C h ư ơ n g m ư ờ I m ộ t
1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
a) Quan niệm về con người trong triết học Ấn Độ cổ đại
Upanishad: CN bao gồm thể xác và linh hồn (átman).
Linh hồn sống của CN là sự biểu hiện, đồng thời cũng là
một bộ phận của “tinh thần tối cao” (Brahman).
Thể xác của CN là cái “vỏ bọc” của linh hồn, là nơi trú ngụ
tạm thời của linh hồn bất tử.
Phái Lôkayata: CN cũng như vạn vật được tạo thành từ
bốn yếu tố vật chất (đất, nước, lửa, gió) có linh hồn; linh
hồn chỉ là một thuộc tính của thể xác mà thôi.
1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Phật giáo: CN là sự kết hợp giữa danh & sắc, do vô minh
mang lại
Cuộc sống trần thế của CN chỉ là sống gửi, đầy khổ ải; CN
phải hướng tới cuộc sống vĩnh cửu của mình - niết bàn.
CN phải diệt trừ dục vọng, khắc phục vô minh, từ bỏ tham,
sân, si … bằng cách tự giác thực hành “bát chánh đạo”, “tam
học”, “lục độ”, trên cơ sở hiểu biết “tứ diệu đế”, v.v.
Nhận xét: Triết học Ấn Độ luôn hướng về đời sống tâm
linh, cố tìm nền tảng tinh thần của đời sống CN, chỉ ra con
đường giải phóng cho CN ra khỏi đời sống trần tục khổ ải.
1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
b)Quan niệm về con người trong triết học Trung Quốc cổ
đại
Nho giáo: CN là một tạo thể đạo đức, muốn sống tốt, tức
để trở thành người quân tử, con người phải trao đồi phẩm
chất đạo đức (phải hiểu, sợ và làm theo thiên mệnh)
“Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị
giáo” (Khổng Tử);
“Nhân chi sơ tính bản thiện” (Mạnh Tử);
Bản tính CN khi sinh ra đã ác (Tuân Tử);
“Thiên nhân cảm ứng” (Đổng Trọng Thư).
Đạo gia: CN sinh ra từ Đạo (tự nhiên), do đó CN phải sống
vô vi (hợp với tự nhiên), không nên tranh đoạt biết xa lánh
đời để trở về với tự nhiên (Lão Tử)
1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Mặc gia cho rằng, không có thiên mệnh chỉ có thiên ý, cho
nên con người không có số mệnh; muốn sống tốt con
người phải sống hợp với thiên ý tức, phải yêu nhau mà
không phân biệt sang hèn.
Nếu thuận theo ý Trời, CN sẽ được giàu sang, trường thọ, &
ngược lại.
Nếu nỗ lực làm việc, tiết kiệm, CN sẽ no đủ, & ngược lại.
CN phải thực hành kiêm ái, thượng đồng, thượng hiền,…
1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Pháp gia: CN sinh ra vốn đã có sẵn lòng tham dục, tư lợi;
mọi quan hệ xã hội đều được xây dựng trên cơ sở tính toán
lợi ích cá nhân. Vì thế, kẻ thống trị phải căn cứ vào tâm lý
tránh hại, cầu lợi, vị kỷ của CN mà định ra pháp luật (để
thưởng phạt) nhằm duy trì trật tự xã hội.
Aâm dương gia: CN được tạo thành âm dương / ngũ
hành,…
Nhận xét: Triết học Trung Quốc bàn nhiều về số phận,
nguồn gốc, tâm, tính, tình… của CN, tức bàn đến các phẩm
chất tinh thần. Dù có sự xung đột giữa quan điểm duy tâm
và duy vật nhưng quan niệm duy tâm về CN là quan điểm
chủ đạo, nó đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành động
của người Phương Đông.
2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
a) Thời cổ đại
Empêđốc: CN là sự kết hợp của đất, nước, lửa & không khí, có
linh hồn lý tính cao nhất.
Đêmôcrít: CN có thể xác và linh hồn khả tử được tạo thành từ
nguyên tử.
Platông: CN có thể xác khả tử giam hãm linh hồn bất tử.
Arixtốt: CN là một động vật có lý trí / động vật chính trị, bản
chất CN là nhận thức / tham chính.
b) Thời trung đại
Thiên chúa giáo: CN do Thượng đế sáng tạo ra; số phận CN
do Ngài xếp đặt; CN mắc tội tổ tông nên tội lỗi chất chồng; CN
phải bằng lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần gian để đạt được
hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng sau khi chết.
2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
c) Thời phục hưng - cận đại
Đề cao trí tuệ, tự do, bình đẳng của CN; Cố tìm hiểu để
giải thoát CN khỏi sự ràng buộc của lòng tin tôn giáo;
Nhấn mạnh tính cách cá nhân, coi trọng mặt sinh học…
Bêcơn: CN là sản phẩm của tự nhiên, có sức mạnh nằm
trong tri thức khoa học;
Hốpxơ: CN là một thể thống nhất giữa cái tự nhiên và xã
hội có bản tính là ích kỷ, hướng đến lợi ích (nhu cầu) riêng;
do đó CN luôn gây ra cái ác.
