Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên kí túc xá mễ trì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.69 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................................4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................5
6. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................................................6
7. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................................................6
8. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................................................6
NỘI DUNG.......................................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................................................7
1.2. Tổng quan nghiên cứu........................................................................................................................8
CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................12
2.1.Tổ chức nghiên cứu...........................................................................................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................13
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................................16
3.1.Những động lực thúc đẩy sinh viên đi làm thêm.............................................................................16
3.2.Những ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên..................................................................19
3.3.Quan điểm của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến họ:..................................24
3.4. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi làm thêm.....................................................................25
3.5. Một số giải pháp nhằm khuyến khích và quản lý việc làm thêm đối với sinh viên.......................29
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................31
1. Kết luận...............................................................................................................................................31
2. Khuyến nghị........................................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................33
PHỤ LỤC........................................................................................................................................................34
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA..............................................................................................................................34
ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN SÂU..............................................................................................................38


BIÊN BẢN GỠ BĂNG...............................................................................................................................39


Phương pháp nghiên cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tại giảng đường trường Đại học Giáo Dục-ĐHQG Hà
Nội, giám hiệu nhà trường, khoa quản trị trường học đã tạo điều kiện cho em có
được một mơi trường tìm hiểu những kiến thức sâu rộng. Em xin trân thành cảm ơn
Ban giám hiệu, cảm ơn khoa quản trị trường học, cụ thể với môn Phương pháp
nghiên cứu khoa học của cơ: Nguyễn Thị Bích Thủy. Cảm ơn cơ giảng dạy em
trong suốt quá trình học tập và hướng dẫn em hồn thành bài tiểu luận này. Tuy đã
có rất nhiều cố gắng và nỗ lực trong quá trình làm bài tiểu luận. xong khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình trình bày và đánh giá. Em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của cơ.
Em xin trân thành cảm ơn !

Phạm Quỳnh Trang |

2


Phương pháp nghiên cứu khoa học

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với tốc độ chóng
mặt . Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào . Vì thế
mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư
tưởng, về lối sống của nhiều người.Đặc biệt ở đây, một vấn đề rất được quan tâm

đó là lối sống của sinh viên ngày nay. Từ xưa đến nay, việc làm ln giữ vị trí là
một vấn đề nóng bỏng khơng chỉ với những sinh viên mới ra trường, mà nó đã trở
thành xu thế gắn liền với suy nghĩ của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà
trường. “Làm thêm” hay sinh viên thường gọi với cái tên là “part-time job” có lẽ là
một chủ đề rất được sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập.
Nhưng tất nhiên là vấn đề nào cũng đều có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Vấn đề
sinh viên đi làm thêm hiện nay như một con dao hai lưỡi, vừa có hiệu quả, vừa có
thể gây nguy hiểm cho người dùng nó.
Về mặt tích cực thì đi làm thêm giúp sinh viên tích lũy được rất nhiều kinh
nghiệm mà giáo dục tại trường học chưa mang lại được, việc đi làm thêm sẽ giúp
cho sinh viên gia tăng các mối quan hệ xã hội, cải thiện kỹ năng giao tiếp, các kỹ
năng mềm giúp cho sinh viên rèn luyện tính tự lập, trưởng thành hơn và ít dựa dẫm
vào người khác… Với những ích lợi đó, sau này khi bước vào mơi trường làm việc
chuyên nghiệp, sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ và cảm thấy tự tin hơn. Đồng thời,
sinh viên sẽ có một khoản thu nhập, để trang trải cho cuộc sống, gánh vác những
khoản chi tiêu cần thiết. Thêm nữa là đồng tiền mồ hơi nước mắt của mình làm ra
sinh viên sẽ biết quý trọng từng đồng tiền, rèn cho họ đức tính tiết kiệm.
Càng ngày càng có nhiều sinh viên chủ động tìm kiếm việc làm thêm cho
mình, nhưng không phải ai cũng phân bổ được thời gian cho hợp lý, không ưu tiên
Phạm Quỳnh Trang |

3


Phương pháp nghiên cứu khoa học

hàng đầu cho việc học, những cám dỗ vật chất mà công việc làm thêm mang lại thật
khó lường trước, khi mà sinh viên đã quá mải mê với việc kiếm tiền đến mức mắc
bệnh “viêm màng túi”. Tất nhiên là việc học sẽ được xếp sau, khiến cho tình trạng
bỏ giờ trên lớp ngày càng gia tăng, kéo theo việc sinh viên không đủ điều kiện để

thi hết môn, bị trượt môn, phải thi lại, học lại rồi dẫn đến chán nản, bỏ học, tiếp tục
chạy theo những công việc làm thêm tạm thời, bỏ lại cơ hội được học tập tại giảng
đường. Bên cạnh đó việc làm thêm q sức cịn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Ngoài ra, những sinh viên mới bắt đầu làm
thêm, cịn ít kinh nghiệm có thể bị lừa gạt, bị quịt tiền hoặc có thể là những hậu quả
nặng nề hơn.
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “ Ảnh
hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên Kí túc xá Mễ Trì, Hà Nội” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về vấn đề sinh viên đi làm thêm nhằm nêu ra những mặt tích cực
và tiêu cực của vấn đề này, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn,
biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Ngồi ra cịn giúp mọi người hiểu
hơn về tâm lý của sinh viên đi làm thêm. Từ đó xã hội, các cơ sở việc làm cũng như
là nhà trường cần có sự phối hợp với nhau để tạo cho sinh viên những môi trường
học tập tốt nhất, giúp sinh viên có cơ hội học hỏi, thực hành nhiều hơn, cần quan
tâm hơn đối với thế hệ trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu về những đặc điểm tâm lí thúc đẩy sinh viên đi làm thêm

