Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

skkn Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.07 KB, 20 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra đang
diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Đại dịch này được phát hiện lần đầu tiên tại thành
phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan
ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Ngày 01/02/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký
quyết định công bố dịch viêm phổi Vũ Hán (hay cịn gọi là dịch viêm đường hơ hấp
cấp) do chủng mới của virus Corona gây ra và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, các cơ sở y
tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm.
Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) đã cơng bố tên gọi chính thức của bệnh viêm
đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (từng được tạm gọi là 2019-nCoV) là
Covid-19. Đến nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin phịng bệnh, do đó trong giai
đoạn này việc phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một
cán bộ quản lý, Hiệu trưởng của trường mầm non tôi nhận thức được ý nghĩa to lớn,
lợi ích của việc “phịng bệnh hơn chữa bệnh” đặc biệt với Covid-19.
Năm học 2019 - 2020 này, trường tôi đang nuôi dạy gần 500 trẻ mầm non, các
con đều ở lứa tuổi rất nhỏ, sức đề kháng chưa cao, nếu khơng được chăm sóc cẩn
thận, chu đáo sẽ dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong thời điểm thế giới bùng phát dịch
Covid- 19 và lan truyền vào Việt Nam, tơi đã rất trăn trở tìm mọi cách để giữ vững,
không cho dịch bệnh xảy ra. Tôi đã suy nghĩ, phối hợp với các cơ quan, ban ngành và
chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện các biện pháp để phòng
chống bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất.
Sau một quá trình nghiêm túc tìm hiểu và triển khai thực hiện, tơi đã tìm ra một
số cách làm hay, khoa học và đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên và căn cứ vào kết quả
thực hiện cho đến nay, tôi đã nung nấu ý tưởng và lựa chọn cho mình đề tài “Một số
kinh nghiệm trong cơng tác phịng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19
tại trường mầm non” để các đồng chí và các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến cơng tác phịng chống
bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non
1.1 Cơ sở lý luận
Về chủng mới virus corona COVID-19 là loại virus mới thuộc chủng corona,
ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV. Tổ chức y tế thế giới WHO trước đó đã tạm đặt tên
cho virus là “2019-nCoV”, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết họ tạm gọi nó
là “viêm phổi virus corona mới” hoặc NCP. Ngày 11/02/2020, người đứng đầu
WHO, ông Tedros Adhanom đã công bố tên mới của virus trong một cuộc họp báo ở
Geneva là COVID-19. Ông Tedros cho biết “CO” là viết tắt của “corona”, “VI” cho
“virus” và “D” cho “disease” (căn bệnh), trong khi 19 viết tắt cho năm, vì dịch bệnh
lần đầu tiên được xác định vào ngày 03/12/2019
Virus COVID-19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây
lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng
mới hồn tồn chưa được xác định trước đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV,
COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người
sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Virus COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính:
- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt
hơi, sổ mũi).
- Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người
bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
- Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vơ tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm
virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
- Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi
nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Các triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do đó để
xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứng COVID-19
có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Đau nhức đầu, khó chịu



- Sốt cao (trên 38 độ)
- Chảy nước mũi
- Ho hoặc đau họng
- Cảm thấy khó thở
- Đau cơ, mệt mỏi
Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác
nhau.
Thời gian ủ bệnh COVID-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc này, trong cơ thể đã có
virus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi khởi phát, COVID-19 sẽ gây sốt, tổn
thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tử vong,
nhất là các trường hợp có bệnh nền.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Bệnh viên phổi Covid-19 được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ
Bắc, miền trung Trung Quốc. Tính đến 6 giờ 16 phút ngày 18/02/2020, tổng số người
tử vong trên tồn thế giới vì dịch này là 1.868 người, tổng số ca nhiễm là 73.348,
trong đó Trung Quốc 1.863 người tử vong. , Philippines 1 trường hợp tử vong; Hồng
Kông (Trung Quốc) 1 trường hợp tử vong, Nhật Bản 1 người tử vong, Pháp 1 người
tử vong, Đài Loan 1 người tử vong.
Việt Nam ghi nhận 16 người nhiễm virus Corona: Trong đó: 2 cha con người
Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện); 6 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán,
Trung Quốc (4 người đã khỏi và xuất viện); 6 người Việt Nam có tiếp xúc gần với
bệnh nhân dương tính với virus Corona (1 người đã khỏi và xuất viện); 1 người Mỹ
đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; 1 bệnh nhi 3 tháng tuổi,
có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm virus Corona. Các tỉnh có người mặc Covid 19:
Vĩnh Phúc (11), TPHCM (03), Khánh Hịa (01), Thanh Hóa (01)Hà Nội hiện chưa
phát hiện ca nhiễm nào, nhưng có một số bệnh nhân đã từng ghé Hà Nội.
Covid-19 là căn bệnh được phát hiện tính đến nay mới hơn 2 tháng nhưng hậu
quả thiệt hại của nó mang đến cho lồi người là vơ cùng lớn, nhưng lại chưa hề có
thuốc để phịng, trong khi sức lây lan trên thế giới lại rất nhanh và rộng.



