Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

nghiên cứu rối loạn lo âu người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.78 KB, 58 trang )

SỞ Y TẾ THỪA THIÊN HUẾ
TRUNG TÂM Y TẾ NAM ĐÔNG



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP NGÀNH NĂM 2020

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LO ÂU Ở
NGƯỜI CAO TUỔI DÂN TỘC CƠ TU HUYỆN NAM ĐÔNG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020

Nam Đông 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
chúng tôi. Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu này là
trung thực, chính xác và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.

Tác giả nghiên cứu


Lời Cảm Ơn
Nghiên cứu này được hoàn thành nhờ sự phối hợp, hỗ trợ tích
cực của quý vị lãnh đạo và đồng nghiệp các đơn vị.
Tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến:
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Giám Đốc Trung tâm


Y tế Nam Đông, đã tạo điều kiện tốt và giúp đỡ tôi trong q trình thực
hiện.
Chính quyền các địa phương, Trạm Y tế Hương Sơn, Thượng
Nhật, Thượng Lộ, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng, huyện
Nam Đông, Cán bộ và các đối tượng tham gia nghiên cứu đã hỗ trợ
trong quá trình điều tra tại cộng đồng và thực hiện nghiên cứu./.
Nam Đông, ngày

tháng

năm 2020

TM.Nhóm nghiên cứu
Chủ nhiệm đề tài


DANH MỤC VIẾT TẮT

CI (Confidence Interval): Khoảng tin cậy
ĐH-SĐH: Đại học – Sau đại học
NCT: Người cao tuổi
RLLA: Rối loạn lo âu
SKTT: Sức khỏe tâm thần
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Khái niệm lo âu..........................................................................................3
1.2. Khái niệm người cao tuổi...........................................................................3
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi........................................4
1.4. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở người cao tuổi...........................7
1.5. Tình hình rối loạn lo âu của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam....10
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................19
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................19
3.2. Tỷ lệ và các mức độ lo âu ở người cao tuổi............................................26
3.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở người cao tuổi........................29
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................38
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................38
4.2. Tỷ lệ và các mức độ rối loạn lo âu của đối tượng cao tuổi.......................39
4.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu của đối tượng cao tuổi...............40
Chương 5: KẾT LUẬN.................................................................................44
KIẾN NGHỊ...................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................46
PHỤ LỤC BỘ CÂU HỎI..............................................................................47


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Tình hình kinh kế bản thân của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5. Tình hình kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.6. Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7. Hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8. Tiền sử mắc bệnh mãn tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh mãn tính với RLLA
Bảng 3.10. Thói quen hút thuốc lá/lào của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11. Thói quen uống rượu/ bia của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.12. Hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.13. Tham gia hoạt động giải trí, xã hội của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.14. Phân bố điểm lo âu của 405 đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.15. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu (phân thành 2 nhóm)
Bảng 3.16. Các mức độ lo âu của người cao tuổi
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới với RLLA
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với RLLA
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với RLLA
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với RLLA
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kinh tế bản thân với RLLA
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kinh tế gia đình với RLLA
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với RLLA
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hồn cảnh gia đình với RLLA
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với RLLA
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa Tiền sử mắc bệnh mãn tính với RLLA
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa Tiền sử mắc bệnh Tăng huyết áp với RLLA


Bảng 3.28. Mối liên quan giữa Tiền sử mắc bệnh Đái tháo đường với RLLA
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa Tiền sử mắc bệnh Tim mạch với RLLA
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa Tiền sử mắc bệnh Thối hóa khớp với RLLA
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa Tiền sử mắc bệnh về mắt với RLLA
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tham gia các hoạt động xã hội với RLLA

Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tham gia các hoạt động giải trí với RLLA.


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.3. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Biểu đồ 3.4. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ histogram biểu diễn phân phối của biến định lượng điểm lo âu
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ box-plot thể hiện sự phân tán của biến tổng điểm lo âu theo 2
giới
Biểu đồ 3.7. Các mức độ lo âu của người cao tuổi
Biểu đồ 3.8. Tiền sử các bệnh mãn tính của đối tượng nghiên cứu.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tăng nhanh số lượng người cao tuổi (NCT) hiện nay đặt ra nhiều
thách thức mới cho mỗi quốc gia về y tế, đặc biệt là các bệnh mạn tính khơng
lây và bệnh thối hóa sẽ nổi trội hàng đầu.
Liên hiệp quốc sử dụng mốc 60 tuổi để chỉ những người cao tuổi
(UNFPA, 2012). Người cao tuổi đang phải đối mặt với các thách thức sức
khỏe đặc biệt. Nhiều người cao tuổi đang bị mất đi khả năng sống một cách
độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất hoặc các vấn đề về sức
khỏe thể chất và tâm thần khác mà đòi hỏi phải có sự chăm sóc lâu dài [4].
Theo thống kê ở Hoa Kỳ, 20 % người trên 55 tuổi có các rối loạn tâm
thần và tỷ lệ này trở nên phổ biến toàn cầu. Các rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn
và các ám ảnh sợ gây tác động xấu đến cuộc sống rất lớn ở 10 % người cao
tuổi. Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi thường không được xác

