Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bàn về tác động của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với hợp đồng khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.31 KB, 6 trang )

Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

BÀN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI
HỢP ĐỒNG KHI TÒA ÁN THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Nguyễn Vương Quốc*
Trường Đại học Luật TP.HCM
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 10/8/2018; Ngày duyệt đăng: 15/9/2018)
TĨM TẮT
Luật Phá sản có vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn doanh nghiệp tẩu tán tài sản,
bảo vệ quyền của chủ nợ, bảo vệ quyền của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán. Để thực hiện được các mục tiêu trên, pháp luật Phá sản cũng có những tác
động nhất định và cụ thể đến những hợp đồng của doanh nghiệp. Những tác động này
tạo nên số phận pháp lý hay còn gọi là hậu quả pháp lý cho những hợp đồng trong các
giai đoạn Tòa án tiến hành thủ tục phá sản, cụ thể như giai đoạn Tòa án thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, giai đoạn Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, giai đoạn Tòa
án cho doanh nghiệp tiến hành phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và giai đoạn
Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên, các quy định của Luật
Phá sản có tác động đến hợp đồng trong từng giai đoạn còn tồn tại nhiều bất cập cho
cả doanh nghiệp và chủ nợ, điều này làm giảm thiểu hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh
của Luật Phá sản lên hợp đồng về cả lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì thế, nghiên cứu này
sẽ lần lượt trình bày, phân tích và đánh giá 3 vấn đề sau đây: Khái niệm, quy định –
những bất cập và những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về
tác động của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với hợp đồng trong giai đoạn Tòa án thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Từ khóa: Tác động, thủ tục phá sản, hợp đồng.
THE EFFECTS OF INSOLVENT PROCEDURES ON THE BUSINESS
CONTRACTS IN THE STAGE OF THE COURT ACCEPTING THE
OPENING APPLICATION
Nguyen Vuong Quoc*


Ho Chi Minh City University of Law
*Corresponding Author:
ABSTRACT
Bankruptcy law plays an important role in preventing economic subjects from
dispersing assets, protecting the rights of creditors, protecting the rights of insolvent
enterprises and cooperatives. In order to achieve the above objectives, the Bankruptcy
Law also has certain and specific effects on the business contracts. These effects create
legal fate or legal consequences for contracts in the stages of the insolvency such as the
stage of applications for opening, starting insolvent procedure, restoring the production
and business activities of insolvenent enterprises and declaring bankruptcy.
Nevertheless, the provisions of the Law on Bankruptcy affecting the contract in each
period remain inadequate for both businesses and creditors, which reduces the
effectiveness of the Bankruptcy Law on the contracts. Therefore, this article will in turn
present, analyze and evaluate the following three issues: Concept; provisions - specific
shortcomings and recommendations to improve the legal provisions on the impact of
business bankruptcy procedures on contracts during the period of the court accepting
1


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

applications for opening of insolvent procedures in accordance with current Vietnamese
provisions.
Keywords: Effects, the contracts, insolvent procedures.
phép ký mới, bị giám sát, bị tạm đình chỉ,
bị đình chỉ thực hiện, bị tạm ngưng thi
hành án, bị tạm đình chỉ giải quyết, thậm
chí bị tun bố vơ hiệu…Tất cả những tác
động này tạo nên các hậu quả pháp lý cho
hợp đồng như vừa nêu trên cũng như các

hậu quả khác mà các bên tham gia trong
hợp đồng và cả cơ quan có thẩm quyền
phải gánh chịu.
Kể từ khi Tịa án thụ lý đơn yêu cầu mở
thục tục phá sản cho đến khi Tòa án ra
quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản,
mọi hợp đồng liên quan quan đến doanh
nghiệp đều phải chịu những hậu quả pháp
lý nhất định được tạo nên từ thủ tục phá
sản. Chính vì thế, các quy định pháp luật
Việt Nam về “tác động của thủ tục phá sản
đối với hợp đồng” có ý nghĩa thiết thực
trong việc nâng cao tính hiệu lực của pháp
luật, nâng cao hiệu quả, giảm sai sót trong
thực thi thẩm quyền của Tịa án cũng như
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên tham gia hợp đồng với doanh nghiệp
trong khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục
phá sản. Từ đó, giúp tạo nên một nền kinh
tế công bằng, vững mạnh và đấu tranh
phòng chống các thủ đoạn kinh doanh gian
trá có liên quan đến hợp đồng trong q
trình thực hiện thủ tục phá sản doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một
cách chi tiết và hệ thống các quy định pháp
lý về “tác động của thủ tục phá sản doanh
nghiệp đối với hợp đồng” là một hướng
nghiên cứu mới lạ, chưa được khai thác
trước đây vì đặt hợp đồng kinh doanh
thương mại vào pháp luật kinh tế chuyên

