Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lô gic hình thức và lôgic biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.2 KB, 14 trang )

1
Mối quan hệ giữa lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng.
Ý nghĩa đối với việc phát triển tư duy cho học viên đào tạo sau đại học.
Lôgic học là môn khoa học xuất hiện từ rất sớm (từ thời cổ đại), đã
trải qua một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử.Chính trong q trình
hình thành và phát triển đó khái niệm lơgic học cũng dần dần có thay đổi,
nhưng khái niệm được xem là khoa học nhất cho rằng: Lôgic học là khoa
học nghiên cứu những qui luật và hình thức của tư duy trong tính tất yếu
của nó để nhận thức của con người đạt đến chân lý.Như vậy, lơgic học đóng
vai trị quan trọng trong phát triển tư duy của con người cũng như quá trình
nhận thức hiện thực khách quan.
Lơgic học có vai trị quan trọng trong nhận thức. Do vậy, con người đã
sớm xây dựng và không ngừng bổ sung môn khoa học lôgic, nhờ đó mà
khơng ngừng nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, làm cho nhận thức của con
người ngày càng đúng đắn, suy nghĩ của con người ngày càng chính xác, tư
duy ngày càng đi sâu vào sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, tìm ra
quy luật vận động, phát triển của nó và hoạt động của con người ngày càng
có hiệu quả cao.
Đồng thời, cuộc sống hiện đại đang đặt ra nhiều vấn đề rất phức tạp,
buộc chúng ta phải tìm lời giải đáp. Điều đó địi hỏi mỗi người phải có một
khả năng tư duy chính xác, độc lập, sáng tạo. Trong mọi trường hợp, khơng
vì bế tắc do “suy nghĩ chưa chín” mà rơi vào sai lầm, dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng. Điều này có ý nghĩa với tất cả mọi người, nhất là đối với học
viên sau đại học- những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng
quân đội những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Hoạt động của tư duy, của nhận thức luôn gắn chặt với hoạt động sống
của con người, gắn chặt với những nhu cầu và lợi ích thiết thực của mỗi cá


2
nhân. Trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây


dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cùng với các
ngành khoa học khác, Lơgic học có vai trị ngày càng tăng. Lơgic học đang
góp phần tạo nên “hạt nhân” trí tuệ nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn lực con người cho cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.
Cùng với sự phát triển của các khoa học nói chung, Lơgic học ngày
càng phát triển và có tác động tích cực đến q trình phát triển của các khoa
học khác.Đồng thời, Lơgic học bản thân nó cũng chịu sự tác động, phụ thuộc
vào quá trình phát riển của các khoa học khác, đặc biệt là triết học.Với tư
cách là khoa học về tư duy và khoa học đúng đắn, trong lịch sử của mình,
lơgic cũng được phân chia thành nhiều hình thức, phương pháp tiếp cận khác
nhau. Lơgic có thể xem xét tư duy trong các giai đoạn, quá trình vận động
phát triển của các sự vật hiện tượng, xem xét tư duy có q trình phát sinh,
phát triển. Tức là, nghiên cứu tính biện chứng trong mọi q trình, hình thức
của tư duy và các quy luật chi phối đến các hình thức ấy, chỉ ra bản chất vận
động của tư duy một cách sâu sắc trong quá trình phản ánh đối tượng ở trạng
thái hiện thực - tức là tồn tại trong q trình chuyển hóa về chất của chúng;
sự vật là nó vừa khơng phải là nó. Phương pháp đó là thuộc về lơgic biện
chứng.
Mặt khác, lơgic học lại nghiên cứu tư duy với tư cách là một hệ thống
phản ánh đã được định hình mà khơng tính tới q trình hình thành, phát
triển của nó. Tức là chỉ nghiên cứu hình thức của tư duy và phương thức liên
kết các hình thức của tư duy trong sự phản ánh đối tượng đã tồn tại ở những
phẩm chất xác định về chất, chứ khơng tính tới q trình chuyển hóa về chất
của các đối tượng; sự vật nó là nó. Phương pháp, hình thức đó thuộc về
chun nghành nghiên cứu của lơgic hình thức. Vậy lơgíc hình thức và lơgíc


