Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ học sinh học tập nhóm hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.19 KB, 12 trang )

Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ
TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP NHÓM HIỆU QUẢ
Trần Quang Anh Minh*, Nguyễn Văn Kha,
Nguyễn Thị Ngọc Bích, Lưu Mạnh Hùng
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 20/02/2019; Ngày duyệt đăng: 22/3/2019)
TĨM TẮT
Bài nghiên cứu trình bày về “Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm trong việc
hỗ trợ học tập tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh”. Nhóm tác giả mơ tả về phương pháp cơng tác xã hội nhóm, trong đó nhấn mạnh
các giai đoạn chính của tiến trình gồm các giai đoạn: Giai đoạn 1: Khảo sát nhóm,
thành lập nhóm; Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động nhóm; Giai đoạn 3: Can thiệp
nhóm; Giai đoạn 4: Kết thúc và lượng giá nhóm. Nhóm tác giả mơ tả các bước thực
hiện phương pháp cơng tác xã hội nhóm, trong đó nhấn mạnh bốn giai đoạn chính của
tiến trình và kết quả lượng giá q trình áp dụng. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị và
giải pháp cụ thể cho học sinh nói riêng và nhà trường nói chung.
Từ khóa: Cơng tác xã hội nhóm, giáo viên, học sinh, nhân viên công tác xã hội.
APPLICATION OF SOCIAL WORKING METHODS IN SUPPORTING
STUDENTS IN EFFECTIVE GROUP
Tran Quang Anh Minh*, Nguyen Van Kha,
Nguyen Thi Ngoc Bich, Luu Manh Hung
Ho Chi Minh City University of Education
*Corresponding Author:
ABSTRACT
This study presents the Social Work Method Application in supporting learning at
Nguyen Huu Canh High School, Binh Tan district, Ho Chi Minh City. The authors
describe the method of social work with group, which emphasizes the main stages of the
process including stages: Stage 1: Group survey, group establish; Stage 2: Organize


group activities; Stage 3: Group intervention; Stage 4: Finish and evaluate the group.
The authors describe the steps of implementing the group social work method, which
emphasizes the four main stages of the process and the results of the evaluation process
applied. From there, propose specific recommendations and solutions for students in
particular and schools in general.
Keywords: Social work group, teachers, students, social workers.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề công tác xã hội (CTXH) là một nghề

nghiệp chuyên nghiệp nhằm giải quyết các
vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng
48


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

và xã hội; góp phần bảo đảm thực hiện
quyền con người, công bằng, tiến bộ xã
hội và hạnh phúc của nhân dân (Trích
Thơng tư 01/2017 về Quy định về tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người
làm công tác xã hội).
Định nghĩa cơng tác xã hội nhóm “Cơng
tác xã hội nhóm là một phương pháp can
thiệp của cơng tác xã hội. Đây là một tiến
trình trợ giúp mà trong đó các thành viên
trong nhóm được tạo cơ hội và mơi trường
có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia
sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề
chung, tham gia vào các hoạt động nhóm

nhằm đạt được những mục tiêu chung của
nhóm và hướng đến giải quyết những mục
đích của cá nhân thành viên giải tỏa
những vấn đề khó khăn” (Nguyễn Thị
Thái Lan, 2012).
CTXH nhóm là một phương pháp được
thực hiện theo tiến trình các bước và mang
tính khoa học, được điều hành bởi nhân
viên CTXH, họ là những người có kiến
thức – kỹ năng – thái độ phù hợp, hướng
tới một nhóm người cùng chung vấn đề,
mục đích và tương đồng các đặc điểm
khác như tuổi, môi trường học tập, làm
việc,... Một lĩnh vực ứng dụng trong
ngành CTXH nhằm góp phần giải quyết
các khó khăn của học sinh trong trường
học được gọi là CTXH học đường. Đây là
lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, và hầu
như chưa có trường phổ thơng nào tại
TP.HCM có mơ hình ứng dụng CTXH học
đường chính thức. Tuy nhiên, trong Quyết
định số 327/QĐ-BGDĐT về kế hoạch
phát triển nghề CTXH trong ngành giáo
dục giai đoạn 2017-2020, Bộ đã đề cập
đến các hoạt động nghiên cứu các mơ hình
dịch vụ CTXH. Chính vì vậy, nhân viên
CTXH đã sử dụng phương pháp CTXH

nhóm để khám phá vấn đề tương tác trong
học tập của học sinh tại trường THPT

Nguyễn Hữu Cảnh, từ đó trợ giúp cho các
học sinh có thể tương tác qua lại lẫn nhau,
chia sẻ những khó khăn, cũng như hỗ trợ
lẫn nhau trong học tập thơng qua việc sinh
hoạt nhóm, nhằm giúp cho học sinh có thể
học được phương pháp làm việc nhóm
hiệu quả. Qua đó, học sinh sẽ vận dụng
phương pháp này vào trong q trình học
tập nhằm mục đích đạt được mục tiêu
chung mà nhóm đề ra, hướng đến giải
quyết những khó khăn trong học tập.
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh thuộc
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, là một
trong những trường phổ thơng có phịng
tham vấn học đường, nhóm tác giả đã có
dịp tiếp cận với học sinh khi trực phịng
tham vấn trong đợt thực hành CTXH cá
nhân. Do đó, nhóm nghiên cứu nhận thức
được những thuận lợi và những đặc điểm
phù hợp với đề tài ứng dụng CTXH nhóm
trong hỗ trợ học sinh học tập. Việc thử
nghiệm ứng dụng mô hình này nhằm rút ra
những khuyến nghị và giải pháp thiết thực
cho trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nói
riêng và cho các trường THPT nói chung.
Giải quyết vấn đề
Một số kết quả nghiên cứu tại trường
THPT Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng và cho
các đợt thực hành CTXH nhằm khám phá
nhóm học sinh (HS) có các yếu tố tương

