Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
Mã số: ................................
(Do HĐCNSK Sở GD&ĐT ghi)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11

Người thực hiện: NGUYỄN TRẦN KIM KIỀU
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ



(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến
 Mơ hình


 Phim ảnh

 Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2020 - 2021

MỤC LỤC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11

Người thực hiện: NGUYỄN TRẦN KIM KIỀU
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp giáo dục




- Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ



(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Năm học: 2020 - 2021


MỤC LỤC
Stt

Nội dung
PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Trang
1

1

1. Thực trạng về việc phát triển năng lực tự học môn Công nghệ
cho học sinh tại trường THPT Võ Trường Toản

1

2

a) Thực trạng về việc phát triển NLTH môn Công nghệ cho HS

tại trường THPT Võ Trường Toản

1

3

b) Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ

1

4

2. Nội dung giải pháp

2

5

a) Mục đích của giải pháp

2

6

b) Nội dung giải pháp

2

7


Cách thức thực hiện giải pháp

2

8

Các bước thực hiện giải pháp

2

9

Ưu, nhược điểm của giải pháp

10

10

3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra

11

11

a) Tính mới

11

12


b) Hiệu quả áp dụng

11

13

c) Khả năng áp dụng của sáng kiến

14

PHẦN KẾT LUẬN

15

14

1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng
sáng kiến

15

15

2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng
sáng kiến vào thực tiễn

15


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. THPT

Trung học phổ thông

2. HS

Học sinh

3. NLTH

Năng lực tự học

4. GV

Giáo viên

5. PPDH

Phương pháp dạy học

6. HĐHT

Hoạt động học tập

7. SGK

Sách giáo khoa

8. PHHS


Phụ huynh học sinh

9. PTDH

Phương tiện dạy học


1

II. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng về việc phát triển NLTH môn Công nghệ cho HS tại trường
THPT Võ Trường Toản
a) Thực trạng về việc phát triển NLTH môn Công nghệ cho HS tại trường
THPT Võ Trường Toản
Để đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển NLTH môn Công nghệ cho
HS trường THPT Võ Trường Toản, tôi đã dùng phiếu điều tra (Phụ lục 1) [1], dự giờ.
100% GV được khảo sát đều cho rằng rèn luyện NLTH cho HS là rất cần thiết
trong giai đoạn giáo dục hiện nay. Và GV cũng đã tổ chức các loại hình tự học cho HS,
tuy mức độ khơng được thường xuyên nhưng điều này chứng tỏ việc rèn luyện NLTH
cho HS đã từng bước được quan tâm và thực hiện.
Về việc sử dụng các PPDH tích cực: GV được khảo sát thường lựa chọn và sử
dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển NLTH cho HS. Các bước của quy trình
tổ chức bài học có thể tóm tắt như bảng 1.
Bảng 1. Quy trình tổ chức dạy học
Hình thức

Các bước
1

Tổ chức bài học có sự hướng

dẫn của GV

2

Mục đích, nội dung
Xác định nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu thơng tin bài học (cá nhân,
nhóm)

3
Thảo luận (nhóm, tổ, cả lớp)
4
Tổng kết và vận dụng
Về sử dụng các công cụ đánh giá khi đánh giá NLTH của HS, bài kiểm tra (trắc
nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan) được GV sử dụng thường xun, trong khi đó
hình thức sử dụng bảng kiểm quan sát và hồ sơ học tập của HS thì GV chưa bao giờ thực
hiện.
b) Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
- Ưu điểm:
Trong dạy học theo nhóm, HS phải tự học giải quyết nhiệm vụ học tập, địi hỏi sự
tham gia tích cực của các thành viên, có trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc
của mình.
Do có sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm HS có thể giải quyết được
nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp. HS chia sẻ và học tập lẫn nhau.
Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp cho HS.
HS dễ dàng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, HS có thể bộc lộ ý kiến cá nhân và lắng
nghe ý kiến của bạn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ
GV.
Rèn kỹ năng lắng nghe và chọn lọc thông tin từ bạn để bổ sung kiến thức, làm
phong phú thêm vốn hiểu biết cho bản thân.

- Nhược điểm:
Lớp học quá đơng khó tổ chức và quản lý hoạt động nhóm, dẫn đến giảm hiệu quả
của làm việc nhóm.


2

Có một vài thành viên ỷ lại khơng làm việc, có thể đi chệch hướng thảo luận do
tác động của một vài cá nhân.
Có hiện tượng một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nên
chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm.
HS chỉ quan tâm tới nội dung được giao chứ không quan tâm đến nội dung của các
nhóm khác khiến kiến thức khơng trọn vẹn.
Việc lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân
thì chưa cơng bằng và chưa đánh giá được sự nỗ lực của từng cá nhân.
Chỉ sử dụng công cụ bài kiểm tra (Trắc nghiệm và tự luận) thì chưa đủ để đánh giá
được NLTH của HS trong suốt quá trình học tập.
Việc áp dụng cứng nhắc các hình thức tổ chức và sử dụng quá thường xuyên thì sẽ
gây sự nhàm chán và giảm hiệu quả hoạt động của nhóm.
Trước thực trạng, ưu và nhược điểm trên thì việc đề xuất các giải pháp vừa nâng
cao được NLTH cho HS ở trường THPT vừa khắc phục được những nhược điểm còn tồn
tại là một việc làm hết sức cần thiết.
2. Nội dung giải pháp
a) Mục đích của giải pháp
Thiết kế các hoạt động học tập nhóm nhằm phát triển NLTH cho HS trong dạy
học môn Công nghệ 11.
b) Nội dung giải pháp
- Cách thức thực hiện giải pháp:
Tìm hiểu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển NLTH cho HS
THPT thông qua dạy học môn Công nghệ 11. Từ kết quả khảo sát, thực nghiệm khoa học

xây dựng một số hoạt động học tập nhóm theo định hướng phát triển NLTH môn Công
nghệ cho HS trong giai đoạn hiện nay.
- Các bước thực hiện giải pháp:
Bước 1: Xây dựng quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng
phát triển năng lực tự học


3

Hình 1. Quy trình thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH
Bước 2: Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực
tự học trong dạy học môn Công nghệ 11
* Loại hoạt động “Khám phá” (Dạy bài 25 – Hệ thống bôi trơn)
Em hãy hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Hướng dẫn nhóm HS tự học kiến thức về nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và quy trình
thay dầu nhớt cho động cơ xe máy)
Bước 1. Đặt vấn đề Khám phá
Hơm nay, Ba Bình thay dầu nhớt cho xe máy. Bạn Bình thấy ba làm các động tác tháo
các con ốc ở đáy phần máy mới thành thạo làm sao. Dầu từ trong máy chảy ra gần kín
hộp sắt để phía dưới. Ba nói với Bình: “Dầu ở xe máy của ba bẩn lắm rồi. Nếu để bẩn
như thế này là không tốt cho xe đâu”. Rồi ba hỏi Bình: “Con có biết tại sao động cơ xe
máy lại phải có dầu bơi trơn khơng?”. Em hãy giúp Bình trả lời câu hỏi của ba bạn nhé!
Bước 2. Thiết kế các hoạt động Khám phá
2.1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại hệ thống bôi trơn và cấu tạo của hệ
thống bôi trơn cưỡng bức
Đọc nội dung bài 25 và trả lời các câu hỏi sau:
1) Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống bơi trơn.
2) Trình bày cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
3) Tại sao phải thay dầu nhớt bôi trơn định kỳ cho động cơ xe?

