Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CA HÁT CHO TRẺ MẦM NON 5 - 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.29 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------------------

TRẦN HỒNG DIỆU LINH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
CA HÁT CHO TRẺ MẦM NON 5 - 6 TUỔI

TÓM TẮT
: Giáo dục Mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Th.S Lại Thế Anh

HÀ NỘI, 2014

0


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, Th.S Lại Thế Anh giảng
viên khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận. Những ý kiến của thầy đã giúp em tìm ra cách tốt nhất để giải
quyết những vấn đề khó khăn.
Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Em rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 1014
Sinh viên



Trần Hồng Diệu Linh

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao chất lƣợng dạy hát cho trẻ mầm non
5 – 6 tuổi” là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu đƣợc, thông qua
hai đợt thực tập của năm cuối. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng tài
liệu của một số tác giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra đƣợc vấn
đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn
toàn không trung khớp với kết quả của tác giả nào khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 1014
Sinh viên

Trần Hồng Diệu Linh

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4

7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận........................................................... 4
8.2. Phƣơng pháp quan sát ......................................................................... 5
8.3. Phƣơng pháp đàm thoại ....................................................................... 5
8.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu.................................................................... 5
8.5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ........................................................ 5
8.6. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm .................................................... 5
9. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
CHƢƠNG I ....................................................................................................... 6
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 6
1.1. Âm nhạc với trẻ Mầm non ......................................................................... 6
1.1.1. Tầm quan trọng của âm nhạc với trẻ mầm non ................................ 6
1.1.2. Ý nghĩa của việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ thơ ......................... 7
1.2 Thực trạng dạy hát cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .............................. 9
1.2.1. Chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi theo Lê Thu
Hƣơng (chủ biên) ....................................................................................... 9

3


1.2.2. Nội dung phân phối chƣơng trình của trƣờng Mầm non Hoa Hồng
– thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc( 2013 – 2014) ................................. 13
1.3 Một số kĩ năng ca hát và phƣơng pháp rèn luyện .................................... 17
1.3.1. Tư thế hát........................................................................................ 17
1.3.2. Tổ chức âm thanh ........................................................................... 18
1.3.3. Hơi thở............................................................................................ 18
1.3.4. Hát rõ lời ........................................................................................ 19
1.3.5. Hát đồng đều .................................................................................. 21
1.4 Các bƣớc dạy trẻ ca hát ............................................................................. 21

1.4.1. Bước 1: Làm quen với bài hát ........................................................ 21
1.4.2. Bước 2: Học thuộc bài hát ............................................................. 22
1.4.3. Bước 3: Củng cố, ôn luyện bài hát................................................. 22
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 24
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG HÁT CHO TRẺ 5-6 TUỔI .......... 24
2.1. Rèn kỹ năng ca hát trên tiết học ............................................................... 24
2.2. Rèn kỹ năng thông qua các trò chơi âm nhạc .......................................... 25
2.3. Rèn kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi ....................................................... 26
CHƢƠNG III................................................................................................... 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 29
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 29
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 30
2.1. Về phía trƣờng mầm non ........................................................................ 30
2.2. Về phía giáo viên ..................................................................................... 30
2.3. Về phía gia đình trẻ .................................................................................. 31
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu
đƣợc đối với đời sống con ngƣời. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại.
Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời.
Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu
mƣợt mà vui tƣơi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc nhƣ là dòng sữa ngọt
ngào nuôi dƣỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện
nhân cách của mình.

Trong chƣơng trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động đƣợc trẻ yêu thích, là
nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phƣơng tiện
hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trƣờng.
Âm nhạc và vận động âm nhạc sáng tạo khi đƣợc giáo viên Mầm non
sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận
kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hƣng phấn, vui tƣơi. Giáo viên có thể
chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi
đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi
ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc
giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích
hát theo lời bài hát, hay đung đƣa ngƣời theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu,
vui tƣơi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn
định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ
hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thƣ giãn, gây sự chú ý
cho trẻ.
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ
đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đƣợc

1


trong trƣờng lớp Mầm non .Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong
những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo
dục âm nhạc. Nhƣng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm
nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ
chức hát, múa dƣới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm
nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn đƣợc thực hiện phù hợp với chế độ
sinh hoạt cả ngày ở trƣờng của trẻ có ý nghĩa lớn nhƣ: Giáo dục âm nhạc

đƣợc tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình,
làm quen với toán, thể dục buổi sáng...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui
vẻ, hồn nhiên.
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm
mỹ ngoài ra nó còn
: Khi nghe nhạc,
trẻ cảm nhận đƣợc tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hƣởng những trạng
thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với
những hiện tƣợng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tƣởng.
Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn
khởi... Bài hát êm dịu đƣa trẻ đến tình cảm nhẹc nhàng.....
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe
và cảm xúc cho trẻ.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm
thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ
và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trƣờng học tập
tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào
ý nguyện của mình đã thực hiện đƣợc.

