Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trẻ không chịu đến lớp – Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.31 KB, 7 trang )



Trẻ không chịu đến lớp –
Biểu hiện của chứng rối
loạn lo âu

Khóc, lo sợ, giận dữ hay thậm chí run tay chân, đau
bụng, đái dầm… đều là những biểu hiện của trẻ khi rối
loạn lo âu. Những ngày đầu đến trường là thời gian bé dễ
gặp bệnh lý này.
Nhiều phụ huynh tìm đến buổi nói chuyện chủ đề “Rối loạn
lo âu ở trẻ khi bắt đầu đi học”do Trung tâm truyền thông –
Giáo dục sức khỏe TP HCM tổ chức cuối tuần qua để bày tỏ
lo lắng. Những câu chuyện được trình bày đều có một điểm
chung, là trẻ phản kháng bằng nhiều cách đối với việc phải
đến lớp.

Hà Vy (6 tuổi, quận Bình Thạnh) mỗi sáng khi mẹ đánh thức
để đi học là lại kéo chăn kín đầu, nói mình bị sốt. Nam (6
tuổi, quận 3) luôn về nhà rất hậm hực sau khi tan trường và
nhất quyết không chịu làm bài tập. Hay nghiêm trọng hơn,
Ngọc Phương (quận 2) dù đã học lớp 4 vẫn luôn kêu đau
bụng và vã mồ hôi mỗi lần thi học kỳ.
Phụ huynh cần trò chuyện, lắng nghe trẻ để hiểu những vấn
đề trẻ gặp phải
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, giám đốc Trung tâm giám định
pháp y tâm thần TP.HCM cho biết đó rất có thể là những
biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. “Lo âu là một trạng thái
tâm lý bình thường ở mọi người,trẻ em không phải ngoại lệ.


Nếu kéo dài và không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến lo âu
bệnh lý, có thể gây trầm cảm và rối loạn tâm thần thực sự”,
bác sĩ này nói.
Bác sĩ Quang nhận định, sự lo âu của trẻ xuất phát từ việc sợ
sự chia ly. Khi phải xa cha mẹ, đến với môi trường mới trong
một thời gian dài, trẻ sẽ lâm vào tình trạng hoảng sợ. Nhất là
khi vào tiểu học, trẻ không còn được chăm sóc kỹ lưỡng như
lúc ở nhà hay học mầm non.
Lúc này, trẻ dễ coi môi trường mới là mối đe dọa với mình
và truyền cảm xúc giận dữ về phía cha mẹ. Nếu các bậc cha
mẹ không hiểu tâm lý, sẽ la mắng con là hư hỏng, không
nghe lời, gây rạn nứt tình cảm và khiến cho tình hình trầm
trọng hơn.
Ngoài ra, sự rối loạn lo âu ở trẻ đôi khi còn đến từ chính sự lo
âu của các bậc cha mẹ khi chuẩn bị cho con đi học. “Nếu trẻ
thấy cha mẹ mình tất bật chuẩn bị đủ thứ, mặt mày lúc nào
cũng căng thẳng, hẳn sẽ nghĩ rằng mình sắp được đưa đến
một nơi rất không an toàn”, bác sĩ Quang nói.
Rối loạn lo âu có thể đi kèm với trầm cảm, rối loạn tăng động
giảm chú ý (ADHD) khiến cho trẻ không tập trung khi học
tập, dẫn đến kết quả không tốt. Biểu hiện của trẻ lúc này là
không kiềm chế được hành vi và lời nói trong lớp, hay phá
bạn, không thể ngồi yên để viết bài.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Những phản ứng chống đối của trẻ khi đến trường có thể là
biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
Mặt khác, trẻ không có khả năng tự làm những việc đơn giản
như sắp xếp quần áo, sách vở, đồ chơi. “Những biểu hiện này

không thực sự rõ rệt và na ná nhau ở nhiều bệnh lý, khiến cho
nhiều phụ huynh không nhận ra và chỉ tìm đến bác sĩ khi
bệnh của trẻ đã trầm trọng”, bác sĩ Ngọc Quang cho biết.
Việc phòng tránh và điều trị chứng bệnh này ở trẻ cần có sự
phối hợp tốt giữa nhiều phía: gia đình, thầy cô, bạn bè, bác sĩ
và bằng nhiều phương pháp.
Cha mẹ khi chuẩn bị cho trẻ đến trường cần trò chuyện trước
để tạo cho trẻ sự yên tâm và hứng thú như “Đi học là để tự
biết đọc truyện một mình, không cần mẹ giúp”. Trẻ em
thường thích thú khi được xem là trưởng thành, vì vậy đừng
quên nói với trẻ những câu khuyến khích như “Ngày mai Bin
đi học, Bin thành người lớn giống như chị hai”. Ngoài ra, tìm
cho trẻ những người bạn đồng lứa để cùng đi học, làm bài
cũng khiến trẻ hứng thú hơn với việc đến trường.
“Đừng tạo áp lực cho trẻ vì tham vọng của cha mẹ muốn trẻ
học giỏi hơn bạn bè cùng lứa. Nếu trẻ gặp khó khăn trong
học tập, hãy chấp nhận kết quả ấy, trò chuyện với trẻ để tìm
ra vấn đề và cải thiện dần. Hãy cùng chơi, trò chuyện với trẻ
và quan sát biểu hiện để kịp thời phát hiện ra những bất
thường và tìm cách điều trị. Cuối cùng, có thể đưa trẻ đến
gặp bác sĩ tâm lý”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang đưa ra lời
khuyên.

×