định bởi các chuyên gia về y tế và bản thân họ và người cao tuổi thường miễn
cưỡng tìm kiếm sự trợ giúp. Một loạt các yếu tố xã hội, nhân khẩu, tâm lý và
sinh học góp phần vào tình trạng sức khỏe tâm thần của một con người. Điều
này đặc biệt đúng với nhóm người cao tuổi [10].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (12/2016), cả nước
có 10.144.400 NCT, chiếm 10,94% dân số, Việt Nam đã chính thức bước vào
giai đoạn già hóa dân số. Theo dự báo của các chuyên gia dân số thì tỷ lệ
NCT ở nước ta tiếp tục tăng qua các năm: Đến năm 2020 tỷ lệ NCT sẽ đạt
12,4% dân số, năm 2030 là 15,8%, năm 2040 là 20,8% và đến năm 2050 thì
tỷ lệ NCT sẽ gấp 3 lần hiện nay [3].
Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy, tỷ lệ
bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là
rất cao, lên tới 40%. Các yếu tố như nghèo đói, sự cô lập xã hội, mất tự do, sự
cô đơn và mất mát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sức khỏe nói
chung. Rối loạn lo âu thường là một trong những nguyên nhân gây ra đau


2

khổ, tàn tật và nguy cơ tử vong ở người cao tuổi và chúng có liên quan đến
bệnh tim mạch, đột qụy và suy giảm nhận thức. Do vậy, cần thiết phải có sự
nghiên cứu, quan tâm của gia đình và xã hội tới người cao tuổi, góp phần làm
cuộc sống tươi đẹp hơn. Hỗ trợ xã hội và các tương tác trong gia đình có thể
thúc đẩy giá trị của người cao tuổi, và có vai trị bảo vệ, nâng cao sức khỏe
mạnh tâm thần ở nhóm người này.
Tỷ lệ người cao tuổi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm trên 10,5%, tuổi
thọ trung bình khá cao (73,4 tuổi). Người cao tuổi luôn phải đối diện với bệnh
tật tuổi già, bình quân mỗi người phải chịu gần 15 năm chung sống với bệnh
tật. Ở trên địa bàn huyện Nam Đông, có 3.307 người cao tuổi chiếm 11,07%
(số liệu 2018). Ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về sức khỏe tâm

thần khá nhiều, đa phần tập trung vào đối tượng trẻ tuổi đến trung niên. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu rối loạn lo âu và các
yếu tố liên quan ở người cao tuổi, đặc biệt hơn là những người cao tuổi ở địa
bàn huyện miền núi khó khăn. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, chúng tơi chọn
đề tài: “Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở người cao tuổi dân tộc
Cơ tu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu ở người cao tuổi dân tộc Cơ tu huyện
Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở người cao tuổi dân
tộc Cơ tu huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm lo âu
Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự
có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo
lắng có thể trở thành quá mức gây ra các biểu hiện run, khó thở, tim đập
nhanh, vã mồ hôi, cảm giác không thực…Mặc dù những người lo âu có thể
nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết cho phép, họ cũng có thể gặp khó khăn
trong việc kiểm sốt lo âu và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt
của họ [4].
1.2. Khái niệm người cao tuổi
Khái niệm người già được dùng rộng rãi trong xã hội, trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trong các văn kiện của cơ quan, tổ chức.
Trong xã hội, người già được hiểu là người cao tuổi, là người được xã
hội kính trọng, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Theo tài liệu về y sinh học quốc
tế thì người từ 60 đến 74 tuổi là người có tuổi, từ 75 đến 89 tuổi là người già,

từ 90 tuổi trở lên là người già sống lâu.
Người cao tuổi còn gọi là người cao niên hay người già, đó là những
người lớn tuổi, thường có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Theo Pháp lệnh người cao
tuổi Việt Nam (số 23/2000/ PL-UBTVQH): “Người cao tuổi có cơng sinh
thành, ni dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội”. Trong cộng đồng, người cao tuổi là người được
phụng dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần, tơn trọng nguyện vọng chính
đáng, và họ là những người có tâm sinh lý đặc trưng là thích sum họp gia
đình, con cháu, bạn bè [1].
Tổ chức y tế thế giới WHO cũng định nghĩa người già là những người từ
60 tuổi trở lên và sắp xếp các độ tuổi như sau:
+ Từ 60 – 74 tuổi: Người già


