TÌM HIỂU VỀ CẤU TẠO MÁY ẢNH
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày cấu tạo của
máy ảnh kĩ thuật số?
1. Bộ cảm biến
Các tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode
cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm lưới. Mỗi
photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng
tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại cảm biến ảnh CCD và
CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của
cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến.
Cảm biến là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy ảnh, chi
phí để sản xuất đơi khi chiếm 1/3 giá trị của máy. Cảm biến là
yếu tố quyết định tới kích cỡ ảnh, độ phân giải, khả năng chụp
thiếu sáng, độ sâu trường ảnh, dải nhạy sáng, ống kính và thậm
chí là kích thước của máy ảnh.
2. Ống kính
Ống kính là cụm thấu kính được làm bằng thuỷ tinh, nhựa tổng
hợp chất lượng cao mà ánh sáng xuyên qua nó, ánh sáng được
hội tụ lại trên bề mặt phim của máy chụp phim hoặc cảm biến
ảnh trong máy ảnh số. Có một số máy ảnh ống kính gắn liền cố
định với thân máy như các máy du lịch PnS và có thể hốn đổi
ống kính trên máy ảnh DSLR. Nhiều ơng kính hốn đổi giúp bạn
kiểm sốt và sáng tạo được nhiều hơn hình ảnh thu nhận được.
Ống kính là con mắt của máy ảnh. Nó sẽ thu gom các tia sáng
và rọi chiếu các tia sáng ấy lên kính ngắm hay bề mặt cảm biến
để tạo thành hình ảnh. Chất lượng của ống kính quyết định chất
lượng của hình ảnh được tạo ra, cho nên ống kính là yếu tố
quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh. Về cơ bản, có 4
nhóm ống kính:
Ống
Ống
Ống
Ống
kính
kính
kính
kính
tiêu chuẩn - standard
góc rộng - wide angle
tiêu cự dài - telephoto
đa tiêu cự - zoom
3. Đèn flash
Auto flash: Máy ảnh sẽ tự động nháy sáng đèn flash trong
điều kiện ánh sáng yếu. Đèn flash sẽ là nguồn sáng chính.
Off flash: Khơng cho đèn tự động nháy sáng. Máy ảnh sẽ
tự động nâng độ nhạy sáng ISO lên và chọn các khẩu độ
mở rộng nhất để có thể chụp ảnh trong điều kiện nguồn
sáng tự nhiên hạn chế.
Fill flash: Máy ảnh sẽ tự điều chỉnh để cân bằng nguồn
sáng tự nhiên và lượng sáng của đèn flash.
Red-eye reduction: Máy ảnh sẽ nháy sáng đèn flash một
lần trước khi nháy sáng lần thứ hai để chụp ảnh. Lần sáng
trước nhằm làm cho đồng tử trong mắt của người được
chụp co lại để giảm hiệu ứng mắt đỏ. Đây là hiệu ứng
nhiếp ảnh chứ không phải hiện tượng tồn tại trong tự
nhiên.
On flash: Đèn sẽ sáng liên tục khi chụp, bất kể là hồn
cảnh ánh sáng nào.
4. Hệ thống ngắm
Kính ngắm chỉ là một bộ phận để xác định khung hình. Hình
ảnh qua kính ngắm lúc nào cũng rõ nét. Để trợ giúp cho việc lấy
nét, các máy ảnh có thêm một cơ phận dị cự ly được thiết kế
chung với kính ngắm. Đó là một cặp lăng kính nhỏ hoặc gương
nằm bên trong thân máy ảnh. Một gương mờ đặt cố định mà ta
có thể nhìn xun qua. Cặp gương hay lăng kính kia sẽ xoay khi
ống kính của máy ảnh được điều chỉnh lấy nét, khi hai hình ảnh
chồng lên nhau tức là ánh sáng qua ống kính đã được hội tụ
vào cùng một khoảng cách.
