạnh đó, giọng nói, âm sắc chuẩn của Nam Bộ cũng bị pha tạp khác
nhiều từ các vùng miền khác, nền “chất” giọng của một số BTV, PV, MC
không giữ nguyên đƣợc cách phát âm chuẩn. Ngồi ra, cách thể hiện về hình

thức các chƣơng trình văn nghệ đơi khi cịn theo lối mịn, “cổ điển” nên hạn chế
ít nhiều sự hứng thú theo dõi của khán giả. Từ trƣớc đến nay, hầu hết các
15


chƣơng trình văn nghệ ca nhạc đều thực hiện theo dạng hình thức giới thiệu bài
hát – ca sỹ hát – giới thiệu bài hát tiếp theo – bài hát -….cũng khiến trở nên
nhàm chán.
Góc quay, bối cảnh quay, nhân vật trong chƣơng trình chƣa thực sự
phong phú cũng là một hạn chế của việc tuyên truyền về bản sắc văn hóa Nam
Bộ trong các chƣơng trình văn nghệ của HTV.
Về kỹ thuật thực hiện chƣơng trình và kỹ thuật truyền tải từ đài truyền
hình đến với khán giả, cũng chƣa thực sự hiện đại và đảm bảo sắc nét, do đó
làm giảm bởt hiệu quả của chƣơng trình.
Thêm vào đó, việc bố trí thời gian, thời lƣợng cũng chƣa thực sự đáp ứng
đƣợc nhu cầu của các tầng lớp khán giả khác nhau.
3.2.2. Hạn chế từ công chúng xem truyền hình TP HCM
Ở TP HCM giao lƣu văn hóa với các khu vực và quốc tế đang là vấn đề
khiến bản sắc văn hóa cổ truyền bị ảnh hƣởng khá lớn. Các luồng văn hóa hiện
đại, văn hóa giao lƣu chiếm lấn nhiều thời lƣợng cũng nhƣ chiếm nhiều sự quan
tâm của khán giả xem truyền hình, đặc biệt là lớp khán giả trẻ tuổi. Điều này
khiến lƣợng khán giả giữ lại trên màn hình các chƣơng trình văn nghệ ít hơn.
Cũng do sự giao lƣu, tiếp biến của dịng văn hóa hội nhập mà bản sắc văn
hóa đơi khi bị thay đổi, biến dạng hoặc méo mó khi những khán giả “tự ý” thay
đổi nó trong đời sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, các vật thể bảo tồn văn hóa đặc trƣng, góp phần vào hình
thành, gìn giữ bản sắc văn hóa vùng miền nhƣ chùa chiền, các kiến trúc cổ, điều
kiện tự nhiên, thay đổi trong cách sống….cũng có nhiều thay đổi, tác động trực
tiếp vào các tầng lớp khán giả, khiến nó ít nhiều ảnh hƣởng đến quá trình tiếp
nhận và hạn chế “thấm đậm” hơn so với trƣớc kia.

Bên cạnh những lợi ích hết sức thiết thực mang lại từ nền giáo dục mở, từ sự
hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với thế giới, mọi ngƣời, nhất là giới trẻ, học
sinh, sinh viên ít nhiều không tránh khỏi những tác động bởi những mặt trái của cơ
chế thị trƣờng, của văn hóa Phƣơng Tây, đó là tƣ tƣởng đề cao chủ nghĩa cá nhân,
sự tha hóa về đạo đức, nhân cách, lối sống hƣởng thụ, đua đòi, trụy lạc.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình văn nghệ trên HTV
3.3.1. Về nhân lực
16


