Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.69 KB, 66 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong q trình
học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động
dạy học và giáo dục. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
này được chú ý nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu
hướng giáo dục quốc tế trong cải cách giáo dục ở các trường phổ thông.
Nắm bắt xu hướng này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Như vậy, Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khẳng định đổi mới giáo dục không chỉ là “quốc sách hàng
đầu”, là “chìa khóa mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước” mà cịn là
“mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay, “Đổi
mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Đặc
biệt, ngày 28/9/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Cơng văn số 4818/BGDĐTKTCLGD quy định về phương án tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2017. Theo đó,
mơn lịch sử sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan theo nhóm bài thi môn xã


hội. Như vậy, từ năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục chuyển từ hình thức thi tự luận
sang thi trắc nghiệm khách quan nên việc đổi mới, điều chỉnh phương pháp dạy học,
ôn tập và kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan là hết sức cần thiết.
1


Phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 nằm tồn bộ trong chương trình Lịch
sử lớp 11 (Phần sử Việt Nam) phản ánh cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân
dân Việt Nam trong khoảng thời gian một nửa thế kỉ, trải qua các giai đoạn, các
thời kì phức tạp của đất nước: thời kì đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc (1858 –
1884); thời kì đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc dưới ảnh hưởng của ý thức hệ
phong kiến (1885 – 1896); thời kì vận động u nước và cách mạng có tính chất
dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX và phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Đây cũng là phần kiến thức quan trọng trong nội
dung thi THPT quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực theo hình thi trắc nghiệm khách quan,
từ thực tiễn giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài
“Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo định hướng phát triển năng
lực phần Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 (lớp 11 THPT - chương trình chuẩn) ”
làm báo cáo sáng kiến.
II. Mơ tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay đang tồn tại nhiều vấn
đề có những mặt tích cực và cũng có những mặt tiêu cực.
Về phía giáo viên, về cơ bản giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT
đều có kiến thức chun mơn đạt chuẩn, nhận thức đúng đắn về vai trò của bộ mơn
trong trường THPT, đã có xu hướng đổi mới phương pháp dạy học sao cho thu hút
hấp dẫn và thực tế hơn. Các cấp quản lý có quan tâm và chỉ đạo thường xuyên việc
dạy và học bộ môn. Học sinh học bộ mơn lịch sử đã có phần u thích hơn, hứng

thú hơn và có kết quả học tập tốt hơn. Chương trình học tập phù hợp, sách giáo
khoa được biên soạn tương đối quy củ có hệ thống, hình ảnh đẹp hơn in ấn sinh
động hơn. Việc Lịch sử trở thành mơn thi chính thức trong kì thi THPT quốc gia
năm 2017 đã tạo chuyển biến tích cực trong dạy và học để thích ứng với yêu cầu
đánh giá của kì thi này.
Tuy nhiên vẫn cịn nhiều vấn đề hạn chế như việc dạy học lịch sử vẫn hướng
tới việc cung cấp các sự kiện lịch sử có sẵn trong sách giáo khoa, bài giảng của
giáo viên chủ yếu hướng tới việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mà chưa chú ý tới
phát triển tư duy, năng lực cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học tuy
được đặt ra, được quan tâm, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng nhưng tiến
hành lại chưa được thực sự hiệu quả. Học sinh chưa thực sự hứng thú đối với môn
học, kết quả thi môn lịch sử thi THPT quốc gia vẫn còn thấp so với các môn khác
2


... Trong thực tế cuộc sống, học sinh ít hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử địa
phương dẫn tới thái độ, nhận thức chưa đúng đắn, dễ bị lung lay bởi các tác động từ
bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này thì rất nhiều. Song với tư cách của
người dạy học, chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn và nghiêm túc vào
những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía người dạy như chậm đổi mới
phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên vẫn chọn phương pháp thuyết trình, tư duy
dạy học theo lối cũ, lấy người dạy làm trung tâm truyền đạt kiến thức một chiều, sơ
cứng. Môn học lịch sử vốn là một môn học hấp dẫn vì nó chính là thực tế đời sống.
nhưng đã bị kinh viện hóa, biến thành một mơn học với các con số, sự kiện “chết
cứng”. Chính những điều này đã khiến việc giảng dạy môn học trở nên kém hiểu
quả. Giáo viên đôi khi quá chú tâm tới việc truyền đạt kiến thức mà quên đi nhiệm
vụ bồi đắp những nhận thức, tình cảm đúng đắn cho cho học sinh trước quá khứ,
hiện tại và tương lai.
Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khách quan như những quan niệm

chưa đúng về bộ môn từ các cấp quản lý, từ xã hội, tới cha mẹ học sinh và cả học
sinh coi đây là một mơn phụ, ít tính ứng dụng vào đời sống và gắn liền việc học tập
với mục đích thi cử nên khơng coi trọng bộ mơn. Từ đó dẫn tới thái độ dạy và học
chưa phù hợp hạn chế phần nào việc tiếp thu, tìm hiểu các kiến thức bộ mơn cũng
như lịng u thích say mê đối với môn học. Cũng không thể không nhắc tới nền
kinh tế thị trường, xã hội phát triển với nhiều mặt tác động không nhỏ tới tâm lý
của giáo viên và học sinh từ đó khơng cịn coi trọng mơn lịch sử một cách đúng
mức.
Tiếp theo, có thể kể tới khung chương trình cịn nặng nề nội dung kiến thức
nhiều mà thời gian dạy và học lại ít khiến giáo viên đổi khi chưa dám mạnh dạn đổi
mới, sử dụng phương pháp truyền thống cho an toàn, cho đảm bảo tiến độ chương
trình. Cơ sở vật chất cũng chưa đảm bảo cho việc tiến hành dạy học môn lịch sử
một cách thuận tiện và sinh động hơn.
Riêng về vấn đề xây dựng bài tập lịch sử tự luận hay trắc nghiệm khách theo
hướng phát triển năng lực người học, đại đa số thầy, cô dạy lịch sử ở các trường
THPT đều thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập lịch sử trong quá
trình giảng dạy do đó các thầy, cơ đã thiết kế và sử dụng bài tập trong dạy học. Tuy
nhiên, do gặp phải nhiều khó khăn như chương trình quy định số giờ làm bài tập ít,
lượng kiến thức trên lớp nhiều khơng đủ để học sinh có thời gian làm bài tập... do
vậy mà mức độ sử dụng bài tập của thầy, cơ cịn hạn chế, lượng bài tập chưa phù
3