Như chúng ta đã biết, ba phương thức lây truyền chủ yếu của Covid- 19 là: qua
khơng khí, tiếp xúc với người bệnh và các bề mặt có virut bám dính, vậy muốn phịng
bệnh tốt nhất thì phải hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm.
2. Thực trạng công tác phịng chống bệnh viêm đường hơ hấp cấp Covid19 tại trường mầm non:
Để nghiên cứu và thực hiện tốt đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của
nhà trường và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
- Cơng tác phịng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 đang là mối
quan tâm của toàn xã hội và các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao như UBND Thành
phố, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng GD và ĐT quận, Trung tâm Ytế
quận…
- Bản thân tôi và Ban giám hiệu của trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá
cao tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cho trẻ mầm non. Xác định được sự
nguy hại của dịch bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ đầu
khi dịch mới được công bố, tôi đã có kế hoạch chỉ đạo tồn trường thực hiện tốt cơng
tác phịng chống bệnh dịch. Ngồi ra, trường có lợi thế tập trung tại một điểm duy
nhất, hiện đang chăm sóc, ni dạy gần 500 cháu từ 2 đến 5 tuổi với 13 lớp, 4 khối:
nhà trẻ, bé, nhỡ, lớn, nên cũng thuận tiện khi triển khai.
- Tập thể CBGVNV nhà trường nhiệt tình trong cơng việc, ln sắn sàng tham
gia và ứng phó kịp thời các hoạt động phịng tránh bệnh.
2.2. Khó khăn:
- Dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra là
căn bệnh lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam nói riêng và 29 nước trên thế giới nói chung,
nhưng diễn biến rất nhanh và phức tạp, có nguy cơ lan nhanh trên diện rộng.
- Trường Mầm non Hoa Sen nằm trên địa bàn gần đê sông Hồng, là nơi dân cư
đông đúc, chủ yếu là dân lao động và nhiều đối tượng KT3 từ nơi khác đến, chính vì
vậy địa bàn này rất dễ bị ảnh hưởng mỗi khi có dịch.
- Đối tượng được quản lý, chăm sóc, ni dưỡng của chúng tôi là trẻ mầm non,

sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về căn bệnh cũng rất hạn hẹp. Đặc biệt, trẻ không


ý thức được về sự an tồn, trẻ ln cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác nên cần
được giám sát một cách thường xuyên.
- Môi trường sinh hoạt, học tập là nơi tập trung đông người, dễ phát sinh lây
lan (nếu có người mắc bệnh)
- Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh không đồng đều, một số phụ
huynh sự hiểu biết phòng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người cịn thờ
ơ, khơng quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. Một số phụ huynh của trường
là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm hiểu về tình hình dịch bệnh và thời gian
dành cho con cũng không nhiều. Đó chính là khó khăn chính mà tơi gặp phải khi thực
hiện đề tài này
3. Các biện pháp đã tiến hành:
Với những diễn biến phức tạp và sự nguy hiểm của dịch này, ngay từ những
ngày đầu, khi các cơ quan chức năng phát hiện và cơng bố có dịch, tôi đã chỉ đạo
CBGVNV trường Mầm non Hoa Sen luôn làm tốt cơng tác phịng tránh với những
biện pháp nghiêm ngặt mang tính chủ đạo để ngăn ngừa như:
1. Biện pháp: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 tại trường mầm
non
2. Biện pháp: Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19
3. Biện pháp: Tổ chức thực hiện cơng tác phịng chống dịch Covid-19
4. Biện pháp: Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cơng tác phịng
chống dịch Covid-19
5. Biện pháp: Theo dõi, cập nhật thơng tin chính thống về Covid- 19 để nắm
được tình hình và diễn biến của dịch bệnh
6. Biện pháp: Triển khai tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh
và cộng đồng thực hiện theo khuyến cáo
7. Biện pháp: Làm tốt cơng tác tun truyền phịng chống dịch trong nhà
trường và cộng đồng

