Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.01 KB, 59 trang )

CAO THỊ THU HẰNG

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAO THỊ THU HẰNG

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI THẾ HỆ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHĨA 2017-2019

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAO THỊ THU HẰNG

TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGỒI THẾ HỆ MỚI


Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tâm

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tơi, chưa được cơng bố trong bất cứ một
cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các
quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Cao Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
Mục lục.............................................................................................................................................................................. 1
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................................................... 5
Danh mục biểu..................................................................................................................................................................6
Mở đầu.............................................................................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA
PHƯƠNG THEO ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THẾ HỆ MỚI..................14

1.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................................................ 14
1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................................................... 16

1.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương................................................................................ 16
1.2.1. Khái niệm................................................................................................................................................ 16
1.2.2. Đặc điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương.......................................................... 17
1.3. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
thế hệ mới....................................................................................................................................................................... 18

1.3.1. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới.....................................................................18
1.3.2. Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài thế hệ mới............................................................................................................................................ 22

1.3.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương...............................26
1.3.4. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương.................................27
1.4.

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương và bài học rút ra cho thành phố
Hải Phòng....................................................................................................................................................................... 29

1.4.1.
1.4.2.

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương........................................29

Bài học về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rút ra cho thành phố Hải Phịng...............................31
Tiểu kết chương............................................................................................................................................................. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI TẠI THÀNH PHỐ HẢI
PHỊNG.......................................................................................................................................................................... 33

2.1.

Khái qt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hải Phịng

.................................................................................................................................. 33

2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên...................................................................................................... 33
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội........................................................................................................... 34
2.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật............................................................................................................................. 35
2.1.4. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.................................................................................................... 37
2.2.

Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng.............................................38

2.2.1. Xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào thành phố........................................................................... 38
2.2.2. Cải thiện môi trường thu hút vốn FDI...................................................................................................... 39
2.2.3. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư FDI................................................................................................................. 44
2.3. Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại thành phố Hải Phịng
.................................................................................................................................. 49

2.3.1. Thu hút vốn FDI theo qui mô và số lượng dự án...................................................................................... 49
2.3.2. Thu hút vốn FDI theo cơ cấu đầu tư......................................................................................................... 50
2.3.3. Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội................................................................53
2.3.4. Tỷ trọng tổng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký........................................................... 54
2.3.5.
2.4.

Đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.................................... 54

Đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại thành phố Hải Phịng..........................55

2.4.1. Thành công.............................................................................................................................................. 55
2.4.2. Một số hạn chế......................................................................................................................................... 57
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế........................................................................................................................ 58



Tiểu kết chương............................................................................................................................................................. 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030 THEO ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
THẾ HỆ MỚI................................................................................................................................................................60

3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hải
Phòng.............................................................................................................................................................................. 60

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng đến năm 2030..........................................60
3.1.2. Định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam đến 2030.................................................................... 63
3.1.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hải Phịng đến năm 2025, tầm nhìn 2030
theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới ................................................................................................................... 65

3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thành phố Hải Phịng theo định
hướng thu hút FDI thế hệ mới......................................................................................................................................67

3.2.1.

Hồn thiện cơng tác quy hoạch, xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào Hải Phòng gắn với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................................................................................67

3.2.2. Tăng cường cải thiện môi trường thu hút vốn FDI................................................................................... 69
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư FDI................................................................................................ 76
Tiểu kết chương............................................................................................................................................................. 79
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................. 81
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................................... 86
Phụ lục 1: Thống kê FDI được cấp phép tại Hải Phòng giai đoạn 1991-2018 . 86 Phụ lục 2: Vốn FDI tại Hải Phòng

được cấp phép theo ngành kinh tế..........................................................................................................................87
Phụ lục 3: Vốn FDI tại Hải Phòng được cấp giấy phép theo đối tác đầu tư chủ yếu...............................................88
Phụ lục 4: Vốn FDI tại Hải Phòng được cấp giấy phép theo hình thức đầu tư . 89
Phụ lục 5: Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội của Hải Phịng giai đoạn 2014-2018....89
Phụ lục 6: Tỷ trọng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký tại Hải Phòng giai đoạn 2014-2018........89
Phụ lục 7: So sánh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của khu vực vốn FDI với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
GDP tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2018...............................................................................................90


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

DN

Doanh nghiệp

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

FDI

Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

GDP


Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc
nội

IIP

Chỉ số sản xuất công nghiệp

IMF

International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh


WTO

World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1

Tên bảng
Vốn FDI tại Hải Phòng được cấp giấy phép theo đối tác đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự

Trang
46

án còn hiệu lực đến ngày
31/12/2018)

Bảng 2.2

Vốn FDI tại Hải Phòng được cấp giấy phép theo hình thức đầu tư

47

(Lũy kế các dự án cịn hiệu lực đến ngày 31/12/2018)

Bảng 2.3


Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư tồn xã

47

hội của Hải Phịng giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.4

Tỷ trọng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký

49

tại Hải Phòng giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.5

So sánh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của khu vực vốn FDI với tốc độ tăng trưởng

49

tổng sản phẩm GDP tại thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2018

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu

Tên biểu

Trang

Biểu 2.1


FDI được cấp phép tại Hải Phòng giai đoạn 1991-2018

49

Biểu 2.2

Tỷ trọng vốn FDI trong cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế

51

Biểu 2.3

Vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của

53

Hải Phòng giai đoạn 2014-2018


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngày càng trở nên phổ biến,
trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kỳ quốc gia hay địa phương nào. Dưới góc độ của quốc gia
hay địa phương tiếp cận vốn, FDI có mục tiêu và tác động đa chiều: phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế của đất nước; tạo cơ hội tiếp nhận kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, khoa học, công nghệ, năng lực quản lý... giúp
các chủ thể trong nước và nền kinh tế quốc gia đẩy nhanh quá trình phát triển những ngành nghề có kỹ thuật, cơng nghệ mới; góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng nhanh. Cùng với đó, FDI góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng giao
thương quốc tế... Do vậy, việc thu hút FDI là vấn đề quan trọng.
Tại Việt Nam, năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần và mở cửa hợp tác đầu tư với nước ngoài. Năm 1987, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo tiền đề cho
việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Chặng đường 30 năm thu hút FDI đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đánh giá về các kết quả đạt
được, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong bài phát biểu tại Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngồi tại Việt
Nam: tầm nhìn và cơ hội trong kỷ nguyên mới đã khái quát: “Khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển, trở thành một trong
những khu vực năng động nhất của nền kinh tế. Lũy kế tính đến ngày 20/9/2018, cả nước có 26.646 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu
lực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 185,62 tỷ USD, bằng 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.”[6,
tr.5]
Hải Phòng nằm ở trung tâm “tam giác phát triển kinh tế miền Bắc” (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), là cực tăng trưởng
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm trong vị trí chiến lược của hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế”giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Vị trí địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt của Hải Phòng tạo lợi thế to lớn cho Hải Phòng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngồi. Thu hút FDI ln có sự tăng trưởng, tính đến cuối năm 2018, Hải Phịng có 580 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký trên 15,7 tỷ USD đến từ nhà đầu tư của 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [6, tr.98]. Thu hút FDI của Hải Phòng đã đạt
được nhiều thành công đáng kể: Số vốn thu hút FDI tăng cao, chất lượng nhà đầu tư cải thiện. Nguồn vốn FDI góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy đầu tư nội địa, thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước mở rộng đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ... từ đó góp phần
khai thác có hiệu quả nhiều nguồn nội lực như đất đai, nhà xưởng, máy móc, lực lượng lao động... Hải Phịng liên tục nằm trong danh
sách 10 địa phương dẫn đầu về thu hút FDI trong cả nước. Tuy nhiên, việc thu hút FDI của Hải Phòng được đánh giá là chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Hải Phòng cần có chiến lược và giải pháp
để tăng cường thu hút vốn FDI trong những năm tới. Việc nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương thức cũng như thực tiễn thu hút
vốn FDI vào Hải Phòng là rất thiết thực. Đây là cơ sở và sự cần thiết để tác giả chọn đề tài Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào thành phố Hải Phịng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về thu hút vốn FDI nói chung và thu hút FDI vào các địa phương nói riêng theo tìm hiểu của tác giả, trong những năm gần
đây có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận, nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau. Có thể kể tên một số cơng trình tiêu
biểu sau:
Các cơng trình nghiên cứu về thu hút vốn FDI nói chung

-


Phạm Việt Dũng (2018), “Thu hút vốn FDI: cần cách tiếp cận mới”, Tạp chí Cộng sản, số 10 (912), tr. 63-66. Khái quát

thực trạng thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2014-2017, tác giả nhận định liên kết giữa doanh nghiệp FDI vớidoanh
nghiệp trong nước còn yếu, việc chuyển giao công nghệ chưa như kỳ vọng, ảnh hưởng đến môi trường… Các giải pháp tác giả đưa ra
gồm: đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung thu hút có trọng tâm, có chính sách cụ thể tăng cường sự kết nối giữa doanh
nghiệp FDI với các nhà cung cấp trong nước, mở cửa các lĩnh vực quan trọng…[15]

-

Trần Văn Hưng (2018), “Thu hút vốn FDI vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, tr.

