Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.3 KB, 11 trang )

Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P2)
Lưu ý khi dùng bùn khoáng chữa bệnh
Bùn khoáng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Có thể kết hợp sử dụng bùn
khoáng với các bài thuốc cổ truyền để điều trị chấn thương cơ, xương, khớp trong
thể thao. Nhưng nên sử dụng vào giai đoạn nào, bác sĩ thể thao sẽ tư vấn cho bạn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bùn khoáng có nhiều ion, nhiều muối
khoáng, nhiều yếu tố vi lượng như Clo, Canxi, Magiê, Sắt, Cacbon. Lưu Huỳnh…
Các chất này rất tốt để chăm sóc sức khỏe thể chất, giúp tinh thần sảng khoái.
Tuỳ thuộc vào bùn khoáng ở vị trí địa lý (tỉnh nào, nước nào) mà thành
phần và hàm lượng các yếu tố hoá học trong đó có thay đổi ít nhiều, nên có tác
dụng khác nhau. Tác dụng chủ yếu của bùn khoáng là ngâm, đắp ngoài để phòng
và chữa các bệnh ngoài da, làm đẹp da, chữa các chứng bệnh mạn tính như đau,
nhức các cơ, xương, khớp, bệnh lý đau, tê thần kinh, bệnh lý hô hấp mạn tính, tuần
hoàn mạn tính, giảm căng thẳng, hồi phục thể lực (ngâm tắm bùn như ngâm tắm
thuốc bắc)…

Những chấn thương cơ xương khớp cấp tính không ngâm bùn khoáng để
chữa mà phải đến gặp ngay bác sỹ để được khám và điều trị. Ở giai đoạn mạn tính
hoặc giai đoạn phục hồi, có thể kết hợp ngâm, đắp bùn khoáng với uống bài thuốc
hồi phục cơ xương khớp, liền xương.
Chúng ta có thể dùng bài thuốc với công thức sau: Tục đoạn 10, Khoan cân
đằng 15g, Cốt toái bổ 15g, Xuyên khung 10g, Đương quy 15g, Xích thược 15g,
Thục địa 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 5g, Quế chi 10g, Sinh hoàng kỳ 20g, Ba
kích 10g, Đỗ trọng 10g, Tô mộc 15g, Khương hoàng 15g, Cam thảo 10g. Sắc uống
ngày 1 thang, sắc uống 2 - 3 lần.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm dạ dày mãn
Viêm dạ dày mãn tính là bệnh về đường tiêu hoá thường gặp với biểu hiện
như khó chịu, trướng bụng trên, đau nhức, hơi thở dồn dập, chán ăn, gầy đi, đi
ngoài


Khi bộc phát bệnh viêm dạ dày mãn tính, yếu tố “ẩm thực” chiếm một vị trí
rất quan trọng. Vì thế hình thành một thói quen ăn uống tốt là diệu pháp để trị liệu
bệnh này. Đây là điểm khác biệt trong điều trị bệnh này so với các bệnh khác.
Tóm lại, khi ăn uống cần chú ý những điểm sau:

1. Ăn chậm nhai kỹ, như thế có thể giảm thiểu đi thức ăn “thô cục” kích
thích đến niêm mạc dạ dày.
2. Sinh hoạt, ăn uống nên có quy luật, kỵ ăn nhanh uống nhanh và không
đúng giờ giấc.
3. Chú ý vệ sinh thực phẩm, kiên quyết không để cho vi sinh vật ở thế giới
bên ngoài xâm nhập và làm nguy hại đến niêm mạc dạ dày.
4. Dung nạp những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng thanh đạm, ít ăn
thực ăn chứa nhiều chất béo, cay, ngọt, hạn chế uống rượu và trà đặc.
Đối với những người bị viêm dạ dày mãn tính trầm trọng, đặc biệt là viêm
dạ dày do thu co, chỉ dựa vào biện pháp ăn uống để cải thiện là không đủ, mà nên
phối hợp với phương pháp trị liệu bằng thuốc đông y.