4

+ Từ 75 – 90 tuổi: Người cao tuổi
+ Từ trên 90 tuổi trở lên: Người già sống lâu
Hiện nay, một số nước coi những người từ 60 tuổi trở lên là NCT, trong
khi các nước khác lại chọn 65 hoặc hơn. Rõ ràng, độ tuổi này được chọn vào
thời điểm tuổi thọ trung bình thấp. Ở Mỹ, năm 1935, người ta coi 65 tuổi là
đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội khi đó tuổi thọ vào khoảng 61 tuổi. Sau đó,
tuổi thọ tăng lên nhanh chóng, Mỹ và một số nước khác bắt đầu điều chỉnh
nâng tuổi nhận trợ cấp xã hội lên và thay đổi khái niệm về NCT [1].
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
• Sự thay đổi về cơ thể và sức khỏe [9]:
-

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng dần theo độ tuổi. Những thay đổi


bình thường trong hệ tim mạch bao gồm sự hình thành lượng mỡ tích tụ trong
tim và động mạch, sự gia tăng lượng máu bơm của tim, giảm sút trong mô cơ
tim, và làm xơ cứng động mạch. Hầu hết những thay đổi này đều bị cách sống
ảnh hưởng. Mất trí mạch máu và đột quỵ là nguyên nhân gây ra sự giảm sút
nhận thức, tùy theo vị trí thương tổn ở não.
-

Những thay đổi liên quan đến độ tuổi trong hệ hô hấp khó nhận dạng

do ảnh hưởng của sự ơ nhiễm trong suốt đời. Tuy nhiên, người cao tuổi khó
thở, nguy cơ bị các rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính gia tăng.
-

Bệnh Parkinson là do thiếu lượng dopamine phù hợp mà ra, có thể kiểm

sốt hiệu quả bằng L-dopa.(Youngjohn & Crook 1996). Trong một ít trường
hợp, người cao tuổi bị mất trí nhớ .(Youngjohn & cs. 1992).
-

Có nhiều tài liệu dẫn chứng về sự giảm sút thị lực và thính lực liên

quan đến độ tuổi (Kline & Schieber 1985; Whitbourne, 1996). Tuy nhiên,
những thay đổi tương tự trong khứu giác, vị giác, xúc giác, cảm giác đau và
nhạy cảm với nhiệt độ vẫn chưa rõ.
-

Người cao tuổi có nhiều rối loạn giấc ngủ hơn những người đầu tuổi

trưởng thành (Bootzin và cs. 1996). Về mặt dinh dưỡng, trong điều kiện bình



5

thường, người già khơng cần uống thêm vitamin hay khống chất bổ sung
miễn là họ ăn uống cân đối (Bortz, 1996). Nguy cơ bênh ung thư tăng đáng kể
theo độ tuổi. (Frazer và cs. 1996)
• Sự thay đổi trong hoạt động và q trình nhận thức và trí nhớ
-

Hoạt động nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác)

và nhận thức lí tính (tư duy, tưởng tượng) ở NCT có sự giảm sút ở mức độ
khác nhau. Các thao tác tư duy như phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái
qt hóa … thường giảm tính linh hoạt và kém hiệu quả. NCT gặp khó khăn
khi tiếp thu những khái niệm mới, trừu tượng.
-

Xử lý thông tin: Người trưởng thành lớn tuổi hơn thường chậm hơn

người trưởng thành nhỏ tuổi hơn trong việc tìm kiếm bằng mắt, nếu khơng có
tín hiệu báo trước. (Plude & Doussard-Roosevelt, 1989).
-

Về trí nhớ: Có thể nói, đặc điểm dễ thấy ở NCT là giảm sút trí nhớ. Cái

được ghi nhớ khá lâu ở họ là những kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp,
chun mơn. Ở họ, trí nhớ dài hạn tốt hơn trí nhớ ngắn hạn: những kỷ niệm cũ
họ rất lâu, cụ thể, chi tiết, trong khi đó những thơng tin mới tiếp thu thì lại hay
qn.
-


Tính sáng tạo và hiểu biết: Nghiên cứu cho thấy rằng sản phẩm sáng

tạo đạt đỉnh điểm vào cuối đầu tuổi trưởng thành hoặc đầu tuổi trung niên và
sau đó giảm sút nhưng đỉnh điểm hoạt động thay đổi khác nhau trong các môn
học và nghề nghiệp (Simonton 1997; Dixon & Hultsch, 1999). Hiểu biết liên
quan đến khả năng trở thành chuyên gia trong cuộc sống hơn là bản thân độ
tuổi. Ba yếu tố giúp con người trở nên hiểu biết là điều kiện cá nhân nói
chung, điều kiện thành thạo cụ thể và bối cảnh cuộc sống tạo điều kiện thuận
lợi. (Smith & Baltes 1990; Balters & Staudinger, 1993)
• Sự thay đổi về nhu cầu và định hướng giá trị
-