20-22. Bài viết phân tích những kết quả chưa được như kỳ vọng trong thu hút FDI như việc chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế, tình

8


trạng chuyển giá, ơ nhiễm mơi trường… Từ đó bài viết đưa ra các giải pháp: xác định lại mục tiêu và xây dựng chiến lược thu hút FDI
thế hệ mới; rà sốt và hồn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết;
tăng cường năng lực thẩm định dự án…[19]

-

Đình Khánh Lê (2018), “Thu hút vốn FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học

viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả tổng quan các nghiên cứu, cơ sở lý luận, thực tiễn về FDI theo định hướng phát triển bền vững
đến năm 2025 tại Việt Nam. [22]

-

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), “Tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn FDI ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh


tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Tác giả trình bày cơ sở lý luận tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn FDI. Phân tích
thực trạng và mơ hình đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn FDI ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện
chính sách tỷ giá góp phần thu hút vốn FDI ở Việt Nam. [25]

- Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn FDI ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Ngân Hàng, Hà Nội. Tác giả trình bày cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn FDI. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt
Nam trong giai đoạn 2005-2016. [29]
Các cơng trình nghiên cứu về thu hút vốn FDI vào các địa phương hoặc vùng

-

Nguyễn Minh Hà (2015), “Tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút vốn FDI tại các địa phương Việt Nam”, Tạp chí

Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5, tr. 68-80. Bài viết phân tích và đo lường tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút
vốn FDI tại các địa phương Việt Nam bằng việc sử dụng mơ hình hồi quy kinh tế lượng, mơ hình tác động cố định và tác động ngẫu
nhiên với dữ liệu bảng thu thập từ 63 tỉnh thành giai đoạn 2009-2012. [16]

-

Nguyễn Xuân Khoát (2018), “Thu hút vốn FDI ở tỉnh Quảng Ngãi: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,

số 28, tr. 59-61. Bài viết cho thấy thu hút vốn FDI ở tỉnh Quảng Ngãi có được nhiều kết quả, góp phần quan trọng phát triển KT-XH ở
địa phương. Về một số hạn chế, bài viết cho rằng các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực không đều, khu vực FDI làm tăng kim ngạch
nhập khẩu của tỉnh, triển khai chậm tiến độ và kém hiệu quả… Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn
FDI của tỉnh trong thời gian tới. [21]

-

Trần Thị Hoàng Mai (2017), “Tăng cường thu hút vốn FDI đến phát triển kinh tế Nghệ An”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số


17 (657), tr.82-84. Bài viết nêu thực trạng thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế Nghệ An, vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát
triển kinh tế của Nghệ An và đề xuất một số giải pháp. [24]

- Phạm Đức Minh (2018), Thu hút vốn FDI trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - thực trạng
và giải pháp, Nxb. Lao động, Hà Nội. Cuốn sách hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thu hút vốn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
vùng kinh tế trọng điểm; phân tích thực trạng, định hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
[25]

- Nguyễn Mạnh Tuân (2018), “Các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số
12, tr. 68-71. Sử dụng dữ liệu giai đoạn 1992-2016, nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI tại tỉnh
Phú Thọ. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp: nâng cấp kết cấu hạ tầng; hồn thiện mơi trường đầu tư; nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh
tế; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. [30]

-

Đặng Vinh (2018), “Đẩy mạnh thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà

Nẵng. Luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI,thực trạng, giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI tại thành phố
Đà Nẵng. [45]

-

Ngô Trần Xuất (2018), “Thu hút FDI tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,

Luận án tiến sĩ kinh tế học, Học Viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Luận án hệ thống lý luận thu hút FDI ở vùng kinh tế trọng điểm; phân
tích thực trạng thu hút FDI ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung; và đề xuất các giải pháp thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm
miền trung. [47]
Các cơng trình kể trên đã cung cấp những thơng tin, dữ liệu rất quan trọng cho việc tăng cường thu hút vốn FDI. Đây là
nguồn tài liệu có giá trị cho hướng nghiên cứu của đề tài, là cơ sở để luận văn kế thừa có chọn lọc phục vụ cho công tác nghiên cứu.


9


Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập đến thu hút FDI theo định hướng thu hút vốn FDI thế hệ mới, đặc biệt các nghiên
cứu chủ yếu nêu các vấn đề lý luận và thực tiễn thu hút vốn FDI, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến những tồn tại, bất cập hay giải
pháp cụ thể để tăng cường thu hút vốn FDI theo định hướng thu hút vốn FDI thế hệ mới, đặc biệt áp dụng tại thành phố Hải Phòng.
Như thế, cho đến nay nghiên cứu trực tiếp về thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng theo định hướng thu hút vốn FDI thế hệ mới
theo tìm hiểu của tác giả đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút vốn FDI theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng, luận văn đưa ra những đề xuất tăng cường thu hút vốn FDI vào Hải
Phòng trong thời gian tới theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ các nội dung sau đây:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thu hút vốn FDI theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng các năm từ năm 2014 đến năm 2018, rút ra
những nhận định về thành công, hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng tới năm 2030 theo định
hướng thu hút FDI thế hệ mới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thu hút vốn FDI theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới theo 3 nội dung: xây
dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI, cải thiện môi trường thu hút vốn FDI và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư FDI và từ đó đề xuất
một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI cho thành phố Hải Phịng.
+ Về mặt khơng gian: nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng
+ Về thời gian: Đề tài sẽ nghiên cứu vấn đề trên trong thời gian từ năm 2014
- 2018 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới năm 2030.


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh để đánh giá và rút ra kết luận.

- Phương pháp thống kê:
+ Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tìm hiểu thơng tin và thu thập số liệu tại Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, sở Kế hoạch và đầu
tư thành phố Hải Phịng, UBND thành phố Hải Phịng về q trình tổ chức, kết quả trong thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2014-2018.
+ Dữ liệu thứ cấp: các số liệu, thông tin về thực trạng thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng được cung cấp.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên những dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp và
phân tích đưa ra những số liệu có thể sử dụng được trong q trình so sánh đánh giá.

-

Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng dữ liệu tổng hợp và phân tích ở được ở trên, so sánh với lý thuyết và thực trạng

thu hút vốn FDI, từ đó đưa ra những đánh giá về thành công, tồn tại và nguyên nhân làm cơ sở đưa ra đề xuất giải pháp tăng cường thu
hút vốn FDI cho thành phố Hải Phòng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm rõ các nội dung liên quan đến thu hút vốn FDI vào địa phương theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới, bao

10


gồm nội dung định hướng thu hút FDI thế hệ mới, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào địa phương
theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới.
Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI của Hải Phòng giai đoạn 2014-2018, chỉ ra những thành cơng và

một số hạn chế. Từ đó đưa ra những phân tích về nguyên nhân hạn chế trong việc triển khai thu hút vốn FDI, đưa ra định hướng phát
triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng trong thời gian năm 2030 theo định hướng thu hút FDI thế hệ
mới.

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo định hướng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài thế hệ mới
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thành phố Hải Phịng
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thành phố Hải Phịng đến năm 2030 theo định
hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới

11


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐỊA PHƯƠNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THẾ HỆ MỚI

1.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI trước hết là một khoản đầu tư, được dẫn giải theo nhiều cách khác nhau: Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại
và phát triển (UNCTAD):
“FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà ĐTNN cho các DN, hoặc vốn mà nhà
ĐTNN nhận được từ DN mà nhà đầu tư đầu tư ở nước ngoài. FDI gồm ba bộ phận là vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản
vay trong nội bộ doanh nghiệp”[48, tr.4]. Định nghĩa của UNCTAD nhấn mạnh khía cạnh vốn đầu tư ở nước ngồi của FDI.
Theo WTO: “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được tài sản ở một nước khác, cùng với quyền quản lý tài sản
đó.” [49, tr.7].
Theo IMF, FDI là “số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một DN hoạt động ở nền kinh tế khác với

nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngồi mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành được chỗ đứng trong việc quản lý DN và mở
rộng thị trường” [47, tr.5].
Theo Luật Đầu tư 2005: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”;
“FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” [,
tr.1].
Theo Đặng Thành Cương: “FDI là hình thức đầu tư mà nhà ĐTNN đầu tư toàn bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát DN ở nước chủ nhà” [13, tr. 12].
Như vậy, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay tổ chức kinh tế của quốc gia này vào quốc gia khác
bằng cách đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đầu tư đủ lớn vào các dự án để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát DN ở quốc
gia tiếp nhận đầu tư. FDI khơng đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép
tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho quốc gia tiếp nhận đầu tư.
FDI mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là: 1)
chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài;
2) các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới và 3) vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất, tài nguyên
thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.
*Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
Theo Thơng tư số 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động FDI quy định: “Doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngồi tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp và thực hiện
hoạt động đầu tư tại Việt Nam”
Vốn FDI là hình thức biểu hiện của FDI, là vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngồi đầu tư vào một quốc gia nào
đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu.
WTO chia vốn FDI thành 3 loại:

- Vốn chủ sở hữu: là giá trị khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia vào cổ phiếu của DN ở nước ngoài. Vốn chủ sở hữu
này phải chiếm tối thiểu 10% cổ phần phổ thơng hoặc cổ phần có quyền biểu quyết trong một DN (thường được coi là một ngưỡng
cho việc kiểm sốt tài sản). Hình thức này bao gồm hình thức sáp nhập và mua lại và đầu tư tạo ra các cơ sở mới.