3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 tại
trường mầm non:


Ngay từ khi các cơ quan chức năng công bố về dịch Covid-19, căn cứ Công
điện số 42/CĐ-BGDĐT ngày 28/1/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng
chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Công văn số 293/UBND-KGVX ngày 21/1/2020 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc tăng cường cơng tác phịng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút xâm nhập;
Công văn số 300/SGDĐT-CTTT ngày 30/01/2020 của Sở giáo dục và Đào tạo Hà
Nội về việc tăng cường cơng tác phịng, chống dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp;
thực hiện theo kế hoạch số 31/KH - UBND ngày 22/01/2020 của ủy ban nhân dân
Quận Hoàn Kiếm về việc phịng chống bệnh viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới
của vi rút Corona (nCoV) và công văn số 18/PGDĐT ngày 31/01/2020 về việc Tăng
cường cơng tác phịng chống dịch viêm đường hô hấp cấp, tôi đã khẩn chương xây
dựng kế hoạch phịng chống dịch bệnh Viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona (nCoV) trong nhà trường như sau:
* Mục tiêu:
- Không để dịch Covid-19 lan rộng, hạn chế thấp nhất hậu quả do dịch bệnh
gây ra.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học
sinh trong nhà trường về các biện pháp chủ động phòng chống dịch Covid-19.
- Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 trong nhà
trường; những người có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày trước khi
phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
- Đảm bảo môi trường vui chơi, học tập của trẻ luôn được vệ sinh, an toàn.
* Nhiệm vụ trọng tâm:
- Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của BCĐ phòng dịch của UBND Thành
phố, của UBND Quận, các quyết định của ngành và cơ quan y tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ CBGVNV, phụ huynh và học

sinh về biện pháp phịng chống dịch bệnh Viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới của
vi rút Corona (nCoV). Kịp thời thơng báo với cơ quan y tế có thẩm quyền để xử lý
triệt để.


- Thực hiện nghiêm túc việc khử khuẩn toàn bộ đồ đồ dung đồ chơi và các khu
vực trong trường bằng dung dịch Cloramin B khi khơng có học sinh, vệ sinh toàn bộ
nhà trường trước và sau khi khử khuẩn, tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường,
thường xuyên quan tâm tới vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ dễ lây truyền bệnh như tay
nắm cánh cửa; ca cốc, bát thìa; khăn mặt, khăn lau; đồ chơi trong lớp, ngoài trời…
- Tăng cường giáo dục và tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa
tay bằng xà phòng, súc họng bằng nước muối… dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách,
che miệng khi ho, hắt hơi,… giáo dục trẻ các nguy cơ có thể lây truyền bệnh.
- Phối hợp với trung tâm y tế quận, trạm y tế phường trong việc thực hiện các
biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và trong cộng đồng.
- Làm tốt công tác tuyên truyền để vận động phụ huynh cùng tham gia trong
cơng tác phịng chống dịch.
* Tổ chức thực hiện:
Thời gian

Nội dung công việc
Người thực hiện
Xây dựng kế hoạch; phổ biến qn triệt cơng Đ.c Hiệu trưởng
tác phịng chống dịch bệnh

31/01/202

Tuyên truyền cách giữ vệ sinh cá nhân để Giáo viên các lớp

0


phòng chống dịch bệnh
Tổng vệ sinh toàn toàn bộ các khu vực của Toàn thể CBGVNV
nhà trường trước và sau khi khử khuẩn

Các ngày
thứ bảy

Phối hợp trung tâm y tế quận phun khử - Đc nhân viên y tế
khuẩn tồn bộ nhà trường
Xây dựng thơng báo, cập nhật, viết bài đưa

- Đc bảo vệ
Đc tổ trưởng

tin cơng tác phịng chống dịch bệnh của nhà chun mơn
trường gửi toàn thể CBGVNV và CMHS

Đc phụ trách

qua Website, fanpage; bảng thơng tin nhà trang Web
trường, nhóm thơng tin các nhóm lớp…

GVCN các lớp


Thời gian

Nội dung công việc
Người thực hiện

Tăng cường công tác theo dõi giám sát

Trong các thường xuyên tình hình dịch bệnh:
ngày nghỉ

Theo dõi, lấy thông tin về sức khỏe

GVCN các lớp

của học sinh
Theo dõi sức khỏe cán bộ, giáo viên, - Đc nhân viên y tế
nhân viên tồn trường
Lấy thơng tin phụ huynh, học sinh,

GVCN các lớp

CBGVNV đi từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc
với những người tại vùng dịch.