2.2. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quy trình thay dầu nhớt cho xe máy
1) Xe máy chạy bao nhiêu km thì nên thay nhớt sẽ tốt nhất cho động cơ?
2) Kể tên các loại dầu nhớt bôi trơn động cơ xe máy có trên thị trường mà em biết?
3) Các bước thay dầu nhớt cho động cơ xe máy?
4) Tại sao nên thay dầu nhớt khi động cơ xe máy đang còn nóng?
5) Những điều cần lưu ý khi thay dầu nhớt cho động cơ xe máy?
2.3. Nhiệm vụ 3: Thực hành thay dầu nhớt cho động cơ xe máy
1) Mục đích: Luyện tập thay dầu nhớt cho động cơ xe máy (Có sự giám sát của người
lớn).
2) Dụng cụ:
– Ca hoặc thau để đựng nhớt cũ.
– Phễu để chúng ta châm nhớt mới vào.
– Khăn bẩn để lau nhớt.
– Khăn sạch để lau ốc xả.
– Que thăm nhớt.
– Tuýp để có thể mở ốc xả nhớt cũ nhưng tùy theo cỡ ốc xả nhớt của từng xe mà chúng ta
cần chuẩn bị cho mình tuýp mở tương ứng.
– Kềm mỏ bằng với nhiệm vụ mở và đóng lỗ châm nhớt.
- Dầu nhớt cho xe.
3) Cách tiến hành:
- Bước 1: Thực hiện xả nhớt cũ
+ Xác định vị trí ốc xả nhớt và đưa tuýp vào để mở. Khi mở thì lưu ý rằng với lực vừa
phải và đẩy chìa khóa về trước nếu như đang ở bên trái của xe. Khi chúng ta đã nới lỏng
được ốc nhớt thì dùng tay tháo hẳn ốc ra và cần tránh để rơi ốc vào thau đựng nhớt cũ
nhé.
+ Dùng kềm mở nắp châm nhớt và dùng que thăm nhớt để nhớt cũ chảy ra một cách


4


nhanh hơn. Lưu ý nếu muốn không bị trầy chi tiết nhựa ở thao tác này chúng ta có thể lót
thêm khăn sẽ giúp kềm khơng làm trầy.
+ Đợi đến khi thấy nhớt chảy giọt thì chúng ta nghiêng xe qua lại giúp cho nhớt cũ chảy
ra nhiều hơn. Thường thì chúng ta nên nghiêng sang mỗi bên khoảng 1 phút rồi làm với
bên còn lại vài lần sẽ giúp cho nhớt cũ xả sạch.
+ Sau khi hết nhớt cũ thì chúng ta rửa sạch cát bụi cịn bám ở trên ốc bằng dầu hôi và lau
khô. Dùng khăn sạch để lau hết đất bên trong chân răng và vặn ốc trở lại. Thao tác này
giúp hạn chế không để chất bẩn lọt vào trong động cơ và gây hư hỏng chân răng khi
chúng ta vặn ốc vào.
+ Khi siết ốc vào thì với lực vừa đủ chặt mà thơi khơng cần siết q mạnh vì có thể làm
cong vênh long đền hoặc tuôn răng.
- Bước 2: Tiến hành thay nhớt mới
+ Dùng phễu châm nhớt mới vào trong động cơ nhưng cần lưu ý ước lượng để không
phải bị dư so với bình nhớt được mua sẵn (lượng nhớt nên đúng theo khuyến cáo của
hãng xe). Bởi không phải châm nhiều nhớt hơn là tốt.
+ Tiếp đến hãy dùng que thăm nhằm kiểm tra xem châm nhớt đã đủ lượng cần thiết hay
chưa. Ở trên que thăm thì nó sẽ có 2 đường ngang chỉ mức nhớt tối thiểu và tối đa. Chúng
ta chỉ cần lau khô que thăm với khăn sạch rồi cắm vào trong lỗ. Tiếp đến lấy ra là biết rõ
được mức nhớt hiện đang ở đâu.
+ Thông thường với cách thay nhớt xe máy tại nhà chúng ta nên canh sao cho nhớt lên
gần hoặc là bằng ở mức cao nhất. Nó sẽ dự phịng cho trường hợp hao hụt khi vận hành
để xe luôn có được đầy đủ lượng nhất cần thiết.
+ Cuối cùng khóa nắp châm nhớt và thu dọn đồ nghề dụng cụ, chai nhớt và nhớt thải.
Cần chú ý chúng ta khơng được đổ nhớt thải xuống ống cống bởi nó sẽ gây hại cho mơi
trường. Có thể lưu trữ rồi bán lại với người thu mua nhớt cũ.
- Bước 3: Xử lý nhớt cũ
4) Sản phẩm hoạt động
Video quay quá trình nhóm HS thay dầu nhớt cho xe máy dưới sự hướng dẫn và giám sát
của người lớn.
Bước 3. Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả thơng qua hoạt động khám phá

.......................................................................................................................................
Bước 4. Kết luận về nội dung vấn đề khám phá..............................................
Bước 5. Mở rộng nâng cao kiến thức
Tại sao mỗi loại động cơ xe máy khác nhau lại có dầu nhớt bơi trơn khác nhau cho mỗi
động cơ? Và tại sao không nên thải dầu nhớt cũ ra ngoài hoặc xuống cống? Cách xử lý
dầu nhớt cũ sau khi thay xong dầu nhớt mới cho động cơ như thế nào?
* Loại hoạt động “Trải nghiệm” (Dạy bài 16 – Cơng nghệ chế tạo phơi)
Em hãy hồn thành các nội dung trong phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Chủ đề: “Trải nghiệm 1 ngày thành thợ rèn”
Bước 1. Đặt vấn đề trải nghiệm
Hôm nay, Nam đến nhà Bảo chơi. Khi tới nhà bạn thấy ba Bảo đang làm việc trong lị
rèn. Ba Bảo đang nung đỏ phơi thép rồi dùng búa đập mạnh vào phơi để có hình dạng
một chiếc dao, lặp lại nhiều lần như thế, sau đó bác mài dao bằng một viên đá mài và
cuối cùng làm lạnh đột ngột trong một thau nước và mài sắc lưỡi dao. Nam thắc mắc tại
sao ba Bảo lại làm như vậy?
Các em hãy thực hiện hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Một ngày thành thợ rèn”, tìm