2


Tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò chơi, tổ
chức các lớp tập huấn... để phục vụ giáo dục âm nhạc có tác dụng tích cực đối
với chúng ta trong công tác quản lí, chỉ đạo và nhất là chuyên môn. Trong
một trƣờng học thì có nhiều thành phần, một số giáo viên thực hiện tốt nhƣng
có một số giáo viên do lớn tuổi, điều kiện hoàn cảnh khó khăn... dẫn đến chất
lƣợng chƣa đạt theo yêu cầu. Một số giáo viên chƣa biết lồng ghép Giáo dục
âm nhạc trong một số hoạt động nhƣ thế nào để phù hợp, không bị lạm dụng,
không cho là tham lam trong nội dung tích hợp... Từ những hạn chế này, nếu

chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo, thƣờng xuyên tổ chức sƣu tầm, cải
biên, sáng tác một số trò chơi giáo dục âm nhạc, thao giảng, tổ chức các hoạt
động để đƣa giáo dục âm nhạc vào cho phù hợp thì sẽ uốn nắn kịp thời và tạo
điều kiện để cùng nhau thực hiện tốt.
Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và
nâng cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động
để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Một số biện
pháp rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ mầm non 5-6 tuổi ”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều
công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với trẻ mầm non. Một số tài
liệu ngƣời nghiên cứu tiếp cận để phục vụ cho đề tài nghiên cứu nhƣ:
Đề tài nghiên cứu khoa học của Phạm Thị Hòa: “Thiết kế bài soạn giáo dục
âm nhạc cho giáo viên mầm non theo định hƣớng đổi mới”
Đề tài nghiên cứu khoa học của Vũ Thị Việt Hiếu: “Hứng thú học âm
nhạc của trẻ 4-5 tuổi ở một số trƣờng mầm non tỉnh Yên Bái”
Phƣơng pháp dạy học âm nhac cho trẻ trƣớc tuổi học, Tiến sĩ Ngô Thị
Nam 2008

3


3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát việc dạy các bài hát theo chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng
Mầm Non khu vực Phúc Yên, từ đó tìm biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy
hát theo chủ đề cho trẻ mầm non 5-6 tuổi và một số trƣờng mầm non ở thành
phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một số biện pháp “Nâng cao chất lƣợng dạy hát cho trẻ 5-6 tuổi”
5. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: của trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng Mầm Non khu vực
Phúc Yên
Khách thể nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng Mầm Non khu vực
Phúc
6. Phạm vi nghiên cứu
Mức độ nghiên cứu: Biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy các bài
hát theo chủ đề
Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao chất lƣợng dạy các bài hát theo chủ đề
cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng Mầm Non khu vực Phúc Yên
7. Giả thuyết khoa học
Việc dạy các bài hát theo chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi còn ở mức độ trung
bình. Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao chất lƣợng dạy các bài
hát theo chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng Mầm Non. Bằng một số biện
pháp tác động thì hiệu quả dạy hát theo chủ đề đối với trẻ Mầm Non sẽ đƣợc
nâng cao.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu các vấn đề lí luận về âm nhạc
Tìm hiểu các vấn đề lí luận âm nhạc đối với trẻ Mầm Non

4


8.2. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát trong giờ học, trong giờ ra chơi, ở nhà nhằm tìm hiểu khả
năng âm nhạc của trẻ
8.3. Phƣơng pháp đàm thoại
8.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh, đối chiế rút ra kết luận
8.5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Đánh giá và đƣa ra kết luận về thực trạng dạy hát theo chủ đề cho trẻ 56 tuổi
8.6. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣơng dạy các bài hát
theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi.
9. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3
chƣơng sau:
Chƣơng 1: Một số cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
Chƣơng 3: Kết luận và kiến nghị

