ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***-----------
MẠC DIỄN ĐIỀN
(MO YAN TIAN)
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ VĂN HÓA CÁC
YẾU TỐ CHỈ ĐỒ VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Hà Nội- 2013
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập ở Khoa Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã được các thầy cô trong
khoa dạy dỗ tận tình. Trong quá trình học tập, lựa chọn đề tài và làm luận văn,
em hết sức cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hiệu, một thầy giáo kính mến đã dạy em
từ những tiết học tiếng Việt đầu tiên khi em còn là sinh viên năm thứ nhất ở
trường Đại học Dân tộc Vân Nam, Trung Quốc. Và em xin gửi lời cảm ơn
đến tất cả các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học, trong quá trình làm bài
chính những thành quả nghiên cứu của các thầy cô khiến em được mở mang
hơn. Đề tài em khảo sát là một đề tài khá rộng, nên trong quá trình làm luận
văn do hạn chế về kiến thức và thời gian, những nội dung nghiên cứu không
tránh thiếu sót và bất cập. Em hy vọng các thầy cô có thể chỉ bảo thêm để em
có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu theo hướng này trong tương lai.
Học viên cao học: Mạc Diễn Điền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............ 7
1.1 . Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt .................. 7
1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt ...................... 8
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán............................................... 8
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt ............................................. 10
1.2.3. Đặc điểm của thành ngữ ....................................................................... 11
1.2.4. Phân loại thành ngữ .............................................................................. 15
1.3. Khái niệm, đặc trƣng, ý nghĩa của đồ vật ............................................ 16
1.3.1. Khái niệm về đồ vật ............................................................................... 16
1.3.2. Đặc trưng, ý nghĩa của đồ vật............................................................... 20
1.4. Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật ............................................................. 22
1.5. Quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa ......................................... 23
1.6. Tiểu kết .................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ ĐỒ VẬT .................. 29
2.1. Khái quát................................................................................................. 29
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật...... 31
2.2.1. Đặc điểm sắc thái phong phú của ngữ nghĩa yếu tố chỉ đồ vật trong
thành ngữ tiếng Hán........................................................................................ 33
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa hoàn chỉnh và cô đọng ........................................ 37
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa lấy con người làm trung tâm ............................... 39
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật ...... 41
2.3.1. Tính biểu trưng của nguồn biểu trưng trong thành ngữ có vật biểu trưng . 43
2.3.2. Tính dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật................. 45
2.3.3. Đặc điểm biểu cảm của ngữ nghĩa........................................................ 47
2.3.4. Đặc điểm diễn biến của ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt theo chiều
mở rộng ........................................................................................................... 47
2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3 SO SÁNH ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ VĂN HÓA THÀNH
NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ ĐỒ VẬT ......... 50
3.1. Văn hóa nhận thức ................................................................................. 51
3.2. Văn hóa tổ chức cộng đồng ................................................................... 55
3.2.1. Tổ chức tập thể ...................................................................................... 56
3.2.2. Tín ngưỡng, phong tục .......................................................................... 58
3.2.3. Nghệ thuật dân gian .............................................................................. 60
3.3. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên ............................................ 63
3.3.1. Ăn uống ................................................................................................. 63
3.3.2. Mặc, làm đẹp ......................................................................................... 65
3.3.3. Định cư, đi lại........................................................................................ 69
3.3.4. Lao động, sản xuất ................................................................................ 73
3.4. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng xã hội ................................................ 76
3.5 Tiểu kết ..................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu của xã hội, nó phục vụ các lợi ích xã hội và phát
triển trong sự tương tác với xã hội. Ngôn ngữ là một động lực phát triển xã hội và
cũng tìm thấy động lực phát triển của chính mình trong môi trường xã hội, ngôn ngữ
là phương tiện truyền tải thông tin và tư tưởng của con người, ngôn ngữ khi có bản
chất ký hiệu thì cũng đồng thời thực hiện hai chức năng cơ bản là chức năng giao tiếp
và chức năng làm công cụ tư duy. Ngôn ngữ là đặc trưng được các nhà khoa học trên
thế giới sử dụng như một đối tượng khai thác các trầm tích văn hóa biểu đạt thông
qua hệ thống ngôn ngữ mỗi quốc gia. Tính chất định lượng ấy ngày càng phát triển
trong quy luật nghiên cứu, khi mà những bảo tồn về mặt vật thể đang bị đe dọa vì tự
nhiên. Vai trò của ngôn ngữ không chỉ được đặt dưới lớp vỏ ngôn ngữ bề ngoài thông
dụng. Đó còn là cơ tầng, trầm tích văn hóa sống được mã hóa dưới dạng thông tin
ngôn ngữ. Xu hướng nghiên cứu liên ngôn ngữ, xuyên văn hóa ngày càng trở nên
phát triển và đạt được những hiệu quả bước đầu. Ý thức về sự bảo tồn văn hóa, giải
nguyên cấu trúc văn hóa các khu vực tạo điều kiện cho việc nghiên cứu.
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mối quan hệ khăng khít về văn hóa
cũng như lịch sử. Hai quốc gia có những điểm tương đồng về điều kiện địa lý, môi
trường phát triển, lịch sử song hành trong suốt chuỗi hệ thống tồn tại. Nghiên cứu về
văn hóa hai quốc gia trong quá trình giao lưu, vận động giữa các hình thái cấu trúc
khác nhau tạo điều kiện cho việc tạo lập sự tương liên, đẩy mạnh mối quan hệ hai
quốc gia, dân tộc. Phát huy những yếu tố cơ bản trong quỹ đạo chung của nền văn
hóa hai quốc gia. Tạo tiền đề trong việc kiểm chứng và tái tạo những lớp văn hóa
đang tồn tại tách biệt. Phục dựng những giá trị văn hóa đưa trên lớp trầm tích ngôn
1
ngữ cần được đánh giá đúng và hiệu quả giữa nền phát triển vừa tương liên vừa khác
biệt của văn hóa hai dân tộc.