hợp, mức độ bài tập chưa đáp ứng đúng mục tiêu bài dạy, các bài tập chưa phong
phú đa dạng bám sát năng lực học sinh.
Mặt khác mục đích sử dụng bài tập của thầy, cô chủ yếu là dùng để củng cố
bài học hoặc kiểm tra. Việc sử dụng bài tập để dạy kiến thức mới, để phát triển các
năng lực cho học sinh chưa được chú trọng.
Về phía học sinh, học sinh ở các trường THPT đều thích được làm bài tập
lịch sử, các em đều có nhận thức đúng về vai trò của bài tập trong quá trình học lịch

sử. Bài tập mà các em thích được sử dụng chủ yếu là bài tập trắc nghiệm và bài tập
nhận thức. Tuy nhiên kĩ năng làm bài của các em cịn kém, chưa đầu tư nhiều cơng
sức và thời gian cho bài tập. Nhiều học sinh cịn khó khăn, lúng túng khi giải quyết
bài tập nhất là các bài tập thực hành bộ môn như vẽ biểu đồ, bản đồ, sơ đồ... Nhận
thức của các em về việc làm bài tập để phát triển các năng lực chưa được rõ ràng,
đầy đủ.
Thi Lịch sử bằng hình thức trắc nghiệm với ưu điểm là sự khách quan, có thể
kiểm tra chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, khơng dựa vào cảm tính của giáo
viên chấm bài thi. Với hình thức thi này, học sinh khơng phải thuộc lịng q nhiều.
Thay vào đó, các em cần đọc sách nhiều, hiểu bài và có khả năng tổng hợp, đánh
giá, biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hồn thiện bài thi.
Tuy nhiên, một thực tế phổ biến hiện nay là học sinh THPT không dành thời gian
đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa và các nguồn TLTK,
nên không nám vững kiến thức cơ bản và hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch
sử, mà luôn trông chờ, ỷ lại vào nguồn tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đề thi và đáp
án có sẵn. Phần lớn học sinh rất hạn chế các kiến thức nền xã hội bên ngồi sách
vở; Thêm vào đó là tình trạng lúng túng bị động với những câu yêu cầu suy luận,
phân tích mà đáp án khá giống nhau.
Với các nguyên nhân như vậy thì kết quả học tập và giảng dạy môn lịch sử
chưa đạt yêu cầu là điều hồn tồn có thể lí giải được. Từ đó, càng đặt ra vấn đề :
mỗi người dạy cần thay đổi một cách tích cực, hướng tới việc nâng cao chất lượng
giảng dạy, đồng thời giúp học sinh phát huy những năng lực của bản thân ứng dụng
vào thực tế hoạt động xã hội sau này.

4


2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm)
2.1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan theo định hướng phát triển năng lực

2.1.1 Khái niệm “Trắc nghiệm khách quan”
“Trắc nghiệm”, trong Tiếng Anh viết là “test” nghĩa là “kiểm tra”. Cịn theo
chữ Hán thì “trắc” nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” là “suy xét”, từ đó suy ra “trắc
nghiệm” có nghĩa là “kiểm tra”.
“Khách quan”, trong Tiếng Anh viết là “objective”. Cịn theo chữ Hán thì
“khách quan” nghĩa là “khơng phụ thuộc vào yếu tố chủ quan”.
Như vậy, trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử là phương pháp kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi có nội dung trong
mơn học Lịch sử mà đáp án của chúng mang tính chất khách quan, khơng phụ
thuộc hoặc ít phụ thuộc vào ý thức của người kiểm tra.
2.1.2. Tầm quan trọng của việc ứng dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bậc trung
học phổ thơng nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo
dục không còn là mối quan tâm của cá nhân nào mà đây là vấn đề chung của toàn
xã hội.
Hơn nữa, theo chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và
Đào tạo trong kì thi THPT quốc gia từ năm học 2016-2017, đã áp dụng hình thức
thi trắc nghiệm khách quan. Như thế, việc tiếp cận phương pháp trắc nghiệm khách
quan đang trở thành một vấn đề cấp bách trong hoạt động dạy và học ở các trường
THPT nước ta hiện nay.
Khi áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm thì chúng tơi nhận thấy rằng:
- Đối với giáo viên: sẽ mang lại những thông tin liên hệ, nhằm giúp giáo viên
tự điều chỉnh hoạt động dạy, đồng thời khơng chỉ nắm được trình độ chung của cả
lớp mà cịn biết được những học sinh nào có sự tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém để động
viên, giúp đỡ kịp thời.
- Đối với học sinh: học sinh thì tự đánh giá một cách khách quan mức độ
tiếp thu kiến thức của bản thân từ việc nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu và lí giải
được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử đến việc vận dụng, liên hệ kiến thức
đã học vào thực tế cuộc sống, qua đó các em sẽ xác định được động cơ, thái độ học

tập đúng đắn, tạo hứng thú, nghị lực và niềm tin, ý thức phấn đấu vươn lên trong
học tập. Việc thi trắc nghiệm khách quan sẽ hạn chế được tình trạng quay cóp, trao
đổi và đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng.
5


Cịn khơng ít học sinh học theo kiểu học “vẹt”, hoặc không cần chuẩn bị bài,
chỉ chọn đại một đáp án mang tính chất “hên, xui” khơng cần đọc kĩ yêu cầu của đề
bài nên dẫn đến điểm số rất thấp.
2.1.3. Quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm
khách quan
2.1.3.1. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá mơn
lịch sử
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, như:
- Câu hỏi đúng/sai
- Câu hỏi điền khuyết/điền thế
- Câu hỏi ghép đôi
- Câu hỏi làm việc với đồ dùng trực quan
- Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Choice Questions - MCQ)
Do có nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nên khi ra đề trắc nghiệm
cần chú ý sao cho phù hợp với nhu cầu, mục tiêu kiểm tra, các loại bài kiểm tra
(thường xuyên hay định kỳ), cách chấm (bằng thủ cơng hoặc bằng máy) …
Ví dụ 1: Theo cách chấm
- Khi chấm điểm thủ công (bằng tay), ta thường ra đề gồm những câu hỏi
trắc nghiệm khách quan với nhiều dạng khác nhau, do ta nhận dạng được chúng.
- Khi chấm điểm bằng máy, ta chỉ ra đề gồm những câu hỏi trắc nghiệm
khách quan có nhiều lựa chọn hoặc theo kiểu “A. Đúng B. Sai”, do máy khơng
nhận dạng được các dạng câu hỏi khác.
Ví dụ 2: Theo loại bài kiểm tra - Đối với loại bài kiểm tra thường xuyên
(chủ yếu là bài kiểm tra 15 phút), ta thường ra đề với nhiều dạng câu hỏi trắc