Phạm Quỳnh Trang |

4


Phương pháp nghiên cứu khoa học

 Tìm hiểu về tình hình đời sống sinh viên và tình hình làm thêm của sinh viên
nội trú tại Kí túc xá Mễ trì, Hà Nội.
 Đưa ra những giải pháp thích hợp để tạo điều kiện cho sinh viên vừa có thể

đi học vừa có thể đi làm thêm.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của việc làm thêm
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên đang đi làm thêm nội trú tại Kí túc xá Mễ Trì, Hà Nội
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
 Sinh viên đang đi làm thêm sinh sống tại kí túc xá Mễ Trì (182 Lương
Thế Vinh, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội)
 Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019
5. Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu
 Phương pháp phỏng vấn sâu ngẫu nhiên một số bạn sinh viên
 Phương pháp phân tích tài liệu: tìm kiếm, nghiên cứu các bài báo, những
cơng trình nghiên cứu, luận án thạc sĩ, luận văn tiến sĩ trước đó
 Phương pháp phân tích thống kê : từ những số liệu phân tích được từ bảng
hỏi và tơi tiến hành nhập số liệu và tính tốn bằng phần mềm SPSS và
EXCEL.

6. Câu hỏi nghiên cứu
Phạm Quỳnh Trang |

5


Phương pháp nghiên cứu khoa học

 Động lực nào thúc đẩy sinh viên đi làm thêm ?
 Đi làm thêm có ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên?
 Nhà trường và các cơ sở làm thêm cần làm gì để tạo điều kiện thuận lợi cho

sinh viên đi học, đi làm thêm ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
 Động cơ đi làm thêm của sinh viên xuất phát từ cả nhu cầu vật chất lẫn nhu
cầu tinh thần.
 Đi làm thêm có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến sinh viên.
8. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc nghiên cứu gồm có ba phần :
 Phần 1: Mở đầu
 Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
 Phần 3: Kết luận và khuyến nghị

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Phạm Quỳnh Trang |

6


Phương pháp nghiên cứu khoa học

1.1.1.Khái niệm sinh viên
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này
của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình
học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua
bậc tiểu học và trung học.

1.1.2.Khái niệm làm thêm (part- time job)
Theo công ước số 175, năm 1994 về việc làm bán thời gian của ILO
(Internatinonal Labour Office – Tổ chức Lao động quốc tế) người làm bán thời gian
(employed person) được định nghĩa là người có số giờ làm việc bình thường ít hơn
so với những người làm việc tồn thời gian (worker) . Cơng ước cũng chỉ ra rằng
ngưỡng thông thường để chia công nhân thành lao động toàn thời gian hay bán thời
gian thay đổi tùy thuộc vào mỗi quốc gia, nhưng thường khoảng 30-15 giờ mỗi
tuần.
Cơng việc chính của sinh viên là học tập, nghiên cứu khoa học tại trường, trau
dồi kiến thức và phẩm chất đạo đức. Ngoài thời gian việc học trên lớp sinh viên có
thể tham gia các hoạt động xã hội khác, được pháp luật cho phép, bằng chính sức
lao động của mình. Việc làm thêm mà sinh viên tham gia trong quá trình học ở đại
học là một nhu cầu để họ khẳng định bản thân và trang trải cho cuộc sống….Đối
với họ, đi làm thêm trong khi đang đi học là một quá trình cố gắng với chính mình
trước những địi hỏi của cuộc sống, là q trình học ở đường đời. Việc kết hợp giữa
lao động thực tế và học tập ở trường đã giúp sinh viên có thể nhận thức đúng đắn
về bản thân và những giá trị của cuộc sống.
Với sinh viên, động cơ đi làm thêm có liên quan rất nhiều đến nhu cầu vật
chất. Vì chỉ có cách đi làm thêm mới giúp họ giải quyết được những vấn đề liên
Phạm Quỳnh Trang |

7


Phương pháp nghiên cứu khoa học

quan đến đời sống và học tập của họ. Bên cạnh đó, nhu cầu tinh thần , muốn tự
khẳng định bản thân, ý chí muốn tự lập cũng là một động cơ lớn thúc đẩy sinh viên
đi làm thêm.
Trên đây là một số đặc điểm tâm lý quan trọng ở những sinh viên có nhu cầu

đi làm thêm. Nhu cầu này thể hiện sự mong muốn hồn thiện bản thân của sinh
viên thơng qua những cơng việc làm thêm khi họ cịn đang đi học.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Sinh viên trên thế giới dành trung bình 3-4 giờ mỗi ngày để làm thêm, so với
2-7 giờ lên giảng đường hoặc học nhóm. Thông tin này được HSBC đưa ra trong
báo cáo về đề tài giáo dục nhan đề “Giá trị của Giáo dục - Cái giá của thành cơng”.
Ngồi các khoản hỗ trợ từ gia đình, nhiều sinh viên đã tìm đến các cơng việc bán
thời gian. Có 30% sinh viên tham gia khảo sát nói rằng họ đi làm thêm để trang trải
một phần chi phí học tập.Sinh viên dành phần lớn thời gian để kiếm thêm thu nhập
– trung bình là 3,4 giờ mỗi ngày, nhiều hơn thời gian họ lên giảng đường và học
nhóm (2,7 giờ), học ở nhà (2,5 giờ) hoặc ở thư viện (1,6 giờ). Một nghiên cứu riêng
về chủ đề này cho thấy làm thêm vượt quá 20 giờ mỗi tuần sẽ gây ảnh hưởng tiêu
cực đến điểm số của sinh viên.
Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều đi làm với mục đích kiềm tiến
trang trảiviệc học. Nhiều người xem công việc bán thời gian là cách giúp họ nâng
cao kỹ năng làm việc trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh. Có 43%
trong số các sinh viên nói rằng họ vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm nhằm
có được công việc tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Trung Quốc dẫn đầu về xu thế này,
với 75% sinh viên đi làm để tích lũy kinh nghiệm, so với chỉ 24% tại Vương quốc
Phạm Quỳnh Trang |