Về nhu cầu: NCT vẫn cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh

thần cũng như nhu cầu xã hội. Những thay đổi trong nhu cầu của NCT thể


6

hiện ở những phương diện sau:
+ Nhu cầu về vật chất khơng cao như khi cịn làm việc nhưng nhu cầu giao
lưu, tiếp xúc thường xuyên với bạn bè, người thân vẫn ở mức cao.
+ Nhu cầu được tôn trọng là một trong những nhu cầu nổi bật ở NCT. Họ
mong muốn gia đình và xã hội tơn trọng tuổi tác và cống hiến của họ, không
lãng quên họ, không coi họ như những người thừa hay gánh nặng của gia đình
và xã hội.
+ Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe: Tuổi già thường đi kèm với bệnh tật, do
đó NCT rất quan tâm đến sức khỏe của mình. Nhiều NCT đã có thái độ tích
cực trong phịng ngừa và chữa trị bênh tật cho bản thân. Họ tích cực tập thể

dục và tuân thủ chế độ điều dưỡng, dinh dưỡng, sinh hoạt nhằm duy trì sức
khỏe. Họ mong muốn gia đình và xã hội quan tâm hơn đến sức khỏe của
mình.
+ Nhu cầu được sống gần gũi với con cái, người thân, quen: Trừ một số rất ít
người muốn sống độc lập, cịn lại đa số NCT đều thích sống chung hoặc sống
gần với con cái. Điều này minh chứng cho nhu cầu giao tiếp và nhu cầu được
quan tâm, chăm sóc của họ vẫn cịn cao. Sống gần gũi với người thân giúp họ
giảm được cảm giác cô đơn và lo âu, tâm trạng bi quan, tuyệt vọng, đồng thời
củng cố tinh thần lạc quan, yêu đời và cảm giác có ích.
+ Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội ở nhiều NCT vẫn còn ở mức độ cao:
Tuy hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ của NCT hầu như đã ngừng khi nghỉ
hưu, nhưng họ vẫn thích tham gia hoạt động đoàn thể như sinh hoạt Đảng,
sinh hoạt Hội Người cao tuổi, cũng như mong muốn đóng góp và các hoạt
động xã hội như phong trào khuyến học, khuyến tài, xóa đói, giảm nghèo, làm
từ thiện …
-

Về định hướng giá trị: Cùng với sự biến đổi về nhu cầu, định hướng giá

trị của NCT có sự thay đổi quan trọng thể hiện ở những khía cạnh sau:
+ NCT thường coi trọng những giá trị gia đình truyền thống: Họ muốn duy trì


7

truyền thống gia đình, dịng họ, q hương. Họ quan tâm đến việc xây dựng
gia đình đồn kết, giữ gìn gia phong, giữ gìn truyền thống hiếu học, cần cù, tự
lập, tự cường, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau …
+ NCT coi trọng những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần. Họ thường tự hào về
những đức tính tốt đẹp mà bản thân duy trì được để làm gương cho con cháu.

Sự quan tâm dạy bảo con cái về cách cư xử có đạo đức là một trong những
biểu hiện của sự coi trọng các giá trị này ở NCT.
1.4. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Đối với NCT nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân quan trọng gây nên rối
rối loạn lo âu, trầm cảm là các sang chấn tâm lý, nhất là các sự kiện bất
thường trầm trọng trong cuộc sống cá nhân.
Sự cô đơn như một nỗi ám ảnh đối với NCT, được thể hiện ở nhiều khía
cạnh khác nhau như vấn đề về hưu, phải đi xa nhà, ly hôn, người thân chết,
xung đột trong hôn nhân, gia đình, bị ngược đãi…hoặc sau những sự kiện
khơng may xảy ra với mình như là tai nạn giao thơng, thảm họa thiên nhiên,
mất mát tiền của hoặc một bệnh lý nặng xảy ra với người thân của mình như
là ung thư dạ dày, u não... và họ lo lắng là mình có thể cũng bị những bệnh
nặng như vậy.
Tuổi và giới: Rối loạn lo âu, trầm cảm ở NCT thay đổi theo độ tuổi. NCT
từ 60 - 69 có tỷ lệ lo âu, trầm cảm cao hơn so với người trên 70 tuổi do nhóm
tuổi này bắt đầu bị sang chấn về hưu, mất người thân hay bắt đầu suy giảm
đáng kể về sinh lý (Newman S. C, 2005). Tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm cao
hơn ở phụ nữ. Các nghiên cứu ở NCT cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm ở
phụ nữ cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ
mang thai, sau sinh.
Yêu tố về gia đình: Vai trị của gia đình rất quan trọng trong sự ổn định
cảm xúc ở NCT. Đây là mơi trường NCT được chăm sóc, an tồn và thỏa mãn
được các nhu cầu thích hợp cho NCT. Gia đình đầm ấm sẽ phát huy đuọc