nghiệm khác nhau. Do số câu hỏi khiêm tốn nên ra đề theo cách này cũng sẽ không
mất bao nhiêu thời gian chấm điểm nhưng vẫn bảo đảm tính phong phú và mục tiêu
kiểm tra, đánh giá học lực của học sinh.
- Đối với loại bài kiểm tra định kỳ (chủ yếu là 1 tiết hoặc kiểm tra học kỳ),
ta chỉ nên ra đề gồm những câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn kiểu
“A – B – C – D” mà vẫn bảo đảm được chất lượng trong kiểm tra, đánh giá năng
lực người học. Do số câu hỏi nhiều nếu sử dụng nhiều dạng câu hỏi sẽ rất mất thời
gian ra đề lẫn chấm điểm bài kiểm tra của học sinh.

6


2.1.3.2. Những yêu cầu, nguyên tắc khi thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách
quan
Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn Lịch sử thường gồm 2 phần:
Phần 1: Câu dẫn nhằm nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết giúp HS
hiểu rõ câu hỏi cần phải trả lời, yêu cầu cần thực hiện, vấn đề cần giải quyết
Phần 2: Các phương án để HS lựa chọn (trong đó chỉ có 1 phương án đúng
hoặc đúng nhất, còn lại là các phương án gây nhiễu
1.Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng
câu hỏi cho phù hợp.
2. Nội dung phần dẫn cần rõ ràng, đơn giản, ngắn gọn, tường minh, để HS
chỉ hiểu theo 1 cách. Từ đã dùng trong phần dẫn không nên dùng lại ở bất kì
phương án lựa chọn nào nữa.
3. Phần dẫn và phần phương án tránh những chi tiết phức tạp, không cần
thiết, vừa sức, phù hợp với trình độ HS.
4. Khi soạn các phương án, khơng được để lộ rõ ý chính của câu trả lời để
HS có thể dễ dàng đốn nhận ngay qua cách dùng từ. Số phương án lựa chọn càng
nhiều thì khả năng đốn đúng càng nhỏ.
5. Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lý như phương án đúng cả về hình

thức và nội dung.
6. Câu hỏi khơng được sai sót về nội dung chuyên môn, nằm trong nội dung
kiến thức Lịch sử HS được học (chú ý không nằm trong phần giảm tải).
7. Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các
tình huống thực tế trong cuộc sống.
8. Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất.
2.1.3.3. Cách thức xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.
* Câu dẫn là một câu hỏi thì phải có từ để hỏi. Các phương án trả lời là một
câu độc lập nên được viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu.
Ví dụ: Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A. Giải quyết vụ Đuy-puy
B. Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
C. Triều đình tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo
D. Triều đình xúi giục nhân dân nổi dậy chống Pháp ở Nam Kì.
* Câu dẫn là một mệnh đề chưa hồn chỉnh (câu bỏ lửng) thì phải nối liền
với các phương án trả lời để trở thành câu hồn chỉnh. Đầu câu khơng viết hoa (trừ
tên riêng, tên địa danh) và có dấu chấm ở cuối câu.
7


Ví dụ: Mục đích của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc đi ̣a
lầ n thứ nhấ t ở Viê ̣t Nam là
A. bù đắ p thiêṭ ha ̣i của Pháp sau Chiế n tranh thế giới thứ nhấ t.
B. phu ̣c vu ̣ nhu cầ u phát triể n của chủ nghiã tư bản Pháp.
C. phu ̣c vu ̣ nhu cầ u phát triể n của kinh tế Viê ̣t Nam.
D. khôi phu ̣c điạ vi ̣của Pháp trong thế giới tư bản
* Câu dẫn là câu phủ định: phải in đậm từ phủ định để HS xác định đúng câu
trả lời.
Ví dụ: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào
kháng Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

A. Do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch, vũ khí thơ sơ.
B. Do Pháp dùng thủ đoạn chia rẽ, mua chuộc
C. Do nhân dân không phối hợp với triều đình đánh giặc.
D. Do chưa có sự liên kết giữa các cuộc đấu tranh
* Sử dụng đoạn tư liệu để xây dựng câu hỏi TNKQ: chọn một câu trả lời
đúng nhất điền vào một chỗ trống hoặc nhiều hơn một chỗ trống để hồn thiện đoạn
tư liệu.
Ví dụ: Chọn một câu trả lời đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư
liệu nói về q trình Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873): “Sáng
20/11/1873, Pháp nổ súng chiếm thành .............. Những ngày sau đó, chúng đưa
quân đi chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: ............... (23/11), .......... (26/11),
................ (3/12), ............. (12/12).
A. Hà Nội, Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Nam Định
B. Hà Nội, Phủ Lí, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương
C. Hà Nội, Nam Định, Phủ Lí, Hải Dương, Hưng Yên
D. Hà Nội, Hải Dương, Phủ Lí, Hưng Yên, Nam Định
* Câu ghép đôi: chọn một đáp án đúng trên cơ sở ghép các mệnh đề cho sẵn.
Ví dụ:
I (Thời gian)
II (Sự kiện)
1. Năm 1858
2. Năm 1884
3. Năm 1885
4. Năm 1897

a. Phong trào Cần Vương bùng nổ.
b. Pháp tiế n hành khai thác thuô ̣c điạ lầ n thứ nhấ t.
c. Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
d. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.


8


Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự
kiện ở cột II.
A. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b
B. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d
C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a
D. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a
* Câu sử dụng tranh ảnh:
Ví dụ: Hình ảnh dưới đây là đi ̣a danh nào ở Hà Nội đầ u thế kỉ XX?