5


CHƢƠNG I
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Âm nhạc với trẻ Mầm non
1.1.1. Tầm quan trọng của âm nhạc với trẻ mầm non
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tƣợng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với những
phƣơng tiện diễn tả âm nhạc nhƣ: giai điệu, tiết tấu, cƣờng độ, nhịp độ, âm
sắc, âm khu, âm vực, hòa âm…bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó
có thể truyền đạt sự vận động của các ý tƣởng và tình cảm trong tất cả những
sắc thái tinh tế nhất.
Âm nhạc có từ thời xa xƣa đến với cuộc sống khá tự nhiên, những tiếng
hú, tiếng ngân thƣờng kèm theo những điệu bộ, tiếng con vật kêu, điệu bộ
minh họa cho sự vật hiện tƣợng thiên nhiên, đó là những khái niệm âm nhạc
sơ giản, cùng làm cho trẻ hấp dẫn và đƣợc truyền từ đời này qua đời khác,
thấm dần vào trong máu mỗi con ngƣời. Những tiếng hát mô phỏng hiện
tƣợng thiên nhiên, những tiếng hò trong lao động của một tập thể. Những làn

điệu trữ tình thể hiện tình cảm đôi lứa, những khúc hát ru của ngƣời mẹ dù chỉ
là một làn điệu dân ca Nam Bộ hay dân ca quan họ Bắc Ninh cho đến những
tác phẩm chuyên nghiệp với quy mô đồ sộ cũng chỉ là những suy tƣ của con
ngƣời hƣớng tới cái thiện, cái mỹ mà thôi.
Trong cuộc sống con ngƣời lúc nào cũng có những lời ca, tiếng nhạc từ
lúc lọt lòng mẹ, trẻ đƣợc nghe những lời ru thân thƣơng, trìu mến cho đến khi
biết đi, chạy, nhảy có những khúc hát, những bài đồng dao, những lời ca vui
nhộn đến khi trƣởng thành cũng vui là lúc âm nhạc trở nên rất đa dạng và
phong phú đối với cuộc sống con ngƣời. Mỗi lứa tuổi đều có những bản nhạc
phù hợp với sở thích riêng của mình. Điều đó thê hiện trong các gia đình (ông

6


bà) thƣờng hát những làn điệu dân ca sâu lắng, khoan thai, còn bố mẹ lại thích
những bản nhạc mới với những bài hát đƣợc sáng tác về cuộc sống hiện tại,
còn các anh chị thanh niên nam nữ thì lại thích các bài hát có âm điệu sôi
động, linh hoạt còn các em thiếu nhi thì lại thích những bài hát rộn ràng, tƣơi
tắn, còn trẻ mẫu giáo lại thích vừa hát, vừa làm động tác minh họa, vừa hát
vừa nhún nhảy nhí nhảnh, còn trẻ ở nhà trẻ thích bắt chƣớc tiếng kêu các con
vật đƣợc soạn lời theo bài hát đơn giản, dễ nhớ nhƣ: Bài hát “Gà trống, mèo
con và cún con…” trẻ thích gõ những dụng cụ âm nhạc phát ra âm thanh gây
sự chú ý của trẻ. Đối với các loại hình nghệ thuật khác nhƣ múa, điện ảnh,
múa rối… thì sự có mặt của âm nhạc góp phần tăng thêm hiệu quả của nghệ
thuật, âm nhạc thể hiện đƣợc tất cả những gì mà con ngƣời phải trải qua, niềm
vui sƣớng, khổ đau, nỗi dằn vặt, sự chống đối, nỗi niềm thầm kín trong tâm
tƣ, khát vọng, ƣớc mơ về hạnh phúc. Phải chăng có những lúc xúc động, ta ca
hát lên một câu ca nào đó mà bản thân nó là tiếng nói của trái tim mình. Con
ngƣời cảm nhận đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên với tiếng chim hót lúc sớm mai, hay
cảnh chiều trên biển một niềm vui. Khi hoàn thành một việc tốt, nỗi đau buồn

hay nỗi khát khao hy vọng đƣợc biểu hiện trong âm nhạc (âm thanh). Bản
thân âm nhạc là thế đó, các bài hát hay, các điệu múa mà chúng ta đƣợc nghe,
đƣợc biết và đƣợc trải qua những cảm xúc đó. Với tất cả những điều trình bày
trên đây, chúng ta thấy quá rõ âm nhạc là một bộ môn không thể thiếu trong
chƣơng trình học của trẻ Mầm non.
1.1.2. Ý nghĩa của việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ thơ
Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dƣỡng tinh thần của bé ngay
từ khi lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc chào đời và có vai trò đặc biệt trong giai
đoạn ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình,
tiết tấu, màu sắc âm thanh đa dạng của các thể loại âm nhạc nhƣ đƣa con trẻ
vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Bất cứ ngƣời mẹ nào