Thành ngữ là một kết tinh văn hóa trong tiếng Việt và tiếng Hán, chứa đựng kinh
nghiệm lao động sản xuất, cuộc sống của nhân dân, kế thừa tư duy và văn hóa của thế
hệ trước, phản ánh trí tuệ loài người, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển
văn hóa xã hội. Yếu tố ấy ngày càng được phong phú, phát triển thêm trong bước
phát triển văn hóa mỗi dân tộc. Chính vì đó là một của cải vô giá trong kho tàng tri
thức loài người, và có tính đúc kết trí tuệ loài người nên việc nghiên cứu thành ngữ
cũng đã thu hút nhiều học giả. Chúng tôi muốn xuất phát từ khía cạnh phân loại sự
vật, chứ không phải là góc độ nghĩa hay cấu trúc của thành ngữ, thống kê, so sánh
đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa những thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố
chỉ đồ vật. Văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc trong quá trình phát triển đan
xen nhau, có nhiều nét tương đồng, tư duy, logic, bối cảnh văn hóa, vì thế nhiều sự
thể hiện cái tương đồng, tương tự được thông qua nhiều hình thức. Trong đó, thành
ngữ là một phương tiện thể hiện rất sâu sắc của hai nền văn hóa Trung Hoa và Việt
Nam. Việc so sánh đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa những thành ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật, sẽ một phần nào đó giúp chúng ta hiểu sâu thêm mối
liên hệ về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, kinh nghiệm lao động, thế giới quan,
nhân sinh quan của nhân dân hai nước. Quan trọng hơn nữa, chúng tôi cho rằng sự
đúc kết những tinh hoa trong thành ngữ, là sự thể thiện tinh thần nội tại của hai dân
tộc, việc hiểu sâu thêm về vấn đề này, có thể giúp chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn,
góp phần tăng cường tình hữu nghị của hai nước, góp phần cho sự nghiệp hòa bình
của hai nước.
2
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi tập trung vào đối tượng nghiên cứu là thành ngữ tiếng
Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu căn
cứ vào những thành ngữ đã được thu thập trong các từ điển thành ngữ đang lưu hành
rộng rãi trong nhà trường của Trung Quốc và Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trong đề tài này, mục đích nghiên cứu trước hết là nhìn nhận vốn thành ngữ
tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố đồ vật về mặt ngữ nghĩa. Trên cơ sở phân tích
thống kê, khảo sát, và phân tích những đặc điểm nội tại trong văn hóa thành ngữ của
hai dân tộc Hán và Việt, so sánh những đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngữ nghĩa
thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố đồ vật. Giúp chúng ta hiểu sâu thêm mối
liên hệ về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, kinh nghiệm lao động, thế giới quan,
nhân sinh quan của nhân dân hai nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chủ yếu kết hợp sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê:
Mỗi hiện tượng ngôn ngữ đều có những đặc trưng nhất định cả về chất và lượng.
Sự quy đồng ấy được trao đổi thường xuyên thông qua hệ thống sắp xếp ngôn từ và
đặc điểm văn hóa. Nghiên cứu tính chất văn hóa là người nghiên cứu đang trực tiếp
đóng vai trò tìm hiểu thành ngữ chỉ đồ vật theo tính đa hệ về chất. Đồng hành với vai
trò ấy, tính chất định lượng trong hệ thống cấu trúc cũng được người nghiên cứu
tham vấn với yếu tố gián tiếp quyết định tính chất tiền đề cho văn hóa. Việc áp dụng
3
phương pháp thống kê trong nghiên cứu ngôn ngữ đã được áp dụng trong nhiều thập
kỉ trở lại đây.
Trong luận văn thạc sĩ của chúng tôi, các phương pháp thống kê được áp dụng
như những mô thức khảo sát tính chất đặc điểm sử dụng thành ngữ tiếng Hán và tiếng
Việt chỉ đồ vật. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê số liệu, tần xuất, phương
pháp nghiên cứu thống kê từ vựng với hai đối tượng thành ngữ tiếng Hán và tiếng
Việt.
- Phương pháp miêu tả để miêu tả ngữ nghĩa khi phân tích dữ liệu.
- Phương pháp đối chiếu trường từ vựng, ngữ nghĩa, một phương tiện so sánh
đặc trưng văn hóa dân tộc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật.
Phương pháp đối chiếu là thủ pháp nghiên cứu, so sánh nhằm vạch ra cho đối
tượng cái chung nhất, đi tìm cái đặc thù của ngôn ngữ được so sánh. Những thập kỉ
gần đây, phương pháp này đã tìm được tiếng nói chung trong giới nghiên cứu và
được sử dụng rộng rãi. Phương pháp là sự phân mảng đối tượng theo những hệ thống
chung nhất, được tìm hiểu trong nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, xác lập mối
quan hệ tương đồng các dân tộc trong ngôn ngữ và văn hóa. Phụ thuộc vào từng
thuộc tính, người nghiên cứu có thể phân tầng các ngôn ngữ trong thế đối chiếu, so
sánh. Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu các trường từ vựng, các nhóm
từ vựng – ngữ nghĩa tương đồng là biện pháp chính để tìm hiểu nét đặc thù của các
nền văn hóa mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc sẽ có một hình ảnh gắn chặt với tư duy liên
tưởng về văn hóa, xã hội. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là tìm ra mối tương quan
nhưng không đồng nhất trong tư duy tập thể.
- Phương pháp phân tích thành tố và ngữ nghĩa.
4
Nghiên cứu ngôn ngữ, dù ở cấp độ nào, việc phân tích thành tố đều mang vai trò
quan trọng dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học cơ bản. Phân tích thành tố là phương
pháp có giá trị thực nghiệm và cơ sở nền đối với đối tượng phân tích. Nó được xây
dựng dựa trên cơ sở cho phân tích từ vựng – ngữ nghĩa trên phương diện tương phản.