5

hiểu và giải đáp thắc mắc cho bạn Nam.
Bước 2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm
2.1. Mục đích: Xác định được bản chất, ưu và nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi
bằng phương pháp gia công áp lực.
2.2. Tiến hành trải nghiệm
Em hãy tiến hành thực hiện hoạt động trải nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: HS tìm hiểu kiến thức về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công
áp lực (Bản chất, ưu và nhược điểm) qua tài liệu, sách, báo, Internet,...
- Bước 2: Nhóm thảo luận để thống nhất ý tưởng và xây dựng kế hoạch về hoạt động trải

nghiệm dựa trên thông tin các thành viên trong nhóm thu thập được và yêu cầu của phiếu
học tập.
- Bước 3: Nhóm thực hiện hoạt động trải nghiệm, quay và biên tập video phóng sự “Trải
nghiệm 1 ngày thành thợ rèn” (HS có thể tham gia tạo sản phẩm rèn nếu được hỗ trợ điều
kiện từ cơ sở trải nghiệm).
- Bước 4: Cử đại diện thuyết trình về sản phẩm trải nghiệm của nhóm mình, trả lời câu
hỏi của GV và các nhóm khác.
2.3. Sản phẩm hoạt động trải nghiệm
- Video phóng sự về chủ đề “Trải nghiệm 1 ngày thành thợ rèn” của mỗi nhóm.
- Sản phẩm rèn do HS làm được (nếu có).
- Kế hoạch trải nghiệm của từng nhóm.
Bước 3. Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả trải nghiệm
Quan sát quá trình trải nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày bản chất, ưu và nhược điểm của CNCTP bằng phương pháp gia công áp lực?
- Để tạo ra một sản phẩm rèn, người ta cần thực hiện những công việc nào?
- Kể tên các đồ dùng, dụng cụ là sản phẩm rèn được sử dụng trong sinh hoạt gia đình?
- Chất lượng sản phẩm của nghề rèn phụ thuộc chủ yếu vào kĩ năng nghề của người thợ
hay phụ thuộc vào dụng cụ?
- Hãy lập quy trình chế tạo dao dưới dạng sơ đồ khối?
- Hãy giải thích vì sao khi gia cơng dao thì người ta thường tra cán trước khi mài?
- Khi gia công để chế tạo dao sử dụng trong gia đình bằng phương pháp thủ cơng, người
ta có cần bản vẽ khơng? Vì sao?
Bước 4. Kết luận về nội dung vấn đề trải nghiệm.......................................................
Bước 5. Mở rộng nâng cao kiến thức
- Chắc hẳn chúng ta đã có lần nhìn thấy trực tiếp hay qua sách báo, truyền hình khi rèn
dao, các bác thợ rèn thường nung đỏ dao rồi nhúng vào chậu nước lạnh. Làm như vậy có
mục đích gì?
- Vai trị và triển vọng phát triển của nghề rèn trong tương lai?
* Loại hoạt động “Nghiên cứu” (Dạy bài 11 – Bản vẽ xây dựng)
Em hãy hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP
Chủ đề: “Dream House – Ngôi nhà mơ ước”
Bước 1. Đặt vấn đề thực hiện dự án
Bạn Tâm muốn xây một ngôi nhà cho gia đình. Các em hãy thiết kế bản vẽ và xây dựng
mơ hình ngơi nhà để tư vấn cho bạn Tâm.
Bước 2. Thiết kế hoạt động tổ chức thực hiện dự án
2.1. Mục đích:
- Nhận biết đươc bản vẽ xây dựng, bản vẽ mặt bằng tổng thể, các hình biểu diễn của ngôi


6

nhà.
- Thực hiện được việc lập bản vẽ kỹ thuật ngơi nhà và xây dựng được mơ hình ngơi nhà.
2.2. Nguyên vật liệu thực hiện dự án: HS được lựa chọn ngun vật liệu để thực hiện mơ
hình ngơi nhà, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái chế, thân thiện môi trường.
2.3. Tiến hành thực hiện dự án
- Bước 1: HS Lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó cần xác định chính xác chủ đề, mục
tiêu, những cơng việc cần làm, kinh phí, thời gian và phương pháp thực hiện.
- Bước 2: Đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, trao đổi và
hợp tác với các thành viên trong nhóm.
- Bước 3: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật ngôi nhà.
- Bước 4: Tính tốn, lựa chọn ngun vật liệu thực hiện xây dựng mơ hình ngơi nhà.
- Bước 5: Cử đại diện thuyết trình về sản phẩm trải nghiệm của nhóm mình, trả lời câu
hỏi của GV và các nhóm khác.
2.4. Sản phẩm hoạt động dự án
- Kế hoạch thực hiện dự án của mỗi nhóm.
- Bản vẽ kỹ thuật ngơi nhà của mỗi nhóm.
- Mơ hình mơ phỏng ngơi nhà của mỗi nhóm.
- Video quay trình thực hiện xây dựng mơ hình ngơi nhà mơ ước của mỗi nhóm.

Bước 3. Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả thực hiện dự án
Qua quá trình thực hiện dự án, HS trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày khái niệm bản vẽ xây dựng, bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Hãy nêu các loại hình biểu diễn cần thiết khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà? Các đặc điểm
cơ bản của từng loại hình biểu diễn dùng trong bản vẽ nhà là gì?
- Vì sao phải có bản vẽ thiết kế nhà trước khi xây dựng?
- Các bước thiết kế một bản vẽ xây dựng nhà như thế nào?
Bước 4. Kết luận về nội dung vấn đề dự án............................................................
Bước 5. Mở rộng nâng cao kiến thức
Mỗi loại hình của ngơi nhà sẽ có bản vẽ khác nhau, để hoàn thiện một bản vẽ ưng ý, kiến
trúc sư thường phải kết hợp nhiều yếu tố nào?
Bước 3: Xây dựng cách tổ chức giảng dạy môn Công nghệ bằng các hoạt
động học tập nhóm đã thiết kế
Để có thể xây dựng cách tổ chức các dạng HĐHT nhóm đã thiết kế ở bước 2, tôi
đã tham khảo một số tài liệu có liên quan [4], [5], [6], [7], [8], [10], [11].
Bước 3.1: Giới thiệu chủ đề và giao nhiệm vụ. GV sẽ giới thiệu chủ đề cho HS
biết, sau đó chia lớp thành các nhóm nhỏ, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm
vụ khác nhau tùy vào mục tiêu, yêu cầu của vấn đề học tập. GV xác định và giải thích
nhiệm vụ cụ thể giữa các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cần đạt.
Bước 3.2: Làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm HS sẽ lập kế hoạch hoạt động nhóm và
thực hiện nhiệm vụ của nhóm như chuẩn bị và đọc tài liệu; Phân công công việc cho mỗi
thành viên trong nhóm; lập kế hoạch và thời gian thảo luận; Mỗi cá nhân thực hiện nhiệm
vụ đã phân cơng, sắp xếp kết quả theo một trình tự khoa học; phân cơng các thành viên
trình bày kết quả học tập của nhóm.
Đối với hoạt động khám phá: HS làm việc nhóm đề xuất các giả thuyết về vấn đề
được đặt ra. Tiếp đến, tiến hành thu thập các dữ liệu, thông tin thông qua các hoạt động
khảo sát, thực hành và xử lý các dữ liệu để kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra. HS có thể
làm việc với các phiếu học tập, các mơ hình, hình ảnh, biểu đồ,... Sau đó, HS trao đổi,
thảo luận về tính đúng đắn của các giả thuyết được đưa ra.



