Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số giải pháp gia tăng tương tác cho Fanpage Facebook góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông qua mạng xã hội tại Trường Phổ thông Thực hành Chất lượng cao Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.66 KB, 9 trang )

23

Một số giải pháp gia tăng tƣơng tác cho Fanpage Facebook góp phần
nâng cao chất lƣợng cơng tác truyền thơng qua mạng xã hội tại
Trƣờng Phổ thông Thực hành Chất lƣợng cao Nguyễn Tất Thành
Tác giả: Bùi Văn Thành
Đơn vị: Trường Phổ thơng Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành
Email:
Tóm tắt:
Nội dung bài viết đề cập đến việc gia tăng lượt tương tác cho Fanpage Facebook của
Trường Phổ thông Thực hành Chất Lượng Cao Nguyễn Tất Thành, góp phần nâng cao
chất lượng công tác truyền thông của nhà trường. Mục đích của việc nghiên cứu là thơng
qua bài viết, tác giả đề xuất một số giải pháp gia tăng tương tác cho Fanpage Facebook
của nhà trường, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông qua mang xã
hội facebook tại Trường Phổ thông (PT) thực hành CLC (Chất lượng cao) Nguyễn Tất
Thành. Đây là việc là thiết thực, bởi lẽ, công tác truyền thông là một trong những mảng
công việc quan trọng của nhà trường. Đặc biệt, Trường Phổ thông Thực hành CLC
Nguyễn Tất Thành là một ngôi trường mới thành lập, việc truyền thông để phụ huynh, học
sinh và xã hội hiểu rõ quan điểm, triết lí, chiến lược và định hướng phát triển,…của nhà
trường là một việc làm vô cùng quan trọng; việc xây dựng thương hiệu, định vị thương
hiệu của nhà trường trong lòng học sinh, phụ huynh và xã hội trong giai đoạn trước mắt
và lâu dài đều rất cần tới công tác truyền thông, đặc biệt là qua mạng xã hội. Xuất phát từ
yêu cầu đó, việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác truyền thông của Trường
Phổ thông Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành là một yêu cầu đặt ra hết sức bức thiết. Đề
xuất một số giải pháp gia tăng lượt tương tác cho Fanpage Facebook của Trường PT
Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác truyền thơng
qua internet sẽ góp phần giải quyết phần nào yêu cầu thực tiễn đặt ra tại nhà trường. Nội
dung bài viết đề cập đến tính cấp thiết, phương pháp nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn
của vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp gia tăng tương tác cho
Fanpage Facebook của Trường PT Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành, qua đó, góp phần
nâng cao chất lượng cơng tác truyền thơng nhà trường.


Từ khố: truyền thông, công tác truyền thông, công tác truyền thông nhà trường qua
mạng xã hội facebook, truyền thông qua facebook, tăng follow,…

I. Đặt vấn đề
Truyền thông là một vấn đề rất quan trọng. Trong lịch sử, khi lao động để hợp tác với
nhau, con người đã sử dụng mọi biện pháp khác nhau để trao đổi thơng tin. Nhờ đó, hoạt
động truyền thông sơ khai được ra đời. Do nhu cầu phát triển, lồi người khơng ngừng cải
tiến các cơng cụ và cách thức khác nhau để truyền đạt thông tin, việc truyền thơng cũng
nhờ đó mà khơng ngừng phát triển. Có thể nói, nhờ trao đổi thơng tin được thơng suốt mà
cơng việc mới trơi chảy, con người mới có thể hợp tác, làm ăn được với nhau. Từ đó,