quan để tham gia ứng dụng phương pháp
CTXH nhóm
Đề tài tiến hành khảo sát trước khi triển
khai ứng dụng (thử nghiệm) CTXH nhóm
trong hỗ trợ học tập, với khách thể nghiên
cứu được chọn theo nguyên tắc khách
quan (theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên trên cơ sở tỷ lệ tương đồng nhau ở
03 khối 10, 11 và 12 đang theo học tại
49


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, quận
Bình Tân). Trong đó đề tài nghiên cứu đã
phát ra 130 bảng hỏi, thu về 130 bảng hỏi
với mục đích tìm hiểu về thơng tin cá nhân
như giới tính, dân tộc, học sinh khối lớp,
học lực,… và thực tiễn về việc hứng thú
trong q trình làm việc nhóm, mức độ
cũng như các mơn học được cho làm việc
nhóm, bên cạnh đó cũng tìm hiểu về q
trình làm việc nhóm của cá nhân, đây là
kết quả để nhóm nghiên cứu phân tích và
đánh giá, từ đó chọn ra nhóm để tiến hành
thực hiện phương pháp cơng tác xã hội
nhóm. Từ đây, nhóm nghiên cứu chọn lựa
được 7 thành viên trong tổng số 63 học
sinh có mức độ sẵn sàng tham gia hoạt

động nhóm học tập.
Vài nét về nhóm khách thể được đưa vào
ứng dụng có cơ cấu như sau:
Số lượng: 7 học sinh cùng đang theo học
lớp 11B12 tại trường THPT Nguyễn Hữu
Cảnh.Thành phần: Học sinh tham gia mơ
hình có học lực từ mức trung bình tới
khá, cùng tham gia học phụ đạo mơn Hóa
học và có cùng nguyện vọng đạt được cải
thiện khó khăn trong học tập thông qua
phương pháp công tác xã hội nhóm.
Giới tính: 5 nam và 2 nữ trên tinh thần tự
nguyện
Mối quan hệ bên trong: Học sinh trong
nhóm này học chung một lớp
Mối quan hệ bên ngồi: Vì các em đều
quan tâm đến việc học tập và có chung
mục đích là mong muốn tham gia vào mơ
hình nhóm để đạt được kết quả từ việc hỗ
trợ từ nhóm nghiên cứu (NC), cũng như
các giáo viên (GV) bộ môn nhà trường.
Ứng dụng CTXH nhóm trong hỗ trợ nhóm
học sinh học tập hiệu quả tại trường
THPT Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình tân,
thành phố Hồ Chí Minh

Phương thức tiến hành CTXH nhóm được
nhóm nghiên cứu tiến hành theo các bước
sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm

Giai đoạn 2: Thực hiện các hoạt động
nhóm
Giai đoạn 3: Can thiệp (duy trì nhóm, áp
dụng các biện pháp can thiệp cụ thể)
Giai đoạn 4: Kết thúc và lượng giá nhóm
Mục tiêu can thiệp của phương pháp
CTXH nhóm
Nhóm nghiên cứu đã vận dụng kiến thức
nền tảng cơ sở về nhóm, trong việc xây
dựng phương thức tiến hành CTXH
nhóm nhằm hỗ trợ học tập cho nhóm học
sinh tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh,
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện 2 buổi/1 tuần vào các
buổi chiều thứ 6 và thứ 7 hằng tuần. Tuy
nhiên, ngồi thời gian cố định đó, nhóm
nghiên cứu đã quan sát mối quan hệ
tương tác của học sinh trong các giờ học
dự giờ trên lớp của học sinh vào các ngày
khác nhau trong tuần.
Địa điểm: Phòng tham vấn tâm lý và hai
lớp học 11B12, 12C12
Tiến trình và kết quả thực hiện CTXH
nhóm
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
Tuyển chọn thành viên: Nhóm nghiên cứu
đã thực hiện việc tuyển chọn 07 thành viên
tham gia nhóm qua 02 bước: bước 1 chọn nhóm học sinh từ phiếu khảo sát ban
đầu (số phiếu khảo sát là 130 học sinh), Từ
kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sẵn sàng

tham gia vào làm việc nhóm ở khối lớp 10
và 11 tương đối cao, riêng khối lớp 12 thì
đa phần ý kiến của các em cho rằng khơng
có nhiều thời gian để tham gia sinh hoạt
nhóm. Song song đó, dựa trên các tiêu chí
chọn nhóm như: giới tính, độ tuổi, học lực
50