7

Đối với hoạt động trải nghiệm: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch trải nghiệm của
nhóm một cách chi tiết, cụ thể. Trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, yêu cầu cần
đạt, thời gian, nội dung công việc, địa điểm, sản phẩm hoạt động. Dựa trên vốn hiểu biết,
kinh nghiệm của bản thân và sự hướng dẫn của GV, HS sẽ trải nghiệm, thực hiện nhiệm
vụ của hoạt động.
Đối với hoạt động thực hiện dự án: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự
án, trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những cơng việc cần làm, kinh
phí, thời gian và phương pháp thực hiện. Ở giai đoạn này, đòi hỏi HS tính tự lực và tính
cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế
hoạch dự án. Với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được
giao với các hoạt động: Đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài
liệu, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm.
Bước 3.3: Trình bày và đánh giá kết quả. Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết
quả trước lớp, có thể kèm theo các bản báo cáo, video, các mơ hình. Kết quả trình bày
của mỗi nhóm được các bạn HS trong lớp và GV tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cho
các lần thực hiện tiếp theo.
Đối với hoạt động khám phá: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả của hoạt động
khám phá. Từ đó, GV hướng dẫn HS lựa chọn những phán đoán, kết luận đúng để hình
thành kiến thức mới.
Đối với hoạt động trải nghiệm: Sau khi trải nghiệm thực tế, mỗi HS sẽ thu được
kết quả nhất định. Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ kết quả cho nhau, cùng
thống nhất kết quả của nhóm. Tiếp theo, dưới sự điều hành của GV các nhóm sẽ chia sẻ,
phân tích kết quả; HS cùng thảo luận, phân tích q trình trải nghiệm, HS đối chiếu, phản
hồi giữa thực tế và kinh nghiệm giữa các HS trong lớp với nhau; GV nêu những câu hỏi
định hướng nhằm giúp HS phân tích, xử lý các kinh nghiệm thu được thông qua trải
nghiệm; HS tự hình thành kiến thức mới cho bản thân và phát triển NLTH dưới sự hướng
dẫn của GV. Đồng thời HS dựa trên kết quả của bản thân, của nhóm để đối chiếu với các

nhóm khác, tự đánh giá lại quá trình trải nghiệm của bản thân.
Đối với thực hiện dự án: HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. Sau đó,
GV và HS tiến hành đánh giá. HS có thể tự nhận xét q trình thực hiện dự án và tự đánh
giá sản phẩm nhóm mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá tồn bộ quá trình thực
hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp
theo.
Bước 4: Thiết kế công cụ đánh giá NLTH môn Công nghệ cho HS
Bảng 1. Công cụ đánh giá NLHT môn Công nghệ cho HS thông qua các HĐHT nhóm
Stt
1

2

Dạng
Cơng cụ
HĐHT nhóm
đánh giá
Bài 11: Bản vẽ xây dựng
Nghiên cứu (Tổ chức thực - Phiếu học tập
hiện dự án)
- Sản phẩm dự án (Bản
vẽ kỹ thuật và mơ hình
ngơi nhà)
- Các video quay được
Bài 16: Công nghệ chế tạo Trải nghiệm
- Câu trả lời
phôi
- Phiếu học tập
- Các video quay được
- Trắc nghiệm

Bài


8

Bài 25: Hệ thống bôi trơn

- Câu trả lời
- Phiếu học tập
- Các video quay được
- Trắc nghiệm
Bước 5: Khảo sát hiệu quả của việc giảng dạy môn Công nghệ bằng các hoạt
động học tập đã thiết kế
Bước 5.1: Tổ chức bài kiểm tra trước thực nghiệm đối với 2 lớp 11C1, 11C3. So
sánh kết quả kiểm tra trước tác động của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Dựa vào kết
quả đạt được để lựa chọn ra các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để chắc chắn rằng
năng lực liên quan đến hoạt động thực nghiệm tương đương nhau.
Bước 5.2: Dạy thử nghiệm tại lớp 11C1 (lớp thực nghiệm), 11C3 (lớp đối chứng).
Bước 5.3: Tổ chức bài kiểm tra sau thực nghiệm (11C1, 11C3).
Bước 5.4: Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý kết quả chấm bài kiểm
tra, giúp cho việc đánh giá của đề tài đảm bảo tính khách quan và chính xác. Trình tự
phân tích đánh giá được tiến hành như sau:
Lập bảng thống kê cho cả 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo mẫu.
Bảng 2. Bảng thống kê số liệu cho lớp TN và lớp ĐC
3

Stt

Khám phá


Trước tác động
Lớp 11C1 (TN)
Lớp 11C3 (ĐC)

Sau tác động
Lớp 11C1 (TN)
Lớp 11C3 (ĐC)

1
2
...
30
Các số liệu thu được từ thực nghiệm sư phạm sẽ được xử lý với các tham số đặc
trưng (Mốt, Trung vị, Giá trị trung bình, Độ lệch chuẩn, phép kiểm chứng t-test độc lập,
Đánh giá mức độ ảnh hưởng ES). Công thức tính các tham số mơ tả dữ liệu trong phần
mềm Excel như sau:
Bảng 3. Cơng thức tính các tham số mô tả dữ liệu trong phần mềm Excel
Stt
1
2
3
4
5

Tham số
Mốt (Mode)
Trung vị (Median)
Giá
trị
trung

bình
(Average)
Độ lệch chuẩn (Stdev)
Phép kiểm chứng t-test độc
lập (p)

Cơng thức tính trong phần mềm Excel
=Mode(number1, number2,...)
=Median(number1, number2,...)
= Average(number1, number2,...)
=Stdev(number1,number2,...)
=ttest(array1, array2, tail, type)

=((Giá trị trung bình nhóm thức nghiệm – giá trị
trung bình nhóm đối chứng)/ Độ lệch chuẩn nhóm
đối chứng)
Bước 5.5: Kết luận mức độ ảnh hưởng của các HĐHT nhóm đối với kết quả học
tập mơn Cơng nghệ của HS.
So sánh kết quả kiểm tra trước tác động của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng xem
có sự khác biệt hay khơng. Nếu khơng có sự khác biệt có ý nghĩa, ta kết luận là 2 lớp
tương đương.
6

Mức độ ảnh hưởng ES


9

So sánh kết quả kiểm tra sau tác động của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng để tìm
hiểu xem kết quả có khác nhau khơng? Trong các trường hợp này, nếu có sự khác biệt,

cần xác định xem sự khác biệt đó có phải là ngẫu nhiên hay khơng? Nếu sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (tức là khơng phải do ngẫu nhiên) ta có thể kết luận sự khác biệt đó là do
ảnh hưởng của yếu tố tác động trong nghiên cứu.
Bảng 4. Bảng phân tích chênh lệch giá trị trung bình giữa lớp TN và lớp ĐC
Giá trị

Giải thích kết quả
Chênh lệch giá trị trung bình của 2 lớp là có ý
p ≤0.05
nghĩa (Chênh lệch khơng phải do ngẫu nhiên)
T-test
Chênh lệch giá trị trung bình của 2 lớp khơng có
P ≥0.05
ý nghĩa (Chênh lệch có khả năng chỉ ngẫu nhiên)
Để có thể kết luận về độ lớn của mức độ ảnh hưởng (ES), ta tính chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn (SMD). Có thể nói độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) chính
là cơng cụ đo mức độ ảnh hưởng của tác động. Sau khi tính được độ chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn, chúng ta căn cứ vảo bảng tiêu chí của Cohen để kết luận về mức độ ảnh
hưởng. Độ lớn của mức độ ảnh hưởng được phân ra thành các mức từ không đáng kể đến
rất lớn như bảng sau:
Bảng 5. Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng
Giá trị
Giải thích kết quả
> 1.00
Mức độ ảnh hưởng rất lớn
0.80 – 1.00
Mức độ ảnh hưởng lớn
SMD
0.50 – 0.79
Mức độ ảnh hưởng trung bình

