Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH QUAN điểm của TRIẾT học mác LÊNIN về CON NGƯỜI và bản CHẤT CON NGƯỜI ý NGHĨA lý LUẬN và THỰC TIỄN của QUAN điểm TRÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.53 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
VNNGG

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý
NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM
TRÊN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Kiên Trung
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002328
Sinh viên thực hiện: Ou Từ Hồng Loan
Mã số sinh viên: 31211028309


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.

Giới thiệu đề tài....................................................................................................... 1

2.

Lí do lựa chọn đề tài................................................................................................ 1

NỘI DUNG BÀI LUẬN.................................................................................................. 2
1.


Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan niệm của triết học Mác Lênin...... 2
1.1.

Con người là thực thể sinh học –xã hội........................................................ 2

1.2.

“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan

hệ xã hội”................................................................................................................ 3
2.

3.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên.................................................... 3
2.1.

Lý luận và thực tiễn...................................................................................... 3

2.2.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên.......................................... 4

Nhận xét và bài học rút ra....................................................................................... 4

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 4
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................... 5


PHẦN MỞ ĐẦU


1.

Giới thiệu đề tài

Trong công cuộc xây dựng xã hội đổi mới hiện nay và phát triển kinh tế theo nhiều
thành phần, việc định hướng theo xã hội chủ nghĩa của nước ta, lý luận nhận thức, cải
tạo thực tiễn đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng.

Như chúng ta đã thấy thì ngày này, triết học đã và đang là một bộ phận không thể thiếu
và cũng như không thể tách rời với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Những vấn đề
triết học như lý luận nhận thức, hay thực tiễn con người ... luôn là cơ sở cho hoạt động
thực tiễn, xâdựng và phát triển xã hội. Từ quan điểm triết học đúng đắn thì con người
chính là cơ sở nền mống để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong xã hội.

Và chúng ta biết rằng, triết học chính là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trị của con người trong thế giới
này. Nếu triết học đã là nói về con người thì trong đó cũng có những quan điểm về bản chất
con người mà chúng ta cần phải quan tâm tới. Vì vậy nên em quyết định chọn đề tài

“Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản chất
con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên”.
2.

Lý do lựa chọn đề tài


Muốn đào sâu hơn, hiểu rõ hơn về bản chất con người, muốn tìm hiểu những quan điểm
Triết học Mác – Leenin nói về con người và bản chất con người trong xã hội và tìm hiểu
về lý luận và thực tiễn về các quan điểm đó. Từ đó rút ra được bài học cho bản thân và

hiểu rõ hơn về môn học Triết học Mác – Lênin.


NỘI DUNG BÀI LUẬN

1.

Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan niệm của triết học Mác
Lênin

1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội

Dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác - Lênin cho rằng con người là
một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là động vật xã hội. Con người
còn là một bộ phận của giới tự nhiên. Về phương diện nói về thực thể sinh học thì con
người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di
truyền, tiến hóa sinh học và cũng như các quá trinh sinh học của giới tự nhiên.Chính
vì vậy, mà quan niệm này đầu tiên hết là coi con người như một thực thể sinh học.
Cũng như tất cả các thực thể sinh học khác thì con người cũng vậy cũng “có máu
thịt… đều thuộc giới tự nhiên” và luôn phải dựa vào giới tự nhiên để tồn tại. Thiên
nhiên chính là "cơ thể vô cơ của con người", và cũng như vậy con người cũng là một
bộ phận của giới tự nhiên. Vì vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh học, được
coi như là một cá thể người sống, mơ người và mối quan hệ của nó với giới tự nhiên.
Các thuộc tính, đặc điểm sinh học, các quá trình tâm sinh lý và các giai đoạn phát triển
khác nhau đều thể hiện bản chất sinh học của cá nhân mỗi con người.

Tuy nhiên, lý do khiến con người trở thành một con người khơng phải chỉ vì sống
dựa vào thế giới tự nhiên. Mặt tự nhiên cũng không phải là yếu tố duy nhất quyết định
nên bản chất con người. Đặc điểm phân biệt con người với giới động vật cịn có là
khía cạnh xã hội. Ph.Ăngghen chỉ ra rằng sự chuyển hóa từ vượn thành người là do

quá trình lao động xảy ra trong quá trình sống. Con người cịn là một thực thể xã hội
có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người của con


người là lao động sản xuất. Người chính là sinh vật duy nhất có thể thốt khỏi trạng
thái thuần tủy là lồi vật bằng lao động.. Và cũng nhờ có lao động sản xuất mà con
người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, chủ thể có lý tính tính và có
“bản năng xã hội”. Trong hoạt động xã hội thì con người khơng chỉ có các mối quan
hệ lẫn nhau trong sản xuất mà còn là hàng loạt những mối quan hệ xã hội khác. Tính
xã hội của con người chỉ và duy nhất trong “xã hội lồi người”, con người khơng thể
tách ra khỏi xã hội và chính đó cũng là đặc điểm cơ bản để phân biệt con người và con
vật. Khác với con vật thì con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài
người.