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

khá và trung bình, và điều kiện tham gia
có tính tự nguyện, nhóm nghiên cứu đã
chọn học sinh khối lớp 11 tham gia thử
nghiệm mơ hình nhóm trong học tập; bước
2 - chọn lựa 07 thành viên chính thức, qua
trao đổi với giáo viên bộ mơn và nhóm học
sinh lớp 11B12, chúng tơi quyết định
thành lập nhóm với các tiêu chí tương
đồng như cùng học phụ đạo mơn Hóa, có
học lực từ trung bình tới khá, có tính tự
nguyện cao vì các em rất mong muốn có
sự hợp tác và hỗ trợ nhau trong học tập.
Đánh giá khả năng tham gia làm việc
nhóm của học sinh
Về nhu cầu và mức độ sẵn sàng: Trong
130 bảng hỏi học sinh từ 3 khối lớp khác
nhau thì có 63 ý kiến đồng ý tham gia vào
nhóm học tập với lý do “khi tham gia vào
nhóm thì học sinh sẽ có thêm nhiều kiến

thức, học cách làm việc nhóm hiệu quả,
cải thiện được mối quan hệ giữa các bạn
trong nhóm”
Đồng thời, nhóm NC đã dự giờ lớp 11B12
và phát hiện các nhân tố phù hợp với các
tiêu chí nhóm để tiến hành phương pháp
CTXH nhóm gồm có 07 HS được lựa chọn
để tham gia thành lập theo các tiêu chí mà
nhóm NC đặt ra, đó là: mức độ sẵn sàng
(tính tự nguyện tham gia cao), giới tính
cân đối (có 5 nam và 2 nữ), học lực từ
trung bình tới khá (6 HS khá và 01 HS
trung bình), và tính đặc trưng của khối lớp.
Đồng thời, qua quan sát nhóm HS học tập
mơn Hóa học tại lớp, nhóm NC khẳng
định sự đồng nhất, sự chênh lệch về học
lực cũng như thỏa mãn điều kiện sinh hoạt
nhóm trong các bước tiếp theo.
Đánh giá các nguồn lực trong q trình
tham gia hỗ trợ nhóm học tập
Để một nhóm làm việc hiệu quả rất cần sự
tác động của nhiều nguồn lực trong và

ngoài nhà trường, tuy nhiên nhóm NC chỉ
quan tâm và thúc đẩy tới nguồn lực trong
nhà trường. Cụ thể là GV bộ môn, GV
tham vấn, lãnh đạo nhà trường. Đồng thời,
cũng không thể thiếu đội ngũ chuyên môn
là những SV đang học chuyên ngành
CTXH và thực hiện hoạt động hỗ trợ học

sinh trong học tập thơng qua phương pháp
CTXH nhóm.
Thứ nhất, Trường Nguyễn Hữu Cảnh đã
thành lập phòng tham vấn để hỗ trợ những
học sinh gặp khó khăn, do đó nhà trường
và GV rất ủng hộ mơ hình CTXH nhóm
trong hỗ trợ HS học tập,…
Thứ hai, GV bộ mơn tạo điều kiện cho
nhóm NC dự giờ lớp học, để chọn nhóm
học sinh trong quá trình tham gia thực
nghiệm mơ hình CTXH nhóm trong
trường học. Đồng thời GV bộ mơn, đóng
vai trị chun mơn trong việc hỗ trợ về
các bài tập thảo luận nhóm liên quan đến
môn học.
Thứ ba, GV tham vấn, hỗ trợ khi nhóm
học sinh gặp những vấn đề khó khăn trong
q trình tham gia vào nhóm, việc giáo
viên tham vấn hỗ trợ phịng tham vấn khi
nhóm NC ở những buổi khơng mượn được
phịng từ phía nhà trường, phịng tham vấn
sẽ đóng vai trị rất quan trong để việc sinh
hoạt nhóm được diễn ra.
Cuối cùng, là sự sẵn sàng của nhóm SV
chuyên ngành CTXH tại Trường ĐH Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực
hành CTXH nhóm với HS dưới sự hướng
dẫn của Kiểm huấn viên.
Xác định mục đích hỗ trợ nhóm HS học
tập

Sau khi xác định 07 học sinh tham gia mơ
hình ứng dụng CTXH nhóm trong việc hỗ
trợ học tập tại trường, chúng tôi thực hiện
việc xác lập 07 hồ sơ cá nhân để xác định
51


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

những khó khăn cụ thể của các em trong sinh.
học tập gồm: khó thống nhất ý kiến, bất Giai đoạn này, nhóm NC đã tạo thuận lợi
đồng quan điểm, khó thống nhất thời gian, cho nhóm học sinh nói về mục đích của
mất tập trung trong q trình tham gia sinh buổi làm việc nhóm và trao đổi những thắc
hoạt nhóm. Trên cơ sở đó, nhóm NC đã mắc liên quan đến quá trình làm việc
chọn 02 loại hình CTXH nhóm với mục nhóm. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu
tiêu giáo dục và phát triển để tác động vào cùng học sinh vẽ cây vấn đề của nhóm và
nhóm học sinh nhằm giúp học sinh thay từ đó xác lập kế hoạch làm việc trong vòng
đổi về ý thức học tập, nâng cao tinh thần 7 buổi sinh hoạt nhóm. Sau khi hồn thành
tự giác của mỗi cá nhân trong nhóm. kế hoạch làm việc, nhóm học sinh thống
Thơng qua việc thành lập nhóm học tập và nhất việc thực hiện kế hoạch, cam kết và
tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm theo tiến chấp hành nội quy khi tham gia các buổi
trình CTXH nhóm. Từ đó, đánh giá được sinh hoạt.Nhóm NC chịu trách nhiệm
tính ứng dụng của mơ hình CTXH nhóm chính tổ chức các hoạt động của nhóm học
trong trường học.
sinh với tư cách là điều phối viên, nhóm
Tiến hành thành lập nhóm
học sinh cam kết cùng phối hợp để tạo
Nhóm NC đã tiến hành lập danh sách 07 hiệu quả trong các buổi sinh hoạt.
HS và trao đổi với nhóm học sinh về thời Kết quả đạt được: Đánh giá chung, nhóm
gian tổ chức buổi đầu tiên sinh hoạt nhóm NC được sự chấp thuận từ phía nhà trường