7


cũng đều tự hào về con mình rất thích nghe nhạc, có một chút về năng khiếu
âm nhạc.
Đúng vậy: Âm nhạc nhƣ một món ăn tinh thần đối với trẻ, thiếu âm
nhạc khác nào trồng hoa thiếu nƣớc “hoa sẽ khô héo”… Nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và cho rằng: “Việc nghe nhạc và hoạt động âm nhạc làm cho tình
cảm các em sẽ gắn bó, thoải mái, giúp cho việc học tập và lao động của trẻ có
kết quả tốt. Trí nhớ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Đặc biệt là trí tƣởng tƣợng
của trẻ thêm phong phú, nhất là nhạc không lời giúp cho trẻ phán đoán nhiều
điều thú vị vì nó không nói cụ thể mà gợi trí tƣởng tƣợng của trẻ. Giai điệu
trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng đƣa trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp
dẫn. Những âm thanh có tổ chức sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển
toàn diện cho trẻ : Đức, trí , lao, thể, mỹ. Đại văn hào M- Góc Ki nhận xét
rằng “âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra
phẩm chất cao quý nhất của con ngƣời”. Chính vì vậy mà ngƣời lớn cần quan
tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ bằng mọi hình thức và càng

sớm càng tốt.
Giáo dục âm nhạc là tạo nên sự hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách của trẻ bằng con đƣờng tác động âm nhạc, tác động đó đƣợc thông qua
sự phát triển khả năng âm nhạc bao gồm phát triển trong lĩnh vực tri giác âm
nhạc, biểu diễn âm nhạc và thể hiện tình cảm khi nghe và vận động hƣởng
ứng theo nhạc. Cụ thể là phải nghe và hiểu âm nhạc, nắm bắt đƣợc các kỹ
năng cơ bản của âm nhạc, có thói quen ca hát, vận động theo nhạc, trên cơ sở
nghe và hiểu cùng vơi sự phát triển của các kĩ năng, tình cảm của trẻ, âm nhạc
đƣợc phát triển một cách bền vững. Sự phát triển về khả năng tiếp thu những
khái niệm đơn giản sẽ đạt đƣợc những tiến bộ về chất trong mọi thể loại âm
nhạc. Đối với trẻ mẫu giáo , mỗi trẻ hứng thú với các dạng âm nhạc khác
nhau nhƣ: Múa, hát vận đọng theo nạc. Về tai nghe của trẻ thì trẻ có thể thích

8


riêng một tác phẩm âm nhạc nào đó, trẻ nghe và phân biệt tiếng vỗ tay, vỗ xắc
xô,đoán nhạc của bài hát, hát theo đàn, hát theo đoán tên bài hát, đoán tên
dụng cụ âm nhạc... phù hợp với khả năng của trẻ. Đẻ làm cho trẻ thực sự yêu
thích âm nhạc, việc ta cần làm là hãy tạo cho trẻ đƣợc tiếp xúc với âm nhạc
càng nhiều càng tốt, từ việc ngƣời lớn hát cho trẻ nghe, đến việc cho trẻ xem
tivi, băng đĩa video. Tuy nhiên, việc cho trẻ nghe âm nhạc cần phải lựa chọn
những bài hát gần gũi và phù hợp với độ tuổi, tâm lí của trẻ. Từ đố tạo hứng
thú cho trẻ làm quen với âm nhạc. Điều quan trọng hơn cả là nên cho trể đƣợc
nghe nhiều âm thanh khác nhau , để trẻ có thể phân biệt các loại dụng cụ âm
nhạc một cách chính xác. Vốn liếng âm thanh càng muôn màu muôn vẻ bao
nhiêu thì tâm hồn trẻ càng phong phú bấy nhiêu. Đối với trẻ, giáo dục âm
nhạc là nội dung rất quan trọng. Bằng ngôn ngữu đặc thù riêng của mình , âm
nhạc giúp cho con trẻ mở rộng thêm hiểu biết về thế giới xung quanh. Âm
nhạc còn có thể gợi lên cho trẻ nhu cầu ham muốn đƣợc tiếp xúc với nó.

