Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.88 KB, 4 trang )

Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
TRONG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Cao Thị Mỹ Tâm*, Đặng Thị Huỳnh Anh*, Nguyễn Hoàng Anh Thư
Trường cao đẳng sư phạm Trung Ương thành phố Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc:
TĨM TẮT
Giáo dục kĩ năng hợp tác là xu hướng giáo dục tích cực hiện đại được nghiên cứu và ứng
dụng ở các bậc học khác nhau tại nhiều nước trên thế giới nhằm hướng tới việc hình thành
cho trẻ năng lực hợp tác ngay từ sớm. Việc làm này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội ngày nay. Tuy nhiên thực tế việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi trong trò chơi vận động ở một số trường mầm non vẫn chưa tốt. Việc đề xuất ra 4
biện pháp cùng với hệ thống các trò chơi vận động được xây dựng, sáng tạo, cải biên phát
triển nội dung trở nên đa dạng, phong phú cũng có kết quả rõ ràng, kết quả khảo nghiệm
chứng tỏ có hiệu quả.
Từ khóa: Kĩ năng hợp tác, trò chơi vận động, nhận thức, xây dựng, thiết kế trò chơi vận
động, giáo dục kĩ năng hợp tác, trẻ 5-6 tuổi
EDUCATIONAL METHODS IN COOPERATIVE SKILLS FOR PRESCHOOL
CHILDREN FROM 5 – 6 YEARS OLD IN MOTOR GAMES
Cao Thi My Tam*, Dang Thi Huynh Anh*, Nguyen Hoang Anh Thu
The National College of Education Hochiminh city (NCEHCM)
* Corresponding author:
ABSTRACT
Educating cooperative skills is a modern positive education trend that has been researched
and applied at different educational levels in many countries around the world, aiming at
forming children's ability to cooperate at an early age. In fact, the education of cooperative
skills for preschool children from 5-6 years old in motor games in some preschools is still not
good. Proposing four measures along with a system of motor games to be built, created,
modified, and developed to become diverse and rich, also have clear results, the experimental
results prove that there are effective.
Keywords: Cooperative skills, motor games, awareness, construction, motor game design,


educating cooperative skills, 5-6 years old children
Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành khả năng tương tác cùng thực hiện hiệu quả một hành động, một công
việc nào đó của trẻ dựa trên những tri thức và vớn kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhất
định, khả năng cùng với người khác thực hiện công việc chung có kết quả.
Đới với trẻ 5 – 6 tuổi, vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong đó có trị chơi vận động. Trẻ rất
thích được chạy nhảy khơng thích ngồi n một chỗ, thích chơi những trị chơi vận động,
càng vận động nhiều thì trẻ càng thích. Trong khi chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động,
nhu cầu vui chơi, nhu cầu hợp tác. Do đây là loại trị chơi có luật chơi và cách chơi rõ ràng
nên các thành viên bị ràng buộc lẫn nhau về sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất cao trong
thực hiện nội dung chơi, hành động chơi, nhiệm vụ vận động. Việc chấp hành kỉ luật và tinh
thần trách nhiệm của trẻ được nâng cao. Ngoài ra, trẻ thấy rõ kết quả chơi nên ý thức được sự
cần thiết của việc hợp tác chặt chẽ, sự đồng thuận cao của các thành viên để nhiệm vụ của
nhóm được hồn thành tớt. Vì vậy việc lựa chọn trò chơi vận động để giáo dục kĩ năng hợp
tác cho trẻ sẽ giúp đạt được hiệu quả cao.
Kĩ năng hợp tác có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người nói chung và
trẻ em nói riêng. Nó chỉ được hình thành khi trẻ được trực tiếp, chủ động tham gia vào các
hoạt động mang tính hợp tác theo các chủ đề dạy học có chuẩn bị trước từ phía nhà giáo dục.
1