8


Phương pháp nghiên cứu khoa học

Anh. Jonathan Nabrotzky - Giám đốc toàn cầu phụ trách Mạng lưới chi nhánh, Tập
đoàn HSBC cho biết, nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng lo
liệu chi phí học đại học cho con cái, nhưng trong thực tế, tổng chi phí thường cao

hơn nhiều so với dự kiến của họ. Về phía sinh viên, khi đương đầu với các thách
thức về tài chính, nhiều người đang tìm kiếm các nguồn thay thế như đi làm thêm
và vay mượn từ bạn bè, gia đình hoặc các chương trình cho vay cá nhân.
1.2.2. Tại Việt Nam
Đã có rất nhiều chính sách, hội nghị bàn về vấn đề việc làm cho người lao
động nói chung và sinh viên nói riêng. Tuy nhiên , mới chỉ dừng lại ở những giải
pháp dành cho sinh viên đã ra trường. Còn vấn đề việc làm cho sinh viên khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa được giải quyết triệt để. Sự ra đời của
những trung tâm giới thiệu việc làm mới chỉ giải quyết được những mặt cơ bản của
vấn đề này.
“Rất ít sinh viên tìm được những cơng việc đúng với ngành học của mình.
Ngoại trừ sinh viên ĐHSP có thể làm gia sư, sinh viên mĩ thuật cơng nghiệp có thể
đi vẽ quảng cáo, còn lại những sinh viên các trường khác thì nhận được những cơng
việc chẳng liên quan gì đến kiến thức mà họ đã có cả, như tiếp thị, bán hàng, bồi
bàn… Thật đau lòng khi biết một sinh viên khoa Văn lại phải đi bán hàng, một sinh
viên khoa Triết lại chạy xe ôm, họ cứ nhọc công kiếm tiền như thế rồi kiến thức
chẳng mấy chốc sẽ rụng hết” [Hoàng Lâm, Báo Giáo dục và thời đại, 10-1996].
“Vấn đề nổi cộm trong việc làm thêm của sinh viên hiện nay cơ bản là
mang đặc điểm tự phát, chưa có tính tổ chức chặt chẽ. Cũng có những văn phòng
giới thiệu việc làm nhưng đáp ứng được nhu cầu tìm việc của sinh viên lại rất hạn
chế. Phần lớn sinh viên phải làm những công việc không gắn gì với ngành học của
mình. Rõ ràng là để có được một cơng việc làm thêm, sinh viên đã phải đứng trước
Phạm Quỳnh Trang |

9


Phương pháp nghiên cứu khoa học

một bài tốn khó. Việc nghiên cứu để xây dựng một hệ thống tổ chức việc làm

thêm cho sinh viên đang học và hiểu được nhu cầu làm thêm của sinh viên là rất
quan trọng.” [Trần Thị Minh Đức, 1998].
Chính nhu cầu vật chất chính là một trong những động cơ thôi thúc sinh viên
đi làm thêm. Làm thêm khơng chỉ mang lại lợi ích về vật chất mà còn giúp sinh
viên tự khẳng định mình, đáp ứng được mong muốn tự lập trong cuộc sống , hồn
thiện bản thân. Nhưng khơng phải ai cũng đồng cảm với việc sinh viên đi làm thêm
ngày càng gia tăng như hiện nay, bên cạnh sự đồng cảm, nhiều người cịn bày tỏ
thái độ khen, chê, khuyến khích, thậm chí là có cả phản đối và cảnh báo đối với
sinh viên.
Nghiên cứu về sinh viên và vấn đi làm thêm hiện nay chưa có nhiều, đặc
biệt là từ góc độ tâm lý của sinh viên đối với việc lựa chọn việc làm thêm phù hợp
với mình. Hiện nay ở nước ta có khoảng gần 900.000 Sinh viên ở các trường Đại
học và Cao đẳng trên cả nước,con số này khơng dừng lại ở đó mà nó tăng theo
hàng năm.2/3 trong số này là các Sinh viên ngoại tỉnh ,đối với các Sinh viên này để
có thể yên tâm học hành mỗi tháng họ phải trang trải hơn 1 tháng lương của cha me
ở nhà chưa kể tiền học phí. Đây cũng là mối lo chung của tất cả các Sinh viên khác.
Không những thế họ luôn luôn thường trực trong đầu mình câu hỏi: “Sau này ra
trường minh sẽ làm gì và làm như thế nào?” Do đó hiện nay ngoài một buổi học
trên trường nửa số thời gian còn lại Sinh viên dồn vào việc làm thêm. Ta có thể
thấy bất cứ chỗ nào có việc làm là xuất hiện Sinh viên. Mỗi nhà trường cần có
chính sách thích hợp để hỗ trợ sinh viên bằng cách điều chỉnh chế độ học bổng,
tăng học phí ở mức độ hợp lý. Cịn đối với sinh viên cần có một thời gian biểu hợp
lý, cân bằng thời gian đi học và đi làm. Đồng thời, sinh viên cần biết lựa sức mình
khi đi nộp hồ sơ xin việc để có thể chọn cho mình một cơng việc phù hợp với khả

Phạm Quỳnh Trang |

10



Phương pháp nghiên cứu khoa học

năng, đảm bảo sức khỏe để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ học tập, siêng năng học
tập để có thể dành được học bổng của nhà trường.

CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Tổ chức nghiên cứu
2.1.1.Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu
Phạm Quỳnh Trang |

11


Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đặc điểm
Năm
học
Giới
tính

Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư
Nam
Nữ

Tỉ lệ %
27%

25%
22%
26%
51%
49%

Xuất sắc
7%
Giỏi
14%
Kết quả học tập
Khá
48%
kì gần nhất
Trung bình
28%
Yếu
3%
Khách thể trong nghiên cứu của tôi gồm 96 sinh viên đang đi làm thêm nội trú
tại Kí túc xá Mễ Trì trong đó 51% là nam, 49% là nữ. Như vậy xét về giới tính tỉ lệ
sinh viên đang đi làm thêm tại đây tương đối đồng đều. Sinh viên các năm học
cũng có tỉ lệ phần trăm khá đồng đều. Về học lực thì có sự chênh lệch khá lớn, sinh
viên được học lực khá chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn, học lực trung bình cũng có tỉ lệ khá
cao. Bên cạnh đó giỏi và xuất sắc thì khá thấp.
2.1.2.Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của tơi là Kí túc xá Mễ Trì (182 Lương Thế Vinh, Thanh
Xuân Bắc, Thanh Xuân,Hà Nội) . Đây là nơi các sinh viên nội trú sinh sống, nằm ở
khu vực khá sầm uất nên đây là một địa điểm rất thuận lợi cho việc tìm kiếm một
cơng việc làm thêm ở ngay gần chỗ ở mà không cần phải đi xa đối với các bạn sinh
viên.

2.1.3.Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của tơi gồm 4 bước :

Phạm Quỳnh Trang |

12


Phương pháp nghiên cứu khoa học

 Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài bao gồm : lịch sử nghiên cứu đề tài,
khái niệm liên quan đến đề tài…. Để rút ra khái niệm cho đề tài nghiên cứu,
xây dựng bảng hỏi
 Bước 2: Khảo sát thực tiễn. Sau khi đã xây dựng được bảng hỏi, tôi tiến hành
phát phiếu điều tra, khảo sát các bạn sinh viên đang đi làm thêm nội trú tại
Kí túc xá Mễ Trì.
 Bước 3: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS: tất cả số liệu thu thập
được trong q trình khảo sát được tơi mã hóa lại và nhập vào phần mềm
SPSS, sau đó sử dụng phần mềm này để thực hiện các thao tác như : tính tỉ lệ
phần trăm, tính trung bình và tính tương quan giữa các biến, tính nhân tố để
đưa ra kết quả chính xác cho đề tài.
 Bước 4: Trình bày nội dung kết quả nghiên cứu và hoàn tất đề tài
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trước khi tiến hành khảo sát thực tiễn, tôi đã thu thập, nghiên cứu và tham
khảo các tài liệu, cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài của mình.
Cơng cụ tơi dùng để tìm kiếm tài liệu là trang tìm kiếm thơng tin google.com.vn,
trang web của thư viện quốc gia Việt Nam nlv.gov.vn , trang web của trung tâm
thông tin- thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội dl.vnu.edu.vn . Ngồi ra tơi cịn tìm
đọc và tham khảo một số tài liệu tại thư viện trường Đại học Khoa học và Xã hội

nhân văn, thư viện kí túc xã Mễ Trì, thư viện Đại học Ngoại ngữ và thư viện Đại
học Công nghệ.
2.3.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính tơi sử dụng trong nghiên cứu của mình. Bằng bảng
hỏi tơi sử dụng 15 câu hỏi, trong đó gồm :
Phạm Quỳnh Trang |

13


Phương pháp nghiên cứu khoa học




7 câu hỏi về những thông tin cá nhân cơ bản
8 câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu của tơi.
Quy trình thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi :
 Bước 1: Lựa chọn địa bàn nghiên cứu : Kí túc xá Mễ Trì (182
Lương Thế Vinh, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội)
 Bước 2: Trong q trình điều tra tơi chú trọng đến việc chọn mẫu
bằng phương pháp ngẫu nhiên, dựa trên các đặc điểm và tính chất
các ngành học, năm học và giới tính khác nhau.
 Bước 3: Gặp ban quản lý kí túc xá để xin phép được phát bảng hỏi
khảo sát cho các bạn sinh viên.

2.3.3.Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Do thời gian thực hiện và khả năng nghiên cứu có hạn, tơi tiến hành chọn mẫu
khảo sát là sinh viên nội trú tại Kí túc xá Mễ Trì. Tơi lựa chọn phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên phần tầng để tiến hành lựa chọn ra mẫu 96 sinh viên trên tổng

1882 ở Kí túc xá Mễ Trì cho khách thể nghiên cứu của mình. Cụ thể quá trình phân
tầng chọn mẫu của tơi như sau:
Phạm Quỳnh Trang |