ngành,đó là Luật Phá sản. Từ đó, làm
phong phú thêm cơ sở lý luận, giúp các nhà
nghiên cứu lập pháp, các chuyên gia giáo
dục pháp luật có thêm tài liệu để tham
khảo.

GIỚI THIỆU
Khi đề cập đến Luật Phá sản, ta thường
nghĩ ngay đến trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ
lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa
vụ về tài sản và biện pháp bảo tồn tài sản
trong q trình giải quyết phá sản; thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố
phá sản và thi hành quyết định tuyên bố
phá sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp
hoạt động, tồn tại và phát triển là nhờ vào
những hợp đồng được ký kết giữa doanh
nghiệp với bên thứ hai. Những hợp đồng
này rất lớn về mặt số lượng lẫn giá trị. Tuy
nhiên, những tác động của Luật Phá sản
lên hợp đồng đang bị pháp luật hiện hành
bỏ ngõ, tức là khơng có những quy định cụ
thể và nếu có thì những quy định này cũng
còn tồn tại những bất cập đáng phải được
sửa chữa, bổ sung để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của doanh nghiệp, chủ nợ và
đảm bảo tốt thẩm quyền của cơ quan Tịa
án được thực thi có hiệu quả, tránh sai sót.
Về mặt lý luận, cho đến giờ phút này, cũng
chưa có cơng trình nào đề cập đến vấn đề

pháp lý này một cách có hệ thống. Vì
những lý do nêu trên, khái niệm “Tác động
của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với
hợp đồng” không được pháp luật Việt
Nam đưa ra cụ thể mà chỉ quy định các
nghĩa vụ và trách nhiệm mà doanh nghiệp,
chủ nợ và Tòa án phải thực hiện khi Tòa
án tiến hành thủ tục phá sản. Những nghĩa
vụ và trách nhiệm này bao trùm lên các
hợp đồng giữa doanh nghiệp và các bên.
Do đó, qua các quy định của Luật Phá sản
hiện hành, có thể hiểu “Tác động của thủ
tục phá sản doanh nghiệp đối với hợp
đồng” là số phận pháp lý, là những hậu quả
pháp lý của hợp đồng được phát sinh trong
khi Tòa án tiến hành thủ tục phá sản theo
những quy định của Luật Phá sản. Những
tác động này dẫn đến một trong các hậu
quả pháp lý cụ thể như hợp đồng được tiếp
tục thực hiện, bị chấm dứt thực hiện, được

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
NHỮNG BẤT CẬP CỤ THỂ VỀ TÁC
2


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp,
hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có

quyền u cầu được thanh tốn trong khối
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như
một chủ nợ; trường hợp bên đương sự phải
thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán thì phải thanh tốn cho doanh nghiệp,
hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ
tài sản đó.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định trong
trường hợp Tòa án thực hiện thủ tục phá
sản ra quyết định tạm đình chỉ tiến hành
thủ tục phá sản theo quy định thì cơ quan
đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết sẽ
tiến hành thực hiện việc giải quyết tranh
chấp theo thủ tục chung. Qua quy định trên
cũng còn nhiều bất cập, trong quá trình
đình chỉ việc giải quyết việc tranh chấp các
hợp đồng thương mại nêu trên có thể kéo
dài thời gian dẫn đến sẽ gây thiệt hại cho
các bên (chẳng hạn như lãi suất) thì trách
nhiệm được quy định như thế nào.
Thứ hai, đối với các hợp đồng đang thực
hiện, Luật Phá sản năm 2014 quy định,
trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Tòa án
nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp
đồng đang có hiệu lực và đang được thực
hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả
năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác
xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã

mất khả năng thanh tốn có quyền u cầu
Tịa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng.
Vậy có thể thấy trong giai đoạn này, đối
với các hợp đồng đang thực hiện có hai
trường hợp xảy ra: Một số hợp đồng có thể
bị tạm đình chỉ thực hiện theo quy định và
một số hợp đồng sẽ tiếp tục thực hiện
nhưng trong một số trường hợp cụ thể thì
phải chịu sự giám sát và phải có sự đồng ý
của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản nếu khơng thì các hợp đồng
này sẽ bị đình chỉ thực hiện.
Tuy nhiên, theo quy định trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân
thụ lý vụ việc phá sản. Tòa án nhân dân,

