Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 97 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
_________________

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT KIỂM KÊ RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013
của Tổng cục Lâm nghiệp)

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TẠM THỜI

PHẦN THỨ NHẤT: KIỂM KÊ RỪNG

PHẦN
I: KIỂM KÊ RỪNG
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
0


Mục lục
Phần I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.......................................................................................3

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG TÀI LIỆU.......................................................................3
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG KIỂM KÊ RỪNG...............................3
1. Mục đích.............................................................................................................3
2. Yêu cầu................................................................................................................ 3
3. Đối tượng kiểm kê...............................................................................................3
III. KHÁI NIỆM TRONG KIỂM KÊ RỪNG.........................................................3
1. Bản đồ.................................................................................................................3


2. Kiểm kê rừng.......................................................................................................4
3. Hồ sơ quản lý rừng..............................................................................................4
4. Nhóm chủ rừng....................................................................................................4
5. Khoảnh................................................................................................................ 4
6. Tiểu khu.............................................................................................................. 4
7. Thửa đất..............................................................................................................4
8. Lô trạng thái.......................................................................................................4
9. Lô kiểm kê...........................................................................................................4
10. Số hiệu lô, khoảnh, tiểu khu được thể hiện trên bản đồ.....................................4
IV. ĐƠN VỊ, CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KIỂM KÊ RỪNG..................................5
1. Đơn vị kiểm kê rừng............................................................................................5
2. Chỉ tiêu kiểm kê rừng về diện tích và trữ lượng..................................................5
3. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo đất quy hoạch lâm nghiệp và rừng ngoài lâm nghiệp
5
4. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo mục đích sử dụng.....................................................5
5. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo trạng thái rừng.................................................5
6. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo chủ quản lý......................................................5
7. Nhiệm vụ kiểm kê rừng.......................................................................................6
V. QUY ĐỊNH TRONG KIỂM KÊ.........................................................................6
Phần II: KIỂM KÊ RỪNG...........................................................................................................8

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM KÊ RỪNG........................................................8
1. Công tác chuẩn bị................................................................................................8
2. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và tổ chức triển khai thực hiện...................8
2.1. Cấp tỉnh............................................................................................................8
2.2. Cấp huyện.........................................................................................................9
2.3. Cấp xã............................................................................................................10
2.4. Cơ quan tư vấn Trung ương............................................................................10
2.5. Nhiệm vụ các lực lượng trong tổ chức triển khai kiểm kê rừng......................10
1



3. Đào tạo tập huấn................................................................................................10
II. TRÌNH TỰ NỘI DUNG KIỂM KÊ RỪNG Ở CÁC CẤP................................11
1. Chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê rừng.............................................................12
2. Kiểm kê diện tích..............................................................................................12
3. Kiểm kê trữ lượng rừng.....................................................................................14
4. Tổng hợp kết quả kiểm kê rừng.........................................................................15
Phần III. LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG................................................................................18

I. QUY ĐINH CHUNG VÊ LÂP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG...............................18
II. MỤC TIÊU LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ...............................................................18
III. NỘI DUNG LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ..............................................................18
1. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng...............................................................................18
2. Hồ sơ quản lý rừng cấp xã.................................................................................19
3. Hồ sơ quản lý rừng cấp huyện..........................................................................19
4. Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh..............................................................................20
Phần 4. THÀNH QUẢ KIỂM KÊ RỪNG................................................................................21

I. CẤP XÃ.............................................................................................................21
II. CẤP HUYỆN....................................................................................................21
III. CẤP TỈNH.......................................................................................................21
IV. TOÀN QUỐC..................................................................................................22
5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG.........................................................22
Phần V. PHỤ LỤC.....................................................................................................................23

2


Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG TÀI LIỆU
Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 –
2016”;
Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn Tổng điều tra,
kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 – 2015;
Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
Thơng tư số 25/2009/TT-BNN, ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ
quản lý rừng .
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG KIỂM KÊ RỪNG
1. Mục đích
Mục đích của kiểm kê rừng là thống kê được diện tích rừng, trữ lượng rừng,
diện tích đất chưa có rừng theo trạng thái rừng, nguồn gốc rừng và mục đích sử dụng
của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng.
2. Yêu cầu
Kiểm kê được diện tích và trữ lượng rừng của từng chủ rừng, từng trạng thái
rừng và đất chưa có rừng, từng mục đích sử dụng rừng, từng đơn vị quản lý và đơn vị
hành chính.
Hồn thiện được dữ liệu kiểm kê rừng gồm cả bản đồ và số liệu, cả dạng số và
dạng bản giấy theo tiêu chí và tiêu chuẩn thống nhất đáp ứng yêu cầu quản lý dữ liệu
bằng phần mềm "Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê rừng".
3. Đối tượng kiểm kê
- Diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;
- Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng mới trồng chưa thành rừng nằm
ngoài ba loại rừng.
III. KHÁI NIỆM TRONG KIỂM KÊ RỪNG

1. Bản đồ
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt trái đất trên mặt phẳng theo một phép chiếu
xác định, trên đó có các ký hiệu phản ảnh đặc điểm các đối tượng trên mặt đất. Bản đồ
được phân loại theo những tiêu chí khác nhau thành các loại bản đồ nền, bản đồ thành
quả, bản đồ chuyên đề, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch, bản đồ giấy, bản đồ kỹ
thuật số v.v.
Bản đồ kiểm kê rừng gồm: Bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và
toàn quốc.
3


2. Kiểm kê rừng
Kiểm kê rừng là việc kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung thông tin cho các lô rừng,
thống kê diện tích, trữ lượng rừng và đất chưa có rừng của từng chủ rừng, từng đơn vị
hành chính và đơn vị quản lý rừng. Kiểm kê rừng nhằm bổ sung những thông tin về
đặc điểm xã hội của lô rừng như tên chủ rừng, tình trạng về quyền sử dụng, tranh chấp
v.v... đồng thời điều chỉnh làm chính xác thêm kết quả điều tra các lô rừng như ranh
giới, tên trạng thái, tên loài cây, tuổi rừng, trữ lượng v.v...
3. Hồ sơ quản lý rừng
Hồ sơ quản lý rừng là các văn bản, bản đồ, số liệu phục vụ và liên quan đến quản
lý rừng. Trong dự án kiểm kê rừng hồ sơ quản lý gồm danh sách các lô kiểm kê rừng,
bản đồ các lô kiểm kê rừng, bảng biểu thống kê diện tích, trữ lượng rừng và đất khơng
có rừng theo trạng thái, nguồn gốc và mục đích sử dụng của từng chủ rừng, từng đơn vị
hành chính và đơn vị quản lý rừng.
4. Nhóm chủ rừng
Chủ rừng nhóm I: Các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ (cộng
đồng), UBND xã.
Chủ rừng nhóm II: Các tổ chức là Ban quản lý các khu rừng đặc dụng - phòng
hộ, lực lượng vũ trang, các Cơng ty, Doanh nghiệp trong và ngồi nước và các tổ chức
khác.