Phương pháp phân tích thành tố có ưu điểm là dựa trên tính chất không bắt buộc của
tư liệu ngôn ngữ đơn lẻ. Phương pháp đươc áp dụng để phân tích ở nhiều ngôn ngữ,
tìm ra quy luật ngữ nghĩa riêng biệt nhưng thống nhất. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
luôn khai thác tính chất phổ quát của phương pháp này để phân tích, đối chiếu.
Trong giới hạn luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu thành tố
như là phương pháp nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị có ý nghĩa. Chú ý việc phân
tách thành các thành phần ngữ nghĩa tối giản có nghĩa. Giai đoạn đầu của phương
pháp này là việc xử lý tài liệu về những đối tượng được chọn lọc nghiên cứu theo quy
tắc đồng đẳng (đồ vật theo vai trò sử dụng: vũ khí, sinh hoạt, thờ cúng, lao động sản
xuất...). Tiếp theo là quá trình phân tích số liệu và phân tích ngữ nghĩa các tên gọi
được phân lập có mối quan hệ tương cận hay tương khắc.
Phương pháp phân tích thành tố cho phép giải quyết yêu cầu đặc trưng của việc
nghiên cứu so sánh đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của thành ngữ tiếng Hán và tiếng
Việt có yếu tố chỉ đồ vật.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra, luận văn bao gồm những phần sau:
Chương 1. Tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết.
Chương 2. Khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
có yếu tố chỉ đồ vật.
5
Chương 3. So sánh đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa những thành ngữ tiếng Hán
và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật.
6
CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Có thể nói thành ngữ là một tiêu điểm được nhiều người Trung Quốc học tiếng
Việt Nam và nhiều người Việt Nam học tiếng Trung Quốc quan tâm, liên quan đến
nghiên cứu thành ngữ, có thể chia thành nhiều loại như nghiên cứu tính chỉnh thể của
thành ngữ, nghiên cứu ngữ âm thành ngữ, nghiên cứu kết cấu của thành ngữ, nghiên
cứu ngữ nghĩa của thành ngữ, nghiên cứu ngữ nguyên của thành ngữ, nghiên cứu sử
dụng thành ngữ, nghiên cứu văn hóa của thành ngữ, nghiên cứu so sánh thành ngữ đa
ngôn ngữ chẳng hạn thành ngữ tiêng Hán và tiếng Việt. Theo thống kê, các bài luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, báo cáo khoa học riêng về nghiên cứu so sánh thành ngữ
tiếng Hán và tiếng Việt đã có hơn 30 bài được công bố tại Trung Quốc, trong đó bao
gồm những bài viết của lưu học sinh Việt Nam du học tại Trung Quốc. Những bài
văn này toàn mang tính chất so sánh thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đã đề cập đến
vấn đề hình thức tu từ, những trường từ vựng – ngữ nghĩa như cơ thể con người, động
thực vật, trang phục, nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ như thành ngữ phật giáo, và
nghiên cứu những lỗi thường mắc của lưu học sinh Việt Nam trong quá trình học
thành ngữ tiếng Hán.
Thành ngữ là một tinh hoa kho tàng từ vựng tiếng Việt, thu hút nhiều người
quan tâm, và đến bây giờ cũng đã có rất nhiều sách vở, báo cáo khoa học, luận văn
viết về thành ngữ. Phạm vi nghiên cứu của họ rất rộng rãi, từ vấn đề sưu tập, phân
loại, nghiên cứu nguồn gốc xuất xứ đến vấn đề so sánh với các ngôn ngữ khác, nhằm
mục đích phổ biến thành ngữ trong sử dụng hàng ngày và giúp cho giới ngôn ngữ
7
hiểu sâu thêm về ngôn ngữ và văn hóa. Đồng thời giúp cho giáo viên và học sinh
trong quá trình học tập hiểu về bản chất thành ngữ và văn hóa dân tộc và nước ngoài.
1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt
Xét về bình diện ngôn ngữ, thành ngữ là phương tiện có giá trị diễn đạt rất độc
đáo. Nó tham gia vào việc tạo ra các phát ngôn, các văn bản súc tích, sinh động, giàu
hình tượng, có tính gợi tả. Do đó thành ngữ luôn có sức hấp dẫn và có sức thuyết
phục cao, từ xưa đến nay được mọi người sử dụng trong giao tiếp hàng ngày cũng
như tác phẩm chữ viết. tuy nhiên về khái niệm thành ngữ vẫn chưa có một định nghĩa
cố định được giới nghiên cứu áp dụng, mà khi trong quá trình phát trình ngôn ngữ
cũng như theo sự phát triển của xã hội, kho tàng thành ngữ dần dần được phong phú
thêm.
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán
Có thể nói rằng thành ngữ là một tinh hoa ngôn ngữ và tinh hoa văn hóa của dân
tộc Trung Hoa, nó đúc kết những trí tuệ của dân tộc Trung Quốc và trong suốt chiều
dài lịch sử mà không ngừng được phát triển. Sự xuất hiện của thành ngữ có thể tận
đến thời xuân thu chiến quốc.
Theo Từ Diệu Dân, trước khi hai chữ thành ngữ xuất hiện thì người ta thường
gặp khái niệm thành ngôn. Hai chữ này xuất hiện sớm nhất trong Kinh Dịch, Tả
Truyện, Sử Ký và một số thư tịch cổ khác. Học giả, nhà văn học thời Kim Vương
Nhược Hư (王若虚) quan niệm rằng thành ngôn là câu nói của một tổ chức phi lâm
thời không thể thay đổi, nội hàm của nó đại thể tương đương với thành ngữ mà ngày
nay vẫn nói, những xét các ví dụ được dẫn thì đều thuộc tục ngữ.