ĐỘNG CỦA THỦ TỤC PHÁ SẢN
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HỢP
ĐỒNG KHI TÒA ÁN THỤ LÝ ĐƠN
YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
Như đã trình bày, thủ tục phá sản doanh
nghiệp gồm các giai đoạn khác nhau, bài
viết này chỉ tập trung trình bày và làm sáng
tỏ các các quy định và những hạn chế của
pháp luật về tác động của thủ tục phá sản
doanh nghiệp đối với hợp đồng trong giai
đoạn Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản theo quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Thứ nhất, theo quy định của Luật Phá sản
năm 2014. Hậu quả của việc tòa án thụ lý
yêu cầu mở thủ tục phá sản: (i) tạm hỗn
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn các khoản
nợ; (ii) tạm hoãn việc truy cứu trách nhiệm
của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán. Quy định này, giúp giảm bớt,
dù chỉ là tạm thời, áp lực trả nợ cho doanh
nghiệp và qua đó giúp doanh nghiệp chuẩn
bị lên phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh và nó cũng phản ánh nguyên tắc
chung của pháp luật phá sản nhằm đối xử
bình đẳng giữa các chủ nợ.
Quy định trên cho thấy, đối với các hợp
đồng thương mại đã xét xử thì tạm ngừng
thi hành án; đối với các hợp đồng đang
tranh chấp (đã khởi kiện trước đó và đang
trong quá trình tố tụng) phải bị tạm đình
chỉ việc giải quyết cho đến khi tòa án ra
quyết định mở thủ tục phá sản hoặc ra
quyết định không mở thủ tục phá sản.
Trong trường hợp ra quyết định không mở
thủ tục phá sản thì cơ quan ra quyết định
tạm đình việc giải quyết ban hành quyết
định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, trong
trường hợp ra quyết định mở thủ tục phá
sản thì cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ
việc giải quyết ra quyết định đình chỉ việc

giải quyết và chuyển hồ sơ cho Tòa án
nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để
giải quyết.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán phải thực hiện nghĩa
3


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết
vụ việc kinh doanh, thương mại có liên
quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh
nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự.
Theo quy định trên thì trong thời gian này
các cơ quan trên phải tạm đình chỉ các vụ
tranh chấp đang giải quyết, pháp luật
không quy định về việc thụ lý các vụ tranh
chấp mới.
Vì vậy, nếu các bên có xảy ra tranh chấp
các hợp đồng thương mại đang thực hiện
buộc tòa án phải thụ lý theo quy định
chung của pháp luật về tố tụng và sau đó
tiến hành tạm đình chỉ giải quyết vụ việc
theo quy định của pháp luật về phá sản.
Quy định trên cũng còn nhiều bất cập.
Một là, nếu các đương sự khác biết hoặc
có sự thỏa thuận với doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán đang thực hiện
thủ tục phá sản trong thời gian thụ lý mở

thủ tục phá sản, các đương sự tiến hành
khởi kiện theo quy định để kéo dài thời
gian thực hiện nghĩa vụ của các bên hay
nhằm một mục đích khác có lợi cho các
bên thì Tịa án phải thụ lý vụ án theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy
nhiên nếu Tòa án thụ lý vụ án thì theo quy
định của pháp luật về phá sản hiện hành thì
Tịa án phải đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy
vấn đề là Tịa án có thụ lý hay không thụ
lý giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại mới phát sinh sau khi có quyết định
thụ lý đơn mở thủ tục phá sản. Bởi lẽ, thụ
lý thì sau đó phải đình chỉ, cịn khơng thụ
lý thì vi phạm pháp luật về tố tụng dân sự.
Hai là, theo quy định tịa án có thời hạn 05
ngày để xem xét yêu cầu của các đương sự
để ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện
hợp đồng, khoảng thời gian này là q
ngắn để Tịa án có thể xem xét và ra quyết
định trong khi thực tế các doanh nghiệp
lớn có thể có đến vài trăm hợp đồng. Mặt
khác, nếu tịa án xem xét không hết các yêu
cầu và chỉ ra quyết định tạm đình chỉ một
vài hợp đồng, cịn các hợp đồng khác cũng
có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp
thì sau khoản thời gian này sẽ xử lý như
thế nào trong khi Luật Phá sản năm 2014