14


Phương pháp nghiên cứu khoa học

Nhà

Số sinh

C1
C2
B2

viên
572
572
738

Cách tính

Số sinh viên

(572 : 1882) x 96 = 29,17
(572 : 1882) x 96 = 29,17
(738 : 1882) x 96 = 37,64


được chọn
29 bạn
29 bạn
38 bạn

Sau khi được sự cho phép của ban quản lí kí túc xá, tơi đã tiến hành phát phiếu
cho các bạn sinh viên đang đi làm thêm tại các khu nhà C1, C2, B2 trong kí túc xá.
Cụ thể là nhà C1 và C2 mỗi nhà 29 phiếu, nhà B1 38 phiếu, chia đều ra các tầng
nhà và các phịng ở. Hẹn các bạn sinh viên hơm sau sẽ quay lại thu phiếu.
2.3.4.Phương pháp phỏng vấn sâu
Tôi đã tiến hành phỏng vấn 7 bạn sinh viên ngẫu nhiên sống trong Kí túc xá Mễ
trì bằng đề cương phỏng vấn sâu tơi đã soạn trước đó và ghi âm bằng điện thoại di
động của mình.
2.3.5.Phương pháp xử lý số liệu và vẽ biểu đồ
Sau khi thu thập số liệu, tôi tiến hành mã hóa các biến của từng phiếu, nhập và
xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS với các phép tính thống kê, sau đó là vẽ biểu đồ
bằng phần mềm Excel.
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Những động lực thúc đẩy sinh viên đi làm thêm
Động lực thúc đẩy sinh viên đi làm thêm khá đa dạng, có thể xuất phát từ nhu
cầu vật chất, cũng có thể xuất phát từ nhu cầu tinh thần và nhiều nguyên do khác
nữa. Khảo sát 96 sinh viên đang học, sinh sống tại Kí túc xá Mễ Trì và đã tham gia
làm thêm đã cho ta thấy một con số đáng ngạc nhiên về lý do sinh viên đi làm
thêm. 56% sinh viên đi làm thêm vì nhu cầu vật chất, muốn kiếm thêm thu nhập để
Phạm Quỳnh Trang |

15


Phương pháp nghiên cứu khoa học


trang trải cuộc sống. Chứng minh rằng phần lớn sinh viên đang chọn cho mình
những công việc làm thêm không cần phù hợp với ngành học của mình mà chỉ cần
nó mang lại thu nhập. Chỉ có 16% sinh viên đi làm thêm vì muốn học hỏi kinh
nghiệm chuyên ngành, còn lại là xuất phát từ một số nguyên nhân khác.

14.59%

8.65% 4.86%

55.68%
16.22%

Kiếm thêm thu nhập trang trải
cuộc sống
Muốn thử sức với bản thân và
mở rộng các mối quan hệ
Học hỏi kinh nghiệm chuyên
ngành
Bạn bè lôi cuốn
Khác

Hình 1.Biểu đổ thể hiện động lực thúc đẩy sinh viên đi làm thêm

3.1.1.Kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống
Số liệu từ biểu đồ cho ta thấy có tới 56% trong 96 sinh viên được điều tra đi
làm thêm vì muốn kiếm tiền trang trải cuộc sống. Vì vậy mục đích lớn nhất của
việc đi làm thêm là tăng thêm thu nhập hàng tháng. Tất cả sinh viên được điều tra
đều là sinh viên nội trú, đến từ các tỉnh lẻ, vùng miền khác nhau, . Nhiều sinh viên
được hỏi nói rằng : “Trợ cấp của gia đình ở quê chỉ giải quyết được một phần

những khoản chi tiêu cần thiết, đi làm thêm trong thời gian rảnh rỗi có thể kiếm
thêm để trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình”. Như vậy số đơng sinh viên khơng
đủ tiền trang trải những khoản chi tiêu cơ bản nếu chỉ chờ trợ cấp từ gia đình.
Những sinh viên như thế bắt buộc phải đi làm thêm.
Trong số những sinh viên đi làm thêm vì muốn kiếm thêm thu nhập có cả
những sinh viên “con nhà khá giả”. Khơng ít sinh viên được gia đình chu cấp khá
Phạm Quỳnh Trang |

16


Phương pháp nghiên cứu khoa học

đẩy đủ cũng đi làm thêm vì muốn khẳng định mình là ngưởi lớn, có khả năng kiếm
tiền để chi tiêu cho bản thân, không cịn hồn tồn phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ.
Thậm chí, có bạn cịn tự hào vì nhờ đi làm thêm, có tiền để gửi về giúp đỡ gia đình.
Một sinh viên năm thứ ba khoa Sư phạm toán, Đại học Giáo dục tự tin nói: “Bây
giờ mình đã đi làm thêm, có thu nhập riêng, có thể tự do chi tiêu tiền của mình cho
các mong muốn cá nhân, khơng q phụ thuộc vào bố mẹ, em thấy mình lớn hẳn
lên, có cảm giác vui và thoải mài hơn”.
3.1.2.Muốn thử sức với bản thân và mở rộng các mối quan hệ
Động lực thứ hai thúc đẩy sinh viên đi làm thêm là muốn thử sức với bản thân
và mở rộng các mối quan hệ. Động lực này chiếm 16% trong tổng số sinh viên điều
tra được. Số liệu trên cho thấy một phần khá lớn sinh viên muốn đi làm thêm để tự
khẳng định bản thân mình, khẳng định vị trí của mình trong xã hội.
Trước đây, phần lớn chỉ biết khẳng định bản thân mình trên sách vở bằng kết
quả điểm số. Các kiến thức học ở trường ít được sinh viên đưa vào thực tiễn đời
sống. Điều này rất khó khăn cho việc áp dụng và thích ứng với cơng việc khi ra
trường của mình. Sinh viên có thể trở thành những cơ cậu ngơ ngác thụ động trước
cuộc đời.