0.20 – 0.49
Mức độ ảnh hưởng nhỏ
Bước 6: Khảo sát mức độ biểu hiện năng lực tự học của HS trước và sau khi thực
nghiệm hiệu quả việc học tập môn Công nghệ 11 bằng các hoạt động học tập đã thiết kế
Bước 6.1: Tham khảo bộ câu hỏi của các tổ chức uy tín liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để thiết kế nội dung phiếu khảo sát (Phụ lục 2) bằng công cụ Google biểu
mẫu (Google Forms).
Bước 6.2: Thực hiện khảo sát lấy ý kiến 30 HS (Lớp 11C1) trước và sau tác động.
Bước 6.3: Tổng hợp số lượng và tỷ lệ % câu trả lời bằng công cụ Google biểu mẫu
(Google Forms).
Bước 6.4: Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel.
Tôi tiến hành cho HS làm 10 câu hỏi thu thập dữ liệu về mức độ biểu hiện NLTH
mơn Cơng nghệ của HS. Mỗi câu hỏi có thang điểm từ 0 đến 3 (Khơng biểu hiện: 0, Có
biểu hiện: 1, Biểu hiện khá: 2, Biểu hiện cao: 3).
+ Tính tổng điểm các câu hỏi chẵn lẻ.
Bảng 6. Bảng thống kế số liệu cho nhóm TN và nhóm ĐC
Stt

Học sinh

Q1

Q2

Q3

...

Q10


Tổng
điểm

Tổng
cột lẻ

1
2
...
30
+ Tính hệ số tương quan chẵn lẻ: rhh= CORREL(array1, array2)

Tổng
cột chẵn


10

+ Tính độ tin cậy Spearman-Brown: rSB= 2*rhh/ (1 + rhh)
+ So sánh kết quả bảng dưới đây:
Bảng 7. Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng
rSB≥0.7
Dữ liệu đáng tin cậy
rSB≤0.7
Dữ liệu khơng đáng tin cậy
+ Kết luận dữ liệu có đáng tin cậy hay không
Bước 6.5: Căn cứ kết quả thu được tại bước 4 và bước 5 để rút ra đánh giá mức độ
biểu hiện NLTH môn Công nghệ của HS trước và sau thực nghiệm. So sánh kết quả mức
độ biểu hiện NLTH môn Công nghệ của HS lớp 11C1 trước và sau tác động xem có sự
khác biệt hay không.

- Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp:
+ Đối với dạng hoạt động “Khám phá”: Đa số HS phải có những kiến thức, kỹ
năng cần thiết để thực hiện các hoạt động khám phá do GV tổ chức; GV cần hiểu rõ khả
năng khám phá của HS. Từ đó có sự hướng dẫn trong mỗi hoạt động phải ở mức cần
thiết, vừa đủ, đảm bảo cho HS phải hiểu chính xác các em phải làm gì trong mỗi hoạt
động khám phá.
+ Đối với dạng hoạt động “Trải nghiệm”: Tổ chức hoạt động trải nghiệm đòi hỏi
nhiều lực lượng trong và ngồi nhà trường, vì vậy để triển khai hoạt động này cần tạo
được sự đồng thuận của PHHS, các lực lượng GD liên quan và sự hỗ trợ của các cơ sở
trải nghiệm. Kế hoạch tổ chức trải nghiệm phải rõ ràng, chi tiết và tính tốn đến các yếu
tố phát sinh trong q trình tổ chức. Cần phổ biến kế hoạch đến từng HS, GD ý thức
trách nhiệm, kỷ luật và tinh thần tập thể cao, đặc biệt là những lưu ý khi tham gia trải
nghiệm. Đảm bảo an toàn và hiệu quả cho HS trong suốt quá trình trải nghiệm.
+ Đối với dạng hoạt động “Nghiên cứu” (Thực hiện dự án): Tổ chức thực hiện dự
án chỉ phù hợp để giảng dạy những nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống, có nhiều
nội dung thực hành. Các nội dung mang tính khoa học, lý thuyết thuần túy sẽ khó triển
khai bằng tổ chức thực hiện dự án; Tổ chức thực hiện dự án địi hỏi thời gian phù hợp.
Tùy quy mơ dự án, thời gian có thể kéo dài trong khoảng vài tiết học, tuần học,... Vì thế,
GV cần khéo léo sắp xếp khi xây dựng kế hoạch năm học trong bộ môn và nhà trường.
- Ưu, nhược điểm của giải pháp:
* Ưu điểm:
Các HĐHT nhóm này sẽ giúp HS phát triển được NLTH môn Công nghệ của bản
thân, cụ thể HS sẽ xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đạt được, biết đặt
mục tiêu học tập chi tiết; Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập, hình thành cách
học riêng của bản thân, tìm kiếm và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm
vụ học tập khác nhau, ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc
ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn
chế của bản thân trong quá trình học tập, biết rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các
tình huống khác nhau, biết tự điều chỉnh lại cách học.
Giải pháp mới đã góp phần khắc phục được những hạn chế của giải pháp cũ.

* Nhược điểm:
GV tốn nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện nên không thể áp dụng thường
xuyên cho mọi tiết học.


11

Thời gian của mỗi tiết học giới hạn trong 45 phút nên GV không thể điểm hết nội
dung của bài mà chỉ chú trọng vào các nội dung trọng tâm.
Trong năm học 2020 – 2021, tôi được phân công dạy 3 lớp 11 nên việc thực
nghiệm hiệu quả của các HĐHT nhóm vào trong giảng dạy Cơng nghệ chỉ mới thực hiện
ở quy mô nhỏ trong đơn vị.
Việc sử dụng các công cụ đánh giá như sản phẩm học sinh, video,... để đánh giá
NLTH của HS trong quá trình học tập, tôi mới chỉ áp dụng cho đánh giá thường xuyên vì
trong giáo dục hiện nay thì bài kiểm tra (trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan)
vẫn được sử dụng để đánh giá định kỳ.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
a) Tính mới
Phương pháp dạy học nhóm đã được phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, tuy
nhiên việc thiết kế các HĐHT nhóm phát huy NLTH cho HS vẫn cịn mới lạ, chưa có
nhiều sáng kiến được công bố, đặc biệt là môn Công nghệ [4], [5], [6], [7], [8]. Vì vậy,
việc thiết kế và áp dụng các HĐHT nhóm theo hướng khám phá, trải nghiệm, dự án vào
trong giảng dạy môn Công nghệ sẽ góp phần nâng cao kiến thức và hiệu quả học tập,
giúp người học có khả năng tự giải quyết các vấn đề học tập, biết vận dụng vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn, hình thành các kỹ năng, phương pháp học tập khoa học, rèn tư duy
cho người học, nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin cho người học.
Nếu các đề tài nghiên cứu trước [4], [5], [6], [7], [8] chỉ đề cập đến vấn đề GV
thiết kế các HĐHT vào dạy học thì đối với sáng kiến này, tôi đã thiết kế và áp dụng, kiểm
chứng mức độ hiệu quả các HĐHT vào thực tiễn dạy học tại đơn vị.
Các sản phẩm hoạt động của HS đều được sử dụng làm đồ dùng học tập và tài liệu