3
biện chứng là gì?Chúng có mối quan hệ với nhau ra sao trong quá trình

nghiên cứu, khám phá ra những quy luật, quy tắc và hình thức của tư duy?
Và cơ sở của mối quan hệ giữa hai môn khoa học này là gì?
Trước hết, về Lơgíc hình thức: Đây là một trong những bộ môn khoa
học lâu đời nhất, nó ra đời cùng với tên tuổi của nhà bách khoa của thế giới
Hi lạp cổ đại - Aristôt (384 - 322 Tr.CN).Lơgíc hình thức là mơn khoa học
nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy lơgíc (tức là tư duy đúng
đắn, chính xác), bảo đảm tính xác định, chặt chẽ và nhất quán của tư duy.
Còn lơgíc biện chứng được hình thành với tư cách là một môn khoa học mới
xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX trong tác phẩm “Lơgíc học” của nhà triết
học duy tâm người Đức -V.Ph.Hêghen(1770 - 1831). Tư tưởng về biện
chứng duy tâm của V.Ph.Hêghen sau này đã được C.Mác, V.I.Lênin, phê
phán, cải tạo, bổ sung và nâng lên một tầm cao mới. Lơgíc biện chứng là
mơn khoa học nghiên cứu các quy luật, quy tắc và hình thức của tư duy biện
chứng.Đồng thời lôgic biện chứng, không bác bỏ lơgic hình thức, mà chỉ
vạch ra ranh giới của nó, coi nó như một hình thức cần thiết, nhưng khơng
đầy đủ của tư duy lơgic.Trong lơgic hình thức học thuyết về tồn tại và học
thuyết về sự phản ánh trong ý thức liên quan chặt chẽ với nhau, lôgic biện
chứng là lơgic có tính chất nội dung.
Như vậy, cả Lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng đều là những mơn
khoa học nghiên cứu về tư duy (quy luật, hình thức và phương pháp của tư
duy); do vậy, chúng có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, vấn đề về mối quan hệ giữa lơgíc hình thức và lơgíc biện
chứng cho đến nay vẫn cịn có sự tranh luận và chưa đi đến thống nhất trong
giới nghiên cứu.Như TS. Tô Duy Hợp trong bài “Về mối quan hệ qua lại
giữa lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức” đã viết: “Ba mươi năm trở lại đây,
vấn đề quan hệ qua lại giữa lơgíc biện chứng duy vật và lơgíc hình thức hiện


4
đại là một trong những vấn đề đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa hai thế giới

quan và phương pháp luận triết học của hai hệ tư tưởng đối lập chủ yếu của
thời đại: hệ tư tưởng Mác - Lênin và hệ tư tưởng tư sản hiện đại. Cũng như
bất kỳ một vấn đề đấu tranh tư tưởng nào khác, vấn đề quan hệ qua lại giữa
lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức càng ngày càng trở nên tinh vi và phức
tạp vì nó đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay trong nội bộ giới mác xít”.Mặc
dù vậy, dưới góc độ duy vật biện chứng, chúng ta khẳng định rằng, lơgíc
biện chứng và lơgíc hình thức ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống
nhất với nhau (nhưng khơng đồng nhất).Khi đề cập đến mối quan hệ giữa
lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng, Ph.Ăngghen đã có lối nói ẩn dụ nhưng
cũng rất xác thực khi ơng cho rằng, nếu lơgíc hình thức là “tốn học sơ cấp”
thì lơgíc biện chứng là “tốn học cao cấp”.Trong tác phẩm “Biện chứng của
tự nhiên”, chúng ta thấy Ph.Ăngghen hiểu lơgíc biện chứng như là lơgíc hình
thức trong vận động. Ơng viết: “Lơgíc biện chứng ngược lại với lơgíc cũ,
hồn tồn hình thức - khơng bằng lịng với việc chỉ nêu ra những hình thức
vận động của tư duy, tức là những hình thức khác nhau của phán đốn và suy
lý, và với việc xếp những hình thức ấy cái nọ bên cạnh cái kia, khơng có sự
liên hệ nào cả. Lơgíc biện chứng, trái lại, từ hình thức này sang hình thức
khác, xác định mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, chứ khơng phối
hợp chúng với nhau, nó phát triển những hình thức cao từ những hình thức
thấp hơn” .
Song, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,cơ sở khoa
học của mối quan hệ giữa lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức là ở chỗ:
chúng đều là môn khoa học nghiên cứu về tư duy, cụ thể: cả hai môn khoa
học này đều nghiên cứu quy luật, hình thức và phương pháp của tư duy. Tuy
vậy, mỗi mơn khoa học lại nghiên cứu những hình thức tư duy như: khái
niệm, phán đốn, suy lý…ở góc độ và phương thức khác nhau. Đúng như