8

tiềm năng về cơ thể, tâm lý. Ngược lại, gia đình thiếu tình thương, xung đột,
bạo lực, thì NCT khơng có được cảm giác an tồn, nghi ngờ cuộc sống, cô
đơn, buồn chán.

Vấn đề kinh tế và nghề nghiệp: Ở giai đoạn tuổi già con người phải trải
qua nhiều stress trong cuộc sống. Chẳng hạn, sau khi nghỉ hưu, phần lớn
người già có cảm giác mình khơng cịn giá trị, bị lãng qn, khơng cịn được
người khác tơn trọng. Họ cảm thấy như mình bị mất đi tất cả: cơng việc, mối
quan hệ, quyền lực… Trong khi mọi người xung quanh vẫn bận rộn với cơng
việc thì người già “quanh quẩn với bốn bức tường”, những mối quan hệ giao
tiếp trước kia hầu như bị cắt đứt. NCT ít có cơ hội hòa nhập với đời sống kinh
tế - xã hội. NCT thường hay phàn nàn sự buồn chán và cô đơn về sự cách ly
với xã hội. Họ cho rằng những khó khăn về vật chất khơng đáp ứng được các
nhu cầu tất yếu của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như mong muốn. Tất cả đã
biến cuộc sống của họ trở nên ảm đạm, vô vị...
Vấn đề về hưu: Đây là giai đoạn vơ cùng khó khăn đối với NCT và là
giai đoạn có nhiều biến đổi tâm lý. Các rối loạn tâm lý này thường có liên
quan đầu tiên đến sự thích nghi với hồn cảnh sống mới khi họ phải chuyển từ
giai đoạn làm việc tích cực sang giai đoạn nghỉ hưu – giai đoạn nghỉ ngơi.
Những thay đổi nếp sống sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội, việc làm...có thể
trở thành một cú sốc lớn cho những người kém thích nghi hay chưa chấp nhận
được điều này dẫn đến buồn chán, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận. Đơi khi có
tâm trạng mặc cảm, tự ti, sống cơ độc...Những người về hưu ngồi ý muốn là
ảnh hưởng đến tâm lý nhất và dễ gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm (Gottfres
C.G, 1999).
Các bệnh của NCT: Các bệnh lý cơ thể là nguyên nhân dẫn đến các rối
loạn về cảm xúc, trong đó rối loạn lo âu, trầm cảm chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt ở
những người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim mạch,
đái đường, HIV/AIDS...Lo âu, trầm cảm có thể coi là phản ứng hay rối loạn


9

thích ứng mà yếu tố stress đây chính là vấn đề có một bệnh lý cơ thể.

Jacobson A.M (1993) cho rằng, lo âu, trầm cảm là do tình trạng căng thẳng vì
có một bệnh mạn tính hơn là do một bệnh thông thường. Một số bệnh tâm
thần thường gặp ở người cao tuổi là loạn tâm thần, trầm cảm, hoang tưởng, sa
sút tâm thần nhất là bệnh Alzheimer, rối loạn lo âu. Những người lo âu kéo
dài có kèm theo những biểu hiện buồn chán, bi quan về tương lai, những mặc
cảm tự ti... Lo âu thường là một dấu hiệu của trầm cảm ở người cao tuổi và có
thể làm tăng các triệu chứng thể chất. Các triệu chứng tâm lý và sinh lý khác
cũng xuất hiện nhưng ý nghĩa quan trọng của những triệu chứng này tùy
thuộc vào độ tuổi và cả người báo cáo triệu chứng (Wolfe và cs. 1996; Qualls
1999). Tỷ lệ trầm cảm của NCT trên thế giới nhìn chung cao. Ở Việt Nam tỷ
lệ mắc trầm cảm từ 60 tuổi trở lên là 36,9 % (Nguyễn Văn Siêm, 2010).
Nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm bao gồm sự mất cân đối trong chất
truyền thần kinh và các tác động tâm lý xã hội như sự mất mát và hệ thống
niềm tin bên trong (Beck 1967; Gaylord & Zung,1987).
Tóm lại, ở người cao tuổi cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối
loạn tâm lý thường gặp là trầm cảm và lo âu. Đặc điểm bệnh lý của người cao
tuổi là mắc nhiều bệnh cùng một lúc như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch não, đái tháo đường, Alzheimer, Parkinson, các bệnh
xương và khớp, bệnh phổi, phế quản, ung thư... Hậu quả là bệnh tật làm thay
đổi mạnh mẽ và sâu sắc tâm lý và nhân cách của người bệnh. Bệnh càng
nặng, càng kéo dài thì lo âu ở người cao tuổi càng trầm trọng. Ngoài việc cơ
thể lão hóa, tinh thần của người lớn tuổi cũng sẽ sa sút theo. Nhiều nghiên
cứu về người cao tuổi cho thấy, đây là giai đoạn phức tạp thay đổi nhiều yếu
tố sinh học, tâm lý, văn hóa, xã hội căng thẳng tác động đến sức khỏe tâm
thần như bệnh tuổi già gia tăng, sự lo lắng về già, bệnh của cha mẹ, cảm giác
cô đơn khi người vợ hoặc chồng chết, con cái khơng có bên cạnh, hơn nhân
khơng hạnh phúc của các con, khó khăn về kinh tế, thay đổi chức năng, vai