tham khảo cho bộ môn Công nghệ.
b) Hiệu quả áp dụng
* Về sản phẩm học tập của GV và HS
- Về phía GV:
+ Qua thời gian thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã thiết kế các HĐHT nhóm
theo dạng hoạt động khám phá, trải nghiệm, nghiên cứu (Tổ chức thực hiện dự án) cho
các bài học 11, 16, 25 trong dạy học môn Công nghệ 11 (Phụ lục 3, 4).
+ Đã tạo được một trang facebook “Thảo luận – Trao đổi – học tập môn Công
nghệ”, một kênh Youtube môn Công nghệ và một lớp học trực tuyến Google Classroom
với các bài tập trắc nghiệm ôn tập kiến thức mơn Cơng nghệ 11.
- Về phía HS: Các em đã được
khám phá, trải nghiệm, thực hiện dự án
thông quá các HĐHT nhóm để tìm hiểu và
hình thành kiến thức mới. Tạo được sản
phẩm học tập cụ thể cho mỗi HĐHT như
bản vẽ thiết kế và mơ hình ngơi nhà, video
quay quá trình học tập trải nghiệm “Một
ngày trở thành thợ rèn/thợ hàn”,... (Đính
kèm tại DVD).
Hình 2. Sản phẩm “Ngơi nhà mơ ước” của HS


12

* Về kết quả học tập môn Công nghệ của HS sau thực nghiệm
- Kết quả phân tích định lượng bài kiểm tra sau thực nghiệm (phụ lục 5) giữa
nhóm lớp thực nghiệm (11C1) và nhóm lớp đối chứng (11C3) thu được:
Bảng 8. Đặc trưng mẫu của dữ liệu 1
Stt
1

2

Tham số

Trước tác động
Nhóm TN
Nhóm ĐC
11C1
11C3
8,3
8
7,55
7,8

Sau tác động
Nhóm TN
Nhóm ĐC
11C1
11C3
8
7,3
8,65
7,65

Mốt (Mode)
Trung vị (Median)
Giá trị trung bình
3
7,48666667 7,666666667 8,43666667
7,78

(Average)
Độ
lệch
chuẩn
4
1,0132683 1,031682032 0,86999141 0,655691265
(Stdev)
Phép kiểm chứng t5
0,249044528
0,000855194
test độc lập (P)
Mức độ ảnh hưởng
6
1,001487593
(ES)
Dựa vào bảng đặc trưng mẫu của dữ liệu 1 ta thấy:
Khi kiểm tra chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra trước tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, sự chênh lệch này không ý nghĩa (P=
0,249044528 > 0,05). Chứng tỏ 2 nhóm được lựa chọn thực nghiệm là ngẫu nhiên và
tương đương nhau về học lực.
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm (11C1) cao hơn so với kết
quả ở lớp đối chứng (11C3).
Khi kiểm tra chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng, sự chênh lệch này ý nghĩa (P= 0,000855194 < 0,05).
Kết luận chênh lệch không phải do ngẫu nhiên mà do ảnh hưởng tác động của các HĐHT
nhóm trong giảng dạy và học tập mơn Cơng nghệ.
 Như vậy, các HĐHT nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập môn Công
nghệ của HS (SMD = 1,001487593 > 1,00)
Qua các dữ liệu phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng sử dụng các hoạt
động học tập nhóm này vào trong dạy học sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập mơn

Cơng nghệ của HS.
* Về mức độ biểu hiện NLTH môn Công nghệ của HS sau thực nghiệm
Qua số liệu thống kê được từ phiếu khảo sát (Phụ lục 2), ta thu được kết quả sau:
Trước tác động:
Về định hướng việc tự học: 3,33% HS khơng có biểu hiện, 56,67% HS có biểu
hiện và 40% HS có biểu hiện khá cho việc xác định được mục tiêu học tập cho bản thân
để hồn thành các nhiệm vụ được phân cơng.
Về việc lập kế hoạch học tập: 13,33% HS khơng có biểu hiện và có 66,67 % HS
có biểu hiện lập được kế hoạch, đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập để hoàn
thành các nội dung học tập.
Về thực hiện kế hoạch: Đa số HS đánh giá là bản thân đã biết thực hiện được kế
hoạch lập ra, biết tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục


13

đích, nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả; biết cách ghi chép thơng tin bằng các hình
thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung,... (Phụ lục 2). Tuy nhiên mức
độ chỉ dừng lại ở mức 1 - có biểu hiện NLTH.
Về tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm: 23,34% HS khơng có biểu hiện, có
43,33% HS có biểu hiện và 33,33 % HS có biểu hiện khá về việc tự nhận ra và điều chỉnh
được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập, suy ngẫm cách học của
mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác, biết cách điều chỉnh
cách học.
Sau tác động:
Về định hướng việc tự học: 100% HS đã xác định được mục tiêu học tập, cho bản
thân để hoàn thành các nhiệm vụ được phân cơng. Trong đó có 43,33 % HS đánh giá ở
mức biểu hiện cao và có 43,33% HS đánh giá ở mức biểu hiện khá.
Hình 3. Mức độ biểu hiện của HS về định hướng tự học môn Công nghệ


Về việc lập kế hoạch học tập: 100% HS đã lập được kế hoạch, đánh giá và điều
chỉnh được kế hoạch học tập để hoàn thành các nội dung học tập. Trong đó có 56,67%
HS đánh giá ở mức biểu hiện khá và có 23,33% HS đánh giá ở mức biểu hiện cao.
Hình 4. Mức độ biểu hiện của HS về việc lập kế hoạch học tập

Về thực hiện kế hoạch: 100% HS đánh giá là bản thân đã thực hiện được kế hoạch
lập ra (Phụ lục 2). Điều này cho thấy thông qua các hoạt động nhóm, HS đã hình thành
được cách học riêng của bản thân; biết tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài


14

liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả; biết cách ghi chép thông
tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung,...
Về tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm: 100% HS đã tự nhận ra và điều chỉnh
được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập, suy ngẫm cách học của
mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác, biết cách điều chỉnh
cách học. Trong đó có 43,33% HS đánh giá ở mức biểu hiện khá và có 40% HS đánh giá
ở mức biểu hiện cao.
Hình 4. Mức độ biểu hiện của HS về tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

Để kiểm tra mức độ đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được, người nghiên cứu đã
tiến hành tính tốn hệ số tương quan và độ tin cậy. Và kết quả thu được là hệ số tương
quan: rhh = 0,754043656; độ tin cậy: rSB = 0,859777525. Vì rSB > 0.7 ta kết luận được
dữ liệu thu được ở trên là đáng tin cậy (Phụ lục 6).
Việc so sánh mức độ biểu hiện NLTH môn Công nghệ của HS trước và sau thực
nghiệm cho thấy rằng việc áp dụng các dạng HĐHT nhóm đã tạo được động cơ hứng thú,
tăng cường sự tham gia của HS vào quá trình tự học, rèn luyện cho HS cách làm việc
nhóm, thu thập thơng tin, tự xử lý thông tin, vận dụng, đánh giá và tự đánh giá, hướng
dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động tự học.

c) Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THPT Võ Trường Toản, xã Xuân Tây,
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Phương pháp dạy học bộ môn.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Đối với các hoạt động khám phá, trải nghiệm, dự án thì GV nên tìm hiểu, nghiên
cứu tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương trước khi lên ý tưởng cho mỗi chủ đề học tập.
SGK nên có sự giảm tải về khối lượng kiến thức. GV nên đóng góp ý kiến xây
dựng kế hoạch giảng dạy vào mỗi đầu năm.