Truyền hình cũng nhƣ ở các lĩnh vực khác, yếu tố con ngƣời đƣợc đặt lên
hàng đầu. Chiến lƣợc về con ngƣời là chiến lƣợc khôn ngoan và hiệu quả nhất.
chiến lƣợc đó bao gồm quy hoạch và tổ chức có hệ thống đào tạo bồi dƣỡng đội
ngũ làm báo chí nói chung, làm cơng tác truyền hình nói riêng. Việc đào tạo
này phải diễn ra ở cả phía mơ hình tổ chức lẫn nội dung chƣơng trình.
Ngƣời làm truyền hình cũng cần phải tuân thủ những quy tắc nhất định
trong các khâu sản xuất chƣơng trình. Đó là những yếu tố mang tính chất
thƣờng xuyên và lâu dài.
- Thƣờng xuyên tổ chức những buổi trao đổi nghề nghiệp trong đơn vị để
ngƣời cũ giúp ngƣời mới, ngƣời giỏi giúp ngƣời còn yếu, trao đổi rút kinh
nghiệm về những việc đã làm. Nội dung trao đổi phải gắn liền với yêu cầu công
việc thực tế hằng ngày của đơn vị.
- Những nơi có điều kiện, có thể tổ chức những lớp chun mơn vừa làm
vừa học. Ngƣời dạy có thể mời giáo viên khoa báo chí ở các trƣờng đại học,
mời các nhà báo lão thành, các nhà báo giỏi và cũng có thể ngƣời trong đơn vị
có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm chuyên môn.
- Tham dự các lớp học ngắn hạn về nghiệp vụ truyền hình hiện đại.
- Cần coi trọng khen thƣởng kịp thời những cá nhân hoặc nhóm cơng tác
làm việc tốt hoặc có những tiến bộ nhanh về tay nghề.
Ngoài ra, những ngƣời làm truyền hình văn nghệ cũng cần có những kiến

thức sâu, chắc về về bản sắc văn hóa Nam Bộ. Thƣờng xuyên tìm tịi, bổ sung,
và giữ lại những nét đẹp văn hóa nơi đây.
Nên có thêm những phƣơng thức để tiếp cận giao lƣu với khán giả, thăm
dò ý kiến của khán giả để thay đổi nội dung và hình thức truyền tải cho phù hợp
với sự thay đổi của thời đại mới.
3.2.2. Về trang thiết bị truyền thơng
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đang là đơn vị dẫn đầu trong việc
đƣa thiết bị hiện đại nhất trong hệ thống truyền hình cả nƣớc. Tuy nhiên, so với
khu vực và thế giới, HTV vẫn không nằm trong dánh sách các đài truyền hình đi
đầu trong cơng nghệ truyền hình. Do vậy, HTV vấn cần tiếp tục nâng cấp các
trang thiết bị đã cũ và chuyển sáng dùng các hệ thống thiết bị hiện đại hơn, mới có
thể đáp ứng đƣợc sự phát triển hàng đầu của truyền hình ở Việt Nam.
17


Đối với truyền hình, trang thiết bị hiện đại là rất cần thiết khơng thể thiếu,
nó hỗ trợ cho con ngƣời thực hiện tốt cơng việc của mình. Xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại với công nghệ tích hợp mới cho hệ thống những ngƣời
làm truyền hình. Chính sự cập nhật về phƣơng diện kỹ thuật sẽ là bƣớc đệm
vững chắc cho ngành truyền hình khơng tụt hậu về thông tin so với các nƣớc
xung quanh và góp phần giữ vững độc lập tự chủ trong thơng tin. Nét hiện đại
trong cơng tác làm truyền hình từ phân cảnh cho đến làm hậu kỳ đều tạo cho
truyền hình có khả năng hấp dẫn ngƣời xem cao, khẳng định tính chun
nghiệp của mình và đƣa truyền hình lên tầm cao mới.

18


Tiểu kết chƣơng 3
Truyền bá văn hóa đang là một mắt xích tự nhiên của q trình vận động