- Đc nhân viên y tế

Tổng hợp và báo cáo tình hình học
sinh, CBGVNV nhà trường trước 8h sáng và
15h chiều hang ngày, thông báo công khai
trong trường báo cáo nhanh với PGD
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền:

Đc phụ trách

Cập nhật thơng tin thường xun về trang Web

tình hình dịch bệnh và cách phịng tránh tại
các nguồn tin chính thống đăng tải trên trang
web và tuyên truyền trên các nhóm truyền
thơng của các lớp

GVCN các lớp

Giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh
thân thể, biết các kỹ năng rửa mặt rửa tay,
biết các biện pháp phòng chống dịch
- Tổ chức đo thân nhiệt cho trẻ và yêu cầu - Ban Giám hiệu
Các

ngày rửa tay xà phòng ngay tại sân tầng 1 trước - Đc nhân viên y tế

trẻ đi học

khi lên lớp.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe
của học sinh khi ở trường.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện cơng tác
phịng chống dịch bệnh trong nhà trường.
- Tổ chức cho trẻ thường xuyên rửa tay xà

GVCN các lớp


Thời gian

Nội dung cơng việc

Người thực hiện
phịng, giáo dục cách giữ gìn vệ sinh cá nhân
và phịng bệnh.
- Kịp thời phát hiện những trẻ có biểu hiện
nghi ngờ lập tức cách ly và yêu cầu gia đình
cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe.
- Hạn chế phụ huynh vào trường và cho trẻ
chơi trong sân trường, yêu cầu phụ huynh
đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn trước
khi lên lớp.
- Vận động phụ huynh nộp tiền học bằng
hình thức chuyển khoản.
- Duy trì cơng tác vệ sinh, an tồn thực
phẩm, tang cường công tác vệ sinh, khử
khuẩn trường, lớp.

3.2. Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo cơng tác phịng chống dịch
Covid-19
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của virut Corona (Covid-19) gồm 11 đồng chí thành phần như sau:
1 - Đồng chí Hiệu trưởng: Trưởng ban
2 - Đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách ni dưỡng: Phó ban thường trực
3 - Đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục: Phó ban
4 - Đồng chí nhân viên y tế: Uỷ viên–Thư ký
5 - Đồng chí Chủ tịch Cơng đồn: Ủy viên
6 - Đồng chí Tổ trưởng tổ Văn phịng - Kế tốn: Ủy viên
7 - Đồng chí Tổ trưởng chun mơn dạy: Ủy viên
8 - Đồng chí Tổ trưởng chun mơn ni: Ủy viên
9 - Đồng chí Trưởng ban Thanh tra Nhân dân:
10 - Đồng chí Tổ phó chun mơn dạy: Ủy viên

11 - Đồng chí Tổ phó chun mơn ni: Ủy viên


Phân cơng trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban chỉ đạo như sau:
Đồng chí Hiệu trưởng – Trưởng ban: Phụ trách chung, có trách nhiệm cập nhật



kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Thực hiện sự chỉ đạo của Quận về các hoạt
động và cơng tác phịng chống dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới của
virut Corona (Covid-19)
Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách ni dưỡng - Phó ban thường trực: Chịu



trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện. Phối hợp với y
tế Phường, TTYT quận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của virut Corona (Covid-19). Thực hiện chế độ khai báo, thông tin,
báo cáo theo đúng quy định.
Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục – Phó ban: Phối hợp triển khai



các nội dung về cơng tác phịng chống dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp do chủng
mới của virut Corona (nCoV) đến toàn thể cá nhân trong tổ và toàn thể phụ huynh
học sinh. Triển khai nội dung giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tới các lớp.
Đồng chí nhân viên Y tế - Uỷ viên – Thư ký: Xây dựng các nội dung tun




truyền cho CB-GV-NV và tồn thể phụ huynh học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của
BGH về các hoạt động phịng chống dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp do chủng mới
của virut Corona (nCoV). Tổng hợp thông tin, báo cáo theo đúng quy định.
Các đồng chí Ủy viên: Thực hiện triển khai, kiểm tra, giám sát công tác thực



hiện phịng chống dịch của các tổ, các bộ phận theo kế hoạch, báo cáo kịp thời các
vấn đề phát sinh và tham mưu các biện pháp thực hiện.