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021
Theo GS.TS Đặng Thành Hưng, trẻ có kĩ năng hợp tác sẽ dễ dàng hoà nhập trong nhiều hoạt
động, nhiều nhóm bạn chơi khác nhau và trên cơ sở đó, trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm, tìm
ra nhiều giải pháp dựa trên q trình gom góp kinh nghiệm của nhiều cá nhân, được đánh giá
từ cá nhân và nhóm hay có thể tự kiểm định, đánh giá các năng lực và thành tựu của cá nhân.
Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay là
giúp cho trẻ phát triển tớt về thể chất, trí ṭ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tớ đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hướng đến phát triển ở trẻ những tiềm năng và năng
lực tối đa. Nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kỹ năng sớng cần thiết cho bản thân,

gia đình và cộng đồng như: tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, sáng tạo chia sẽ, hợp tác, nhân
ái, hội nhập. Như vậy, giáo dục kĩ năng hợp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một trong những
mục tiêu mà ngành giáo dục MN hiện nay đang hướng đến.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã khẳng định: Hợp tác là một giá
trị xã hội cần thiết trong cuộc sớng của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Cuộc
sớng ngày nay địi hỏi mỗi người phải có KNHT để phới hợp, làm việc cùng nhau, chung sức
giải quyết các vấn đề trong gia đình, cộng đồng, xã hội và nhân loại. Đới với trẻ, hợp tác thúc
đẩy q trình nhận thức, kích thích sự khám phá, bồi đắp xúc cảm tình bạn, làm phong phú
các mới quan hệ xã hội và góp phần phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ.
Trò chơi vận động là một trong những hoạt động được trẻ mầm non rất yêu thích, đây là
phương tiện giáo dục độc đáo để thực hiện mục tiêu phát triển kỹ năng vận động, tố chất thể
lực và kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác cho trẻ. Với xu hướng đổi mới giáo dục như hiện nay,
trò chơi vận động được sử dụng không chỉ là nội dung, phương tiện tổ chức hoạt động giáo
dục cho trẻ mà còn như là một phương pháp dạy học hiệu quả giúp người dạy hướng đến
những mục tiêu nhất định.
Như vậy, dựa vào đặc điểm trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất u thích vận động nên trị chơi vận
động có thể thích hợp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục
mầm non. Vì trị chơi vận động giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, các tố chất thể lực, nuôi
dưỡng cho tâm hồn trẻ u thích sự vận động, cuộc sớng trong sáng, lành mạnh. Trong trị
chơi vận động có rất nhiều cơ hội để trẻ có thể làm việc cùng nhau, cùng nhau đàm phán, thoả
thuận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau để cùng thực hiện, giải quyết nhiệm vụ vận
động.
Khi lựa chọn trò chơi vận động để tiếp cận giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi thì người thực hiện phải nắm vững những nguyên tắc của cách tiếp cận đó. Các nội dung
giáo dục kĩ năng hợp tác phải được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong các khâu (xác định
mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, thiết kế các hoạt động, đánh giá hoạt động, tổ
chức môi trường giáo dục). Tuy nhiên ở một số trường mầm non, việc giáo dục kĩ năng hợp
tác của trẻ trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi vận động cịn nhiều hạn chế. Việc thực hiện
chưa có hiệu quả, cịn mang tính hình thức, chưa có những biện pháp giúp trẻ giải quyết
những mâu thuẫn trong quá trình hợp tác, trẻ không hợp tác cùng bạn, không biết phân chia

nhiệm vụ dẫn đến tình trạng tan rã nhóm sớm. Việc đánh giá kĩ năng hợp tác của trẻ 5 – 6 tuổi
trong trò chơi vận động theo các tiêu chí như Lắng nghe ý kiến của cơ và các bạn; Mạnh dạn
trao đổi ý kiến của mình với cơ và các bạn; Thể hiện sự thân thiện, đồn kết với bạn bè trong
nhóm khi thực hiện vận động; Chấp nhận sự phân cơng của cơ và nhóm bạn; Sẵn sàng thực
hiện, giải quyết nhiệm vụ vận động cùng người khác; Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các
hoạt động chung của nhóm đều có kết quả chưa cao.
Kĩ năng hợp tác biểu hiện năng lực phối hợp hoạt động có kết quả của các thành viên trong
nhóm dựa trên sự tác động qua lại tích cực nhằm đạt được mục đích chung bằng cách lựa
chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với điều kiện
thực tế. KNHT bao gồm các kĩ năng thành phần: Kĩ năng tiếp nhận, phân công nhiệm vụ, Kĩ
năng phối hợp hỗ trợ, Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc, Kĩ năng đánh giá.
Có nhiều hoạt động ở trường mầm non có ưu thế trong việc giáo dục KNHT cho trẻ. Đối
với trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động chơi (trong đó có trị chơi vận động) là hình thức có những ưu thế
nổi trội để khai thác các cơ hội trải nghiệm cho trẻ. Tổ chức chơi theo nhóm có những điều
2


