Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu 22 lời đồn về sức khỏe (Phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.29 KB, 10 trang )

22 lời đồn về sức khỏe (Phần 2)

Trong xã hội hiện đại, bạn có rất nhiều cơ hội cập nhật
thông tin sức khỏe bởi nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu
là qua internet, truyền hình và cả những thông tin
truyền miệng. Với lượng thông tin phong phú như vậy,
bạn sẽ rất khó nhận biết đâu là thông tin chính xác và
hữu ích, đâu là những thông tin không đáng tin cậy.
Chắc hẳn bạn cũng không tránh khỏi băn khoăn về
những vấn đề liên quan đến sức khỏe mà mình được
“nghe nói” – bất kể nguồn thông tin này xuất xứ từ đâu,
thì nó cũng khiến bạn tốn không ít thời gian và công sức
để thẩm định.

22 lời đồn về sức khỏe (Phần 1)




Ảnh: Inmagine


12. Quần lót dây có thể gây nhiễm trùng.

Đây là một quan niệm sai lầm khiến nhiều phụ nữ lo lắng.
Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ chuộng những kiểu quần
lót dây và nó hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe của họ.
Theo các nhà khoa học, sở dĩ có một số lời đồn về tác hại
của những chiếc quần lót dây này vì họ cho rằng sợi dây
của chiếc quần này nằm giữ khe mông sẽ dễ gây ra nhiễm
trùng hơn kiểu quần lót truyền thống.



Nhưng chị em phụ nữ không nên lo lắng về điều này, bởi
chưa có bất kỳ trường hợp nào bị nhiễm trùng do sử dụng
quần lót dây, trừ khi bạn bị dị ứng do không biết cách giữ
gìn vệ sinh.

13. Thực phẩm vẫn đảm bảo vệ sinh và an toàn nếu bị
rơi xuống nền không quá 5 giây.

Sự thật là, “quy tắc 5 giây” này vẫn bị sai ngay cả khi nó
chuyển thành “quy tắc 1 giây”. Việc chuyển giao các vi
khuẩn từ một bề mặt nhiễm bẩn (có thể mắt thường không
nhìn thấy) thường diễn ra ngay lập tức, nhanh hơn cả phản
xạ của bạn. Các vi khuẩn trên nền gạch men, sàn gỗ hay
tấm thảm có thể xâm nhập vào thực phẩm của bạn trong
vòng 5 giây cũng bằng với số lượng có thể xâm nhập trong
vòng 60 giây.

Sau 5 giây, sẽ có khoảng 1.800 vi khuẩn xâm nhập vào
thức ăn của bạn, với các thực phẩm có độ ẩm cao thì con số
này có thể nhiều hơn. Và trong vòng 60 giây sau đó, lượng
vi khuẩn này sẽ tăng lên gấp 10 lần.

14. Thói quen bẻ các đốt ngón tay sẽ gây ra bệnh viêm
khớp.

Hoàn toàn không, bệnh viêm khớp xương mãn tính không
hề liên quan đến việc bẻ khớp tay – một hành động thường
xảy ra khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng. Các chuyên gia đã
tiến hành cuộc nghiên cứu trên nhiều người có thói quen bẻ

các đốt ngón tay lâu năm và cho ra kết quả hoàn toàn bình
thường.

Nhưng các chuyên gia cũng khuyên bạn nên mau chóng từ
bỏ thói quen này, vì việc bẻ các đốt ngón tay sẽ làm giảm
sự khéo léo, dẻo dai của các ngón tay, đồng thời khiến
chúng dễ dàng bị sưng tấy khi bị va đập hoặc bị kẹp tay.
Riêng đối với bệnh viêm khớp, chỉ có di truyền và tuổi tác
mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

15. Những viên giảm cân acai đang được quảng cáo rất
nhiều hiện nay có hiệu quả không?

Sự thật là không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các
chất bổ sung có thành phần acai có thể giúp giảm cân, hay
có những công dụng kì diệu nào khác. Acai là loại quả nhỏ
có từ những cây cọ acai phổ biến ở Trung và Nam Mỹ.
Hiện nay, nhiều loại thuốc giảm cân cũng giới thiệu là được
chiết xuất từ acai. Trên thực tế, loại quả có chứa thành phần
acai thường có khả năng chống oxy hóa cao và có chứa một
số loại chất béo có lợi cho tim mạch. Nhưng vẫn cần nhiều
nghiêu cứu tiếp theo để có thể đi đến kết luận rằng acai có
khả năng chống ung thư, giảm lượng cholesterol hay có
những tác dụng như nó đang được quảng cáo rầm rộ hiện
nay.

16. Không nên uống rượu bia trong thời gian dùng
thuốc kháng sinh?

Tốt nhất là nên như vậy. Trong thời gian sử dụng thuốc

kháng sinh, phản ứng của cơ thể bạn với rượu bia là vô
cùng phức tạp. Chất cồn trong rượu có thể gây trở ngại cho
việc hấp thụ một số chất có trong thuốc kháng sinh, chẳng
hạn như erythoromycin và doxycycline. Thậm chí, một ít
rượu trong thời gian này cũng có thể khiến bạn đỏ bừng,
buồn nôn, co thắt dạ dày, đau đầu, hạ huyết áp, tim đập
nhanh và khó thở.