5
tên gọi của nó, lơgíc hình thức có nhiệm vụ nghiên cứu tư duy về mặt hình

thức mà khơng nghiên cứu nội dung cụ thể được phản ánh trong tư duy,
khơng nghiên cứu q trình sản sinh, hình thành và phát triển của tư duy, mà
chỉ phân tích nghiên cứu tư duy trong trạng thái vốn sẵn có. Do vậy, lơgíc
hình thức chủ yếu là sắp xếp, chỉnh lý các khái niệm, phán đốn và suy lý về
mặt hình thức. Cịn lơgíc biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức, khảo sát tư duy trong q trình phát triển, khái
qt về mặt lơgíc quá trình nhận thức của con người, đồng thời chỉ ra những
nội dung biện chứng của những hình thức tư duy và quan hệ biện chứng giữa
các hình thức tư duy.
Mặt khác, cả lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng đều phản ánh thế
giới khách quan, nhưng với những thứ bậc khác nhau. Nội dung của lơgíc
hình thức xét cho cùng cũng là sự phản ánh thực tại khách quan, mà ở đây
chính là sự phản ánh tính xác định về chất, tính hiện tồn, tính ổn định thậm
chí là tính bất biến, tĩnh tại của sự vật, hiện tượng trong q trình biến hố
khơng ngừng của chúng. Và hình thức của lơgíc hình thức có cơ sở từ thực
tế khách quan là sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của các sự vật.
Khi con người nhận thức ở trạng thái ổn định, không quan tâm đến mối liên
hệ giữa các sự vật thì mơn lơgíc hình thức với những phạm trù cố định là cần
thiết và có hiệu quả, nhưng nếu tuyệt đối hố vai trị của lơgíc hình thức thì
sẽ dẫn đến sai lầm. Trong khi đó, lơgíc biện chứng vượt ra ngồi phạm vi
của lơgíc hình thức, nó khơng chỉ phản ánh sự khác nhau giữa sự vật mà còn
phải phản ánh mối liên hệ giữa chúng, không chỉ phản ánh trong trạng thái
yên tĩnh của sự vật mà cịn phản ánh q trình vận động của sự vật.
Như vậy, sự vận động, phát triển của thế giới vật chất là tuyệt đối,
vĩnh viễn nhưng khơng có nghĩa là sự vật ln ln thay đổi căn bản về
chất.Trong quãng thời gian sự vật chưa thay đổi căn bản về chất thì nó vẫn


6
tồn tại là nó như một cái gì vững chắc. Điều đó cho thấy tính ổn định và tính

biến hố của sự vật hoàn toàn kết hợp với nhau. Do đó, những quy luật và
quy tắc của tư duy đúng đắn do lơgíc hình thức nêu ra, địi hỏi chúng ta phải
tuân theo ngay cả trong trường hợp đang suy nghĩ về sự vật đang vận động,
biến đổi. Sự không xung đột và khơng mâu thuẫn giữa lơgíc hình thức và
lơgíc biện chứng được quy định một cách khách quan.Nói cách khác, mối
quan hệ giữa hai môn khoa học này là có cơ sở khách quan của nó.Vậy mối
quan hệ này được biểu hiện ra sao trong quá trình nghiên cứu, khám phá
những quy luật, quy tắc và hình thức của tư duy?
Thứ nhất, lơgic hình thức và lơgic biện chứng có sự thống nhất với
nhau nhưng khơng đồng nhất.
Như đề cập ở trên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã
coi mối quan hệ giữa lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức giống như quan hệ
giữa “một thứ toán học cao cấp” của tư duy so với “một thứ toán học sơ cấp
của tư duy” và nó cũng giống như quan hệ giữa hình thức vận động cao so
với hình thức vận động thấp hơn. Lơgíc biện chứng trong khi khơng thủ tiêu
lơgíc hình thức nó đã vượt qua lơgíc hình thức và bao hàm lơgíc hình thức,
giống như hình thức vận động cao bao hàm hình thức vận động thấp hơn,
như lý thuyết triết học đúng đắn hơn, sâu sắc hơn bao hàm một lý thuyết triết
học gần đúng và cũng có thể nói như: “cái tồn bộ bao hàm cái bộ phận.
Song có điều là, ở đây lơgíc hình thức khơng phải là cái bộ phận theo đúng
nghĩa đen của từ nàymà chỉ là một bộ phận gần đúng, một trường hợp
chuyển giới hạn gần đúng, một vịng khâu trừu tượng của lơgíc biện chứng”.
Do vậy, lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng là hai giai đoạn, hai cấp
độ, hai trình độ phát triển trong lơgíc học. Mối quan hệ giữa lơgíc hình thức
và lơgíc biện chứng chính là quan hệ giữa nội dung và hình thức.


