Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

đề luyện tập tiếng việt lớp 3, có lời giải, đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 10 trang )

PHIẾU BÀI TẬP: KỂ LẠI BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT – CĨ LỜI GIẢI CHI TIẾT
TUẦN 23
MƠN TIẾNG VIỆT: LỚP 3
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
Ôn tập kiến thức và rèn kĩ năng làm bài.
Đề bài. (ID: 458244 - VDC) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do
trường (lớp) hoặc địa phương em tổ chức.
Gợi ý:
a) Buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu / Vào lúc nào? Do ai tổ chức?
b) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Các tiết mục đó do những ai biểu diễn?
c) Em thích nhất tiết mục nào? Vì sao?

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Phương pháp: Căn cứ bài Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
Cách giải:
Bài tham khảo:
Nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trường em tổ chức buổi liên hoan văn nghệ vào sáng mồng
3 tháng 2. Buổi biểu diễn có các tiết mục múa, hát, độc tấu đàn ooc-gan, ảo thuật thật sôi nổi và hấp dẫn.
Các tiết mục hát múa được tất cả các khối lớp tham gia. Riêng các anh chị khối 4,5 còn biểu diễn nhạc cụ và
ảo thuật. Tiết mục hợp xướng Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam đã đem đến cho tồn trường niềm hào
hứng. Em thích nhất tiết mục ảo thuật biến chiếc khăn tay thành con chim bồ câu trắng. Sau mỗi tiết mục
biểu diễn, tiếng vỗ tay lại vang dậy khắp trường.

1


PHIẾU BÀI TẬP: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA; TIẾNG ĐÀN – CĨ LỜI GIẢI CHI TIẾT
TUẦN 24


MƠN TIẾNG VIỆT: LỚP 3
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
Ôn tập kiến thức và rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu.
Rèn kĩ năng chính tả: s/x, dấu hỏi, dấu ngã.
I. Bài tập về đọc hiểu (ID: 458245)
Pho tượng
Pho tượng được tạc băng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn. Tượng đặt trong một cái hộp bằng pha lê và
lại được để ngay giữa tầng lầu cao nhất. Bên ngồi có chấn song bằng thép, khơng ai có thể nhấc ra được.
Tơi bèn thử đi một vịng. Đơi mắt của pho tượng cứ như đang nhìn theo. Hiển nhiên, đây là điều khơng
tưởng tượng nổi. Dáng người pho tượng như đang bay lên. Sống động đến lạ lùng. Tay phải giơ cao, đầu
ngửa ra phía sau một chút. Tay trái hơi duỗi về phía trước. Đó là Quan Âm Bồ Tát đang hướng lên trời.
Cánh tay phác họa một động tác ban phước lành cho chúng sinh. Người nghệ sĩ tài tình đến mức đã miêu tả
được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người ta đến thế. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng cực kì
độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.
(Lâm Ngư Đường – Mai Ngọc Thanh dịch)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. (NB) Pho tượng Quan Âm Bồ Tát được làm bằng vật liệu như thế nào?
A. Bằng pha lê rất trắng, rất trong và óng mịn.
B. Bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn.
C. Bằng đá quý rất trắng, rất trong và rất mịn.
Câu 2. (NB) Khi nhìn pho tượng, tác giả nhận thấy điều gì khơng tưởng tượng nổi?
A. Đơi mắt của pho tượng nhìn tác giả với sự lo sợ và niềm khổ đau.
B. Đơi mắt của pho tượng nhìn tác giả với niềm yêu thương và lo sợ.
C. Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng.
Câu 3. (NB) Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng có điểm gì nổi bật?
A. Cực kì độc đáo, kết quả sáng tạo kì tài cuae người nghệ sĩ.
B. Sống động đến lạ lùng, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.
C. Miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người xem.

Câu 4. (NB) Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ngữ gợi tả dáng người pho tượng?
A. Như đang bay lên; đang hướng lên trời; sống động; sáng tạo.
B. Như đang bay lên; đang hướng lên trời; sống động; bay lướt.
C. Như đang bay lên; đang hướng lên trời; độc đáo; gây ấn tượng.
II. Bài tập về Chính tả (ID: 458250 - VD)
a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:
1


Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:
Từ khắp các ngã đường, dịng người đỗ về quãng trường đễ dự lễ kĩ niệm.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. Bài tập về đọc hiểu
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu.
Cách giải:
Bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn.
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu.
Cách giải:
Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng.
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Cực kì độc đáo, kết quả sáng tạo kì tài cuae người nghệ sĩ .

Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Như đang bay lên; đang hướng lên trời; sống động; bay lướt.
Chọn B.
II. Bài tập về chính tả
Phương pháp: Căn cứ bài chính tả.
Cách giải:
a. Từ sáng sớm, các em nhỏ đã xúng xính trong bộ quần áo mới đi xem hội.
b. Từ khắp các ngả đường, dòng người đổ về quảng trường để dự lễ kỉ niệm.