17. Son môi chứa chì gây ra ung thư?

Một cuộc nghiên cứu và phân tích 10 hiệu son môi khác
nhau do tổ chức FDA thực hiện đã cho thấy rằng hàm
lượng chì trong son môi là vô cùng thấp (chỉ ở vào khoảng
từ 0,09 cho đến 3,06 phần triệu). Nhưng đây là con số tối
thiểu, chưa tính đến những loại son môi không có thương
hiệu rõ ràng mà vẫn được bày bán trên thị trường hiện nay.
Mức an toàn cho phép mà các loại son môi cần phải có là
10 pm.

18. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về tác dụng của đậu
nành. Vậy nó có thật sự tốt cho sức khỏe không?

Dù có rất nhiều thông tin trái ngược nhau nhưng sự thật là
đậu nành rất tốt đối với sức khỏe nữ giới. Bằng chứng là ở
một số nước phụ nữ ăn rất nhiều đậu nành như Nhật Bản và
Trung Quốc, tỷ lệ ung thư vú đã được hạn chế đáng kể.

Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu cho thấy rằng đậu
nành mang lại một lượng lớn Phytoestrogen (một chất thực
vật có chức năng tương tự như estrogen ở nữ giới). Nồng

độ Phytoestrogen cao có thể kích thích sự tăng trưởng của
các tế bào có tác dụng hỗ trợ estrogen, trong đó bao gồm cả
nguy cơ ung thư vú.

19. Bạn sẽ bị tăng cân nếu ăn sau 9 giờ tối?

Đúng, nhưng không như những gì bạn nghĩ. Sự tăng cân do
ăn khuya không phải bởi vì sự trao đổi chất của cơ thể bạn
đột ngột diễn ra chậm vào ban đêm như nhiều người vẫn
hay ảo tưởng, mà nguyên nhân chính là bạn ăn bao nhiêu
trong ngày chứ không phải ăn thời điểm nào trong ngày.
Những người có thói quen ăn khuya thường ăn vì cảm xúc,
vì cảm thấy buồn chán chứ không phải vì đói, và họ đã vô
tình cung cấp cho mình một nguồn năng lượng bổ sung
vượt mức năng lượng cần thiết – lượng calo này sau đó sẽ
được tích trữ thành chất béo. Kết luận: thời điểm nạp năng
lượng không phải là nguyên nhân tăng cân theo như quan
niệm sai lầm của nhiều người.
20. Nước ngọt gây ảnh hưởng xấu đến thận?

Đúng, nếu bạn uống 16 ounce (tương đương 28,35g) hoặc
nhiều hơn mỗi ngày. Theo một cuộc nghiên cứu NIH được
thực hiện với hơn 900 người Mỹ đã cho thấy rằng bất kỳ
người nào ở độ tuổi trưởng thành mà tiêu thụ nhiều hơn 59
gallon nước ngọt mỗi năm sẽ tăng nguy cơ với các bệnh
như tăng huyết áp, tiểu đường và sỏi thận.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng các thành phần axit
photphoric có trong nước ngọt chính là thủ phạm, nó có sự
liên quan đến những thay đổi thúc đẩy sỏi thận tiết niệu.

Ngoài ra, các loại nước ngọt có ga còn có thể gây ra tình
trạng mật độ xương thấp, tăng đáng kể nguy cơ loãng
xương và gãy xương ở phụ nữ.

21. Vi khuẩn sẽ bị lây lan nếu bạn dùng chung bát nước
chấm với người khác?

Đây là thói quen phổ biến của nhiều trẻ em và cả người lớn
đối với các món nhưng phồng tôm, bỏng ngô, khoai tây
rán. Ăn theo kiểu “double-dipping” có nghĩa là bạn dùng
một miếng khoai tây hay một miếng phồng tôm, nhúng vào
trong nước chấm, cắn một miếng rồi lại tiếp tục chấm…
Đây là thói quen bị xem là mất vệ sinh và dễ lây bệnh do
các loại vi khuẩn, vi trùng bị truyền qua nước bọt.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng mặc dù mỗi
lần chấm có thể mang đến hàng ngàn vi khuẩn cho bát
nước chấm của bạn, nhưng vẫn không quá nghiêm trọng
như bạn nghĩ. Những vị khách của bạn chỉ có nguy cơ bị
lây các loại vi khuẩn này trong trường hợp họ “uống hết”
cả bát nước chấm.

22. Chất trám răng thường có chứa thủy ngân gây nguy
hiểm?

Không phải vậy. Các chất trám răng thường là hợp chất có
chứa thủy ngân, bạc, thiếc và một số kim loại khác. Thủy
ngân được sử dụng trong trường hợp này thường ở dạng
hơi, với một lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết trong quá
trình trám răng. Một vài ý kiến cho rằng loại hơi này có thể

gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh Alzheimer,
xơ cứng nhiều bộ phận và gây ra các bệnh mãn tính khác,
đặc biệt là ở trẻ em. Nhưng đây không phải là những kết
luận đáng tin cậy vì các tổ chức y tế lớn của Mỹ đều đã
khẳng định các loại chất trám răng này hoàn toàn an toàn
đối với bạn.

Nếu răng bạn đang được trám bằng loại chất trám hỗn hợp,
FDA khuyên bạn không nên gỡ bỏ chúng bởi nó không có
gì nguy hại cả. Nhưng nếu miếng trám ấy bị vỡ và bạn cần
phải thay thế bằng các loại chất trám không chứa thủy ngân
như nhựa composite hoặc vàng.

×