7
Mặt khác, lơgic hình thức và lơgic biện chứng nghiên cứu tư duy như
một chỉnh thể thống nhất, chúng bổ sung cho nhau những mặt hạn chế của

mỗi khoa học - hạn chế đó xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu đặc thù
của chúng. Vì thế, trong quá trình hoạt động thực tiễn, đòi hỏi chúng ta phải
tuân thủ nghiêm ngặt các hình thức, qui luật, qui tắc của cả lơgic hình thức
và lơgic biện chứng thì mới đảm bảo được tính đúng đắn trong nhận thức.
Thứ hai, giữa lơgic hình thức và lơgic biện chứng cịn có sự khác biệt.
Mối quan hệ hữu cơ giữa lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng là khơng
thể phủ nhận, giữa chúng ln có sự thống nhất với nhau.Nhưng khơng phải
là chúng trùng khít lên nhau, đồng nhất với nhau mà giữa chúng cũng có sự
khác biệt. Biểu hiện như: Nội dung cơ bản của lơgíc hình thức là những quy
luật của tư duy trừu tượng (quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật đồng nhất, quy
luật bài trung và quy luật lý do đầy đủ), thì lơgíc biện chứng có nội dung cơ
bản của mình vượt qua những giới hạn của các quy luật của tư duy lơgíc
hình thức. Nếu địi hỏi về tính phi mâu thuẫn của tư duy trừu tượng là một
địi hỏi cơ bản của lơgíc hình thức, thì trong lơgíc biện chứng mâu thuẫn lại
được thừa nhận như là “hạt nhân”, như là có tính tất yếu và phổ biến, còn
các quy luật khác là biểu hiện của quy luật này ở những phương diện khác
nhau. Ngoài ra, nếu như trong lơgíc hình thức, phủ định của phủ định một
mệnh đề nào đó (phủ định hai lần) sẽ cho ta mệnh đề ban đầu: A = A. Còn
trong lơgíc biện chứng sự phủ định hai lần một đối tượng nào đó sẽ cho ta
khơng phải là đối tượng ban đầu mà là một đối tượng khác, có những nét
giống (chứ không tái hiện nguyên mẫu) với đối tượng ban đầu. Trong lơgíc
hình thức nếu hai mệnh đề hoặc khái niệm mâu thuẫn nhau và nếu một trong
hai mệnh đề là chân thực thì mệnh đề hay khái niệm kia sẽ là giả dối, khơng
có cái thứ ba: A V A. Cịn trong lơgíc biện chứng giữa A và phủ định A còn
tồn tại một trạng thái quá độ giữa A và không A.


8
Mối quan hệ giữa lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức như đã trình
bày ở trên đã chứng tỏ rằng lơgíc hình thức trong điều kiện nhất định có thể