khơng có quy định là sau thời gian này nếu

tiếp tục phát hiện các hợp đồng có khả
năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh tốn thì phải bị tạm
đình chỉ hoặc đình chỉ cho đến khi mở thủ
tục phá sản. Đây là một quy định thiếu chặt
chẽ. Bởi lẽ, nếu có nhiều hợp đồng thương
mại gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh tốn nhưng theo
u cầu và nếu Tịa án xem xét khơng kịp
trong khoảng thời gian do luật định nêu
trên thì Tịa án chỉ có thể tạm đình một
hoặc một số hợp đồng nói trên. Qua đó,
chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy Tịa án
có thể chủ quan trong việc xem xét tất cả
các hợp đồng trên hoặc vì một lý do khác
Tịa án có thể khơng ra quyết định tạm
đình chỉ một số hợp đồng gây bất lợi cho
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán.
Ba là, như đã phân tích ở trên trong giai
đoạn từ sau khi Tịa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản cho đến trước
khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá
sản, một số hợp đồng đang thực hiện có thể
bị Tịa án tạm đình chỉ thực hiện. Tuy
nhiên, sau khi Tịa án đã ra quyết định tạm
đình chỉ thực hiện hợp đồng, sau đó Tịa
án khơng ra quyết định mở thủ tục phá sản,
mà tòa án ra quyết định không mở thủ tục
phá sản theo quy định tại Khoản 5 Điều 42

Luật Phá sản năm 2014. Trong trường hợp
này, các hợp đồng đang bị tạm đình chỉ sẽ
được Tịa án nhân dân đã ra quyết định tạm
đình chỉ thực hiện hợp đồng ra quyết định
hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ. Quy định
này có phần hơi rườm rà và mất nhiều thời
gian, có thể sẽ gây thiệt hại cho các bên
trong việc giải quyết tranh chấp các hợp
đồng thương mại. Ngoài ra, chúng ta cũng
nhận thấy việc tạm đình chỉ các hợp đồng
nói trên có thể sẽ gây thiệt hại cho các bên,
nhưng pháp luật hiện hành cũng chưa quy
rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bốn là, trong giai đoạn này, nếu các bên
chưa yêu cầu hoặc có u cầu nhưng tịa
án chưa ra quyết định tạm đình chỉ thực
hiện hợp đồng đối với một số hợp đồng và
4


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

các hợp đồng đang thực hiện không bị tạm
đình chỉ thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh tốn có quyền thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng. Đây là khoảng trống
của pháp luật. Chẳng hạn, nếu trong giai
đoạn này doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán thỏa thuận chấm dứt một
số hợp đồng để từ bỏ quyền lợi của mình

đối với một số đối tác thì thỏa thuận này
vẫn hợp pháp.
Thứ ba, đối với việc ký kết các hợp đồng
mới, trong giai đoạn này pháp luật khơng
có quy định cấm doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán thỏa thuận ký kết
các hợp đồng mới. Vì vậy, doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán được
phép ký kết các hợp đồng mới. Tuy nhiên,
cần lưu ý tránh các giao dịch quy định tại
Điều 59 Luật Phá sản năm 2014. Quy định
này cũng phù hợp, bởi vì trong giai đoạn
này nếu cấm doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán ký kết hợp đồng mới
để tiến hành hoạt động kinh doanh bình
thường thì khả năng doanh nghiệp, hợp tác
xã càng mất khả năng thanh toán nhiều
hơn.