8
Trong cuốn 汉语语汇 (Hán ngữ ngữ hội (ngữ vựng) học), Ôn Đoan Chính (
温端政) có dẫn theo cuốn 陈书.姚宰传 (Trần thư. Trần Tể Truyện) của tác giả
Diêu Tư Liêm 姚思廉 thời nhà Đường chép “言为心使, 心爱言铨, 和合根尘, 鼓
动风气,故成语也”. Nghĩa là“ngôn ngữ từ trong tư duy, muốn diễn đạt tư duy thì
phải nhờ vào ngôn ngữ, sống hòa hợp phải bắt đầu từ việc nhỏ, tiếng trống vang lên
thì khí thế nổi trời, đó chính là thành ngữ”.[56;284].
Đến thời cận đại, khái niệm thành ngữ đã được xác định chính thức qua một số
từ điển như sau:
- Từ Nguyên (biên soạn năm 1908, năm 34 Quang Tự thời Thanh, xuất bản năm
1915) coi thành ngữ là cổ ngữ, phàm những gì lưu hành trong xã hội, có thể dẫn đến
biểu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ.[47;653]
- Từ Hải (biên soạn năm 1915, xuất bản năm 1936) coi những cổ ngữ mà được
người ngày nay dẫn dụng là thành ngữ. Thành ngữ có nguồn gốc hoặc từ kinh truyện,
từ ngạn ngữ ca dao được người dân quen biết truyền miệng.[52;768]
Trong quyển Từ Hải xuất bản năm 1979 được sửa đổi, định nghĩa đối với thành
ngữ được mở rộng là thành ngữ thuộc một loại của thục ngữ, là những từ cố định
hoặc đoản cú có kết cấu ngắn gọn, ý nghĩa súc tích, lâu nay được xã hội quen dùng.
[38;690]
Đến những năm thập kỷ 80, trong cuốn Hán ngữ hiện đại 现代汉语, Hồ Dục
Thụ có viết: “Thành ngữ là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với quán
ngữ, thường được sử dụng như một đơn vị với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán
ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn. Thông thường thì thành ngữ có kết cấu chặt
9
chẽ, không thể tùy ý thay đổi các thành phần, cũng không như quán ngữ có thể tách
rời hoặc chen vào một số thành phần khác.” [42;175].
Cũng trong thời kỳ này, các tác giả Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông (1981),
Trương Tĩnh (1980) cũng cho rằng thành ngữ là “những từ cố định đặc biệt, được
mọi người quen dùng xưa nay”, nhìn về nội dung và hình thức, thành ngữ có hai đặc
điểm cơ bản là tình hoàn chỉnh về nghĩa và tính cố định về kêt cấu. [43;221]
Thập kỳ 90, trong cuốn Thành ngữ cửu chương, tác giả Nhi Bảo Nguyên và
Nhiêu Bằng Từ hiểu về khái niệm như sau: Thành ngữ là những từ tổ cố định, được
mọi người lâu nay quen dùng, có ý nghĩa hoàn chỉnh, kết cấu ổn định, hình thúc ngắn
gọn, được sử dụng như một chỉnh thể. Tác giả còn cho rằng đặc điểm của thành ngữ
là tính quen dùng về mặt lịch sử, tính hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa, tính ổn định về mặt
kết cấu, tính ngắn gọn về mặt hình thức và tính chỉnh thể về mặt sử dụng.[51;6]
Cuốn Từ điển Hán ngữ hiện đại 现代汉语词典 đưa ra khái niệm: “ Thành
ngữ là những tổ từ hay đoản cú cố định, hình thức ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc, mà
được mọi người lâu nay quen dùng. Thành ngữ Hán đại đa số do bốn chữ tạo nên, và
thường có nguồn gốc xuất xứ” .[49;236]
Có thể thấy rằng, trong suốt lịch sử phát triển, cách hiểu về thành ngữ khác nhau
ở từng giai đoạn lịch sử, dựa trên những thành quả nghiên cứu của những người đi
trước. Trong bài luận văn, chúng tôi kết hợp những quan niệm và khái niệm trên có
thể tập hợp những đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán như sau:
- Thành ngữ là những cụm từ cố định,
- Có ý nghĩa sâu sắc, được mọi người lâu nay quen dùng, có nguồn gốc xuất xứ
về nghĩa,
10
- Có tính cố định về kết cấu và tính hoàn chỉnh về nghĩa,
- Đa số là bốn âm tiết
- Mang phong cách văn viết, khác với các thục ngữ khác như tục ngữ, yết hậu
ngữ, ngạn ngữ
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ trong tiếng Việt được các nhà nghiên cứu định danh dựa trên những
đặc điểm như sau:
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê viết “Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã
quen dùng, mà nghĩa thường không được giải thích được một cách đơn giản bằng
nghĩa các từ tạo nên nó” [16; 915].
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” chỉ rõ: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm [9; 77].
“Đại từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý viết: “Thành ngữ là tập hợp từ cố
định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không kể suy ra từ nghĩa
của từng yếu tố cấu tạo thành và được lưu truyền trong dân gian và văn chương” [25;
1530].
1.2.3. Đặc điểm của thành ngữ
Dựa trên những khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, đặc điểm đa
dạng trong cách định danh thành ngữ là những nghi vấn cần được xác thực. Những
khái niệm chưa thống nhất trên cũng là đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
một phương thức dân gian nào đó. Dựa trên phương thức tổng hợp khái niệm, cơ sở
của quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng tôi nhận dạng những đặc điểm chung
của thành ngữ hai nước như sau:
11
Thứ nhất: Thành ngữ là tập hợp tổ từ cố định quen dùng, chặt chẽ, hoàn
chỉnh về hình thái cấu trúc.