3.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện cơng tác phịng chống dịch Covid-19



Tổ chức họp quán triệt nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới toàn thể
cán bộ, giáo viên nhân viên trong trường qua các cuộc họp Ban Giám hiệu – cấp ủy,
Hội đồng trường và toàn trường.
Ngày 31/1/2019 ngay sau khi tham gia các cuộc họp trực tuyến do Sở GD và



ĐT Hà Nội tổ chức, tơi đã tổ chức triển khai phổ biến tới tồn thể CBGVNV để mọi
người nắm bắt được tầm quan trọng và có biện pháp ứng phó, phịng chống bệnh tốt
nhất.


Phối hợp cùng Trung tâm Y tế quận tiến hành phun phun hóa chất khử khuẩn




bằng dung dịch CloraminB vào các ngày nghỉ cuối tuần, đảm bảo tất cả các khu vực,
các bộ phận, đồ dung đồ chơi trong lớp, ngồi trời, các phịng học, phịng chức năng
của nhà trường đều được khử khuẩn.
Tổ chức tổng vệ sinh hàng thường xun, ln đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tất cả



các khu vực, đặc biệt là vệ sinh trước và sau mỗi lần phun khử khuẩn.
Phân công lịch trực trong Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên nhân viên trong các



ngày học sinh nghỉ học, có sổ trực ghi lại tình hình dịch bệnh và tình hình nhà trường
trrong thời gian trực, đảm bảo các điều kiện an toàn và nắm bắt kịp thời chỉ đạo của
cấp trên và tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhà trường trong suốt thời gian trẻ nghỉ
học.
Chỉ đạo Ban giám hiệu, nhân viên y tế và nhân viên bảo vệ phối hợp tổ chức



đo thân nhiệt cho trẻ và yêu cầu rửa tay xà phịng ngay tại sân tầng 1 trước khi lên
lớp.


Khuyến khích phụ huynh hạn chế vào trường và hạn chế cho trẻ chơi trong sân
trường vào giờ đón trẻ, yêu cầu phụ huynh đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn trước
khi lên lớp. Vận động phụ huynh nộp tiền học bằng hình thức chuyển khoản.




Chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của học
sinh khi ở trường, tổ chức cho trẻ thường xuyên rửa tay xà phịng, giáo dục cách giữ
gìn vệ sinh cá nhân và phòng bệnh. Kịp thời phát hiện những trẻ có biểu hiện nghi
ngờ lập tức cách ly và yêu cầu gia đình cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe.



Chỉ đạo tổ nuôi thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng
cường thực hiện vệ sinh dụng cụ nhà bếp và đồ dùng ăn uống của trẻ. Đảm bảo an
toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đảm bảo nước uống, nước sạch đúng qui định.



Chỉ đạo nhân viên y tế hàng ngày theo dõi sĩ số, tình trạng sức khỏe của học
sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên khi đến trường. Tất cả các trường hợp bị sốt (trên
37 độ) hoặc bị cảm, cúm đều phải nghỉ ở nhà và yêu cầu đi khám tại cơ sở y tế, chỉ đi
học hoặc đi làm khi sức khỏe bình thường.



Tổ chức giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người đến từ vùng dịch để
hướng dẫn các biện pháp phòng chống nCoV, hướng dẫn cách tự theo dõi sức khỏe và


cung cấp số điện thoại để khai báo khi có sốt hoặc có biểu hiện bất thường về sức
khỏe.
Ngồi ra, theo dõi chặt chẽ và phối hợp quản lý tốt sức khỏe giáo viên, cán bộ,




nhân viên nhà trường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho
cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, Khi có bệnh dịch xảy ra tại trường, tuyệt
đối không giấu dịch, phải báo cáo ngay tới Ban giám hiệu và cơ quan cấp trên và phối
hợp cơ quan y tế địa phương giám sát, xử lý ổ dịch theo quy định, kiên quyết không
để dịch lây lan trong trường học…
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa



phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng phòng chống dịch
bệnh... (rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tuân thủ việc ăn
chín, uống chín, thay đổi thói quen có nguy cơ dẫn đến mất vệ sinh, an toàn thực
phẩm...). Thực hiện tốt việc rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch;
không dùng chung vật dụng cá nhân, thực hiện vệ sinh phòng bệnh theo khuyến cáo
của Bộ Y tế.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với