và hẹn ngày gặp mặt 12/3/2019. Việc tổ và GV bộ môn, và sự đồng hành của GV
chức nhóm hoạt động, cũng được nhóm tham vấn trong việc hỗ trợ học tập cho
NC sắp xếp linh hoạt theo thời khóa biểu nhóm học sinh tham gia vào mơ hình
của nhóm học sinh, cũng như sự cho phép nhóm tại trường. Nhóm học sinh được
về khơng gian sinh hoạt từ phía nhà trường thành lập chính thức gồm 07 HS với
nên tạo được sự đồng thuận ở tất cả 07 những đặc điểm cụ thể như sau:
STT Họ và tên HS (mã hóa)
Đặc điểm cá nhân
01
N.L. A
Tuổi 17; Giới tính: Nữ; Học lực: Trung bình
Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
- Lơ là trong học tập, chưa tập trung.
Mong đợi của thân chủ:
- Học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh
nghiệm từ bạn bè.
- Cải thiện điểm số.
- Nâng cao tình thần trách nhiệm và việc học
của bản thân.
02
T.T.H
Tuổi 17; Giới tính: Nam; Học lực: Khá
Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
- Gặp khó khăn hơn trong thời gian học tập.
Mong đợi của thân chủ:
- Có thêm kinh nghiệm để sau này vào đại
học có thể ứng dụng tốt hơn
03
N. H. N
Tuổi 17; Giới tính: Nữ; Học lực: Khá

Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
52


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

04

N.B. Q

- Lơ là trong học tập, chưa tập trung
Mong đợi của thân chủ:
- Học hỏi thêm nhiều kiến thức từ các bạn.
- Biết cách tham gia hoạt động nhóm
Tuổi 17; Giới tính: Nam; Học lực: Khá
Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
- Khó khăn trong việc ghi nhớ bài vở, chưa
tập trung
Mong đợi của thân chủ:
Có thêm kinh nghiệm để sau này vào đại
học có thể ứng dụng tốt hơn
Tuổi 17; Giới tính: Nữ; Học lực: Khá
Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
- Ít tiếp thu được kiến thức.
- Chưa tập trung được trong học tập
Mong đợi của thân chủ:
- Tích góp kinh nghiệm làm việc chung với
nhóm.
- Tiếp thu được nhiều kinh nghiệm
Tuổi 17; Giới tính: Nam; Học lực: Khá

Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
- Khó khăn trong việc xếp thời gian trong
học tập, khó hiểu bài trên lớp.
Mong đợi của thân chủ:
- Muốn rèn ruyện kĩ nănghoạt động nhóm
ngay từ bây giờ
- Cải thiện thêm về kiến thức
Tuổi 17; Giới tính: Nam; Học lực: Khá
Mơ tả về khó khăn về thân chủ:
- Khó hiểu, tiếp thu.
- Khó khăn trong việc làm bài tập.
Mong đợi của thân chủ:
- Tiếp thu kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm
học tập của mình.
- Biết cách hoạt động nhóm lâu dài.
-

05

N. L. N

06

P.T.H

07
N. Q. T

Bước 2: Giai đoạn thực hiện - tổ chức hoạt
động cho nhóm

Mục tiêu: Giới thiệu thành viên và tổ chức
các hoạt động xây dựng mối quan hệ
tương tác
Hoạt động 1: Sử dụng clip “sức mạnh của
việc làm nhóm” để giúp học sinh hiểu về
ý nghĩa nhóm và thảo luận về mục đích
thành lập nhóm và cơ cấu nhóm.

Theo như kế hoạch, nhóm NC được nhà
trường hỗ trợ cho sử dụng phòng tham vấn
làm nơi sinh hoạt nhóm và nhóm NC sắp
xếp theo vịng trịn để các thành viên có
thể tương tác một cách thuận lợi. Nhóm
NC cử đại diện 01 thành viên làm điều
phối viên giới thiệu tên và đơn vị hiện nay
mình đang cơng tác. Tiếp theo, chúng tơi
cho học sinh xem clip về ý nghĩa nhóm và
53