Âm nhạc là phƣơng tiện hiệu quả nhất trong việc giáo dục trẻ phát
triển toàn diện các mặt : Đức, trí, lao, thể, mỹ. Đặt cơ sở ban đầu cho việc
giáo dục văn hóa âm nhạc, phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ. Không những
vậy, việc đƣa âm nhạc trở thành môn học trong trƣờng Mầm Non còn giúp trẻ
hiểu về âm nhạc , nắm đƣợc một số kĩ năng hoạt động âm nhạc cơ bản,
thƣờng xuyên hát, múa, vận động theo nhạc, phát triển khả năng âm nhạc, làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.
1.2 Thực trạng dạy hát cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non
1.2.1. Chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi theo Lê Thu
Hương (chủ biên)
Chủ đề
1.Chủ đề trƣờng mầm non

Tên bài hát
1. Ngày vui của bé
2. Rƣớc đèn dƣới trăng

9


3. Chào ngày mới
4. Em đi mẫu giáo
5. Những khúc nhạc hồng
6. Chiếc đèn ông sao
7. Gác trăng
8. Ngày đầu tiên đi học
9. Vƣờn trƣờng mùa thu
10. Bàn tay cô giáo
11.Bài ca đi học
2. Chủ đề bản thân


1. Khuôn mặt cƣời
2. Gà gáy vang dậy bạn ơi
3. Mời bạn ăn
4. Vì sao mèo rửa mặt
5. Trời đã sáng rồi
6. Đƣờng và chân
7. Em thêm một tuổi
8. Năm ngón tay ngoan
9. Nắm tay thân thiết
10.Em là bông hồng nhỏ

3. Chủ đề gia đình

1. Bà còng đi chợ
2. Cả nhà đều yêu
3. Ngôi nhà mới
4. Thật đáng chê
5. Ru em ngủ
6. Ông cháu
7. Ru con mùa đông
8. Bàn tay mẹ

10


9. Bầu và bí
10. Bé quét nhà
11. Cái cò đi đón cơn mƣa
12. Gánh gánh gồng gồng

13. Khúc hát ru những ngƣời mẹ trẻ
14. Lời ru trên nƣơng
4. Chủ đề thực vật

1. Hoa kết trái
2. Màu hoa
3. Em yêu cây xanh
4. Cây trúc xinh
5. Xòe hoa
6. Lá xanh
7. Hoa trƣờng em
8. Hoa trong vƣờn
9. Mùa xuân đến rồi
10. Cho tôi đi làm mƣa với
11. Chị ong nâu và em bé
12. Bé và trăng
13. Anh trăng hòa bình
14. Mùa xuân ơi
15. Hạt gạo làng ta

5. Chủ đề động vật

1. Vật nuôi
2. Bài hát của chuồn chồn
3. Ba con bƣớm Bắc kim thang
4. Chim bay
5. Chim chích bông
6. Con cò

11



7. Chú meo con
8. Chú voi con ở bản đôn
9. Con chim vành khuyên
10. Lý hoài nam
6. Chủ đề nghề nghiệp

1. Cháu yêu cô thợ dệt
2. Cháu yêu cô chú công nhân
3. Cháu thƣơng chú bộ đội
4. Lớn lên cháu lái máy cày
5. Cô giáo miền xuôi
6. Màu áo chú bộ đội

7. Chủ đề giao thông

1. Em đi qua ngã tƣ đƣờng phố
2. Em đi chơi thuyền
3. Đƣờng em đi
4. Anh phi công ơi
5. Bác đƣa thƣ vui tính

8. Chủ đề quê hƣơng - đất 1. Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
nƣớc - Bác Hồ

2. Quê hƣơng tƣơi đẹp
3. Nhớ giọng hát Bác Hồ
4. Em đi giữa biển vàng
5. Em nhƣ chim bồ câu trắng

6. Em nhớ Tây Nguyên
7. Múa với bạn Tây Nguyên
8. Em yêu trƣờng em
9. Đi học
10. Cháu vẫn nhớ trƣờng Mầm Non
11. Trƣờng em
12.Tạm biệt búp bê

12


13. Trái đất này là của chúng mình
14. Mùa hoa phƣợng
Nhƣ đã trình bày ở trên, ngoài các yêu cầu chung theo quy định của Bộ
GD & ĐT , thực tế việc tổ chức hoạt động âm nhạc vẫn có những điều chỉnh
nhất định so với Chƣơng trình giáo dục mầm non mà Bộ ban hành (áp dụng
chung cho tất cả các trƣờng Mầm non trên toàn quốc) Về cơ bản , nội dung
giáo dục âm nhạc cho trẻ gồm 8 chủ điểm. Song khi xây dựng kế hoạch cho
từng tuần, tháng, việc lựa chọn đề tài trong mỗi chủ đề cũng nhƣ xác định yêu
cầu , nội dung giáo dục cho từng độ tuổi lại có sự khác nhau. Tùy thuộc vào
điều kiện của từng trƣờng và từng địa phƣơng mà giáo viên lựa chọn các đề
tài cho phù hợp. Trƣờng Mầm non Hoa Hồng – thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh
Phúc đã thực hiện đúng theo khung chƣơng trình của Bộ đã ban hành.
Trƣờng cũng đã thực hiện tốt các chủ điểm ( 8 chủ điểm), song do đặc thù
riêng của trƣờng và khu vực mà trƣờng cũng có những điều chỉnh nhất định
cho phù hợp với tình hình thực tể. Trên cơ sở đã tổng kết việc thực hiện
chƣơng trình giáo dục Mầm non cuả các trƣờng thuộc khu vực Phúc Yên, tác
giả xin trình bày nội dung thực hiện chƣơng trình âm nhạc của trƣờng Mầm
non Phúc Yên nhƣ sau:
1.2.2. Nội dung phân phối chương trình của trường Mầm non Hoa