5. Khoảnh
Là đơn vị quản lý rừng có ranh giới cố định theo những đường ranh giới tự nhiên
hoặc nhân tạo tương đối ổn định. Diện tích trung bình của khoảnh là 100 ha.
6. Tiểu khu
Là đơn vị quản lý rừng gồm nhiều khoảnh. Tiểu khu thường bao gồm tồn bộ
diện tích hoặc một phần diện tích của một lưu vực nhỏ có diện tích trung bình 1000 ha.
7. Thửa đất
Là diện tích đất liền mảnh của một chủ quản lý. Trong thửa đất có một hoặc
nhiều lơ kiểm kê rừng.
8. Lơ trạng thái
Là diện tích trong phạm vị một khoảnh và đồng nhất về trạng thái rừng hoặc đất
chưa có rừng.
9. Lơ kiểm kê
Lơ kiểm kê là tồn bộ hoặc một phần của lô trạng thái thuộc một chủ rừng.
10. Số hiệu lô, khoảnh, tiểu khu được thể hiện trên bản đồ
Là ký kiệu bằng chữ số hoặc chữ số kết hợp với các chữ cái để phân biệt giữa lô
này với lô khác, khoảnh này với khoảnh khác hoặc tiểu khu này với tiểu khu khác.

4


IV. ĐƠN VỊ, CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KIỂM KÊ RỪNG
1. Đơn vị kiểm kê rừng
- Đơn vị kiểm kê rừng cơ sở là lô kiểm kê, để xây dựng cơ sở dữ liệu và lập hồ
sơ quản lý rừng.
- Diện tích lơ kiểm kê tối thiểu là 0,5 ha đối với rừng tự nhiên và đất chưa có
rừng; 0,2 ha đối với rừng trồng.
- Nếu diện tích thửa của một chủ hộ riêng biệt nhỏ hơn diện tích trên thì diện
tích lơ kiểm kê tối thiểu phải bằng diện tích chủ hộ.
2. Chỉ tiêu kiểm kê rừng về diện tích và trữ lượng

a) Chỉ tiêu kiểm kê rừng về diện tích tại thời điểm kiểm kê là chỉ tiêu quan
trọng nhất của kiểm kê rừng và được tính trên nền bản đồ kiểm kê rừng VN-2000 và
tổng hợp theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng, đơn vị
tính diện tích rừng là héc ta (ha).
b) Chỉ tiêu kiểm kê rừng về trữ lượng được tính, tổng hợp theo đơn vị quản lý
rừng của ngành lâm nghiệp (lô kiểm kê, thửa đất, khoảnh, tiểu khu), theo đơn vị hành
chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng; đơn vị tính trữ lượng rừng gỗ là mét
khối (m3), rừng tre nứa và cau dừa là nghìn cây.
3. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo đất quy hoạch lâm nghiệp và rừng ngoài lâm
nghiệp
- Đất quy hoạch lâm nghiệp:
+ Đất có rừng
Rừng núi đất;
Rừng núi đá;
Rừng trên đất cát;
Rừng ngập nước (phèn hoặc ngập mặn).
+ Đất chưa có rừng
- Đất có rừng ngồi quy hoạch lâm nghiệp
4. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo mục đích sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại, gồm:
rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Phân loại rừng theo mục đích sử dụng
được quy định tại điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
5. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo trạng thái rừng
Tiêu chí phân loại các trạng thái rừng theo quy định tại Thông tư số
34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Hệ thống thang phân loại trong Thông tư
được cụ thể hóa trong điều tra, kiểm kê rừng lần này.
6. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo chủ quản lý
1) Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao
rừng, giao đất để bảo vệ và phát triển rừng.

5


2) Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê
đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản
xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng.
3) Hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam trong nước được Nhà nước giao rừng,
cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng
rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng,
nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
4) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước
giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.
5) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê
rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.
6) Cộng đồng dân cư thơn là tồn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng
một thơn, làng, bản, ấp, bn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương, có cùng phong tục,
tập quán được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng rừng để bảo vệ và
phát triển rừng.
7) Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển
rừng.
8) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về
lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
9) Rừng chưa có chủ quản lý là rừng chưa giao hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã
quản lý.
10) Các tổ chức khác (nằm ngoài 09 chủ quản lý trên).
7. Nhiệm vụ kiểm kê rừng
- Kiểm kê diện tích, trữ lượng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh và toàn quốc;
- Xây dựng bản đồ kiểm kê theo các cấp hành chính và chủ rừng;
- Thống kê số liệu theo hệ thống biểu quy định;

- Lập hồ sơ quản lý cho chủ rừng, các cấp hành chính;
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê.
V. QUY ĐỊNH TRONG KIỂM KÊ
1) Hệ thống tiểu khu, khoảnh theo kết quả rà soát ba loại rừng (Chỉ thị
38/2005/CT-TTg).
2) Tờ bản đồ số lấy theo số tờ bản đồ của Tài nguyên Môi trường trong giao đất
lâm nghiệp.
3) Diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính và số thửa đất do Sở Tài nguyên
Môi trường cung cấp.
4) Nguyên tắc đánh số hiệu lô kiểm kê trên bản đồ: Số hiệu lô kiểm kê được ký
hiệu bằng chữ số Ả rập (1, 2, 3, ….n) theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua
phải trong một khoảnh, số hiệu lô trong các thửa đất cùng một khoảnh được đánh nối
tiếp.
6