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

tổ chức cho HS nêu lên ý nghĩa của clip,
liên hệ đến vai trị của nhóm. Sau đó,
nhóm NC tóm tắt, ghi lên tất cả ý kiến của
các em học sinh vào giấy Ao và nhấn
mạnh về vai trị nhóm. Từ đây, nhóm NC
phân tích và nói lên mục đích về việc
thành lập nhóm, tạo thuận lợi cho các bạn
tương tác và làm quen, bằng cách giới

thiệu thông tin về bản thân của mình với
một số gợi ý từ nhóm NC. Đặc biệt trong
phần giới thiệu này, học sinh có thể sử
dụng bất cứ hình thức gì miễn sao tên
mình được các thành viên có thể nhớ trong
suốt buổi sinh hoạt nhóm và nếu phần giới
thiệu này phải ấn tượng sẽ nhận được phần
thưởng thật hấp dẫn từ nhóm NC.
Đồng thời, nhóm NC thực hiện tổ chức
xây dựng cơ cấu nhóm với hình thức là
nhóm học sinh tự bầu, cụ thể với cơ cấu
nhóm: 1 nhóm trưởng, 1 nhóm phó, 1 thư
kí với lần lượt nhiệm vụ và quyền hạn sẽ
thơng qua tiêu chí khảo sát ý kiến từ các
thành viên. Tiếp theo nhóm hoạch định vai
trị, cơng việc, trách nhiệm mà mình sẽ
đảm nhận trong quá trình tham gia làm
việc nhóm. Nhóm NC đã giúp nhóm tổng
hợp ý kiến và xác định lại mục tiêu phù
hợp hơn với tiến trình tham gia hoạt động
nhóm.
Để cho tiến trình sinh hoạt nhóm đạt hiệu
quả, thì phải hình thành cơ cấu nhóm, đây
là một việc rất quan trọng, cần thiết để một
nhóm hoạt động hiệu quả. Bên cạnh, việc
bầu ra các vị trí lãnh đạo nhóm gồm: Một
nhóm trưởng, một nhóm phó, một thư kí
thì sẽ tận dụng thế mạnh của các vị trí lãnh
đạo này cũng như các thành viên nhóm
nhằm phát huy tính tích cực trong q

trình tham gia sinh hoạt, đồng thời có sự
phân cơng cơng việc phù hợp với năng lực
của từng thành viên, biết được sở thích,

nguyện vọng,… tạo nên sự phối hợp nhịp
nhàng hơn giữa các thành viên với nhau.
Việc hình thành cơ cấu nhóm dựa trên tính
tự nguyện từ phía học sinh và sự thống
nhất ý kiến của các thành viên giúp thiết
lập được sự tin tưởng, bình đẳng, trách
nhiệm,…cũng như các thành viên cịn lại
xác định được vai trị, vị trí của mình trong
nhóm.

Kết quả của hoạt động 1: Mục tiêu nhóm
được xác lập cụ thể cũng như mong đợi từ
các thành viên trong nhóm đã đặt ra từ lúc
ban đầu về việc tham gia sinh hoạt nhóm,
đó là: “Học tập nhóm để đạt hiệu quả, có
thể gắn kết cũng như học hỏi được kiến
thức lẫn kinh nghiệm từ các thành viên
trong q trình tham gia sinh hoạt nhóm”.
Cơ cấu nhóm gồm 03 bạn: H.N làm
Trưởng nhóm; Q.T làm Phó nhóm và bạn
L.N làm thư ký. Hoạt động 2: Thảo luận
đưa ra quy tắc trong sinh hoạt nhóm trong
hoạt động nhóm, nhằm để nhóm duy trì và
phát huy tốt tính hiệu quả cao của nhóm,
việc đưa ra các quy tắc trong sinh hoạt là
rất cần thiết. Nhóm NC sử dụng giấy Ao

và tạo thuận lợi cho HS cùng nhau thảo
54


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

luận để đưa ra quy tắc sinh hoạt chung,
nhằm giúp cho học sinh có thể tuân thủ và
thực hiện đúng vai trị của mình khi tham
gia vào nhóm. Việc đưa ra các nguyên tắc,
nhóm NC cho các em HS cùng làm việc
chung với nhau, sau quá trình làm việc và
thống nhất các nguyên tắc, tiếp đó nhiệm
vụ của nhóm NC cùng nhóm học sinh
thống nhất các quy tắc chung. Với mục
tiêu thành lập nhóm nhằm hỗ trợ trong học
tập, phát huy được tính tích cực của các
em, do đó các thành viên đều nêu lên quan
điểm của mình. Nhóm NC cũng tơn trọng
các quy tắc của các em, đồng thời lấy đó
làm kim chỉ nam trong q trình ứng dụng
mơ hình CTXH nhóm trong hỗ trợ học tập
tại trường.
Hoạt động 3: Đánh giá hiệu quả buổi sinh
hoạt và định hướng phát triển của nhóm
Nhóm NC chuẩn bị giấy ghi chú, với mục
đích là giúp nhóm lượng giá chất lượng
STT
Kết quả mong đợi
01