12



-

Thu nhập tái đầu tư: đây là phần lợi nhuận của các công ty đa quốc gia trong các liên doanh mà không chia cổ tức hay nộp

về công ty đa quốc gia. Như vậy lợi nhuận giữ lại được giả định là tái đầu tư vào các liên doanh. Hình thức này
chiếm đến 60% nguồn FDI ra nước ngồi từ các quốc gia như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

- Vốn khác: liên quan đến vay vốn ngắn hạn, dài hạn và cho vay của các quỹ giữa các cơng ty đa quốc gia và liên doanh.
Như vậy có thể hiểu, vốn FDI là hình thức biểu hiện của FDI, là vốn đầu tư của nước ngoài đầu tư vào một quốc gia nào đó
nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính
bằng ngoại tệ.

1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
- Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, tiến hành đầu tư tại một nước khác và phải tuân thủ luật pháp của nước tiếp nhận đầu
tư.

-

Chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn, tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có trách nhiệm và quyền hạn từ hoạt

động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn đóng góp. Trong trường hợp đầu tư 100% vốn thì chủ đầu tư có tồn quyền quyết
định.

-

FDI là nguồn vốn ổn định tương đối, ít gây ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận. FDI gắn với

hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp. Nguồn vốn của nước ngoài được đưa đến nước sở tại để xây dựng nhà máy, xí nghiệp do vậy
nguồn vốn FDI không dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác.


-

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn

trong vốn pháp định.

1.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
1.2.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Huy Thám: “Thu hút vốn đầu tư là làm gia tăng sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư để từ đó dịch chuyển
dịng vốn đầu tư vào địa phương hoặc ngành” [28, tr.105]
Theo Nguyễn Tăng Huy: “Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, những chính sách của chính quyền, cộng đồng DN và dân
cư để quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà ĐTNN bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tư phát triển.” [18, tr.8]
Theo Ngô Trần Xuất: “Thu hút vốn FDI là việc làm chủ động của nước tiếp nhận đầu tư nhằm đạt được lợi ích của chính
mình bằng cách kích thích lợi ích của nhà ĐTNN.” [47, tr.25]
Theo Đặng Thành Cương: “Thu hút vốn FDI vào địa phương là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà ĐTNN
đem vốn đến đầu tư trực tiếp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận” [13,
tr.22]
Như vậy, có thể hiểu thu hút vốn FDI vào địa phương là nỗ lực của địa phương nhằm thực hiện các chính sách và biện pháp
khuyến khích nhà ĐTNN đưa vốn, tài sản, công nghệ vào các DN có trụ sở đặt trên địa bàn địa phương hướng đến mục tiêu nâng cao
lợi ích nhận được từ vốn FDI. Việc thu hút vốn FDI gồm rất nhiều nội dung, biện pháp và phải có lộ trình phù hợp với đặc điểm tự
nhiên, chính trị, kinh tế xã hội… của địa phương đồng thời đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể là các cá nhân, các tổ chức, các DN
và chính quyền địa phương.

1.2.2. Đặc điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
- Thu hút vốn FDI là xu thế tất yếu nhằm tạo kênh thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, thị trường của các nhà
ĐTNN, qua đó thực hiện quản lý tập trung của nhà nước đối với hoạt động FDI, góp phần kiểm sốt mơi trường và thúc đẩy liên kết
chuỗi cung ứng sản xuất…

- Thu hút vốn FDI là những hoạt động được tiến hành trước khi thực hiện dự án FDI, đối tượng thực hiện là địa phương tiếp
13



nhận vốn FDI.

-

Thu hút vốn FDI vào địa phương là những hoạt động của chính quyền địa phương nhằm vận động các nhà ĐTNN bỏ vốn

đầu tư vào địa phương, bao gồm các hoạt động như xúc tiến đầu tư, cải thiện mơi trường đầu tư và chính sách ưu đãi, hỗ
trợ các nhà ĐTNN như miễn giảm thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, thuế th đất, hỗ trợ chi phí
giải phóng mặt bằng…

-

Thu hút vốn FDI vào địa phương đòi hỏi địa phương phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, phải có sự tham gia của rất

nhiều chủ thể vào quá trình thực hiện từ người dân, các tổ chức, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

-

Thu hút vốn FDI vào địa phương cũng có các hình thái chủ động và bị động. Thu hút vốn FDI chủ động là khi chính

quyền địa phương tạo dựng hành lang pháp lý khuyến khích FDI vào các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế cần thu hút vốn FDI và
các chủ thể ở địa phương tích cực, chủ động tìm kiếm các nhà ĐTNN, thuyết phục các nhà ĐTNN đầu tư vào DN, địa phương. Thu
hút vốn FDI bị động là việc chờ đợi các nhà ĐTNN đến, giới thiệu và đề xuất với họ những lợi thế và địa điểm để các nhà ĐTNN
quyết định đầu tư vào DN, địa phương.

- Thu hút vốn FDI vào địa phương cần tính đến các khía cạnh luật pháp, chế định và văn hóa của địa phương cũng như của
nước chủ đầu tư; coi trọng tạo lập và xây dựng các mối liên kết và mạng chuỗi cung ứng xuyên quốc gia; tôn trọng và khuyến khích sự
hợp tác tốt đẹp, giao hịa văn hóa giữa địa phương và nhà ĐTNN.


- Thu hút vốn FDI vào địa phương cần định hướng thu hút các dự án FDI gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của địa
phương, khuyến khích các dự án FDI có năng lực tài chính và trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, góp phần
cải tạo cơ cấu kinh tế, sản xuất công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất tập trung, hình thành mạng lưới đơ
thị, phân bố dân cư hợp lý và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong các hoạt động FDI.

1.2.3. Lợi ích của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào địa phương
Đối với địa phương, vốn FDI góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH bằng cách gia tăng vốn đầu tư, việc làm, tác động lan tỏa
… cụ thể như sau:
Một là, vốn FDI bổ sung vốn đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. FDI với vai trò là
nguồn vốn bổ sung từ bên ngồi, góp phần tạo điều kiện cho nguồn ngân sách nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh
tế xã hội ưu tiên như cơ sở hạ tầng hay các cơng trình phúc lợi. Đồng thời, vốn FDI góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn
vốn trong nước, buộc các DN nhà nước phải nâng cao hiệu quả đầu tư trong cạnh tranh với các DN có vốn FDI.
Hai là, tiếp thu cơng nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh của nước ngồi. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư vào địa
phương, các nhà ĐTNN không chỉ chuyển vào địa phương tiền vốn mà cịn cả các cơng nghệ cứng và công nghệ mềm. Công nghệ
cứng bao gồm vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, ngun vật liệu. Cơng nghệ mềm bao gồm vốn vơ hình như cơng nghệ, tri thức
khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường... Thu hút vốn FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp địa phương có cơ hội tiếp
nhận công nghệ mới cùng với các kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng, phát triển công nghệ và bí quyết quản lý kinh
doanh mà các cơng ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng các khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các cơng
nghệ và bí quyết quản lý phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của địa phương.
Ba là, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khi địa phương thu hút được vốn FDI từ các cơng ty đa quốc gia thì sẽ khơng
chỉ có DN có vốn đầu tư của các cơng ty đa quốc gia mà các DN khác trong địa phương có quan hệ kinh doanh với DN đó cũng sẽ
tham gia vào q trình phân cơng lao động khu vực. Chính vì vậy, địa phương thu hút vốn FDI sẽ có cơ hội tham gia vào mạng lưới
sản xuất toàn cầu, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường giao thương với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Bốn là, tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng tác phong lao động mới cho địa phương. Việc thu hút FDI thích hợp sẽ cho
phép địa phương huy động, nâng cao và sử dụng tối ưu hơn nguồn tài nguyên của địa phương bao gồm vật chất và nhân lực, các yếu tố
sản xuất nhờ chun mơn hóa và hợp tác quốc tế, tham gia sâu hơn vào phân công lao động quốc tế nhất là khi DN có vốn FDI là chi
nhánh của công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới. Mục đích của các nhà ĐTNN là khai thác các điều kiện của địa phương để đạt
được chi phí sản xuất thấp, DN có vốn FDI sẽ sử dụng nhiều lao động tại địa phương, tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho một bộ
phận


14


dân cư địa phương, đóng góp tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình sử dụng lao động, các DN tiến hành đào tạo các kỹ
năng nghề nghiệp, tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho địa phương đồng thời làm tăng lợi thế thu hút vốn FDI của địa phương.
Năm là, tăng nguồn thu ngân sách. Nguồn thuế do các DN có vốn FDI chính là nguồn thu ngân sách quan trọng, chiếm tỷ
trọng không nhỏ trong tổng thu ngân sách của địa phương.