24

chúng ta có thể khẳng định: nếu khơng có truyền thơng, lồi người khơng thể hợp tác được
với nhau, khơng hợp tác được với nhau, nhân loại cũng không thể phát triển được. Tốc độ
phát triển của truyền thông phản ánh tốc độ phát triển và trình độ phát triển văn minh nhân
loại.
Ngày nay, với sự bùng nổ của internet và cơng nghệ thơng tin, việc truyền thơng
cũng nhờ đó mà phát triển vượt bậc: con người không những truyền thơng với nhau ngồi
đợt thực mà người ta cịn truyền thơng với nhau thơng qua mạng internet. Thậm trí, việc
giao tiếp, truyền thông qua không gia mạng ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế vì tính
tiện lợi, xu thế và phổ biến của nó. Tận dụng được ưu thế, nắm bắt ưu thế của thời đại để
phục vụ cho cơng tác phát triển nhà trường là một bài tốn đặt ra và cơ hội để giải bài toán
này là hoàn toàn khả thi.
Cùng với sự bùng nổ của internet và công nghệ, đặc biệt, nhân loại đang bước vào
một kỉ nguyên mới mà giới khoa học gọi là “Cuộc cách mạng 4.0”, hàng loat các ứng dụng
tiện ích, các phần mềm, các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, Youtube,… ra đời
cho phép con người có thể dễ dàng tương tác, trao đổi thông tin cho nhau. Trong các ứng
dụng trên, hiện nay, tại Trường PT Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành nói riêng, cũng như

Việt Nam nói chung, ta thấy, đa số phụ huynh dùng facebook là chủ yếu. Do đó, truyền
thơng qua facebook có thể nói là một kệnh khá tiện ích và tính khả thi cao.
Trường PT Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành là một ngôi trường mới thành lập.
Trong quá trình vân hành và phát triển, nhà trường cũng đã lập ra được Fapage Facebook
để thực hiện công tác truyền thông đến phụ huynh. Tuy nhiên, do thiếu đội ngũ vận hành,
thiếu kiến thức, kinh nghiệm để vận hành Fanpage Book,…. do đó, lượt tương tác của
trang vẫn còn rất hạn chế. Cụ thể, số lượt follow chính là một trong các chỉ số để đánh giá
hiệu quả tác động của một trang Fanpage Facebook. Khơng có follow có nghĩa là khơng có
khán giả. Khơng có khán giả, nội dung truyền thơng, thơng điệp truyền thơng có rõ ràng
đến mấy, có hay đến mấy cũng khơng thể hiệu quả được. Do đó, để truyền thơng hiệu quả
qua Fanpage Facebook có rất nhiều việc cần phải làm, nhưng việc đầu tiên phải làm đó là
tăng lượt follow,…
Việc nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm gia tăng lượt tương tác cho Fanpage
Facebook của trường có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn, cụ thể:
+ Lí luận: góp phần cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục, cụ thể ở đây là đổi mới quản lí nhà trường;
+ Thực tiễn: bài báo là một tài liệu tham khảo, là giải pháp thiết thực giải quyết một
số vấn đề cịn vướng mắc trong cơng tác truyền thơng qua internet của nhà trường. Nội
dung bài báo tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
+ Nghiên cứu các vấn đề lí luận về truyền thơng và truyền thông qua internet, cụ thể
là truyền thông qua mạng xã hội facebook.
+ Nghiên cứu thực tiễn công tác truyền thông tại trường PT Thực hành CLC Nguyễn
Tất Thành, cụ thể là công tác truyền thông qua Fanpage Facebook.
+ Đề xuất một số giải pháp cụ thể giúp tăng lượng tương tác cho Fanpage Facebook
của trường.