10


trị trong gia đình là các stress liên quan đến các triệu chứng lo âu. Tất cả các
yếu tố không thuận lợi trên tác động vào người cao tuổi và khi họ điều chỉnh
khơng phù hợp có thể xuất hiện các triệu chứng lo âu, trầm cảm ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của NCT.
1.5. Tình hình rối loạn lo âu của người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Theo thống kê ở Hoa Kỳ, 20 % người trên 55 tuổi có các rối loạn tâm
thần và tỷ lệ này trở nên phổ biến toàn cầu. Các rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn
và các ám ảnh sợ gây tác động xấu đến cuộc sống rất lớn ở 10 % người cao
tuổi.
Một số nghiên cứu khác về rối loạn lo âu của người cao tuổi đã tìm ra
bằng chứng về mối liên hệ giữa lo âu và hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi.
Những người cao tuổi nhận thức rõ biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của lo
âu và nhận được sự hỗ trợ xã hội (tư vấn, tham vấn, hỗ trợ xã hội) đã giảm
mức độ rối loạn lo âu (By John M. Grohol, Psy.D. on 14 Jul 2015, Published
on PsychCentral.com). Hellström & Hallberg (2001), điều tra những người
cao tuổi (độ tuổi từ 75 đến 99) và thấy rằng, tâm trạng chán nản, cô đơn, mệt
mỏi, mất ngủ và số lượng bệnh có liên quan đáng kể với chất lượng cuộc sống
thấp.
Lo âu và stress là hai dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ. Các
báo cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho hay: 19 triệu người Mỹ / 1
năm mắc phải các bệnh này. Năm 2000, chi phí (trực tiếp và gián tiếp) cho
việc chữa trị các bệnh này có thể tiêu tốn hơn 40 triệu USD. Nghiên cứu của
Lewis; Myrana: “Lão khoa và SKTT- các cách tiếp cận tâm lý xã hội tích
cực”(2010) mơ tả các vấn đề về tuổi già. Cụ thể là các vấn đề về rối loạn cảm
xúc, rối loạn chức năng não bộ và các mối quan hệ của những người lớn tuổi
đối với gia đình, người thân. Các tác giả đã chỉ ra những yếu tố trong chẩn
đốn, phịng ngừa và điều trị các rối loạn tinh thần ở NCT. Nghiên cứu đã



11

nhấn mạnh vai trị của chính phủ trong các trong các chương trình hỗ trợ và
các dịch vụ xã hội cho NCT [5].
1.5.2. Ở Việt Nam
Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy, tỷ lệ
bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là
rất cao, lên tới 40%.
Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi là mắc nhiều bệnh cùng một lúc như:
tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đái tháo
đường, Alzheimer, Parkinson, các bệnh xương và khớp, bệnh phổi, phế quản,
ung thư... Hậu quả là bệnh tật làm thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc tâm lý và nhân
cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý
càng trầm trọng.
Có 2 giai đoạn người cao tuổi hay bị rối loạn tâm lý, đó là độ tuổi từ 50
- 59 và tuổi trên 70. Các cụ bà thường mắc bệnh nhiều hơn các cụ ông. Những
người có trình độ học vấn thấp, hồn cảnh kinh tế khó khăn cũng dễ bị mắc
bệnh hơn. Những người bị mắc nhiều bệnh, kèm theo các chứng đau, phải
nằm viện nhiều lần cũng dễ bị rối loạn tâm lý hơn.
Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi rất phong phú và đa dạng. Những
biểu hiện nhẹ là khó chịu, lo lắng. Nặng hơn một chút là các biểu hiện rối loạn
thần kinh chức năng, với các biểu hiện suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh
tật. Nặng hơn nữa có thể có các trạng thái rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng
các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức. Trong đó rối loạn tâm lý
thường gặp nhất là lo âu. Các biểu hiện lo âu thường rất đa dạng, phức tạp.
Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư
tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô
miệng, đánh trống ngực. Lo âu có thể kéo dài, gây trở ngại rõ rệt đến sinh
hoạt, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội của bệnh nhân.