Nhóm xác định được mục tiêu và
nguyên tắc làm việc
02

03

của các buổi sinh hoạt. Trong quá trình
tham gia hoạt động, nhóm NC và các
thành viên thường có những trao đổi sau
mỗi buổi học, để đúc kết lại nội dung sinh
hoạt, nhóm NC cùng bàn luận với học
sinh, nhận diện những hạn chế, nội dung
không phù hợp trong buổi sinh hoạt. Từ
đây, nhóm NC và học sinh rút kinh
nghiệm cho buổi học sắp tới để có thể đạt
được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.
Kết quả đạt được
Đây là giai đoạn khá quan trọng vì giai
đoạn này tạo tiền đề cho thành viên nhóm
tương tác tích cực với nhau nhằm khám
phá những tính cách riêng hay những khó
khăn riêng khi họ bắt đầu hình thành
nhóm. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu
xác định được vấn đề của nhóm để tiến
hành giai đoạn can thiệp/ thay đổi hành vi
của từng cá nhân trong quá trình thực hiện
mục tiêu chung.
Kết quả đạt được
Nhóm thống nhất được mục tiêu
cụ thể và xây dựng 01 bảng nội

qui với 07 nguyên tắc rõ ràng.
Nhóm có cơ cấu chính thức
Cơ cấu chính thức được xây dựng
gồm 03 vị trí và vai trị: Trưởng
nhóm, phó nhóm và thư ký.
Hành vi tương tác giữa các thành viên
Tất cả các thành viên tham gia
tích cực
đầy đủ các buổi sinh hoạt và tích
cực đóng góp ý kiến.

Bước 3. Giai đoạn can thiệp (duy trì nhóm,
áp dụng các biện pháp can thiệp cụ thể)
Mục tiêu: Cùng nhóm học sinh xác định
vấn đề ưu tiên cần giải quyết, xây dựng kế
hoạch hành động để thay đổi những khó
khăn và bắt đầu tiến hành thực hiện hoạt
động can thiệp.
Để đạt hiệu quả cao trong giai đoạn này,
nhóm NC đã chuẩn bị một số vấn đề sau:
Rà soát kế hoạch hoạt động có phù hợp với

nhu cầu của HS và mục tiêu đặt ra hay
không.
Xây dựng các hoạt động hướng đến việc
thúc đẩy HS chấp nhận nhau;
Sử dụng các công cụ như Sơ đồ Trắc
lượng xã hội (Sociogram) để quan sát và
ghi nhận các hành vi tương tác, phát hiện
ra các hành vi chưa tích cực để tác động

thay đổi
Có phương pháp can thiệp để thúc đẩy sự
55


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

tham gia tích cực ở HS trong quá trình học
tập.
Tổ chức các buổi can thiệp nhóm có kế
hoạch
Nhóm NC đồng hành với nhóm HS qua
các buổi sinh hoạt bằng cách tổ chức các
hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đặt
ra. Đó là:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề nhóm. Việc
xây dựng kế hoạch được nhóm NC thảo
luận cùng với các học sinh để tìm ra các
vấn đề tồn tại trong nhóm mà các em chưa
giải quyết được. Sau đó, nhóm NC và học
sinh chọn các vấn đề ưu tiên để giải quyết
trước và đưa ra thời gian hoàn thành mục
tiêu đặt ra cho từng vấn đề cụ thể của
nhóm.
Hoạt động 2: Tạo mơi trường tương tác
nhóm qua học tập. Nhóm NC cùng trao
đổi với GV bộ mơn về việc lồng ghép bài
tập trong các buổi sinh hoạt nhóm, nhằm
đảm bảo cho nhóm đạt được những mong
đợi ban đầu khi tham gia nhóm. Đồng

thời, nhóm NC sử dụng một số kỹ thuật để
làm việc nhóm hiệu quả nhằm hỗ trợ các
em giải quyết một số vấn đề xảy ra trong
q trình làm việc nhóm, cũng như chính
bản thân các em tích lũy được kinh
nghiệm khi làm việc nhóm cụ thể như: Kỹ
thuật công não cho việc giải quyết khó
khăn trong q trình đưa ra ý kiến. Qua đó,
các em thích thú hơn trong việc làm nhóm,
tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến, kỹ
thuật này giúp các em có nhiều ý tưởng,
sáng kiến giúp các em tư duy, sáng tạo
trong làm việc nhóm.
Hoạt động 3: Học sinh tự trải nghiệm bản
thân tổ chức hoạt động duy trì nhóm.
Trong các buổi sinh hoạt kế tiếp, nhóm HS
tự tổ chức cho mình các buổi hoạt động
nhóm trong học tập tương tự như nhóm

NC đã thực hiện, có nghĩa là nhóm HS
cùng nhau xây dựng các hoạt động bằng
các trị chơi xây tháp, để nêu lên tinh thần
nhóm. Cùng với việc đánh giá hiệu quả về
buổi sinh hoạt do chính các thành viên
trong nhóm đưa ra, các ý kiến để rút kinh
nghiệm cho buổi sinh hoạt tiếp theo, đồng
thời lắng nghe sự phản hồi từ các thành
viên của nhóm NC nhằm đạt hiệu quả cho
q trình sinh hoạt nhóm về sau.
Hoạt động 4: Giám sát đánh giá tiến độ