25

II. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước về thông tin và truyền thông.
- Nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến đến truyền thông, truyền thông qua
internet, truyền thông qua mạng xã hội facebook.
- Nghiên cứu các nguồn tài liệu tâm lí về hành vi con người, hành vi con người trên
internet.
2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tác giả tìm hiểu trực tiếp Fanpage Facebook của Trường PT Thực hành CLC
Nguyễn Tất Thành. Qua khảo sát, tìm hiểu, Fanpage Facebook của trường nổi lên một số
vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, nội dung đăng tải trên fanpage facebook chưa đa dạng (chủ yếu là đưa tin
các văn bản, các kế hoạch) và đăng tin chưa thường thường xuyên. Cụ thể, thời gian đăng
bài trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2020 đến ngày 18/2/2021 như sau: 16/11/202 ->
27/11/2020 -> 17/12/2020 -> 28/12/2020 -> 1/2/2021 -> 18/2/2021. Như vậy, tính trung
bình ra ta được 16.4 ngày mới có một bài fanpage facebook. Việc này là một trong các
nguyên nhân khiến cho tính tương tác của fanpage facebook nhà trường giảm (vấn đề này
sẽ được làm rõ trong phần các giải pháp).
- Thứ hai, các bài đăng rất ít lượt tương tác, cụ thể là lượt like, coment, hoặc share,…
bài viết rất hạn chế.
Từ thực tế trên cho thấy, hiệu quả quả truyền thơng qua Fanpage Facebook của
trường cịn rất hạn chế. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải tạo ra các giải pháp để
nâng cao chất lượng công tác truyền thông qua internet của nhà trường. Trước hết, cần tìm
mọi biện pháp để gia tăng lượng theo dõi trang, cơng việc này cực kì quan trọng, bởi lẽ,
bên cạnh nội dung truyền thông phong phú, đa dạng, hấp dẫn, việc một thông tin được đưa
lên Fanpage Facebook có được lượng tương tác mạnh hay khơng trước hết phụ thuộc vào
lượt theo dõi trang. Nếu không tăng được lượt theo dõi, tồn bộ các hoạt động truyền
thơng của ta trên Fanpage Facebook sẽ trở nên vơ nghĩa vì thông điệp truyền thông của ta
không đến được đối tượng cần truyền thông.
Xuất phát từ thực tiễn trên của nhà trường, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và đưa đến
những kết quả cụ thể ở phần sau.

III. Kết quả và bàn luận
1. Khái niệm truyền thông và các thành tố cơ bản của truyền thông
1.1. Khái niệm
Cho đến nay, khái niệm truyền thơng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau do cách
tiếp cận, về cơ bản, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này đều thống nhất với nhau truyền
thơng là: q trình trao đổi thơng tin, tương tác thông tin với nhau. Cuộc trao đổi diễn ra
giữa hai hoặc nhiều người với nhau. Nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức hoặc phối hợp hợp tác.
Truyền thông qua mạng xã hội là một dạng của hoạt động truyền thơng, trong đó,
hoạt động truyền thơng được tiến hành trên các không gian mạng xã hội như: web,
Facebook, Instagram, zalo, Twitter, Youtube,… Truyền thông qua mạng xã hội chỉ xuất


26

hiện khi có sự xuất hiện của internet và các mạng xã hội ra đời. Hiện nay, việc truyền
thông qua mạng xã hội là một trong những kênh truyền thông phổ biến và hiệu quả nhất,
bởi lẽ, cùng một lúc, chúng cho phép chúng ta có thể tiếp cận được hàng ngàn người.
1.2. Các thành tố cơ bản của truyền thông
Để công tác truyền thông hiệu quả, việc nẵm rõ các thành tố cơ bản của hoạt động
truyền thông là rất cần thiết. Qua sự hiểu biết này, chúng ta sẽ biết rõ để tối ưu hóa hiệu
quả cơng tác truyền thông. Về cơ bản, hoạt động truyền thông gồm có các thành tố cơ bản:
- Nguồn: nguồn thơng tin, mọi hoạt động truyền thông đều xuất phát từ nguồn nào
đó. Nơi phát đi thơng điệp truyền thơng chính là nguồn.
- Thơng điệp: chính là nội dung, ý nghĩa mà người truyền thơng muốn đưa đến đối
tượng. Khơng có thơng điệp sẽ khơng có kết quả truyền thơng.
- Đích truyền thông: là đối tượng nhận thông điệp truyền thông.
- Kênh truyền thông: cách thức, chiến thuật, phương tiện truyền thông.
- Thông tin phản hồi: là những thông tin trả lại trên cơ sở thông điệp đã tiếp nhận.
Thông tin phẩn hồi rất quan trọng, nó cho phép các đối tượng tham gia vào hoạt động