A. Nhà Hát Lớn.
B. Ga Hà Nô ̣i.
C. Ngân hàng Đông Dương.
D. Bắ c Bô ̣ Phủ.
2.1.3.4. Các mức độ nhận thức trong câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn.
Mô tả 4 mức độ yêu cầu của câu hỏi
1. Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học.
2. Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học
bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải
thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải
quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
3. Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết thành cơng tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.
4. Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng
dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập
hoặc trong cuộc sống.
a. Câu hỏi mức độ nhận biết:

- Chỉ yêu cầu HS sử dụng những thao tác tư duy đơn giản: khả năng nhận
biết, tái hiện, ghi nhớ nội dung kiến thức lịch sử của HS.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề thi tự luận với các từ để
hỏi là: nêu, trình bày, tóm tắt, liệt kê…
9


Ví dụ: Pháp qú t đinh
̣ tấ n cơng Đà Nẵng năm 1858 bằ ng kế hoa ̣ch
A. đánh lâu dài.
B. đánh chắ c, tiế n chắ c.
C. đánh nhanh thắ ng nhanh.
D. vừa đánh vừa đàm.
b. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
- Yêu cầu HS sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản không quá
phức tạp, trừu tượng như: lí giải, giải thích các nội dung kiến thức lịch sử cơ bản.
- Tương đương cách hỏi thơng thường trong đề thi tự luận có từ để hỏi là:
giải thích, lý giải, như thế nào, tại sao, vì sao…
Ví dụ: Tại sao vào đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện con đường cứu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A. Do xuất phát từ lòng yêu nước và xuất hiện những giai tầng mới trong xã
hội.
B. Do phong trào cứu nước theo ý thức hệ phong kiến không giành thắng lợi.
C. Sự truyền bá của các tân thư, tân báo của Trung Quốc vào Việt Nam.
D. Do ảnh hưởng của cuộc Duy tân (1868) ở Nhật Bản.
c. Câu hỏi ở mức độ vận dụng:
- Yêu cầu HS sử dụng các thao tác tư duy cao hơn mức độ thơng hiểu như:
so sánh, phân tích, tổng hợp... nội dung kiến thức lịch sử. Đây là câu hỏi khó hơn,
địi hỏi học sinh bước đầu phải biết suy luận bằng phân biệt sự giống và khác nhau,
phân tích, tổng hợp hệ thống kiến thức để lựa chọn giữa các phương án.

- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề tự luận có từ để hỏi là: so
sánh, phân tích, tổng hợp, lập bảng thống kê so sánh, đối chiếu các nội dung kiến
thức lịch sử.
Ví dụ: Vì sao thành Gia Định nhanh chóng rơi vào tay Pháp năm 1859?
A. Lực lượng của Pháp áp đảo.
B. Quân đội triều đình khơng quyết tâm chiến đấu.
C. Nhân dân trong thành khơng chiến đấu chống Pháp.
D. Triều đình chủ trương dâng thành cho Pháp.
d. Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao:
- Đây là câu hỏi ở mức độ cao nhất, yêu cầu đánh giá khả năng sáng tạo,
vận dụng kiến thức để đánh giá, nhận xét nội dung kiến thức lịch sử, liên hệ kiến
thức với các vấn đề thực tiễn. Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc
và đòi hỏi tư duy cao.
10


- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề tự luận có từ để hỏi là bình
luận, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học/kinh nghiệm…
Ví dụ: Từ thắng lợi ở Đà Nẵng có thể rút ra bài học gì?
A. Bài học về phát huy sức mạnh toàn dân để chống Pháp.
B. Bài học lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
C. Bài học về kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
D. Bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của triều đình.
2.1.3.5. Một số lưu ý khi thiết kế câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn
1. Ý chính để hỏi phải nằm trong câu dẫn (tốt nhất nên để ở đầu câu), không
được đưa vào các đáp án.
2. Phải có chắc chắn một câu trả lời đúng (có thể có phương án đúng hoặc
đúng nhất).
3. Không nên sử dụng xu hướng phương án đúng ln dài hơn các phương
án cịn lại.

4. Những phương án nhiễu tránh quá khác biệt so với phương án đúng.
5. Phương án trả lời không được gợi ý cho nhau, câu sau không là đáp án của
câu trước.
6. Không nên trích dẫn ngun văn những câu có sẵn trong SGK ở phần đáp
án.
7. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.
8. Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững
kiến thức.
9. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch
của học sinh.
10. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu
hỏi khác trong bài kiểm tra.
11. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
12. Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng
có phương án nào đúng” hoặc có hai hoặc ba phương án đúng.
13. Các phương trả lời nên có độ dài tương tự nhau. Nếu độ dài khác nhau thì
xếp thứ tự từ ngắn đến dài hoặc ngược lại, khi có các mốc thời gian nên sắp xếp
theo thứ tự thời gian (nhưng phải thống nhất).
14. Xây dựng đáp án đúng trước khi xây dựng các phương án nhiễu.
15. Sự phân biệt các mức độ nhận thức trong câu hỏi chỉ mang tính tương
đối, đơi khi khó tách bạch.
11


16. Câu hỏi không được vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính
trị của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử.
2.2. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo định hướng phát triển năng
lực phần lịch sử Việt Nam 1858- 1918
2.2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến
năm 1918.

2.2.1.1. Vị trí
Trong chương trình SGK Lịch sử lớp 11 THPT, Lịch sử Việt Nam từ năm
1858 đến năm 1918 thuộc phần ba: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918,
được phản ánh trong 6 bài (từ bài 19 đến bài 24 và bài sơ kết). Phần này cung cấp
cho học sinh những hiểu biết cơ bản, hệ thống, toàn diện về các sự kiện của dân tộc
từ sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858) đến Chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 – 1918).
Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này được tiếp nối bởi phần hai: Lịch sử
Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lịch sử lớp 10) và trước phần Lịch sử
Việt Nam từ 1919 đến 2000.
2.2.1.2. Mục tiêu.
Từ mục tiêu giáo dục và mục tiêu mơn học thống nhất trên phạm vi tồn quốc
kế hoạch dạy học ỏ trường THPT môn Lịch sử ở lớp 11, học sinh cần đạt một số
điểm cơ bản sau:
*Về kiến thức.
Trong thời kì Lịch sử từ 1858 đến 1918 học sinh cần:
+ Hiểu được ý đồ xâm lược Pháp, có từ rất sớm. Q trình xâm lược Việt
Nam của thực dân Pháp từ 1858-1873 và cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
của nhân dân ta.
+ Từ năm 1873, Pháp mở rộng xâm lược cả nước, diễn biến chính quá trình
mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và diễn biến cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa.
+ Hiểu rõ hoàn cảnh bùng nổ phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối
thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ.
Nắm được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy,
Hương Khê, Yên Thế.
+ Hiểu được mục đích và nét chính về nội dung của các chính sách chính trị,
kinh tế của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam sau khi hoàn thành cuộc bình định
bằng qn sự. Những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế12



xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hiểu được cơ sở
dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
+ Biết được nét chính của các phong trào Đơng Du, Đông Kinh nghĩa thục,
cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì. Nhận biết được những nét mới,
sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ
XIX.
+ Hiểu rõ đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào
giải phóng dân tộc thời kỳ này. Biết được các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi
nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình
thức đấu tranh. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX.
+ Hiểu rõ nét chính các bước phát triển của Lịch sử Việt Nam từ khi Pháp
xâm lược đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tổng kết được nguyên
nhân phát sinh, q trình phát triển, tính chất, ngun nhân thất bại và ý nghĩa lịch
sử của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
* Kĩ năng
- Hình thành năng lực tư duy lịch sử cho học sinh, nhất là tư duy lịch sử và tư
duy lơgíc, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá các sự kiện hiện tượng trong mối
liên hệ với không gian, thời gian và nhân vật lịch sử
- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh
như làm việc với sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm
bài, thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, biết đánh giá các sự kiện
hiện tượng, nhân vật lịch sử trên quan điểm sử học mác-xít.
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nhận thức kiến thức mới
và vào thực tiễn.
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
* Thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, có ý thức giữ

gìn và bảo vệ các di sản lịch sử văn hóa, cách mạng của dân tộc.
- Trân trọng các nền văn hóa thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, học tập
và chọn lọc các tinh hoa văn hóa của nước ngồi.
- Hình thành niềm tin vào sự phát triển quy luật của lịch sử nhân loại và lịch
sử dân tộc, góp phần vào sự đấu tranh cho tiến bộ xã hội.

13


- Bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người cơng dân, có thái độ tích
cực đối với xã hội, có tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động và có
ý thức kỉ luật.
2.2.1.3. Nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.
Chương I. Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
- Trình bày được tình hình Việt Nam ở giữa thế kỉ XIX: Nhà Nguyễn ra sức
khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế; nông nghiệp sa sút, công nghiệp phát triển,
đường lối đối ngoại của nhà Nguyễn không đúng đắn; đời sống của nhân dân khổ cực,
trong khi đó các nước tư bản phương Tây ra sức nhịm ngó, đặc biệt là Pháp ngày càng
can thiệp sâu vào nước ta.
- Trình bày được các sự kiện chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1858 đến cuối
thế kỉ XIX:
+ Pháp tấn công Đà Nẵng và chiếm 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì; cuộc kháng
chiến của nhân dân ta, khởi nghĩa Trương Định; Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân lục tỉnh Nam Kì
+ Pháp mở rộng đánh chiếm tồn bộ Việt Nam, nhân dân ta kháng chiến
chống Pháp xâm lược; Hiệp ước 1883 và 1884
+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương (Ba Đình, Bãi Sậy,
Hương Khê) và khởi nghĩa Yên Thế - phong trào nông dân Yên Thế, các phong trào đấu
tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi.
* Lưu ý:

- Liên hệ kiến thức lịch sử Việt Nam đang học với kiến thức lịch sử thế giới
liên quan.
- Trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước.
- Trên cơ sở kiến thức được học cụ thể ở THPT, bồi dưỡng nội dung mang
tính chất hệ thống, khái quát nhằm làm cơ sở để khẳng định truyền thống yêu nước
của nhân dân ta và thái độ khác nhau của nhân dân và nhà Nguyễn trong cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Nhấn mạnh: cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm cho Pháp bị động,
phải sau hơn 40 năm mới “bình định” được nước ta; nguyên nhân bùng nổ phong
trào Cần Vương, phong trào nơng dân n Thế; Tính chất, nguyên nhân thất bại và
ý nghĩa lịch sử của hai phong trào đó.
Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ
nhất
- Trình bày được những chuyển biến về kinh tế: sự xuất hiện đồn điền, hầm
mỏ, một số cơ sở công nghiệp và đường sắt, bến cảng. Pháp độc chiếm về nội và
14


ngoại thương; sự chuyển biến về xã hội. Giai cấp địa chủ phong kiến, nơng dân,
hình thành giai cấp cơng nhân, tư sản, tầng lớp tiểu tư sản - trí thức, ảnh hưởng của
trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngồi vào Việt Nam.
- Giải thích ngun nhân của sự chuyển biến kinh tế là do tác động của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Sự chuyển biến về kinh tế dẫn tới sự
chuyển biến về xã hội; vì sao trào lưu tư tưởng tư sản vào được Việt Nam.
- Trình bày tóm tắt được phong trào yêu nước tiêu biêu đầu thế kỉ XX: Xu
hướng bạo động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh,
Đông Kinh nghĩa thục, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, vụ đầu độc lính Pháp ở
Hà Nội, hoạt động của nghĩa quân Yên Thế
- Giải thích được nguyên nhân xuất hiện các phong trào trên; tính chất dân
chủ tư sản của phong trào; sự khác nhau về tính chất và hình thức của phong trào;

ngun nhân thất bại của phong trào (con đường cách mạng chưa đúng đắn), sự
khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX.
- Nguyên nhân sự chuyển biến của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
- Làm rõ mối quan hệ giữa chuyển biến về kinh tế, chuyển biến về xó hội và
cuộc đấu tranh chống Pháp.
- So sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa phong trào cách mạng đầu
thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX (Chú ý đến hai xu hướng đấu tranh của Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh).
- Trình bày được chính sách cai trị thời chiến của Pháp, sự biến động về kinh
tế, xã hội. Giải thích được mối quan hệ giữa chính sách của Pháp và sự biến động
về kinh tế, xã hội Việt Nam
- Trình bày tóm tắt các cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu: khởi nghĩa của
binh lính ở Thái Nguyên, phong trào Hội kín ở Nam Kì
- Nêu được đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này, giải thích được
nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm đó.
- Trình bày được q trình hình thành giai cấp công nhân từ cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, những
hình thức đấu tranh của cơng nhân: bỏ việc, bãi công, tham gia phong trào yêu
nước.
- Trình bày được hồn cảnh dẫn đến Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm
con đường cứu nước mới; buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
(1911 – 1918).
- Hiểu được các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, từ đó khẳng định mục đích
của các hoạt động đó là địi quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc
15