Tính cố định và bền vững của hình thái cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở các
thành tố trong thành ngữ nói chung là ổn định, không được tùy tiện thay thế bằng các
yếu tố khác, hoặc không được thay đổi trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ, khác
với các tổ hợp từ khác như tục ngữ, quán ngữ, ca dao..., thành ngữ tạo lập cho mình
một kết cấu ổn định. Trong thành ngữ “xếp bút nghiên” hay “笔底春风( bǐ dǐ chūn
fēng/bút đề xuân phong), chúng ta không thể bẻ gẫy kết cấu để đọc chệch đi so với
văn bản gốc. Người ta không thể viết “nghiên xếp bút” hay “xuân bút đề phong”. Nếu
như vậy, cấu trúc câu sẽ bị phá vỡ về mặt nghĩa. Tất nhiên, không phải tất cả các
thành ngữ đều theo quy tắc này. Chúng ta có thể thấy sự xuất hiện song song của các
cặp thành ngữ “môi son má phấn”- “má phấn môi son”, “không kèn không trống” –
“không trống không kèn”. Sự tồn tại của những thành ngữ trên là đặc điểm phi cú
pháp của thành ngữ, bộc lộ ở tính đối ứng thường có những cấu trúc xen lồng vào
nhau của thành tố ngữ pháp. Nhiều cặp thành ngữ khác nhau được hình thành trên
đặc trưng biến thể đồng nghĩa ấy. Nhưng sự cấu thành ấy không nhiều, và khi đặc
điểm cấu trúc đã tồn tại ở một dạng thức nhất định thì những biến thể không xảy ra.
Trong hình thái cấu trúc của thành ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến một
hình thức ngữ pháp của thành ngữ, đó là tứ tự cách. Tứ tự cách là một kết cấu xuất
hiện nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Hán, trong cuốn Thực Dụng Thành Ngữ Từ
Điển, 常晓帆(Thường Hiểu Phàm) biên soạn, thu thập hơn 8300 thành ngữ tiếng
Hán, thành ngữ Tứ Tự Cách chiếm khoảng 95%.[36;7]Thành Ngữ Lệ Thị, Nhi Bảo
Nguyên biên soạn, thu thập hơn 1000 thành ngữ, toàn bộ đều là Tứ Tự Cách.[52;800]
12
Thành ngữ tiếng Hán về mặt kết cấu đều thiên về tứ tự cách. Đối với thành ngữ, ít
hơn bốn chữ thì mở rộng thành bốn chữ, nhiều hơn bốn chữ thì bớt thành bốn chữ, ví
dụ “弹冠而庆(tán guan ãr qìng/Đàn quán nhi khánh )” từ nguyên là “弹冠(tán
guan/đàn quán )”, “如鸟兽散(rú niǎo shîu sàn/Như điểu thú tán)” từ nguyên là “鸟
兽散(niǎo shîu sàn/niăo shòu sàn/điểu thú tán)”, về sau đều phát triển thành thành
ngữ bốn chữ. Từ nguyên của “乘风破浪(chãng fēng pî làng/thừa phong phá lãng)”
là “乘长风破万里浪(chãng cháng feng pî wàn lǐ làng/thừa trường phong phá vạn
lý lãng)”,từ nguyên của “青出于蓝(qing chu yú lán/Thanh xuất như Lam)” là “青
取之于蓝而青于蓝(qing qǔ zhi yú lán ãr qing yú lán/thanh thủ chi như lam nhi
thanh như lam )”, từ nguyên của “茹毛饮血(rú máo yǐn xǜe/như mao dịch huyết)”
là “饮其血, 茹其毛(yǐn qí máo/rú qí xǜe/dịch kỳ huyết, như kỳ mao)”. Có người
nói, tứ tự cách chưa chắc là thành ngữ, nhưng thành ngữ chắc là tứ tự cách, cách nói
hơi tuyệt đối nhưng về cơ bản cũng không sai. Đối với thành ngữ, tứ tự cách là một
hình thức kết cấu mạnh mẽ. Trong thành ngữ tiếng Việt, số lượng thành ngữ của 4 âm
tiết cũng đã chiếm khoảng 71% trong toàn bộ thành ngữ tiếng Việt.
Thứ hai: Ngữ nghĩa hoàn chỉnh, cô đọng và bóng bảy.
Cấu trúc ổn định của thành ngữ quyết định tính hoàn chỉnh về ý nghĩa của đối
tượng này. Một cấu trúc cố định đồng hành với nghĩa hoàn chỉnh. Việc xác định ý
nghĩa của thành ngữ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ, hình tượng văn hóa tượng trưng.
Điều kiện ấy cũng là yếu tố chủ quan để chúng ta xác định ý nghĩa của thành ngữ.
Các thành ngữ có một đặc trưng riêng, mang những sắc thái nghĩa lưỡng tuyến.
Chúng ta có thể xác định ngay ý nghĩa biểu đạt trên ngôn từ của tác phẩm nhưng tầng
13
nghĩa biểu tượng, mang sắc thái văn hóa dân tộc thì phải sử dụng linh hoạt vốn kiến
thức xã hội.
Thành ngữ (idiom) là những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của
chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là
một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo
nên nó. Ngay cả khi biết nghĩa của tất cả các từ trong đó vẫn chưa thể đoán chắc
nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó. Trong tiếng Việt. mẹ tròn con vuông, nước đổ lá
khoai, chó ngáp phải ruồi,… là những thành ngữ, bởi vì ý nghĩa của chúng không
phải là ý nghĩa của các thành tố hợp lại theo quy tắc cú pháp. Vì thế, nghĩa của các
thành ngữ phải được học riêng biệt. Thành ngữ có tình hoàn chỉnh về nghĩa nhưng lại
có tính chất tách biệt của các thành tố trong kết cấu, do đó nó hoạt động trong câu với
tư cách tương đương với một từ cá biệt. (23, 210)
Đối với thành ngữ, nghĩa bóng có tầm quan trọng đặc biệt, nghĩa bóng được tạo
nên bởi nhiều phương thức tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, khoa trương,v.v… Lấy
ví dụ trong thành ngữ “giận cá chém thớt”. Nếu xét trên mặt ngôn từ, câu thành ngữ
chỉ một hành động “chém thớt”, trong trạng thái cảm xúc “giận cá”. Nhưng ngoài lớp
nghĩa đen ấy, khi khéo léo sử dụng vốn kiến thức xã hội, chúng ta nhận thấy hai một
tầng nghĩa khác ẩn sau lớp nghĩa mang tính biểu đạt ấy “giận người này mà không
làm được gì, lại trút nỗi bực tức lên đầu người khác có liên quan để trả thù hoặc bõ
cơn tức”. Nghĩa bóng là đặc tính của thành ngữ, mối quan hệ của nghĩa bóng và nghĩa
đen thể hiện ở chỗ: nghĩa đen là gốc. là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của
nghĩa bóng (nghĩa phát sinh)(24, 111).