văn hóa. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ phát triển mạnh
mẽ trên phạm vi thế giới và cả ở Việt Nam, thì báo chí đống vai trị quan trọng
trong mắt xích ấy, nhất là với truyền hình. Sự nhanh chóng và khẳn năng đồng
hiện trong một khơng gian lớn của thơng tin báo chí là một ƣu điểm lớn mà
khơng phƣơng tiện nào có thể so sách đƣợc. Truyền hình đã tham gia tích cực
vào việc lƣu giữ và truyền bá, làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại.
Tuy không thể trang bị một hệ thống tri thức lịch sử - văn hóa nhƣ trong trƣờng
học, nhƣng hệ thống truyền hình lại có khả năng thẩm định và cổ vũ cho những
giá trị lịch sử văn hố, tạo mơi trƣờng thuận lợi cho việc hình thành ý thức giữ
gìn lịch sử văn hóa dân tộc. Thơng tin từ báo chí này cịn có vai trị tham gia
đáng kể trong việc hình thành cách tƣ duy nhận thức, hành động của con ngƣời
hiện đại và cả xu hƣớng vận động cả tồn xã hội.
Tuy cịn một số hạn chế, song trong định hƣớng lớn về xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và nhà nƣớc, có
đƣa ra nhiệm vụ “phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng,
nhằm tăng cƣờng hiệu quả thơng tin chất lƣợng tƣ tƣởng văn hóa cảu tổ chức
này.
Do đó, việc nâng cao năng lực của những ngƣời làm truyền hình cũng
nhƣ nâng cao kỹ thuật của hệ thống tuyền truyền là điều cần thiết để bản sắc
văn hóa Nam Bộ sớm đƣợc gìn giữ, bảo tồn và phát triển hơn.

19


KẾT LUẬN
Trong cuộc sống, mỗi hoạt động của con ngƣời đều gắn liền với các yếu
tố văn hóa. Ngƣơi ta ví bản sắc văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực
và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hịa hóa” các mối quan hệ xã
hội “lành mạnh hóa” của mơi trƣờng xã hội.
Với yếu tố đó gắn với nét đặc trƣng văn hóa từng vùng miền, chƣơng

trình văn nghệ trên HTV đong đầy tính bản địa sâu sắc đậm chất riêng biệt
thông qua loại hình báo chí nhƣ: chun đề, phóng sự, ghi nhanh, tiểu phẩm,
chun mục….và khơng cần phải giải thích nhiều, bởi mỗi chƣơng trình về văn
hóa đều đã thể hiện sự khẳng định về khơng gian văn hóa bản địa.
Với mỗi chƣơng trình văn hóa nghệ thuật, tính đặc trƣng vùng miền chính
là huyết mạch chính xuyên suốt cho những ngƣời thực hiện. Mỗi chƣơng trình
thể hiện ở mỗi khía cạnh: Phong tục tập quán, những ngày lễ hội, giai đoạn lịch
sử, câu hát, ẩm thực, các loại nhạc cụ, không gian kiến trúc…hay đến nhƣ lối
sống, phong cách sống qua từng giai đoạn lịch sử, đều là chất liệu quý báu tạo
nên mảng tranh văn hóa đặc sắc ở vùng đất này.
Tùy thuộc vào từng mục đích, yêu cầu và nhu cầu của khán giả, mỗi
chƣơng trình văn nghệ sẽ có hƣớng truyền tải riêng, đƣa tới ngƣời xem những
góc riêng lẻ của cái chung rất lớn là văn hóa. Do đó, tìm tịi trên những điều
kiện đó mà nhóm làm truyền hình sẽ thu thập đầy đủ chất liệu, lựa chọn thể loại
báo chí phù hợp để diễn đạt, truyền tải nội dung.
Truyền hình đã giúp ngƣời dân nhận dạng, ni dƣỡng và trao truyền di sản
văn hóa một cách tự nguyện, qua đó nâng cao tính bền vững của các di sản. Bên
cạnh đó, truyền hình cũng tác động rất tốt tới thệ hệ trẻ. Thông qua các chƣơng
trình đƣợc thực hiện ngắn gọn nhƣng sinh động, truyền hình đã phần nào gắn
đƣợc nhu cầu thƣởng thức và tiếp nhận của giới trẻ với các di sản văn hóa.
Để phát huy tốt các chƣơng trình văn nghệ nói riêng trên sóng HTV, nên
học tập các chƣơng trình về di sản văn hóa của các kênh truyền hình lớn trên
thế giới nhƣ NHK, DW về cách thức tƣ duy, tiếp cận đề tài, xây dựng kịch bản,
viết lời bình...
Bên cạnh đó, giải pháp sử dụng những phóng viên chuyên trách về lĩnh
vực di sản văn hóa tại các đài truyền hình, đồng thời phải có quy chế phối hợp
tun truyền giữa các địa phƣơng có di sản văn hóa và các cơ quan báo chí.