đảm bảo tính chính xác của tư duy, nhưng trong quá trình phát triển rộng rãi
hơn muốn nhận thức một cách khoa học còn cần phải tuân theo những quy
luật của lơgíc biện chứng. Điều đó chứng tỏ, lơgíc hình thức và lơgíc biện
chứng đều cần thiết cho tư duy, cho nhận thức của con người và giữa chúng
có mối quan hệ hữư cơ với nhau. Do đó chúng ta khơng thể dừng lại ở lơgíc
hình thức; bởi lẽ, bản thân lơgíc hình thức khơng thể phản ánh hiện thực
khách quan một cách đúng đắn, chân thực trong mọi điều kiện hồn cảnh. Vì
vậy phải bổ sung và phát triển lơgíc biện chứng; bởi lẽ, lơgíc biện chứng
cung cấp cho chúng ta phương pháp phân tích và tổng hợp ở trình độ cao
trong quá trình vận động của tư duy. Nhưng chúng ta cũng khơng dừng lại ở
lơgíc biện chứng, khơng tuyệt đối hố lơgíc biện chứng, vì nó phải gắn bó
với lơgíc hình thức để bảo đảm tính mạch lạc, rõ ràng của tư duy; giúp con
người đạt tới chân lý khách quan.
Từ đó trong nghiên cứu và học tập Lơgíc học, cần phê phán quan
niệm cho rằng lơgíc hình thức đồng nhất với siêu hình, rồi từ đó đối lập lơgíc
hình thức với lơgíc biện chứng mà khơng thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa hai môn khoa học này - hai môn khoa học cùng nghiên cứu về tư duy;
trong đó, lơgíc hình thức (của Aristơt) là lơgíc hình thức đối với một thế giới
tương đối ổn định, bền vững - cịn lơgíc biện chứng (của V.Ph.Hêghen và
C.Mác,…) là lơgíc “hình thức” đối với một thế giới vận động, biến đổi và
phát triển không ngừng. Đồng thời, trong q trình tư duy chúng ta cũng
khơng được tuyệt đối hố lơgíc biện chứng mà coi nhẹ lơgíc hình thức, và
ngược lại.
Sự thống nhất hữu cơ giữa lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức được
ví như hai phương pháp, hai nghệ thuật - “nghệ thuật vận dụng khái niệm”


9
(Ph.Ăngghen) và “nghệ thuật tiến hành các phép tính lơgíc” (Laibnit), nó sẽ
bảo đảm cho sự phát triển thuận lợi và đúng đắn của nhận thức, đặc biệt là

nhận thức khoa học đạt tới chân lý khách quan như hình thức cao nhất của
sự phản ánh chủ quan đối với thực tại khách quan trong ý thức của con
người. Đó cũng là một địi hỏi có tính chất ngun tắc và nguyên tắc đó có
thể gọi là “nguyên tắc kết hợp lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức với tư
cách như hai phương pháp của nhận thức và hoạt động thực tiễn”, với điều
kiện bảo đảm địa vị chủ đạo của phương pháp biện chứng duy vật. Và
nguyên tắc đó là một trong những cơ sở phương pháp luận của cách tiếp cận
phức hợp đặc trưng cho phong cách tư duy và hoạt động thực tiễn hiện đại.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người và mỗi cá nhân,
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, tư duy con người phụ
thuộc vào các quy luật lơgíc và diễn ra dưới các hình thức lơgíc của tư
duy.Quy luật lơgíc và các hình thức lơgíc của tư duy là cái phổ biến diễn ra
trong tư duy của nhân loại. Điều này cũng nói lên rằng con người suy nghĩ
một cách lơgíc ngay cả khi khơng biết rằng tư duy của mình phụ thuộc vào
các quy luật lơgíc. Vì vậy, việc nắm vững các quy luật lơgíc cùng các hình
thức tư duy lơgíc (tức là nắm vững lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng; vì
đó đều là khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy); đặc biệt là hiểu
thực chất, nắm vững và vận dụng linh hoạt mối quan hệ giữa lơgíc hình thức
và lơgíc biện chứng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày, trong hoạt động thực tiễn để nhận thức chân lý và cải tạo thế giới.
Như vậy, nghiên cứu lơgic học nói chung và nghiên cứu mối quan hệ
giữa lơgic hình thức và lơgic biện chứng nói riêng, giúp chúng ta nâng cao
trình độ tư duy, tạo ra thói quen suy nghĩ “thơng minh”; đồng thời, góp phần
nâng cao tính chính xác, tính liên tục và triệt để, tính chứng minh được của
lập luận, tăng cường hiệu quả và niềm tin của lời nói. Tri thức lơgic học có ý


10
nghĩa quan trọng trong quá trình nắm vững tri thức mới, trong giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, viết luận văn, luận án…. Nó tìm ra con đường ngắn