1.3. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ
mới

1.3.1. Định hướng thu hút FDI thế hệ mới
Thu hút FDI thế hệ mới được hiểu là kêu gọi và hợp tác đầu tư với các DN nước ngồi có cơng nghệ cao, tập trung nghiên
cứu và phát triển, năng lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế Việt Nam và liên kết, hợp tác với DN trong nước.
Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI 2018-2030 mới đã được rất nhiều cơ quan trong nước và chuyên gia của
các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tiến hành xây dựng và đang trong tiến trình phê duyệt chính thức. Theo đó, chiến lược thu hút FDI
thế hệ mới nhằm tập trung các nguồn lực dành cho việc xúc tiến đầu tư và cải cách chính sách đầu tư để Việt Nam thu hút được loại
hình FDI phù hợp, từ đó tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2018-2030. Chiến lược đặc biệt tập trung vào việc
nâng tỷ trọng FDI có giá trị gia tăng cao, bền vững, có hiệu ứng lan tỏa FDI tích cực hơn đối với khối kinh tế tư nhân trong nước.
Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới phù hợp với các mục tiêu của báo cáo Việt Nam 2035, bao gồm các nhóm nội dung
chính:

- Cải thiện tình hình đầu tư chung và hiệu quả thực hiện chính sách
- Cải tổ khung thể chế để đủ năng lực thực hiện chiến lược
- Chuyển tiếp thành công sang “môi trường kinh doanh 4.0”
- Tăng số lượng và tỷ lệ dự án FDI có giá trị gia tăng cao
- Cải thiện kết nối và hiệu ứng lan tỏa của đầu tư FDI.
Các ngành nghề ưu tiên được định hướng để xúc tiến đầu tư chủ động, thu hút FDI có giá trị gia tăng cao gồm có:


-

Ưu tiên trước mắt – quan trọng đối với việc tăng cường gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của địa phương đó là: 1)

Chế tạo, chế biến: kim loại phẩm cấp cao, khống sản, hóa chất, nhựa, linh kiện điện tử, cơng nghệ cao và máy móc, thiết bị cơng
nghiệp; 2) Dịch vụ: Logistics và bảo trì, sửa chữa, đại tu; 3) Nông nghiệp: nông sản mới giá trị cao như gạo cao sản, cà phê, chè, hải
sản, trồng trọt thủy canh…; 4) Du lịch: dịch vụ du lịch đặc biệt giá trị cao.

- Ưu tiên ngắn hạn: chế tạo, chế biến các OEM và nhà cung cấp công nghiệp ô tô, thiết bị vận tải; chế tạo, chế biến cơng
nghệ mơi trường như thiết bị điện gió, điện mặt trời, bảo tồn nguồn nước…

- Ưu tiên trung hạn – mở cửa thị trường và phát triển kỹ năng: 1) chế tạo, chế biến dược phẩm và thiết bị y tế; 2) dịch vụ:
công nghệ thông tin và dịch vụ tri thức (KPO – kế toán, thiết kế…); dịch vụ tài chính, cơng nghệ tài chính; dịch vụ giáo dục và y tế.
Các lĩnh vực cải cách đột phá của chiến lược thu hút FDI thế hệ mới được đưa ra bao gồm:
Ưu tiên trước mắt (2018-2020)
Một là, thành lập cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới
Cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới cần có một ban quản trị mạnh có sự hiện diện của khối kinh tế tư nhân. Lồng
ghép một số chức năng để khắc phục các điểm yếu về điều phối và thực hiện chính sách hiện hành, đảm bảo tận dụng các cơ hội và
khả năng hiệp đồng giữa các chương trình quan trọng có liên quan như xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, chính sách hạ tầng cơng
nghiệp… Cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới xây dựng và thực hiện gói giải pháp cho các nhà đầu tư chiến lược, có khả
năng thu hút nhân lực có kinh nghiệm và có đủ thẩm

15


quyền, ảnh hưởng, nguồn tài trợ để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư toàn diện và hiện đại, đủ khả năng để thực hiện chiến lược thu
hút FDI thế hệ mới.
Hai là, hiện đại hóa cơng tác xúc tiến đầu tư trong đó có phạm vi của các hoạt động xúc tiến đầu tư, cách tiếp cận, công cụ
và các chỉ số hiệu quả FDI được sử dụng.
Thay đổi cách thức tổ chức và thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu quốc gia. Chuyển từ phương thức

chủ yếu mang tính thụ động và dựa trên phê duyệt sang cách tiếp cận về xúc tiến FDI có mục tiêu và chủ động, bao gồm xây dựng
chiến lược ngành và vận động chính sách để giải phóng tiềm năng đầu tư.
Ba là, thực hiện các chính sách tăng cường liên kết thượng nguồn từ đầu tư
FDI.
Xây dựng và áp dụng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI đồng bộ căn cứ
vào thị trường để giải quyết các hạn chế của thị trường và phù hợp với cơ cấu ưu đãi. Thực hiện các chính sách kết nối doanh nghiệp
FDI trong triển khai cơ sở dữ liệu nhà cung cấp, kết nối dịch vụ, chương trình phát triển nhà cung cấp mục tiêu, xúc tiến đầu tư để thu
hút nhà cung cấp ngoài nước và cung cấp các ưu đãi hỗ trợ…
Ưu tiên từ ngắn tới trung hạn (2018-2030)
Bốn là, thúc đẩy mạnh nguồn cung kỹ năng để bảo đảm thu hút đầu tư FDI thế hệ mới.
Tiến hành chương trình phối hợp quốc gia giữa doanh nghiệp – nhà nước đa chiều, kết hợp nhiều nội dung từ các khóa dạy
nghề ngắn hạn, cải thiện liên kết giữa cơ sở giáo dục – doanh nghiệp, cấp visa dựa trên kỹ năng, tay nghề tới cải cách chương trình
giáo dục dài hạn và FDI trong ngành giáo dục bởi các tổ chức toàn cầu hàng đầu. Chú trọng kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng mềm, lồng
ghép vào tất cả các chương trình đào tạo nghề, đào tạo đại học…
Thu hút các nhân tố có bí quyết kinh doanh, ý tưởng, kỹ năng tới làm việc.
Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng trong nước và thu hút doanh nghiệp và chất xám từ nước ngoài trên cơ sở chiến lược
nghiên cứu và ứng dụng quốc giađồng bộ, kết hợp các ưu đãi để khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng ở các viện nghiên cứu, trường
đại học, khối kinh tế tư nhân và nhà nước, tài trợ khởi nghiệp…
Năm là, giới thiệu môi trường kinh doanh 4.0 phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong kỷ nguyên số.
Cải thiện môi trường kinh doanh cho mọi nhà đầu tư, cung cấp môi trường đầu tư và kinh doanh ưu việt hơn các quốc gia
khác trong khu vực. Áp dụng các giải pháp công nghệ số để giảm thiểu tham nhũng.
Tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và bảo đảm để nhà đầu tư yên tâm bằng cách loại bỏ các chênh lệch và khác biệt giữa Luật
đầu tư Việt nam và cam kết quốc tế theo các IIA, FTA và triển khai cơ chế phản hồi nhà đầu tư có hệ thống.
Cải thiện tác động và hiệu quả đối thoại công tư thông qua xây dựng quan hệ đối tác thực sự và tin tưởng giữa nhà nước và
các lãnh đạo doanh nghiệp để cải thiện chất lượng, tăng cường sự ổn định và đồng bộ trong quy định luật pháp và ưu tiên thực hiện
các cải cách quan trọng.
Sáu là, cải tổ tồn diện khung chính sách ưu đãi hiện hành và cân đối bằng cách chuyển hướng sang ưu đãi dựa trên hiệu
quả.
Tăng cường tác động của ưu đãi bằng cách cân đối khung chính sách ưu đãi hiện hành trên cơ sở cân nhắc các tiêu chí bổ
sung, cạnh tranh trong ASEAN và các mục tiêu thu hút FDI thế hệ mới. Áp dụng khung chính sách ưu đãi linh hoạt, dựa trên hiệu quả.