5) Thông tin về lô kiểm kê thể hiện trên bản đồ cấp xã gồm: Số hiệu lơ, diện
tích, trạng thái. Trường hợp lô quá nhỏ kể cả những lô có diện tích nhỏ hơn quy định
trong đơn vị kiểm kê, chỉ thể hiện trên bản đồ số hiệu lô kiểm kê các thơng tin khác lập
trích lục lơ theo khoảnh và tiểu khu. Bảng này được bố trí tại những khoảng trống
trong tờ bản đồ.
6) Đơn vị tính diện tích: hecta (ha); lấy hai (02) chữ số thập phân.
7) Bản đồ kiểm kê cấp xã gồm các lớp thông tin và quy định biên tập theo quy
định trong hướng dẫn xây dựng bản đồ kiểm kê.
8) Bản đồ tổng hợp kiểm kê huyện, tỉnh và toàn quốc: Được biên tập, lược bỏ
bớt thông tin từ bản đồ cấp dưới theo quy định trong xây dựng bản đồ kiểm kê rừng
các cấp; phải tiếp biên ranh giới hành chính và ranh giới trạng thái.
9) Tổng hợp kết quả kiểm kê: Bản đồ kết quả kiểm kê cấp xã được biên tập theo
quy định và chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu để quản lý và xây dựng các báo cáo thống
kê. Toàn bộ số liệu thống kê trong báo cáo phải được tính ra từ cơ sở dữ liệu GIS để

tránh sai sót và khơng nhất qn giữa số liệu và bản đồ.
10) Diện tích chưa giao cho chủ quản lý cụ thể; mới tạm giao cho UBND xã
quản lý thì coi UBND xã là một chủ quản lý trong kiểm kê rừng.
11) Chủ quản lý đã chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, nhưng về thủ tục chưa
hợp pháp vẫn lấy theo chủ quản lý cũ làm cơ sở để kiểm kê.
12) Ranh giới ba loại rừng theo Quyết định của UBND tỉnh đã được phê duyệt
(theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg). (Nếu điều chỉnh diện tích phải được sự đồng ý của
UBND tỉnh sở tại).
13) Diện tích quy hoạch rừng phịng hộ, đặc dụng nhưng đã được giao cho hộ
gia đình sử dụng (có sổ đỏ) khi kiểm kê thống kê theo mục đích sử dụng.
14) Trong trường hợp chủ quản lý sử dụng đất đứng tên sổ đỏ nhưng vắng mặt
trong suốt thời gian kiểm kê thì người thân được quyền ký thay (bố, mẹ, vợ, chồng,
con) và được đại diện tổ kiểm kê đồng ý.
15) Bản đồ giao đất của địa phương có thể hiện chủ quản lý, nhưng chưa có tính
pháp lý, nếu được địa phương cơng nhận, thì tiến hành kiểm kê bình thường.
16) Trong biểu mục rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng: Trữ lượng của rừng
phục hồi rơi vào cấp trữ lượng nào (giàu, trung bình, nghèo, nghèo kiệt) thống kê vào
cấp trữ lượng đó.

7


Phần II
KIỂM KÊ RỪNG
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM KÊ RỪNG
1. Công tác chuẩn bị
a) Tiếp nhận thành quả điều tra gồm các thông tin, tài liệu và phần mềm hỗ trợ
kiểm kê rừng:
- Bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ theo quy định trong bản đồ kiểm kê;
- Báo cáo kết quả điều tra rừng (kèm theo các biểu diện tích các loại rừng; biểu

tổng hợp các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng);
b) Các phần mềm hỗ trợ kiểm kê
Phần mềm MAPINFO và phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê
rừng.
c) Tài liệu đào tạo tập huấn
Các hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê rừng;
Kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm kê rừng.
d) Các loại bản đồ, tài liệu khác có liên quan
Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng có ranh giới hệ thống tiểu khu, khoảnh và số liệu
kèm theo; bản đồ kết quả kiểm kê đất năm 2010 cấp xã và số liệu kèm theo; bản đồ
giao đất lâm nghiệp của Tài nguyên Môi trường v.v.
đ) Mua sắm/tập hợp các trang thiết bị phục vụ kiểm kê rừng, như máy tính, máy
in, máy GPS, giấy v.v.
e) Tổ chức hội nghị triển khai kiểm kê rừng các cấp (tỉnh, huyện, xã).
f) Tuyên truyền phổ biến chủ trương và triển khai kế hoạch thực hiện để các
cấp, các ngành và người dân hiểu, chủ động, tích cực tham gia.
2. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và tổ chức triển khai thực hiện
Ban chỉ đạo kiểm kê rừng của tỉnh, chỉ đạo và giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì tổ chức triển khai cơng tác kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh; các
cơ quan, đơn vị chuyên ngành của địa phương phối hợp hướng dẫn, thực hiện và kiểm
tra, giám sát quá trình thực hiện kiểm kê rừng. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo kiểm
kê rừng các cấp ở địa phương, như sau:
2.1. Cấp tỉnh
2.1.1. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh
Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh, bao gồm các thành phần sau:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Trưởng ban;
- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: Phó ban thường trực;

8



- Lãnh đạo các Sở ban ngành liên quan là Thành viên, trong đó lãnh đạo Chi
cục Kiểm lâm là Thành viên trực và kiêm Tổ trưởng Tổ công tác kiểm kê rừng của
tỉnh).
Trường hợp những tỉnh có diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho
lâm nghiệp nhỏ hơn 50.000 ha, không thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh.
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao nhiệm vụ trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo và tổ chức xây dựng phương án để tổ chức triển khai thực hiện
trên địa bàn tồn tỉnh.
2.1.2. Thành lập Tổ cơng tác kiểm kê rừng cấp tỉnh
Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh và do
Trưởng ban chỉ đạo kiểm kê rừng của tỉnh Quyết định thành lập, đặt tại Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm). Trường hợp, địa phương khơng
thành lập Ban chỉ đạo, thì Giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn quyết
định thành lập Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh.
Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo
kiểm kê rừng tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
công tác kiểm kê rừng của các cấp chính quyền cơ sở, các ngành và chủ rừng nhóm II;
lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác kiểm kê rừng, quản lý hoạt động kiểm kê
rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổ công tác kiểm kê rừng được thành lập tối thiểu 05 người/tổ, thành phần gồm
cán bộ chuyên môn ở địa phương.
Chủ rừng nhóm II quy định trong dự án điều tra, kiểm kê rừng là các Ban quản
lý rừng phòng hộ, đặc dụng; Lâm trường quốc doanh/Công ty lâm nghiệp (Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên); các đơn vị lực lượng vũ trang; doanh nghiệp tư
nhân; doanh nghiệp nước ngoài và chủ rừng khác tự tổ chức kiểm kê rừng theo mẫu
phiếu quy định, trên cơ sở được hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn kiểm kê và cung cấp các
thông tin về kết quả điều tra rừng.
2.2. Cấp huyện
2.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện

Thành phần của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp huyện bao gồm:
- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện;
- Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Phó ban thường trực;
- Lãnh đạo các Phòng, Ban ngành liên quan là Thành viên.
Đối với những huyện có diện tích rừng dưới 10.000 ha, khơng thành lập Ban
chỉ đạo kiểm kê rừng của huyện. Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao nhiệm vụ
trực tiếp cho Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức kiểm kê rừng.
2.2.2. Thành lập Tổ kiểm kê rừng cấp huyện
Tổ kiểm kê rừng cấp huyện do lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện - Trưởng ban
chỉ đạo kiểm kê rừng của huyện Quyết định thành lập, đặt tại Hạt Kiểm lâm.
9


Tổ kiểm kê rừng cấp huyện có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo kiểm kê
rừng huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cơng tác
kiểm kê rừng của chính quyền các cấp, các ngành và chủ rừng; lập kế hoạch kiểm tra,
giám sát công tác kiểm kê rừng, quản lý hoạt động kiểm kê rừng trên địa bàn tồn
huyện.
Tổ cơng tác kiểm kê rừng được thành lập tối thiểu 05 người/tổ, thành phần gồm
cán bộ chuyên môn ở cơ sở để tổ chức kiểm kê trên hiện trường.
2.3. Cấp xã
1. Thành lập Tổ kiểm kê rừng cấp xã, do chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết
định. Tổ kiểm kê rừng cấp xã có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch và triển khai thực
hiện kế hoạch điều tra, kiểm kê rừng tại xã theo hướng dẫn của ban chỉ đạo kiểm kê
rừng cấp trên.
2. Thành phần của Tổ kiểm kê rừng cấp xã gồm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã làm tổ trưởng và các thành viên là Kiểm lâm phụ trách địa bàn; cán bộ địa chính
xã; đồng thời, khi tổ công tác làm việc đến thôn bản nào thì trưởng thơn bản đó là
thành viên tổ cơng tác.
2.4. Cơ quan tư vấn Trung ương

Các cơ quan, đơn vị tư vấn Trung ương theo nhiệm vụ phân công sẽ hướng dẫn
kỹ thuật kiểm kê, cập nhật thông tin kiểm kê, hoàn thiện bản đồ kiểm kê các cấp, tổ
chức kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, nghiệm thu thành quả kiểm kê rừng của địa
phương.
2.5. Nhiệm vụ các lực lượng trong tổ chức triển khai kiểm kê rừng
- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh tiếp nhận thành quả của công tác điều tra
rừng (bản đồ hiện trạng rừng cấp xã và các phiếu biểu số liệu điều tra); thống kê và in
sao hệ thống mẫu phiếu, biểu kiểm kê để bàn giao tài liệu cho Tổ công tác kiểm kê
rừng cấp huyện và chủ kiểm kê rừng nhóm II. Đồng thời, tổ chức hội nghị triển khai
và đào tạo, tập huấn kiểm kê rừng cho cấp huyện.
- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp huyện tổ chức tiếp nhận tài liệu phục vụ kiểm
kê rừng và bàn giao tài liệu cho Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã để thực hiện. Đồng
thời, tổ chức hội nghị triển khai và đào tạo, tập huấn kiểm kê rừng cho cấp xã.
- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã tổ chức tiếp nhận tài liệu phục vụ kiểm kê
rừng và thực hiện công tác kiểm kê rừng trên địa bàn xã.
3. Đào tạo tập huấn
Công tác đào tạo tập huấn sẽ được tiến hành từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Cán bộ
chuyên môn của tỉnh và cấp huyện được Trung ương tập huấn sẽ tổ chức tập huấn lại
cho cán bộ cấp xã.
a) Tập huấn cấp tỉnh
Thành phần tham gia tập huấn: Tổ công tác cấp huyện, đại diện lãnh đạo cấp
huyện, hạt Kiểm lâm, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng Tài ngun
và Mơi trường, Cơng ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phịng hộ, đặc dụng và một số
đơn vị liên quan khác.
10


Nội dung: Triển khai công tác kiểm kê trên địa bàn toàn tỉnh, hướng dẫn biện
pháp kỹ thuật kiểm kê.
b) Tập huấn cấp huyện

Thành phần tham gia tập huấn: Tổ công tác cấp xã, lãnh đạo xã, Kiểm lâm viên
phụ trách địa bàn, cán bộ lâm nghiệp, địa chính xã và cá nhân có liên quan.
Nội dung tập huấn: Triển khai công tác kiểm kê trong huyện; hướng dẫn biện
pháp kỹ thuật kiểm kê.
c) Cán bộ giảng dạy lớp tập huấn
Cán bộ giảng dạy cho các lớp tập huấn cấp tỉnh và cấp huyện sẽ gồm những
cán bộ đã tham gia tập huấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và các chun gia tư vấn khác
có chun mơn thích hợp được Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh, huyện yêu cầu.
II. TRÌNH TỰ NỘI DUNG KIỂM KÊ RỪNG Ở CÁC CẤP
Việc thực hiện kiểm kê bắt đầu từ chủ rừng nhóm I, gắn với địa bàn hành chính
xã; và chủ rừng nhóm II gắn với địa bàn hành chính xã huyện/hoặc tỉnh; các bước tiếp
theo sẽ được tổng hợp từ xã đến huyện, tỉnh và Trung ương.
Sơ đồ tổ chức thực hiện kiểm kê rừng

Công tác chuẩn bị

Tập huấn

Kiểm kê rừng nhóm I

Kiểm kê rừng nhóm II

Tổng hợp kết quả (bản đồ, số liệu)