2


PHIẾU BÀI TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ NGHỆ THUẬT; DẤU PHẨY
– CĨ LỜI GIẢI CHI TIẾT
TUẦN: 24
MƠN TIẾNG VIỆT: LỚP 3
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
- Giúp học sinh mở rộng vốn từ về nghệ thuật và sử dụng thành thạo chúng.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu phấy trong câu.
Câu 1. (ID: 458251 - TH) Dưới đây là tên những nghệ sĩ nổi tiếng trong một số lĩnh vực nghệ thuật. Em
hãy nối lại cho đúng.
A.

B.


Nguyễn Du

Văn học

Đa-vít Cóp-pơ-fin

Âm nhạc

Pu-skin

Điện ảnh

Đặng Thái Sơn

Hài kịch

Tơ Ngọc Vân

Hội họa

Trương Nghệ Mưu
Văn Cao
Câu 2. (ID: 458252 - VD) Điền từ thích hợp vào chỗ trống: cất giọng, tiết tấu, khúc nhạc, nốt nhạc, giai
điệu, giao hưởng.
Gà trống mở đầu…………..(1) nhan đề “Bình minh” bằng …………..(2)nhanh khỏe, đầy hứng khởi. Tiếp
theo, Ve Sầu…………..(3)hát bài “Mùa hạ”, với những…………..(4)rộn rã, tươi vui. Cuối cùng,
bản………….. (5)“Mùa thu” do Dế Mèn trình diễn cất lên với…………..(6)trữ tình, trong sáng.
Câu 3. (ID: 458253 - NB) Điền dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn sau:
Các mẹ các chị mặc áo thêu chỉ màu cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ tay cầm khiên
cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy múa hát theo nhịp chiêng nhịp cồng ngân nga vang vọng.


1


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ bài Mở rộng vốn từ Nghệ thuật.
Cách giải:
- Văn học: Nguyễn Du, Pu-skin.
- Ảo thuật: Đa-vít Cóp-pơ-fin.
- Âm nhạc: Đặng Thái Sơn, Văn Cao.
- Điện ảnh: Trương Nghệ Mưu.
- Hội họa: Tô Ngọc Vân.
Câu 2.
Phương pháp: Căn cứ bài Mở rộng vốn từ Nghệ thuật.
Cách giải:
1- khúc nhạc.
2- tiết tấu.
3- cất giọng.
4- nốt nhạc.
5- giao hưởng.
6- giai điệu.
Câu 3.
Phương pháp: Căn cứ bài Dấu phẩy.
Cách giải:
Các mẹ, các chị mặc áo thêu chỉ màu, cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ, tay cầm khiên
cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy, múa hát theo nhịp chiêng, nhịp cồng ngân nga, vang vọng.

2



PHIẾU BÀI TẬP: NGHE KỂ NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN – CĨ LỜI GIẢI CHI TIẾT
TUẦN 24
MƠN TIẾNG VIỆT: LỚP 3
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
Ôn tập kiến thức và rèn kĩ năng làm bài.
Đề bài: (ID: 458254 - VDC) Kể lại một câu chuyện vui (khoảng 7 câu) mà em đã được nghe.
Gợi ý:
a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì? (VD: Dại gì mà đổi, Khơng nỡ nhìn, Tơi cũng như bác …)
b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?
c) Kết thúc câu chuyện ra sao?
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUN MƠN TUYENSINH247.COM
Phương pháp: Căn cứ bài học.
Cách giải:
Tham khảo:
Cơ giáo bảo Tèo:
- Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thơi.
- Bố em lại bảo rằng, chính cơ mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng cịn mất ngủ.
- Thống đỏ mặt, cơ giáo hỏi lại: Em khơng đùa đấy chứ? Em nói rõ hơn đi?
- Vâng ạ, vì cơ cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.