truyền thơng có thể biết được hoạt động truyền thông hiệu quả hay chưa hiệu quả, từ đó
điều chỉnh nội dung, cách thức hoặc thơng điệp truyền thông.
2. Mạng xã hội Facebook và ý nghĩa của việc tăng tƣơng tƣơng tác trên Fanpage
Facebook
2.1. Mạng xã hội Facebook
Facebook là một trang mạng xã hội thành lập vào năm 2004 ở Mỹ, có trụ sở
tại Menlo Park, California. Nó được Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học
Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin
Moskovitz, Chris Hughes sáng lập.
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng
thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội
có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,...
Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều hình mơ hình khác nhau như facebook, zalo,
instagram hay twitter…. nhìn chung, mạng xã hội đều có những điểm chung sau:
- Mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng Internet.
- Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ.
- Mỗi người dùng trên mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng.
- Mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức
khác thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra.


27

Như vậy, với các đặc điểm này, mạng xã hội nói chung, mạng xã hội facebook nói
riêng hồn tồn có thể cung cấp các nền tảng, các tính năng cho phép nhà trường kết nối
với cộng đồng và phụ huynh học sinh.
2.2. Ý nghĩa của việc tăng tƣơng tác trên Fanpage Facebook
Tương tác có thể hiểu là hoạt động tác động qua lại giữa các thành viên trong một
hoạt động, một môi trường giao tiếp. Trương tác trên fanpage facebook chính là hoạt động
tác động qua lại giữa các đối tượng khác trên một hay nhiều nội dung nào đó qua các tính

năng like (thích), share (chia sẻ), coment (bình luận),…đặc biệt trong bài viết này, tác giải
nhấn mạnh đến tính năng follow.
Follow là một từ tiếng Anh mang ý nghĩa là theo dõi. Trên các nền tảng mạng xã hội
như Facebook, Instagram hay Twitter…. cho phép người dùng có thể tạo ra các nội dung,
các nhóm hoặc các trang mà trên đó, chủ sở hữu các trang, các nhóm đó có thể tạo ra các
nội dung mà người khác yêu thích. Việc follow cho phép chúng ta theo dõi mọi hành động,
trạng thái của đối phương khi chúng ta muốn biết đối phương đang làm gì.
Một nhóm hoặc một fapage facebook khơng có hoặc ít follow đồng nghĩa với việc
các nội dung chúng ta đưa lên nhóm hoặc fapage facebook đó sẽ khơng có người xem, và
đương nhiên sẽ khơng có tương tác hoặc ít tương tác – sự kết nối bị đứt gãy! Chúng ta sẽ
không thể kết nối với học sinh, với phụ huynh trên internet. Điều đó cũng có nghĩa là
chúng ta khơng tận dụng được ưu thế vượt trội của các mạng xã hội, cụ thể là mạng xã hội
facebook trong việc truyền tải thông điệp đến phụ huynh và học sinh. Như vậy, ý nghĩa
của việc tăng follow chính là chúng ta đang gia tăng cộng đồng, gia tăng tương tác, gia
tăng khả năng tiếp cận các nội dung của của chúng ta đến cộng đồng. Qua hoạt động này
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông.
3. Một số giải pháp gia tăng tƣơng tác cho Fanpage Facebook của Trƣờng PT Thực
hành chất lƣợng cao Nguyễn Tất Thành
3.1. Mời like trang
- Đây là giải pháp đơn giản nhất nhưng hiệu quả rất cao. Để thực hiện được gải pháp
này, chúng ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Truy cập vào fanpage book của trường theo địa chỉ dưới đây:
/>Bước 2. Mời bạn bè like trang: sau khi truy cập vào fanpage book của trường, chúng
ta đi đến phần Các hành động khác -> nhấn vào tùy chọn Mời bạn bè:


28

Lúc này, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện bảng tùy chọn. Trên bảng tùy chọn này
facebook đã cho phép chúng ta các lựa chọn: chọn tất cả, chọn từng người, và cũng gửi tới

lời mời bằng messenger. Sau khi chọn xong các tùy chọn, chúng ta nhấn vào nút “Gửi lời
mời”. Với thao tác như vậy, chúng ta đã mời xong bạn bè thích trang xong.