doanh nghiệp.
Thứ hai, hiện nay pháp luật về phá sản
khơng có quy định từ sau khi có quyết định
mở thủ tục phá sản các bên có liên quan
khơng được khởi kiện yêu cầu giải quyết
tranh chấp nói chung và giải quyết tranh
hợp đồng thương mại nói riêng. Vì vậy, để
hoàn thiện quy định trong giai đoạn này,
theo tác giả các nhà lập pháp cần quy định
thêm nội dung trong pháp luật về phá sản
là “Trong thời gian thực hiện thủ tục phá

sản, các cơ quan tài phán về kinh doanh
thương mại không được thụ lý vụ tranh
chấp mà trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã
là một bên đương sự”. Để tránh tình trạng
thụ lý giải quyết tranh chấp sau đó lại phải
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
và các bên đương sự có thể lợi dụng
khoảng trống này của pháp luật để nhằm
các mục đích khác.
Thứ ba, theo tác giả đề nghị không nên quy
định thời gian (cụ thể là 05 ngày làm việc)
để Tòa án xem xét các yêu cầu của các
đương sự để ra quyết định tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng nếu các hợp đồng này
gây bất lợi chó doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán. Nên quy định từ
sau khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án ra
quyết định mở thủ tục phá sản, nếu xét
thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu
lực và đang được thực hiện hoặc chưa
được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi
cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ,
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh tốn có quyền u cầu Tịa án nhân
dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện
hợp đồng. Quy định này nhằm ra một
khoảng không gian cho Tòa án xem xét,
cân nhắc để ra hay khơng ra quyết định tạm
đình chỉ các hợp đồng. Một là, nhằm giảm

bớt thiệt hại, cũng như giảm bớt sai sót khi
xem xét ra quyết định. Hai là, tạo sự minh
bạch, công bằng trong việc xử lý yêu cầu
của các bên về việc tạm đình chỉ các hợp
đồng thương mại đang có hiệu lực.
Thứ tư, để tránh phức tạp thêm thủ tục theo
đề nghị của tác giả, chúng ta chỉ quy định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua phân tích nêu trên tác giả xin kiến
nghị một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần bổ sung các quy định cụ thể
về cách thức giải quyết tranh chấp hợp
đồng vì pháp luật phá sản doanh nghiệp
hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc
này nếu Tòa án tiến hành mở thủ tục phá
sản. Bên cạnh đó, trong trường hợp Tịa án
ra quyết định đình chỉ giải quyết thủ tục
phá sản thì pháp luật cần có quy định mở
cho các bên tự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết các tranh chấp hợp đồng thay vì
các bên phải tham gia tố tụng tại Tịa án
theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong
trường hợp các bên tự thỏa thuận được
việc giải quyết không trái với quy định của
pháp luật thì Tịa án cơng nhận sự thỏa
thuận đó. Quy định này cũng giúp việc giải
quyết vụ tranh chấp nhanh chóng, góp
phần làm đơn giản hóa thủ tục phá sản
5



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Tịa án ra quyết định khơng mở thủ tục phá
sản thì quyết định này sẽ mặc nhiên hủy bỏ
các quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp
đồng trước đó và Tịa án nhân dân đã giải
quyết vụ việc đó tiếp tục giải quyết theo
thủ tục chung.
Thứ năm, để đảm bảo lợi ích của các bên
trong hợp đồng thương mại, pháp luật cần
quy định rõ trách nhiệm của các bên trong
việc thực hiện quyết định tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng của Tòa án. Theo tác
giả, pháp luật về phá sản cần quy định
thêm, nếu các bên: chủ nợ, doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán yêu
cầu Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ thực
hiện hợp đồng đang có hiệu mà gây hại cho

các bên liên quan thì chịu trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp Tịa án ra quyết
định không mở thủ tục phá sản.
Thứ sáu, trong giai đoạn này pháp luật về
phá sản không quy định cấm chấm dứt các
hợp đồng đang thực hiện, tạo ra một
khoảng trống pháp lý. Vì vậy, tác giả đề
xuất bổ sung thêm quy định, trong giai
đoạn này nếu việc chấm dứt hợp đồng của

doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh tốn nhằm từ bỏ quyền lợi của mình
hoặc nhằm các mục đích khác gây bất lợi
cho các chủ nợ, các bên có liên quan thì
khi có u cầu Tịa án sẽ tun bố các giao
dịch trên vơ hiệu hoặc tạm đình chỉ, đình
chỉ thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÙI ĐỨC GIANG (2016). Pháp luật về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trong
thủ tục phá sản – nhìn từ thực tiễn. Nghiên cứu lập pháp, số (309).
BÙI NGỌC CƯỜNG (2010). Giáo trình Luật Thương mại tập 2. NXB Giáo dục.
ĐỖ VĂN ĐẠI (2009). Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
NGUYỄN DUY PHƯƠNG (2015). Hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại của Tịa án. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01
(281).
LUẬT PHÁ SẢN 2014.

6



×