Cách phòng và tránh bệnh dị ứng
Dị ứng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao chuyển
mùa, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác
nhau, khi phát hiện ra bị mắc dị ứng bạn cần nhanh chóng tìm cách ứng phó để
phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng lan rộng. Với những gợi ý dưới đây hy vọng
mang lại các bạn thêm một kinh nghiệm trong phòng tránh căn bệnh khó chịu này.
Mật ong có tác dụng phòng và chữa trị bệnh dị ứng

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là phát ban và đặc biệt nguy hiểm khi cơ
thể nổi mề đay cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và
đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh
chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất

càng sớm càng tốt. Đối với dị ứng thông thường, các bạn có thể tham khảo một số
mẹo nhỏ sau đây.
- Khi bị dị ứng bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng
khoảng 20 phút. Nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của
bệnh dị ứng tự rút lui.
- Pha chanh với một cốc nước ấm, thêm 1 chút mật ong vào trong nước
chanh, uống khi buổi sáng sớm mới thức dậy. Uống đều đặn trong một vài tháng,
cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
- Nước hoa quả cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối
với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500 ml nước cà rốt hay pha
trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột, uống thường xuyên,
cũng sẽ đem lại ích lợi.
- Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với
thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật
ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô
hấp, ho, viêm thanh quản…Bạn cũng có thể uống 1 – 2 chén trà xanh mỗi ngày
dùng thêm với chút mật ong. Cách này cũng có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị
ứng.
- Trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống
có cồn.
Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu
hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để
được kịp thời điều trị. Không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa dị ứng
Các mẹo vặt trị gàu
Lấy chất nhờn từ lá cây lô hội thoa lên tóc và da đầu trong vòng 15 phút rồi
gội lại với dầu gội. Cây lô hội chính là “khắc tinh” của gàu.

Bạn đã xài nhiều loại dầu gội với hy vọng loại trừ gàu, nhưng kết quả lại
không như mong đợi. Những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ gàu
và ngăn chúng phát triển trở lại:


Không nên lúc nào cũng đội mũ khi tham gia các hoạt động ngoài trời, bởi
ánh nắng cũng là “phương thuốc” hữu hiệu tiêu diệt gàu. Tuy nhiên, chỉ nên để da
đầu phơi nắng trong chốc lát.
Ảnh: Corbis.
Thường xuyên chải tóc để giúp gàu dễ bong vảy và rơi ra.
Trước giờ đi ngủ, bạn trộn hai thìa dấm với 6 thìa nước nóng. Lấy lược chia
tóc thành nhiều phần bằng nhau, sau đó thấm đều dung dịch lên tóc, trùm lại bằng
khăn để tránh bẩn gối. Sáng hôm sau, bạn làm sạch bằng dầu gội. Nên làm hằng
ngày trong vòng ba tháng.
Massage tóc với dầu dừa và trộn nước chanh. Nên xoa bóp kỹ đến tận chân
tóc, sau đó dùng dầu gội và xả sạch.
Đun nóng 4- 5 thìa dầu mầm lúa, cùng với dầu ôliu hay dầu dừa. Massage
kỹ trên đầu rồi quấn một chiếc khăn lên, gội sạch sau 30 phút.
Trộn một thìa nước chanh với hai thìa dấm, massage da đầu, sau đó gội thật
sạch.
Gội đầu với nước có pha muối và phèn chua.
Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Chất kẽm
và axít béo có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật giúp hạn chế gàu. Cần vệ sinh
lược chải thường xuyên, loại bỏ stress, tránh các đồ ăn nhiều gia vị và rượu và bổ
sung vitamin A, B, hai chất quan trọng trong điều trị gàu.

