Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.69 KB, 14 trang )

BÀI THI TIỂU LUẬN
MÔN : LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Đề bài: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt
Nam về trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng của tổ chức, cá
nhân kinh doanh.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………...………………………..….….Trang
1
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG

…...Trang

2
1. Khái niệm người tiêu dùng…………………………………...
……...Trang 2
2. Thông tin của người tiêu dùng …....……………………...……
…....Trang 2
3. Thông tin của người tiêu dùng và quyền riêng tư………………
....Trang 2
II.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ THÔNG TIN
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ………………………… ……
Trang 4
1. Quy định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng……………………
….Trang 4
2. Thực trạng bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam….
Trang 6


1


III.CÁC KIẾN NGHỊ……………………….…... ……………………
….Trang 7
KẾT

LUẬN

…………………………………..………………….

………...Trang 8
TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO.

…………………….

…………………………..Trang 8

2


LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thời đại công nghệ số 4.0

hiện nay, thông tin khách hàng là người tiêu dùng trở thành vũ khí hết sức quan
trọng để các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau. Thơng qua việc thu thập, phân
tích dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu, thói quen
mua sắm của khách hàng để từ đó cải thiện dịch vụ, phát triển mối quan hệ với
khách hàng và nhận diện những cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh những doanh
nghiệp sử dụng thông tin khách hàng cho mục đích cải thiện dịch vụ, chăm sóc
khách hàng thì cịn nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán thơng tin khách
hàng để trục lợi. Việc thông tin cá nhân của khách hàng bị tiết lộ trái phép, bị
đánh cắp, trở thành vật mua bán tràn lan trên mạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi
ro cho khách hàng. Do đó, việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng đã trở thành
một trong những vấn đề quan trọng cần được pháp luật quan tâm. Bảo vệ dữ
liệu cá nhân nói chung và bảo vệ thơng tin người tiêu dùng nói riêng đã được
pháp luật Việt Nam quy định tại nhiều văn bản khác nhau. Tuy vậy, các quy
định và việc thực thi chúng chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh. Vì vậy, việc
phân tích, nêu ra những điểm cịn hạn chế đồng thời kiến nghị giải pháp nhằm
cải thiện hiệu quả việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong bối cảnh thời đại

1


công nghệ số đang phát triển ở Việt Nam hiện nay là việc làm rất có ý nghĩa.
Qua bài viết này em xin lý luận và nêu ý kiến về “Thực trạng pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu
dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh.” Bài viết mang tính lý luận của cá nhân,
nên sẽ cịn nhiều sai sót, rất mong được sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô
giáo. Em xin trân trọng cảm ơn !

I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Khái niệm người tiêu dùng
Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ người tiêu dùng quy định “Người tiêu dùng là

người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của
cá nhân, gia đình, tổ chức”. Theo đó để xác định chủ thể là người tiêu dùng,
thì cần đáp ứng ba điều kiện :
-

Thứ nhất : Người tiêu dùng là cá nhân.

-

Thứ hai : Đối tượng của giao dịch là những hàng hoá, dịch vụ được

phép lưu thông và đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thân của
cá nhân con người.
-

Thứ ba : việc mua hàng hoá, dịch vụ nhăm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt

cho cá nhân, hộ gia đình.
2. Thơng tin của người tiêu dùng
2


Thông tin của người tiêu dùng bao gồm: tên, tuổi, địa chỉ liên lạc, số điện
thoại, số tài khoản, nghề nghiệp, sở thích …. hoặc thơng tin về các giao dịch
thanh tốn mà doanh nghiệp thu thập được thơng qua giao dịch mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng hoặc qua các hoạt động khảo sát thị
trường của doanh nghiệp. Đây được xem là thông tin cá nhân vì những thơng
tin này gắn với việc xác định danh tính của một khách hàng cụ thể và là nguồn
dữ liệu quan trọng có giá trị thương mại mà doanh nghiệp có thể tận dụng để
thực hiện hoạt động quảng bá, tiếp thị, truyền thông và các hoạt động chăm sóc

khách hàng.
3. Thơng tin của người tiêu dùng và quyền riêng tư
Thông tin của người tiêu dùng là một bộ phận của lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá
nhân. Điểm khác biệt giữa bảo vệ thông tin người tiêu dùng và bảo vệ dữ liệu
cá nhân là ở phạm vi của nó: thơng tin người tiêu dùng được thu thập, quản lý
bởi các doanh nghiệp nhằm thực hiện hoặc hướng tới thực hiện các hoạt động
bán hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng; các dữ liệu cá nhân, ngược lại, có phạm vi
rộng hơn, nó khơng bị giới hạn bởi các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng mà cịn cả những lĩnh vực khơng liên quan đến thương mại. Ví dụ,
cảnh sát có thể thu thập thơng tin về nhân thân của những người liên quan đến
vi phạm pháp luật hoặc những người tham gia tố tụng khác. Như vậy, bảo vệ
thông tin của người tiêu dùng có cơ sở từ quyền riêng tư của con người. Người
3