Với cơ chế ngày nay, sinh viên được tự do lựa chọn ngành học, việc làm và tự
quyết định lựa chọn cơng việc cho mình. Sinh viên trở nên tự tin hơn và củng cố vị
trí của mình trong xã hội. Quan hệ xã hội được mở rộng, sinh viên được làm quen
với nhiều thành phần trong xã hội. Sinh viên có thêm hiểu biết về nhiều khía cạnh
trong cuộc sống, do đó họ trở nên sáng tạo và nhạy bén hơn.
3.1.3.Học hỏi kinh nghiệm chuyên ngành

Phạm Quỳnh Trang |

17


Phương pháp nghiên cứu khoa học

Một động lực nữa thúc đẩy sinh viên đi làm thêm là muốn hình thành những
kinh nghiệm cần thiết cho ngành học của mình. Đây chính là một phần nhỏ trong số
sinh viên điều tra được tìm được cơng việc làm thêm phù hợp với ngành học của
mình. Ngày nay, theo kinh nghiệm của nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường, khi đi
phỏng vấn tìm việc làm, đặc biệt, khi muốn xin việc ở các doanh nghiệp nước
ngồi, các tổ chức phi chính phủ, họ đều được hỏi đã có kinh nghiệm thực tế chưa
(“Đã từng đi làm ở đâu chưa?”). Kinh nghiệm chuyên ngành là một tiêu chí quan
trọng để xem xét một ứng cử viên xin việc làm. Những sinh viên chưa từng đi làm
ở đâu, khơng có chút kinh nghiệm thực tế nào gặp nhiều khó khăn trong tìm việc.
Do đó, muốn có kinh nghiệm thực tế về chun mơn, cũng như kinh nghiệm giao
tiếp, ứng xử là một trong những động lực chính đáng đề nhiều sinh viên đi làm
thêm.
3.1.4.Bạn bè lôi cuốn
“Bạn bè lôi cuốn” ở đây chúng ta cần hiểu theo hai hướng: tích cực và tiêu cực:
 Tích cực: Sinh viên chưa có việc làm thêm hoặc chưa tìm được việc làm
thêm phù hợp được bạn giới thiệu cho những chỗ làm thêm uy tín.

 Tiêu cực: Sinh viên có bạn bè xấu, bị rủ rê đi làm những công việc không tốt,
bất lương, liên quan đến các tệ nạn xã hội. Ví dụ như mại dâm, bn bán trái
phép, lừa đảo, đa cấp,….
3.1.5.Khác
Một số sinh viên đi làm thêm vì để qua đó biết rõ hơn giá trị của đồng tiền,
biết quý công sức lao động của cha mẹ và biết cách chi tiêu tiền. Một sinh viên đi
làm thêm nghề gia sư chia sẻ: “Trong suốt q trình đi dạy thêm tơi rút được nhiều
điều. Thứ nhất, kiếm được đồng tiền ngồi xã hội khơng dễ dàng gì, đúng là phải
đổ mồ hơi, "rát hết cả họng" mới lấy được một đồng của người ta”. Có như vậy ta
Phạm Quỳnh Trang |

18


Phương pháp nghiên cứu khoa học

mới biết được bố mẹ ở nhà vất vả như thế nào mới gửi được bằng ấy tiền, ta phải
biết chi tiêu cho hợp lý. Một sinh viên khác tâm sự: “Tôi nghiệm ra một điều rằng,
đi học, đi làm sẽ rèn luyện cho chúng ta rất nhiều thứ mà rất có ích sau khi ra
trường, đi kiếm việc. Và đặc biệt, vừa làm vừa học, mình tiêu tiền mình làm ra,
mình thấy nó rất có giá trị, khơng phải suy nghĩ đắn đo”.
3.2.Những ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên
3.2.1.Ảnh hưởng tích cực
a, Về tài chính
Lợi ích đầu tiên của việc đi làm thêm chính là mang lại cho sinh viên một
nguồn thu nhập nhất định, giúp trang trải các chi phí sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng
cho gia đình. Bên cạnh đó, thơng thường thì cha mẹ chỉ chu cấp các khoản cần thiết
như học phí, tiền ăn, tiền phịng hàng tháng, chỉ có những gia đình khá giả mới tính
tới khoản “tiêu vặt” của con, như gặp gỡ bạn bè, sinh nhật... Trong khi sinh viên là
những người năng động, trẻ trung và có nhiều mối quan hệ. Đương nhiên, sẽ có

thêm cá khoản chi phái phát sinh như bạn bè gặp gỡ nhau, mua quà sinh nhật cho
bạn, đi đám cưới một người bạn cũ... Không phải tất cả phụ huynh đều thơng cảm
với các khoản chi phí này. Trong hồn cảnh đó, đi làm thêm chính là sự lựa chọn tốt
nhất, giúp sinh viên có thể tự mình chi trả những khoản chi phí phát sinh, thoải mái
hơn trong các kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Thậm chí, có khơng ít sinh viên cịn
có tiền gửi về cho cha mẹ mà thành tích học tập vẫn rất tốt.
b,Về kinh nghiệm chuyên ngành
Những sinh viên tìm được cơng việc làm thêm phù hợp với ngành học của
mình sẽ có cơ hội được học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế nhất.
Giúp ích rất nhiều cho công việc trong tương lai, sinh viên sẽ không cảm thấy bỡ
ngỡ.
Phạm Quỳnh Trang |

19


Phương pháp nghiên cứu khoa học

c, Rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng một lúc
Bắt đầu đi làm thêm, sinh viên phải tự rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng
một lúc. Trước hết là xin việc, phỏng vấn, đi làm thêm, cùng với việc đảm bảo công
việc học hành ở trường. Không chỉ sắp xếp lịch học đại học, sinh viên còn phải
quản lý thời gian để làm việc tốt ở nơi làm thêm của mình. Vừa đi học, vừa làm
thêm sẽ giúp sinh viên thông minh, năng động và chăm chỉ hơn.
d, Mở rộng các mối quan hệ
Đi làm thêm, các mối quan hệ của sinh viên khơng cịn gói gọn trong phạm vi
nhà trường, gia đình. Họ sẽ gặp nhiều người khác nhau, có các mối quan hệ khác
như đồng nghiệp, sếp, khách hàng… Tùy từng môi trường làm thêm mà họ tiếp xúc
với những người như thế nào. Trong đó sẽ có người giúp đỡ hỗ trợ họ, hoặc có
người lợi dụng, chèn ép họ… Từ đó, sinh viên sẽ học được cách nhìn người, phân