Một số nghiên cứu khác: Nguyễn Kim Việt (2006, 2008) nghiên cứu


12

đặc điểm các biểu hiện loạn thần trong rối loạn trầm cảm, điều trị trầm cảm và
rối loạn lo âu ở người cao tuổi [6]. Nguyễn Thị Minh Hương (2013) nghiên
cứu các yếu tố liên quan đến phát sinh trầm cảm ở người cao tuổi [5]. Nguyễn
văn Dũng (2014) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm ở NCT
cao tuổi và các biện pháp điều trị [2].
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm Thị
trấn Khe Tre và 9 xã: Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng Long,
Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Lộc, Hương Xuân, Hương Hữu.

Biểu đồ địa lý huyện Nam Đơng
Tổng diện tích tự nhiên 65.051,8 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp có
4.019,38 ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.799,31 ha, cịn lại là đất khác và chưa sử
dụng. Dân số 27.141 người, gồm 2 dân tộc chính là Kinh và Cơ tu, trong đó người
dân tộc thiểu số 12.351 người, chiếm 45%. Địa bàn huyện có 1 tuyến đường thơng
thương ra bên ngoài.


13

Về kinh tế, Nam Đơng cịn là huyện nghèo; phát triển chủ yếu là nông lâm - ngư nghiệp. Trong đó chủ yếu dựa vào lâm nghiệp là chính, như trồng
rừng, khai thác lâm sản, ngồi ra cịn phát triển theo hướng du lịch dịch vụ tuy
nhiên vẫn mang quy mơ nhỏ. Tổng sản phẩm bình qn đầu người 35 triệu
đồng/năm. Sản lượng lương thực có hạt 4.250-4.350 tấn/năm/tồn huyện.
Về xã hội: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,58%, tỷ lệ trẻ em dưới 5

tuổi suy dinh dưỡng 11,8 % (số liệu năm 2017). Tỷ lệ NCT toàn tỉnh Thừa
Thiên Huế chiếm trên 10,5%, tuổi thọ trung bình khá cao (73,4 tuổi). NCT
luôn phải đối diện với bệnh tật tuổi già, bình quân mỗi người phải chịu gần 15
năm chung sống với bệnh tật. Ở trên địa bàn huyện Nam Đơng, có 3.307
người cao tuổi chiếm 11,07% (số liệu 2018).
Về Y tế, Trung tâm Y tế huyện Nam Đông với 10 trạm y tế xã thị trấn;
được đầu tư xây dựng mới, 100% tầng hóa và kiên cố. Trang thiết bị được đầu
tư thích đáng, đội ngũ cán bộ gồm: 27 bác sỹ đại học và sau đại học, 8 dược
sỹ đại học và trung học, 24 nữ hộ sinh, 23 điều dưỡng và 69 cán bộ khác, đáp
ứng được yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phân tuyến kỹ thuật cũng như phòng chống
dịch bệnh và thực hiện các chương trình y tế, mục tiêu quốc gia và địa
phương có hiệu quả.


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, là người dân tộc
Cơ tu, có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại huyện Nam Đông.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người không sinh sống thường xuyên tại khu vực.
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn.
2.1.2. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu
* Quy trình chọn mẫu:
- Bước 1: Chọn xã điều tra: Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn ngẫu
nhiên 6/10 xã vùng trên thuộc huyện Nam Đơng, là các xã vùng khó khăn,

miền núi, có phần lớn người dân tộc Cơ tu. Các xã đó là: Hương Sơn, Thượng
Nhật, Thượng Lộ, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng.
- Bước 2: Chọn đối tượng nghiên cứu: lập danh sách tất cả những
người cao tuổi tại 6 xã nghiên cứu.
Áp dụng công thức: [13]
γ 2 p (1 − p )
n=
c2

Trong đó:
n: cỡ mẫu cần tính
p: 0,4 (chọn p = 0,4 theo thống kê của Viện Lão Khoa Việt Nam năm
2010)
γ : 1,96 (với khoảng tin cậy 95%)

c: khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của
quần thể chọn, chọn c = 0,05.
(1,96) 2 × 0,4 × 0,6
n=
= 368
(0,05) 2