Hồng – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc ( 2013 – 2014)
Chủ đề

Tên bài

Trƣờng mầm non
1.Trƣờng mầm non của bé ( 1 - Em đi mẫu Giáo
tuần)

- Trƣờng chúng cháu là trƣờng mầm non
-Cháu đi mẫu giáo

2. Lớp học của bé ( 1 tuần )

- Đi học về

13


Chủ đề bản thân
1.Bé là ai ( 1 tuần)

-Mừng sinh nhật

2. Cơ thể tôi ( 1 tuần)

-Cái mũi

3. Bé cùng vui tết trung thu (1
tuần)


-Vỗ tay theo nhịp bài hát Đêm trung thu

4. Tôi càn gì để lớn lên và khỏe -Biểu diễn cuối chủ đề.
mạnh ( 1 tuần)
Chủ đề gia đình
1.Gia đình bé ( 1 tuần )

-Dạy hát:Mẹ yêu không nào

2.Ngôi nhà gia đình ở

-Vỗ tay theo nhịp: Cả nhà thƣơng nhau

(1 tuần )

- Múa: Múa cho mẹ xem

3.Đồ dùng gia đình
( 1 tuần)

-Biểu diễn cuối chủ điểm

4.Nhu cầu gia đình
( 1 tuần)
Chủ đề nghề nghiệp
1.Nghề công an, bộ đội

- Hát: Chú bộ đội


( 1 tuần )

Dạy múa: Cháu thƣơng chú bộ đội

2.Nghề sản xuất

Dạy hát :

( 1 tuần)

- Cháu yêu cô chú công nhân
Nghe hát
Lớn lên cháu lái máy cày

3.Nghề giáo viên( 1tuần)

- Dạy múa: Cô giáo miền xuôi Dạy vỗ tay
theo nhịp: Cô và mẹ

4.Nghề xây dựng

-Biểu diễn cuối chủ điểm

14


Chủ đề thế giới động vật
1.Con vật sống trong gia đình (
1 tuần )


- gà trống mèo con và cún con

2.Con vật sống trong rừng ( 1 - Dạy vận động: một con vịt
tuần )

Dạy hát:
- Voi làm xiếc
- Đố bạn biết
- Rừng xanh mở hội

3.Con vật sống dƣới nƣớc ( 1 - Chú voi con
tuần )

Dạy hát:
- Cá vàng bơi
- Ếch ộp
- Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm cá

4.Côn trùng và chim

vàng bơi
- Biểu diễn cuối chủ đề

Chủ đề thế giới thực vật
1.Cây xanh (1 tuần )

Dạy hát:
- Em yêu cây xanh
- Vỗ tay theo tiết tấu chậm: Nghe hát: Lý
cây xanh


2.Một số loại hoa

Dạy hát:

(1 tuần )

Mầu hoa
Nghe hát: Hoa trƣờng em
Trò chơi: Gieo hạt

3.Một số loại Quả

Dạy hát:

15


(1 tuần )

Quả
Nghe hát: Trồng cây
Vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Sắp đến tết rồi

4.Tết nguyên đán

Nghe hát: Xuân ơi xuân, xuân đã về(Nhạc

( 1 tuần )


sĩ Nguyễn Ngọc Thiện)
Trò chơi: Hát theo hình vẽ

5.Một số loại rau

Dạy hát bầu bí thƣơng nhau

(1 tuần )

Nghe hát: Hoa trƣờng em
Trò chơi: Đoán tên bạn hát
- Biểu diễn cuối chủ đề

Chủ đề giao thông
1 . Phƣơng tiện và luật lệ giao Dạy hát:
thông đƣờng bộ (2 tuần ).