biệt tốt xấu và cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân. Thay vì chỉ chăm chăm vào
sách vở, đi làm thêm sẽ khiến cho cuộc sống của sinh viên phong phú hơn, giúp
bạn trở nên năng động hơn. Giao tiếp với nhiều người, nhìn thấy nhiều điều mới
mẻ, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống với góc nhìn đa chiều sẽ giúp sinh viên hiểu
biết và tự tin hơn.
e, Biết cách quản lý quỹ thời gian
Sinh viên vẫn đang ngồi trên giảng đường, làm thêm chỉ là bước một bước nhỏ
vào cuộc sống thôi. Trọng điểm, hay mục tiêu số một của họ vẫn là việc học. Vì
vậy, sinh viên bắt buộc phải sắp xếp thời gian biểu của mình khoa học, hợp lý để
đảm bảo việc học, lại có thể đi làm thêm. Việc sắp xếp thời gian biểu khoa học lúc
này giúp rèn luyện tư duy của bạn, giúp sinh viên quản lý quỹ thời gian ít ỏi của
mình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với họ. Sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học
còn giúp sinh viên đảm bảo sức khỏe để học tập và làm việc.
Phạm Quỳnh Trang |

20


Phương pháp nghiên cứu khoa học

3.2.2.Ảnh hưởng tiêu cực
a, Ảnh hưởng đến quá trình học tập nghiên cứu,sinh hoạt và sức khỏe của sinh viên

4.30%4.84%
20.43%
Dưới 2 giờ
2 giờ - 5 giờ
5 giờ - 8 giờ
Trên 8 giờ


70.43%

Hình 2.Biểu đồ thể hiện thời gian làm việc thêm mỗi ngày của sinh viên

Càng ngày càng xuất hiện nhiều mơ hình đi làm thêm như part time, full
time… Những công việc part time sẽ rất thuận lợi những sinh viên biết sắp xếp thời
gian đi làm và học hợp lý. Nhưng nhìn vào biểu đồ khảo sát được, ta lại thấy một
điều bất cập ở đây là theo quy định của Bộ lao động thời gian làm việc một ngày
của một người là không quá 8 giờ đồng hộ, vậy mà ở đây số sinh viên đi làm thêm
5 giờ - 8 giờ mỗi ngày lại chiếm những 71%. Chúng ta tự hỏi, vậy thời gian nghỉ
ngơi và tự học của sinh viên ở đâu? Chỉ có một số nhỏ sinh viên đi làm thêm dưới 5
giờ mỗi ngày (29%). Đó chỉ là công việc làm thêm, sinh viên dường như đã quên
mất cơng việc chính của mình khi lên đại học là học tập và nghiên cứu khoa học.
Như vậy, phần lớn sinh viên đi làm bị phụ thuộc vào giờ giấc của bên cần
lao động. Họ làm bất kì thời gian nào, chỉ cần có việc là đi làm ngay. Muốn đi làm,
sinh viên phải chấp nhận theo yêu cầu của cơng việc. Chính vì bị lệ thuộc vào cơng
Phạm Quỳnh Trang |

21


Phương pháp nghiên cứu khoa học

việc mà hiện tượng sinh viên bỏ giờ diễn ra khá phổ biến tại các trường đại học –
cao đẳng. Thật là nghịch lý khi “nghề phụ” lại trở thành “nghề chính”. Cịn việc
học hành – nghề chính của sinh viên lại trở thành nghề phụ. Sinh viên ra sức đi làm
để lấy tiền đóng học, học thêm bằng kép, học nhiều môn,…mà thực tế mấy khi thấy
họ ở giảng đường. Hiện tượng này không nhiều nhưng rất phổ biến ở sinh viên.
Thực chất đây chẳng khác gì kiểu học “ghi danh” . Có những sinh viên chỉ đến lớp
lúc đầu giờ hoặc cuối giờ để điểm danh.

Học ở bậc đại học nhiều khi là tự học, tự nghiên cứu. Song nó phải được dựa
trên nền tảng những kiến thức tiếp thu được trên lớp, ở người thầy, ở tài liệu, sách
vở với một thái độ nghiêm túc. Việc sinh viên sử dụng toàn bộ thời gian ở nhà,
thậm chí cả thời gian học ở trên lớp để đi làm thêm thì dù có bao nhiêu tấm bằng
đại học đi nữa cũng khơng giúp ích được gì cho sinh viên.
Đặc điểm của lao động làm thêm đã buộc những sinh viên phải biết sắp xếp
thời gian làm việc và học tập cho hợp lý. Một mặt họ vừa phải đảm bảo yêu cầu của
công việc làm thêm, mặt khác họ phải đảm bảo thời gian và chương trình học tập.
Điều này đã tạo nên trạng thái tâm lý căng thẳng và mệt mỏi cho sinh viên. vì tập
trung làm thêm, kiếm tiền mà các em qn đi việc học. Mệt mỏi vì cơng việc làm
cho các em không tập trung bài giảng trên lớp , thậm chí ngủ gật, mất ngủ. Gây ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập của bản thân. Thậm chí, có nhiều bạn sinh viên
cịn nghỉ học đi làm thêm. Đến ngày thi không đủ điều kiện thi, bắt buộc các bạn
phải học lại.
b,Công việc làm thêm không liên quan đến ngành học của sinh viên