của nhóm khi tham gia sinh hoạt. Nhóm
NC đánh giá về mức độ làm việc nhóm
của các nhóm viên thơng qua quan sát và
ghi nhận biên bản từng buổi họp nhóm,
bên cạnh đó lấy ý kiến phản hồi sau mỗi
buổi học nhóm của học sinh. Để giám sát
sự thay đổi hành vi của từng thành viên
tham gia sinh hoạt nhóm, nhóm NC đã sử
dụng sơ đồ Trắc lượng xã hội để ghi lại
nhưng hành vi tích cực trong tương tác.
Kết quả đạt được: Với các vấn đề mà các
em đang gặp khó khăn, nhóm NC đã tiến
hành ứng dụng mơ hình CTXH nhóm qua
lồng ghép các hoạt động trong các buổi
học phụ đạo và học mơn Hóa với mục đích
giúp các em tháo gỡ những khó khăn, rắc
rối mà trước khi tham gia nhóm gặp phải.
Đồng thời, nhóm NC tạo sân chơi và áp
dụng các kỹ năng cho các em có thể tương
tác với nhau để tìm hiểu những khó khăn
trong q trình tương tác, trao đổi ý kiến
của mình với các thành viên khác trong
nhóm. Những kết quả đạt được sau q
trình can thiệp cho nhóm học sinh thể hiện
cụ thể như sau: Các em đã biết làm việc
nhóm, biết chia sẻ và hợp tác; - Các em đã
mạnh dạn, tự tin hơn; Trong các buổi sinh
hoạt cùng nhóm NC, nhóm học sinh cũng
đã trang bị thêm cho mình những kỹ năng
như: Kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng

56


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

nghe, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng
quản lý thời gian. Đồng thời, giúp học sinh
có thể phát huy được thế mạnh của bản
thân.
Bước 4: Giai đoạn kết thúc và lượng giá
nhóm
Trong q trình tham gia sinh hoạt nhóm,
nhóm NC đã khảo sát tình hình chung
trước mỗi buổi sinh hoạt, cho các em thảo
luận để tìm ra một số vấn đề mà bản thân
các em đang gặp phải. Kết hợp với việc
quan sát, đánh giá vấn đề của các em thông
qua các buổi tham gia sinh hoạt nhóm,
nhằm xem xét các khó khăn mà các em
đang gặp phải, tạo cơ hội cho các em tiếp
xúc với phương pháp CTXH nhóm để ứng
dụng trong hoạt động học tập nhóm, nhằm
mục đích giải quyết một số vấn đề khó
khăn là: Không thống nhất về thời gian,
không đồng nhất ý kiến, khơng tập trung
khi tham gia sinh hoạt nhóm, thiếu tôn
trọng ý kiến người khác làm cho các bạn
cảm thấy mất tự tin khi đưa ra ý kiến.
Kết quả đạt được từ việc tham gia vào
mơ hình CTXH nhóm

Đánh giá từ HS: Qua các buổi tham gia
vào mơ hình CTXH nhóm, đa phần các em
cảm thấy bản thân cần có sự thay đổi, tiến
bộ hơn trước rất nhiều như: Biết lắng nghe
nhiều hơn ý kiến của mọi người, áp dụng
nhiều kỹ thuật làm việc nhóm mới giúp
kích thích não để suy nghĩ, giúp mọi người
hồn thành cơng việc; ngồi ra, các em
cịn có cơ hội để thể hiện bản thân mình và
sự góp ý của mọi người để ngày hồn thiện
bản thân, như việc các em tự tin hơn khi
đứng trước mọi người để trình bày và học
hỏi được phong cách thuyết trình trong
q trình làm việc nhóm, nhận ra khuyết
điểm của mình và dần dần khắc phục
khuyết điểm của mình, điển hình một số

khuyết điểm sau: điểm số trên lớp, khơng
thống nhất thời gian, khó khăn trong học
tập. Các em thấy việc hoạt động nhóm này
thật có ý nghĩa, cần phải rèn luyện thêm
kỹ năng điều phối, phân chia cơng việc sao
cho đồng đều và hợp lí. Bên cạnh đó, cịn
giúp các em được trải nghiệm trong mơi
trường làm việc nhóm có phương pháp
học tập và làm việc nhóm hiệu quả hơn,
kỹ năng làm việc nhóm ngày càng tiến bộ.
Mối quan hệ giữa các em được cải thiện,
cùng chung một ý kiến và có tinh thần học
tập tốt.

Đánh giá từ GV: nhóm ngày càng tiến bộ.
Mối quan hệ giữa các em được cải thiện,
GV chia sẻ rằng “Cô V chia sẻ các em có
sự tiến bộ trong học tập khá nhiều, các em
nghiêm túc hơn, trưởng thành và suy nghĩ
chính chắn hơn về việc học của mình. Bên
cạnh đó, các em bắt đầu có sự lắng nghe
nhau, đồn kết trong học tập, giải quyết
bài tập khá tốt, tuy nhiên một số em cần
phải cố gắng hơn nữa trong học tập, thay
đổi suy nghĩ bản thân và nhận thức vai trị
của mình trong học tập. Ngồi ra, hiệu
quả mà cơ nhận thấy rõ rệt nhất là trong
khi học tập bộ mơn của cơ, cũng như các
mơn khác có sự nghiêm túc và tiến bộ rất
nhiều”.
Một số đề xuất về phương pháp cơng tác
xã hội nhóm trong hỗ trợ học sinh học
tập nhóm hiệu quả tại trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh
Về phía nhà trường
Nhà trường là môi trường giáo dục nền
tảng để giúp học sinh trang bị kiến thức và
phát triển nhân cách bản thân. Tuy nhiên
trong bối cảnh hiện nay, việc học tập của
học sinh đa phần các em học nặng về lý
thuyết, và theo giáo án rập khuôn từ GV,
57