Thứ ba: Có nguồn gốc, xuất xứ, sử dụng trong lời ăn tiếng nói, văn chƣơng.
14
Thành ngữ được sáng tạo ra qua những lời ăn tiếng nói, trầm tích văn chương.
Nhưng cũng chính thành ngữ trở lại, làm giàu và phong phú thêm cho văn chương
nhân loại. Thành ngữ mang nhiều màu sắc gợi cảm, là chất nền đầy tiềm năng cho
sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta có thể bắt gặp điển tích được chắt lọc tạo ra những
thành ngữ dân gian. Thành ngữ “lá thắm chỉ hồng”, “bát cơm phiếu mẫu”, “châu về
Hợp Phố”... là những thành ngữ nguyên gốc mang đặc điểm điển tích dân gian, có
xuất xứ rõ ràng. Đồng thời trong thi ca, chúng ta cũng bắt gặp những công trình được
xem là bảo tàng sống về thành ngữ. Trong văn chương của người Việt Nam, người ta
thường nhắc tới Truyện Kiều của Nguyễn Du như một sáng tạo mang tính dân tộc
thông qua cách sử dụng thành ngữ dân gian hợp lý.
Thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm: Tính chất kế thừa và bảo lưu của thành
ngữ trong lời ăn tiếng nói, sáng tạo văn chương được thực hiện một cách có hệ thống
và sáng tạo. Thành ngữ được gìn giữ cũng chính nhờ ưu điểm này.
1.2.4. Phân loại thành ngữ
Theo các nhà nghiên cứu thành ngữ ở Trung Quốc, họ dựa trên những tiêu chí
khác nhau để phân biệt thành ngữ tiếng Hán ra nhiều loại, như có nhà nghiên cứu
phân loại thành ngữ theo nguồn gốc xuất xứ phân chia thành ngữ có thành ngữ của
thần thoại hoặc ngụ ngôn như “画饼充饥(huà bǐng chōng jī/họa bính sung cơ)”, “掩
耳偷铃(yǎn ěr tōu lín/yểm nhĩ thâu linh)”, thành ngữ của thục ngữ tiếng lóng như “
猢狲入布袋(hú sūn rù bù dài/hồ tôn nhập bố đại)”, “海水不可斗量(hǎi shuǐ bù kě
dǒu liáng/hải thủy bất khả đẩu lượng)”, thành ngữ của sự kiện lịch sử hoặc điển cố
như “完璧归赵(wán bì guī zhào/viên bích quy Triệu)”, “杯酒释兵权(bēi jǐu shì
bīng quán/bôi tửu thích binh quyền)”, thành ngữ của thơ ca như “壶中日月(hú
15
zhōng rì yuè/hồ trung nhật nguyệt) (thơ Lý Bạch)”, “千锤百炼(qiān chuí bǎi
liàn/thiên chùy bách luyện)”. Còn nhà nghiên cứu dựa trên tiêu chí cấu trúc ngữ
pháp phân loại thành ngữ có thành ngữ chủ vị, thành ngữ đẳng lập, thành ngữ chính
phụ, thành ngữ thuật tân, thành ngữ kiêm ngữ. tiêu chí được nhiều nhà nghiên cứu
chú ý đến là dựa vào cách tu từ của thành ngữ như tỉ dụ, ẩn dụ, so sánh, vân vân.
Trong giới nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu học phân loại
thành ngữ cũng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau phân chia thành ngữ ra nhiều loại
khác nhau.
Theo tác giả Hoàng Văn Hành, căn cứ vào phương thức tạo nghĩa có thể phân
chia thành ngữ tiếng Việt ra thành ngữ so sánh (đắt như tôm tươi, nợ như chúa chổm)
và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng (chuột sa chĩnh gạo, lười chảy thây), và thành ngữ
thường. Căn cứ vào cấu trúc thì có thế chia thành ngữ thành hai loại là thành ngữ đối
xứng (gan vàng dạ sắt) và thành ngữ phi đối xứng.(11;7) Tác giả Nguyễn Thiện Giáp
lấy tiêu chí cơ chế cấu tạo chia thành ngữ ra hai loại lớn: a) thành ngữ hợp kết, b)
thành ngữ hòa kết. (10;157)Trịnh Đức Hiển căn cứ vào đặc điểm cấu trúc, chia thành
ngữ thàn 3 kiểu: a) thành ngữ đối, b) thành ngữ so sánh, c) thành ngữ thường.(14;76)
Theo nhóm tác giả Hữu Đạt – Trần Trí Dõi – Đào Thanh Lan chia thành ngữ làm hai
loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ chỉ quan hệ nhân quả, hoặc theo tiêu chí
thời gian phân chia thành ngữ ra thành ngữ cũ và thành ngữ mới.(6;137)
1.3. Khái niệm, đặc trƣng, ý nghĩa của đồ vật
1.3.1. Khái niệm về đồ vật
Khái niệm về đồ vật là đối tượng tổng hợp và được phân định rõ ràng, nhất quán
trong quá trình khu việt định nghĩa. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát định nghĩa về
16
cách sử dụng từ đồ vật làm yêu cầu chính thống trong việc kiểm tra và phân tích đặc
điểm sử dụng đối tượng này trong từng lớp ngôn ngữ. Việc sử dụng định nghĩa đối
tượng giúp quá trình phân loại và khu việt yếu tố nghiên cứu có cơ sở hơn. Dựa trên
hệ thống từ điển Tiếng Việt hiện hành, chúng tôi nhận thấy việc đưa ra định nghĩa đồ
vật được khái quát trên định nghĩa riêng biệt về “đồ” và “vật” được sử dụng trong
ngôn từ Tiếng Việt. Thông qua quá trình phân tích, chọn lọc ấy, chúng tôi xin đưa ra
một số định nghĩa về đồ vật như sau:
Trong từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã chỉ rõ:
“Đồ (danh từ), vật do con người tạo ra để dùng vào một việc cụ thể nào đó trong
đời sống hàng ngày”
“Vật (danh từ), cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được”
Theo Nguyễn Văn Đạm, trong cuốn “Từ điển TiếngViệt tường giải và liên
tưởng” có định nghĩa:
“Đồ (danh từ), vật để dùng, để đáp ứng một nhu cầu vật chất nói chung”.