Lưu ý, ngồi Ban quản trị, chúng ta hồn tồn có thể nhờ bạn bè của chúng ta mời
bạn bè của họ like trang. Với cách làm như vậy, việc tăng lượt tương tác trang lên là hoàn
toàn khả thi.
3.2. Tạo các nội dung thu hút, thiết kế môi trƣờng để học sinh tạo ra các nội dung
truyền thông
Các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube,… phát triển mạnh như hiện nay có
rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân khiến cho chúng phát triển bùng nổ
đó là các mạng xã hội này không tạo ra nội dung, họ chỉ tạo ra nền tảng, “sân khấu” để cho
những người tham gia tạo ra nội dung. Điều gì sẽ sảy ra nếu, facebook là người tạo ra nội
dung? Chắc chắn facebook không đủ nguồn lực để tạo ra nọi dung đáp ứng yêu cầu hàng tỉ
người. Mặt khác, các nội dung không liên quan đến những cá nhân khác nhau sẽ dẫn đến
tình trạng những gì khơng liên quan họ sẽ khơng quan tâm và đương nhiên họ sẽ không
tương tác. Xét về góc độ tâm lí, chúng ta thường hay lựa chọn tương tác, kết nối với những
thứ có liên quan đến chúng ta; những thứ không liên quan, chúng ta thường có xu hướng
loại trừ. Với đặc điểm tâm lí này, chúng ta khơng khó để lí giải tại sao facebook và các
mạng xã hội khác phát triển bùng nổ như hiện nay.


29

Dự vào đặc điểm trên của facebook, chúng ta hoàn tồn có thể tạo các nội dung liên
quan đến người dùng, cụ thể liên quan đến học sinh và phụ huynh (những nội dung mà PH
và HS quan tâm). Đặc biệt hơn, chúng ta có thể thiết kế ra các mơi trường cho chính HS
được tham gia vào q trình tạo ra các nội dung truyền thông theo ý đồ truyền thơng của
chúng ta. Ví dụ, các bài kiểm tra miệng, các hoạt động học tập, trải nghiệm của HS, các
sản phẩm trong q trình học tập,… chúng ta có thể cho các các em chuyển thể thành các
hình ảnh, các dạng video có thể tải lên fanpage book của nhà trường. Với cách làm như