Cải thiện quy trình quản lý chế độ ưu đãi: cung cấp danh mục điện tử về các chế độ ưu đãi hiện hành cho nhà đầu tư; rà soát
và điều chỉnh các quy trình nộp hồ sơ và phê duyệt ưu đãi để tăng cường hiểu biết và tính minh bạch; triển khai hệ thống GS&ĐG với
sự hỗ trợ của phân tích chi phí, lợi ích tồn diện.
Bảy là, mở cửa thị trường ở những lĩnh vực quan trọng là nền tảng làm nên năng lực cạnh tranh và tăng cường để thu hút
FDI.
Nới lỏng rào cản pháp lý và rào cản thủ tục đối với đầu tư FDI trong các ngành nghề ưu tiên chính để thu hút FDI thế hệ mới
(như nông nghiệp, du lịch, khoa

16


học đời sống, giao thông vận tải, truyền thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ mơi trường, giáo dục, y tế…). Nới lỏng hạn chế về sở hữu
nước ngoài và góp vốn nước ngồi trong các ngành chủ chốt căn cứ trên đánh giá kỹ lưỡng về chi phí, lợi ích trên cơ sở cân nhắc các
mục tiêu phát triển kinh tế.
Giải quyết các rào cản đang cản trở khuyến khích đầu tư FDI, loại bỏ rào cản về cơ cấu dẫn đến đối xử ưu tiên cho doanh
nghiệp nước ngồi và các doanh nghiệp trong nước có quan hệ chính trị, đặc biệt ở những lĩnh vực đầu vào quan trọng như kim loại,
hóa chất, nơng nghiệp và dịch vụ tài chính.
Tám là, áp dụng chính sách về xúc tiến chiến lược đầu tư FDI ra nước ngoài.
Xây dựng chính sách về chiến lược đầu tư FDI ra nước ngồi theo chuẩn thơng lệ quốc tế. Thiết kế các cơng cụ chính sách
và chương trình cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mua công nghệ và bí quyết kinh doanh trong các ngành nghề ưu tiên.
Thực hiện chính sách đầu tư FDI ra nước ngồi chuyển trọng tâm từ chấp thuận chủ trương và phê duyệt đầu tư FDI ra nước
ngoài sang hỗ trợ đầu tư FDI ra nước ngoài của các DN hoạt động trong những ngành nghề ưu tiên. [5, tr.96]

1.3.2.

Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

thế hệ mới
Thu hút vốn FDI vào địa phương, là những hoạt động mang tính chủ quan của địa phương tiếp nhận đầu tư nhằm vận động
các nhà ĐTNN đầu tư vào địa phương, bao gồm nhiều biện pháp và lộ trình phù hợp. Hiện nay, có nhiều phương thức cạnh tranh thu

hút vốn FDI, đòi hỏi các địa phương phải có sự phân tích tình hình và đổi mới sáng tạo các biện pháp xúc tiến, chủ động thu hút FDI.
Nội dung thu hút vốn FDI vào địa phương theo hướng thu hút FDI thế hệ mới bao gồm:
Một là, xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI
Các mục tiêu thu hút vốn FDI vào địa phương, là các cơng việc chính quyền địa phương hướng tới việc thu hút vốn FDI vào
địa phương trong một khoảng thời gian xác định, phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Trước tiên, các
địa phương cần phải thực hiện rà sốt, đánh giá q trình phát triển của địa phương, xác định các ngành mũi nhọn, tham gia vào chuỗi
cung ứng tồn cầu… để từ đó xác định được nhu cầu thu hút vốn FDI. Trong bối cảnh dòng vốn FDI dịch chuyển linh hoạt theo hướng
hội nhập thì các địa phương cần đổi mới tư duy để thu hút và khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho mục tiêu đổi mới mơ
hình tăng trưởng. Đặc biệt, dưới tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, địi hỏi các địa phương phải xây dựng các mục
tiêu thu hút vốn FDI một cách chọn lọc. Các chiến lược, kế hoạch thu hút vốn FDI phải chất lượng, khả thi, phù hợp với bối cảnh thực
tế của địa phương hiện nay.
Hai là, cải thiện môi trường thu hút vốn FDI
Môi trường thu hút vốn FDI có tác động mạnh mẽ đến thu hút vốn FDI. Môi trường hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều nhà
ĐTNN bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Môi trường thu hút vốn FDI bao gồm mơi trường chính trị, mơi trường kinh tế, mơi trường văn hóa
– xã hội và môi trường thông tin. Các yếu tố trên tác động qua lại với nhau và chi phối các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của các nhà ĐTNN.
Mơi trường chính trị cần ổn định, hệ thống pháp luật đầy đủ, đảm bảo an toàn cho các nhà ĐTNN, đảm bảo hiệu lực thực thi
các quan hệ giao kết hợp đồng. Các thể chế chính trị phải đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Các quyết định chính trị của chính quyền địa
phương phải hợp lý với Trung ương.
Mơi trường kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của địa phương và có ảnh hưởng lớn đến thu hút vốn FDI vào địa
phương. Môi trường kinh tế phát triển đồng bộ, các thị trường tài chính, đất đai và lao động cho phép các doanh nghiệp FDI hoạt động
thuận lợi, tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường, hỗ trợ các nhà ĐTNN tiếp cận các nguồn lực địa phương một cách bình đẳng với
các doanh nghiệp khác trong địa phương. Để cải thiện môi trường thu hút vốn FDI, địa phương cần phải giữ vững sự ổn định của các
yếu tố kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Môi trường văn hóa – xã hội đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư, bảo hộ sự cạnh tranh của sản phẩm trong
nước với hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN nhập khẩu nguyên, vật liệu, trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Trong
môi trường xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Cải thiện môi trường xã hội là xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và
chuẩn bị lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng.

17



Mơi trường thơng tin thu hút vốn FDI địi hỏi chính quyền địa phương phải thiết lập được các kênh thông tin thuận lợi cho
trao đổi hai chiều với nhà ĐTNN, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong q trình đầu tư.
Cải thiện mơi trường thu hút vốn FDI nghĩa là thực hiện các hoạt động làm cho các yếu tố của môi trường trở nên hấp dẫn và
thuận lợi hơn đối với các hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN. Để cải thiện môi trường thu hút vốn FDI, địa phương cần xác định được
các hạng mục cần cải thiện trên cơ sở phân tích các ưu hạn chế của môi trường thu hút FDI hiện nay. Các yếu tố môi trường thu hút
vốn FDI cần chú trọng cải thiện là thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, bộ máy quản lý.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư FDI
Xúc tiến đầu tư FDI là nội dung quan trọng trong thu hút vốn FDI vào địa phương nhất là khi các nhà ĐTNN đang tìm hiểu,
thăm dị, lựa chọn địa bàn đầu tư. Xúc tiến đầu tư FDI là các hoạt động đưa những thơng tin hữu ích và có tính thuyết phục về địa
phương tới các nhà ĐTNN mục tiêu, bao gồm các công cụ chủ yếu là quảng cáo, marketing trực tiếp, hội thảo đầu tư, triển lãm thương
mại… để các nhà ĐTNN thấy được tiềm năng, lợi thế, danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư của địa phương nhằm định hướng, kêu gọi
các nhà ĐTNN tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương theo định hướng phát triển của địa phương. Khi địa phương tiến hành xúc tiến
đầu tư FDI thường xuyên, liên tục, hiệu quả sẽ kết nối các nhà ĐTNN với địa phương, cung cấp đầ đủ thơng tin hữu ích cho các nhà
ĐTNN, rút ngắn quá trình tìm hiểu, tạo điều kiện cho nhà ĐTNN nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư, mở rộng quy mô vốn FDI
tại địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh của địaphương trong thu hút vốn FDI. Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư
FDI, đòi hỏi các địa phương cần:

-

Xác định chiến lược xúc tiến đầu tư FDI trả lời được những câu hỏi: lĩnh vực, ngành nghề nào địa phương cần hướng tới

và ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn? Lĩnh vực nào là chủ đạo? Địa bàn ưu tiên tập trung? Công cụ xúc tiến đầu tư nào phù
hợp? Chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư FDI và các nguồn ngân sách? Danh mục cụ thể các dự án cần thu hút vốn FDI?...

- Thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp và tiến hành hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI. Tại địa
phương, có 3 mơ hình cơ quan xúc tiến đầu tư, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi địa phương mà
thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư là một bộ phận của Sở Kế hoạch và đầu tư hay của văn phòng UBND tỉnh hay là một cơ quan hoạt
động độc lập dưới sự giám sát của UBND tỉnh.


-

Xây dựng hình ảnh địa phương cũng như các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư. Đây là bước đầu tiên cần thực hiện khi tiến hành

các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI. Xây dựng hình ảnh địa phương như một địa điểm đầu tư hấp dẫn cần được thiết lập trên cơ sở hợp
lý, tiếp cận và mục tiêu cụ thể để truyền đạt các thông điệp tốt nhất về địa phương tới những nhà ĐTNN.