nhất để nâng cao trình độ tư duy cũng như phát hiện giả dối, sai lầm, cảnh
báo trước những điều có thể xảy ra, tìm ra và sửa chữa sai lầm nếu mắc phải.
Nghiên cứu lôgic học, cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa lơgic
hình thức và lơgic biện chứng có ý nghĩa và tác dụng thiết thực trong tổng
kết kinh nghiệm, phê phán kinh nghiệm thông thường, phát hiện những bản
chất sâu sắc hơn và chỉ đạo quá trình tạo lập kinh nghiệm mới. Trên cơ sở
đó, xây dựng các lý thuyết tổng quát và các lý thuyết chuyên ngành, góp
phần chỉ đạo thực tiễn. Rõ ràng, lơgic học có vai trị rất quan trọng, ln là
kim chỉ nam cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Điều này
đã được Arixtốt khẳng định lôgic học là “Organon” - bộ cơng cụ của tư duy
và hoạt động của nó luôn giúp con người "sáng tạo ra thế giới mới, hợp lý
hơn".
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và thông tin bùng nổ,
tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, nhiều biến động xảy ra trên
thế giới.Vì thế, tư duy lơgic, hơn lúc nào hết, rất cần thiết cho con người để
lý giải đúng đắn các vấn đề nêu trên.
Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, khối lượng thông
tin khoa học phát triển như vũ bão, kinh tế tri thức ngày càng trở thành phổ
biến. Những phương pháp đi theo chiều rộng hướng vào việc mở rộng thông
tin mới đang nhường bước cho phương pháp đi theo chiều sâu. Phương pháp
này hướng vào việc lựa chọn hợp lý những tri thức quan trọng, quyết định
nhất trong tồn bộ dịng thơng tin mới. Nâng cao văn hố lơgic sẽ góp phần
nắm vững phương pháp suy luận hợp lơgic làm cho tư duy chính xác và
ngày càng sáng tạo.


11
Văn hố lơgic khơng phải là một phẩm chất bẩm sinh. Muốn nắm
vững lơgic thì phải biết những ngun lý căn bản của khoa học lôgic, mối
quan hệ giữa lôgic hình thức và lơgic biện chứng; trải qua hơn hai ngàn năm

nhân loại đã tích luỹ được một khối lượng tri thức lôgic phong phú dựa trên
cơ sở khoa học và đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Lôgic giúp chúng ta phát
triển trí tuệ cá nhân và hình thành thế giới quan khoa học.
Trong nghiên cứu khoa học, trong luận chiến, trong đời thường, trong
giảng dạy…, chúng ta phải đi từ những phán đoán đúng mà suy ra những
phán đoán khác, bác bỏ những phán đoán sai lầm hoặc những chứng cứ, lập
luận khơng đúng. Tơn trọng một cách có ý thức các qui luật lôgic làm cho tư
duy đúng đắn, có căn cứ, có hiệu quả và sáng tạo, giúp tránh được sai lầmđiều này hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, viết luận văn, luận
áncũng như trong hoạt động thực tiễn. Ngày nay, thuật ngữ lôgic thường
được dùng với hai nghĩa: thứ nhất, dùng để chỉ tính tất yếu, tính qui luật nội
tại của bản thân các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan; thứ hai,
dùng để chỉ tính tất yếu, tính qui luật của bản thân sự tư duy, tính chặt chẽ
hợp lý của sự sắp xếp các khái niệm, phạm trù, nguyên lý của một tư duy lập
luận nào đó. Đó là lơgic của tư duy hay cịn gọi là lơgic chủ quan.Tuy nhiên,
lôgic chủ quan là sự phản ánh lôgic khách quan.
Như vậy, có thể nói tư duy lơgic cần thiết cho hoạt động tư duy nói
chung trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Trong lĩnh vực quân sự, tư duy
lôgic lại càng quan trọng. Những kiến thức về khoa học lôgic là một yếu tố
cần thiết để nâng cao trình độ nói riêng và trình độ lý luận nói chung cho cán
bộ, giảng viên trong các nhà trường quân đội cũng như cho cán bộ, chiến sĩ
trong lực lượng vũ trang, đặc biệt là cán bộ chính trị- nó là một trong những
tiền đề quan trọng để họ tổ chức, tiến hành một buổi lên lớp, một buổi thuyết
trình có hiệu quả.


12
Đối với người học viên đào tạo sau đại học, việc nghiên cứu, nắm
vững và vận dụng sáng tạo những kiến thức lơgic học nói chung, mối quan
hệ giữa lơgíc hình thức và lơgíc biện chứngnói riêng sẽ có vai trị và ý nghĩa
rất lớn đối với q trình rèn luyện và phát triển tư duy của chính mình. Sự