tiêu dùng, trong đa số các trường hợp, sẽ cần phải cung cấp những thông tin cá
nhân cho các doanh nghiệp để phục vụ các giao dịch. Với mục tiêu giành lợi
thế cạnh tranh, nhìn chung cơ sở dữ liệu khách hàng thường được các doanh
nghiệp bảo mật chặt chẽ. Tuy vậy, vấn đề trọng tâm của tất cả các doanh
nghiệp chính là lợi nhuận, họ sẽ khơng thể đầu tư nhiều cho việc bảo mật thơng
tin khách hàng, ngồi ra, cạnh tranh không phải lúc nào cũng được duy trì một
cách tuyệt đối, các doanh nghiệp vẫn thường có xu hướng liên kết, hợp tác
hoặc thỏa hiệp, chia sẻ tài nguyên thông tin để cùng thu được lợi nhuận cao
hơn. Cần nhìn nhận là cơ sở dữ liệu cá nhân được hình thành chủ yếu từ sự tin
cậy của khách hàng trong quan hệ đối với doanh nghiệp, bởi vậy, việc chia sẻ
thông tin khách hàng giữa các doanh nghiệp được xem là hành vi bội tín với
khách hàng. Ngồi ra, những thơng tin cá nhân do doanh nghiệp thu thập được
nếu sơ ý hoặc cố ý tiết lộ cho bên thứ ba thì hồn tồn có thể đem lại những bất
lợi cho khách hàng. Ví dụ về sự bất tiện trong đời sống của người tiêu dùng là
khi số điện thoại hoặc email bị tiết lộ, họ có thể bị quấy rầy khi phải nhận

những cuộc gọi, tin nhắn, thư điện tử quảng cáo không mong muốn. Việc tiết lộ
hay chia sẻ thơng tin này cũng có thể bị lợi dụng bởi những kẻ xấu nhằm bôi
nhọ danh dự khách hàng hoặc đánh cắp tài sản của họ thông qua việc sử dụng
các thông số tài khoản hoặc thẻ tín dụng, thẻ mua hàng họ. Tuy nhiên, vấn đề
cốt yếu của việc tiết lộ hoặc chia sẻ thông tin khách hàng, kể cả thông tin tốt,
4


mà khơng được sự đồng thuận của họ, chính là vi phạm quyền riêng tư của
người tiêu dùng.

II.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ THÔNG TIN NGƯỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM
1. Quy định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự,
uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
được pháp luật bảo đảm an toàn”1.
Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được
tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” hay “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình
thức thơng tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật” 2.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng xác định nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức trong bảo đảm bí mật thơng tin và khơng được chia sẻ thơng tin của người
khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm sốt được trong giao dịch điện tử nếu khơng
được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác3.

1
2
3


Hiến pháp 2013, Điều 21.1.
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 38.
Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 46.2.
5


Điều 6, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, quy định: “Người
tiêu dùng được bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia giao
dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm
quyền yêu cầu...”
Luật An ninh mạng năm 2018 cũng quy định về phòng chống gián điệp
mạng, bảo vệ thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác, bí mật kinh
doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian
mạng. Đồng thời Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
trong lĩnh vực này4.
Bên cạnh các quy định về quyền và nghĩa vụ của người chủ dữ liệu, người
thu thập, xử lý dữ liệu, pháp luật Việt Nam còn quy định những chế tài xử phạt
đối với các hành vi phát tán, chia sẻ thông tin cá nhân, tùy theo mức độ, hành
vi mà tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách
nhiệm hình sự. Chẳng hạn, theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
hành vi mua bán trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ
viễn thơng, có thể bị phạt từ 50 - 70 triệu đồng 5. Những người có hành vi vi
phạm này, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép

4
5

Luật An ninh mạng 2018, Điều 17.
Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Điều 66.5.a.

6


thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng” với khung hình phạt cao nhất là 7
năm tù6. Những hành động chiếm đoạt tài khoản viễn thông, ứng dụng, dịch vụ
gia tăng trên mạng, chia sẻ mật khẩu, mã truy cập có thể bị phạt đến 20 triệu
đồng; trộm cắp, mua bán, trao đổi, tiết lộ, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín
dụng của người khác hoặc truy cập bất hợp pháp vào mạng hoặc thiết bị số của
người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của
thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép
các dịch vụ có thể bị phạt từ 30 đến 50 triệu đồng bên cạnh việc bồi thường
thiệt hại7. Việc xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc
các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác của người khác có thể bị phạt tiền
từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, bị phạt
tù từ 1 đến 3 năm, hoặc chịu hình phạt bổ sung về cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1
đến 5 năm8.
Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã có các chế tài khá nghiêm khắc với
các đối tượng thu thập, sử dụng trái phép các thông tin cá nhân của người tiêu
dùng. Tuy nhiên trên thực tế, hầu như chưa có vụ việc nào trong lĩnh vực này
được xử lý nếu chưa gây thiệt hại cho nạn nhân. Nên chưa thể hiện được sự
nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật.
6
7
8