KIỂM

RỪNG

Lập hồ sơ quản lý


Kiểm tra, nghiệm thu

1. Chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê rừng
- Tiếp nhận thành quả điều tra rừng:
- Bản đồ hiện trạng rừng phục vụ kiểm kê rừng (in trên nền ảnh vệ tinh và bản
đồ số) tỷ lệ 1/10.000 trên đó thể hiện các trạng thái rừng, ranh giới các chủ rừng, ranh
11


giới các đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng theo quy hoạch 3 loại rừng, sông
suối, địa hình địa vật.
- Danh sách các lơ kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.
- Tài liệu hướng dẫn kiểm kê rừng, các mẫu biểu phục vụ chỉ đạo hoạt động
kiểm kê rừng v.v...(chi tiết các biểu mẫu phần phụ lục).
- In, nhân sao và cấp phát mẫu phiếu, biểu, các tài liệu, bản đồ khác phục vụ
kiểm kê rừng cho các đơn vị hành chính thuộc tỉnh.
- In bản đồ hiện trạng rừng phục vụ kiểm kê rừng tỷ lệ 1/10.000 trên đó thể hiện
các trạng thái rừng, ranh giới các chủ rừng, ranh giới các đơn vị hành chính và đơn vị
quản lý rừng theo quy hoạch 3 loại rừng, sơng suối, địa hình địa vật v.v... được tiếp
nhận từ bản đồ số kết quả điều tra rừng.
Sản phẩm chủ yếu của hoạt động chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê rừng bao
gồm: Bản đồ kiểm kê rừng in trên nền ảnh vệ tinh và bản đồ số, bản đồ giấy; danh
sách các lô rừng phục vụ kiểm kê rừng từng xã, kế hoạch kiểm kê rừng cấp xã, các
dụng cụ cần thiết và hệ thống mẫu biểu cho kiểm kê rừng.
2. Kiểm kê diện tích
2.1. Kiểm kê diện tích rừng của chủ rừng nhóm I
a) Tổ chức họp thôn, bản để thảo luận, thực hiện các công việc kiểm kê rừng
- Tổ công tác cấp xã cùng với trưởng thôn sơ bộ xác định ranh giới rừng và đất
lâm nghiệp của từng chủ rừng.
- Tổ công tác cấp xã, trưởng thơn cùng với chủ rừng rà sốt những biến động về

rừng của từng chủ rừng và trực tiếp khoanh vẽ những thay đổi lên bản đồ kiểm kê
rừng.
- Tổ công tác cấp xã phỏng vấn chủ rừng để xác định 9 nhóm thơng tin về đặc
điểm của từng lô rừng và điền vào phiếu kiểm kê (phụ lục 1).
- Tổ công tác cấp xã cùng với trưởng thôn và các chủ rừng ra thực địa để xác
định những thông tin cần thiết điền vào phiếu kiểm kê trong trường hợp họ không thể
xác định được chúng ở văn phịng. Những cơng việc ngoại nghiệp nhằm xác định trữ
lượng của lơ rừng hoặc ranh giới phần diện tích lô rừng bị thay đổi so với thời gian
chụp ảnh, ranh giới lơ rừng có tranh chấp v.v...
Khi ra thực địa, tổ công tác yêu cầu chủ quản lý chỉ ranh giới thửa đất trên thực
địa, căn cứ vào bản đồ kiểm kê rừng; căn cứ vào địa hình; căn cứ vào bản đồ ảnh vệ
tinh đã được giải đoán; kết hợp địa bàn, máy định vị GPS cầm tay để xác định những
thay đổi về ranh giới các lô rừng và khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ kiểm kê rừng.
b) Hồn chỉnh phiếu kiểm kê diện tích
Trên cơ sở những thông tin do chủ rừng cung cấp và thông tin kiểm chứng trên
thực địa, bản đồ kiểm kê do Tổ công tác xây dựng, Tổ công tác sẽ xác định chính xác
ranh giới các lơ kiểm kê rừng và kiểm tra đối chiếu hoàn thành phiếu kiểm kê cho từng
lô kiểm kê.
c) Lập danh sách các lô kiểm kê rừng của xã
12


Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã căn cứ các phiếu kiểm kê rừng của các chủ
rừng, tiến hành thống kê danh sách các lô kiểm kê rừng và được xã xác nhận. Tổ công
tác kiểm kê rừng cấp xã kiểm tra sự phù hợp của phiếu với bản đồ kiểm kê rừng, bổ
sung và hồn thiện các thơng tin trên phiếu, ranh giới và số hiệu các lô kiểm kê rừng
trên bản đồ, kiểm tra danh sách các lô kiểm kê rừng của xã.
d) Kiểm tra hoạt động kiểm kê rừng
Ban kiểm kê rừng cấp tỉnh và Tổ kiểm kê cấp huyện phối hợp với cán bộ tư vấn
tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện và tiến độ kiểm kê rừng, kỹ thuật và kết

quả kiểm kê rừng của các Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã.
e) Bàn giao sản phẩm kiểm kê rừng
Sản phẩm chính của kiểm kê chủ rừng nhóm I khi kết thúc ngoại nghiệp, gồm:
- Các bản đồ giấy và bản đồ số kiểm kê rừng có ranh giới và tên trạng thái của
từng lô kiểm kê đã được điều chỉnh phù hợp với thực địa.
- Danh sách các lô kiểm kê có thuộc tính kèm theo phù hợp với bản đồ kiểm kê
rừng.
- Bộ phiếu kiểm kê rừng của từng lô kiểm kê rừng.
- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã sao lưu, đóng gói và bàn giao sản phẩm kiểm
kê rừng cho ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện có xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật của cán
bộ cơ quan tư vấn trung ương.
2.1. Kiểm kê diện tích rừng của chủ rừng nhóm II
- Các hoạt động kiểm kê do chủ rừng tự thực hiện, các bước cụ thể:
+ Tiếp nhận bản đồ kiểm kê rừng và danh sách các lô kiểm kê rừng từ ban chỉ
đạo kiểm kê rừng tỉnh.
+ Chuẩn bị phương tiện và tư liệu cần thiết cho kiểm kê rừng (bản đồ thiết kế
trồng rừng, khai thác rừng hàng năm, các bảng tra trữ lượng rừng, thước bitteclich, địa
bàn, máy định vị GPS v.v..
+ Rà soát hệ thống ranh giới rừng và đất rừng của chủ rừng; hiệu chỉnh ranh
giới ở những nơi mới phát sinh khác với ranh giới đã được xác định trong các quyết
định giao đất trước đây, số hóa lại ranh giới hiện tại lên bản đồ.
+ Điều tra, hiệu chỉnh ranh giới các trạng thái rừng có sự biến động.
+ Bổ sung và chỉnh sửa thông tin cho các lô kiểm kê rừng.
Tổ công tác kiểm kê rừng của chủ rừng sẽ kiểm tra và hiệu chỉnh thông tin cho
từng lô rừng trực tiếp trên bản đồ kiểm kê rừng số và ghi vào danh sách các lô rừng
(phụ lục 1D).
- Thành quả:
+ Bản đồ số kiểm kê rừng.
+ Danh sách các lô rừng phù hợp với bản đồ kiểm kê rừng.
- Kiểm tra và bàn giao sản phẩm:


13


+ Ban chỉ đạo và Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh phối hợp với cán bộ tư vấn
kiểm tra hoạt động và kết quả kiểm kê rừng của các chủ rừng nhóm II.
+ Các chủ rừng nhóm II bàn giao sản phẩm kiểm kê cho Tổ công tác cấp tỉnh
với xác nhận của chính quyền cơ sở.
3. Kiểm kê trữ lượng rừng
3.1. Nội dung kiểm kê trữ lượng
- Rừng gỗ tự nhiên: Kiểm kê trữ lượng theo cấp trữ lượng:
+ Rừng giàu (trên 200 m3/ha).
+ Rừng trung bình (từ 101 đến 200 m3/ha).
+ Rừng nghèo (từ 51 đến 100 m3/ha).
+ Rừng nghèo kiệt (từ 10 đến 50 m3/ha).
+ Rừng phục hồi (từ 10 m3 đến 100 m3).
- Rừng tre nứa tự nhiên và trồng: Kiểm kê trữ lượng theo loài cây.
- Rừng gỗ trồng: Kiểm kê trữ lượng theo loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc.
- Đối chiếu trữ lượng từng lô kiểm kê với trữ lượng điều tra trong kết quả điều
tra trữ lượng rừng.
- Kiểm kê bổ sung trữ lượng của các lơ trạng thái có sai số lớn.
- Tổng hợp kết quả kiểm kê trữ lượng.
3.2. Phương pháp kiểm kê trữ lượng
Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã cùng với chủ rừng tiến hành kiểm tra đối
sốt trữ lượng từng lơ kiểm kê, nhằm phát hiện những lơ kiểm kê có sai số lớn và
điều chỉnh theo các phương pháp xác định nhanh trữ lượng cho từng lô.
a) Xác định nhanh trữ lượng rừng gỗ
Trong trường hợp nghi vấn về trữ lượng gỗ của lô rừng theo kết quả điều tra sai
khác với thực tế quá 20% với rừng trung bình và rừng giàu, hoặc quá 25 m3/ha với
rừng nghèo và phục hồi thì tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã cùng với chủ rừng sử dụng

các phương pháp điều tra nhanh để xác định lại trữ lượng cho lô rừng.
* Sử dụng phương pháp xác định nhanh trữ lượng rừng trồng
Với rừng trồng tổ công tác cấp xã cùng với chủ rừng sẽ sử dụng bảng trữ lượng
trữ lượng theo loài cây và cấp tuổi do cơ quan tư vấn xây dựng trong điều tra rừng để
xác định trữ lượng cho từng lô rừng. Cũng có thể sử dụng kết quả phỏng vấn chủ rừng
về đường kính, chiều cao và mật độ cây rừng để xác định trữ lượng rừng bằng công
thức sau:
M(m3/ha) = N*3.1416*D1.3^2*Hvn*0.5/40000
Trong đó: N là mật độ cây rừng (cây/ha), D1.3 là đường kính cây rừng ở độ cao
1.3m cách mặt đất (cm), Hvn là chiều cao vút ngọn trung bình của cây rừng (m), 0.5 là
hình số trung bình cho rừng trồng.
* Sử dụng thước bitteclich để xác định trữ lượng rừng tự nhiên
14


Với rừng tự nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ về sự sai khác lớn giữa trữ
lượng rừng theo số liệu điều tra và thực tế cần kiểm tra trữ lượng bằng thước Bitteclich
ở 5 điểm có mật độ và kích thước cây rừng trung bình trong lơ rừng. Cơng thức xác
định trữ lượng rừng bằng thước Bitteclich như sau:
M/ha =GHF; với ước tính F=0,45.
Trong đó: G là tổng tiết diện ngang điều tra được bằng thước Bitterlich tại 5
điểm điển hình trong lơ rừng
* Xác định nhanh trữ lượng rừng tre nứa
Trong trường hợp nghi ngờ về sự sai khác rõ rệt giữa trữ lượng tre nứa ghi trên
tài liệu tiếp nhận từ điều tra rừng và thực tế, tổ kiểm kê rừng cấp xã và chủ rừng tiến
hành xác định trữ lượng tre nứa theo hai phương pháp: Xác định nhanh tại văn phòng
và kiểm tra thực tế tại lô rừng bằng ô tiêu chuẩn.
+ Xác định nhanh trữ lượng rừng tre nứa tại văn phịng
Cơng thức xác định trữ lượng tre nứa trong trường hợp mọc theo bụi:
N (1000cây/ha) = (10000/D^2) * Nb

Trong đó: N là mật độ tre nứa , D là khoảng cách trung bình giữa các bụi tre
nứa, Nb là số cây trung bình trong một bụi tre nứa.
Công thức xác định trữ lượng tre nứa trong trường hợp mọc tản:
N (1000cây/ha) = (10000/D^2)
Trong đó: N là mật độ tre nứa , D là khoảng cách trung bình giữa các cây tre
nứa,
+ Xác định trữ lượng rừng tre nứa bằng ô tiêu chuẩn tại lô rừng
Trong trường hợp tổ công tác và chủ rừng không xác định được các thông số
cho điều tra nhanh bằng những cơng thức trên thì cần tiến hành kiểm tra thực địa tại lô
rừng. Trước hết cần lập ô đo đếm có diện tích 1000 m 2, hình vng, kích thước 30 m x
33.3 m.
Đối với tre nứa mọc phân tán: Đếm tồn bộ số cây có đường kính trên 2 cm trong
4 ơ phụ 5m*5m ở các góc ô.
Đối với tre nứa mọc theo bụi: Đếm số bụi trong ơ và chọn một bụi có mật độ
cây trung bình để đếm tồn bộ số cây trong bụi đó. Tổng số cây trong ơ bằng số cây
bụi trung bình nhân với số bụi trong ơ.
Trữ lượng bình qn của trạng thái rừng tre nứa tính theo cơng thức:
N/ha = N/ô x 100, hoặc N/ha = Nbụi*Ncây/bụi*10.
4. Tổng hợp kết quả kiểm kê rừng
Kết quả kiểm kê rừng được tổng hợp từ các phiếu kiểm kê rừng của từng chủ
rừng gắn với hệ thống biểu cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước:
1) Số liệu, tài liệu kiểm kê rừng cấp xã được tổng hợp từ các chủ rừng theo các
phiếu điều tra, kiểm kê rừng:

15


- Kiểm tra, hiệu chỉnh số liệu của các chủ rừng đảm bảo tính đầy đủ và thống
nhất khn dạng của dữ liệu, khắc phục mọi sai sót trong quá trình thu thập tài liệu
ngoại nghiệp.