vừa trình bày, chúng ta đang mô phỏng lại cách hoạt động của các trang mạng xã hội đã
làm.
Hiện nay, các fanpage book có một số cách thức để tạo thu hút khá hay. Ví dụ như
Ban quản trị trang có thể tạo ra các mini game cho cộng đồng tham gia, nhờ cách làm này,
chúng ta sẽ thu hút được lượng tương tác rất cao cho trang. Để đạt hiệu quả cao hơn, Ban
Quản trị chỉ nên tạo ra môi trường, không trực tiếp tạo ra các nội dung. Các nội dung
truyền thông nên để chính HS tham gia tạo nên, có như vậy, nội dung truyền thông mới
phong phú và đa dang.
Sau khi HS đã tạo được các nội dung, Ban quản trị sẽ đưa lên fanpage book trường
dưới hình thức một cuộc thi. Điều kiện để tính kết quả thi chính là lượt: like, share,
coment,… với cách làm này chúng ta sẽ được chính đội ngũ học sinh kéo tương tác về
fanpage book của trường. Bằng chứng cụ thể cho giải pháp này là các video do chính các
em HS tạo ra nhân dịp Kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, có những video lên tới
hàng nghìn lượt xem, hàng trăm lượt like và share,… đây là minh chứng rõ nét nhất cho
giải pháp này.
3.3. Tối ƣu hóa nội dung và hình thức trang để tạo thu hút
- Một trong những nguyên nhân khiến fanpage book không thể tăng lượt tương tác đó
chính là nội dung và hình thức của trang không phong phú, hấp dẫn. Để giải quyết vấn đề
này, Ban quản trị cần tối ưu hóa nội dung và hình thức của trang, cụ thể:
- Tối ưu hóa nội dung:
Để tối ưu hóa nội dung, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề cơ bản đó là: đúng, đủ đều.
Như thế nào là đúng, đủ, đều?
+ Đúng: đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng thời điểm: Các nội dung truyền thông
chúng ta đăng lên fanpage book cần đúng đối tượng, nghĩa là đối tượng và nội dung phải
tương thích với nhau. Nếu khơng làm được việc này, chúng ta sẽ không thể truyền thông
hiệu quả. Do vậy, trước khi truyền thông, chúng ta cần nghiên cứu rất kĩ đối tượng, nhu
cầu của đối tượng, những cái chúng ta có và thơng điệp truyền thơng nào phù hợp với đối
tượng cần truyền thơng. Ví dụ, hàng năm, chúng ta cần tuyển sinh lớp 1 và lớp 6, chính vì
vậy, trong đợt tuyển sinh này, chúng ta cần có nội dung và thông điệp truyền thông liên
quan đến đối tượng này. Nếu chúng ta có khơng có nội dung liên quan đến hai đối tượng

phụ huynh chúng ta cần tiếp cận, chúng ta sẽ khơng thu hút được nhóm đối tượng này; thời
điểm truyền thông cũng rất quan trọng. Đăng sớm quá, có thể PH sẽ quên, đăng muộn quá
sẽ khơng cịn tác dụng. Ví dụ, tháng 5 hàng năm là thời điểm chúng ta cần tuyển sinh,
nhưng từ tháng 1, chúng đã truyền thông hoặc tháng 7, tháng 8 mới truyền thì chắc chắn
hoạt động truyền thơng đó sẽ không hiệu quả. Thời gian đăng bài cũng hết sức lưu ý tránh


30

những khung giờ PH ít online. Qua một số nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy khoảng thời
gian đang bài tốt nhất là vào các khung giờ: 11 – 13 giờ và 20 đến 22 giờ hàng ngày. Đây
chính là khung giờ vàng vì thời điểm này có nhiều người online nhất.
+ Đủ: niềm tin được tạo ra bởi sự lặp đi lặp lại đủ lớn. Có nghĩa là, chúng ta phải
xuất hiện đủ nhiều trước đối tượng cần truyền thơng, có như vậy chúng ta mới tạo được độ
tin cậy đối với PH.
+ Đều: hiện nay facebook sử dụng Al (trí tuệ nhân tạo) để nhận diện các nội dung,
các trang có nhiều hoặc ít tương tác. Trên cơ sở phân tích dữ liệu và tần suất đăng,
facebook sẽ gia tăng hoặc giảm tương tác trên trang. Mục đích của việc này là nhằm kích
thích người dùng sáng tạo nội dung và hạng chế các tài khoản không sử dụng. Đây chính là
lí do chúng ta cần phải đăng các nội dung lên trang một cách đều đặn, tránh làm giảm
tương tác.
- Tối ưu hóa hình thức fanpage facebook: bên cạnh nội dung, hình thức fanpage book
cũng rất quan trọng. fanpage facebook có hình thức đẹp mắt sẽ tạo ra độ tin cậy cao hơn,
thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Để tối ưu hình thức của trang, đầu tiên, chúng ta cần
thay đổi hình nền của trang, các hình ảnh đăng lên fanpage facebook cần được lựa chọn và
chỉnh sửa cẩn thận trước khi đăng tải.
3.4. Tận dụng đội ngũ giáo viên, học sinh trong trƣờng để lan tỏa các nội dung
Lan tỏa là một trong những tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động truyền
thông, lan tỏa càng nhiều hiệu quả càng cao, lan tỏa càng nhiều, tỉ lệ tương tác với fanpage
facebook sẽ tăng lên.