“Vật (danh từ), sự vật, những cái tồn tại, xảy ra trong không gian, thời gian”.
Trong Đại từ điển tiếng Việt. Nguyễn Như Ý chủ biên, Đồ: vật do con người tạo
ra để dùng hay làm thưc ăn nói chung: đồ ăn thức uống, đồ chới, giặt bộ đồ.
Các lý thuyết kiểu đó, dưới dạng này hay dạng khác đều bộc lộ khái niệm đồ vật
dưới vai trò phân lập nhưng hòa kết của khái niệm đồ và vật. Dựa trên các định nghĩa
trên chúng tôi xác định những đặc điểm chung của đồ vật như sau:
Thứ nhất: Do con người tạo ra, không phải là vật tồn tại thiên nhiên, mặc dù có
chức năng đáp ứng một số nhu cầu của cuộc sống con người.
Thứ hai: Có hình khối, tồn tại trong không gian.
17
Vậy trong luận văn này chúng ta chọn đối tượng nghiên cứu là thành ngữ có yếu
tố chỉ đồ vật, thế thì trong tiếng Hán, trước tiên chúng tôi phải tìm ra một từ ngữ nào
đó phù hợp với từ đồ vật trong tiếng Việt là hết sức cần thiết.
Theo “越汉辞典(Từ Điển Việt Hán)”, nhà xuất bản Thương Vụ Ấn Thư Quán có
chú thích từ đồ vật có nghĩa là “物件(wù jiàn/vật kiện)”, “物品(wù pǐn/vật phẩm)”.
(trang 377).
Theo Từ Điển Hán Việt của Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia Viện
Ngôn ngữ học, chúng tôi đã tìm từ “东西(dōng xi,364)”, có chú giải là: đồ vật.
Theo Từ điển Việt Anh, Vietnamese English dictionary, Đồ vật: articles, things,
object.
Qua các chú thích của những cuốn từ điển đang lưu hành, từ đồ vật trong tiếng
Việt tương ứng với nhưng từ như “东西(dōng xi), 物件(wù jiàn), 物事(wù shì)”.
Nhưng chúng ta nên chọn ra một từ thống nhất trong bài luận văn này để thuận tiện
cho việc nghiên cứu. và đề chọn ra một từ có thể đảm nhiệm đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi cần làm rõ khái niệm của 3 từ ngữ tiếng Hán trên.
Qua sưu tập các từ trong tiếng Hán chỉ đồ vật có “事物(shì wù)”, “物件(wù jià
n)”, “物品(wù pǐn)”, “物事(wù shì)”, “物质(wù zhì)”, “东西(dōng xi)” và qua
diễn biến, phát triển của con người Trung Quốc trong quá trình sử dụng ngôn ngữ cho
đến bây giờ, thì từ “东西(dōng xi)” là từ ngữ có nghĩa khớp với từ đồ vật trong tiếng
Việt nhất. Đề mọi người có một sự hiểu biết thêm về việc chọn từ “东西(dōng xi)”,
luận văn chúng tôi đưa ra những khái niệm và khảo chứng sau:
Trong cuốn Từ Hải chú thích “东西(dōng xi)” được chú thích là: gọi nôm na các
loại đồ là “东西(dōng xi)”, sau đó vay mượn ngôn ngữ của người thời xưa, cuối cùng
18
kết luân vật sản tứ phương nhi cử đông tây, do như sử ký từ thời nhi ước ngôn xuân
thu nhĩ. Có nghĩa là một năm có bốn mùa, trong lịch sử lấy năm (bốn mùa) làm đầu
mối, cho nên trong lịch sử có cách nói xuân thu, tương tư đối với không gian, thì
đông nam tây bắc đều có vật sản, cho nên có thể gọi vật sản là “东西(dōng xi)”.
Trong cuốn Từ Nguyên xuất bản năm 1951, trích 龚炜(Cổng Vĩ )Sào lâm bút
đàm tục biên tập I Mãi đông tây khảo: Minh tư lăng(vua Sùng Trinh, tức Minh Tư
Tông)nói với các vị đại thần Kim thị tứ giao dịch, chỉ ngôn mãi đông tây nhi bất cập
nam bắc, hà dã? Phù thần Châu Diên Nho đáp Nam phương hỏa, bắc phương thủy,
hôn mộ khấu nhân chi môn hộ cầu thủy hỏa, vô phất dữ giả,thử bất đãi giao dịch, cố
duy viết đông tây, Tư lăng thiện chi.
Từ Nguyên xuất bản năm 1987 có giải thích vật sản vu viết đông tây, do ký tứ
quý nhi ước ngôn xuân thu. Nhưng vì sao lại nói đông tây mà không nói nam bắc thì
không có giải thích.