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021
kiện thuận lợi như diễn ra thường xuyên, trẻ tham gia với tâm thế thoải mái, dễ phát huy sự tự
tin, chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm...Ở trẻ, giúp cho trẻ rèn luyện các kĩ năng thành
phần trong q trình hợp tác được tớt hơn; từ đó dần tạo ra thói quen, hứng thú, tính tích cực
đới với các hoạt động nhóm.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn bằng phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi,
phân tích sản phẩm giáo dục của giáo viên mầm non, đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ về
hợp tác, kĩ năng hợp tác cho thấy:
Hiện nay việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCVĐ ở một số trường
mầm non Tp.HCM thực hiện vẫn chưa tốt. Giáo viên chưa xem kỹ năng hợp tác là mục tiêu
cần đạt khi tổ chức TCVĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Rất ít giáo viên soạn kế hoạch tổ chức
TCVĐ một cách cụ thể về nội dung, cách tổ chức, biện pháp hướng dẫn và quy trình đánh giá
khơng được đề cập trong kế hoạch tổ chức TCVĐ dành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, vẫn còn nặng

nề về truyền thụ và áp đặt cách chơi cho trẻ trong nhóm bạn. Trong các trị chơi vận động có
sẵn trong tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 cũng không đề cập
hoặc chỉ đề cập rất sơ sài đến việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.
Mức độ hiểu biết về hợp tác, kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5 – 6 tuổi chưa cao, còn ở mức đơn
giản, chủ yếu là làm theo yêu cầu của giáo viên, thiếu những suy nghĩ sáng tạo, sâu sắc so với
độ tuổi. Đa số trẻ cịn thụ động, thích chơi ngay và chưa biết nhường bạn.
Giáo viên mầm non vẫn còn quan niệm rằng nội dung giáo dục kỹ năng hợp tác khó lồng
ghép trong trị chơi vận động. Rất ít trị chơi vận động được xây dựng, lồng ghép nội dung
giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ. Giáo viên chưa chú tâm xây dựng trò chơi vận động để giúp
giải quyết nhiệm vụ giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.
Do gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là “GV chưa biết nhiều biện pháp hướng dẫn/ tổ chức
giáo dục kỹ năng hợp tác trong TCVĐ”. Điều này thực ra là cũng do giáo viên chưa thực sự
quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ, chưa chú trọng lựa chọn, xây
dựng nội dung thực hiện các nhiệm vụ vận động trong các trò chơi vận động sao cho trẻ có
thể hợp tác cùng nhau để hồn thành nhiệm vụ.
Kết quả nghiên cứu thực trạng đã xác định rõ mức độ nhận thức của giáo viên mầm non về kỹ
năng hợp tác, việc lựa chọn, sử dụng các biện pháp, hình thức giáo dục kỹ năng hợp tác cho
trẻ, những khó khăn giáo viên mầm non gặp phải trong quá trình tổ chức giáo dục KNHT cho
trẻ trong TCVĐ; mức độ nhận thức và mức độ phát triển KNHT với bạn của trẻ 5 – 6 tuổi
trong các hoạt động, đặc biệt là trong khi chơi các trò chơi vận động.
Để đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trò chơi vận
động cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, dựa vào quan điểm đổi mới giáo
dục mầm non hiện nay; Thứ hai, dựa vào lý luận về giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm
non (chương 1); Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng (chương 2).
Đã đề xuất 4 biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trò chơi vận
động ở trường mầm non: (1) “Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi trong trò chơi vận động một cách cụ thể và rõ ràng”; (2) “Xây dựng, cải biên, bổ
sung các trò chơi vận động, chú trọng phát triển nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi có
yêu cầu hợp tác, thơng qua đó giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”; (3)
“Hướng dẫn trẻ cách thoả thuận, thương lượng và phối hợp hành động với nhau khi chơi”;

