Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu Luận PLDC Chức năng của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.86 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
*

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI

CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

Sinh viên thực hiện :

Võ Hoài Nam

Lớp:

IT1-02

Giáo viên hướng dẫn:

GV.TS. Nguyễn Văn Lâm

HÀ NỘI 6 – 2021


MỤC LỤC


Pháp luật đại cương

GV.TS.Nguyễn Văn Lâm



A. MỞ ĐẦU
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy
trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. V.I.Lê Nin cho
rằng: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khơng thể
điều hịa được. Bất cứ nơi đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan,
những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được thì Nhà nước xuất hiện. Từ
khi xuất hiện, nhà nước đã là tổ chức đặc biệt hơn các tổ chức xã hội khác. Điều
đó dẫn tới chức năng của nhà nước cũng đặc biệt.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm chức năng nhà nước:
Chức năng nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản, có tính định hướng
lâu dài, trong nội bộ quốc gia và trong quan hệ quốc tế, thể hiện vai trò của Nhà
nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Nhiệm vụ nhà
nước được hiểu là mục tiêu nhà nước cần dạt được, là những vấn đề đặt ra mà nhà
nước cấn phải giải quyết. Mục tiêu là những kết quả cần đạt dược xác định trước,
thể hiện ý chí chủ quan của con người.
Ví dụ: Tổ chức và quản lí kinh tế; Tổ chức và quản lí văn hố, giáo dục,
khoa học cơng nghệ; Bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của cơng dân... Chức năng nhà nước được hình thành một cách khách quan dưới
tác động của nhiệm vụ nhà nước.
Ví dụ: Sự xuất hiện nhiệm vụ phòng, chống bão lụt hay dịch bệnh... là
khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, do vậy các phương diện
hoạt động để thực hiện nhiệm vụ này cũng mang tính khách quan. Bên cạnh tính
khách quan, chức năng nhà nước cũng mang tính chủ quan. Tính chủ quan của
chức năng nhà nước phản ánh hoạt động của Nhà nước phản ánh ý chí, lợi ích của
con người.
Ví dụ: Việc lựa chọn hình thức, biện pháp thực hiện chức năng để đạt được
các nhiệm vụ đặt ra cũng thể hiện ý chí của Nhà nước, cán bộ, nhân viên nhà

nước.
Phân biệt chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước:
Nhà nước nào cũng có những nhiệm vụ chiến lược. Nhiệm vụ chiến lược
của nhà nước là các vấn đề chủ yếu nhất về đối nội, đối ngoại trong các khoảng
thời gian lâu dài mà nhà nước phải giải quyết để đạt được những mục tiêu cơ bản
mà mình đặt ra. Còn chức năng của nhà nước là hoạt động chủ yếu của nhà nước
nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược của nhà nước.
3
Võ Hoài Nam IT1-02


Pháp luật đại cương

GV.TS.Nguyễn Văn Lâm

Trong quan hệ giữa nhiệm vụ chiến lược của nhà nước và chức năng của
nhà nước thì nhiệm vụ chiến lược của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội
dung, hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước, còn chức năng của
nhà nước là “phương thức” thực hiện nhiệm vụ nhà nước.
II. Phân loại chức năng nhà nước
1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước
1.1 Chức năng đối nội:
Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu nhất, quan trọng nhất, mang
tính thường xuyên, liên tục, ổn định tương đối của nhà nước, nhằm giải quyết
những vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan tới quốc kế dân sinh ở trong nước.
Đơn cử các chức năng đối nội của Nhà nước Việt Nam bao gồm :
• Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, trấn áp sự
phản kháng, lật đổ, phản cách mạng.
• Tổ chức và quản lí văn hố, giáo dục, khoa học, cơng nghệ.
• Bảo vệ trật tự pháp luật, các quyển, lợi ích hợp pháp của cơng