kết hợp giữa lơgíc biện chứng và lơgíc hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho tư duy phát triển một cách toàn diện, giúp chúng ta nhận thức được đầy
đủ và chính xác sự vận động, biến đổi và sự phát triển liên tục của thực tiễn
cuộc sống. Để cho tư duy của người học phát triển một cách liên tục, cân đối
về mặt lơgíc thì q trình tư duy tất yếu phải được điều khiển, định hướng và
kiểm tra một cách có ý thức bởi những quy tắc, quy luật và những u cầu
của cả lơgíc hình thức và lơgíc biện chứng.
Như đã biết, học viên cao học là những người đang trong q trình
tích luỹ kiến thức và bước đầu bước vào hoạt động nghiên cứu khoa học,
nhằm nâng cao khả năng hệ thống hoá, khái quát hoá và trừu tượng hố; từ
đó hình thành hệ thống tư duy lơgíc và khả năng phát hiện, xử lý thơng tin.
Do vậy, việc nắm vững mối quan hệ giữa lơgíc hình thức và lơgíc biện
chứng sẽ giúp cho họ tránh được những sai lầm trong định hướng trí tuệ,
giúp tư duy phát triển đúng quy luật; giúp cho tư duy của mỗi học viên ln
được chủ động, tự giác; góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính
có căn cứ của các lập luận, nâng cao hiệu qủa và tính thuyết phục của các
quan điểm.
Trong q trình học tập, nghiên cứu khoa học và viết luận văn, luận án
của người học viên đào tạo sau đại học, để có thể xây dựng nên hệ thống các
khái niệm, phạm trù trong mỗi bài viết, trong luận văn đòi hỏi người học
phải nắm chắc các quy luật, các quy tắc và những u cầu của lơgíc hình
thức; để trên cơ sở đó khái qt hố các thuộc tính, bản chất của đối tượng
nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở lơgíc hình thức thì chưa đủ, chưa


13
phản ánh hết tính chân thực và phong phú của đối tượng nghiên cứu.Và để
giải quyết được vấn đề đó địi hỏi người học phải tư duy ở trình độ cao hơn,
đó chính là tư duy biện chứng.Nói cách khác, đồng thời với việc bảo đảm
tính chính xác và chặt chẽ mà lơgíc hình thức đặt ra, chúng ta phải đặt nó

trong mối quan hệ với lơgíc biện chứng để phân tích, luận giải, làm rõ bản
chất vấn đề cần nghiên cứu. Vì vậy, nếu người học nắm vững và vận dụng
đúng đắn, sáng tạo các quy luật lơgíc của tư duy chính xác (tức lơgíc hình
thức) và tư duy biện chứng (tức lơgíc biện chứng) sẽ có ý nghĩa rất lớn trong
việc hoàn thiện bộ máy của tư duy, tạo ra được hệ thống tư duy lơgíc; tạo ra
cho bản thân người học một năng lực tư duy nhạy bén, có khả năng trình bày
và lý giải một vấn đề khoa học được chặt chẽ và khúc triết.
Đặc biệt trong cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận hiện nay, địi hỏi
người cán bộ, giảng viên nói chung; người học viên cao học khoa học xã hội
và nhân văn nói riêng cần nắm vững tư duy lơcgíc. Bởi lẽ, chính nó là cơng
cụ quan trọng và sắc bén để vạch trần bản chất, âm mưu thủ đoạn cùng
những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của kẻ thù; qua đó góp phần bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của
Đảng. Đồng thời, những kiến thức cơ bản của lơgíc hình thức và lơgíc biện
chứng; đặc biệt là mối quan hệ giữa hai mơn khoa học này khơng chỉ có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển tư duy của người học, mà nó cịn là một
trong những yếu tố cần thiết để góp phần nâng cao trình độ chun mơn của
người giáo viên sau này.
Tóm lại, lơgic học nói chung, mối quan hệ giữa lơgic hình thức và
lơgic biện chứng nói riêng rất cần thiết cho hoạt động sống của con người.
Chỉ khi nào nắm vững tri thức lôgic học, mối quan hệ giữa lơgic hình thức
và lơgic biện chứng thì chúng ta mới áp dụng một cách tự giác các tri thức
ấy vào quá trình rèn luyện, phát triển tư duy lôgic. Đặc biệt trong lĩnh vực


14
hoạt động quân sự; trong viết luận văn, luận án của học viên sau đại học việc
rèn luyện, phát triển tư duy lơgic nhằm phản ánh chính xác đối tượng khơng
phạm lỗi lơgic, có sức thuyết phục cao góp phần quan trọng nâng cao chất
lượng xây dựng quân đội về mọi mặt, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa hiện nay.



×