- Tổ chức đa dạng các hình thức như tổ chức hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, diễn đàn kinh tế, đối thoại, tiếp xúc các
nhà ĐTNN…

-

Thiết lập các kênh thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư để các nhà ĐTNN thấy được tiềm năng, lợi thế, lĩnh vực ưu đãi đầu

tư… của địa phương.

-

Kết hợp xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, tập trung vào các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, xu hướng

thu hút vốn FDI, mơi trường đầu tư…

1.3.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút vốn FDI vào địa phương
*Qui mô và số lượng dự án: Quy mô vốn đăng ký: là tổng số vốn góp bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp, lợi nhuận để lại và
các hình thức vốn khác do nhà đầu tư nước ngoài cam kết đưa vào nước chủ nhà để tiến hành các hoạt động đầu tư trực
tiếp. Vốn đăng ký bao gồm vốn cam kết của nhà ĐTNN theo giấy phép cấp mới và cấp bổ sung. Quy mô vốn thực hiện: là số vốn đầu
tư thực tế do các nhà ĐTNN đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước sở tại, bao gồm chi phí xây dựng các cơng trình, nhà
xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… Quy mơ vốn thực hiện thể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước,
cũng như hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật. Về mặt lý thuyết, vốn FDI thực hiện thường nhỏ hơn vốn FDI đăng ký của dự

án.
*Cơ cấu thu hút vốn FDI: Cơ cấu thu hút vốn FDI: là chỉ tiêu thể hiện sự cân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển
của dòng vốn FDI. Cơ cấu thu hút vốn FDI có thể đựợc phân theo các tiêu chí khác nhau như: đối tác đầu tư, ngành nghề đầu tư, hình
thức đầu tư. Nhóm chỉ tiêu này cho phép đánh giá sự thay đổi về mẫu hình của dịng vốn tại quốc gia tiếp nhận vốn. Theo đối tác đầu

18


tư; các đối tác đầu tư có tiềm năng về lĩnh vực địa phương cần thu hút không? Theo ngành nghề đầu tư- Thu hút vốn FDI vào ngành,
lĩnh vực có phù hợp với quy hoạch tiềm nawg lợi thế của địa phương tiếp nhận FDI khơng? Có phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành của địa phương? Theo hình thức đầu tư: hình thức đầu tư có đa dạng và theo định hướng thu hút của địa phương?
*Tổng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội của địa phương: Tiêu chí này cho biết tỉ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư
xã hội của địa phương. Vốn đầu tư xã hội bao gồm ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn DN, vốn xã hội hóa, vốn nước ngồi. Tỉ trọng
lớn, cho thấy tổng vốn FDI lớn, càng cho thấy hiệu quả của công tác thu hút vốn FDI đã đóng góp tỉ lệ lớn vào tổng đầu tư xã hội của
địa phương.
*Tổng vốn FDI thực hiện so với tổng số vốn FDI đăng ký: Tỷ trọng này càng lớn càng đánh giá đúng thực chất hiệu quả của
hoạt động FDI, cho thấy vốn FDI thực sự được sử dụng trong quá trình thực hiện đầu tư ở địa phương. Đồng thời, vốn thực hiện cũng
cho thấy niềm tin của các nhà ĐTNN vào mơi trường kinh doanh của địa phương. Tiêu chí này cho phép đánh giá rõ ràng và chi tiết
hiệu quả của quá trình thu hút vốn FDI vào địa phương vì số vốn FDI thực hiện mới là số vốn FDI thực tế được sử dụng trong đầu tư,
sản xuất kinh doanh của các nhà ĐTNN.
*Đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Thông qua tỷ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp của khu vực FDI so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương và tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực FDI so với
giá trị sản xuất của toàn địa phương.

1.3.4. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào địa phương
*Các nhân tố bên ngồi
Một là, mơi trường chính trị. Chính trị ổn định sẽ tạo sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà ĐTNN.
Chính trị khơng ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển khơng nhất qn và chính sách bất ổn định. Hệ thống pháp luật thơng thống,
đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế là cơ sở tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút FDI. Hệ thống chính sách kinh tế liên
quan đến ĐTNN như chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính sách quản lý ngoại tệ, chính sách thương mại, chính

sách ưu đãi tài chính, chính sách ưu đãi thuế… là điều kiện quan trọng để thu hút FDI. Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT-XH
của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút vốn FDI vào địa phương.
Hai là, môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, có tác động trực tiếp, tạo
điều kiện hoặc cản trở việc thu hút vốn của các nhà ĐTNN. Môi trường kinh tế thể hiện qua tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP, hệ thống tài chính… Tăng trưởng kinh tế cao, bền vững tạo môi trường đầu tư thuận
lợi, thu hút vốn FDI. Quy mô thị trường càng rộng lớn càng hấp dẫn các nhà ĐTNN. Nguồn nhân lực và chi phí lao động là lợi thế
cạnh tranh để thu hút các nhà ĐTNN. Chất lượng lao động có ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ
thống năng lượng, cấp thốt nước, mạng lưới giao thơng, thơng tin liên lạc, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, đến tốc độ chu chuyển đồng vốn, tác động đến quyết định đầu tư của các nhà ĐTNN.
Ba là, điều kiện văn hóa – xã hội. Bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ,
hệ thống giáo dục… có tác động đến việc thu hút vốn FDI. Ngơn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lượng lao động, có đáp ứng được nhu cầu của DN hay khơng, từ đó
ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào những lĩnh vực nhất định. Phong tục tập quán, kỷ luật lao động… phản ánh chất lượng lao
động.
*Các nhân tố bên trong
Một là, vị trí địa lý. Lợi thế so sánh về địa hình, vị trí, khoảng cách của địa phương so với các khu kinh tế khác có ảnh
hưởng rất lớn đến thu hút vốn FDI. Điều kiện tự nhiên của địa phương quy định các ngành, lĩnh vực mà địa phương có thể thu hút vốn
FDI. Điều kiện tự nhiên của địa phương có thể tác động đến nhà ĐTNN.
Hai là, sự phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung
cấp năng lượng, cấp thốt nước, các cơng trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay… Nếu cơ sở hạ tầng
của địa phương yếu kém thì địa phương khó có thể thu hút được vốn FDI, đặc biệt là các dự án FDI có thị trường tiêu thụ hàng hóa
lớn, yêu cầu nguồn cung đầu vào đa dạng, khối lượng lớn. Nếu địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hồn thiện thì sẽ thu
hút vốn FDI mạnh hơn.
Ba là, thể chế, thủ tục hành chính liên quan đến FDI của địa phương. Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ sẽ tăng sức hút

19


của môi trường đầu tư đối với các nhà ĐTNN. Nếu thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà, địa phương sẽ không thu hút được các nhà
ĐTNN.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Nhân lực có trình độ cao, chi phí nhân cơng rẻ là yếu tố hấp dẫn các nhà
ĐTNN. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh của địa phương đối với các nhà ĐTNN vào lĩnh vực có hàm lượng cơng nghệ
cao. Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương là điều kiện tác động tới các nhà ĐTNN khi tiến hành kinh doanh.

1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phương và bài học rút ra cho thành phố Hải Phòng
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số địa phương
*Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh [6, tr.68]
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến 20/8/2018, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước
trong thu hút vốn FDI với 45,3 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh ln tạo sự đột phá trong nâng cao
chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh với các giải pháp:

- Xây dựng và ban hành chủ trương thu hút vốn FDI cho từng giai đoạn phát triển kinh tế của thành phố, phù hợp với định
hướng, quy hoạch phát triển của đất nước. Định hướng, chủ trương thu hút vốn FDI của thành phố khuyến khích thu hút các nhà đầu
tư nước ngồi vào đầu tư 9 nhóm ngành dịch vụ là tài chính - ngân hàng – bảo hiểm; thương mại; du lịch; dịch vụ vận tải, cảng và kho
bãi; bưu chính, viễn thơng, thơng tin và truyền thơng; kinh doanh tài sản, bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học, công nghệ; Y tế; giáo
dục – đào tạo và 4 ngành cơng nghiệp trọng điểm là cơ khí; điện tử - cơng nghệ thơng tin; hóa dược – cao su và chế biến tinh lương
thực, thực phẩm.

- Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thông minh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Xây dựng thành phố có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng,
hiệu quả, đảm bảo mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ…

-

Tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thu hút vốn FDI, cải thiện mơi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính,

áp dụng cơng nghệ thơng tin và đẩy mạnh đăng ký đầu tư điện tử. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn FDI. 5) Chủ động hội nhập
quốc tế, chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, có thế mạnh về những lĩnh vực mà thành phố hướng đến. Triển khai nhiều
chương trình xúc tiến đầu tư phù hợp với thế mạnh, đặc trưng.
*Kinh nghiệm của Hà Nội [6, tr.58]

Hà Nội là thủ đô và là một trong những địa phương dẫn đầu trong cả nước về thu hút vốn FDI. Trong 3 năm từ 2016-2018,
Hà Nội thu hút được 14 tỷ USD vốn FDI. Riêng năm 2018, thu hút được 7,5 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2017. Kinh nghiệm
thu hút vốn FDI của Hà Nội chú trọng vào:

-

Xác định đúng vai trò, xu hướng của FDI theo từng giai đoạn phát triển, nắm bắt thời cơ để ban hành các chủ trương,

đường lối đúng đắn.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút vốn FDI trên địa bàn.
- Coi trọng công tác quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo
quỹ đất sạch phục vụ thu hút vốn FDI phát triển các ngành nghề công nghiệp, công nghiệp cao.

-

Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phát triển mạng lưới các nhà cung ứng trong nước, phát triển trình độ kỹ

thuật và thị trường lao động có kỹ năng, trình độ cao, coi trọng quảng bá môi trường đầu tư.

-

Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính, cắt giảm, phối hợp liên thơng các thủ tục hành chính, tạo tính minh

bạch, lành mạnh và cơng bằng.

-

Đổi mới cơng tác xúc tiến theo hướng nâng cao năng lực của cán bộ xúc tiến, phương thức thực hiện chuyên nghiệp, tăng


cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp…

20


*Kinh nghiệm của Đà Nẵng [45]
Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trị hạt nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động
lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2016, Đà Nẵng thu hút được 447 dự án có vốn FDI, với tổng
vốn đăng ký đạt hơn 3,768 tỷ USD. Năm 2017, 111,9 triệu USD là tổng vốn FDI thu hút được trên địa bàn thành phố, tăng 6,5 lần so
với năm 2016. Năm 2018, tổng vốn FDI đăng ký đạt 153,6 triệu USD. Riêng quý 1 năm 2019, Đà Nẵng thu hút được 507,033 triệu
USD vốn FDI, tăng trưởng đột biến, cao hơn gấp 3 lần so với cả năm 2018. Để có được kết quả thu hút vốn FDI tăng trưởng như vậy,
Đà Nẵng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: 1) Phát huy thế mạnh kinh tế biển trong thu hút vốn FDI trong đó chú trọng hồn thiện
mơi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến thủ tục đầu tư. Phát triển kết cấu hạ
tầng đô thị biển đồng bộ và hiện đại, ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng cảng biển để trở thành cửa ngõ quốc tế của vùng miền Trung –
Tây Nguyên.

2) Ưu đãi hỗ trợ đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp. Đà Nẵng thiết lập các kênh hỗ trợ, cung cấp và giải đáp cho nhà đầu tư thông
tin về thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư vào thành phố. Xúc tiến và triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư. 3) Đẩy
mạnh xúc tiến và quảng bá. Đà Nẵng tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của
thành phố đến DN trong và ngoài nước; tăng cường quảng bá hình ảnh Đà Nẵng qua truyền thơng, khuếch trương hình hảnh đến các
thị trường du lịch quốc tế trên nền tảng các danh hiệu giải thưởng.

1.4.2. Bài học về thu hút vốn FDI rút ra cho thành phố Hải Phòng
Một là, định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố cũng như định
hướng thu hút vốn FDI. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của thành phố phải phù hợp với các điều kiện của thành phố, đảm
bảo phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN tiếp cận
thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư.
Hai là, rà soát các ngành kinh tế ưu tiên phát triển và ngành công nghiệp chủ lực cho định hướng thúc đẩy hoạt động xúc
tiến, thu hút vốn FDI. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để huy động và sử dụng hiệu quả vốn FDI theo hướng tăng trưởng theo
chiều sâu, phù hợp với lợi thế so sánh của từng ngành kinh tế. Từ đó, xây dựng chiến lược lựa chọn nhà ĐTNN có tiềm lực về tài

chính, cơng nghệ.
Ba là, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tạo sự hấp dẫn các nhà ĐTNN và nâng cao chất lượng cơng tác
quy hoạch. Hiện đại hóa, mở rộng cơsở hạ tầng, kỹ thuật tăng sự hấp dẫn môi trường đầu tư, tăng thu hút thêm vốn FDI và giữ chân
các nhà ĐTNN đang đầu tư vào thành phố.
Bốn là, cải cách thủ tục hành chính để loại bỏ các thủ tục rườm rà, giảm chi phí cho các nhà ĐTNN vừa đảm bảo phù hợp
với các quy định chung của Nhà nước. Xây dựng chính phủ điện tử, thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhằm tạo điều kiện tối đa về
thủ tục hành chính cho nhà ĐTNN. Cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đảm bảo thông tin đến các nhà ĐTNN một cách
thuận lợi nhất.
Năm là, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI. Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm: dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong
thực hiện các thủ tục hành chính, cung cấp thơng tin, tư vấn pháp luật, các hỗ trợ để các DN, nhà ĐTNN có thể tiếp cận các dịch vụ tài
chính, kho bãi, vận tải, dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép…
Sáu là, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Hình thành các danh mục, dự án gọi vốn FDI và tiến hành xúc tiến đầu tư theo lộ trình phù
hợp. Tăng cường đối thoại giữa chính quyền thành phố, các hiệp hội và các nhà ĐTNN để trao đổi chính sách ưu đãi và tiếp thu các
kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách của thành phố.
Bảy là, phát triển nguồn nhân lực và coi trọng bảo vệ môi trường. Thành phố cần coi trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo kỹ
năng cho người lao động, phát triển hệ thống trường dạy nghề để đào tạo và cung ứng lao động cho các DN đảm bảo về số lượng và
chất lượng. Các dự án FDI phải gắn chặt với vấn đề bảo vệ môi trường.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tác giả tìm hiểu, trình bày và hệ thống hóa những vấn đề: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào địa phương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài thế hệ mới. Tác giả đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và

21


rút ra các bài học cho thành phố Hải Phòng. Chương 1 chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại thành phố
Hải Phịng giai đoạn 2014-2018 sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.

22



Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

2.1.

Khái qt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hải phịng

2.1.1. Vị trí địa lý và tài ngun thiên nhiên
Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 7 quận là Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn,
Kiến An, Hải An và 6 huyện ngoại thành là Thủy Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và 2 huyện đảo Cát hải
và Bạch Long Vĩ với tổng cộng 223 xã, phường và thị trấn.
Về vị trí địa lý, Hải Phịng là thành phố ven biển, nằm phía đơng miền dun hải Bắc Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 102 km, phía
bắc và đơng bắc giáp Quảng Ninh, phía tây bắc giáp Hải Dương, phía tây nam giáp Thái Bình và phía đơng là bờ biển chạy dài theo
hướng tây bắc – đông nam từ phía đơng đảo Cát Hải đến cửa sơng Thái Bình.
Về tài ngun thiên nhiên

-

Tài ngun rừng: Hải Phịng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sơng Thái Bình và nằm ven

biển, tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu
rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, mng thú quí hiếm; đặc biệt là
Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà. Hải Phịng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương
Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khống ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại
(Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn;
nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng
bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.

-


Tài nguyên biển: Bờ biển dài trên 125 km, có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo

Bạch Long Vĩ. Biển Hải Phịng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tài ngun
biển với gần 1.000 lồi tơm, cá và hàng chục lồi rong biển có giá trị kinh tế cao. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi
triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng ni trồng thuỷ sản nước mặn và nước
lợ có giá trị kinh tế cao.

- Tài nguyên du lịch: huyện đảo Cát Bà có hơn 300 hịn đảo lớn nhỏ đan xen những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh, có
rừng quốc gia được Unessco cơng nhận là khu dự trữ sinh quyển năm 2004. Vị trí địa lý nằm sát và gắn liền với vịnh Hạ Long nên Cát
Bà thu hút khách du lịch. Bãi biển Đồ Sơn có khí hậu mát mẻ cũng là khu du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Số liệu Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh các năm 2014-2018 của thành phố Hải Phịng cho
thấy tình hình phát triển KT-XH của Hải Phòng các năm 2014-2018 như sau:
Năm 2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,53% so với năm 2013. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 12% so
với năm 2013. Thu ngân sách nhà nước đạt 46.448,3 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm 2013. Thu hút vốn FDI đạt 1,1 tỷ USD. [33]
Năm 2015, GDP tăng 10,17% so với 2014. IIP tăng 16,52%, một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như sản xuất sản phẩm
điện tử dân dụng, sản xuất lốp xe ô tô, sản xuất máy móc và thiết bị văn phịng, sản xuất dây, cáp điện. Hải Phòng tổ chức khánh thành
tổ hợp cơng nghệ của Tập đồn LG Electronics giai đoạn I và nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp. Thu ngân sách nhà nước
55.032 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2014. Thu hút vốn FDI tính đến ngày 31/10/2015 đạt 700,37 triệu USD. [34]

23


Năm 2016, GDP ước đạt 105.584 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2015. IIP tăng 17,02% so với năm 2015 trong đó có một số
ngành có tốc độ tăng trưởng cao như sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, may trang phục, sản xuất xà
phòng, chất tẩy rửa. Thu ngân sách nhà nước 62.640,2 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015. Thu hút vốn FDI đạt 2,9 tỷ USD, tăng
228,5% so với năm 2015. [35]
Năm 2017, GDP tăng 14,01% so với năm 2016. IIP tăng 21,6%. Thu ngân sách nhà nước 71.700,3 tỷ đồng, tăng 20,68% so

với năm 2017. Kinh tế thành phố chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, tăng trưởng hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, ngày càng có nhiều tập
đồn lớn đến đầu tư với cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. [36]
Năm 2018, GDP tăng 16,25% so với năm 2017, gấp 2,4 lần bình quân chung cả nước, phản ánh sự phát triển đột phá của nền
kinh tế thành phố. IIP tăng 25,01%. Thu hút vốn FDI có sự tăng trưởng đột phá, cuối năm 2018, Hải Phịng có 580 dự án FDI cịn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký trên 15,7 tỷ USD đến từ nhà đầu tư của 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. [37]

2.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
*Hạ tầng giao thơng: Hải Phịng có đầy đủ 5 phương thức vận tải gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển
và đường thủy nội địa.