1


PHIẾU BÀI TẬP: HỘI VẬT; HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUN – CĨ LỜI GIẢI CHI TIẾT
TUẦN 25

MƠN TIẾNG VIỆT: LỚP 3
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
- Ôn tập và rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu.
- Rèn luyện về chính tả: tr/ch; ưt/ưc.
I. Bài tập về đọc hiểu (ID: 458307)
Hội vật
Trống cái nổi thùng thùng. Đôi đô vật đầu tiên vào sới. Quý khỏe mạnh, đẹp trai. Mạnh có đôi mắt hơi xếch,
miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng. Hai chàng đi song song ra phía cửa đình, vái thành hoàng, đoạn
lùi ra, ngửa hai bàn tay đi quang sới, chào mọi người. Cả hai đến trước mặt thủ trống cúi đầu rồi quay ngoắt
lại giữa sân, chào nhau rồi từ từ lui ra. Bây giờ cuộc tỉ thí mới bắt đầu. Vờn nhau, lừa nhau, miếng đánh
miếng đỡ lên xuống nhịp nhàng. Quý mất thế, chệnh choạng. Một loạt tiếng hò reo vang dậy. Lợi dụng phút
lơi lỏng của Mạnh, Quý rút được chân ra. Tiếng reo hị rộ lên. Đơi mắt Q gườm gườm nhìn Mạnh như
thách thức. Mạnh ln để ý nhìn. Q xơng tới, xơng lui rồi thình lình vặn mình hết cỡ, gồng Mạnh lên vai.
Bất ngờ chới với, Mạnh đành để Quý hất xuống đất. Tiếng trống nghẹn lại, mọi người reo hị ầm ĩ chào
mừng người chiến thắng.
(Theo Trần Đình Khơi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. (NB) Hình dáng của đơ vật Mạnh được tả qua những từ ngữ nào?
A. Đẹp trai, khỏe mạnh, trán cao, tấm thân cường tráng.
B. Mắt xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng.
C. Khỏe mạnh, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng.
Câu 2. (NB) Trước khi thi đấu, hai đơ vật đến vái thành hồng rồi chào những ai?
A. Chào mọi người đứng quanh sới, chào thủ trống.
B. Chào mọi người, chào nhau.
C. Chào mọi người đứng quanh sới, chào nhau.
Câu 3. (TH) Khơng khí sơi nổi của hội vật được gợi tả qua mấy cụm từ có từ hò reo (reo hò) trong bài?
A. Một cụm từ.
B. Hai cụm từ.

C. Ba cụm từ.
Câu 4. (TH) Vì sao đơ vật Quý bị tấn công trước nhưng vẫn chiến thắng đơ vật Mạnh?
A. Vì đơ vật Q biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ rút được chân ra khỏi tay của Mạnh.
B. Vì đơ vật Q biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ gồng Mạnh lên vai để hất xuống đất.
C. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ vận thế nội công quật ngã Mạnh.
II. Bài tập về Chính tả (ID: 458312 - VD) Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:
1


a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tơi thường đứng….ải tóc….ước tấm gương…eo….ên tường.
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng b….. nên ai cũng thấy b…..r….trong người.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. Bài tập về đọc hiểu
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu.
Cách giải:
Mắt xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng.
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu.
Cách giải:
Chào mọi người, chào nhau.
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Ba cụm từ.

Chọn C.
Câu 4.
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
Vì đơ vật Q biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ gồng Mạnh lên vai để hất xuống đất.
Chọn B.
II. Bài tập về Chính tả
Phương pháp: Căn cứ bài chính tả.
Cách giải:
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tơi thường đứng chải tóc trước tấm gương treo trên tường.
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng bức nên ai cũng thấy bứt rứt trong người.

2


PHIẾU BÀI TẬP: NHÂN HĨA; ƠN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI
CÂU HỎI VÌ SAO? – CĨ LỜI GIẢI CHI TIẾT
TUẦN: 25
MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 3
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài nhân hóa.
Học sinh biết cách đặt câu hỏi Vì sao đúng, đủ.
Câu 1. (ID: 458313 - VD) Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi:
Em thương
Em thương làn gió mồ cơi
Khơng tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
(Nguyễn Ngọc Ký)
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào?
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay?
Câu 2. (ID: 458314 - VD) Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh?
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất?
Câu 3. (ID: 458315 - TH) Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a. Thỏ đã thua Rùa trong cuộc chạy đua vì mải chơi và coi thường đối thủ.
b. Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
c. Nhờ chăm chỉ học hành, Linh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi.
d. Vì thương con cá, ơng lão quyết định thả nó về với biển.

1


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ bài Nhân hóa.
Cách giải:
a. Hai sự vật: làn gió, sợi nắng được tả bằng những từ ngữ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người: mồ cơi
– tìm; ngồi; gầy – run run, ngã.
b. Cách tả hai sự vật như vật làm cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, khơi dậy tình cảm yêu thương, chia
sẻ ở người đọc đối với những đứa trẻ mồ côi, những người cô đơn, ốm yếu, không nơi nương tựa.
Câu 2.
Phương pháp: Căn cứ bài đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
Cách giải:
a. Anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh vì đã lợi dụng phút lơi lỏng của anh Mạnh.
b. Anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất vì anh Mạnh đã bị anh Quý gồng lên vai rồi hất xuống.

Câu 3.
Phương pháp: Căn cứ bài đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
Cách giải:
a. Thỏ đã thua Rùa trong cuộc chạy đua vì mải chơi và coi thường đối thủ.
b. Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
c. Nhờ chăm chỉ học hành, Linh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi.
d. Vì thương con cá, ơng lão quyết định thả nó về với biển.

2



×