Việt Nam, là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng dắn
cho dân tộc.
- So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ai Quốc với các vị tiền bối (như

Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…), qua đó làm rõ điểm mới trong con đường cứu
nước của Người.
- Nêu được kiến thức cơ bản các bước phát triển của lịch sử Việt Nam từ khi thực
dân Pháp phát động cuộc chiến tranh dến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tổng kết được nguyên nhân phát sinh, q trình phát triển, tính chất,
ngun nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước chống Pháp
của nhân dân ta trong thời kì lịch sử từ 1858 – 1918.
2.2.2. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm theo định hướng năng lực trong dạy học Lịch
sử Việt Nam (1858-1918) lớp 11 THPT – Chương trình chuẩn
2.2.2.1. Bảng mơ tả các mức u cầu cần đạt theo hướng phát triển năng lực
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC

(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
I. Liên quân - Nêu được - Giải thích - Chứng minh
Pháp – Tây những nét chính được tại sao được việc thực
Ban
Nha của tình hình thực dân Pháp dân Pháp xâm
xâm
lược nước ta đến giữa lại xâm lược lược nước ta ở
Việt
Nam. thế kỉ XIX nước ta.
giữa thế kỉ XIX là
Chiến sự ở (trước khi thực - Giải thích tất yếu.
Đà Nẵng

dân Pháp xâm được tại sao Phân
tích
lược)
thực dân Pháp nguyên nhân kế
lại chọn Đà hoạch
“đánh
Nẵngđể mở đầu nhanh
thắng
quá trình xâm nhanh” của Pháp
lược nước ta.
bước đầu thất bại
- Khái quát ở Đà Nẵng
được tình hình
nước ta đến
giữa thế kỉ XIX
(trước khi thực
dân Pháp xâm
16

Vận dụng cao
-Nhận xét được
tình hình nước ta
đến giữa thế kỉ
XIX (trước khi
thực dân Pháp xâm
lược).
- Rút ra bài học từ
cuộc kháng chiến ở
Đà Nẵng.



II.
Cuộc
kháng chiến
chống Pháp
ở Gia Định
và các tỉnh
miền Đơng
Nam kì từ
năm
1859
đến
năm
1862

III.
Cuộc
kháng chiến
của
nhân
dân Nam kì
sau Hiệp ước
1862

- Nêu được
diễn biến chính
của q trình
thực dân Pháp
xâm lược Gia
Định,

miền
Đơng Nam kì.
- Trình bày
được diễn biến
chính
cuộc
kháng
chiến
chống thực dân
Pháp xâm lược
Gia Định, miền
Đơng Nam kì
của triều đình
và nhân dân ta.
- Nêu được kết
quả của quá
trình thực dân
Pháp xâm lược
Gia Định, miền
Đơng Nam kì.
- Nêu được
hồn cảnh lịch
sử, diễn biến
của cuộc kháng
chiến
chống
thực dân Pháp
ở Nam kì.

lược)

- Giải thích
được lí do vì
sao thực dân
Pháp đánh Gia
Định.
- Lý giải tại sao
cuộc
kháng
chiến
chống
Pháp ở Gia
Định,
miền
Đơng Nam kì
lại thất bại.

- Giải thích
được các khái
niệm lịch sử
như phong trào
“tị địa”, “Bình
Tây
Đại
ngun sối”
- Giải thích
được tại sao
cuộc
kháng
chiến
chống

17

- Phân tích được
những sai lầm
của nhà Nguyễn
trong cuộc kháng
chiến chống Pháp
ở Gia Định và
miền Đơng Nam
kì.
- So sánh điểm
khác nhau trong
thái độ của triều
đình và nhân dân.

- Từ cuộc kháng
chiến chống Pháp
ở Gia Định, miền
Đơng Nam kì, rút
ra bài học cho
công cuộc xây
dựng đất nước
hiện nay.
- Đánh giá được
tác động của
Hiệp ước Nhâm
Tuất 1862 đối với
cuộc kháng chiến
chống Pháp của
nhân dân ta.


- Phân tích được
đặc điểm của
cuộc kháng chiến
chống thực dân
Pháp ở Nam kì.
- So sánh phong
trào của nhân 3
tỉnh miền Đông
và 3 tỉnh miền
Tây.

- Nhận xét được
tinh thần chống
Pháp của vua
quan triều đình
nhà Nguyễn.


Pháp của nhân
dân ta ở Nam
kì lại thất bại.
- Giải thích
được tại sao ba
tỉnh miền Tây
Nam kì lại rơi
vào tay Pháp.
Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYẾN ĐẦU HÀNG.


BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
I. Thực dân - Nêu được - Giải thích
Pháp
tiến ngun nhân được tại sao
đánh Bắc kì sâu xa, trực thực dân Pháp
lần thứ nhất tiếp dẫn đến lại đánh Bắc kì
(1873). Kháng việc thực dân lần thứ nhất
chiến lan rộng Pháp đánh Bắc (1873).
ra Bắc kì.
kì lần thứ nhất - Giải thích
(1873).
được tại sao
- Trình bày thực dân Pháp
được diễn biến đánh Bắc kì lần
quá trình thực thứ nhất (1873)
dân Pháp đánh lại thất bại.
Bắc kì lần thứ - Tóm tắt được
nhất (1873).
chiến
thắng
Cầu Giấy lần
thứ nhất.
II. Thực dân - Nêu được - Giải thích
Pháp
tiến diễn
biến được lí do vì
đánh Bắc kì chính của q sao thực dân

lần thứ hai. trình
thực Pháp xâm lược
cuộc
kháng dân
Pháp Bắc kì lần thứ
chiến ở Bắc kì xâm lược Bắc hai.
và Trung kì kì lần thứ hai. - Lý giải tại sao
18

Vận dụng
- Phân tích được
ảnh hưởng của
trận Cầu Giấy lần
1 đến cục diện
chiến tranh.
- Phân tích sai
lầm của triều đình
khi Pháp đánh ra
Bắc kì lần thứ
nhất.

Vận dụng cao
-Nhận xét được
trách nhiệm của
nhà
Nguyễn
trong việc để mất
nước.
- Đánh giá được
tác động của

Hiệp ước Giáp
Tuất 1874 đối
với cuộc kháng
chiến chống Pháp
của nhân dân ta.

