Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh thiếu máu và thuốc điều trị ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.67 KB, 5 trang )

Bệnh thiếu máu và thuốc điều trị

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố xuống dưới
mức bình thường so với người khỏe mạnh cùng tuổi và cùng giới. Ở người Việt
Nam trưởng thành, số lượng bình thường của hồng cầu là: 3,87 - 4,91 x 1012/l ở
nữ và 4,18 - 5,42 x 1012/l ở nam giới.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu nhưng có 3 nguyên nhân chính là:
- Sự phá hủy quá mức của tế bào hồng cầu.
- Mất máu.
- Sự sản sinh không đủ tế bào hồng cầu.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như rối loạn di truyền, dinh dưỡng
(thiếu sắt, thiếu vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng ung thư hay dược phẩm,
độc chất.

Thiếu máu cấp tính thường do chấn thương, phẫu thuật, được giải quyết
bằng truyền máu. Thiếu máu mạn tính có thể do tủy xương hoạt động kém, cơ thể
bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt,
vitamin B12, B6, B2, acid folic. Nguyên nhân là cơ thể giảm hấp thu hoặc tăng sử
dụng, tăng thải trừ các chất này. Một số bệnh gây thiếu máu: giun móc, trĩ, phụ nữ
rong kinh, mang thai, sau đẻ và nuôi con bú
Thiếu máu do sự phá hủy tế bào hồng cầu
Xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường chu kỳ sống
của tế bào hồng cầu là 120 ngày) và tủy xương không thể sản sinh các tế bào máu
mới đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân: một số bệnh truyền nhiễm, một
số kháng sinh hoặc dược phẩm khác có thể gây ra bệnh này.
Thiếu máu do tan máu miễn dịch: hệ miễn dịch nhận dạng nhầm các tế bào
hồng cầu là những thành phần từ bên ngoài vào và phá hủy chúng. Ngoài ra còn có
thể do khiếm khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu như: bệnh hồng cầu hình
liềm, bệnh do thiếu men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD). Hai bệnh
này hay gặp ở châu Phi, Địa Trung Hải, Ấn Độ


Thiếu máu do mất máu
Do bị chấn thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu.
Chị em phụ nữ nếu bị kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài (rong kinh), bệnh trĩ, mất
máu nhiều khi sinh đẻ, sảy thai, xuất huyết tiêu hóa cũng có thể gây thiếu máu.
Nên truyền máu bổ sung khi có chỉ định.
Thiếu máu do thiếu sắt
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh
hemoglobin tạo hồng cầu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới trẻ ở mọi
lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Thiếu nữ trong tuổi dậy thì cũng
có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do kinh nguyệt mất máu hàng tháng đòi hỏi
tăng lượng sắt tiêu thụ nên bổ xung trong chế độ ăn hàng ngày. Trong cơ thể của
một người trưởng thành có chừng 3.500mg sắt, lượng sắt đó rất quan trọng và ảnh
hưởng đến mọi mặt sinh lý của chúng ta. Sắt có nhiều nhất trong tế bào hồng cầu.
Máu có nhiệm vụ đem chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan của cơ thể, nếu
máu không đến được hoặc đến không đủ cơ quan, bộ phận nào thì cơ quan, bộ
phận đó sẽ bị ảnh hưởng, làm việc kém hiệu quả ngay, đặc biệt bộ não của con
người rất cần nhiều dinh dưỡng và oxy để hoạt động. Việc thiếu hụt sắt không chỉ
ảnh hưởng đến sự tạo máu mà còn làm thay đổi chức năng của một số enzym quan
trọng trong cơ thể. Sở dĩ máu vận chuyển được oxy là nhờ các hồng cầu, cơ thể
cần có sắt để tạo các hồng cầu. Nếu thiếu sắt, các hồng cầu sẽ nhỏ hơn bình
thường, làm việc kém, số lượng hồng cầu cũng kém đi và lúc đó ta gọi bệnh nhân
là bị thiếu máu. Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt là: cơ thể yếu, mệt
mỏi, xanh xao thậm chí lòng bàn tay, bàn chân vàng bệch
Các thuốc chữa thiếu máu
Sắt
Bổ sung cho phụ nữ mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường vì chất sắt
cần thiết cho cơ thể người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu
của bào thai. Chị em nên dùng bổ sung viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế
lượng sắt bị mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong

trường hợp bị mất máu nhiều. Trên thị trưòng có bán nhiều dạng viên sắt mà thành
phần là sắt sunfat, sắt oxalat, sắt gluconat Ta nên dùng đường uống các chế
phẩm chứa sắt khi no để tránh kích thích đường tiêu hóa. Chú ý liều lượng phải
theo đúng chỉ định của bác sĩ vì quá liều sẽ bất lợi.
Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều
thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh
Vitamin B12
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào đặc biệt là
sự nhân lên của DNA. Nguồn vitamin B12 được đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua
thức ăn. Những thức ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan Tình trạng
thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ
dày Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 nên được điều trị bằng tiêm bắp
vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ.
Acid folic
Đây là tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu. Hàng ngày, nhu cầu
người lớn cần 25-50mcg acid folic.Thức ăn từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia
là nguồn cung cấp chủ yếu chất này.
Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần cho sự tạo máu như
vitamin B6, vitamin B2 cũng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố
trong máu.
Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại đang có trên thị trường nhưng khi dùng
nên có sự chỉ định của bác sĩ, nên tuân thủ đúng tránh hiện tượng tự đi mua về
dùng theo sự mách bảo của người này hay người khác. Tốt nhất là phòng bệnh hơn
chữa bệnh bằng cách bổ sung bằng chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng, các
vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể.

×