Ngoài tham chiếu những giải thích của từ điển ra, chúng tôi còn trích một số
khảo chứng sau đây:
Thời xưa nói vật kiện là vật sự, vật hóa, vật kiện, trong Trư Sắc Tạp Mãi của
Đông Kinh Mộng Hoa Lục Bắc Tống đã có từ vật sự: “物事(wù shì)”, tiểu thuyết
nhà Minh Tam Ngôn Nhị Phách đều dùng từ vật sự “物事(wù shì)”, trong quyển 22
Phách Án Kinh Kỳ của Lăng Mông Sơ Minh Sung Trinh Nguyên Niên Mãi vật sự “买
物事(mǎi wù shì)”, Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ năm năm Sùng Trinh có viết Mãi
liễu vật sự “买了物事(mǎi lē wù shì)”. Có thế thấy rằng, thời Tống, Minh trong
dân gian đều gọi mua đồ là Mãi vật sự “买物事(wù shì)”. Theo thống kê, Cổ Kim
Tiểu Thuyết xuất hiện từ vật sự “物事(wù shì)” 28 lần, đồ vật “东西(dōng xi)” 50
19
lần, cuốn Cảnh Thế Thông Ngôn xuất hiện từ vật sự “物事(wù shì)” 34 lần, đồ vật
“东西(dōng xi)” 52 lần, Cảnh Thế Hằng Ngôn xuất hiện từ vật sự “物事(wù shì)”
19 lần, từ đồ vật “东西(dōng xi)” 137 lần, Phách Án Kinh Kỳ xuất hiện từ vật sự “物
事(wù shì)” 16 lần, đồ vật “东西(dōng xi)” “112 lần, Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ
xuất hiện vật sự “物事(wù shì)” 45 lần, đồ dùng “东西(dōng xi)” 157 lần.
1.3.2. Đặc trưng, ý nghĩa của đồ vật
1.3.2.1. Tính nguyên gốc
Đồ vật là những vật dụng được gọi tên theo một ký hiệu ngôn ngữ nhất định.
Việc xác lập tên gọi như một cách nhìn nhận mà theo các nhà ngôn ngữ học vừa có
tính chất khu biệt của tín hiệu, vừa mang bản chất võ đoán. Những ký hiệu tên gọi
riêng của mỗi đồ vật như một cách nhìn về thế giới của con người. Lớp vỏ ngôn ngữ
định danh đồ vật mang cách nhìn của con người trong đó. Ngôn ngữ có số lượng đồ
vật đa dạng, phong phú thể hiện tính chất sinh hoạt, lao động có bề dày và phát triển.
Với tư cách là những danh từ gọi tên, “đồ vật” được hiểu như những vật được sử
dụng trong sinh hoạt hằng ngày, cần thiết cho một công việc, ứng dụng nào đó của
con người. Cái nhìn ấy cho ta cách hiểu về những đồ vật mang đặc trưng riêng theo
tên gọi. Tất nhiên, lớp vỏ ngôn ngữ chỉ mang tính định danh đơn thuần và điều cơ
bản để nhận diện là con người sử dụng chúng trong hoạt động thường ngày. Những
đồ vật ấy sẽ dần trở thành cái tên trong bảo tàng khi con người không thường xuyên
sử dụng vào bộ nhớ. Nếu những cái tên chỉ mang nét văn hóa sinh hoạt dân gian như
sênh tiền, dần, sàng, đơm, đó không còn tồn tại trong ý thức con người thì nó sẽ lắng
đọng trong trầm tích văn hóa mà người sau không thể nhận diện đơn thuần qua tên
gọi.
20
1.3.2.2. Tính biểu ý
Con người khi đã sử dụng một đồ vật trở thành tiếng nói thường nhật trong sinh
hoạt cá nhân hay cộng đồng đều để lại những lớp nghĩa mới. Sự sáng tạo hóa được
đặt trong cái nhìn đầy tính dân gian mang đặc thù hóa. Lớp vỏ nghĩa sáng tạo này
được hình thành trong cái nhìn tương ứng, tích hợp trong vai trò, ý nghĩa từng đối
tượng. Bản thân mỗi đồ vật không mang những màu sắc tượng trưng, huyền hoặc,
song thực tế, trong quá trình sử dụng, mỗi đồ vật đã đi vào tâm thức riêng của con
người. Những đồ vật thân thuộc mà chỉ nhắc đến tên gọi, chúng ta có thể tái hiện
những hình ảnh cá thể đầy màu sắc của hình tượng huyền bí, tín ngưỡng dân gian.
Tên gọi và hình tượng bao trùm là cả một quá trình tạo lập được ăn sâu trong ý
thức hệ của người dân lao động. Khi nhắc đến những đồ vật như “đỉnh, chuông,
khánh, trướng, màn...” một không gian thần bí, tâm linh được tái dựng trong mô
thức của con người. Những vật dụng trên, ban đầu chỉ được sử dụng phục vụ mục
đích lễ nghi, tế bái. Trong quá trình sử dụng, chúng được cấp cho mình một mã
ngầm về ý thức đối với những đồ vật giao tiếp với thần linh. Ngẫu nhiên, khi nhắc
tới những đồ vật này, hình ảnh về thế giới tâm linh là cảm nhận đầu tiên và có sức
ảnh hưởng lớn trong mô hình không gian. Điều này cũng xảy ra tương tự với các đồ
vật khác, “súng, đạn, tên, pháo, kiếm, đao...” là những đồ vật mang đến cái nhìn về
sự không an toàn, những bất an, không may; “đàn, sáo, kèn...” là những đồ vật
mang âm sắc nghệ thuật....
Quan niệm về đồ vật trong tính nguyên gốc và biểu ý là những biểu trưng đặc
biệt. Nó thể hiện cách nhìn về vai trò sử dụng, cũng như mô hình thế giới quan tồn tại
xung quanh con người. Các nhà khoa học đã soạn ra cuốn từ điển biểu tượng thế giới
21