- Phân tích được
những sai lầm
của nhà Nguyễn
trong cuộc kháng
chiến chống Pháp
ở Bắc kì và Trung
kì.

- Từ cuộc kháng
chiến chống Pháp
ở Bắc kì và
Trung kì rút ra
bài học cho cơng
cuộc xây dựng
đất nước hiện


trong những - Trình bày
năm 1882 – được
diễn
1884.
biến
chính
cuộc kháng

chiến chống
thực
dân
Pháp
xâm
lược Bắc kì
của triều đình
và nhân dân
ta.
- Nêu được
kết quả của
quá
trình
thực
dân
Pháp
xâm
lược Bắc kì
và Trung kì.
III. Thực dân - Nêu được
Pháp tấn cơng hồn
cảnh
cửa
biển lịch sử, diễn
Thuận
An. biến của cuộc
Hiệp ước 1883 kháng chiến
và Hiệp ước chống thực
1884.
dân

Pháp
Trung kì.
- Tóm tắt
được
nội
dung cơ bản
Hiệp ước Hác
măng 1883.

cuộc
kháng
chiến
chống
Pháp ở Bắc kì
lại thất bại.
- Tóm tắt được
chiến
thắng
Cầu Giấy lần
thứ hai.

- So sánh trận nay.
Cầu Giấy lần thứ
nhất và lần thứ
hai.
- So sánh bối
cảnh Pháp đánh
ra Bắc kì lần thứ
nhất và lần thứ
hai.


- Giải thích
được các khái
niệm lịch sử
như bảo hộ,
thuộc
địa,
thuộc địa nửa
phong kiến.
- Giải thích
được tại sao
cuộc
kháng
chiến
chống
Pháp của nhân
dân ta ở Trung
kì lại thất bại.

- Phân tích được
nguyên
nhân
cuộc kháng chiến
chống Pháp của
nhân dân ta lại
thất bại.

19

- Nhận xét được

tinh thần chống
Pháp của nhân
dân và vua quan
triều đình nhà
Nguyễn
trong
cuộc kháng chiến
chống Pháp.


Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I.
PHONG - Nêu được - Giải thích - Phân tích đặc -Nhận xét tính
TRÀO CẦN những
nét được tại sao điểm của phong chất của phong
VƯƠNG
chính của tình phong trào Cần trào Cần Vương. trào Cần Vương.
BÙNG NỔ
hình nước ta Vương
bùng - Phân tích thái - Rút ra bài học
sau hiệp ước nổ.
độ của các văn cho những phong
Hácmăng và - Giải thích thân sĩ phu và trào yêu nước về

Patơnốt.
được tại sao nhân dân với sau.
- Nêu được địa bàn của Chiếu
Cần
những
nét phong trào Cần Vương.
chính về sự Vương chủ yếu
bùng nổ, diễn ở Bắc kì và
biến chính, kết Trung kì.
quả của phong
trào
Cần
Vương.
II. Một số - Nêu được - Giải thích - Chứng minh - Nêu tính chất
cuộc
khởi diễn
biến được lí do bùng Hương Khê là của phong trào
nghĩa tiêu biểu chính của các nổ các cuộc cuộc khởi nghĩa yêu nước chống
trong phong cuộc
khởi khởi nghĩa Bãi tiêu biểu nhất Pháp cuối thế kỉ
trào
Cần nghĩa
Bãi Sậy,
Hương trong phong trào XIX.
Vương
và Sậy, Hương Khê, Yên Thế. Cần Vương.
- Rút ra bài học
phong
trào Khê,
Yên - Lý giải tại sao - So sánh phong cho công cuộc

đấu tranh tự Thế.
các cuộc khởi trào Cần Vương xây dựng đất
vệ cuối thế kỉ
nghĩa cuối thế và khởi nghĩa nước hiện nay.
XIX
kỉ XIX thất bại. Yên Thế.

20


Bài 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT
CỦA THỰC DÂN PHÁP
BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1.
Những - Nêu được nét - Giải thích - Phân tích được - Chuyển biến
chuyển biến về chính
về được tại sao ảnh hưởng của kinh tế có ảnh
kinh tế
chương trình thực dân Pháp chương trình khai hưởng như thế
khai thác thuộc khai thác theo thác thuộc địa lần nào đến phong
địa lần thứ hướng đầu tư thứ nhất của Pháp trào yêu nước và
nhất của Pháp. tập trung vào đến kinh tế Việt cách mạng đầu
nông nghiệp, Nam.
thế kỉ XX.
công nghiệp,

giao thông.
2.
Những - Nêu được - Trong xã hội - Phân tích được - Chuyển biến xã
chuyển biến về những
nét Việt Nam đầu ảnh hưởng của hội có ảnh hưởng
xã hội
chính
của thế kỉ XX, các chương trình khai như thế nào đến
tình hình của giai cấp cũ như thác thuộc địa lần phong trào yêu
từng giai cấp, thế nào, giai thứ nhất của Pháp nước và cách
tầng lớp xã cấp tầng lớp đến xã hội Việt mạng đầu thế kỉ
hội
mới mới nào đã Nam.
XX.
trong xã hội xuất hiện. Thái - Phân tích thái độ
Việt
Nam độ của từng chính trị và khả
đầu thế kỉ giai cấp trong năng cách mạng
XX.
cuộc đấu tranh của các giai cấp.
chống Pháp là
gì?
Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ
ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

1. Phan Bội Nêu
được - Giải thích được Chứng
minh Liên hệ, rút ra bài
Châu và xu những
sự tại sao PBC chủ được PBC là lãnh học từ sự thất bại
hướng
bạo kiện chứng trương sử dụng tụ tiêu biểu nhất của phong trào
động
minh
Phan bạo lực vũ trang trong phong trào yêu nước theo xu
21


Bội Châu chủ
trương giải
phóng
dân
tộc
theo
khuynh
hướng tư sản
bằng phương
pháp
bạo
động.
2. Phan Châu Nêu
được
Trinh và xu những
sự
hướng

cải kiện chứng
cách
minh
PCT
chủ trương
cứu
nước
theo khuynh
hướng DCTS
bằng phương
pháp cải cách

để giành độc lập
và dựa vào Nhật
Bản.
- Tóm tắt được
những hoạt động
yêu nước của
PBC.

giải phóng dân hướng bạo động
tộc đầu thế kỉ đầu XX.
XX.
- Phân tích sự
chuyển biến trong
tư tưởng của
Phan Bội Châu.