15

Cộng thêm 10% có thể do mất mẫu.
Như vậy, số người cao tuổi cần nghiên cứu là 405 người.
Tại mỗi xã, lập danh sách người cao tuổi theo tiêu chuẩn đã nêu trên,
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn với số lượng tỷ lệ với từng xã.
STT




Số người dân

Hệ số tỷ lệ

Số người được chọn

tộc Cơ tu (A)

(A/B)

nghiên cứu

1

Xã Hương Sơn

1.543

2

Xã Thượng Lộ

1.398

3

Xã Thượng Quảng


1.273

4

Xã Thượng Long

2.766

5

Xã Thượng Nhật

2.322

6

Xã Hương Hữu

3.049

Tổng (B)

12.351

=0.125
=0.113
=0.103
=0.224


=0.188
=0.247

(Hệ số tỷ lệ x 405)
0.125 x 405=51
0.113 x 405=46
0.103 x 405=42
0.224 x 405=91
0.188 x 405=76
0.247 x 405=100

1

405

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phỏng vấn theo bộ câu hỏi sẵn có
- Cơng cụ thu thập thơng tin là phiếu phỏng vấn được soạn sẵn, các câu
hỏi được xây dựng theo các cấu trúc: câu hỏi đóng, câu hỏi mở.
- Danh sách người cao tuổi của 6 xã có người dân tộc thiểu số: Hương
Sơn, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng.
2.2.2. Phương pháp tiến hành
- Gặp Ủy ban nhân dân xã/thị trấn, Trưởng Trạm y tế, các cộng tác viên,
…. nắm danh sách các đối tượng theo tiêu chuẩn đã chọn.
- Sau đó chúng tơi trị chuyện với đối tượng được chọn, phỏng vấn và
điền trực tiếp vào phiếu phỏng vấn.
2.2.3. Xử lý số liệu


16


Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Sử dụng thống kê mô tả (tần số và tỷ lệ %).
Sử dụng test thống kê t test independent, ANOVA test với độ tin cậy
95%.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Tỷ lệ rối loạn lo âu của người cao tuổi
- Xác định tỷ lệ và các mức độ rối loạn lo âu thông qua bộ công cụ:
thang đo mức độ lo âu Zung (Self Rating Anxiety Scale) được thiết kế bởi
William WK Zung năm 1971 được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và có
độ tin cậy Cronbach’alpha >0,7 [6].
Thang đo gồm 20 câu hỏi, mỗi câu có 4 mức độ trả lời:
1. Khơng có;
2. Đơi khi
3. Phần lớn thời gian
4. Hầu hết hoặc tất cả thời gian
Tổng điểm của 20 câu hỏi là 80 điểm, được đánh giá theo 5 mức độ như
sau:
• Khơng lo âu : ≤ 40 điểm:
• Lo âu mức độ nhẹ : 41 - 50 điểm
• Lo âu mức độ vừa : 51 - 60 điểm
• Lo âu mức độ nặng : 61 - 70 điểm
• Lo âu mức độ rất nặng : 71 - 80 điểm
2.3.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu của người cao tuổi
Các biến số cần nghiên cứu
- Giới: Biến số nhị phân:
+ Nam
+ Nữ
- Nhóm tuổi: Biến số định tính, chia thành 3 nhóm tuổi:



17

+ Nhóm tuổi từ 60 dưới 75 tuổi
+ Nhóm tuổi từ 75 tuổi đến dưới 90 tuổi
+ Nhóm tuổi từ 90 tuổi trở lên
- Trình độ học vấn chia thành 4 nhóm: Biến số định tính
+ Nhóm Chưa bao giờ đi học
+ Nhóm Tiểu học
+ Nhóm THCS
+ Nhóm THPT trở lên
- Kinh tế bản thân chia làm 2 nhóm: Biến số nhị phân
+ Nhóm tự chủ
+ Nhóm phụ thuộc
- Kinh tế gia đình: Biến số nhị phân, chia làm 2 nhóm
+Nghèo,
+ Khá/giàu.
- Nghề nghiệp chính (trước kia): Biến số định tính, chia làm 4 nhóm
+ Nơng dân,
+ Cơng nhân,
+ Cán bộ,
+ Khác...
- Tình trạng hơn nhân: Biến số nhị phân, chia làm 2 nhóm
+ Sống với vợ/chồng,
+ Góa/ khơng kết hơn.
- Hồn cảnh sống: Biến số nhị phân, chia làm 2 nhóm
+ Sống một mình,
+ Sống với vợ chồng, sống với gia đình.
- Tiền sử mắc bệnh: Biến số nhị phân (có/khơng)
- Bệnh tăng huyết áp: Biến số nhị phân (có/khơng)

- Bệnh đái tháo đường: Biến số nhị phân (có/khơng)


×