Rútxô: CN có bản tính là tự do & lịch sử nhân loại do chính
kết quả hoạt động của CN tạo ra.
Điđơrô: CN là thể thống nhất giữa thể xác (khí quan vật
chất của linh hồn) và linh hồn (toàn bộ các hiện tượng tâm
lý - ý thức, phụ thuộc vào thể xác).
2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
Hêghen: CN là hiện thân của Ý niệm tuyệt đối; Lịch sử nhân
loại là kết quả hành động của những CN theo đuổi mục đích &
khai thác lợi ích của riêng mình; Lao động đã góp phần hình
thành CN; CN luôn thuộc một giai tầng nhất định; CN vừa là
chủ thể của lịch sử vừa là kết quả của qúa trình phát triển lịch
sử, nhưng lịch sử nhân loại lại không phụ thuộc vào lợi ích &
mục đích của CN dù đó là vĩ nhân.
Phoiơbắc: CN là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên; Giới tự
nhiên là “thân thể vô cơ” của CN; Đời sống của CN phụ thuộc
vào giới tự nhiên; chính giới tự nhiên đã ảnh hưởng đến đời
sống tâm lý, tình cảm của CN, làm cho người này khác người
kia; CN vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đồng, có
bản tính sáng tạo & yêu nhau; bản chất CN nằm trong tình yêu.
2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
d)Thời hiện đại
Các quan niệm về CN đều đề cao nhân tố tinh thần như
bản năng, vô thức, tình cảm; tuyệt đối hóa tính cá nhân;
khá bi quan nhận định về tương lai nhân lọai; chúng thể
hiện trong trào lưu nhân bản phi lý tính
Phân tâm học: Bản năng tính dục là cái cơ bản quy định
mọi hành động của CN.
Chủ nghĩa hiện sinh: Chỉ có cá nhân CN mới hiểu được sự
tồn tại của mình, chỉ có cá nhân mới “hiện sinh”, CN cần
thóat ra khỏi sự ràng buộc của xã hội, của những cá nhân
khác để thể hiện giá trị hiện sinh của mình…
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
a) Con người là một thực thể sinh học – xã hội
Con người là một thực thể sinh học
CN là kết quả tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, sống dựa
vào giới tự nhiên;
CN có các đặc điểm sinh học, trải qua các giai đoạn phát
triển sinh học;
Trong CN tồn tại mặt sinh học, bị chi phối bởi các quy luật
sinh học;
Để phát triển bình thường như một sinh thể trong cộng
đồng nhân loại, CN phải được thỏa mãn những nhu cầu
sinh học.
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
Con người là một thực thể xã hội
Lao động là cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của CN & xã
hội loài người
Lao động chi phối sự hình thành các đặc điểm xã hội của
CN, tạo ra các quan hệ xã hội để CN tồn tại,
Lao động là cơ sở cho sự xuất hiện và tác động của các
quy luật xã hội;
CN là một sinh thể biết lao động; qua lao động bản chất xã
hội của CN được hình thành và thể hiện;
Trong CN tồn tại mặt xã hội, CN bị chi phối bởi các quy luật
xã hội;
Để phát triển bình thường như một cá nhân trong xã hội, CN
phải được thỏa mãn những nhu cầu xã hội.
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
Con người là một thực thể sinh học - xã hội
Trong CN, mặt (cái) sinh học & mặt (cái) xã hội thống nhất
tạo nên cái vật chất để từ đó hình thành nên cái tinh thần
(đời sống tâm lý - ý thức)
CN là một sinh thể xã hội có đời sống tâm lý - ý thức, bị
chi phối bởi các quy luật tâm lý - ý thức;
CN mang các đặc điểm tâm lý - ý thức, phải trải qua các
giai đoạn phát triển tâm lý - ý thức;
Để phát triển bình thường như một sinh thể xã hội có ý
thức, CN phải được thỏa mãn những nhu cầu tâm lý - ý
thức (tinh thần).
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
Trong CN, các mặt, các nhu cầu thống nhất với nhau, trong
đó:
Mặt sinh học là cơ sở tự nhiên tất yếu của CN; mặt xã hội
là đặc trưng bản chất để phân biệt CN với loài vật;
Nhu cầu sinh học được xã hội hóa; nhu cầu xã hội gắn
liền với nhu cầu sinh học; nhu cầu tinh thần được hình
thành, nảy nở trên cơ sở nhu cầu vật chất.
Trong CN, các nhóm quy luật, các mối quan hệ tồn tại, tác
động đan xen vào nhau, trong đó:
Quy luật xã hội giữ vai trò chi phối quy luật sinh học &
quy luật tâm lý - ý thức, chúng là cơ sở hợp thành bản
chất CN.
Quan hệ xã hội bao trùm và chi phối mọi quan hệ của CN; vì
vậy, tính xã hội là tính chất cơ bản tạo nên tính người của
CN.
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
b)Con người là chủ thể của lịch sử
Con người là sản phẩm của lịch sử (giới tự nhiên & xã
hội), đồng thời là chủ thể của lịch sử.