Giải thích được
tại sao lại có sự

khác nhau giữa
hai xu hướng
bạo động và cải
cách

3. Đông Kinh
nghĩa thục. Vụ
đầu độc binh
sĩ Pháp ở Hà
Nội và những
hoạt động cuối
cùng
của
nghĩa
quân
Yên Thế

Giải thích được
tại sao Đơng
Kinh nghĩa thục
có những đóng
góp lớn trong
cuộc vận động
văn hóa đầu thế
kỉ XX

- So sánh hai xu
hướng bạo động
và cải cách đầu
thế kỉ XX.

- Phân tích được
đóng góp của
PBC, PCT trong
phong trào yêu
nước và cách
mạng Việt Nam
đầu thế kỉ XX
đến chiến tranh
thế giới thứ nhất
(1914).
- Phân tích được
những biểu hiện
của tư tưởng duy
tân ở VN đầu
XX.
- So sánh phong
trào Duy tân ở
Trung Kỳ và
Đông Kinh nghĩa
thục ở Bắc kỳ

- Trình bày
được những
nét chính về
Đơng Kinh
nghĩa thục
- Nêu được ý
nghĩa
của
phong

trào
đấu tranh của
binh sĩ người
Việt và nông
dân Yên Thế.

22

- Nhận xét được
đặc điểm của
phong trào yêu
nước
theo
khuynh
hướng
DCTS đầu XX

Từ kết cục của
phong trào yêu
nước đầu XX, rút
ra kết luận về con
đường giải phóng
dân tộc Việt Nam


Bài 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT (1914-1918)
BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết

Thơng hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Tình hình Nêu
được Chỉ ra được - Phân tích được
kinh tế - xã những
biến điểm khác nhau tác động của
hội
động về mặt giữa chính sách chính sách khai
kinh tế, xã hội kinh tế của thác thuộc địa của
ở Việt Nam Pháp trước và thực dân Pháp
trong những trong
chiến trong chiến tranh
năm
chiến tranh.
tới nền kinh tế
tranh thế giới
của nước ta.
thứ nhất
- Phân tích được
tác động của
chính sách khai
thác thuộc địa của
thực dân Pháp
trong chiến tranh
đến các tầng lớp
xã hội Việt Nam.
II. Phong trào Trình
bày Giải thích được Lập được bảng Rút ra được nhận
đấu tranh vũ được

các tại sao các hội thống

về xét về phong trào
trang
trong phong trào u kín dùng hình phong trào u đấu tranh của
chiến tranh
nước tiêu biểu thức tôn giáo nước trong những nhân dân ta trong
trong thời kỳ và sử dụng bùa năm chiến tranh Chiến tranh thế
chiến tranh
chú trong tổ theo các nội dung giới thứ nhất.
chức và hoạt sau:
động.
+ Tên phong trào
+ Địa bàn
+ Hình thức đấu
tranh
+Thành
phần
tham gia chủ yếu
+ Kết quả

23


III. Sự xuất
hiện khuynh
hướng
cứu
nước mới


- Nêu được
nguyên nhân
dẫn đến các
phong
trào
đấu tranh của
giai cấp cơng
nhân.
- Trình bày
được các hoạt
động
đấu
tranh của giai
cấp
cơng
nhân
trong
chiến tranh
thế giới thứ
nhất.
- Nêu được
những hoạt
động
tiêu
biểu
của
Nguyễn Ái
Quốc 19111918

Lý giải được

tại sao Nguyễn
Ái Quốc quyết
định
sang
phương
Tây
tìm đường cứu
nước.

24

- Phân tích tác
động của các hoạt
động Nguyễn Ái
Quốc từ năm
1911- 1917.

- Rút ra được
nhận
xét
về
phong trào cơng
nhân trong chiến
tranh.
- Nhận xét được
con đường tìm
chân lý cứu nước
của Nguyễn Ái
Quốc có điểm
mới và khác so

với con đường
của những người
đi trước.


SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1.Nước Việt Nêu
được Lý giải được vì Phân tích được
Nam giữa thế tình hình Việt sao đến giữa tình hình nước
kỉ XIX đến Nam
giữa thế kỉ XIX, chế ta dưới thời
trước
cuộc thế kỷ XIX, độ phong kiến Nguyễn như vậy
xâm lược của trước cuộc Việt Nam lại đã ảnh hưởng
tư bản Pháp. xâm luợc của khủng hoảng đến công cuộc
thực
dân suy
yếu chống Pháp khi
Pháp.
nghiêm trọng. chúng nổ sung
xâm lược nước
ta.
2. Thực dân Nêu
được Giải thích được Phân tích được
Pháp nổ súng quá

trình vì sao thực dân đặc điểm phong
xâm lược Việt thực
dân Pháp xâm lược trào chống Pháp
Nam và cuộc Pháp chuẩn Việt Nam.
xâm lược (1858
kháng chiến bị xâm lược Giải thích được – 1884)
của nhân dân nước ta.
vì sao thực dân . Phân tích được
ta.
Nêu được âm Pháp phải tiến thái độ của tầng
mưu,
thủ hành xâm lược lớp văn thân, sĩ
đoạn
xâm Việt Nam đến phu và quần
lược của thực gần 30 năm.
chúng nhân dân
dân Pháp và Giải thích được đối với chiếu
cuộc kháng việc để mất Cần Vương.
chiến
của nước ta cuối Chứng
minh
nhân dân ta. thế kỉ XIX là được:
Cần
Nêu được nội tất yếu hay Vương chỉ là
dung
các khơng? Vì sao? danh nghĩa, tính
Hiệp
ước
chất yêu nước
1862


chống Pháp là
1883, 1884.
chủ yếu.
Nêu
được
So sánh phong
những
nét
trào nơng dân
chính
về
n Thế với
25

Vận dụng cao
Liên hệ với kiến
thức lich sử thế
giới đã học để
chỉ rõ tình thế
của Viêt Nam
trong bối cảnh
chung của khu
vực.

Nhận xét về tinh
thần chống Pháp
của triều đình và
nhân dân ta
trong nửa cuối

thế kỉ XIX.
Đánh giá về
trách nhiệm của
nhà
Nguyễn
trong việc để
nước ta rơi vào
tay thực dân
Pháp.
Đánh giá về tính
chất của phong
trào Cần Vương,
phong trào nơng
dân n Thế.
Rút ra được bài
học
kinh
nghiệm.


×