- Bác đƣa thƣ vui tính
- Em đi qua ngã tƣ đƣờng phố
Nghe hát: Tự chọn

2.Phƣơng tiện và luật lệ giao Trò chơi: Bao nhiêu ngƣời hát
thông đƣờng thuỷ (1 tuần )

Dạy hát
- Em đi chơi thuyền

3.Phƣơng tiện và luật thuyền


Nghe hát:Gv tự chọn
Trò chơi: nghe tiếng hát tìm đồ vật
Trò chơi: Đèn đỏ , đèn xanh,đèn vàng
Dạy hát:
- Đoàn tầu nhỏ
Xíu

16


Nghe hát: GV tự chọn
Chủ đề quê hƣơng - đất nƣớc Bác Hồ
1.Đất nƣớc VN( 1 tuần)

Dạy hát:
Múa với bạn Tây Nguyên

2.Quê hƣơng yêu quý

Dạyhát:

(1 tuần )

- Quê hƣơng tƣơi đẹp

3.Thủ đô Hà Nội

Dạy hát: Yêu Hà Nội

( 1 tuần)

4.Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Dạy hát:
(1 tuần)

Nhớ ơn Bác

1.3. Một số kĩ năng ca hát và phƣơng pháp rèn luyện
Để thể hiện bài hát, trẻ cần nắm đƣợc những kĩ năng hát nhƣ: tƣ thế hát,
tổ chức âm thanh, hơi thở, hát chính xác, rõ lời, đồng đều.
1.3.1. Tư thế hát
Tƣ thế đẹp khi hát là đứng thẳng hoặc ngồi thẳng. Trong tƣ thế đó, hơi
thở tốt hơn cả.
Khi tập hát, trẻ ngồi, không dựa lƣng vào ghế, tay đặt lên đùi
Đầu giữ thẳng, không căng cứng, không nghẹo cổ. Miệng cần phải mở tròn,
không mở quá to
Hàm dƣới rơi tự do, môi linh hoạt, co dãn mềm mại
Sau khi thuộc bài hát, tốt nhất nên cho trẻ đứng hát Khi đó hơi thở sâu
hơn, vận động tự do hơn,âm thanh cũng vang lên rõ rệt.

17


Khi đứng hát, trẻ cần giũ đầu cho thẳng, tay thả xuôi theo ngƣời một
cách tự nhiên
1.3.2. Tổ chức âm thanh
Trẻ phải hhats bằng giọng tự nhiên, âm thanh sáng sủa và nhẹ nhàng,
không gào thét và căng thẳng.
Âm thanh đúng tức là việc tổ chức các cơ quan phát thanh- hàm dƣới,
môi ,hàm mềm, lƣỡi nhỏ phía trong khoang miệng…hoạt động chính xác.
Luyện tập thƣờng xuyên có hệ thống, trẻ sẽ dần dần biết điều khiển các cơ
quanphát thanh, hƣớng âm thanh về phía trƣớc đến chân răng hàm trên…

Để trẻ biết hatts ngân dài, cần phải dạy trẻ tập kéo dài âm thanh trong các trò
chơi, khi kết thúc tiết nhạc, câu nhạc… ngay từ nhóm trẻ nhỏ
1.3.3. Hơi thở
Cách thở đúng trong ca hát là biết hít vào một lƣợng hơi vừa đủ để hát
hết một câu hay một tiết nhạc và át một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không
đƣợc tiến hành bất cứ một bài tập luyện hơi thở nào cho trẻ trong tiết học âm
nhạc. Hơi thở phải đƣợc củng cố trong lúc hát. Giao viên phải theo dõi, điều
khiển khéo léo để để trẻ dễ dàng lấy hơi vào đầu các câu nhạc, hoặc tiết nhạc ,
chứ không lấy hơi vào giữa các từ.
Một số trẻ thở đứt đoạn không phải hơi thở của trẻ ngắn mà là không
biết điều chỉnh hơi thở.
- Trẻ cần tập hát những tiết nhạc ngắn nhƣ bài Búp bê của Mông Lợi
Chung. Giáo viên điều khiển cho trẻ hít hơi vào đầu các tiết nhạc và giữ hơi
để hát một cách chậm rãi với âm thanh vang sáng , đều dặn , rõ lời. Cách lấy
hơi nhƣ vậy có thể tập với các bài hát Con chim hót trên cành cây, Phi ngựa ,
Là con méo, Đi ngủ, Nu na nu nống, Lái oto…
- Để phát triển hơi thở , nên cho trẻ tập các bài hát có những tiết nhạc
ngắn, hai nhịp và những tiết nhạc dài bốn nhịp . Ví dụ : Bài hát cùng múa vui

