Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kinh tế phát triển;

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.04 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI ĐẦU VÀO CAO HỌC
NGÀNH: Kinh tế phát triển
MƠN THI: Kinh tế vĩ mơ
Mục tiêu
Đề cương nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Kinh tế Vĩ mơ đã được
học trong chương trình đại học cho học viên muốn thi vào chương trình cao học
ngành Kinh tế Phát triển của trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN. Những kiến thức này
không chỉ nhằm đánh giá cho kỳ thi tuyển mà còn giúp học viên sau khi trúng
tuyển có thể tiếp tục sử dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Nội dung
Nội dung cơ bản nhất của môn học Kinh tế Vĩ mô là nghiên cứu hành vi của
nền kinh tế hay cơ chế của nền kinh tế thị trường trong phân bổ nguồn lực có hạn
quyết định sản lượng việc làm và các biến số khác. Những nội dung này sẽ được
thể hiện qua các phần sau:
1. Khối kiến thức chung
1.1. Đối tượng của kinh tế học và phương pháp nghiên cứu
1.2. Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô:
1.2.1. Đo lường kết quả hoạt động kinh tế - Tổng sản phầm trong nước (GDP):
gồm những nội dung như khái niệm, phương pháp tính và ý nghĩa
1.2.2. Đo lường chi phí sinh hoạt – chỉ số giá tiêu dùng CPI: Khái niệm, cách tính
chỉ số và vấn đề lạm phát.
1.2.3. Đo lường thất nghiệp: khái niệm, cách tính và ý nghĩa của chỉ tiêu này.
2. Nền kinh tế trong dài hạn
2.1. Sản xuất và tăng trưởng: Sản xuất, tăng trưởng và yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
2.2. Thị trường tài chính: Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, hoạt động thị


trường tài chính và chính sách tài chính.
2.3. Tiền tệ và thị trường tiền tệ: Bản chất của tiền, hệ thống ngân hàng, cung cầu
tiền tệ và chính sách tiền tệ.


2.4. Thị trường lao động: Cơ chế vận hành của thị trường và các loại hình thất
nghiệp
2.5. Nền kinh tế mở: Sự dịch chuyền của hàng hóa và vốn quốc tế, mơ hình nền
kinh tế mở, tỷ giá hối đối và thị trường ngoại hối
3. Nền kinh tế trong ngắn hạn
3.1. Mơ hình tổng cung- tổng cầu: Tồng cung, tổng cầu, chính sách kinh tế trong
điều kiện biến động của nền kinh tế.
3.2. Tổng cầu của nền kinh tế: Mô hình tổng chi tiêu dự kiến trong nền kinh tế giản
đơn, nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở, vận dụng chính sách tài chính và tiền tệ.
Khi ơn tập học viên cần nắm được nội dung trên để: (i) trả lời các câu hỏi có
tính chất tình huống thực tế gắn với các nội dung trên; (ii) giải các bài tập với các
yêu cầu gắn với các nội dung trên
Đây là những kiến thức chủ yếu đã được học trong chương trình của các
trường đại học Kinh tế và là kiến thức nền để học các môn học khác vì vậy sẽ phù
hợp với việc sử dụng để kiểm tra kiến thức đầu vào.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Quang Bình, Giáo trình Kinh tế vĩ mơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
2. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Kinh tế học, Nxb. Thống kê,
Hà Nội, 2007.
3. Dương Tấn Nghiệp, Giáo trình Kinh tế vĩ mơ, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1996.
4. Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Kinh tế vĩ mơ, Nxb. Thống kê, Hà Nội,
1998.
5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Những nguyên lý của Kinh tế học, Nxb. Lao
động, Hà Nội, 2004.
6. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: Nguyên lý Kinh tế vĩ mô, Nxb. Lao

động - Xã hội, 2005.


MÔN THI: Kinh tế phát triển
Mục tiêu
Đề cương nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Kinh tế Phát triển đã
được học trong chương trình đại học cho những ai có nhu cầu thi vào chương trình
cao học chun ngành Kinh tế Phát triển của Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN.
Những kiến thức này sẽ còn tiếp tục sử dụng, phát triển và nâng cao hơn nữa trong
quá trình học tập, nghiên cứu của học viên cao học.
Nội dung
Nội dung cơ bản nhất của môn học Kinh tế Phát triển tập trung vào nghiên
cứu cách thức phát triển kinh tế, nguồn lực cho phát triển và giải quyết các vấn đề
xã hội trong quá trình phát triển.
Những nội dung này sẽ được thể hiện qua các phần sau:
1. Khối kiến thức lý luận về phát triển
1.1. Tăng trưởng kinh tế: Khái niệm và đo lường tăng trưởng, các mô hình tăng
trưởng kinh tế;
1.2. Phát triển kinh tế: Khái niệm, hệ thống chi tiêu phản ánh và các giai đoạn phát
triển kinh tế
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Khái niệm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành; các mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành;
2. Các nguồn lực cho phát triển
2.1. Nguồn lao động: Khái niệm, vài trò của nguồn lao động với phát triển, đặc
điểm của nguồn lao động ở các nước đang phát triển; cơ cấu thị trương lao động ở
các nước đang phát triển và đo lường việc làm trong nền kinh tế
2.2. Vốn với phát triển: Vai trò của vốn với phát triển, phân loại vốn vật chất và
vốn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư cho phát triển.



2.3. Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển: Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên,
vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế, thị trường một số tài
nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên bền vững
2.4. Công nghệ với phát triển: Bản chất của công nghệ, Vai trị của cơng nghệ với
phát triển kinh tế; Những hình thức để có cơng nghệ mới; Đổi mới cơng nghệ với
phát triển kinh tế
3. Vấn đề xã hội trong phát triển kinh tế
3.1. Phát triển và phúc lợi con người: Phân phối thu nhập; Đánh giá tình trạng bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập; Các lý thuyết về sự bất bình đẳng và nghèo
khổ.
3.2. Giáo dục và phát triển kinh tế: Tình hình giáo dục ở các nước đang phát triển;
Kinh tế học về giáo dục và mối quan hệ giáo dục và phát triển
3.3. Sức khỏe và phát triển: Sức khỏe và nhân tố xác định mức cải thiện sức khoẻ;
Vấn đề dinh dưỡng ở các nước đang phát triển; Sức khoẻ, thu nhập và tăng trưởng;
Sức khỏe với việc bảo vệ môi trường
Khi ôn tập học viên cần nắm được nội dung trên để: (i) trả lời các câu hỏi hỏi
tự luận gắn với tình huống thực tế của Việt Nam; (ii) giải các bài tập liên quan tới
tình tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiết kiệm, hiệu quả đầu
tư, lao động việc làm…. Các bài tập này sẽ gắn với lý thuyết trên.
Đây là những kiến thức chủ yếu đã được học trong chương trình của các
trường đại học Kinh tế và là kiến thức nền để học các môn học khác vì vậy sẽ phù
hợp với việc sử dụng để kiểm tra kiến thức đầu vào.
Tài liệu tham khảo
7. Bùi Quang Bình, Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010
8. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×