Kiểm tra, đánh giá cần được tổ chức xuyên suốt q trình học tập của HS,
khơng chỉ về kết quả học tập mà cịn về tính tự giác, chủ động trong mỗi HĐHT của
HS.
Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo cho việc thực hiện các HĐHT như bàn
ghế, đồ dụng dạy học, phương tiện thiết bị công nghệ tiên tiến, mạng Internet,...


15

HS phải có phương tiện học tập như máy vi tính, mạng Internet, Smartphone,…

Phải có sự đồng thuận của nhà trường, PHHS và sự hỗ trợ của các cơ sở tại địa
phương đảm bảo an toàn cho HS khi tham gia các hoạt động và tìm hiểu, hình thành
kiến thức mới.
- Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng trong ngành
Giáo dục.
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến
- GV cần khai thác vốn kinh nghiệm của HS, mỗi HS sẽ có một vốn kinh nghiệm
khác nhau về nội dung có liên quan đến hoạt động trải nghiệm, khám phá. Khi phân cơng

nhóm, giao nhiệm vụ cần chú ý phải vừa sức và tạo điều kiện khai thác tối đa kinh
nghiệm cá nhân HS.
- Đối với dạng hoạt động nghiên cứu (Tổ chức thực hiện dự án), GV cần tôn trọng
kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho HS trao đổi, thu thập tài liệu,
tìm kiếm thơng tin. Các nhóm thường xun cùng nhau đánh giá cơng việc, chỉnh sửa để
đạt được mục tiêu. GV cũng cần tạo điều kiện cho việc làm chủ hoạt động học tập của
HS và nhóm HS, quan tâm đến phương pháp học và đánh giá của HS... và khuyến khích
HS tạo ra một sản phẩm cụ thể, có chất lượng.
- Đối với các cơng cụ đánh giá, cần có tiêu chí phù hợp và rõ ràng để đánh giá sản
phẩm của HS. Tuy nhiên, GV có thể cho phép HS cùng tham gia thảo luận các tiêu chí
dùng để đánh giá việc làm của họ.
- Cần có các trao đổi ý kiến giữa GV với HS về sản phẩm của họ. GV hướng dẫn
HS suy ngẫm và tự đánh giá, từ đó xác định những yếu tố HS cần cải thiện ở HĐHT tiếp
theo.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đồng thời vận động sự hỗ trợ của PHHS và
các cơ sở tại địa phương để đảm bảo an toàn cho HS trong quá trình thực hiện hoạt động
khám phá, trải nghiệm, dự án.
2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào
thực tiễn
- Đối với GV: Trong xu hướng đổi mới PPDH theo hướng phát triển NLTH của
HS hiện nay, GV cần phát huy được vai trò của các HĐHT trong tổ chức dạy học nhóm.
Vì vậy, GV cần thường xun vận dụng hình thức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của các
HĐHT, phân bố hợp lý giữa thời gian tự học trên lớp và ở nhà, dành nhiều thời gian hơn
cho việc hướng dẫn HS tự học nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thông qua các
hoạt động khám phá, trải nghiệm, dự án.
- Đối với nhà trường:
Đầu tư thêm cơ sở vật chất như bàn ghế để phù hợp với việc tổ chức dạy học
nhóm, tăng cường mạng Internet ở mỗi lớp học để HS có thể tra cứu tài liệu phục vụ cho
việc học tập.
Thường xuyên khuyến khích GV tự bồi dưỡng cơ sở lý luận về PPDH, cấp quản lý

cần có sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất đối với những GV tham gia tích cực trong việc
nghiên cứu và áp dụng các PPDH, PTDH tích cực vào trong giảng dạy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Quyết (2016), “Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy
học giải bài tập nguyên hàm – tích phân giải tích 12”. Luận văn Thạc sĩ Sư phạm
Toán, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Th.S Hồ Thu Quyên (2016), “Nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận phát
triển năng lực người học”. Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 83, trang 15 -22.
3. Phạm Thị Hồng Tú, Bùi Thị Minh Thu (2018), “Phát triển năng lực tự
học cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trong dạy học học phần “Lý luận dạy
học sinh học (Phần đại cương)”. Tạp chí Giáo dục, số 429, trang 48 – 52.
4. Trần Thị Gái, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2018),
“Thiết kế chủ đề giáo dục Stem trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật”, Sinh học 11 – Trung học phổ thơng”. Tạp chí Giáo dục, số 443,
trang 59 – 64.
5. Đặng Thị Dạ Thủy, Phan Thị Hồng Liên (2018), “Thiết kế các hoạt động
học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học Sinh học 6”. Tạp
chí Giáo dục, số 423, trang 48 – 51.
6. Phan Đức Duy, Lê Thị Ngọc Trâm (2017), “Rèn luyện cho học sinh kĩ
năng tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học Vi
sinh vật, Sinh học 10”. Tạp chí Giáo dục, số 416, trang 36 – 44.
7. Nguyễn Thị Bích Hồng (2012), “Phát triển năng lực tự học cho học sinh
THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12”. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo
dục, trường Đại học Vinh.
8. Hồ Thị Loan, Nguyễn Thị Hồng Phượng (2019), “Một số biện pháp phát
triển năng lực tự học cho học sinh ở trường phổ thơng”. Tạp chí Giáo dục, số 463,
trang 21 – 24.
9. Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên (2018), “Khảo át mức độ biểu

hiện năng lực tự học mơn Hóa học của học sinh trung học phổ thơng”. Tạp chí
Giáo dục, số 421, trang 36 – 38.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), “Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về
xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học ”.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo
dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp”. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt
cán.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), “Chương trình giáo dục phổ thơng
Chương trình tổng thể”.
13. />

PHỤ LỤC 1
BẢNG THĂM DỊ Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên)
Kính thưa q Thầy/Cơ!
Nhằm tìm hiểu thực trạng giảng dạy mơn Công nghệ trong trường phổ thông hiện
nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. Tôi
gửi đến quý Thầy/Cô phiếu xin ý kiến, mong q Thầy/Cơ vui lịng trả lời một số câu hỏi
sau:
A. Thông tin cá nhân
1. Thâm niên

 1 – 5 năm

 5 – 10 năm

 >10 năm

2. Trường:..............................................................................................

B. Ý kiến
Câu 1. Việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh có cần thiết hay khơng?
 Rất cần thiết

 Cần thiết

 Không cần thiết

Câu 2. Thầy/Cô đã từng tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh biện pháp tự học?
 Thường xuyên

 Thỉnh thoảng

 Chưa bao giờ

Câu 3. Theo thầy/Cô, phương pháp nào được sử dụng dạy tự học?
 Phương pháp dạy học hợp tác
 Phương pháp dạy học theo dự án
 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
 Ý kiến khác: ..........................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 4. Thầy/Cô đã sử dụng các công cụ đánh giá nào khi đánh giá NLTH của HS?
Công cụ đánh giá

Thường
xuyên

Mức độ

Thỉnh
Hiếm khi
thoảng

Chưa
bao giờ

Quan sát
Kiểm tra vấn đáp
Bài kiểm tra (trắc nghiệm tự luận,
trắc nghiệm khách quan)
HS tự đánh giá
Bảng kiểm quan sát
Hồ sơ học tập
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!


PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN NLTH MÔN CÔNG NGHỆ
CỦA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Mức 0: Khơng có biểu hiện; Mức 1: Có biểu hiện; Mức 2: Biểu hiện khá; Mức 3: Biểu hiện cao

Mức độ (Tỉ lệ %)
Trước tác động

Biểu hiện

Sau tác động

0


1

2

3

0

3,33

56,67

40

0

0

Em lập kế hoạch, đánh
giá và điều chỉnh được
kế hoạch học tập cho 13,33 66,67
mỗi nhiệm vụ được
nhóm phân cơng.

20

0

0


20

70

26,67

0

0

13,33

33,33

40

16,67

0

16,67 23,33

Em biết cách trao đổi
với GV, bạn bè,... để hỗ 13,33 66,67
trợ tìm kiếm tài liệu.

20

0


0

23,33

13,33

3,34

0

20

Trong q trình học
nhóm thực hiện các hoạt
động học tập, em xác
định được mục tiêu học
tập cho bản thân để hồn
thành các nhiệm vụ được
phân cơng.

Em biết cách thu thập
các tài liệu liên quan đến
kiến thức Công nghệ
trong SGK, sách bài tập,
tài liệu tham khảo, tạp 3,33
chí khoa học,... để hoàn
thành các nội dung học
tập.
Em sử dụng được cơng

cụ tìm kiếm tài liệu trực
tuyến
trên
mạng
Internet, diễn đàn,...

10

Em tóm tắt được những
dữ kiện cần sử dụng
trong tài liệu vào mục 13,33
đích học tập

70

1

2

3

13,34 43,33 43,33

56,67 23,33

50

40

36,67


60

36,67

53,33 26,67


Em giải quyết các vấn đề
thông qua dữ liệu thu
được trong quá trình tự 3,33
học

80

16,67

0

0

10

70

20

Em tự đề xuất các vấn
đề khó và tìm cách giải
quyết thơng qua nguồn

học liệu tự học

20

63,33

6,67

0

0

30

46,67 23,33

Em tìm hiểu, giải thích,
vận dụng các kiến thức
vào thực tiễn cuộc sống

30

56,67 13,33

0

0

20


53,33 26,67

Em tự nhận ra và điều
chỉnh được những sai
sót, hạn chế của bản thân
trong quá trình học tập;
suy ngẫm cách học của 23,34 43,33 33,33
mình, rút kinh nghiệm
để có thể vận dụng vào
các tình huống khác; biết
tự điều chỉnh cách học.

0

0

16,67 43,33

40


PHỤ LỤC 3
BÀI 11 – BẢN VẼ XÂY DỰNG
CHỦ ĐỀ: “DREAM HOUSE – NGÔI NHÀ MƠ ƯỚC”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được khái niệm về bản vẽ xây dựng, bản vẽ mặt bằng tổng thể,
các hình biểu diễn ngôi nhà.
- Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ của một ngơi nhà.
- Tính tốn, thiết kế, vẽ và trình bày được ý tưởng về “Ngôi nhà mơ ước”

dựa vào việc nghiên cứu các kiến thức về bản vẽ xây dựng.
2. Kỹ năng
Đọc được bản vẽ xây dựng.
3. Thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- u thích mơn học, thích khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học
được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ kỹ thuật: HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ
như bản vẽ xây dựng, bản vẽ mặt bằng tổng thể, hình biểu diễn,… Với phương
pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo
trước lớp, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử
dụng lưu lốt các thuật ngữ kỹ thuật.
- Năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế kỹ thuật: Trên cơ sở phân tích kiến
thức thu thập được, HS sẽ lên ý tưởng, thiết kế bản vẽ và mơ hình ngơi nhà.
- Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể: HS hiểu được cách sử dụng
bản vẽ xây dựng.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá cơng nghệ: HS có thể phân tích, lựa chọn
bản vẽ xây dựng phù hợp với mục đích yêu cầu đặt ra.
- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo
cho HS năng lực hợp tác trong làm việc.
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức để xây
dựng bản vẽ thiết kế ngôi nhà.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên


Giao nhiệm vụ thực hiện dự án từ tiết học trước:
- Chia HS trong lớp thành 4 nhóm (Mỗi nhóm khoảng 8 – 10 HS). Mỗi

nhóm GV giao nhiệm vụ thiết kế bản vẽ kỹ thuật và mơ hình ngơi nhà.
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án, giải đáp các thắc mắc cho
HS.
- Các phiếu tiêu chí đánh giá, mẫu sổ ghi chép, phiếu học tập,...
- Chuẩn bị phương tiện cho HS báo cáo kết quả thực hiện dự án tại lớp: Máy
vi tính, máy chiếu, màn hình chiếu, phiếu tiêu chí đánh giá,...
2. Chuẩn bị của học sinh
Giai đoạn chuẩn bị ở nhà:
- Lập kế hoạch thực hiện dự án: Thảo luận, xây dựng và thống nhất kế hoạch
thực hiện dự án của nhóm một cách chi tiết. Trong bản kế hoạch thực hiện dự án
cần xác định được yêu cầu cần đạt, thời gian, nội dung công việc, địa điểm, sản
phẩm thực hiện.
- Tổ chức thực hiện dự án: HS sẽ thực hiện nhiệm vụ của hoạt động:
+ HS tìm hiểu thơng tin về bản vẽ xây dựng, các bước lập bản vẽ xây dựng,
bản vẽ mặt bằng tổng thể, các hình biểu diễn ngơi nhà qua tài liệu, sách, báo,
Internet,...
+ Nhóm thảo luận để thống nhất ý tưởng về kế hoạch thực hiện dự án dựa
trên thông tin các thành viên thu thập được.
+ Nhóm thực hiện dự án, quay video, biên tập và viết lời bình cho video.
Giai đoạn chuẩn bị cho báo cáo tại lớp:
- Chuẩn bị bài thuyết trình, cử đại diện nhóm thuyết trình kết quả hoạt động
trải nghiệm.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh
Tên hoạt động

Thời lượng
dự kiến

Hoạt động 1


Tạo tình huống tìm hiểu về bản vẽ xây
dựng

5 phút

Hình thành
Hoạt động 2
kiến thức

Khái niệm chung về bản vẽ xây dựng,
bản vẽ mặt bằng tổng thể, các hình biểu
diễn ngơi nhà.

30 phút

Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập
vận dụng.

7 phút

Hướng dẫn về nhà.

3 phút

Các bước

Hoạt động

Khởi động


Luyện tập

Hoạt động 3

Vận dụng
Tìm tịi mở Hoạt động 4
rộng


×