Phạm Quỳnh Trang |

22


Phương pháp nghiên cứu khoa học

17.39%


Khơng

82.61%


Hình 3.Biểu đồ thể hiện sự liên quan giữa công việc làm thêm và ngành học của sinh viên

TS. Lê Thẩm Dương đã khuyên các bạn sinh viên: “Quãng thời gian là sinh
viên là quãng thời gian để tích lũy kiến thức vì vậy khơng nên đi làm thêm những
công việc không liên quan đến ngành nghề mà mình đang học. Là sinh viên, nếu có
thời gian đi làm thêm thì nên tìm những cơng việc liên quan đến ngành mà mình
đang học để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giúp ích cho mình sau này. Khi đó vừa
giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục
tiêu của bạn đến nhanh hơn”. Nhưng điều đáng lo ngại ở đây là phần lớn, sinh viên
khơng thể tìm được một công việc làm thêm phù hợp với ngành học của mình,
chính bản thân họ cũng nhận ra điều đó. 83% trong 96 sinh viên đã và đang làm
những công việc làm thêm khơng hề liên quan gì đến ngành học của mình, vậy cái
mà họ nhận được sau khi đi làm thêm chỉ là những con số vật chất mà thơi, có thể
là họ sẽ vẫn học hỏi được kinh nghiệm, sẽ vẫn có các mối quan hệ và vẫn có thể rèn
luyện được bản thân … nhưng ngành học của họ mới là mục tiêu lớn nhất trong
tương lai, họ cần phải nỗ lực học và thực hành thật nhiều mới có thể đạt được kết
quả tốt được. Phần lớn, sinh viên đều nhận ra sự không phù hợp giữa ngành học và

Phạm Quỳnh Trang |

23


Phương pháp nghiên cứu khoa học

việc làm thêm của mình nhưng họ vẫn khơng thể tìm cách thay đổi. Đó chính là
trách nhiệm thuộc về nhà trường và các cơ sở tư vấn việc làm thêm.
3.3.Quan điểm của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến họ:
5.18%
17.10%


15.54%

Ảnh hưởng tích cực
Ảnh hưởng tiêu cực
Vừa ảnh hưởng tích cực vừa
tiêu cực
Khơng ảnh hưởng gì

62.18%

Hình 4.Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên

Đi làm thêm như một con dao hai lưỡi vậy, nó mang lại những ảnh hưởng tích
cực nhưng cũng mang lại cả những tiêu cực nữa. Hiểu đơn giản là, nếu bạn đi làm
thêm, bạn kiếm thêm được thu nhập trang trải cho cuộc sống, cho việc học hành,
nhưng nó sẽ chiếm một phần thời gian học của bạn, và nếu bạn không thể phân bố
thời gian một cách hợp lý nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học và sinh hoạt cũng
như là sức khỏe của bạn. 62% sinh viên được khảo sát nhận ra hai mặt tích cực và
tiêu cực này, nhưng họ vẫn phải chấp nhận , phần lớn họ đều điền vào phiếu khảo
sát là chưa có biện pháp gì cho bản thân cải thiện thực trạng này. Ngoài ra, 16%
sinh viên nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực và 5% không thấy ảnh hưởng gì.
Bên cạnh đó thì có một số sinh viên bày tỏ rõ quan điểm của mình, 17% sinh
viên nhận thấy đi làm thêm ảnh hưởng tích cực, điều này trong thực tế là có thực,
bởi vì với những sinh viên học mỹ thuật hay kiến trúc họ làm thêm bằng những
Phạm Quỳnh Trang |

24



Phương pháp nghiên cứu khoa học

công việc như vẽ, thiết kế quảng cáo. Cơng việc này sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc
học của họ, vì giúp rèn luyện nâng cao tay nghề. Với những sinh viên sư phạm, họ
có thể làm gia sư , 16% thấy ảnh hưởng tiêu cực và chỉ 1% thấy khơng ảnh hưởng
gì.
Cho dù nhận thức được đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập, sinh hoạt
và sức khỏe như thế nào, sinh viên vẫn mong muốn được đi làm thêm.
3.4. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi làm thêm
3.4.1.Những khó khăn
Sinh viên đi làm thêm khơng chỉ để tích lũy kinh nghiệm sống mà còn kiếm
thêm thu nhập trang trải các chi phí cuộc sống. Nhưng tìm được cơng việc tốt là
việc khá khó khăn.
a, Lương thấp
8.000 - 14.000 đồng là mức lương mà các bạn sinh viên sẽ được trả khi đi làm
những công việc part time từ 4 - 5 tiếng. Mức lương thấp nhưng công việc lại
không hề nhẹ nhõm, chủ yếu là bán quần áo, bưng bê, phục vụ bàn, rửa bát
đĩa...Với mức lương đó thì trung bình mỗi tháng các bạn sẽ nhận được từ 950.000 1.700.000 đồng tiền công trong trường hợp làm đủ cả 30 ngày, không nghỉ ngày
nào. Nhưng trên thực tế, tổng số tiền lương mà các bạn sinh viên nhận được sẽ bị
trừ ít nhất từ 10 - 30% bởi rất nhiều lý do khác nhau như tiền đồng phục, đi muộn 5
phút, trả thừa tiền cho khách, lau dọn không sạch sẽ... cùng vô vàn các quy định
“trên trời” khác từ người chủ đặt ra cho nhân viên của mình. Họ sẽ viện đủ mọi lý
do chỉ để trừ thật nhiều vào tiền công của bạn. Với số tiền lương ít ỏi trái ngược với
khối lượng cơng việc đồ sộ mà bạn phải làm thì đúng là sinh viên đang tự "bán
mình" với cái giá quá rẻ mạt.
Phạm Quỳnh Trang |

25



×