Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.66 KB, 5 trang )
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng acid
Ảnh minh họa.
Có nhiều trường hợp khi bị ợ nóng, đương sự liền nhanh chân chạy
đến nhà thuốc tây để "tự phục vụ" bằng những loại thuốc kháng acid
(antacids), với một suy nghĩ đơn giản là những loại thuốc kháng acid này sẽ
nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Vậy điều đó có nên không?
Thuốc kháng acid là những loại dược phẩm có nhiệm vụ thực hiện một
phản ứng trung hòa hydrochloric acid (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày,
thuốc kháng acid cũng hoạt động như một chất đệm cho acid dạ dày bằng cách
làm tăng độ pH, nhằm làm giảm tính acid ở dạ dày.
Khi dạ dày có quá nhiều acid sẽ gây ra hiện tượng đau, lở loét hệ tiêu
hóa… Vì vậy, những loại thuốc kháng acid được chỉ định dùng để giảm đau và
khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa.
Thực tế, có những trường hợp “trục trặc kỹ thuật” ở hệ tiêu hóa là do lượng
acid ở dạ dày thấp, thiếu các loại enzyme tiêu hóa, thức ăn không được nhai kỹ
trước khi nuốt, vì vậy, lượng thức ăn này sẽ “đình công” ở bộ máy tiêu hóa và
“nằm vạ” ở đấy lâu hơn bình thường.
Kết quả là thực phẩm sẽ được lên men và sinh ra khí độc. Nếu khí độc này
tràn ra thực quản có thể gây ra những cơn đau ngực dữ dội và bệnh nhân tưởng
lầm đấy là một cơn đau tim. Đồng thời acid sẽ tràn vào trong thực quản gây nên
một cảm giác nóng rát mà ta thường gọi là ợ nóng, ợ chua.
Trong những trường hợp ợ nóng, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid
thì có thể tạm thời cải thiện được cảm giác nóng rát, vì như đã nói, những loại
thuốc này có tác dụng làm giảm acid dạ dày nhưng sau đó thì lại bị “tổ trát”, vì do
thiếu acid ở dạ dày nên sự tiêu hóa không đúng đắn sẽ xảy ra, thực phẩm rồi sẽ lại