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

học sinh ít được tham gia các hoạt động
học tập sáng tạo, chính vì vậy học sinh làm
việc thụ động trong học tập. Do đó, nhà
trường cần tạo điều kiện thuận lợi đưa việc
ứng dụng mơ hình CTXH nhóm trong học
tập cho học sinh nhằm giúp cho các em có
thể phát huy được vai trị của mình và tăng
cường sự hỗ trợ tích cực trong học tập
nhóm. Việc nhà trường áp dụng mơ hình
và các phương pháp trong học tập vào các
môn học sẽ giúp cho các học sinh hứng thú
và giúp tích cực sáng tạo hơn trong qua
các tiết học. Đưa ra qui định chính thức
trong việc thúc đẩy HS tham gia sinh hoạt
ngoại khóa để GV có thể phối hợp với HS
tổ chức các hoạt động nhóm, xây dựng kỹ
năng sống cho học sinh biết cách tương trợ
nhau trong học tập
Về phía học sinh
Các em cần có thái độ học tập thật nghiêm
túc, trao đổi thơng tin học tập cùng nhau
là việc làm hết sức quan trọng, làm cho
người học tăng tính chủ động, sáng tạo
trong học tập cũng như hỗ trợ nhau học tập
tiến bộ. Mơ hình CTXH nhóm sẽ giúp các
em làm việc nhóm hiệu quả hơn, các em
làm việc có tổ chức, có q trình và mang

tính khoa học, khơng đơn thuần là làm
việc nhóm một cách tự phát, các em phát
triển rất nhiều trong học tập cũng như kỹ
năng của bản thân. Do đó, trước tiên nhóm
học sinh cần chia sẻ và lan tỏa những điều
mình đã học được khi tham gia nhóm để
thúc đẩy tất cả học sinh có thể chủ động
tham gia mơ hình CTXH nhóm nếu nhà
trường có tổ chức.
Về phía GV tham vấn

GV tham vấn cần trang bị thêm về kiến
thức năng động nhóm, qua đó có thể sử
dụng hoạt động nhóm để phát hiện được
các hành vi khác biệt của HS, từ đó thúc
đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
trong nhóm vào việc xây dựng kế hoạch
và đưa ra các hương để giải quyết vấn đề.
Quan trọng hơn nữa, GV tham vấn cần có
kỹ năng tổ chức các hoạt động trò chơi,
sinh hoạt tập thể để tạo ra động cơ tích cực
cho các em tham gia vào hoạt động nhóm.
Có kỹ năng khích lệ, động viên các em
trong q trình sinh hoạt nhóm.
KẾT LUẬN
Tổ chức các hoạt động trong học tập bằng
phương pháp công tác xã hội nhóm như:
Tạo ra các buổi thảo luận nhóm, đưa ra các
kỹ năng, nội quy, kết hợp với nhiều kỹ
năng trong việc đưa ý kiến, giải quyết vấn

đề có sự tương tác quan lại giữa các thành
viên với nhau, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ
phía nhóm trưởng và nhóm phó.
Việc ứng dụng mơ hình cơng tác xã hội
nhóm trong trường học trong việc hỗ trợ
học tập cho học sinh là việc làm rất cần
thiết. Bên cạnh việc hỗ trợ học tập, đây cầu
nối để gắn kết những mối quan hệ giữa học
sinh lại với nhau trong việc chia sẻ ý kiến,
hiểu nhau, trao đổi kiến thức trong học
tập,…Như vậy, có thể thấy nhóm NC đã
ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội
nhóm đạt được kết quả tương đối thành
công trong việc hỗ trợ học tập tại trường
THPT Nguyễn Hữu Cảnh. Đây có thể xem
là bài học trải nghiệm cho các trường phổ
thông khác học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÙI THỊ XN MAI (2010). Giáo trình nhập mơn Cơng tác xã hội. Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội.
58


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

HỒNG THỊ LOAN (2017). Cơng tác xã hội nhóm đối với học sinh nam nghiện game
online tại trường Trung học cơ sở Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Luận
văn thạc sĩ Cơng tác xã hội.
MAI THỊ KIM THANH (2011). Giáo trình nhập mơn Cơng tác xã hội. Nhà xuất bản

Giáo dục Việt Nam.
NGUYỄN NGỌC LÂM (2005). Cơng tác xã hội với nhóm. Nhà xuất bản Đại học Mở
thành phố Hồ Chí Minh (lưu hành nội bộ).
NGUYỄN THỊ THÁI LAN (2012). Giáo trình Cơng tác xã hội nhóm. Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội.
NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT (2015). Cơng tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh
viên trường Đại học Thăng Long cai nghiện game online. Luận văn thạc sĩ Công
tác xã hội.
PHẠM VĂN TƯ (2012). Tâm lý học xã hội (giáo trình dành riêng cho sinh viên ngành
Công tác xã hội). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
TRẦN QUANG ANH MINH, LƯU MẠNH HÙNG (2018). Ứng dụng phương pháp
Công tác xã hội nhóm trong việc trẻ bị lạm dụng tình dục tại mái ấm Hoa Hồng
nhỏ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo khoa học Công tác xã hội: Nhu cầu
nhân lực và vấn đề đào tạo công tác xã hội viên.
VŨ THỊ NHO (2008). Tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

59



×