dân.
• Tổ chức và quản lí kinh tế.
1.2 Chức năng đối ngoại:
Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu nhất, quan trọng nhất, mang
tính thường xuyên, liên tục, ổn định tương đối của nhà nước, nhằm giải quyết
những vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan tới quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới, vừa để phục vụ cho xâ dựng và pháp triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở
trong nức và bảo vệ tổ quốc, vừa vì phấn đấu vì những mục tiêu cao cả của thời
đại là hịa bình, ổn định, hợp tác, pháp triển, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội.
Ví dụ: Bảo vệ Tổ quốc; Hợp tác quốc tế với các nhà nước khác trên nguyên
tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp
vào cơng việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi.
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại liên quan chặt chẽ, hỗ trợ, tác
động lẫn nhau. Trong đó, chức năng đối nội giữ vai trị chủ đạo, có tính chất
quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc hoạch định và thực hiện chức năng
đối ngoại của Nhà nước ln phải xuất phát từ nội dung và tình hình thực hiện
chức năng đối nội. Thực hiện chức năng đối nội hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc
đẩy thực hiện tốt chức năng đối ngoại của Nhà nước. Kết quả, hiệu quả của việc
thực hiện chức năng đối ngoại sẽ góp phần tích cực đến việc thực hiện chức năng
đối nội của Nhà nước.
4
Võ Hoài Nam IT1-02


Pháp luật đại cương

GV.TS.Nguyễn Văn Lâm

2. Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực nhà nước

2.1 Chức năng lập pháp:
Chức năng lập pháp là mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong lĩnh vực
xây dựng pháp luật nhằm tạo ra những quy định pháp luật để điểu chỉnh những
quan hộ xã hội cơ bản, quan trọng trong xã hội. Đối với nước ta, chức năng này
chỉ do cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyển lực nhà nước cao
nhất là Quốc hội thực hiện. Sản phẩm của hoạt động lập pháp là các văn bản quy
phạm pháp luật như: Hiến pháp, bộ luật, luật được ban hành.
Ví dụ: Nếu muốn thiết lập trật tự quản lý nhà nước về môi trường, nhà nước
ban hành Luật Bảo vệ môi trường... Như vậy, thông qua hoạt động lập pháp, hệ
thống pháp luật ngày càng được củng cố và hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho việc thực hiện các chức năng nhà nước.
2.2 Chức năng hành pháp:
Chức năng hành pháp là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước, nhằm
tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, đồng thời ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các chủ thể khác chịu sự
quản lí của Nhà nước.
Chức năng hành pháp là hoạt động mang tính tổ chức, khoa học, tính chủ
động sáng tạo, được bảo đảm về phương diện bộ máy là các cơ quan hành chính
nhiều về số lượng, phức tạp vế cơ cấu, đa dạng về chức năng, nhiệm vụ và hình
thức, phương pháp hoạt động. Đối với nước ta, thuộc hệ thống này, ở trung ương
có Chính phủ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ như các bộ, cơ quan ngang bộ và
ở địa phương có ủy ban nhân dân các cấp.
Ví dụ: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Nhà nước đã ban hành
các văn bản pháp luật, nghị định, hay chỉ thị để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan tới y tế, xã hội,…
2.3

Chức năng tư pháp:

Chức năng tư pháp là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước nhằm

bảo vệ pháp luật, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các tranh chấp về các quyền
và lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế, lao
động, hơn nhân, gia đình...
Ở nước ta, chức năng tư pháp được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống cơ
quan xét xử là Toà án nhân dân các cấp. Ngồi ra, chức năng tư pháp cịn được
thực hiện bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật khác: Viện Kiểm sát, cơng an, thanh
tra và cơ quan tư pháp.
Ví dụ: Để thực hiện chức năng bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân
trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hiện nay, trước tiên, nhà nước ta cần ban
hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới y tế,
dược... Tiếp đó, nhà nước tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
về các hành vi có thể bị xử phạt vi phạm, thơng qua đó nhắc nhở người dân thực
5
Võ Hồi Nam IT1-02