- Bổ sung thơng tin cho bản đồ kiểm kê rừng cấp xã.
- Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng rừng của xã theo hệ
thống mẫu biểu quy định.
2) Số liệu, tài liệu kiểm kê rừng cấp huyện được tổng hợp từ số liệu của cấp xã:
- Kiểm tra, hiệu chỉnh số liệu các xã đảm bảo tính đầy đủ và thống nhất khuôn
dạng của dữ liệu, khắc phục mọi sai sót trong q trình thu thập tài liệu ngoại nghiệp.
- Cập nhật số liệu kiểm kê rừng vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, đồng thời
cập nhật bổ sung số liệu kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II (do tỉnh chuyển giao) để
tổng hợp số liệu hiện trạng rừng của tồn huyện.
- Số hố bổ sung và biên tập bản đồ kiểm kê rừng của từng xã, hiệu chỉnh bảng
thuộc tính và nhập các thơng tin liên quan cho từng lô sau hiệu chỉnh.
- Bổ sung thông tin cho bản đồ kiểm kê rừng để mô tả được đầy đủ kết quả của
kiểm kê rừng.
- Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng rừng cấp huyện theo hệ
thống mẫu biểu quy định.
3) Số liệu, tài liệu kiểm kê rừng cấp tỉnh được tổng hợp từ số liệu của cấp
huyện và chủ rừng nhóm II. Cụ thể:
- Tiếp nhận bản đồ, số liệu kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II:
+ Kiểm tra số liệu, bản đồ kiểm kê rừng.
+ Bóc tách số liệu, bản đồ kiểm kê của từng xã, huyện và chuyển giao lại cho
các huyện có diện tích rừng của chủ rừng nhóm II nằm trên địa bàn huyện để tổ chức
tổng hợp số liệu, bản đồ theo các cấp hành chính.
- Tiếp nhận bản đồ, số liệu kiểm kê rừng của các huyện:
+ Kiểm tra kết quả kiểm kê rừng của các huyện theo đúng khn dạng của dữ
liệu, tính đầy đủ của dữ liệu.
+Tổng hợp số liệu, bản đồ kiểm kê rừng toàn tỉnh theo hệ thống mẫu biểu quy định.
+ Báo cáo kết quả kiểm kê rừng toàn tỉnh.
4) Số liệu kiểm kê rừng toàn quốc được tổng hợp từ số liệu của cấp tỉnh.
5) Số liệu cấp xã, huyện, tỉnh, và cả nước được tổng hợp từ các đơn vị hành
chính trực thuộc bằng phần mềm "Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê rừng", các

biểu kiểm kê rừng gồm:
- Tổng hợp diện tích các loại đất loại rừng theo mục đích sử dụng.
- Tổng hợp trữ lượng các loại rừng theo mục đích sử dụng.
- Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
- Trữ lượng các loại rừng phân theo loại chủ quản lý.
- Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
16


- Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
- Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất rừng.
- Tổng hợp diện tích rừng và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính và toàn
quốc.

Phần III
LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG
17


I. QUY ĐINH CHUNG VÊ LÂP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG
- Lập hồ sơ quản lý rừng theo từng tiểu khu và thể hiện cụ thể cho từng lô kiểm
kê; trong hồ sơ quản lý rừng thể hiện đầy đủ về diện tích, trữ lượng, trạng thái, mục
đích sử dụng và chủ quản lý của lô rừng. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm bản đồ địa hình
VN-2000 và các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về hiện trạng rừng; quy hoạch 3 loại
rừng; đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, thửa đất, lô kiểm kê và các ghi chép về biến
động rừng, đất rừng trong tiểu khu.
- Hồ sơ quản lý rừng bao gồm danh sách các lô kiểm kê rừng của từng chủ
rừng, từng đơn vị quản lý và đơn vị hành chính những số liệu về diện tích, trữ lượng
rừng, bản đồ kèm theo thể hiện đến lô kiểm kê trong chủ quản lý; và các tài liệu liên
quan sẽ được cập nhật bổ sung trong quá trình quản lý ở địa phương. Trình tự và

phương pháp lập Hồ sơ quản lý rừng theo qui định tại Thông tư số 25/2009/TT-BNN
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hồ sơ quản lý rừng được in ra từ cơ sở dữ liệu bản đồ cấp xã để đảm bảo tính
thống nhất giữa hồ sơ quản lý và số liệu báo cáo.
II. MỤC TIÊU LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ
- Xây dựng bộ hồ sơ quản lý rừng cho chủ rừng và theo đơn vị hành chính được
thiết lập theo các cấp xã, huyện, tỉnh dựa trên dữ liệu đầu vào là kết quả kiểm kê rừng
gồm số liệu và bản đồ.
- Làm cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý rừng và theo dõi, cập nhật diễn biến rừng
hàng năm.
III. NỘI DUNG LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ
Kết quả của kỳ kiểm kê rừng được cập nhật vào hồ sơ quản lý rừng cho từng
tiểu khu. Hồ sơ được lập cho từng tiểu khu, có số hiệu đến từng lô kiểm kê. Các tiểu
khu phải ký hiệu thống nhất và được đánh số thứ tự khép kín trên địa bàn tỉnh.
1. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng
1.1. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng nhóm I:
a) Thơng tin về chủ rừng: Tên chủ quản lý, tên chủ sử dụng, thôn/bản, xã,
huyện, tỉnh.
b) Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp: Tiểu khu, khoảnh, lơ, diện tích,
trạng thái, trữ lượng, lồi cây, năm trồng.
c) Thơng tin thửa đất: Số tờ bản đồ địa chính, thửa đất số.
d) Thơng tin khác (mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng).
đ) Sơ đồ vị trí thửa đất được trích lục các thông tin từ bản đồ kiểm kê rừng.
1.2. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng nhóm II:
a) Thơng tin về chủ rừng: Tên chủ quản lý, tên chủ sử dụng, thôn/bản, xã,
huyện, tỉnh.
b) Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp: Tiểu khu, khoảnh, lơ, diện tích,
trạng thái, trữ lượng, lồi cây, năm trồng.
c) Thơng tin thửa đất: Số tờ bản đồ địa chính, thửa đất số.
d) Thơng tin khác (mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng).