Quả óc chó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường týp 2 có thể kiểm soát được bệnh bằng cách bổ sung
thêm quả óc chó trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Wollongong (Úc) đã khẳng định điều này
sau khi khảo sát ở 50 người bị thừa cân mắc bệnh tiểu đường, theo hãng tin New
Kerala. "Chế độ ăn ít chất béo là tốt nhưng cuộc nghiên cứu này cho thấy thêm
những thực phẩm chính cung cấp loại chất béo hợp lý - trong trường hợp này là
quả óc chó - cũng rất quan trọng", trưởng nhóm nghiên cứu Linda Tapsell nói.

Các chuyên gia nhận thấy nhóm bổ sung 30g quả óc chó/ngày có nhiều chất
béo tốt trong chế độ ăn của mình hơn nhóm chỉ dùng chế độ ăn ít chất béo. Ở
nhóm dùng quả óc chó, nồng độ insulin cải thiện đáng kể và điều này có thể là nhờ
sự hiện diện của chất béo tốt trong chế độ ăn uống. Insulin có tác dụng khống chế
lượng đường trong máu, qua đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống của người tiểu đường
Lượng cơm mỗi bữa nên dùng từ 1,5 – 2 chén. Chống đói bằng cách ăn
thêm nhiều rau, thịt trong bữa ăn. Ngày có thể ăn 4 – 6 lần nhưng không tăng số
lượng thực phẩm thường ngày.
Lượng rau cải hàng ngày từ 20 – 35g như xà lách, cải bắp. Có thể ăn nhiều
trái cây như lê, táo, nho nhưng không nên ăn trái cây quá ngọt như chuối, mít, sầu
riêng. Không ăn quá nhiều chất béo như bơ, thịt quay, da gà, vịt, lòng đỏ trứng.
Dầu olive, dầu phộng tốt hơn dầu cọ. Không dùng mật ong, bánh kẹo, sữa, bánh
ngọt, nước trái cây.
Dùng đường hoá học thay thế vị ngọt trong cà phê. Vitamin, chất khoáng
hoàn toàn không cần thiết với người bệnh. Nên ăn đa dạng (trên 20 loại thực phẩm
mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn và
món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa). Hạn chế ăn những thức
ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

Cơm rượu gạo lứt - muối mè
Gạo lứt, muối mè được xem là một dạng thực phẩm chức năng vì có tác
dụng phòng và trị bệnh. Nhiều nhà khoa học đã biết đến công dụng này và đang sử
dụng như là một cách ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường,


Cơm rượu chế biến từ gạo lứt, muối mè là sản phẩm mới được thực hiện
theo cách lên men truyền thống đã có từ xa xưa. Cơm rượu không chỉ giúp ăn
ngon hơn mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng tôi đã thử
nghiệm và cho ra đời sản phẩm cơm rượu từ gạo lứt, muối mè trong trái dừa để tận

dụng nước dừa và làm cho sản phẩm đậm đà hơn.

Quy trình chế biến cơm rượu gạo lứt, muối mè trong trái dừa như sau:
- Nguyên liệu: (chế biến cho 10 trái dừa tươi)
1 kg nếp lứt; 10 trái dừa; 0,5 g muối ăn; 100 g mè; 200 g đậu xanh; 2 – 3
viên men rượu. Có thể bổ sung các gia vị khác như gừng, nghệ, mật ong,
- Chuẩn bị:
Cắt ngang trái dừa, lấy nước dừa để nấu xôi lứt. Đậu xanh và nếp lứt ngâm
trước vài giờ. Mè rang cho ngả sang vàng. Men tán nhỏ thành bột mịn.
- Chế biến:
Nấu nếp lứt, đậu xanh với nước dừa và bổ sung muối. Trải xôi ra nia, trộn
đều với mè. Để nguội, rắc men vào rồi trộn đều. Nặn thành viên chặt trong bao ni
lông, cho vào trái dừa. Đậy nắp dừa lại, rồi ủ ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày ta sẽ
có sản phẩm. Trước khi ủ, có thể nấu nước đường tưới lên xôi để tăng vị ngọt cho
sản phẩm.
Cơm rượu có màu vàng trắng, có vị ngọt, cay nồng của rượu và hương
thơm của nước dừa.

×