độ tuổi, thể trạng của trẻ để các con nâng cao sức đề kháng dự phòng dịch bệnh.
Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ



sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học và các quy định về phòng,
chống dịch bệnh trong trường học. Các cô giáo cùng cán bộ, nhân viên nhà trường
phải luôn đảm bảo cơ sở vật chất cửa trường luôn được khơ thống khang trang.
Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị




bệnh viêm đường hơ hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải
đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc...Cần che miệng và
mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán
các dịch tiết đường hô hấp.
Tổ chức hướng dẫn cho đồng chí nhân viên y tế cùng tồn thể cán bộ giáo viên



nhân viên nhà trường khi phát hiện trường hợp nghi mắc nCoV cần thực hiện việc
sau:




+ Thông báo ngay cho Trung tâm Y tế quận đồng thời chuyển bệnh nhân bằng
xe cấp cứu 115 đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để theo dõi, điều trị (địa
chỉ: thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh; số điện thoại liên hệ trước khi chuyển bệnh
nhân: 0243.581 0170);



+ Lập danh sách theo dõi sức khỏe tất cả những người tiếp xúc gần với ca
bệnh trong vịng 14 ngày tính từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân. Yêu cầu
những người này hạn chế đi lại và tiếp xúc gần với những người xung quanh, khơng
đến nơi đơng người.




+ Tư vấn cho người tiếp xúc gần những dấu hiệu của bệnh và các biện pháp
phòng chống, tự theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu nghi bệnh; cung
cấp số điện thoại để họ gọi khi cần; dừng theo dõi khi được Trung tâm Kiểm sốt
bệnh tật Hà Nội thơng báo kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV



+ Hướng dẫn cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh hạn chế đến khu chợ bán
đồ tươi sống, nơi tụ tập đông người; ăn chín, uống sơi, khơng tiếp xúc với động vật
và chất thải của động vật; hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hơ hấp cấp
tính; khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;
giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng
nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc
hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết qua
đường hơ hấp.



3.4. Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cơng tác
phịng chống dịch Covid-19



Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện thực hiện cơng tác
phịng dịch Covid-19:



Tăng cường trang bị trong trường các khẩu hiệu, pano, áp phích, các màn hình
thơng báo tun truyền về tình hình và cách phịng tránh dịch covid-19.




Trang bị cho phịng y tế và các lớp máy đo nhiệt độ hiện đại đảm bảo phát hiện
nhanh và chính xác các trường hợp có thân nhiệt trên mức trung bình



Trang bị cho tồn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường khẩu trang y tế
đủ dùng trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


Trang bị khẩu trang dự phòng cho phụ huynh và học sinh trong các trường hợp cần
thiết.


Dự trữ đủ nước tẩy, xà phòng, nước sát khuẩn và các loại dung dịch khử trùng
cần thiết đảm bảo không bị thiếu trong suốt q trình phịng bệnh.



Trang bị cho tất cả các lớp, các bộ phận, các khu vực trong trường bình sát
khuẩn khử trùng nhanh để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và khách
đến liên hệ với nhà trường có thể sát khuẩn tay nhanh bất cứ lúc nào.



Chuẩn bị sẵn sàng phịng cách ly, khu vực cách ly, phương án cách ly và các
điều kiện cần thiết để cách ly nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ và khẩn cấp.




Chỉ đạo CBGVNV đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh học
đường và an tồn trường học; bố trí nguồn nước sạch, xà phòng để học sinh, giáo
viên rửa tay thường xuyên; nước uống đảm bảo ln đủ và ấm.



3.5. Biện pháp 5: Theo dõi, cập nhật thơng tin chính thống về Covid-19 để
nắm được tình hình và diễn biến của dịch bệnh



Theo tôi, việc theo dõi và cập nhật thông tin về diễn biến của dịch bệnh Covid19 là vô cùng cần thiết. Hàng ngày, hàng giờ tôi thường xuyên theo dõi thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng như các báo, đài của Trung ương, các khuyến
cáo của Bộ Y tế, các chỉ đạo của thành phố, của quận…
Việc cập nhật thông tin giúp tôi nắm được sự nguy hiểm của đại dịch thông qua
các con số người nhiễm mới, người khỏi, người tử vong… tại các nguồn tin chính
thống, từ đó có các biện pháp tun truyền tới cán bộ, giáo viên nhân viên và phụ
huynh trong trường những thơng tin chính xác, tránh những thơng tin sai lệch gây
hoang mang trong cộng đồng.
3.6. Biện pháp 6: Triển khai tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh,
học sinh và cộng đồng thực hiện theo khuyến cáo



Các khuyến cáo phòng chống dịch covid-19:

1.


Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi
có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân
viên y tế.


2.

Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,
tránh chạm vào mắt, mũi miệng.

3.

Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử
dụng khăn giấy, hãy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.

4.

Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên
hàng khơng, đường sắt, ơ tơ và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

5.

Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.

6.

Khơng khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động
vật nuôi hoặc hoang dã.

7.


Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đơng người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu
chứng bệnh.



Hướng dẫn các biện pháp phịng bệnh:

1.

Thực hiện vệ sinh cá nhân.

2.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp
khơng có xà phịng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít
nhất 60% cồn).

3.

Người tiếp xúc gần với người bệnh/ nghi ngờ mắc bệnh nCoV trong vịng 14
ngày phải thơng báo cho các cơ sở y tế địa phương, phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp
xúc với người khác.

4.

Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.

5.


Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện cúm.

6.

Tập thể dục, ăn chín uống chín và đủ chất để tăng cường sức khỏe.

7.

Giữ nhà cửa sạch sẽ, thơng thống. Thường xun lau nền nhà, tay nắm cửa, bề
mặt các đồ vật bằng chất tẩy rửa.

8.

Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu: sốt, ho, khó thở.



Các biện pháp vệ sinh:

1.

Rửa tay
-

Bước1:làm ướt bàn tay bằng nước,lấy xà phòng và chà

lòng bàn tay vào nhau

2



- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay của bàn tay
kia và ngược lại
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay
- Bước

4:

Chà mặt ngồi các ngón tay của lịng bàn tay này vào lòng bàn tay kia
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lịng bàn tay kia và ngược lại
- Bước 7: Rửa sạch tay với vịi nước tới cổ tay và làm khơ tay
Lưu ý: Mỗi bước chà 5 lần, tổng thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30s
2.

Vệ sinh môi trường:

- Giữ nhà cửa sạch sẽ,thơng thống. Mở cửa chính, cửa sổ, đảm bảo thơng
thống để phịng tránh dịch bệnh.
- Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bề mặt các đồ vật,
đồ chơi của trẻ… bằng chất tẩy rửa thơng thường: javel, sunlight, xà phịng…
- Lau từ điểm ít bẩn đến nơi bẩn nhiều.
3.7. Biện pháp 7: Làm tốt cơng tác tun truyền phịng chống dịch trong
nhà trường và cộng đồng
Tôi nghĩ rằng nếu chỉ làm tốt tất cả các biện pháp phòng dịch nêu trên thì vẫn
chưa đủ, mà muốn lan tỏa tác dụng, để mọi người biết đến nhiều hơn thì phải thực
hiện thất tốt cơng tác tun truyền.
Chính vì lý do đó mà tôi đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
bằng nhiều hình thức phù hợp tuyên truyền, giáo dục cho trẻ, thực hiện tốt các hành
vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích

cực giữa nhà trường đến CBGVNV để phụ huynh nắm bắt. Các CBGVNV tham gia
tuyên truyền đến 100% các bậc phụ huynh thông qua nhóm Viber các lớp về phịng,
chống dịch bệnh. Tơi đã chỉ đạo CBGVNV làm tốt công tác tuyên truyền để phụ
huynh n tâm thơng qua các hình thức: đưa thơng tin lên màn hình ti vi thơng báo,
viết bài đăng tải trên trang website, khẩu hiệu trên bảng điện tử đèn LED ngoài cổng
trường, sưu tầm tranh ảnh, bổ sung góc tuyên truyền của trường và các lớp. Nhà
trường đã cập nhật thường xuyên những thông tin, diễn biến của dịch Covid- 19 để


truyền thơng, hướng dẫn, phổ biến. Ngồi ra cịn tích cực tuyên truyền về vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường trong nhà trường; nguyên nhân, cách phòng chống dịch
bệnh Covid- 19 cho các bậc phụ huynh.
Đồng thời, sẽ phối hợp với các nhà mạng nhắn tin truyền thông và thơng tin
qua các kênh thơng tin chính thống để tun truyền hiệu quả về phòng, chống dịch
bệnh cũng như diễn biến tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn. Tôi lưu ý nhắc cán
bộ giáo viên, nhân viên cảnh giác trước một số mạng xã hội đăng tải nhiều thơng tin
thiếu chính xác, suy diễn, tạo tâm lý bất an và tuyệt đối khơng đăng hình ảnh, tin,
chia sẻ, bình luận về những thơng tin sai sự thật. Phải biết chọn lọc, tiếp thu các
thơng tin chính thống do các cơ quan chức năng, các cơ quan thông tấn báo chí trung
ương và địa phương cung cấp.
Chỉ đạo tổ phụ trách truyền thông của trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên Website của
trường, cập nhật nhanh, kịp thời. Đồng thời, tôi cũng chỉ đạo các cô giáo thường
xuyên sử dụng tin nhắn để thông tin cho phụ huynh tình hình diễn biến của dịch bệnh
mỗi ngày. Nhà trường giao nhiệm vụ cho từng giáo viên phải tuyên truyền tới phụ
huynh các giải pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các con.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Đối với nhà trường:
Trong cơng tác phịng chống bệnh dịch Covid- 19 ở trường chúng tôi đã thu
được một số kết quả sau:

- Nhà trường đã thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa và các quy định về cách
phịng chống bệnh dịch. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững
các kiến thức về phòng chống bệnh dịch, không để xảy ra bệnh dịch trong trường.
- Thường xun báo cáo kịp thời cơng tác phịng chống dịch bệnh của trường
lên cấp trên.
Tất cả những biện pháp quyết liệt, đạt hiệu quả tốt trong công tác tăng cường
quản lý phòng chống dịch bệnh của nhà trường đã đạt hiệu quả cao. Đây là nguồn cổ
vũ đồng thời cũng chính là một trong những động lực để đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng chống dịch Covid- 19.


Hoạt động này đã tạo cơ hội để bản thân tôi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng
nghiệp.
4.2. Đối với phụ huynh:
- Các bậc cha mẹ trẻ nắm được các thơng tin chính thống về tình hình dịch
bệnh, có kiến thức và chủ động phối hợp cùng nhà trường đảm bảo sức khỏe cho bản
thân, cho học sinh và cộng đồng.
- Phụ huynh ngày càng tin tưởng và tín nhiệm nhà trường, tin tưởng vào công
tác quản lý, vào ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường
đối với học sinh, phụ huynh, cộng đồng và xã hội; tin tưởng trẻ được học tập trong
mơi trường, điều kiện đảm bảo an tồn.
4.3. Đối với trẻ:
- Sức khỏe của trẻ được đảm bảo, sự phát triển về thể chất và mọi mặt không bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
- Trẻ có nhận thức tốt hơn về cách phòng chống dịch bệnh và ý thức hơn trong
việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, về sinh mơi trường và nơi công cộng.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để thực hiện tốt cơng tác quản lý phịng chống trong giai đoạn dịch Covid- 19
bùng phát, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự phối hợp, sự ủng hộ

nhiệt tình của CB,GV,NV và tồn thể phụ huynh nhà trường của. Tôi và Ban giám
hiệu ln quan tâm chỉ đạo cơng tác chăm sóc sức khoẻ và phịng chống dịch bệnh,
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường, thường xun đơn đốc
các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ. Cho tới thời điểm hiện tại,
dịch Cocid-19 đã có những dấu hiệu khả quan và cơng tác phịng chống dịch của
nước nhà bước đầu đã đi vào kiểm sốt. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn vẫn cịn nên tôi
vẫn luôn chỉ đạo nhà trường phải thực hiện thật tốt cơng tác phịng tránh, khơng được
lơ là, chủ quan để ln có biện pháp ứng phó kịp thời.
2. Kiến nghị và đề xuất:
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã áp dụng thành công
trong cơng tác phịng chống dịch Covid-19 tại nhà trường trong thời điểm bùng phát


dịch bệnh. Tuy nhiên thành cơng đó mới chỉ là bước đầu, tơi rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh
nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC:
Ảnh 1: Tổ chức tập huấn các biện pháp phịng chơng Covid- 19 cho CBGVNV
Ảnh 2: Phối hợp với Trung tâm Y tế phun khử khuẩn 3 lần theo lịch
Ảnh 3: Giáo viên tổng vệ sinh lớp học
Ảnh 4: Tổng vệ sinh trước khi phun thuốc khử khuẩn
Ảnh 5: Thông báo tới phụ huynh
Ảnh 6: Website của trường liên tục cập nhật tình hình Covid- 19

Ảnh 7: Phun khử trùng trong lớp học
Ảnh 8: Phun khử khuẩn ngoài hành lang
Ảnh 9: Tổng vệ sinh trước khi phun khử khuẩn
Ảnh 10: Lau, rửa đồ dùng, đồ chơi sau khi phun khử khuẩn
Ảnh 11: Thường xuyên lau tay vịn cầu thang



IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tài liệu sưu tầm để xây dựng nội dung: Báo Giáo dục và Thời đai, báo
Dân trí
2. Tham khảo tài liệu trên internet
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.



×