1.2 “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội”
Là thực thể sinh vật – xã hội, con người đã vượt lên loài vật trên cả 3 phương diện:
quan hệ với tự nhiên, quan hệ với cộng đồng (xã hội) và quan hệ với chính bản thân mình.
Cho nên, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã cho rằng: “Bản chất con
người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội “.

Luận điểm trên còn phủ nhận sự tồn tại con người trừu tượng, tức con người thốt ly
khỏi mọi điều kiện hồn cảnh lịch sử xã hội; đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại con
người cụ thể, con người luôn sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể, trong một thời đại
xác định. Bằng hoạt động thực tiễn của mình thì con người đã tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực, ngoại hình lẫn tư duy, trí tuệ của mình.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu luận điểm: “Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan

hệ xã hội”, cần chú ý 2 điểm:
Thứ nhất, khi khẳng định bản chất con người là tổng hồ các mối quan hệ xã hội, Mác
khơng hề phủ nhận mặt tự nhiên, sinh học trong việc xác định bản chất con người mà chỉ
muốn nhấn mạnh sự khác nhau về bản chất giữa con người và động vật

Thứ hai, cái bản chất không phải là cái duy nhất mà chỉ là cái chung nhất, sâu sắc nhất;
do đó, trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, không thể tách rời cái sinh học
trong con người, mà cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng
của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội.
2.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm
trên 2.1 Lý luận và thực tiễn


Ý nghĩa lý luận là gì?

Phải xuất phát từ hiện thực khách quan để tái hiện lại nó như nó vốn có mà khơng được
đưa ra những nhận định, đánh giá tuỳ tiện chủ quan; đồng thời phải biết phát huy tính năng
động sáng tạo của chủ thể trong hoạt động nhận thức.

Ý nghĩa thực tiễn là gì?

Phải tơn trọng khách quan, quán triệt làm theo nguyên tắc khách quan. Trong hoạt
động thực tiễn phải xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tơn trọng đối với
hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy
luật. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con
người, của xã hội.

Nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế khách quan de xác định mục đích, đề ra

đường lối chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp;


+

Lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố
vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để xây dựng và
phát triển đất nước.

+

Tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu dể làm chủ trí thức
khoa học và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của
quần chúng, hướng dẫn quần chủng hành động.

+

Tự giác tu dưỡng, rên luyện để hình thành, củng cố và phát huy vai trị của tỉnh
cảm, nghị lực đúng đắn trong mọi hoạt động, tạo sự thống nhất hữu cơ giữa tính
khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.

2.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên
Ý nghĩa lý luận

Một là, trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xé cả phương diện bản
tính tự nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, son trong đó, phải coi trọng hơn việc xem
xét con người từ phương diện bán tính xã hội. Mặt khác, trong việc xây dựng thái độ sống
vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội,
tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường


Hai là, trong cuộc sống vừa phải biết phát huy vai trị chủ thể tích cực sáng tạo của
con người lại vừa phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực tử hoàn cảnh lịch
sử.


Ba là, cần chú trọng việc xây dựng môi trưởng xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã
hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát triển được những con người tốt đẹp, hồn thiện.
Mặt khác, phải ln chú ý giải quyết đúng dẫn mối quan hệ xã hội - cá nhân, tránh
khuynh hướng để cao quá mức cá nhân hoặc xã hội

Ý nghĩa thực tiễn

Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì khơng thể chỉ
dơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết
định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quuan hệ kinh tế - xã hội
của nó.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực
sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người,
vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát
triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của
nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xãhội.


3.

Nhận xét và bài học rút ra

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa




Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt

Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975)
thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác
khơng thể áp dụng được, chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng
chính thống của tồn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt
Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao trình độ
nhận thức tồn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình
thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp
nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chun mơn cao
ngày nay chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hố khoa học cơng nghệ với trình độ lý luận
và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.

Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học cơng nghệ đạt những thành tựu vượt
bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác xít vì ngay khi
chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn hố bản địa đã
có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập, nó như một hệ tư tưởng khoa
học vượt hẳn lên cái nền văn hố bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối tác động đan xen
của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, cịn các
yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người.


KẾT LUẬN

Tóm lại, quan điểm của Triết học Mác – Leenin cho ta biết được bản chất của con người là
một thực thể sinh học-xã hội, là sản phẩm của lịch sử, và còn là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Quan điểm trên đã phân tích cho ta biết rõ hơn, ssaau hơn về bản chất con người cũng như là
cho t hiểu thêm đucợ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm. Từ đó ta hiểu biết hơn, nắm

rõ hơn về bản chất con người nói riêng và mơn Triết học Mác – Leenin nói chung.

Tài liệu tham khảo:



×