5. Gương phản xạ và hệ thống gương phức hợp ngắm
chụp
Do người chụp không thể ngắm chụp trực tiếp theo một
đường thẳng xuyên qua ống kính vì vướng bản phim, để
người chụp có thể nhìn thấy hình ảnh và góc chụp trước khi
bấm máy, người ta phải bố trí một gương phản xạ (relex
mirror) ở sau ống kính (thường theo góc 45 độ. Hình ảnh hắt
vào gương này sẽ được phản xạ lên hệ thống gương phức
hợp (prism), thường đặt phía trên nóc máy, để từ đó đi tới
ống ngắm (view finder) đặt phía trên bản phim và nhìn
xun ra phía sau thân máy. Khi bấm chụp, gương này sẽ
phải lật lên để hình ánh đi theo đường thẳng qua cửa chập
tới bản phim. Sau khi chụp, gương sẽ hạ xuống vị trí ban
đầu để người chụp ngắm chụp các kiểu ảnh tiếp theo.
6. Cửa chập và mành chập
Của chập (shutter) là một bộ phận gồm một hay nhiều mành
chập (shutter curtains) gắn trước bản phim, sau gương (và
sau ống kính) có nhiệm vụ ngăn ánh sáng không cho đi tới
bản phim lúc chưa bấm chụp và mở ra (rồi đóng vào rất
nhanh) khi chụp. Cửa chập đóng mở nhanh hay chậm cịn có
mục đính quan trọng là điều tiết ánh sáng đi tới cảm biến;
tốc độ này kết hợp với khẩu độ mở của ống kính (apature) để
tạo ra giá trị phơi sáng của hình
Câu 2: So sánh chức năng và cấu tạo của
hai dịng máy DSLR và Mirrorless
1. Kích thước và trọng lượng
DSLR: Có thể lớn và cồng kềnh.
Mirrorless: Chúng thường nhỏ hơn và nhẹ hơn.
Đây là một vấn đề đối với các máy ảnh mirrorless có bộ cảm
biến kích thước full frame hoặc APS-C vì bạn có thể có được một
thân máy nhỏ đẹp nhưng một ống kính béo nặng có lẽ khó cân
bằng khi cầm nắm. Một số mẫu máy bây giờ đi kèm với ống
kính có thể thu vào hoặc phóng to ‘ống kính kit’, nhưng đối với
các nhu cầu khác nhau bạn cần ống kính chuyên dụng tốt hơn.
2. Ống kính
DSLR: Cả Canon và Nikon đều có dải tiêu cự ống kính
rộng cho mọi thể loại ảnh, mục đích chụp.
Mirrorless : Olympus, Panasonic và Fujifilm có phạm vi
ống kính tốt và đang phát triển thêm ống kính. Sony đang
nghiên cứu nhanh chóng các dải tiêu cự ống kính khác
nhau để bắt kịp.
3. Viewfinders (kính ngắm)
DSLR: Khi chụp thì người chụp ngắm qua khung ngắm
quang học nên cho hình ảnh trực tiếp và sinh động
Mirrorless: Ngắm qua màn hình điện tử nên có độ trễ
nhất định
4. Autofocus (lấy nét tự động)
DSLR: Có một lợi thế rõ ràng, nhưng khơng phải là rõ ràng
bây giờ. Trên toàn bộ chúng tốt hơn cho việc theo dõi các
chủ đề nhanh, nhưng có thể được yếu trong Live View
Mirrorless: Hiệu suất AF Live View nói chung rất tốt khi
sử dụng màn hình LCD, trong khi các mẫu mới nhất có thể
có hiệu suất AF tuyệt vời khi sử dụng EVF
5. Quay video
DSLR: quay phim còn chưa tốt.
Mirrorless: Các máy hiện đại đã quay video 4K, khả năng
lấy nét tốt.
6. Chất lượng hình ảnh
DSLR: Máy ảnh DSLR sử dụng bộ cảm biến APS-C hoặc
cảm biến full frame mới nhất và tốt nhất
Mirrorless: Sử dụng các cảm biến tương tự, nhưng cũng
có các cảm biến nhỏ hơn cho các máy ảnh nhỏ hơn
7 Thời lượng pin
DSLR: Pin lâu hết
Mirrorless: Pin nhanh hết hơn do sử dụng màn hình
điện tử
8. Giá
DSLR: Nhiều máy ảnh DSLR có giá rẻ hơn mirrorless
Mirrorless: Giá rẻ sẽ khơng có kính ngắm, ngồi ra có
nhiều mức giá khác nhau