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, Điều 288.
Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Điều 73.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, Điều 159.
7



2. Thực trạng bảo vệ thông tin của người tiêu dùng tại Việt Nam
Hiện nay tình trạng mua bán thơng tin khách hàng tại Việt Nam đang rơi
vào diện đáng báo động khi các bài viết rao bán dữ liệu khách hàng xuất hiện
tran lan trên các trang mạng. Chỉ cần gõ từ khóa “mua dữ liệu khách hàng” vào
google thì ngay lập tức sẽ nhận lại được rất nhiều thông tin rao bán(các trang
như: , ,...). Dữ liệu
khách hàng được rao bán dưới nhiều gói dịch vụ như danh sách khách hàng
facebook, danh sách khách hàng cá nhân bảo hiểm, ngân hàng, danh sách
khách hàng sử dụng mobifone,...và việc mua bán được thực hiện dưới hai hình
thức chính đó là :
Thứ nhất, các doanh nghiệp, tổ chức chủ động thu thập, lưu trữ thông tin
khách hàng để tạo thành kho dữ liệu và tiến hành phân tích và xử lý những
thông tin này để tiến hành kinh doanh, và các mục đích khác.
Thứ hai, các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện thu thập dữ liệu cá nhân của
khách hàng, cho phép các đối tác của mình tiếp cận các thơng tin này nhưng lại
khơng có quy định chặt chẽ về việc không được chuyển giao thông tin để đối
tác thực hiên việc chuyển giao, buôn bán cho đối tác khác. Như vậy, có thế
thấy mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc bảo vệ thông tin
người tiêu dùng nhưng dường như các quy định này vẫn chưa thực sự hiệu quả

8


và các chế tài xử phạt vẫn chưa đủ mạnh để răng đe cũng như có thể ngăn chặn
được thực trạng đáng lo ngại đang diễn ra trong thực tiễn.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Quyền riêng tư của người tiêu dùng sẽ không thể được bảo vệ một cách
nghiêm túc nếu các quyền nhân thân, quyền bí mật đời tư trong luật dân sự

không được thực thi. Để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật về bảo vệ
thông tin người tiêu dùng ở Việt Nam, tôi xin nêu một số kiến nghị sau :
-Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước, quy định cụ thể cơ quan quản lý về
bảo vệ thông tin người tiêu dùng, đồng thời trao cho cơ quan này đủ quyền hạn
và công cụ cần thiết nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi
vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ thông tin người tiêu dùng.
-Thứ hai, cần khắc phục những điểm chưa thống nhất, đồng bộ trong các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời xem xét nâng mức xử phạt đối
với chủ thể có hành vi vi phạm nhằm bảo đảm tính răn đe, phịng ngừa chung.
-Thứ ba, cần hướng dẫn cụ thể về mức bồi thường thiệt hại đối với chủ thể
có hành vi vi phạm theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị xâm hại
quyền lợi có thể khởi kiện địi bồi thường thiệt hại.
- Thứ tư, cần nghiên cứu tội phạm hóa đối với hành vi thu thập, sử dụng,
khai thác, chuyển nhượng trái phép thông tin người tiêu dùng gây hậu quả
9


nghiêm trọng hoặc được thực hiện ở quy mô lớn, từ đó bổ sung các quy định về
tội phạm hình sự có liên quan trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
- Thứ năm, cần nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ thơng tin người tiêu dùng
nói riêng và thơng tin cá nhân nói chung, trên cơ sở kế thừa một số quy định về
bảo vệ thông tin cá nhân đã có trong các Luật hiện hành ở Việt Nam và thế giới
cho phù hợp với thực tiễn xã hội trong thời đại phát triển côn nghệ số hiện nay.
KẾT LUẬN

Bảo vệ thơng tin người tiêu dùng nói riêng và bảo vệ thơng tin cá nhân nói
chung là một việc hết sức có ý nghĩa trong đời sống xã hội vì đó chính là việc
bảo vệ quyền nhân thân, quyền bí mật đời tư xa hơn đó là bảo vệ sức khỏe cho
con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thời đại công
nghệ số 4.0 hiện nay, tình trạng thơng tin của người tiêu dùng đang bị xâm hại,

lạm dụng tràn lan vì vậy các cơ quan chức năng cần kiên quyết hơn trong vấn
đề bảo vệ thơng tin người tiêu dùng nói riêng và thơng tin cá nhân nói chung để
tạo ra một xã hội có mơi trường sống lành mạnh, phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Hiến pháp 2013.
 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
10


 Bộ luật Dân sự 2015.
 Luật Giao dịch điện tử 2005.
 Luật An ninh mạng 2018.
 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
 Trường Đại học Luật Hà Nội ,Giáo Trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội - 2014.
 />pluatvietnam.html.
 Ngô Vĩnh Bạch Dương/ NCVC_ Viện Nhà nước và Pháp luật/ bảo vệ thông tin
người tiêu dùng.
 Nguyễn Văn Cương/ VT_Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp/ Thực trạng pháp
luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện.

11



×