Pháp luật đại cương

GV.TS.Nguyễn Văn Lâm

hiện đúng quy định như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, dãn cách xã hội... Tuy
nhiên, trên thực tế, có nhiều chủ thể lại thực hiện những hành vi vi phạm trật tự
quản lý mà nhà nước đặt ra. Lúc này, nhà nước có thể thông qua cơ chế tư pháp
để xử lý những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có tính chất hình sự như:
Trốn cách ly, khai báo gian dối... Tất cả đều góp phần giúp nhà nước thực hiện
hiệu quả chức năng bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân trong thời buổi
dịch bệnh Covid-19.
III. Các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng
nhà nước.
Một số yếu tố quy định chức năng nhà nước, bao gồm:

1. Bản chất nhà nước
Bản chất nhà nước là yếu tố tiên quyết quy định chức năng nhà nước, bởi
bản chất nhà nước thế nào thì chức năng nhà nước sẽ phát triển theo hướng như
vậy. Một nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân sẽ có những chức năng chủ
yếu liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội cho
người dân. Mặt khác, một nhà nước sinh ra chỉ để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị sẽ thực hiện các chức năng đàn áp, nô dịch để phục vụ tốt nhất cho
quyền lợi của mình.
Ví dụ: Nhà nước chủ nơ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ với
một mâu thuẫn gay gắt nên một trong các chức năng của nhà nước là duy trì sự
thống trị của giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ.
Ví dụ: Nhà nước xã hội chủ nghĩa khơng cịn có sự bóc lột giữa các giai cấp.
Chức năng của Nhà nước là thực hiện chức năng đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, thức hiện công bằng xã hội,
giải quyết sự hài hịa giữa lợi ích của nhà nước, cá nhân và cộng đồng.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ phát triển của
nó:
Thực tế cho thấy, nhà nước phải làm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc
rất lớn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, do đó, các nhà nước khác
nhau có thể có chức năng khác nhau.
Ví dụ, chức năng của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây khác với
chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Trong
một nhà nước cụ thể, ở các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng chức năng,
tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năng
cũng có thể khác nhau.
Ví dụ, trước năm 1986, quản lý, bảo vệ môi trường chưa phải là chức năng
của nhà nước ta nhưng hiện nay nỏ trở thành chức năng có tầm quan trọng đặc
biệt và khơng thể thiếu. Hoặc thiết lập và phát triển các mối quan hệ ngoại giao,
6
Võ Hoài Nam IT1-02



Pháp luật đại cương

GV.TS.Nguyễn Văn Lâm

hữu nghị và hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế là chức năng không thể thiếu của
các nhà nước đương đại...
3. Nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ:
Nhiệm vụ của nhà nước có ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng nhà nước.
Ví dụ: Trong giai đoạn chiến đấu chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay,
nhiệm vụ của nhà nước là kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan nên
chức năng bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người dân cần được triển khai thực
hiện mạnh mẽ hơn so với các chức năng khác;
4. Mối quan hệ giữa các chức năng của nhà nước:
Việc thực hiện một số chức năng nhà nước có thể ảnh hưởng đến việc thực
hiện các chức năng khác.
Ví dụ: Chức năng phát triển kinh tế mà khơng được đảm bảo thì tiềm lực về
tài chính của nhà nước sẽ không đủ để thực hiện chức năng bảo vệ mơi trường,
bảo vệ và phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện hoặc
mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản, chiến lược
của nhà nước. Do hoạt động quản lý xã hội của nhà nước hết sức đa dạng và phức
tạp dẫn có rất nhiều các để phân loại chức năng nhà nước. Chức năng nhà nước
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố về bản chất nhà nước, kinh tế, chính trị, xã hội.
Việc xác định rõ chức năng của nhà nước tạo điều kiện để nghiên cứu sâu về
lí luận này và đây còn là tiền đề để điểu chỉnh chức năng của nhà nước phù hợp
với thời đại, đảm bảo sự đi lên của nhà nước.


7
Võ Hoài Nam IT1-02


Pháp luật đại cương

GV.TS.Nguyễn Văn Lâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.
5.

GV. TS. Nguyễn Văn Lâm -Slide học phần PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Nhà xuất bản BÁCH KHOA HÀ NỘI -Giáo trình PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Xóm Luật- The Theory of State and Law -Xóm Luật
/> />
8
Võ Hoài Nam IT1-02



×