20



References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SÁCH TRONG NƯỚC
1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương, xuất bản lần đầu năm

1938, Nxb. Đồng Tháp tái bản.
2. Chu Xuân Diên (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, in lần đầu năm 1999, tái

bản lần thứ hai năm 2008, TP. Hồ Chí Minh: Nxb. Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh.
3. Khiếu Quang Bảo (2007), “Ngơn ngữ truyền hình”, Tạp chí Người làm

báo, số 12.
4. Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Truyên truyền (1998), Nhà báo bí

quyết - kỹ năng – nghề nghiệp, Nxb. Lao Động.
5. Hữu Ngọc Dương – Lê Hữu Tầng (1997), Từ điển triết học giản yếu, Nxb.

ĐH và THCN, Hà Nội, tr 516.
6. Mạc Đường (1997), Dân tộc học và vấn đề xác định thành phần dân tộc,

Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.
7. Nhiều tác giả, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn (2001), Báo chí- Những vấn đề Lý luận và thực tiễn, tập VII; Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội; tr. 322, 323.
8. Nhiều tác giả, Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng – 11, 90-91. Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội.

9. Vũ Quang Hào (2001), Ngơn ngữ báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Vũ Đình Hịe (Chủ biên) (2000), Truyền thơng đại chúng trong cơng tác

lãnh đạo quản lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. TS Lý Tùng Hiếu, Tiếng Việt Nam Bộ: Lịch sử hình thành và các đặc

trưng ngữ âm, từ vựng, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH & NV
TPHCM.

95


12. TS. Lý Tùng Hiếu (19/4/2009), Vùng văn hóa Nam Bộ: Định vị và đặc

trưng văn hóa, Khoa Văn hóa học, Trường Đại học KHXH & NV
TPHCM.
13. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Đại học

Quốc gia, Hà Nội.
14. Đỗ Quang Hưng, chủ biên (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam

Bộ, Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.
15. Hồ Chí Minh tồn tập (2000), Tập VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
16. Hồ Chí Minh tồn tập (2000), Tập XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Mai Quỳnh Nam (2001), Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội,

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Sơn Nam. (1997). Lịch sử khẩn hoang Miền Nam. NXB Trẻ TP HCM
19. Sơn Nam (2005). Nói về Miền Nam – Cá tính Miền Nam – Thuần phong


Mỹ tục Việt Nam. NXB Trẻ TP HCM
20. Sơn Nam. (2002). Đất Gia Định – Bến Nghé xưa và Người Sài Gòn.

NXB Trẻ TP HCM
21. Sơn Nam (2003). Từ U Minh đến Cần Thơ; Ở Chiến Khu 9; 20 năm giữa

lịng đơ thị; Bình an. NXB Trẻ TP HCM
22. Trần Quang (2001), Làm báo Lý thuyết và thực hành, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.
23. Trần Hữu Quang (2001), Chân Dung công chúng truyền thông, Nxb.

Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Dương Xn Sơn (2012), Giáo trình Các thể loại báo chí chính luận –

nghệ thuật, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
25. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, (2004), Cơ sở lý luận

báo chí truyền thơng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

96


26. Dương Xn Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb. Đại học

Quốc gia Hà Nội.
27. Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình Lý luận báo chí truyền thơng, Nxb

Giáo dục Việt Nam.

28. Triều Sơn (1951), Con đường văn nghệ mới, Nxb Minh Tân.
29. Tạ Ngọc Tấn, (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb. Văn hóa –

Thơng tin, Hà Nội.
30. Tạ Ngọc Tấn, (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.
31. Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn (2001), Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
33. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt

Nam, Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội.
34. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, TP.

Hồ Chí Minh: Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
2. SÁCH NƯỚC NGỒI
35. Neil Everton (1999), Làm tin, phóng sự truyền hình, Quỹ Reuter xuất bản

3. VÀ CÁC TÀI LIỆU KHÁC
36. Nhạc sĩ Vũ Đức, Sao Biển (tháng 1-210), Đờn ca Tài tử: Giá trị văn hóa

Nam Bộ, Nguyệt san Pháp Luật TP HCM.
37. PGS TS Đoàn Lê Giang (2006), Văn học Quốc ngữ Nam Bộ - Thành tựu

và triển vọng, Trường Đại học Khoa học Xã Hội – Nhân văn – ĐHQG TP
HCM, Đã in trong: tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.


97


×