18


Nhƣ vậy, để hát đƣơc nhữn tiết nhạc ngắn, trẻ chỉ cần hít hơi nhẹ, để
hát đƣợc những tiết nhạc dài, trẻ cần hít hơi sâu hơn va giữ hơi. Cách điiều
khiển nhƣ vậy có thể hát các bài Tập tâm vông, Mùa hè đến, Em tập lái oto
- Ở các nhóm trẻ nhỡ và lớn có thể cho trẻ tập giữ hơi với các bài hát
có tiết nhạc, câu nhạc dài nhƣ Rƣớc dền, Chim mẹ chim con, Cháu đi mẫu
giáo, Trƣờng chhungs cháu đây là trƣờng mầm non…
Ở các độ tuổi này, trẻ có thể sử dụng hơi thở cho linh hoạt, phù hợp với
các thể loại bài hát khác nhau:

- Đẩy mạnh hơi khi hát các bài hát hành khúc , nhảy múa
- Hít vào nhẹ nhàng, yên tĩnh và đẩy mạnh hơi ra chậm rãi, từ từ khi hát
các bài hát ru, trữ tình.
- Ngắt hơi gọn khi nảy ở các bài hát hài hƣớc, dí dỏm, vui hoạt
1.3.4 Hát rõ lời
Hát rõ lời góp phần truyền đạt bài hát một cách diễn cảm. Trẻ hát các từ
cần phải rõ , đúng , tiến tới rành mạch. Những nguyên tăc phát âm lời hát có
liên quan chặt chẽ tới sự vận động của 6 thanh điệu trong ngữ âm tiếng Việt là
thanh không, sắc , huyền, hỏi, ngã , nặng
Trẻ các nhóm 2-3 tuổi còn đang tập nói, điều khiển lƣỡi còn hƣa thạo ,
nên thƣờng tự thay đổi các từ nhƣ: Anh thành ăn, cánh thành cắn, xinh thành
xin, mình thành mìn, nhanh thành nhăn…
Các từ có dấu ngã thƣờng đƣợc hát bằng các từ có dấu sắc nhƣ : Ngựa
gỗ thành ngựa gố, cũng hát thành cúng, Giữa hát thành giứa
Tập cho trẻ hát rõ lời nhƣng vẫn giữu đƣợc độ mềm mại , duyên dáng
trong khi hát là cực kì cần thiết
Có thể sử dụng một số biện pháp nhƣ:
- Giáo viên đọc lời bài hát một cách diễn cảm và chậm rãi

19


- Khi thuốc bài hát , ở các nhóm nhỏ, giáo viên cho cả lớp đọc lời bài
một cách nhẹ nhàng, không đọc to, đọc chậm cho các từ vang lên rõ rệt
- Đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, có thể cho trẻ tập đọc lời ca theo
tiết tấu bài hát , trẻ sẽ hát rõ lời hơn vào những bài hát có nhịp độ nhanh
- Có thể mời một trẻ hoặc một vài trẻ đọc lời bài hát, đọc chậm còn các
trẻ khác thì nghe
Tất cả các biện pháp trên phải đƣợc sử dụng một cach thận trọng đẻ
giúp trẻ hát rõ lời, tăng cƣờng độ xúc cảm với bài hát, làm sâu sắc thêm hình

tƣợng âm nhạc chứ không phải một cuộc tập luyện khô khan.
1.3.5. Hát chính xác
Hát chính xác đối với trẻ trƣớc tuổi học là nhắc lại đúng âm điệu và
nhịp điệu bài hát. Hát chính xác phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển tai
nghe nhạc và khả năng linh hoạt của các cơ quan phát thanh.
Nếu phân biệt rõ đƣợc độ to nhỏ, cao thấp của âm thanh, ghi nhớ đƣợc
giai điệu thì trẻ dễ dàng hát đƣợc chính xác. Để phát triển ở trẻ kĩ năng hát
chính xác, cần phải lựa chọn bài hát phù hợp với âm vực giọng, hơi thở vừa
sức với trẻ từng nhóm. Các biện pháp hỗ trợ trẻ hát chính xác:
- Trẻ đƣợc nghe cô hay các bạn hát chính xác
- Nghe phần nhạc của bài hát qua diễn tấu của nhạc cụ
- Cho trẻ ôn tập có hệ thống những bài đã học
- Cho trẻ hát theo từng nhóm nhỏ, hát đơn. Trẻ sẽ nghe thấy mình hát
rõ hơn, biết đƣợc mức đô hát chính xác cử bản thân
- Có những trẻ hát hay sai có thể do rụt rè hoặc thiếu chú ý. Khi tập hát,
cần nhớ động viên, khen ngợi những thành tích của mỗi trẻ này. Nên xếp
những trẻ hay hát sai ngồi gần giáo viên hoặc xen kẽ với những trẻ hát chính
xác.

20


×