18


đ) Bản đồ kiểm kê của từng chủ quản lý tỷ lệ 1/10.000.
(mẫu hồ sơ trong Phụ lục 3)
2. Hồ sơ quản lý rừng cấp xã
a) Sổ quản lý rừng
Toàn bộ các kết quả kiểm kê, thống kê rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm
nghiệp sẽ được ghi chép, tập hợp vào sổ quản lý rừng tới từng lô kiểm kê, chủ rừng.
Trong sổ quản lý rừng ghi đầy đủ thông tin của lô kiểm kê: ký hiệu lơ, khoảnh, tiểu
khu, diện tích, trữ lượng, các đặc tính về phân loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng;
rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), chủ quản lý.
Ghi chép sự biến động, nguyên nhân biến động về diện tích, trạng thái, chủ
quản lý, đặc điểm của các lơ kiểm kê theo các nguyên nhân khác nhau trên phạm vi xã.
Kết quả theo dõi, cập nhật về biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong năm
được tổng hợp để làm cơ sở cho việc lập báo cáo thống kê rừng năm đó.
Nội dung, phương pháp và cách ghi Sổ quản lý rừng của xã được quy định tại
Phụ lục 04, kèm theo biện pháp này.
b) Hệ thống bản đồ kết quả kiểm kê cấp xã tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ hiện trạng rừng (được cập nhật sau kết quả kiểm kê).
Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng (thể hiện ba loại rừng, chủ quản lý).
c) Hệ thống biểu kết quả kiểm kê cấp xã (Phụ lục 07)
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử
dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.
Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.

Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
3. Hồ sơ quản lý rừng cấp huyện
a) Sổ theo dõi giao đất, giao rừng cho các chủ quản lý
Mục đích để theo dõi diện tích đã giao đất giao rừng và diện tích chưa giao đất
giao rừng, diện tích giao đất giao rừng hàng năm của huyện được thiết kế trên khổ giấy
A3, theo một mẫu quy định trong phụ lục 05, lập theo đơn vị hành chính huyện.
b) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/50.000 gồm:
19


Bản đồ hiện trạng rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ hiện trạng rừng
cấp xã.
Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ quy hoạch 3
loại rừng cấp xã. Thể hiện ba loại rừng, loại chủ quản lý.
c) Biểu tổng hợp kết quả kiểm kê cấp huyện (phụ lục 07)
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử
dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.
Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo lồi cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng và theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và
chủ quản lý, sử dụng hàng năm. Cơ sở dữ liệu được cập nhật vào phần mềm kiểm kê.
4. Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh
a) Sổ theo dõi giao đất, giao rừng cho các đơn vị, tổ chức
Mục đích để theo dõi diện tích đã giao đất giao rừng, chưa giao đất giao rừng
và diện tích giao đất giao rừng hàng năm của các đơn vị, tổ chức. Được thiết kế trên

khổ giấy A3, theo một mẫu quy định trong phụ lục 06, lập theo đơn vị hành chính tỉnh.
b) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/100.000
Bản đồ hiện trạng rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ hiện trạng rừng
cấp huyện.
Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ quy hoạch 3
loại rừng cấp huyện. Thể hiện ba loại rừng, loại chủ quản lý.
c) Biểu tổng hợp kết quả kiểm kê cấp tỉnh (Phụ lục 07)
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
20


Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.
Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo lồi cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng và theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và
chủ quản lý, sử dụng hàng năm. Cơ sở dữ liệu được cập nhật vào phần mềm kiểm kê
rừng.
Phần IV
THÀNH QUẢ KIỂM KÊ RỪNG
I. CẤP XÃ
a) Bản đồ kiểm kê rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000:
- Bản đồ kiểm kê rừng.
- Bản đồ hiện trạng rừng.
- Bản đồ chủ quản lý rừng.
b) Hệ thống biểu kết quả kiểm kê (Phụ lục 07):
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử

dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.
Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
c) Hồ sơ quản lý rừng theo chủ quản lý rừng (Phụ lục 03)
II. CẤP HUYỆN
a) Bản đồ kiểm kê cấp huyện, tỷ lệ 1/50.000:
- Bản đồ kiểm kê rừng.
- Bản đồ hiện trạng rừng.
- Bản đồ loại chủ quản lý rừng.
21


b) Hệ thống biểu kiểm kê (Phụ lục 07)
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.
Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo lồi cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
c) Hồ sơ quản lý rừng (Phụ lục 05)
III. CẤP TỈNH
a) Bản đồ kiểm kê cấp tỉnh, tỷ lệ 1/100.000:
- Bản đồ kiểm kê rừng.

- Bản đồ hiện trạng rừng.
- Bản đồ loại chủ quản lý rừng.
b) Hệ thống biểu kiểm kê (Phụ lục 07):
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.
Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo lồi cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
c) Hồ sơ quản lý rừng (Phụ lục 06).
IV. TOÀN QUỐC
a) Bản đồ:
- Bản đồ hiện trạng rừng vùng tỷ lệ 1/250.000 (đã cập nhật hiện trạng của kết
quả kiểm kê rừng).
22


- Bản đồ thành quả kiểm kê rừng vùng tỷ lệ 1/250.000.
- Bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 (đã cập nhật hiện trạng
của kết quả kiểm kê rừng).
- Bản đồ thành quả kiểm kê rừng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000.
b) Hệ thống biểu kiểm kê (Phụ lục 7):
Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử
dụng.
Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.
Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.
Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.

Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo lồi cây và cấp tuổi.
Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.
Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG
a) Báo cáo kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh.
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.
_________________________________

23


Phần V
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01A: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ
MỞ ĐẦU
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ,
XÃ HỘI TỈNH
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
3. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp
PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Mục tiêu kiểm kê rừng
2. Nội dung thực hiện chủ yếu
3. Phương pháp và các bước thực hiện
4. Tổ chức thực hiện kiểm kê
PHẦN III
KẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG
1. Kết quả kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng

(Kết quả kiểm kê: về số lượng: lơ, thửa, CQL, thơn bản, xã, huyện, tỉnh; diện tích;
trữ lượng theo các nội dung kiểm kê, biểu kết quả; độ che phủ; kết quả lập hồ sơ
quản lý theo chủ quản lý và các cấp hành chính v.v...)
2. Diễn biến diện tích rừng và đất chưa có rừng
3. So sánh kết quả hiện trạng kiểm kê rừng với hiện trạng điều tra rừng
(kết quả so sánh có tính sai số)
4. Kết luận, tồn tại và kiến nghị

24


×