Sự khác nhau giữa lòai vật và lòai người trong việc tạo ra
lịch sử của mình
Loài vật tạo ra lịch sử một cách vô thức
Loài người luôn tạo ra lịch sử một cách có ý thức
Vai trò của hoạt động lao động sản xuất
Vừa là điều kiện cho sự tồn tại của CN & xã hội loài
người,
Vừa là phương thức để biến đổi tòan bộ đời sống của CN
và bộ mặt của xã hội .
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
Trên cơ sở nắm bắt các quy luật (tự nhiên & xã hội), thông
qua hoạt động thực tiễn, CN đã sáng tạo lại tự nhiên theo
quy luật tự nhiên, cải tạo xã hội theo quy luật xã hội:
Giới tự nhiên thứ 2 & xã hội loài người là sản phẩm được
sáng tạo bởi CN, dành cho CN; chúng càng ngày càng
mang tính người.
Mỗi sự vận động tiến lên của lịch sử ứng với sự vận động
biến đổi của CN theo hướng tích cực.
CN ngày càng tiếp nhận hòan cảnh một cách tích cực; và
ngày càng tác động tích cực lên hòan cảnh.
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
c) Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Xuất phát từ sự tồn tại con người cụ thể, Mác coi:
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất con người
Là tổng hòa các quan hệ xã hội, bản chất CN mang tính
lịch sử, và là cái chung, sâu sắc nhất trong CN:
Mọi quan hệ xã hội (quá khứ, hiện tại, cả tương lai) mà
trước hết là các quan hệ sản xuất đều góp phần hình thành
nên bản chất CN.
Bản chất CN không bất biến, nó sẽ thay đổi khi các quan hệ
xã hội (mà CN tồn tại) biến đổi.
Thông qua mặt sinh học, mặt xã hội được biểu hiện đa dạng
trong mỗi CN cụ thể (cá nhân sống trong cộng đồng xã hội).
Bản chất CN không phải là cái bất biến, duy nhất mà là cái
lịch sử, chung và sâu sắc nhất.
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về giải phóng con người
b) Mục đích cuối cùng của triết học Mác-Lênin: giải phóng con người
[“ Kim chỉ nam chủ yếu phải định hướng cho chúng ta trong việc
lựa chọn nghề nghiệp là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của
chính chúng ta…, kinh nghiệm ca ngợi những ai đem lại hạnh phúc
cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất; bản thân
tôn giáo dạy chúng ta rằng cái lý tưởng mà mọi người hướng tới đã
hy sinh bản thân mình cho nhân loại, vậy ai dám bác bỏ những lời
dạy bảo đó” (C.Mác – “Những suy tư của một chàng trai trong việc
lựa chọn nghề nghiệp”)].
“Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức”;
“Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải
phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”; “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng
bao hàm ở chỗ là nó trả CN, những quan hệ của CN về với bản thân
CN”, “là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hoá”
[C.Mác].
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về giải phóng con người
Phạm trù “tha hoá”
Hêghen: Tha hoá “ý niệm tuyệt đối”
Phoiơbắc: Tha hoá “tôn giáo”
Mác: Tha hoá “con người” = “tha hóa lao động”
“Tha hóa CN” là CN không còn là chính mình mà trở thành cái tồn
tại khác, đối lập với mình
Sản phẩm lao động do người lao động làm ra lẽ ra phải thuộc về
họ, nhưng do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà sản
phẩm ấy không thuộc về họ, thuộc về người chủ tư liệu sản xuất;
Hoạt động lao động sản xuất làm hoàn thiện CN, nhưng dưới chế
độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nó làm cho người lao động
bị phát triển què quặt.
Thể xác của người lao động là thuộc về họ, nhưng dưới chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nó không thuộc về người lao động
nữa.
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về giải phóng con người
Chế độ tư hữu vừa là kết quả của sự tha hóa lao động, vừa là
nguyên nhân duy trì sự tồn tại của nó.
Chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã tạo ra tiền đề để khắc phục
tha hoá lao động, tức giải phóng CN.
Giai cấp vô sản công nghiệp là lực lượng xoá bỏ sự tha hoá lao
động để giải phóng mình và giải phóng toàn nhân loại.
Xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ sở
hữu XHCN (thống nhất sở hữu xã hội với sở hữu cá nhân) là
xây dựng xã hội mà trong đó, sự phát triển tự do & tòan diện
của mỗi người là điều kiện để phát triển tự do, tòan diện cho
mọi người.
Muốn có CNXH trước hết phải có CN xã hội chủ nghĩa; Chỉ
dưới chủ nghĩa xã hội, CN mới thật sự được giải phóng và sống
như một con người lao động, mới khắc phục được sự tha hoá
“con người” (“tha hóa lao động”)
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
a)Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Nhu cầu khách quan của lịch sử - xã hội
Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
Chủ nghĩa đế quốc và sự áp bức bóc lột các dân tộc thuộc
địa.
Chiến tranh thế giới thứ nhất & cuộc Cách mạng Tháng
10 ở Nga.
Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
Nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản.
Các cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại.
Nhu cầu cấp thiết phải tìm con đường mới để cứu dân,
cứu nước.