(4) “Quan sát, đánh giá biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ và xây dựng các tiêu chí, cách
đánh giá kết quả hoạt động theo chất lượng của sự hợp tác cho trẻ”.
Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và tính phù hợp, tính
hiệu quả của các trò chơi vận động đều đạt được ở mức cao, cho thấy sự ủng hộ cao của giáo
viên mầm non trong việc giáo dục kĩ năng hợp tác thông qua các trò chơi vận động.
30 trò chơi vận động mới được xây dựng, cải biên, phát triển nội dung chơi thực sự có hiệu
quả rất dễ sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác trong các thời điểm khác nhau trong chế độ
sinh hoạt hàng ngày như hoạt động vui chơi buổi sáng, buổi chiều, hoạt động vui chơi ngoài
trời, hội thao hoặc trong các dịp lễ hội ở trường mầm non.
3


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021
KẾT LUẬN
Kỹ năng hợp tác rất cần thiết ở mỗi con người cũng như ở trẻ. Trẻ có KNHT thì sẽ dễ dàng
thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, hoà đồng với bạn bè, trẻ cảm thấy tự tin và tư
duy trẻ cũng phát triển, trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn bè, biết suy nghĩ để phân công công
việc, thực hiện nhiệm vụ được giao, …
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ trong trò chơi vận động là một cách giáo dục rất hay và có
thể đạt được hiệu quả cao, vì trẻ độ tuổi này chủ yếu là chơi, thích chạy nhảy, thích chơi trò
chơi vận động thế nhưng hiện nay, việc tổ chức cho trẻ chơi trị chơi vận động qua đó giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non Tp.HCM vẫn chưa tốt.
Giáo viên chưa xem kỹ năng hợp tác là mục tiêu cần chú trọng, chưa thực sự quan tâm đến
việc lập kế hoạch và tổ chức giáo dục kĩ năng hợp tác trong tổ chức TCVĐ cho trẻ dẫn đến
kết quả kỹ năng hợp tác của trẻ MG 5 – 6 tuổi hiện nay chưa cao.
Kết quả xây dựng và khảo nghiệm 4 biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác trong trò chơi vận
động cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non cho thấy giá trị của trò chơi vận động trong
việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Hệ thớng 30 trị chơi vận động được xây
dựng, cải biên phát triển nội dung chơi thực sự có hiệu quả và được đánh giá cao từ các giáo
viên mầm non.

KIẾN NGHỊ
Kế hoạch tổ chức trò chơi vận động cần được xây dựng rõ ràng, chi tiết những gì cần để tổ
chức trị chơi vận động mà có thể giáo dục được kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Kế hoạch tổ chức trò chơi cũng phải phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.
Chú trọng xây dựng, cải tiến, phát triển nội dung của các trò chơi vận động phong phú, đa
dạng nhưng vẫn có các yếu tớ giáo dục kĩ năng hợp tác để thu hút được sự ham muốn tham
gia tự nguyện của trẻ cũng như phát triển tính hợp tác với bạn ở trẻ.
Sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức trò chơi vận động phù hợp nhằm mục tiêu giáo
dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đạt được hiệu quả cao hơn.
Giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Cần tạo sự thân thiện, vui tươi với trẻ,
luôn đồng hành và giúp đỡ trẻ. Cơ sở vật chất, đồ vật, đồ chơi, dụng cụ dùng để tổ chức trò
chơi vận động phải đa dạng, phong phú, bắt mắt, hấp dẫn, thu hút và đảm bảo an toàn cho trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Châu (2015), Dạy học hợp tác, Tạp chí Khoa học giáo dục sớ 114/2005.
Hoàng Mai, “Hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhóm với quan điểm đổi mới phương pháp
dạy học trong GDMN”, Tạp chí GDMN, sớ 4, 2004.
Nguyễn Thị Oanh (2007), “Làm việc theo nhóm”, NXB Trẻ.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1987), “Giáo dục trẻ trong nhóm bạn bè”, NXB Giáo dục, Hà Nội
Đặng Thành Hưng (2010), “Nhận diện và đánh giá kỹ năng”, Tạp chí KHGD số 64/2010

4



×