- Về đường bộ: thông qua các tuyến đường huyết mạch (quốc lộ 5, 10, 37) và các tuyến đường cao tốc kết nối Hà Nội – Hải
Phòng, các địa phương ven biển Quảng Ninh – Hải Phịng – Ninh Bình, cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Vai trò kết nối của Hải Phòng
nâng cao khi cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện đi vào sử dụng năm 2017. Đây là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, có bề rộng
29,5m với 4 làn xe, tốc độ cho phép 80km/giờ. Tuyến cầu đường đã đáp ứng yêu cầu khai thác và vận hành cảng cửa ngõ quốc tế Hải
Phòng đồng thời giảm chi phí và thời gian đi lại, kích thích phát triển cơng nghiệp vùng ven biển Hải Phịng và các tỉnh lân cận.

-

Về đường biển: hệ thống cảng gồm 38 cảng thương mại trong đó cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện – cảng trọng điểm

của quốc gia đã đi vào khai thác, vậnhành từ tháng 5/2018 có khả năng đón tàu trọng tải 100.000 DWT, khả năng tiếp nhận gần
900.000 TEU /năm, đảm đương vai trò cảng cửa ngõ của khu vực phía bắc, khu vực phía tây nam Trung quốc, giảm thiểu thời gian
chuyển tải các cảng như Singapore, Hồng Kơng và có thể đưa hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực miền bắc đi thẳng tới thị trường
châu Âu, châu Mỹ. Cảng Hải Phịng có quy mô 20 bến/3.239m cho tàu 10.0 DWT, công suất 16 triệu tấn/năm. Cảng Đình Vũ có quy
mơ 6 bến/996m, cho tàu 20.000 DWT, công suất 3-4 triệu tấn/năm.

-

Về đường thủy nội địa: Hải Phịng có hơn 400 km đường thủy nội địa với 50 bến thủy nội địa, 6 bến phà, 3 cầu phao bắc


qua sông và nhiều cửa sông lớn.

- Về đường hàng không: cảng hàng không quốc tế Cát Bi được nâng cấp theo tiêu chuẩn sân bay hiện đại cấp 4E đã mở ra
tương lai phát triển mới cho Hải Phòng và vùng duyên hải Bắc Bộ. Hiện nay, sân bay Cát Bi đang khai thác các tuyến bay nội địa hàng
ngày đi các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Đà Lạt, Phú Quốc và có các chuyến bay kết nối với các nước
Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc với quy mô giai đoạn 2015-2025 là 2 triệu hành khách/năm, sân đỗ 8 máy bay, giai
đoạn sau năm 2025 là 8 triệu hành khách /năm, sân đỗ 16 máy bay.

-

Về đường sắt: Hải Phịng có 01 ga đường sắt quốc gia, 01 tuyến đường sắt quốc tế Hải Phòng – Hà Nội nối tiếp với các

tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai
– Vân Nam (Trung Quốc), Hà Nội – Lạng Sơn – Quảng Tây (Trung quốc) và đường sắt Bắc Nam.
*Hạ tầng khu kinh tế: Các khu cơng nghiệp, khu kinh tế ở Hải Phịng tạo thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ,
có giá trị sử dụng lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng của tồn thành phố, tạo ra các giá trị sản xuất công nghiệp và
giá trị xuất khẩu lớn. Hiện nay, Hải Phòng quy hoạch phát triển 19 khu cơng nghiệp trong đó có các khu cơng nghiệp và cụm cơng
nghiệp hoạt động hiệu quả như: Numora, Đình vũ, Tràng Duệ… Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu
cơng nghiệp, khu kinh tế đã có, phát triển các khu,

24


cụm cơng nghiệp chun ngành, có tính liên kết theo chuỗi sản xuất, thành phố tiếp tục chuẩn bị mặt bằng sạch tại khu cơng nghiệp
VSIP để chào đón, thu hút các nhà ĐTNN mới.
*Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính, viễn thơng, hệ thống dịch vụ cho người nước ngoài với hàng loạt các phương tiện,
trang thiết bị hiện đại, đa dạng đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao, đảm bảo các tiện ích sử dụng và phục vụ khách hàng, các
nhà đầu tư kinh doanh và sinh sống tại Hải Phòng. Các hoạt động của chính quyền thành phố và các cơ quan nhà nước được công khai,
minh bạch trên các cổng thông tin điện tử.
*Hệ thống cung cấp nước và năng lượng điện: Từ các dự án cấp nước và vay vốn ODA của Phần Lan và Ngân hàng thế

giới, Hải Phòng trang bị hệ thống cung cấp nước sạch tốt nhất Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng. Nguồn cung cấp điện năng từ mạng lưới quốc gia, Hải Phịng đồng thời có một số nhà máy cung cấp điện luôn đảm bảo cung
cấp đầy đủ điện năng cho sản xuất và tiêu dùng của tồn thành phố Hải Phịng.

2.1.4. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Theo Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm 2014 - 2018 của Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, các năm 2014 - 2018 Hải Phòng lần lượt
58,25; 58,65; 60,10; 65,15 và 64,48 điểm, tương đương các vị trí thứ 34/63; 28/63; 21/63; 9/63; và 16/63 tỉnh, thành trong Bảng xếp
hạng. Năm 2014, chỉ số PCI của Hải Phịng xếp loại trung bình, các năm 2015-2018, xếp loại khá. [1] Năm 2017 Hải Phòng xuất hiện
trong Top 10 PCI cả nước và dẫn đầu chỉ số thành phần Đào tạo lao động, lĩnh vực mà thành phố ln duy trì được điểm số cao trong
5 năm trở lại đây. Từ năm 2016 trở lại đây, Hải Phòng đã thường xuyên tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với các DN nhằm
hướng dẫn, giải đáp cơ chế, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng kinh doanh. Kết quả điều tra PCI 2017 cho thấy có 80% DN hài
lịng với phản hồi, giải đáp của các cơ quan của thành phố. [1]
Có thể nói, các năm 2014-2018, Hải Phịng đã có những bước tiến vượt bậc về KT-XH, trở thành địa phương luôn đi đầu
trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu đã vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV Đảng
bộ thành phố đề ra cho năm 2020. Tiềm lực kinh tế của thành phố đã được tăng cường, kết cấu hạ tầng KT-XH đang từng bước được
hiện đại hóa.

2.2.

Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018

2.2.1. Xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào thành phố
Nhu cầu và khả năng thu hút vốn FDI của Hải Phòng rất lớn, lãnh đạo thành phố chủ trương khai thác tối đa mọi nguồn lực
trong và ngoài nước để gia tăng tốc độ tăng trưởng KT-XH. Tuy nhiên, Hải Phịng xác định rõ quan điểm khơng thu hút vốn FDI bằng
mọi giá. Mục tiêu thu hút vốn FDI vào thành phố được xây dựng tập trung vào các nội dung:

-

Thu hút vốn FDI có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng như: công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,


năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích mạnh mẽ các DN FDI đầu tư
vào các lĩnh vực trên và ưu tiên các DN FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Tiếp tục kêu gọi thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời
với việc thực hiện các biện pháp tích tụ ruộng đất lớn hơn có thể áp dụng được cơng nghệ cao cũng như cơ giới hóa; xây dựng cơ sở
hạ tầng cho các vùng nông thôn thuận tiện cho việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

-

Ưu tiên thu hút các dự án FDI sản xuất công nghiệp vào đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, có hạ tầng kỹ

thuật đồng bộ nhằm đảm bảo yêu cầu về kiểm soát tác động tiêu cực đến môi trường. Không tiếp nhận hoặc hạn chế tối đa những dự
án FDI sử dụng cơng nghệ thấp, có khả năng tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, sinh thái.

25


×