Để các nội dung truyền thông được lan toản mạnh, ngồi đội ngũ Ban truyền thơng
và Ban quản trị tran ra, chúng ta cần tận dụng đội ngũ giáo viên và học sinh của trường
tham gia vào công việc lan tỏa nội dung. Cụ thể, khi có các nội dung truyền thơng mới,
mỗi GV, HS có thể share nội dung truyền thông của trường lên trang cá nhân của mình.
Với cách làm như vậy, nội dung truyền thơng của trường sẽ xuất hiện trên nhiều tài khoản
facebook hơn, tiếp cận được nhiều người hơn. Cụ thể, mỗi tài khoản facebook cho phép tối
đa có 5 nghìn bạn bè. Chúng ta lấy con số bình quân 2.000. Hiện nay, nhà trường hơn 40
cán bộ giáo viên. Như vậy, nếu tồn bộ cán bộ, giáo viên chia sẻ thơng tin của trường,
chúng ta có khả năng tiếp cận tới hàng chục nghìn người, đấy là chưa tính HS chia sẻ. Tất
nhiên, không phải tất cả những người chúng ta tiếp cận họ đều quan tâm, nhưng khơng có
số lượng sẽ khơng thể ra được chất lượng.
IV. Kết luận
Tóm lại, truyền thông là một hoạt động vô cùng quan trọng. Sự phát triển của truyền
thơng phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, truyền thông càng
phát triển, và truyền thông phát triển sẽ tác động ngược lại sự phát triển của xã hội. Truyền
thông không tốt, con người không thể hợp tác, tổ chức và xã hội không thể phát triển.
Mạng xã hội là một trong những công cụ, những kênh rất hữu hiệu để thực hiện hoạt
động truyền thông. Các nền tảng này cho phép chúng ta cùng một lúc có thể tiếp cận được
nhiều người với chi phí tối thiểu nhất. Tận dụng mạng xã hội để thực hiện hoạt động
truyền thông đang là một xu thế của thời đại, chúng ta không thể đứng ngoài xu thế này.


31

Nếu chúng ta không thể nắm bắt cơ hội này, chúng sẽ trở nên lạc hậu và sự đào thải chỉ là
câu chuyện sơm muộn mà thôi.
Trường PT Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành là ngôi trường mới thành lập có rất
nhiều điểm đặc biệt cần giải quyết: nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, tuyển
sinh, giữ học sinh,… truyền thông như thế nào để hiệu quả là một bài “bài tốn” buộc
chúng ta phải giải và khơng thể chậm trễ. Do dặc thù của trường khơng có cán bộ chuyên

trách, công việc truyền thông không mới, nhưng lại đặt trong bối cảnh mới với những yêu
cầu mới đòi hỏi nhà trường cần phải có sự quan tâm đúng mức và nhận thức đúng đắn tầm
quan trọng về công tác này. Chúng tôi kiến nghị, hoạt động truyền thông qua internet của
Trường PT Thực hành CLC Nguyễn Tất Thành cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những
giải pháp thiết thực nhất, có như vậy, chúng ta mới nhanh chóng định vị đượng thương
hiệu trong tâm trí của phụ huynh và cộng đồng xã hội .

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính Phủ. Nghị định số: 72/2013/NĐ-CP. Nghị định quản lí, cung cấp, sử dụng
dịch vụ internet và thông tin trên mạng. 2013.
2. Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh. Giáo trình quan hệ cơng chúng. Nxb Tài
Chính. 2015.
3. Trung Đức. Facebook maketing từ A đến Z. Nxb Thế giới. 2014.
4. MediaZ. FanPage Facebook công cụ truyền thông hữu hiệu. Nxb Thế giới.
5. Dave Kerpen. Likeable Social Media (Truyền Thông Qua Mạng Xã Hội). Nxb Lao
động – Xã hội. 2018.



×